PDA

View Full Version : KẾT HỢP CHỐNG LẠM PHÁT VÀ CỨU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



leduyenha
24-03-2008, 04:01 PM
Nhìn nhận Cách chống lạm phát của
trung quốc và Việt nam

Từ bài học chống lạm phát của Trung Quốc, chúng ta nên có
suy nghĩ căn bản hơn để tìm cách chống lạm phát tại việt nam.



http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=99&id=781162b3 ddb91a



http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=c3910dc6 5d3c11



Chúng ta cũng có những nguyên nhân tương đồng giống trung
quốc:



·
Nền kinh tế phát triển quá nóng



·
Mất cân đối trong đầu tư



·
Tín dụng tăng nhanh



·
Tác động tăng giá nhiên liệu trên thị trường thế
giới



·
ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh



Trong cách chống lạm phát của Trung Quốc có nhiều cách để
học tập:



1) Trung
quốc tập trung hỗ trợ vào phát triển hàng hóa thiết yếu: lương thực thực phẩm,…
những hàng hóa này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đại bộ phân nhân dân, và có ảnh
hưởng cao trong chỉ số lạm phát. Bằng các cách như hỗ trợ nông dân chi phí đầu
vào sản xuất, …



2) Nâng
giá đồng nhân dân tệ so với đồng đôla mỹ.



Theo tôi: tôi có mấy ý kiến chống lạm phát với nền kinh tế
việt nam.



Kinh tế việt nam đã đạt được một số thành công trong thời
gian dài. Tuy nhiên năng lực thích ứng của nền kinh tế việt nam với sự biến động
của kinh tế thế giới còn nhiều hạn chế, nên khi kinh tế thế giới có tác động
thì kinh tế việt nam sẽ bị tác động mạnh hơn, và chúng ta đang đối mặt với tỷ lệ
lạm phát cao mà thế giới cũng kinh ngạc. theo tôi có một số cách hạn chế lạm
phát của việt nam như sau:



1) Nền
kinh tế của việt nam phát triển quá nóng, và mất cân đối trong đầu tư: chúng ta
đang phát triển rất nhiều ngành nghề với tỷ trọng không hợp lý: ví dụ như ngành
điện: việt nam là nước có đầy đủ điều kiện để phát triển điện năng: than đá, thủy
điện, khí đốt, gió, năng lượng mặt trời, …. Nhưng việt nam chúng ta vẫn thiếu
điện, và tình trạng thiếu điện đã thành thói quen như là 1 năm có 4 mùa. Một đất
nước nông nghiệp và có các mỏ khí đốt,… mà chúng ta vẫn phải đi nhập khẩu phân
bón, chúng ta có ngành đánh bắt và nuôi thủy hải sản và là nước sản xuất nông
nghiệp mà chúng ta vẫn phải nhập khẩu thức ăn gia súc. Các ngành khác đang phát
triển nhanh hơn so với ngành nông nghiệp, cơ cấu lao động trong nông nghiệp
không còn hợp lý, lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang các ngành khác
trong khi đó năng suất lao động trong ngành nông nghiệp không tăng lên. Năng lực
quản lý của ngành nông nghiệp thì đáng phải phàn nàm: chất lược quản lý an toàn
thực phẩm, chống lại các bệnh dịch, và kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất,
tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động đang được triển khai thụ động
mang tính tự phát, đặc biệt là bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
đã phát biểu rằng: “nhà tôi cũng lo lắng về rau xanh” http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/02/3B9FFBCA/.
Trong cơn bão lạm phát vừa qua sự tăng giá của hàng thực phẩm tăng nhiều hơn tỷ
lệ tác động của sự tăng giá xăng dầu.



Cần phải nói nữa là các khoản đầu tư sử
dụng ngân sách, ai cũng biết là lãng phí: lãng phí vì không theo đúng tiến độ kế
hoạch, lãng phí vì khảo sát không đúng, lãng phí vì chậm thanh toán, lãng phí
khảo sát hiệu quả kinh tế,…lãng phí vì không đầu tư vào những dự án khác mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề này thật khó được khác phục nếu như không
cương quyết.



