PDA

View Full Version : Nhân viên chứng khoán tự ý lấy tiền tài khoản của nhà đầu tư !



calichot2
04-03-2008, 11:56 AM
Xin vietstock forum hãy xem xét giùm và phản ánh thông tin sau, Nếu có thực thì đây là một việc nghiêm trọng . Ảnh hưởng đến lòng tin của những người đầu tư vào các sàn giao dịch . Xin chân thành cảm ơn các anh chị .








Nhà đầu tư đang bị lợi dụng

(*****) Tài khoản của NĐT chứng khoán đang bị một số nhân viên công ty chứng khoán “mượn tạm” phục vụ cho lợi ích của mình, trong khi nhà đầu tư không hề hay biết. Bí mật... “mượn”!
Chị Phan Thị T., nhà đầu tư có số tài khoản... 58 tại CTCK ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) kể, ngày 25.2 vừa qua, nhân viên SBS gọi điện nói rằng kiểm tra tài khoản chị có 40.000 cổ phiếu SBT và hỏi mượn 15.000 SBT bán trước. Chị không đồng ý cho mượn. Ngày 27.2, chị T. đặt bán SBT nhưng lệnh không khớp. Chị hỏi thì SBS trả lời là không có SBT trong tài khoản của chị.

Sau đó, chị được giải thích là hồ sơ lưu ký chứng khoán SBT của chị bị trung tâm lưu ký trả về, bởi số tài khoản của chị khi SBS gởi lên trung tâm bị sai. Lẽ ra phải là ...58, nhưng nhân viên ghi nhầm sang ...55. Theo ông Mạc Hữu Danh, phó tổng giám đốc SBS, trung tâm lưu ký ghi có chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư thì CTCK mới ghi có. Đó là lý do vì sao SBS trả lời không có chứng khoán trong tài khoản chị.
Tuy nhiên, theo chị T., điều mâu thuẫn là khi trung tâm lưu ký trả hồ sơ về thì SBS mới biết là số tài khoản chị sai. Nhưng nếu nhập với số tài khoản sai, tại sao trước đó SBS lại biết chính xác trong tài khoản chị có 40.000 SBT để hỏi mượn? Sau đó, khi chị bán lại trả lời là không có chứng khoán?

Ông Mạc Hữu Danh, người trực tiếp giải quyết vụ việc không giải thích được sự mâu thuẫn này, và thừa nhận lỗi này do phía công ty gây ra.
Theo chị T., trước đây chị có cho CTCK mượn tiền và chứng khoán. Sau vài lần rắc rối, như mượn chứng khoán 2 – 3 tuần mới trả, hoặc nhập nhằng nhân viên nhân danh CTCK... nên chị hạn chế cho mượn.


Theo ông Mạc Hữu Danh, trong giao dịch, có lúc nhân viên vô tình đặt lệnh quá số lượng, phải mượn đỡ chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư để bù qua, sau đó trả lại. “Trường hợp bất khả kháng mới như vậy”, ông nói.


Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư, sự vay mượn này của các nhân viên CTCK và của CTCK ngày càng phổ biến từ khoảng tháng 10 - 11.2007 trở lại đây do tâm lý nhà đầu tư không muốn từ chối vì phòng khi... nhỡ có gì CTCK sẽ quan tâm đến mình hơn”.

Mượn hay trộm?
Một nhà đầu tư khác cũng cho biết: không chắc chắn việc liệu có khi nào nhân viên CTCK “mượn” chứng khoán hay tiền trong tài khoản của ông mà ông không biết.


Theo luật sư Nguyễn Chính, đoàn Luật sư TP.HCM, văn phòng luật hợp danh Nghiêm & Chính, việc mượn tạm chứng khoán, tiền của nhà đầu tư để phục vụ lợi ích cho CTCK mà người chủ tài khoản không hay biết có thể gọi đó là hành vi dùng trộm. “Nếu việc này gây thiệt hại đến người chủ tài khoản thì CTCK đã vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, một khi vi phạm và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó”.

Xét về mối quan hệ doanh thương với nhà đầu tư, ông Chính cho rằng CTCK đã xúc phạm lòng tin của nhà đầu tư.( nguồn www.bsc.com.vn (http://www.bsc.com.vn/) )

bear_bull
04-03-2008, 03:11 PM
Bây giờ công ty chứng khoán mọc như nấm, làm ăn như thế thì bị sớm muộn cũng bị tẩy chay thôi. Anh em thấy công ty nào có qui định về đạo đức nghề nghiệp ko? Chắc phải qua mấy công ty đó mở tài khoản cho chắc thôi.

LongmanVN
04-03-2008, 11:51 PM
Tôi xin xác nhận tin nói trên vì bản thân từng là nạn nhân của VCBS. Hôm đó tôi lên rút tiền thì tự nhiên thấy báo là không còn tiền trong tài khoản, tôi làm ầm lên thì thấy xuất hiện 1 anh bảo sẽ giải quyết cho tôi. Lạ một cái là nhân viên VCBS chẳng cóai ngạc nhiên cả, cô nhân viên đứng quầy còn càu nhàu anh kia bảo phải xử lý đi. Mất một lúc thì xong. Về tôi kiểm tra tài khoản thì thấy tiền của mình bị lấy mua PPC từ bao giờ, nhưng rồi bị hủy.

ginkoeab
05-03-2008, 12:59 AM
Bên APECS khách hàng bị hoài, mà có ai dám kiện cáo gì đâu. Hỏi lý do, tất cả đều nói : sợ kiện nó rồi bị phân biệt đối xử. Khổ thân các NĐT quá.

ginkoeab
05-03-2008, 01:10 AM
Tôi xin xác nhận tin nói trên vì bản thân từng là nạn nhân của VCBS. Hôm đó tôi lên rút tiền thì tự nhiên thấy báo là không còn tiền trong tài khoản, tôi làm ầm lên thì thấy xuất hiện 1 anh bảo sẽ giải quyết cho tôi. Lạ một cái là nhân viên VCBS chẳng cóai ngạc nhiên cả, cô nhân viên đứng quầy còn càu nhàu anh kia bảo phải xử lý đi. Mất một lúc thì xong. Về tôi kiểm tra tài khoản thì thấy tiền của mình bị lấy mua PPC từ bao giờ, nhưng rồi bị hủy.


VCBS thì khỏi phải nói rồi.


Bạn em nó không biết lướt lát là gì, toàn đầu tư lâu dài thôi. Đầu tư nghiêm túc đấy, không phải bị kẹp nên trở thành NĐT bất đắc dĩ đâu. Bởi thế, trong tài khoản của nó đầy cổ, lên nó chả bán, xuống nó cũng chả lo.


