PDA

View Full Version : Re: Tình hình hiện nay : Tài khoản nhà đầu tư bị xâm hại ..S.O.S ( VTV1)



potay_cum
16-02-2008, 08:14 PM
Kính các Bác ....



Thị trường 2 sàn đều xuống
đúng là tin buồn ... Nhưng đáng buồn hơn là theo bản tin chừng
khoàn cuối tuần của VTV1 phát lúc 19:50 là :

ĐÃ CÓ HIỆN
TƯỢNG TÀI KHOẢN NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG BỊ XÂM HẠI :

Tiền trong tài khỏan không còn đúng theo như họ biết [/list]

Số cổ phiếu chứng khoán bị biến mất [/list]

Ôi nếu thật sự
chuyện này đã xãy ra thì thưa các Bác

: THẬT ĐÁNG SỢ





Kính mời các bác theo dõi để
biết thêm chi tiết

khangthuoc
17-02-2008, 10:17 PM
Mấy bác báo chí bao giờ chả nghiêm trọng hóa vấn đề.


CTCK trả lãi suất không kỳ hạn, còn thực chất người ta gửi lãi suất qua đêm hưởng chênh lệch. Ai cũng biết cả. Còn CK, ko dám đâu.

thomasfrance
25-02-2008, 11:10 AM
Hiện nay chỉ có EPS là làm tận gốc tận ngọn việc minh bạch này thôi, T đã nói nhiều lần với các bác rồi, nếu NĐT nào thích sự minh bạch thì nên hành động ngay thôi.

EPSvà DAB công bố việc quản lýtài khoản của nhà đầu tư


Ngày 22/2/2008, Công ty CP chứng khoán Gia Quyền (EPS)
và Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) chính thức công bố việc quản lý đến từng
tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán qua Ngân hàng đã thành công trước
hạn định ngày 1/3/2008 theo tinh thần của Quyết định 27 của Bộ Tài
Chính.


Theo đó ngay từ khi thành lập, Công ty CP chứng khoán
Gia Quyền (EPS) đã cùng kết hợp với Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) triển
khai kết nối hệ thống, chạy thử nghiệm và đã tiến hành đưa vào hoạt
động chính thức hệ thống liên kết này vào đầu tháng 8/2007, có nghĩa là
sớm hơn qui định đến 7 (bảy) tháng.


Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật của Ngân hàng TMCP Đông Á
& Công ty CP chứng khoán Gia Quyền (EPS) đã hoàn toàn trong tư thế
sẵn sàng để kết nối với các công ty chứng khoán và Ngân hàng khác. Vì
vậy, bằng những công bố chính thức ngày 22.2 này, EPS và DAB đã tạo cho
các nhà đầu tư một niềm tin vững chắc về việc quản lý các tài khoản và
hỗ trợ tối đa các điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các quyết
định đầu tư của mình.


Thời gian vừa qua, dư luận đã có nhiều ý kiến xoay
quanh vấn đề minh bạch trong việc quản lý tài sản của nhà đầu tư chứng
khoán. Với việc kết nối thành công này, liên kết EPS – DAB mang lại khá
nhiều lợi ích cho các bên liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư:


1.Đối với khách hàng (được hiểu là nhà đầu tư của Công ty chứng khoán và khách hàng của Ngân hàng)


a.Thuận tiện: thay vì phải mang tiền đến Công ty
chứng khoán thì nhà đầu tư có thể nộp hoặc rút tiền của mình một cách
nhanh chóng, an toàn ở bất cứ đâu có điểm giao dịch của Ngân hàng đó
trên toàn quốc.


b.An tâm: khi được một tổ chức chuyên nghiệp quản lý tiền và tài sản.


c.Lợi ích: nhà đầu tư được hưởng tất cả các lợi ích
mà một tài khoản tiền gửi thông thường tại Ngân hàng được hưởng như lãi
suất không kỳ hạn khi tài khoản còn tiền chưa giao dịch, thấu chi, tín
chấp …


2.Đối với Công ty chứng khoán:


a.Công khai, minh bạch: khi chuyển giao phần quản lý
tiền cho Ngân hàng, công ty chứng khoán chứng minh rằng họ rất công
khai và minh bạch trong việc quản lý tài sản của khách hàng.


b.Tập trung vào chuyên môn: việc này giúp họ tập
trung toàn bộ vào hoạt động chuyên môn là môi giới chứng khoán, hỗ trợ
và tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn.