2) Các tác
nhân còn lại: tăng trưởng tín dụng quá nóng, giá nhiên liệu trên thị trường thế
giới, và ảnh hưởng của thiên tai bệnh dịch,… thì tôi xin không nói đến



3) Các giải
pháp của tôi như sau



a. Vấn
đề nông nghiệp:




i. Một là, hỗ trợ thúc đẩy phát
triển sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực
phẩm, dầu thực vật, thịt,...



Hai là kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là lương thực -
thực phẩm.



Ba là đẩy mạnh và kiện toàn hệ thống dự trữ, điều tiết xuất nhập khẩu, bình ổn
giá thị trường trong nước.



Bốn là, thực hiện tốt khâu quản lý và điều tiết, điều hành giá cả, ngăn chặn
tình trạng đua nhau tăng giá. Giảm thuế nhập khẩu lương thực thực phẩm, các mặt
hàng phục vụ cho sản xuất lương thực thực phẩm. chuẩn bị tốt cho ngành điện,
ngành thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. phòng chống thiên tai, bệnh dịch
cho ngành nông nghiệp. có chiến lược phát triển dài hạn.



Năm là giám sát việc thu phí và lệ phí giáo dục, y tế, giá cả mặt hàng dược phẩm
và nguyên nhiên vật liệu phục vụ nông nghiệp... kiên quyết xử lý các trường hợp
liên kết đầu cơ trục lợi.




ii. Tăng
cường quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động trên phạm vi cả nước có sự quản
lý hỗ trợ của nhà nước: phát triển sản xuất trang trại, đưa sản xuất vào quy hoạch
dài hạn tránh trường hợp cơ sở sản xuất vừa xây dựng xong thì bị đóng cửa vì gần
khu dân cư, thải nước bẩn,…. Để tăng quy mô sản xuất.



Sáu là hoàn thiện và thực hiện các biện pháp trợ cấp đối với người có thu nhập
thấp.



Bảy là ngặn chặn kịp thời tình trạng giá cả nguyên nhiên vật liệu leo thang. Tăng
cường phát triển các ngành hàng cung cấp cho ngành lương thực thực phẩm: phân
bón, thức ăn chăn nuôi, máy công cụ sản xuất nông nghiệp,..để tăng năng suất
lao động.



Tám là, kiên trì thực hiện “chế độ trách nhiệm bao gạo” đối với tỉnh trưởng và
“chế độ trách nhiệm rổ rau” đối với thị trưởng.



b. Chúng
ta cần xem lại các dự án đầu tư, hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước,
nếu các dự án mà tư nhân đang có nhu cầu đầu tư thì để cho tư nhân đầu tư, bán
lại các dự án của nhà nước cho tư nhân, hay là dùng đất đai để đổi lấy cơ sở hạ
tầng. xem xét lại các dự án chuẩn bị đầu tư bằng ngân sách nhà nước.



c. Phát
triển ngành điện: cần phải đầu tư ngay vào ngành điện, vì ngành điện của việt
nam đang ảnh hưởng rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của việt
nam: năng suất lao động và quy mô sản xuất chỉ phát triển khi mà có đủ điện
năng để phục vụ. lúc này có thể nói mọi vấn đề kinh tế của việt nam chỉ được giải
quyết khi mà ngành điện cung cấp đủ điện cho nhu cầu theo giá cả hiện tại, việt
nam là nước có tiềm năng sản xuất điện. nhưng đến nay điện năng vẫn thiếu là điều
không hợp lý với một đất nước có khát khao phát triển.