Mấy lần em bảo nó bán ra lấy lời đi, nhưng nó gàn quá khăng khăng không chịu.Đến lúc ra kiểm tra tài khoản thì cổ nó vỗ cánh bay đi đâu chả biết, cự cãi một trận ra trò, mấy ngày sau cổ mới được quay về với chủ.

calichot2
05-03-2008, 08:52 AM
Trong tình hình mù mờ này: Luật chứng khoán không có . ( thật ra có, nhưng chẳng có giá trị gì lúc này) . Chuyện lấy tiền của nhà đầu tư trong tài khoản như vậy thì nhà đầu tư nào cũng đành chịu . Dù là bạn là dân làm ăn có kinh nghiệm tới đâu ! .


Như vậy chúng ta cùng là dân đầu tư với nhau : Hãy họp lại và cùng nhau đưa ra cách đối phó gì chứ nhỉ ? ví dụ: Tham khảo ý kiến các luật sư kinh tế


. Mình nghe nói hình như có một hiệp hội các nhà đầu tư phải không ? nếu có thì làm cách nào để liên hệ ?


Chuyện này nếu chúng ta không tìm cách tự bảo vệ mình thì sẽ tiếp diễn trong tương lai dài dài . Tài khoản của bạn, của tôi và của mọi người sẽ bị ăn cắp một cách trắng trợn ( ở bất cứ công ty giao dịch chứng khoán nào chứ không riêng của bạn)

HTLong
11-03-2008, 06:34 PM
Chuyện các Công ty chứng khoán có kiến nghị với UBCKNN về việc dời thời điểm chuyển tất cả tài khoản của chúng ta qua Ngân hàng quản lý với lý do là công nghệ chưa tương thích chỉ là cái cớ. Cái quan trọng là hiện các Công ty đó đang sử dụng tiền của chúng ta khá nhiều cộng với tình hìnn thị trường lình xình như hiện nay thì thật là "bó tay", làm sao chuyển cho Ngân hàng quản lý được.


Các bác phải tự bảo vệ mình thôi, một là thường xuyên yêu cầu xem báo cáo tài khoản, tiền ... hai là chuyển tài khoản đến một Công ty CK nào đó làm ăn đàng hoàng trong vụ này. Tớ nghĩ chắc cũng còn lâu lắm vụ này mới xong được!

Chakuchoki
12-03-2008, 12:33 AM
Chính mấy cái thằng mặt *** này làm cho thị trường xuống chứ gì nữa? Nó "mượn" chứng khoán short đè thị trường xuống thì ....


Anh em có thể qua bên VIS, tôi có mở TK ở đây, vừa dịch vụ tốt, mức phí lại cạnh tranh.... Không sợ bị "mượn" gì cả!!

HTLong
12-03-2008, 10:42 AM
Các bác có biết chỗ nào không bị vụ này không? để chuyển đi cho xong! Tks!

calichot2
12-03-2008, 12:24 PM
Các bác có biết chỗ nào không bị vụ này không? để chuyển đi cho xong! Tks!








Bất cứ sàn chứng khoán nào cũng cũng có nguy cơ bị " Vụ Này" . một nơi bị thì những nơi khác tức khắc sẽ bị theo . Không ít thì nhiều . Nếu không có luật nào bảo vệ cho nhà đầu tư chứng khoán !

HTLong
12-03-2008, 01:14 PM
Theo tớ được biết thì hiện nay chỉ có một hay hai Công ty chứng khoán làm tốt - nghĩa là đã chuyển qua Ngân hàng quản lý rồi! Hình như là Gia Quyền EPS, hay Tân Việt gì đó? Bác nào hiện đang chơi ở các sàn này cho biết ý kiến với! Hiện tớ đang ở VCBS --> "chuối" quá!

ckratphuctap123
12-03-2008, 09:24 PM
Bác chuyển qua Tân việt đi, dịch vụ ở đó cũng được lắm, phục vụ cũng nhiệt tình nữa. Mà quan trọng là trade qua mạng cũng khá nhanh nữa. Chúc bác như ý !

thomasfrance
13-03-2008, 11:29 AM
Tân Việt cũng giống các công ty kia thôi, tiền các bác tuy mang danh ngân hàng giữ nhưng vẫn trong tài khoản lớn của công ty chứng khoán. Hiện nay chỉ có Gia Quyền ÉP là giao hẳn tài khoản cá nhân về ngân hàng thôi. Các bác bán CK rồi ngày lễ ngày Tết vẫn ra máy rút tiền bình thường vì tiền về tài khoản các bác. Ở công ty CK khác nếu ko có chứng nhận của công ty thì các bác ko rút được tiền của mình đâu, vì tài khoản nhỏ của bác vẫn nằm trong tài khoản lớn, chung của công ty CK.

Một lời khuyên là bác nào muốn minh bạch thì cho tới nay chỉ có Gia Quyền EPS thôi. Thị trường càng xuống thì các cty khác càng khó làm, vì sao? Vì tiền các bác được mượn khi tt trên cao, khi xuống thấp rồi sao đủ bù đắp. Vậy đó, tùy các bác nhé.

HTLong
15-03-2008, 04:29 PM
Tối qua, tớ có dịp ngồi nói chuyện với một tay làTrưởng Phòng KD của một Ngân hàng lớn tại TP HCM, tay này cho rằng hiện nay hầu hết các Hợp đồng cho vay ứng trước hay cầm cố đều là hình thức, CTy chứng khoán giữ tiền của khách sau đó chuyển qua Ngân hàng mở một tài khoản tổng, ký Hợp đồng với Ngân hàng để cho vay nhưng thực chất Ngân hàng lấy tiền từ tài khoản kia của CTy chứng khoán rồi cho Cty chứng khoán vay lại, Ngân hàng & Cty chứng khoán liên kết với nhau trong tình huống này để hưởng chênh lệch lãi suất. Câu chuyện này có vẻ lý thú đấy! Chưa kể số dư cực lớn của các bác nằm trong Cty chứng khoán dễ dàng bị mượn để tự doanh nữa đấy! Nếu tự doanh lúc trước thì chả có vấn đề gì, còn hiện nay thì ........ :-( ...

unlucid666
18-03-2008, 08:33 AM
[:P]Em có nhỏ em làm trong công ty này. Nó rỉ tai từ lâu rồi, có cả một đường dây đó các bác. Em nghĩ chuyện chắc cũng chả có gì ghê ghớm nên cũng không mấy quan tâm.