3.Đối với Ngân hàng:


a.Có thêm khách hàng: Ngân hàng sẽ có thêm một lượng khách hàng lớn với số dư và lưu lượng lưu thông tiền cực lớn.


b.Gia tăng các sản phẩm, dịch vụ đi kèm: đây là một
cơ hội lớn để Ngân hàng có thể sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ tài
chính hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, kinh doanh chứng khoán
của mình.


4.Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:


a.Dễ dàng trong quản lý: khi tiền được quản lý bởi
một cơ quan chuyên nghiệp thì chính phủ rất dễ kiểm soát luồn tiền ra
vào thị trường, có thể ngăn chặn các hành vi như rửa tiền hay chuyển
tiền bất hợp pháp.


b.Thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán: sắp tới đây
Luật thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán có hiệu lực, thì việc thông
qua Ngân hàng để kiểm soát việc thu thuế sẽ được tiến hành dễ dàng hơn.


Có thể nói Quyết định 27 ra đời là một hướng đi đúng
đắn của Bộ Tài chính nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư phù hợp với
thông lệ quốc tế, làm cho Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển
vững chắc, từng bước hoà nhập với thị trường tài chính quốc tế và khu
vực. Hiện nay khá nhiều Công ty chứng khoán và Ngân hàng còn gặp những
khó khăn trong việc kết nối hệ thống kỹ thuật với nhau, đồng thời cũng
cần có thời gian để thử nghiệm và hoàn thiện, nhưng trong thực tế, việc
triển khai Quyết định này hiện đang có chiều hướng rất thuận lợi từ sự
ý thức cao cũng như sự nỗ lực của cả hai phía.


Hiện nay, các công ty chứng khoán khác và phía Ngân
hàng cũng đang gấp rút triển khai việc kết nối và tích hợp hệ thống.
Điều này cho thấy, các bên liên quan là Công ty chứng khoán, Ngân hàng
và nhà đầu tư đã nhận thức được rõ quyền lợi, vai trò và trách nhiệm
của mình.


Với tình hình các Công ty chứng khoán ra đời ngày càng
nhiều và lượng tiền đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán ngày càng lớn,
rủi ro tiềm ẩn ngày càng cao thì việc triển khai Quyết định 27 đi vào
thực tiễn là việc làm cấp bách.Thiết nghĩ, UBCKNN nên có một lộ trình
rõ ràng và nhanh chóng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để các Công ty
chứng khoán và Ngân hàng nhanh chóng kết nối được với nhau trong việc
quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư.


Vietstock

thuanviet86
25-02-2008, 01:07 PM
Kính các Bác ....


Thị trường 2 sàn đều xuống đúng là tin buồn ... Nhưng đáng buồn hơn là theo bản tin chừng khoàn cuối tuần của VTV1 phát lúc 19:50 là :


ĐÃ CÓ HIỆN TƯỢNG TÀI KHOẢN NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG BỊ XÂM HẠI :

Tiền trong tài khỏan không còn đúng theo như họ biết [/list]

Số cổ phiếu chứng khoán bị biến mất [/list]
Ôi nếu thật sự chuyện này đã xãy ra thì thưa các Bác


: THẬT ĐÁNG SỢ




Kính mời các bác theo dõi để biết thêm chi tiết





Bác cho biết cụ thể tên cty chứng khoán nào mà mafia thế? Để mọi người cùng biết mà tránh. Thanks.

Elvis Presley
03-03-2008, 07:02 PM
Công ty chứng khoán lạm dụng tài khoản của nhà đầu tư


(Sgtt) Tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán đang bị một số nhân viên công ty chứng khoán và công ty chứng khoán “mượn tạm” phục vụ cho lợi ích của mình, trong khi nhà đầu tư không hề hay biết


Việc công ty chứng khoán (CTCK) mượn tiền, chứng khoán của nhà đầu tư ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay.


Bí mật... “mượn”!


Chị Phan Thị T., nhà đầu tư có số tài khoản... 58 tại CTCK ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) kể, ngày 25.2 vừa qua, nhân viên SBS gọi điện nói rằng kiểm tra tài khoản chị có 40.000 cổ phiếu SBT và hỏi mượn 15.000 SBT bán trước. Chị không đồng ý cho mượn. Ngày 27.2, chị T. đặt bán SBT nhưng lệnh không khớp. Chị hỏi thì SBS trả lời là không có SBT trong tài khoản của chị.