d. Hàng
năm vào dịp tết dương lịch và âm lịch là cơ hội để hàng hóa tăng giá, nhưng sau
đó thì giảm giá đôi chút. Chính phủ việt nam đã tăng lương cho người lao động vào
đúng thời điểm tết làm cho giá cả có tâm lý tăng mạnh. Vấn đề này theo tôi có
cách giải quyết là chính phủ việt nam cần đầu tư hơn nữa về chất lượng lao động.
(nhà đầu tư không muốn phải trả thêm chi phí khi mà chất lượng hàng hóa không
tăng, hoàn cảnh hiện nay giá cả hàng hóa tăng ”lương tăng” giờ chính phủ nên
đào tạo miễn phí tay nghề cho người lao động, mở các lớp đào tạo chứng chỉ hành
nghề miễn phí cho người lao động: chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ an toàn lao động,
chứng chỉ kỹ luật lao động,v..v. để cho các nhà đầu tư thấy rằng họ mua hàng với
giá cao hơn nhưng được hàng hóa chất lượng hơn, và người lao động cũng hài long
vì họ tin tưởng vào công việc của họ hơn.



e. Tôi
xin nhắc lại chúng ta cần phát triển bền vững. vì thế chúng ta cần phòng chống
những rủi ro về dịch bệnh, thiên tai. Nếu như bệnh dịch và thiên tai sẽ cuốn hết
thành quả lao động của chúng ta. Trong năm 2007 chúng ta chịu đựng rất nhiều bệnh
dịch, thiên tai, hậu quả là chúng ta mất nhiều thời gian để khắc phục.



f. Giá cả
nguyên liệu thị trương thế giới tăng là một yếu tố tác động mạnh mang thích
khách quan mà chúng ta phải chấp nhận ảnh hưởng của tác động này. Tuy nhiên
chúng ta nên cần có cách thích nghi hợp lý để giảm tối đa tác động của yếu tố
ngoại cảnh. Vấn đề này cần thời gian và nghiên cứu nghiêm túc.



g. Phát
triển tín dụng: một nền kinh tế phát triển không đồng đều có sự tham gia của hoạt
động tín dụng: như cho vay rủi ro: mua nhà, cho vay tiêu dùng. Thu nhập bình
quân đầu người của việt nam chưa đến 1000USD/năm, trong khi đó giá thuê văn
phòng của việt nam đắt thứ 13 thế giới, giá căn hộ dao động trong khoảng
2000USD/m2 , đặc biệt là quản lý thiếu chặt chẽ về hoạt động buôn
bán bất động sản,v..v. hơn nữa việc huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn chứa
đựng rủi ro thanh khoản là rất lớn. năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng
thương mại việt nam còn hạn chế về kinh nghiệm và dự báo. Vì thế cần tăng cường
giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại để tránh đổ bể hệ thống tài
chính.



Rất
nhiều quốc gia đang muốn thu hút vốn đầu tư trực tiếp hay giám tiếp của nước
ngoài. Nhờ những thành công từ ngoại giao, việt nam đã thu hút rất tốt nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài, thêm vào đó là sự tin tưởng của việt kiều vào nền kinh tế
việt nam đã gửi tiền về trong nước, nguồn ngoại tệ tăng đột biến là thành công
lớn của việt nam. Tuy nhiên chúng ta đã không nắm được cơ hội mà nhiều nước
đang rất mong muốn này (có một số nhà quản lý còn đổ lỗi lạm phát là do cung
ngoại tệ quá nhiều đối với một nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
đang rất cần vốn mà chính phủ đang đi vay nợ quốc tế). (vốn đầu tư vào sản xuất
–> tạo ra sản phẩm -> bán sản phẩm thành tiền -> lấy tiền đầu tư vào
tái sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm cho
thị trường, nhà nước thu thuế, tăng GDP. Tôi có biết rất nhiều cô gái việt nam
lấy chồng nước ngoài để có một số tiền ít ỏi lo cho gia đình của họ). nguồn tiền
ngoại tệ nước ngoài đổ vào việt nam đều có mục đích và chúng ta chưa có phương
án tốt cho nguồn tiền này phát huy hiệu quả phát triển kinh tế của chúng ta. Nguồn
tiền này theo tôi chúng ta cần hướng giúp đỡ cho nguồn tiền này đầu tư vào sản
xuất, tạo ra thật nhiều việc làm cho người đến độ tuổi lao động, tạo ra thật
nhiều của cải, hàng hóa phục vụ tốt hơn cho cuộc sống người dân và xuất khẩu,
chúng ta sẽ thu được nhiều tiền thuế hơn, GDP của chúng ta sẽ tăng lên. Thay vì
chúng ta nói là sao ngoại tệ vào nhiều thế, nếu dùng nội tệ để mua sẽ cung nhiều
tiền cho thị trường, thị trường sẽ nhiều tiền, thừa tiền nội tệ (quan điểm của
tôi tiền là vật ngang giá, là trung gian giải quyết việc trao đổi mua bán hàng
hóa, để hàng hóa thuận lợi trong lưu thông, một lượng tiền hợp lý sẽ giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa tốt
hơn, và như thế quá trình sản xuất sẽ thuận lợi hơn). Chúng ta nên nhìn nhận vì
sao kinh tế mỹ đang lạm phát nhanh khi mà FED vẫn tiếp tục cung tiền USD.