Nghe cái cách biện minh của cái ông lãnh đạo kia thấy không thuyết phục, bức xúc thay[:@] Nói thế ai chả nói được, công ty nào cũng nói thế thì quyền lợi của nhà đầu tư đi về đâu?[:@]


Ôi, chán, biết tin ai?

calichot2
01-04-2008, 08:15 AM
nhầ đâu tu phải tu chiu trach nhiem thoi

HTLong
02-04-2008, 06:13 PM
Hôm nay tớ lại được thấy một bài viết nữa phản ánh vụ này trên tờ Đầu tư chứng khoán (2/4/08) mục Diễn đàn, trước đó là một loạt bài "Quyền lực ngầm trên sàn chứng khoán" của báo Pháp Luật --> ghê thật! Các bác phải tự cứu lấy mình thôi, đừng đợi UBCKNN, rồi mấy công ty chứng khoán làm ăn ẩu tả hứa hẹn nữa, hành động ngay!

HTLong
17-04-2008, 11:33 AM
Ngân hàng quản lý tiền của nhà đầu tư từ 1-10







Uỷ ban chứng khoán Nhà nước vừa gửi công văn buộc các công ty chứng khoán phải hoàn thành chuyển giao việc quản lý tiền của nhà đầu tư cho các ngân hàng trước ngày 1-10.





Việc này nhằm thực hiện theo quy định 27/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền gửi và quản lý tiền của các nhà đầu tư chứng khoán mà phải chuyển lại cho ngân hàng, là những tổ chức có chức năng quản lý tiền.

Hiện chỉ có một số công ty hoàn thành việc chuyển giao này, như công ty chứng khoán Gia Quyền, Bản Việt, Kim Eng, ACB, Âu Lạc, Sài Gòn - Hà Nội, Việt, Đông Dương, và Sen Vàng...

Ủy ban cũng đã gửi công văn yêu cầu các công ty chứng khoán nghiêm túc trong việc nhận và xử lý lệnh của các nhà đầu tư. Thời gian qua, ủy ban đã phát hiện một số sai phạm của các công ty chứng khoán trong việc tranh mua, tranh bán với khách hàng.


Theo Thời Báo Kinh tế Sài GònOnline
http://www.thesaigontimes.vn/Home/Tai-chinh/Chung-khoan/4871/

sora
09-06-2008, 09:13 PM
Đối với các thị trường mà chứng khoán được lưu kí ở cty chứng khoán thì nhà đầu tư phải chịu rủi ro bị "mượn" cổ phiếu. Hongkong cũng vậy. Mấy năm trước cũng có 1 vụ lùm xùm 1 cty chứng khoán ở Hồng Kông lấy cổ phiếu của nhà đầu tư bán, hi vọng sẽ mua lại với giá thấp. Ai dè giá lên cao, cty chứng khoán đó phá sản luôn. Tiếc là trí nhớ tệ quá, không nhớ tên cty chứng khoán đó.


Bởi vậy có 1 số nước, vd Singapore, có Central Depository thuộc sở giao dịch chứng khoán lưu kí cổ phiếu cho nhà đầu tư để phòng chống cty chứng khoán làm trò

phá sản vì CK
03-07-2008, 10:08 AM
Tôi mở tài khoản tại CT CK ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và thấy quá là rủi ro. TK của mình mà không làm sao để biết được có những gì trong đó vì muốn xem phải xin nhân viên CK mở cho xem, có nhiều lúc xin xem mãi không được phát cáu lên. Dần dần lười kiểm tra nênTK của mình họ muốn làm gi thi làm, minh sao biết được. Đến nay thì đã mất trắng. Tại sao mất tôi sẽ nói sau, giờ dang bận chút ...

calichot2
04-07-2008, 11:42 AM
Tui thấy CTCK FPTs có hệ thống giao dịch qua mạng rất tốt.


Nếu số tài khoản của khách hàng được gửi hàng ngày về điện thoại, địa chỉ email của khách hàng thường xuyên như kiểu làm của FPTs thì chắc chắn không thể có tình trạng nhân viên CK xâm phạm.


Cách đây vài năm, tình trạng chèn lệnh : ưu tiên cho nhà đầu tư " quen biết" diễn ra ở mấy CTCK như BSC...là chuyện cơm bữa. Nhiều khi thấy dư bán cuối phiên cả vạn, nhưng lệnh mua của mình đặt giá trần cũng out>>>thắc mắc >>>nhân viên môi giới ởm ờ cho qua >>> Chèn lệnh chớ gì nữa ???

iwunu2
06-07-2008, 02:44 PM
Sắp tới chuyển tài khoản tiền của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý (chẳng biết có đúng hẹn không) thì việc xâm phạm tk của khách hàng sẽ bị hạn chế.

Tôi vừa mở thử tk ở cty Eurocapital để ủng hộ thằng bạn, thấy nó đã chuyển tài khoản tiền sang ngân hàng BIDV quản lý rồi. Tk tiền mua chứng khoán dùng luôn tài khoản khoản tiền gửi bên BIDV, tài khoản này nộp/rút ở bất kỳ đâu có phòng giao dịch BIDV, thậm chí có thể rút qua ATM. Hơn nữa, mỗi khi có thay đổi số dư trong tk, BIDV tự động gửi tin nhắn SMS thông báo cho chủ tk biết (cái này phải đăng ký).

Như vậy cũng yên tâm phần nào.

thuanviet86
07-07-2008, 12:34 PM
Thế ra BIDV quản lý tiền cho khách hàng của Eurocap.


Còn bên FPTS chả biết tháng 10 nàynó tính sao nhỉ? Giao tiền cho Tienphong Bank quản lý chắc?

iwunu2
07-07-2008, 02:09 PM
Không rõ lộ trình của FPTS thế nào nhưng hiện nay BIDV cũng đang quản lý tiền cho FPTS nhưng khi cần rút tiền thì vẫn phải chạy qua FPTS ký giấy (nghe nói có thể chuyển qua mạng nhưng chưa thử, phải có tokencard)

calichot2
08-07-2008, 10:24 AM
Không rõ lộ trình của FPTS thế nào nhưng hiện nay BIDV cũng đang quản lý tiền cho FPTS nhưng khi cần rút tiền thì vẫn phải chạy qua FPTS ký giấy (nghe nói có thể chuyển qua mạng nhưng chưa thử, phải có tokencard)










Rút tiền ở FPTs chỉ cần có thẻ ATM của BIDV, chuyển tiền hoàn toàn qua mạng>>>tiện lợi vô cùng

mattien2008
08-07-2008, 10:19 PM
Không rõ lộ trình của FPTS thế nào nhưng hiện nay BIDV cũng đang quản lý tiền cho FPTS nhưng khi cần rút tiền thì vẫn phải chạy qua FPTS ký giấy (nghe nói có thể chuyển qua mạng nhưng chưa thử, phải có tokencard)







Cậu lạchậu quá.Ở FPTSbọn nóđể ở Ngân hàng ngay từ ngày đầu rồi, tôigửi tiền vào cũng phải qua BIDV ghi rõ số tài khoản cá nhân của mình, rút tiềnthì pải qua FPTS để xác nhận số dư rồi sang BIDV lấy. Sở dĩ phải check cả BIDV và FPTS để tránh rủi ro cho họ (thấy họ giải thích thế vì sợ mình vừa trading vừa rút tiền ý mà). Còn chuyển tiền ko cần token cũng được, bọn này thường có 2 option như trading. Khá ổn.


