PDA

View Full Version : Hiến kế cứu thị trường - cân bằng giữa việc giải chấp và phát triển thị trường.



StockCyber
26-03-2008, 11:59 PM
Cùng với việc thủ tướng chỉnh phủ ra công văn nhằm cứu thị trường Ck tại mốc 500 điểm hôm qua, hôm nay NHNN đã nhanh chóng chỉ thị các NHTM và các NHCP hưởng ứng chỉ đạo và lời kêu gọi của thủ tướng cùng nhau hoãn giải chấp cổ phiếu nhằm cứu thị trường, có thể nói trong ngắn hạn sẽ tạm thời ngắt được cơn lũ xả cổ phiếu cầm cố của các NH khiến thị trường ngập lụt, nhưng trung hạn và dài hạn có nhiều vấn đề cần phải bàn để thị trường thực sự phục hồi.






Có thể khẳng định, việc giải chấp cổ phiếu quá hạn là một nghiệp vụ hết sức bình thường của các ngân hàng và Cty CK. Chính phủ chỉ có thể ra chỉ thị cho các NHTM tạm hoãn hoặc động viên các NHCP hoán việc giải chấp để tránh thị trường sụp đổ chứ không thể cấm vấn đề này. Giải pháp trước mắt của NHNN cũng chỉ là cho vay để đảm bảo thanh khoản mà chưa cần giải chấp thôi chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề giải chấp. Và chắc chắn, sẽ có một lúc nào đó, CP phải cho phép giải chấp, và nếu lúc đó các NH lại tháo cống một cách phi thị trường như vừa qua, thị trường lại tiếp tục tèo, và lần này thì có lẽ khó cứu hơn khi NĐT cảm giác như bị chơi xỏ.


Thứ hai, cứ coi như các tổ chức, NH hoãn hoàn toàn giải chấp, cùng với sự đủn đít của SCIC thì thị trường sẽ đi lên, nhưng lại một vấn đề đặt ra, ai sẽ bán khi mọi người đều biết thị trường đang lên và 100% đang thua lỗ nặng nề? Tính thanh khoản của TT sẽ mất. Và cho đến khi thông tin về việc cho phép giải chấp của các NH được tung ra, lại một đợt tháo chạy mới.
Bản chất các nhà đầu tư sợ bây giờ không phải là nội tại nền kinh tế hay các doanh nghiệp làm ăn kém mà chỉ sợ thị trường sập do các ngân hàng và Công ty CK xả cổ phiếu giải chấp không theo quy luật cung cầu của thị trường, làm thị trường sập.
Như vậy làm thế nào để giải quyết được vấn đề vẫn cho các ngân hàng giải chấp nhưng giải chấp có trật tự, tránh làm thị trường ngập lụt. Bên cạnh đó SCIC sẵn sàng hỗ trợ sức cầu khi có dấu hiệu thị trường quá tải, đảm bảo thị trường đi lên. Đây là bài toán khó, nhưng tôi tin nếu các bên liên quan ngồi với nhau thì sẽ thực hiện được.
Theo tôi, nên để SCIC với chủ thể là đại diện cho nhà nước để hỗ trợ thị trường phát triển sẽ là trung tâm của cuộc chơi.
Việc đầu tiên, các ngân hàng, Cty CK, SCIC và các quỹ đầu tư có kế hoạch giải ngân phải ngồi lại với nhau. Xem chỗ nào mua bán thỏa thuận thì mua - vì tất cả đều biết rằng, VNI không thể xuống dưới 500, vì xuống sâu nữa tất cả cùng chết, cho nên mua bán tại thời điểm này là rất phù hợp, bên bán vẫn bán được với giá cao hơn giá cầm cố, còn bên mua cũng mua được với giá rất rẻ mà không bị tranh mua trên thị trường. Chắc chắn với giải pháp này đã giải quyết được cơ bản số cổ phiếu giải chấp.
Việc tiếp theo, với số CP chưa thực hiện mua bán thỏa thuận được sẽ được bán trên thị trường, với sự điều tiết của SCIC. Đảm bảo làm sao thị trường đảm bảo tăng trưởng. SCIC vừa điều tiết nguồn cung vừa nâng đỡ nguồn cầu khi thị trường không hấp thụ hết. Một trong những biện pháp có lẽ vừa nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư vừa đảm bảo thị trường đi lên đó là CP giải chấp chỉ được bán từ giá tham chiếu trở lên, không được bán sàn. Tôi tin khi các nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ đi lên, nguy cơ bị xả hàng vào đầu không còn thì chuyện mua cao hơn tham chiếu không là chuyện đáng ngại, thậm chí trần họ cũng mua, vì biết rằng ngày mai lại phải mua đắt hơn.
Cùng với việc hạn chế biên độ như hiện nay, tôi tin VNI lên đến 600 điểm thì việc giải chấp của các ngân hàng sẽ thực hiện xong, NĐT và tổ chức mua được CP rẻ, tất cả các bên đều vui vẻ, thị trường vẫn đảm bảo tích lũy để phát triển đi lên bền vững.
Vài ý kiến mong nhận được sự chia sẻ của mọi người, và hy vọng nó đến được những người có trách nhiệm.