thể nói chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát của việt nam đáng phải bàn luận
rất nhiều. chúng ta đang sử dụng chính sách tiền tệ là 1 công cụ duy nhất để chống
lạm phát, mà kết quả của nó sẽ là hậu quả gây nên lạm phát sẽ nghiêm trọng hơn.



Tăng
lãi suất, rút bớt tiền trong lưu thông về, mô hình này làm cho mọi doanh nghiệp
sản xuất trong nền kinh tế đều bị ảnh hưởng, là tăng chi phí sản xuất, tăng giá
bán sản phẩm, như vậy sẽ làm giảm năng lực sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều thất
nghiệp hơn, giảm thu ngân sách, giảm cung cấp hàng cho nhu cầu thị trường tăng
lạm phát. Những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất là ngành nông nghiệp: vì tỷ suất lợi
nhuận trong ngành nông nghiệp thường là không cao, hơn nữa mô hình sản xuất
nông nghiệp tại việt nam chưa được chuyên môn hóa, vì thế các hộ gia đình, hay
các hợp tác xã thích ứng với tác động này càng khó khăn, năng lực sản xuất hàng
hóa càng hạn chế. Sản lượng nông nghiệp: lương thực, thực phẩm,.. cung cấp càng
bị hạn chế.



Như
vậy cuộc sống của đại bộ phận người lao động, và những người nông dân sẽ càng
khó khăn, những bất ổn xã hội càng phát sinh, trình độ sản xuất - tay nghề, ý thức của người lao động càng đi
xuống. sự hấp dẫn đầu tư càng hạn chế. Năng lực sản xuất hàng hóa càng cần nhiều
thời gian để khắc phục.



Kèm
theo đó là nhà nước phải trả một khoản chi phí tín phiếu không nhỏ cho việc thu
tiền về. thuế không thu được, hàng hóa trong nước không được sản xuất, lao động
thất nghiệp nhiều hơn,tiền vốn ngoại tệ giá rẻ không mua, v…v. giá trả là không hề hợp lý.



Việc
không có giải pháp mua ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu đã làm ảnh hưởng
rất nhiều đến các doanh nghiệp này, nơi mà lao động từ nông thôn ra chiếm phần
lớn trong tỷ lệ những người ở độ tuổi lao động. đồng thời bị đôla hóa nền kinh
tế.



Vấn
đề tỷ giá cũng đáng phải phàn nàn: một nền kinh tế mất cân đối chủ yếu lo xuất
khẩu, đồng nội tệ VNĐ bị định giá theo đồng USD, khi mà USD mất giá thì vẫn bị
thâm hụt thương mại (năm 2008 dự tính thâm hụt thương mại lên đến 20tỷ USD).v..v



Cuối cùng tôi xin có một số giải pháp:



1) Tập
trung mạnh phát triển các mặt hàng lương thực, thực phẩm. hỗ trợ các hành hóa
khác: phân bón, điện, thủy lợi, thức ăn trăn nuôi,…cho ngành nông nghiệp.quy hoạch
phát triển ngành nông nghiệp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho ngành nông
nghiệp tốt hơn, giảm thuế nhập khẩu hàng hóa cho nông nghiệp, giảm thuế thu nhập
liên quan đến phát triển nông nghiệp, tăng cường hỗ trợ giống, đào tạo kỹ thuật,
hỗ trợ thiết bị trợ ngành nông nghiệp. nghiên cứu quy hoạch phát triển dài hạn
cho ngành nông nghiệp,v..v.