Hôm nay lại thấy được bình chọn là công ty có dịch vụ hay nhất trong tháng trên web site, có vẻ tốt đấy. ANh em nào buồn thì chuyển về đây cho vui.

calichot2
09-07-2008, 10:59 AM
Nếu ở xa không lên sàn được thì xài dịch vụ của FPTs qua mạng rất tiện lợi:


FPts có EZtrade:


1)Nhập lệnh mua bán qua mạng : Không hẹp hòi như mấy bác VCBs ngày trướchay bắt khách hàng phải giao dịch từ 20t trở lên, ở Fpts không quy định chuyện tào lao này.


2) chuyển tiền qua mạng: chỉ cần gõ số tiền mình cần chuyển>>> nhấp vào địa chỉ mình cần chuyển tiền đến, ví dụ thẻ ATM>>>nhập password>>> xong!


FPTs có Ezadvance:


Cho phép được ứng tiền qua mạng, tiền bán cổ phiếu chưa kịp quay về>>> nếu khách hàng ở xa có thể down mẫu hợp đồng có sẳn trên www.fpts.com.vn (http://www.fpts.com.vn/) gửi về địa chỉ 45 Võ Thị Sáu p Đakao q1 tp HCM >>> việc ứng tiền qua mạng cũng dễ dàng như chuyển tiền

starX
09-07-2008, 10:22 PM

starX
09-07-2008, 10:25 PM
Không rõ lộ trình của FPTS thế nào nhưng hiện nay BIDV cũng đang quản lý tiền cho FPTS nhưng khi cần rút tiền thì vẫn phải chạy qua FPTS ký giấy (nghe nói có thể chuyển qua mạng nhưng chưa thử, phải có tokencard)







Cậu lạchậu quá.Ở FPTSbọn nóđể ở Ngân hàng ngay từ ngày đầu rồi, tôigửi tiền vào cũng phải qua BIDV ghi rõ số tài khoản cá nhân của mình, rút tiềnthì pải qua FPTS để xác nhận số dư rồi sang BIDV lấy. Sở dĩ phải check cả BIDV và FPTS để tránh rủi ro cho họ (thấy họ giải thích thế vì sợ mình vừa trading vừa rút tiền ý mà). Còn chuyển tiền ko cần token cũng được, bọn này thường có 2 option như trading. Khá ổn.


Hôm nay lại thấy được bình chọn là công ty có dịch vụ hay nhất trong tháng trên web site, có vẻ tốt đấy. ANh em nào buồn thì chuyển về đây cho vui.





Bạn nhầm rồi,


Mặc dù sự việc trông có vẻ giống nhau nhưng bản chất là khác nhau.


Hiện nay các ngân hàng quản lý tiền của nhà đầu tư của các công ty chứng khoán thực chất là quản lý số tổng chứ không phải là quản lý từng tài khoản tiền của nhà đầu tư. Tức là các công ty chứng khoán sẽ mở 1 tài khoản duy nhất đứng tên công ty chứng khoán đó và lấy toàn bộ số tiền của các nhà đầu tư đem gửi vào đó. Khi bạn rút tiền, công ty chứng khoán sẽ chi cho bạn từ tài khoản tổng này. Điều đó có nghĩa là các công ty chứng khoán vẫn quản lý hoàn toàn tiền của bạn, lãi suất không kỳ hạn bạn được hưởng do cty chứng khoán trả (và rất nhiều cty chứng khoán không thèm trả lãi cho nhà đầu tư) chứ không phải ngân hàng trả và tài khoản tiền của bạn ở cty chứng khoán chẳng tiên quan gì tới tài khoản cá nhân của bạn mở tại ngân hàng.
Nếu bạn bảo ngân hàng đã quản lý tiền để mua chứng khoán của bạn, bạn thử hỏi ngân hàng xem họ có kê được số dư tài khoản của bạn được không? 100% là không vì tài khoản tiền mua chứng khoán của bạn do công ty chứng khoán quản lý.


Do đó, khi rút tiền bắt buộc phải thông qua công ty chứng khoán (bằng cách chuyển tiền từ công ty chứng khoán về tài khoản thực sự của bạn ở ngân hàng ), đơn giản vì thằng ngân hàng không thể biết số tài khoản của bạn cũng như bạn có bao tiền, ngân hàng chỉ biết 1 tài khoản tổng duy nhất (là tổng tiền của tất cả các nhà đầu tư).


Để kiểm chứng điều này, bạn để ý khi chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán bạn sẽ phải chuyển tiền vào một tài khoản xyz nào đó của công ty chứng khoán (chứ không phải tài khoản cá nhân của bạn) và phần nội dung bắt buộc ghi rõ chuyển tiền vào tk nào (tôi mở tk ở FPTS và VCBS, đều thấy như vậy).
Khi chuyển tiền như vậy, tiền bạn sẽ đựoc chuyển vào tài khoản tổng (tất nhiên là nằm chưng với tiền của ông khác), còn nhân viên cty chứng khoán sẽ phải dựa vào nội dung chuyển tiền (trong đó có số tài khoản của bạn) để nhập vào một hệ thống riêng, chẳng liên quan gì tới ngân hàng.
Đó cũng là nguyên nhân vì sao khi nộp tiền, đôi bạn khi lại phải gọi điện lên cty chứng khoán xem tại sao tài khoản bạn chưa có tiền do nhân viên chứng khoán chưa kịp cập nhật (nếu ngân hàng quản lý tk của bạn, bạn nộp tiền vào thì có luôn).


Còn đúng bản chất ngân hàng quản lý tiền nhà đầu tư (như Eurocapital đang làm) là không còn tài khoản tổng nữa mà mỗi nhà đầu tư phải mở một tài khoản tại ngân hàng và dùng tài khoản này để mua bán chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ trích tiền từ tài khoản này để mua chứng khoán cho bạn. Công ty chứng khoán chỉ có mỗi nhiệm vụ kiểm tra xem có đủ tiền mua trong tài khoản của bạn không, nếu đủ thì báo ngân hàng phong tỏa (tự động) số tiền cần mua và ngân hàng sẽ chuyển thằng số tiền của bạn qua trung tâm thanh toán bù trừ. Khi bán chứng khoán, tiền bán chứng khoán sẽ tự động chuyển về tài khoản cá nhân này của bạn.