Sau đó, chị được giải thích là hồ sơ lưu ký chứng khoán SBT của chị bị trung tâm lưu ký trả về, bởi số tài khoản của chị khi SBS gởi lên trung tâm bị sai. Lẽ ra phải là ...58, nhưng nhân viên ghi nhầm sang ...55. Theo ông Mạc Hữu Danh, phó tổng giám đốc SBS, trung tâm lưu ký ghi có chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư thì CTCK mới ghi có. Đó là lý do vì sao SBS trả lời không có chứng khoán trong tài khoản chị.


Tuy nhiên, theo chị T., điều mâu thuẫn là khi trung tâm lưu ký trả hồ sơ về thì SBS mới biết là số tài khoản chị sai. Nhưng nếu nhập với số tài khoản sai, tại sao trước đó SBS lại biết chính xác trong tài khoản chị có 40.000 SBT để hỏi mượn? Sau đó, khi chị bán lại trả lời là không có chứng khoán?


Ông Mạc Hữu Danh, người trực tiếp giải quyết vụ việc không giải thích được sự mâu thuẫn này, và thừa nhận lỗi này do phía công ty gây ra.


Theo chị T., trước đây chị có cho CTCK mượn tiền và chứng khoán. Sau vài lần rắc rối, như mượn chứng khoán 2 – 3 tuần mới trả, hoặc nhập nhằng nhân viên nhân danh CTCK... nên chị hạn chế cho mượn.


Theo ông Mạc Hữu Danh, trong giao dịch, có lúc nhân viên vô tình đặt lệnh quá số lượng, phải mượn đỡ chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư để bù qua, sau đó trả lại. “Trường hợp bất khả kháng mới như vậy”, ông nói. Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư, sự vay mượn này của các nhân viên CTCK và của CTCK ngày càng phổ biến từ khoảng tháng 10 – 11.2007 trở lại đây do tâm lý nhà đầu tư không muốn từ chối vì phòng khi... nhỡ có gì CTCK sẽ quan tâm đến mình hơn”.


Mượn hay trộm?


Một nhà đầu tư khác cũng cho biết: không chắc chắn việc liệu có khi nào nhân viên CTCK “mượn” chứng khoán hay tiền trong tài khoản của ông mà ông không biết.


Theo luật sư Nguyễn Chính, đoàn Luật sư TP.HCM, văn phòng luật hợp danh Nghiêm & Chính, việc mượn tạm chứng khoán, tiền của nhà đầu tư để phục vụ lợi ích cho CTCK mà người chủ tài khoản không hay biết có thể gọi đó là hành vi dùng trộm. “Nếu việc này gây thiệt hại đến người chủ tài khoản thì CTCK đã vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, một khi vi phạm và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó”.


Xét về mối quan hệ doanh thương với nhà đầu tư, ông Chính cho rằng CTCK đã xúc phạm lòng tin của nhà đầu tư.

Elvis Presley
03-03-2008, 07:10 PM
Chuyển tài khoản Nhà đầu tư sang Ngân hàng: Còn nhiều khúc mắc




(Dddn) Ngày 1/3/2008 là mốc thực hiện chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư từ Cty chứng khoán sang ngân hàng theo Quyết định 27/2007/QĐ - BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nhiều Cty chứng khoán vẫn chưa thể "vào cuộc"!