2) Phát
triển nhanh chóng ngành điện lực: ngành điện là ngành hỗ trợ cho toàn bộ nền
kinh tế phát triển.



3) Tăng
cường đào tạo tay nghề cho người lao động, phát triển hơn nữa giáo dục đào tạo
cho người lao động. mỗi người dân được đào tạo thì đất nước sẽ giàu mạnh.



4) Tích
cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt vào sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều
việc làm, thu thêm ngân sách.



5) Kiểm
soát rủi ro tốt đối với hệ thống ngân hàng: hạn chế cho vay rủi ro, đặc biệt là
cho vay đầu cơ bất động sản. tích cực phát triển thị trường chứng khoán (thị
trường chứng khoán là thị trường vốn hiệu quả cho nền kinh tế), tăng cường cổ
phần hóa nhanh các doanh nghiệp nhà nước, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động,
và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước.



6) Những
lĩnh vực kinh doanh nhà nước không cần chi phối thì có thể đấu thầu giao cho
các doanh nghiệp đầu tư để hạn chế việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ngân
sách.



Mục tiêu là phát triển nhanh
và bền vững. chúng ta cần kết hợp những điều kiện thuận lợi, và hoàn cảnh. Hiện
nay lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi nước đều có những cách
thức đối phó khác nhau, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của họ kết hợp với
điều kiện thuận lợi ở việt nam để phát triển.

leduyenha
27-03-2008, 12:32 AM
theo tôi chúng ta đang nhận thấy những động thái tích cực hơn trong quá trình chống lạm phát hiệu quả !

WINMT
27-03-2008, 04:14 PM
Ta
nên làm gì trước tình hình VND và USD đang thừa mứa trên thị trường .
Tại sao nhà nước lại rút VNĐ về dự trữ mà không dự trữ vàng hay ngoại
tệ ? Có phải là hiện tại tiền đồng đang lưu hành bên ngoài khá nhiều
không ? Nó nằm trong ngân hàng hay là ở trong dân ??? Nếu lượng tiền
lớn đang nằm ở trong ngân hàng thì nhà nước còn lo gì ???

Điều
mà chúng ta cần làm bây giờ là dùng VNĐ mua hết lượng USD .Số USD đó
một phần đem vào dự trữ ngoại tệ , một phần nhập máy móc công nghệ ,
một phần nhập những mặt hàng cần thiết trong nước đang thiếu ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của người dân như xăng dầu , phôi thép ,
......đương nhiên những gì chúng
ta cần thiết thì chúng ta phải nhập , đừng quan trọng chuyện nhập siêu
hay xuất siêu , trước hết nhu cầu cần thì cứ nhập vì chúng ta đang thừa
USD . Nhập những cái đó về bán lại cho dân , thu hồi lại VNĐ .

Việc
làm này có cái lợi là tống khứ bớt USD đang thừa và thu lại VNĐ đang
thừa trên thị trường đồng thời giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hoá . Góp phần ổn định tiền tệ , bình ổn giá cả và
chống lạm phát .