Việc quản lý tài khoản này hoàn toàn do ngân hàng quản lý, tài khoản này bạn có thể dùng để nhận lương, rút qua ATM .... mà không phải thông qua cty chứng khoán nữa (mà có muốn thông qua cũng không được vì cty ck khoán không còn quản lý tiền nữa, thậm chí cty ck còn không được biết số dư tiền của nhà đầu tư, chỉ được phép hỏi xem có đủ ngần này tiền để mua chứng khoán không, ngân hàng chỉ trả lời có hoặc không, chấm hết). Lãi hàng tháng cũng do ngân hàng trả. Sao kê tài khoản tiền cũng do ngân hàng làm. Tài khoản này giống như bất kỳ tài khoản tiền gửi nào mà bạn đã từng mở ở ngân hàng, khỏi mất công chuyển tiền qua mạng (từcty ck về tk của mình)


Tại sao phải để ngânhàng quản lý tiền của nhà đầu tư:


- Nhà nước bắt thế :), theo kế hoạch đâu như tháng 10 này các cty chứng khoán phải chuyển hết tiền sang ngân hàng quản lý (chắc là lại delay phát nữa)
- Cty chứng khoán không có nghiệp vụ quản lý tiền, chỉ ngân hàng mới có nghiệp vụ này, tránh rủi ro (ông nhà nước bảo thế)
- Tăng cường tính minh bạch cho nhà đầu tư, tránh tình trạng sử dụng tiền của nhà đầu tư sai mục đích (có tránh được không thì chưa rõ, nhưng rõ ràng muốn làm gì thì cũng khó hơn)
- Thuận tiện hơn cho nhà đầu tư nộp/rút tiền: bạn có thể nộp/rút bất kỳ nơi đâu có ngân hàng mà bạn mở tài khoản. Giả dụ bạn lên mù căng chải, đang lúc gay cấn thì hết tiền, không có net, điện thoại mất sóng thì làm thế nào liên lạc với cty ck để chuyển tiền về tài khoản ngân hàng của bạn để bạn rút? Nếu theo phương án mới, bạn không cần liên hệ gì tới cty ck cả, chỉ việc ra ngân hàng rút, miễn là tk có tiền.
- bảo mật, cty ck không biết nhà đầu tư đã nộp bao tiền, rút bao tiền, còn bao tiền trong tài khoản.... chỉ có ngân hàng biết (đúng nghiệp vụ của ông ngân hàng)
- còn gì nữa thì ... không nhớ :)

mattien2008
09-07-2008, 10:41 PM
À, ra thế. Nhưng có mấy ý muốn hỏi cho rõ hơn:


1. Bản chất tài khoản tổng thì cũng là để tại ngân hàng và do ngân hàng đếm kiểm thu chi đó chứ công ty chứng khoán có được trực tiếp cầm tiền đâu (Ở thằng FPTS thì BIDV có trụ sở tại đó, nếu nộp thì nộp cho BIDV chứ có phải FPTS đâu, BIDV và FPTS làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, FPTS sở dĩ phải nhập lại lên hệ thống của họ bởi hệ thống đặt lệnh phải verify số dư. Tôi nghĩ CTCK nào cũng thế) -> lập luận trên chưa rõ


2. Cứ cho là tài khoản của từng cá nhân để tại ngân hàng, vậy sẽ xảy ra môt số vấn đề:


- Trong giờ giao dịch có bị phong tỏa cho giao dịch chứng khoán không hay có thể vừa giao dịch chứng khoán vừa rút/chuyển tiền được -> chắc là khó vì chả thằng ngân hàng nào quản lý đựoc rủi ro


- Hạ tầng công nghệ của ông NH với ông chứng khoán có bằng nhau không, ông NH với ông CK có open với nhau không -> kể cả mấy ông VCB, BSC..chắc chả dám


- Lệnh đặt -> gửi qua NH check số dư -> gửi lại -> nếu OK cho đi. Có chậm ko khi đường truyền kết nối lởm (vì tôi biết chi phí đường truyền khá lớn)


- Giả dụ tôi đăng ký 5 tài khoản cá nhân ở 5 ngân hàng khác nhau đều dùng làm giao dịch chứng khoán thì công ty CK có support không. Về lý thuyết thì "phải" bởi tôi là khách hàng và tôi có tiền -> chắc chết


- Trong lúc giao dịch, hệ thống của CTCK kết nối để check số dư tiền của tôi tại NH bị đứt thì tôi sẽ mất cơ hội-> ai là người chịu trách nhiệm khi có đến 3 bên tham gia gồm NH-CTCK và tôi.


- Ngân hàng và CTCK là 2 thành phần khác nhau. UBCK không được phép điều khiển ngân hàng, việc tham gia của NH với vai trò bên thứ 3 vào đây có làm rối rắm thêm không. Khi phát sinh mẫu thuẫn, kiện tụng thì quy trách nhiệm ra sao. hay cuối cùng nhà đầu tư chịu


Ở Tây họ áp dụng cách này là bởi họ cho phép mua khống bán khống. Hệ thống của công ty chứng khoán chỉ làm đúng vai trò môi giới, không phải check số dư tiền nên hình thức này rất OK. Còn ông VN thì râu ông nọ cắm cằm bà kia, kiểu gì cũng chết. Cuối cùng chỉ Nhà đầu tư chịu thôi

thuanviet86
09-07-2008, 11:33 PM
Bác starX giải thích quá chuẩn [Y]


Em là em rất thích chuyển tiền của NĐT về ngân hàng quản lý, chứ cứ để trong tài khoản chung của cty chứng khoán thế này bực bỏ xừ.


Tất nhiên sẽ có lúc nghẽn mạch, dẫn đến việc tài khoản có đủ tiền, nhưng không khớp được lệnh. Nhưng vẫn đỡ tức hơn là để tiền cho cty chứng khoán nó giữ, rồi bọn nhân viên nó "mượn đỡ" tiền của mình.