admin
27-03-2008, 06:15 AM
Nhà đầu tư, nhà nghiên cứu thị trường
Nguyễn Hải Sơn





Kính gửi UBCK nhà nước.
Kính gửi các báo, đài, cơ quan truyền thông liên quan đến TTCK VN.

Tôi là một nhà đầu tư, một nhà nghiên cứu về thị trường CK trong nhiều năm. Tôi rất trăn trở tìm giải pháp cứu thị trường chứng khoán khỏi tình trạng hoảng loạn hiện nay và giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững và thực chất hơn. Và tôi biết, đó cũng là những trăn trở và quyết tâm của CP, Bộ tài chính, UBCK và cả NHNN hiện nay.

Tôi chia sẻ với những khó khăn trong việc điều hành thị trường hiện nay của UBCK cũng như của chính phủ. Và liên tục những cuộc họp khẩn các cấp cùng với sự ra đời các chỉ thị, nghị quyết, văn bản nọ kia nhằm cứu thị trường chứng khoán trong vài tháng gần đây cũng cho thấy sự quan tâm và lo ngại sâu sắc của các cấp đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Nhưng dưới con mắt của một nhà nghiên cứu về thị trường chứng khoán, một thể hiện cao cấp nhất của nền kinh tế thị trường thì những mệnh lệnh, chỉ thị mang tính hành chính của chúng ta có nhiều yếu tố phản thị trường, và các hiệu ứng phụ của nó đối với sự phát triển của thị trường là không hề ít.

Trước hết tôi muốn phân tích những hạn chế của các phương án giải cứu thị trường mà chúng ta vừa đưa ra:

- Thứ nhất: Việc chỉ thị cho các NHTM và kêu gọi các NHTMCP tạm ngừng bán tháo cổ phiếu thế chấp là một giải pháp tạm thời, mang nặng tính hành chính. Việc giải chấp cổ phiếu là việc không thể không làm khi hết thời hạn hợp đồng thế chấp, repo mà các NĐT không thanh toán tiền cho ngân hàng. Do đó cho dù lúc thị trường có lên đến 600 hay 800 điểm mà chúng ta thả cửa cho các NH giải chấp thì chắc chắn thị trường sẽ lại lao dốc, khi đó thậm chí còn nguy hiểm hơn bây giờ - chút lòng tin cuối cùng bị lấy nốt, thị trường sẽ thực sự chết.

- Thứ hai: Việc kéo SCIC và hỗ trợ thị trường là một ý tưởng hay nhằm khẳng định chính phủ luôn ủng hộ TTCK, giúp khôi phục niềm tin của NĐT. Tuy nhiên giải pháp này có một số nhược điểm: Một là, hiện cơ chế để SCIC tham gia thị trường CK chưa có, do đó sẽ hạn chế rất nhiều trong hoạt động của SCIC. Hai là, việc tung tiền ngân sách ra để cứu thị trường gặp nhiều bất bình trong dư luận, khi đất nước còn rất nhiều việc phải giải quyết như lạm phát, đầu tư các công trình trọng điểm, thiên tai - dịch bệnh.... Ba là, SCIC mua vào thì ắt sẽ có lúc phải bán ra để thu hồi vốn, nếu không khéo sẽ gây một hiệu ứng xấu cho thị trường. Và bốn là, khi SCIC tham gia thị trường không vì mục tiêu kinh doanh mà chỉ mục tiêu cứu thị trường thì sẽ làm méo mó tính chất của thị trường chứng khoán - một thị trường cấp cao nhất trong nền kinh tế thị trường vốn được điều khiển bằng quy luật cung - cầu.