Đồng thời trong thời gian này nhà nước không được tăng thuế , đôi khi cần giảm thuế một số mặt hàng cần thiết như xăng dầu ,......... Hoặc nếu có thể giảm hẳn thuế hoặc thu thuế 1 phần rất nhỏ để tỏ ra quan tâm chia sẻ với người dân , để huy động nhân dân cùng bắt tay chống lạm phát . Dân giàu thì nước mới mạnh được .

leduyenha
21-04-2008, 09:32 AM
Thứ Hai, 21/04/2008,06:50
Chuyển tiền từ Mỹ về gửi ngân hàng VN


Lãi suất tiền gửi USD ở Mỹ chỉ khoảng 3%/năm trong khi
lãi suất huy động USD tại Việt Nam đang ở mức 6%/năm. Mức chênh lệch
hấp dẫn này khiến nhiều Việt kiều ở Mỹ đã chuyển tiền về gửi ngân hàng
Việt Nam để hưởng mức lãi suất cao gấp đôi.


Chuyến về Việt Nam thăm gia đình đầu năm 2008 đã mở ra
cho anh Tân, một Việt kiều Mỹ, cách làm ăn mới, hiệu quả và ít rủi ro.
Đó là chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm (khoảng 250.000 USD) đang gửi
tại một ngân hàng tại California (Mỹ) với lãi suất 3% về nhờ người thân
gửi vào một ngân hàng tại Việt Nam với lãi suất khoảng 6%/năm.


Không chỉ mình anh Tân, lãi suất trong nước quá hấp
dẫn cũng là động lực khiến không ít Việt kiều chấp nhận đi vay USD ở Mỹ
về gửi tại Việt Nam. Một Việt kiều giấu tên cho biết, lãi suất cho vay
USD ở Mỹ đang ở mức trung bình khoảng 5%/năm (tùy loại hình vay), trong
khi lãi suất tiền gửi tiền đồng ở Việt Nam lên tới 11 - 12%/năm, mức
chênh lệch này đủ để chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi chuyển đổi USD sang
tiền đồng. Theo một chuyên gia tài chính tại TP.HCM, mức chênh lệch lãi
suất nói trên thực sự rất hấp dẫn với nhiều đối tượng chứ không riêng
gì Việt kiều. Nếu không xử lý triệt để thì sẽ rất nguy hiểm. Việc cần
làm hiện nay là hạn chế dòng vốn ngắn hạn từ bên ngoài dẫn đến hiện
tượng cho vay trá hình, chẳng hạn như một doanh nghiệp nước ngoài hợp
tác kinh doanh với doanh nghiệp trong nước nhưng thực chất là đưa vốn
vào cho vay. "Chênh lệch lãi suất của Việt Nam và nước ngoài hiện nay
đang tạo ra một món hời béo bở cho các dòng vốn bên ngoài nhảy vào. Các
dòng vốn vào theo con đường này nguy hiểm ở chỗ nếu tỷ giá bất lợi thì
họ sẽ nhanh chóng rút ra và sẽ dẫn tới việc mất ổn định hệ thống ngân
hàng" - chuyên gia này nói.


Thanh Nien

Mister_Big
27-04-2008, 11:29 PM
Trong bối cảnh hiện nay, gần như chắc chắn không thể vừa chống lạm phát và vừa cứu thị trường chứng khoán.

Nói đơn giản, chống lạm phát thì phải giảm cung tiền, giảm tín dụng, còn cứu chứng khoán thì phải đưa tiền vào, tức là mở rộng tín dụng.

Và gần như chắc chắn, chẳng có giải pháp gì có thể cứu chứng khoán trong bối cảnh hiện nay, khi mà Chính phủ tập trung mọi nguồn lực để chống lạm phát.

Thậm chí Chính phủ cũng đã đề nghị Quốc hội hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 này xuống 7% (đợi mấy bữa nữa các ông nghị họp rồi mới quyết định).

Còn để chống lạm phát hiện nay cũng cực kỳ khó khăn.

Vấn đề cốt yếu là phải giảm được lượng tiền VND lưu thông. Mà từ trước tới nay, chi tiêu ngân sách vẫn là phí phạm và không phục vụ trực tiếp cho lưu thông nhất.