Rồi lúc cần tiền lại phải chạy lên cty chứng khoán mới rút tiền được, trong khi gần cơ quan em có cả chục ngân hàng.

starX
09-07-2008, 11:56 PM
À, ra thế. Nhưng có mấy ý muốn hỏi cho rõ hơn:


1. Bản chất tài khoản tổng thì cũng là để tại ngân hàng và do ngân
hàng đếm kiểm thu chi đó chứ công ty chứng khoán có được trực tiếp cầm
tiền đâu (Ở thằng FPTS thì BIDV có trụ sở tại đó, nếu nộp thì nộp cho
BIDV chứ có phải FPTS đâu, BIDV và FPTS làm việc với nhau trên cơ sở
chứng từ, FPTS sở dĩ phải nhập lại lên hệ thống của họ bởi hệ thống đặt
lệnh phải verify số dư. Tôi nghĩ CTCK nào cũng thế) -> lập luận trên
chưa rõ


[/quote ]

Sao lại phải nhập lại vào hệ thống
số dư khi mà ngân hàng đã lo việc đó, ngân hàng đã quản lý tk của bạn?
cty ck chỉ cần vấn số dư khi bạn đặt lệnh để đảm bảo bạn có đủ tiền
thanh toán mà thôi (tất nhiên còn vài việc khác như chuyển bản kê khi
tiền bán về...).

Do tài khoản tổng là tài khoản của cty chứng
khoán nên cty ck hoàn toàn có thể sử dụng tùy ý (họ rút ra ăn chơi nhảy
múa bạn có biết không? Ngân hàng cũng chẳng thể ngăn cản vì đó là tk
của cty ck).

thêm nữa: vừa qua lãi suất qua đêm, lãi suất ngắn
hạn tăng vọt, số tiền ở tài khoản tổng của nhà đầu tư rất lớn, đặc biệt
ở các cty ck lớn thì số tiền này có thể hàng trăm, thậm chí hàng ngàn
tỷ. Giả sử cty ck mang hết hoặc một phần số tiền này đem gửi ngắn hạn
lấy lãi thì cũng thu về bội tiền, khỏi phải kinh doanh cho mệt óc
(nguồn: check lại báo chí thời gian trước).

Hoặc tính bài toán
thế này: Tiền trong tk tổng không bao giờ cạn (xác xuất tất cả các nhà
đầu tư tất tay trong 1 ngày là gần như bằng không), do đó luôn có một
tỷ lệ tiền nhất định của nhà đầu tư nằm ở tk tổng. cty ck chỉ cần tính
tỉ lệ để gửi ngân hàng với kỳ hạn xác định (x% gửi 1 tuần, y% gửi 1
tháng, z% gửi 3 tháng) rồi lấy số lãi này trả cho nhà đầu tư không kỳ
hạn với mức thấp hơn nhiều (nếu trả) thì cũng dôi ra một khoản kha khá.
(đã có phần mềm cho cty ck để tính toán việc này).

Ngoài ra
không phải tất cả nhà đầu tư nộp tiền tại ngân hàng, một tỷ lệ nhà đầu
tư sẽ nộp tiền trực tiếp cho cty ck, số tiền này cty có nộp tiếp vào
ngân hàng hay không thì chỉ cty ck biết :)

Đó là một phần nguyên nhân mà các cty ck lớn không mặn mà lắm với việc chuyển tiền sang cho ngân hàng quản lý.


[quote user="mattien2008"]


2. Cứ cho là tài khoản của từng cá nhân để tại ngân hàng, vậy sẽ xảy ra môt số vấn đề:


- Trong giờ giao dịch có bị phong tỏa cho giao dịch chứng khoán
không hay có thể vừa giao dịch chứng khoán vừa rút/chuyển tiền được
-> chắc là khó vì chả thằng ngân hàng nào quản lý đựoc rủi ro


- Hạ tầng công nghệ của ông NH với ông chứng khoán có bằng nhau
không, ông NH với ông CK có open với nhau không -> kể cả mấy ông
VCB, BSC..chắc chả dám


- Lệnh đặt -> gửi qua NH check số dư -> gửi lại -> nếu OK
cho đi. Có chậm ko khi đường truyền kết nối lởm (vì tôi biết chi phí
đường truyền khá lớn)


- Giả dụ tôi đăng ký 5 tài khoản cá nhân ở 5 ngân hàng khác nhau đều
dùng làm giao dịch chứng khoán thì công ty CK có support không. Về lý
thuyết thì "phải" bởi tôi là khách hàng và tôi có tiền -> chắc chết


- Trong lúc giao dịch, hệ thống của CTCK kết nối để check số dư tiền
của tôi tại NH bị đứt thì tôi sẽ mất cơ hội-> ai là người chịu trách
nhiệm khi có đến 3 bên tham gia gồm NH-CTCK và tôi.


- Ngân hàng và CTCK là 2 thành phần khác nhau. UBCK không được phép
điều khiển ngân hàng, việc tham gia của NH với vai trò bên thứ 3 vào
đây có làm rối rắm thêm không. Khi phát sinh mẫu thuẫn, kiện tụng thì
quy trách nhiệm ra sao. hay cuối cùng nhà đầu tư chịu


Ở Tây họ áp dụng cách này là bởi họ cho phép mua khống bán khống. Hệ
thống của công ty chứng khoán chỉ làm đúng vai trò môi giới, không phải
check số dư tiền nên hình thức này rất OK. Còn ông VN thì râu ông nọ
cắm cằm bà kia, kiểu gì cũng chết. Cuối cùng chỉ Nhà đầu tư chịu thôi




Câu hỏi của bạn toàn câu hỏi khoai :)


-
Trong giờ giao dịch có bị phong tỏa cho giao dịch chứng khoán không :
Cái này tùy vào công nghệ mỗi bên, vào liên kết giữa cty ck - ngân
hàng. Ở cty ck Euro thì rút thoải mái số tiền không bị phong tỏa. Khi
đặt mua ck thì số tiền tương ứng sẽ bị phong tỏa, số tiền còn lại bạn
là của bạn. nếu không khớp thì số tiền phong tỏa đó sẽ được giải tỏa
ngay.

- Hạ tầng công nghệ của ông NH với ông chứng khoán có bằng nhau
không, ông NH với ông CK có open với nhau không -> kể cả mấy ông
VCB, BSC..chắc chả dámCái này tùy vào ngân hàng và cty ck.Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều cty ck chưa chuyển sang ngân hàng quản lý được.


- Lệnh đặt -> gửi qua NH check số dư -> gửi lại -> nếu OK
cho đi. Có chậm ko khi đường truyền kết nối lởm (vì tôi biết chi phí
đường truyền khá lớn)


Ngân hàng và cty ck sẽ phải có đường kết nối riêng với nhau (2 đường để backup lẫn nhau), chi phí không cao, khoảng 7-10tr/tháng

- Giả dụ tôi đăng ký 5 tài khoản cá nhân ở 5 ngân hàng khác nhau đều
dùng làm giao dịch chứng khoán thì công ty CK có support không. Về lý
thuyết thì "phải" bởi tôi là khách hàng và tôi có tiền -> chắc chết


về lý thuyết là có, vấn đề là bao lâu :), kết nối 1 ngân hàng còn chật vật nữa là ... :). EuroCapital dự kiến sắp tới sẽ kết nối thêm với
Tech, ACB ....