Chỉ một số ít Cty như Cty CK Gia Quyền thực hiện việc này ngay từ đầu hay một số Cty đang triển khai như Cty CK Việt, Đại Việt, Á Âu... còn lại đa phần các Cty CK đang "rơi" vào thế kẹt không biết phải "tính" thế nào khi thị trường ảm đạm như hiện nay. Các Cty này cho rằng công nghệ là yếu tố then chốt khiến các Cty chưa sẵn sàng nhập cuộc."Công nghệ" chỉ là ngụỵ biện!Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, nếu công nghệ giữa Cty CK và NH chưa tương thích, hai bên sẽ có giải pháp tìm một "gateway" chung để sử dụng. Nhà đầu tư tuy mất thêm một thao tác đăng nhập vào tài khoản của NH để kiểm tra số dư tài khoản của mình nhưng nếu các Cty CK cho phép NH đặt quầy giao dịch ngay tại Cty thì sẽ hỗ trợ tối đa lợi ích cho nhà đầu tư (NĐT) mà không ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của NĐT. Mặt khác, còn có giải pháp ngân hàng chuyển hết tiền cho NĐT từ đầu ngày, rồi đến cuối ngày mới nhập tài khoản lại...Cần quy định mang tính pháp lý cao!Theo một quan chức của UBCKNN thì trong các báo cáo của các Cty CK gửi về lúc này đều thể hiện tính tích cực trong việc sẽ thực hiện chuyển giao quản lý tiền NĐT từ Cty CK sang NH theo quy định, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cả chủ quan và khách quan nên mốc ngày 1/3/2008 cho việc này đối với nhiều Cty cần phải giãn ra. Quan chức này cũng cho biết, đối với các tài khoản mới thì việc thực hiện chuyển giao này hoàn toàn đơn giản. Tuy nhiên, đối với các tài khoản cũ, nhất là ở một số Cty CK lớn như SSI, Bảo Việt... thì việc chuyển tài khoản của NĐT sang NH do Cty CK lựa chọn cần thời gian không ít để báo cho một lượng lớn NĐT. Đấy còn chưa kể thời gian, thủ tục làm hợp đồng... Một lý do nữa là, trong khi những Cty CK lớn được các NH săn đón, họ còn trong quá trình "thương lượng về mặt lợi ích" thì nhiều Cty nhỏ lại không được các NH mặn mà. Điều này chưa tạo nên được “một đám cưới” tập thể đúng như thời hạn.Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khiến nhiều Cty CK đang trong thế bí do đã "trót" sử dụng tài khoản của NĐT để tự doanh. Theo ý kiến một chuyên gia thì con số Cty này không phải là thiểu số. Trong tình hình thị trường ảm đạm như hiện nay, việc các Cty CK này phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của NĐT tách biệt khỏi tiền của chính Cty CK là điều khó có thể. Nói như một quan chức của UB là "các Cty này phải quay lại thì mới đi được tiếp". Và việc có thể quay lại được hay không lại phụ thuộc vào thị trường có "nóng" hay không?


Về phía UBCKNN, vấn đề lo ngại nhất lúc này là Quy định quản lý việc thực hiện chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư từ Cty chứng khoán sang NH hiện nay chưa thể hiện tính bắt buộc cao, buộc các NH trong việc chịu trách nhiệm trong giao dịch, trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ cũng như trách nhiệm nếu để xảy ra sự chậm trễ, sai lệch thông tin cho NĐT... Hiện nay việc thực hiện vẫn chỉ dựa theo hợp đồng được ký 3 bên: NĐT - Cty CK - NHTM. UBCKNN sau khi xem xét, tổng kết việc thực hiện chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư từ Cty CK sang NH theo Quyết định 27/2007/QĐ - BTC của Bộ Tài chính xem xét ban hành quy định cụ thể về mẫu hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ để tránh việc những NHTM "khôn ngoan" hưởng lợi trong việc chuyển giao tài khoản, gây thiệt hại cho NĐT.

HTLong
03-04-2008, 06:06 PM
Sáng nay, tớ vừa đọc thêm một bài nữa của Đầu tư chứng khoán ngày 2/4 tựa là "Nhà đầu tư bị chôm tiền", trước đó báo Pháp Luật có một loạt bài về "Quyền lực ngần trên TTCK" có đề cập đến vụ này, ghê quá các bác ạ! phải tự cứu mình trước khi trời cứu! [:)]

HTLong
17-04-2008, 11:31 AM
Ngân hàng quản lý tiền của nhà đầu tư từ 1-10







Uỷ ban chứng khoán Nhà nước vừa gửi công văn buộc các công ty chứng khoán phải hoàn thành chuyển giao việc quản lý tiền của nhà đầu tư cho các ngân hàng trước ngày 1-10.





Việc này nhằm thực hiện theo quy định 27/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền gửi và quản lý tiền của các nhà đầu tư chứng khoán mà phải chuyển lại cho ngân hàng, là những tổ chức có chức năng quản lý tiền.

Hiện chỉ có một số công ty hoàn thành việc chuyển giao này, như công ty chứng khoán Gia Quyền, Bản Việt, Kim Eng, ACB, Âu Lạc, Sài Gòn - Hà Nội, Việt, Đông Dương, và Sen Vàng...

Ủy ban cũng đã gửi công văn yêu cầu các công ty chứng khoán nghiêm túc trong việc nhận và xử lý lệnh của các nhà đầu tư. Thời gian qua, ủy ban đã phát hiện một số sai phạm của các công ty chứng khoán trong việc tranh mua, tranh bán với khách hàng.


Theo Thời Báo Kinh tế Sài GònOnline
http://www.thesaigontimes.vn/Home/Tai-chinh/Chung-khoan/4871/