Tất cả các công trình, dự án sử dụng tiền ngân sách đều không hiệu quả, thất thoát khoảng 40-60%. Chính phủ đang kêu gào phải giảm chi tiêu, tiết kiêm 10% chi thường xuyên, đình chỉ hoặc hủy bỏ nhiều dự án. Tuy nhiên, thực tế mà nói, các dự án từ tiền ngân sách đều có phần của các pác nhà ta, bác nào cũng tìm đủ mọi lý lẽ để biện minh cho tầm quan trọng của dự án của mình, nên rất khó mà bỏ được. Muốn để cả nước theo, thì trước hết Quốc hội thử đình chỉ thi công cái tòa nhà Quốc hội mấy trăm tỷ đồng kia đi xem nào?

Nói chung, cái sâu xa nhất vẫn là bộ máy công quyền. Chẳng có nước nào Văn phòng Chính phủ lớn hơn một Bộ, nó được gọi là một siêu Bộ, tiên tốn bao nhiêu tiền của Nhà nước.

Trước hết vẫn phải giảm chi tiêu của khối nhà nước trước, rồi sau đó hãy nói tới mấy cái vụ thị trường này nọ.

Mister_Big
27-04-2008, 11:49 PM
Ta
nên làm gì trước tình hình VND và USD đang thừa mứa trên thị trường .
Tại sao nhà nước lại rút VNĐ về dự trữ mà không dự trữ vàng hay ngoại
tệ ? Có phải là hiện tại tiền đồng đang lưu hành bên ngoài khá nhiều
không ? Nó nằm trong ngân hàng hay là ở trong dân ??? Nếu lượng tiền
lớn đang nằm ở trong ngân hàng thì nhà nước còn lo gì ???

Điều
mà chúng ta cần làm bây giờ là dùng VNĐ mua hết lượng USD .Số USD đó
một phần đem vào dự trữ ngoại tệ , một phần nhập máy móc công nghệ ,
một phần nhập những mặt hàng cần thiết trong nước đang thiếu ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của người dân như xăng dầu , phôi thép ,
......đương nhiên những gì chúng
ta cần thiết thì chúng ta phải nhập , đừng quan trọng chuyện nhập siêu
hay xuất siêu , trước hết nhu cầu cần thì cứ nhập vì chúng ta đang thừa
USD . Nhập những cái đó về bán lại cho dân , thu hồi lại VNĐ .

Việc
làm này có cái lợi là tống khứ bớt USD đang thừa và thu lại VNĐ đang
thừa trên thị trường đồng thời giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hoá . Góp phần ổn định tiền tệ , bình ổn giá cả và
chống lạm phát .



Đồng thời trong thời gian này nhà nước không được tăng thuế , đôi khi cần giảm thuế một số mặt hàng cần thiết như xăng dầu ,......... Hoặc nếu có thể giảm hẳn thuế hoặc thu thuế 1 phần rất nhỏ để tỏ ra quan tâm chia sẻ với người dân , để huy động nhân dân cùng bắt tay chống lạm phát . Dân giàu thì nước mới mạnh được .









Nếu trong nền kinh tế thừa VND thì lạm phát (khi đó tăng trưởng kinh tế không mang nhiều ý nghĩa); còn nếu thừa USD thì nguy cơ đô la hóa nền kinh tế là rất lớn.

Năm 2007 vừa rồi, chúng ta thừa khoảng 10,1 tỷ USD (trong khi GDP của ta chỉ khoảng 71 tỷ). Ngân hàng Nhà nước đã rút về bằng nhiều cách, đau đớn thay là trong đó có việc in thêm VND để mua USD vào.

Bằng con đường chính thống, NHNN sử dụng 2 công cụ:

- Tăng dự trữ bắt buộc

- Phát hành hối phiếu, tín phiếu (kỳ hạn < 1 năm) với lãi suất 7,8%.

Đây
cũng là bắt nguồn của những cái gọi là "bi kịch" của NHTW. Mặc dù có
thêm một nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhưng NHTW phải đối mặt với nguy cơ
"lỗ to". Lãi suất phải trả cho những người mua hối/tín phiếu là 7,8%
trong khi gửi dự trữ USD (thường là gửi ở FED) lãi suất chỉ là khoảng
5%. (Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay khoảng 22-23 tỷ USD, tương
đương khoảng 1/3 kim ngạch nhập khẩu).