- Trong lúc giao dịch, hệ thống của CTCK kết nối để check số dư tiền
của tôi tại NH bị đứt thì tôi sẽ mất cơ hội-> ai là người chịu trách
nhiệm khi có đến 3 bên tham gia gồm NH-CTCK và tôi.


trường hợp này sẽ chuyển sang auto by hand :), ngân hàng sẽ phong
tỏa toàn bộ tiền trong các tài khoản và gửi số dư cho cty ck, cty ck sẽ
nhập vào hệ thống, hệ thống chuyển sang chế độ ngắt kết nối với ngân
hàng và check số dư tại cty ck như bây giờ

còn bạn vẫn giao dịch bình thường (thời gian delay tối đa 5 phút)

- Ngân hàng và CTCK là 2 thành phần khác nhau. UBCK không được phép
điều khiển ngân hàng, việc tham gia của NH với vai trò bên thứ 3 vào
đây có làm rối rắm thêm không. Khi phát sinh mẫu thuẫn, kiện tụng thì
quy trách nhiệm ra sao. hay cuối cùng nhà đầu tư chịu


Nhà nước bắt chuyển, ai dám cãi :), tất nhiên trong thỏa thuận giữa
NH-ct CK đều phân rõ vai trò, trách nhiệm mỗi bên, quy trình kiểm soát
cũng như giải quyết các vấn để nảy sinh.

mattien2008
14-07-2008, 05:48 PM
Thầy nói cứ như chuyên gia công nghệ + chính sách ý.


- Đối với công nghệ thì ko gì là ko xảy ra, đôi khi con người là nạn nhân của nó. (Đã xem phim hành động thuộc thể loại này chưa)


- Quy trình kiểm soát, vai trò, trách nhiệm..toàn những thứ 100% con người thôi. Đến tiền của nhà đầu tư nó còn lấy thì chả có gì là không thể.


- Nhà nước bắt, kể thì đúng nhưng nó ko phù hợp thực tế thì sớm muộn cũng hỏng.

krelyz
14-07-2008, 10:04 PM
Không rõ lộ trình của FPTS thế nào nhưng hiện nay BIDV cũng đang quản lý tiền cho FPTS nhưng khi cần rút tiền thì vẫn phải chạy qua FPTS ký giấy (nghe nói có thể chuyển qua mạng nhưng chưa thử, phải có tokencard)





Cậu lạchậu quá.Ở FPTSbọn nóđể ở Ngân hàng ngay từ ngày đầu rồi, tôigửi tiền vào cũng phải qua BIDV ghi rõ số tài khoản cá nhân của mình, rút tiềnthì pải qua FPTS để xác nhận số dư rồi sang BIDV lấy. Sở dĩ phải check cả BIDV và FPTS để tránh rủi ro cho họ (thấy họ giải thích thế vì sợ mình vừa trading vừa rút tiền ý mà). Còn chuyển tiền ko cần token cũng được, bọn này thường có 2 option như trading. Khá ổn.


Hôm nay lại thấy được bình chọn là công ty có dịch vụ hay nhất trong tháng trên web site, có vẻ tốt đấy. ANh em nào buồn thì chuyển về đây cho vui.








Mới mở TK ở EuroCapital, nói chung phê vãi, đồng thời, cạch tới già em VCB, rút tiền lằng nhà lằng nhằng, lãi suất không kỳ hạn thì trả cho mình có 0,15%/năm, trong khi nó ăn 3%/năm. Vậy là nó ăn chặn hàng trăm tỷ của NĐT còn gì nữa

Ghét cay ghét đắng kểu làm của VCBS

Hy vọng FPTS của bác không chơi trò đó

krelyz
14-07-2008, 10:19 PM
2. Cứ cho là tài khoản của từng cá nhân để tại ngân hàng, vậy sẽ xảy ra môt số vấn đề:


- Trong giờ giao dịch có bị phong tỏa cho giao dịch chứng khoán không hay có thể vừa giao dịch chứng khoán vừa rút/chuyển tiền được -> chắc là khó vì chả thằng ngân hàng nào quản lý đựoc rủi ro






Bác biết một mà chưa biết hai rồi, bác lên EuroCapital mở tài khoản đi đã, em mở bên đó rồi, đặt lệnh cái nó phong tỏa bố nó tiền của em rồi, rút bằng niềm tin hả bác?

Lý do lớn nhất các công ty CK hiện tại không muốn chuyển về cho Ngân hàng không phải là công nghệ, không phải là quy trình quy chế, mà là LÃI VAY KHÔNG KỲ HẠN

Với tổng lượng tiền của các NĐT gửi vào kinh doanh chứng khoán ở một công ty lớn như SSI, VCBS, FPTS, Thăng Long, BVSC..lên tới hàng ngàn tỷ, hay lởm như VinCom Secu, Tràng An, Thủ Đô cũng tới cả trăm tỷ, thì việc các công ty CK sử dụng tiền của NĐT kinh doanh lãi qua đêm, lãi không kỳ hạn và chỉ trả nhà đầu tư vài đồng ít ỏi là một khoản lợi nhuận kếch xù đó. Việc này, những ai không được chính dân trong ngành nói chắc không bao giờ biết được đâu bác ạ.



Thử làm phép tính

100 tỷ của NĐT, lãi suất 3%/năm => một tháng có được 250 triệu tiền lãi

VCBS trả nhà đầu tư 0.15%/năm (em là nạn nhân của VCBS đây, bác nào không tin em xin gửi lại toàn bộ thư tịch em trao đổi với bên đó)

VCBS mỗi tháng, với 100 tỷ kiếm được bao nhiêu? xin thưa bác 237 triệu đồng

Vậy là với khoảng 3,000 tỷ dư của NDT tại VCBS, họ một tháng ung dung bỏ túi hơn 7 tỷ đồng ạ

FPTS của bác trả nhà đầu tư bao nhiêu vậy ta để em còn tính hộ bác

Note: Xin thưa em đưa mức lãi suất không kỳ hạn 3% là lởm nhất của các ngân hàng chào rồi đấy ạ

Em đồ là cụ làm ở FPTS, cụ nên dò hỏi phòng kế toán của cụ thì biết thôi

iwunu2
14-07-2008, 10:24 PM
Oạch,


hôm nay e đi rút tiền ở VCBS ở Trần Quang Khải mất đúng 1 tiếng đồng hồ, thêm 30' đi, 30' về tổng cộng mất 2 tiếng. Lên VCBS chuyển tiền vào tk tại VCB, chờ. Xong xuống tầng 3 rút tiền, được thông báo tài khoản không có tiền, check VCBS báođang chờ duyệt.