- Thứ ba: Việc hạn chế biên độ giao dịch 1% đối với sàn HO và 2% đối với sàn HA là một ý tưởng tốt nhằm thay thế việc đóng cửa trong lúc thị trường hoảng loạn giúp nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh. Nhưng nếu cân nguyên của việc làm thị trường lao dốc không được xử lý tận gốc thì giải pháp này chỉ làm kéo dài thêm thời gian đau đớn của thị trường mà thôi. Thậm chí tính thanh khoản của thị trường bị triệt tiêu.

Trong phạm vi bức thư này, tôi muốn đề xuất một giải pháp rất đơn giản, rất thị trường và chắc chắn cứu được thị trường mà không làm tổn hại đến bất kỳ bên tham gia thị trường nào, không cần sự can thiệp bằng ngân sách của SCIC đó là:

Thay vì đặt biên độ 1% cho HO, 2% cho HA tôi nghĩ bỏ biên độ, bỏ phiên khớp lệnh định kỳ bên HO, thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục trong suốt phiên trên cả hai sàn Hà nội và HCM với giá mua bán không hạn chế trần - sàn (cái này giống như cổ phiếu chào sàn bên sàn Hà Nội).

Cùng với việc này duy trì giá tham chiếu của tất cả các cổ phiếu và VN-Index, HASTC-Index trong các phiên không đổi - tương ứng với giá trị của phiên đầu tiên áp dụng phương pháp này. Việc áp dụng phương án giao dịch không biên độ này được áp dụng cho đến khi thị trường có xu hướng phát triển ổn định, bền vững thì quay trở lại áp dụng phương án hiện hành để mọi việc trở lại bình thường.

Tất nhiên trong quá trình áp dụng việc giao dịch không biên độ này thì chúng ta không cần thiết phải hạn chế các Công ty chứng khoán, các ngân hàng giải chấp các cổ phiếu cầm cố.

Nói về phương án này, ta có thể khẳng định:

Thứ nhất, nói về luật giao dịch chứng khoán, nó không hề vi phạm bất kỳluật nào, có chăng là ta thay đổi quy ước về giao dịch.

Thứ hai, chúng ta không sử dụng những mệnh lệnh hành chính hay sử dụng tiền ngân sách tham gia vào thị trường - điều dễ nhận được chỉ trích từ nhiều phía. Đây là sự vận hành đúng theo cơ chế thị trường.

Và những lợi ích đối với thị trường:

- Nguyên nhân trực tiếp gây nên sự lao dốc của thị trường hiện nay có thể quy kết là do các ngân hàng và công ty chứng khoán giải chấp cổ phiếu cầm cố, họ bán ồ ạt cổ phiếu với số lượng lớn ở mức giá sàn. Lượng cung lớn, nhà đầu tư nhỏ hoảng loạn bị cuốn theo, trong khi các quỹ nhìn thấy xu thế xuống giá còn kéo dài nên chưa giải ngân và thị trường lao dốc. Khi áp dụng phương án này, các ngân hàng và cty chứng khoán sẽ vẫn bán tháo cổ phiếu, nhưng họ sẽ bán với giá thấp nhất là bằng giá cầm cố cộng với lãi suất. Khi đó các quỹ và NĐT cá nhân sẽ biết được đâu là giá rẻ nhất của mỗi Cổ phiếu, và chắc chắn họ không việc gì phải chờ đợi nữa, mà sẽ giải ngân hấp thụ hết số cổ phiếu giải chấp.

- Đối với nhà đầu tư, việc giữ nguyên VN-Index và giá tham chiếu của cổ phiếu trong nhiều phiên có tác dụng tâm lý rất tốt, giúp họ có cảm giác tài khoản không bị hao hụt sau mỗi ngày, tâm lý trở nên bình tĩnh hơn.

- Và chắc chắn sau một số phiên giao dịch thị trường sẽ trở nên ổn định và có xu hướng đi lên vì khi đó cổ phiếu đã nằm trong tay của các tổ chức và cá nhân có niềm tin vào thị trường.