Một số nước khác như Trung Quốc và một số nước Ả rập cũng chịu tình trạng này.

Để
đối phó với nguy cơ trên, Trung Quốc thực hiện hai giải pháp. Thứ nhất
là thực hiện ủy thác đầu tư. Họ cho phép một số ngân hàng lớn, có uy
tín của đất nước được sử dụng một tỷ lệ đáng kể số ngoại tệ dư thừa đó
để kinh doanh với lãi suất phải trả cho NHNN là 6% (Việt Nam cũng đã
thực hiện biện pháp này nhưng các cụ nhà ta không dám đưa nhiều nên tác
dụng cũng chẳng có gì đáng kể).

Biện pháp
thứ 2 mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng là việc lập quỹ đầu tư chứng
khoán trên thị trường quốc tế tại NHTW. Mức lợi nhuận từ hoạt động này
vào khoảng 8-10%.

TQ có thể làm vậy, nhưng các Ngân hàng ở ta chưa đủ tầm và bản thân NHNN cũng không dám mạnh tay ủy thác đầu tư cho họ.

Còn đối với việc xuất hay nhập khẩu cũng là một "bi kịch" khác ở Việt Nam hiện nay.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu, sau khi bán hàng cho nước ngoài thu được USD nhưng mà chẳng ngân hàng nào ở Việt Nam hiện nay dám mua hoặc muốn mua USD của họ, bởi bản thân các ngân hàng cũng đang dư thừa USD. Mà các doanh nghiệp kia lại cần VND để nhập đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ các chi tiêu khác. Chính vì vậy, bí quá họ liên sử dụng USD mua hàng ở nước ngoài, mang về bán trong nước. Tức là ông xuất khẩu bất đắc dĩ trở thành nhà nhập khẩu.

- Trong khi đó, các nhà nhập khẩu lại rất khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để mua hàng, họ thường phải vay tín dụng của nước ngoài, hoặc xin trả chậm của đối tác để mua hàng về nước.

Nói như vậy để thấy là ngân hàng nhà nước có một vai trò cực kỳ quan trọng trong các vấn đề liên quan đến tiền tệ của đất nước. Ở ta hiện nay, vai trò của NHNN quá yếu, ở Mỹ và nhiều nước phát triển, NHNN độc lập hoàn toàn với CHính phủ trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Chính phủ cứ điều hành kinh tế, khi có vấn đề gì, NHTW sẽ ra tay.

Một vấn đề nữa là đội ngũ nhân viên của NHNN phải đặc biệt giỏi, nhất là những người kinh doanh tiền của ngân hàng nhà nước. NHNN có một đội ngũ những người liên tục theo dõi diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trường thế giới và sử dụng tiền của mình để kinh doanh. Những người này thường phải rất giỏi, một người thường phải ngồi trước khoảng 6 màn hình máy tính theo dõi diễn biến của 6 thị trường quan trọng. Đôi khi họ làm lãi cho NHNN rất nhiều, nhưng những gì họ nhận được thường không xứng đáng. Thực tế là NHNN bị chảy máu nhân tài rất nhiều.

Vấn đề lương thưởng, nhân sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cái cơ chế hiện nay (lương bậc,...).

Vấn đề lương này lại nằm trong một cái vòng luẩn quẩn. Muốn người ta không tham nhũng thì phải tăng lương, nhưng vì quản lý thị trường quá kém nên chưa tăng lương giá đã tăng, vậy là lạm phát. Muốn không lạm phát, lại hoãn tăng lương, vậy là người ta phải tham nhũng, tham nhũng đến độ trở thành một cái gì đó phổ biến trong nền kinh tế. Tham nhũng lại dẫn đến lạm phát,...

Không hy vọng! Có người nói với tui rằng phải đợi đến khi người nào đó (khá to) nghỉ hưu thì mới hết lạm phát được!