Hồi xưa lúc nóng chờ rút tiền cả tiếng, giờ đang nguội mà vẫn thế.


Vãi hàng :(

oanh1601
14-07-2008, 11:40 PM
Đọc qua lời của mọi ng mới biết, các cty ck còn nhiều bất cập quá! Thị trường ck dạo này thì vẫn chưa ngóc lên ngay dc. Chán thê thảm!!!

thuanviet86
15-07-2008, 04:33 PM
VDSC (Rồng Việt) thanh toán lãi tiền gửi giao dịch chứng khoán của NĐT là 0.4%/ tháng. Hình như cao nhất trong các cty chứng khoán.

mattien2008
15-07-2008, 08:42 PM
2. Cứ cho là tài khoản của từng cá nhân để tại ngân hàng, vậy sẽ xảy ra môt số vấn đề:


- Trong giờ giao dịch có bị phong tỏa cho giao dịch chứng khoán không hay có thể vừa giao dịch chứng khoán vừa rút/chuyển tiền được -> chắc là khó vì chả thằng ngân hàng nào quản lý đựoc rủi ro









Bác biết một mà chưa biết hai rồi, bác lên EuroCapital mở tài khoản đi đã, em mở bên đó rồi, đặt lệnh cái nó phong tỏa bố nó tiền của em rồi, rút bằng niềm tin hả bác?


Lý do lớn nhất các công ty CK hiện tại không muốn chuyển về cho Ngân hàng không phải là công nghệ, không phải là quy trình quy chế, mà là LÃI VAY KHÔNG KỲ HẠN


Với tổng lượng tiền của các NĐT gửi vào kinh doanh chứng khoán ở một công ty lớn như SSI, VCBS, FPTS, Thăng Long, BVSC..lên tới hàng ngàn tỷ, hay lởm như VinCom Secu, Tràng An, Thủ Đô cũng tới cả trăm tỷ, thì việc các công ty CK sử dụng tiền của NĐT kinh doanh lãi qua đêm, lãi không kỳ hạn và chỉ trả nhà đầu tư vài đồng ít ỏi là một khoản lợi nhuận kếch xù đó. Việc này, những ai không được chính dân trong ngành nói chắc không bao giờ biết được đâu bác ạ.





Thử làm phép tính


100 tỷ của NĐT, lãi suất 3%/năm => một tháng có được 250 triệu tiền lãi


VCBS trả nhà đầu tư 0.15%/năm (em là nạn nhân của VCBS đây, bác nào không tin em xin gửi lại toàn bộ thư tịch em trao đổi với bên đó)


VCBS mỗi tháng, với 100 tỷ kiếm được bao nhiêu? xin thưa bác 237 triệu đồng


Vậy là với khoảng 3,000 tỷ dư của NDT tại VCBS, họ một tháng ung dung bỏ túi hơn 7 tỷ đồng ạ


FPTS của bác trả nhà đầu tư bao nhiêu vậy ta để em còn tính hộ bác


Note: Xin thưa em đưa mức lãi suất không kỳ hạn 3% là lởm nhất của các ngân hàng chào rồi đấy ạ


Em đồ là cụ làm ở FPTS, cụ nên dò hỏi phòng kế toán của cụ thì biết thôi





Sao khổ thế, chơi cờ bạc cáđộ quen rồihay sao mà cái chỗ dànhđể mọi người thảo luận cũng"đồ" với"độ". Thế chơi chứng khoán lâu chưa, mất bao nhiêu rồi.

krelyz
17-07-2008, 11:44 AM
2. Cứ cho là tài khoản của từng cá nhân để tại ngân hàng, vậy sẽ xảy ra môt số vấn đề:


- Trong giờ giao dịch có bị phong tỏa cho giao dịch chứng khoán không hay có thể vừa giao dịch chứng khoán vừa rút/chuyển tiền được -> chắc là khó vì chả thằng ngân hàng nào quản lý đựoc rủi ro









Bác biết một mà chưa biết hai rồi, bác lên EuroCapital mở tài khoản đi đã, em mở bên đó rồi, đặt lệnh cái nó phong tỏa bố nó tiền của em rồi, rút bằng niềm tin hả bác?


Lý do lớn nhất các công ty CK hiện tại không muốn chuyển về cho Ngân hàng không phải là công nghệ, không phải là quy trình quy chế, mà là LÃI VAY KHÔNG KỲ HẠN


Với tổng lượng tiền của các NĐT gửi vào kinh doanh chứng khoán ở một công ty lớn như SSI, VCBS, FPTS, Thăng Long, BVSC..lên tới hàng ngàn tỷ, hay lởm như VinCom Secu, Tràng An, Thủ Đô cũng tới cả trăm tỷ, thì việc các công ty CK sử dụng tiền của NĐT kinh doanh lãi qua đêm, lãi không kỳ hạn và chỉ trả nhà đầu tư vài đồng ít ỏi là một khoản lợi nhuận kếch xù đó. Việc này, những ai không được chính dân trong ngành nói chắc không bao giờ biết được đâu bác ạ.





Thử làm phép tính


100 tỷ của NĐT, lãi suất 3%/năm => một tháng có được 250 triệu tiền lãi


VCBS trả nhà đầu tư 0.15%/năm (em là nạn nhân của VCBS đây, bác nào không tin em xin gửi lại toàn bộ thư tịch em trao đổi với bên đó)


VCBS mỗi tháng, với 100 tỷ kiếm được bao nhiêu? xin thưa bác 237 triệu đồng


Vậy là với khoảng 3,000 tỷ dư của NDT tại VCBS, họ một tháng ung dung bỏ túi hơn 7 tỷ đồng ạ


FPTS của bác trả nhà đầu tư bao nhiêu vậy ta để em còn tính hộ bác


Note: Xin thưa em đưa mức lãi suất không kỳ hạn 3% là lởm nhất của các ngân hàng chào rồi đấy ạ


Em đồ là cụ làm ở FPTS, cụ nên dò hỏi phòng kế toán của cụ thì biết thôi





Sao khổ thế, chơi cờ bạc cáđộ quen rồihay sao mà cái chỗ dànhđể mọi người thảo luận cũng"đồ" với"độ". Thế chơi chứng khoán lâu chưa, mất bao nhiêu rồi.








Hậu sinh của Đại Ca Tùng Say mà thế này thì hơi buồn