Một số ý kiến rất tâm huyết mong được gửi đến những người có chức trách, nhằm góp phần đưa thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

Nhà đầu tư, nhà nghiên cứu thị trường
Nguyễn Hải Sơn
ĐC: Hà nội
Tel 0983055516

minhhieu406
27-03-2008, 08:43 AM
Theo tôi đây là một phương án rất có khả thi để cứu thị trường chứng khoán VN vượt qua khủng hoảng này


Không vi phạm vào các quy luật khách quan của thị trường và đáp ứng được mục tiêu của các bên


Có lẽ đây là liều thuốc đặc trị cho căn bệnhh trầm kha của CK VN


Rất mong các CQ quản lý xem xét............

StockCyber
27-03-2008, 09:40 AM
Giải pháp mà ông Nguyễn Hải Sơn đưa ra quả thực rất táo bạo và rất hay. Đề nghị các nhà đầu tư nghiên cứu, đóng góp và hoàn thiện ý tưởng để chúng ta có một bản kiến nghị giải pháp hoàn chỉnh, tổng thể lên các cơ quan có chức năng.

Đề nghị VietStock đưa bài này lên trang chủ để có nhiều ý kiến phản biện hơn nữa.

newsaigon
27-03-2008, 09:55 AM
Không có biên độ và duy trì giá tham chiếu, nhưng giá giao dịch thực tế vẫn có nghĩa hơn cả.


Tranh chấp sẽ xảy ra, khi ngân hàng và cty ck thông báo đã bán hết cổ phiếu cầm cố của khách hàng.


Giá tham chiếu hay giá giao dịch thực tế đểxác định giá cổ phiếu hay tỷ lệ đảm bảo!!??


Khi giá xuống quá thấp thông thườngđóng cửa thị trường là hợp lý.


Tóm lại: Hiến kế của Nguyễn Hải Sơn là không thực thi.


Bản thân tôi, thì muốn kế này được thực thi để giá cổ phiếu trở về mệnh giá và tôi mua vào.

StockCyber
27-03-2008, 10:33 AM
Vấn đề giữ nguyên giá tham chiếu thực sự không có nhiều ý nghĩa về mặt giao dịch khi đã bỏ biên độ. Nhưng nó đảm bảo cho nhà đầu tư không quá sốt ruột khi tài khoản có thể tụt giảm trong những ngày giao dịch bỏ biên độ đầu tiên, theo đó mà họ không bị thôi thúc bán tháo cổ phiếu.

Điều thứ hai, đối với các ngân hàng và Cty CK, khi đã thực hiện giải chấp thì họ có quyền giải chấp tại bất cứ giá nào mà nhà đầu tư không thể ý kiến gì được. Chắc chắn, giá tối thiểu để các ngân hàng bán ra là bằng giá cầm cố + lãi suất cho cầm cố. Còn nếu muốn báo cáo với NĐT cầm cố, họ có số liệu giao dịch để làm bằng chứng chứ không nhất thiết phải dựa trên giá tham chiếu.

Còn việc bạn cho rằng khi thị trường hoảng loạn thì giải pháp tốt nhất là đóng cửa thị trường, tôi lại cho rằng đóng cửa thị trường chỉ khi thị trường hoảng loạn tâm lý thôi, đóng cửa giúp họ bình tâm nhìn nhận vấn đề cho chuẩn không bị trạng thái quá khích chi phối. Còn đối với TTCK VN hiện nay, vấn đề không phải là tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn mà là các NH, CTy CK giải chấp cổ phiếu một cách ồ ạt, không quan tâm tới tính cung cầu của thị trường nên phương án tạm dừng giao dịch không có ý nghĩa gì cả.

Tôi vẫn bảo lưu quan điểm, đây là một giải pháp khả thi, rất thị trường, và rất dễ thực hiện, có lợi cho tất cả các bên tham gia.

hwanglan
27-03-2008, 10:44 AM
Bác nào nghĩ ra giải pháp nào để tự doanh không mua tranh bán cướp thì là tự khác giải quyết được mọi vấn đề !

vnnew2009
27-03-2008, 01:40 PM
Bây giờ chỉ có cách làm bình ổn tâm lý nhà đầu tư là chính, tâm lý mà khôngổnđịnh thì cònđánhđấm gì

HTLong
27-03-2008, 01:51 PM
Theo tớ được biết thì ở nước ngoài thì việc tự doanh tách biệt hoàn toàn độc lập với Môi Giới cho khách hàng bên ngoài và giao dịch hoàn toàn bằng điện tử, chỉ khi như vậy thì lệnh Anh nào vào trước sẽ đi trước không phân biệt là lệnh đó lớn hay nhỏ mà chỉ theo thứ tự ưu tiên về thời gian mà thôi.


Về biên độ giao dịch 1% & 2% hiện nay, tớ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường. UBCKNN nói rằng khi nào thị trường ổn định thì sẽ trả lại biên độ 5% & 10%, vậy thì định nghĩa thế nào là "ổn định", VN Index 500, 800 hay 1.000? Các giải pháp đưa ra đều có 2 mặt, không có giải pháp nào hoàn hảo đâu, quan trọng là giải pháp nào thích hợp & ít đau đớn nhất thôi!

cubot
27-03-2008, 02:44 PM
Không có biên độ và duy trì giá tham chiếu, nhưng giá giao dịch thực tế vẫn có nghĩa hơn cả.


Tranh chấp sẽ xảy ra, khi ngân hàng và cty ck thông báo đã bán hết cổ phiếu cầm cố của khách hàng.


Giá tham chiếu hay giá giao dịch thực tế đểxác định giá cổ phiếu hay tỷ lệ đảm bảo!!??


Khi giá xuống quá thấp thông thườngđóng cửa thị trường là hợp lý.


Tóm lại: Hiến kế của Nguyễn Hải Sơn là không thực thi.


Bản thân tôi, thì muốn kế này được thực thi để giá cổ phiếu trở về mệnh giá và tôi mua vào.



Đồng ý với bạn, kế của a Sơn sẽ làm cho giá 1 số loại bị làm giá,hoặc dìm sâu...P/p này rất rất không khả thi

KhongMeCoBac
30-03-2008, 10:22 AM
Tôi quay trở lại phân tích nguyên nhân thời kỳ suy thoái của
TTCK cách đây không lâu. Sở dĩ phải quay lại, vì tôi vừa được một người
bạn phân tích và tôi tán đồng với cách tiếp cận đó. Đó là hiện tượng
các NH buộc phải giải chấp gần như CÙNG LÚC để thu hồi vốn làm tốc độ
suy thoái càng trầm trọng.

Các NH phải bán cổ phiếu cầm cố trong
thời điểm đó không có gì sai. Mấu chốt ở đây là thị giá để NH quyết
định phải bán gần như GIỐNG NHAU, thường được xác định từ 2 đến 5 lần
MỆNH GIÁ cho từng loại cp



Tại sao không làm ngược lại : NH phải giải chấp bắt buộc khi thị
giá đã thấp hơn xx% so với GIÁ MUA của từng nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư
mua giá KHÁC NHAU, xx% mỗi NH xác định KHÁC NHAU cho từng loại cp KHÁC
NHAU. Do đó, sẽ không xảy ra hiện tượng BÁN THÁO ồ ạt như vừa qua

Tại
sao không làm được như vậy ? vì các Cty CK hiện nay không cung cấp dịch
vụ CUT LOSS tự động cho nhà đầu tư. Khi đặt lệnh mua (hoặc bán khống
sau này), nhà đầu tư sẽ tự xác định cho mình một mức chịu lỗ xx% nào
đó. Nếu đó là khoản tiền đi vay, thì xx% do NH quyết định

Một người bạn khác của tôi "đánh" vàng cũng cho biết sàn giao dịch vàng hiện nay cũng chưa cung cấp dịch vụ CUT LOSS tự động

Nếu làm được như trên, thì có lẽ không cần sự can thiệp của CPhủ

johnny80vn
12-04-2008, 11:37 PM
Tôi rât đồng tình vơi quan điểm rằng, tâm lí hoản loạn ở đây k xuất fát từ NĐT mà từ các ngân hàng hay công ty chứng khoán, họ là nguyên nhân chính dẫn đên sự bất an,mất lòng tin ở NĐT.


Theo cá nhân tôi,giải fáp này rất khả thi và rất thưc tế!!