PDA

View Full Version : Thông tin đầu tư



fxpro
01-12-2008, 10:25 AM
USD có thể tiếp tục tăng giá trong tuần tới do nhu cầu của nhà đầu tư và một số thông tin kinh tế vĩ mô khác.



Suy
thoái kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt sẽ tiếp tục củng cố nhu cầu
đối với đồng USD trong tuần này do nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường
chứng khoán, thị trường hàng hóa và những tài sản có độ rủi ro lớn khác
để đầu tư vào kênh đầu tư khá an toàn là đồng tiền của Mỹ.





Đồng
USD trong giao dịch cuối tuần trước tiếp tục tăng giá so với 6 đồng
tiền lớn khác, làm tăng nỗi sợ về suy thoái sâu và và dộng trên toàn
cầu, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư.

Ngày
càng có nhiều những dự liệu ảm đạm về kinh tế Mỹ, bao gồm một báo cáo
trong thứ Sau tuần này sẽ cho thấy có hơn 300.000 người Mỹ mất việc làm
trong tháng 11. Thông tin này có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng
khoán và giúp USD tiếp tục tăng giá.



Theo
chuyên gia của Wells Fargo, USD giữ vững thế tăng là do nhiều nhà đầu
tư trong những năm qua không để ý đến USD khi tình hình tín dụng dễ
dàng kiếm lợi và kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng, hiện đang
buộc phải tìm cách mua USD để thoát khỏi tình thế khó khăn.





USD
tăng giá là do nhu cầu không phải do bản thân đồng tiền này mạnh lên.
Đây là kết quả của việc thiếu USD trong 6 hoặc 7 năm qua. Nếu thị
trường chứng khoán tăng trong đầu tuần này, đồng euro có thể tăng lên
quanh mốc 1,30 USD/EUR.





Dự
đoán, Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ giảm lãi suất trong tuần này ít
nhất là 0,5 điểm phần phần trăm từ mức hiện tại 2,25% vào ngày thứ Sáu.
Điều này sẽ giúp USD tăng giá so với đồng euro, các nhà phân tính cho
hay.



ECB đã phải giảm lãi suất sau khi những ngân hàng trung ương khác
FED và Ngân hàng Trung ương Anh giảm chỉ phí cho vay. Thành viên của
hội đồng ECB, ông Axel Weber cũng từng khẳng định khả năng cân nhắc cắt
giảm thêm lãi suất trong tuần này.



Khánh Hoa
Theo CNBC

fxpro
01-12-2008, 11:47 AM
Giá vàng trong nước giảm nhẹ 30.000 đồng/lượng
trong khi giá vàng thế giới "rơi tự do" trong phiên giao dịch sáng nay.
Trong khi đó, USD đang dần hạ nhiệt.





Cụ
thể, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn trong sáng nay
được niêm yết ở mức mua vào 16,93 triệu đồng/lượng và bán ra 17,02
triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng so với cuối tuần trước.


Giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới hơn 1 triệu
đồng/lượng. Khoảng cách giữa giá mua và bán trong sáng nay ở mức 90.000
đồng/lượng. Giao dịch trên thị trường vàng khá yên ắng.


Dự đoán tuần này giá vàng thế giới sẽ tăng tuần thứ năm liên tiếp vì
đồng USD có khả năng sẽ giảm sâu hơn, tăng nhu cầu của nhà đầu tư đối
với kim loại quý.


Trong tuần trước, giá vàng đã tăng lên mức đáng ngạc nhiên. Đa số nhà đầu tư và nhà phân tích được hỏi đều khuyên nên mua vàng.


Cả tuần trước, USD đã mất giá 1,9% so với sáu loại tiền tệ lớn. Giá
vàng đã từng leo lên mức kỷ lục vào tháng ba do USD trượt giá xuống mức
thấp nhất so với đồng eurro.


Tuy nhiên, vào đầu giờ sáng nay tại thị trường châu Á, giá vàng bất
ngờ giảm giá rất mạnh gần 20 USD/z. Nguyên nhân do các nhà đầu tư nhanh
chóng bán vàng ra chốt lãi sau khi thấy nhiều tín hiệu cho thấy suy
thoái kinh tế toàn cầu đang mạnh lên và có thể gây áp lực giảm giá lên
mặt hàng này.


Đến hiện, tại mức giảm đã được hạ bớt khi giá vàng hiện đang đứng ở
mức 810,9 USD/oz, giảm hơn 5 USD/oz. Giới đầu tư đang chờ diễn biến tại
thị trường New York vào đêm nay do thị trường này có tính quyết định.


Theo Vietnamnet, các chuyên gia tài chính thế giới lo ngại suy thoái
kinh tế thế giới sẽ còn mạnh lên rất nhiều sau khi Nhật vừa công bố vụ
phá sản lớn thứ 2 trong năm nay và Mỹ công bố tổng mức bán lẻ tăng ở
mức thấp nhất trong 3 năm qua.


Những thông tin này có thể sẽ khiến giá cổ phiếu lại giảm ở nhiều
nơi trên thế giới và làm gia tăng sự thua lỗ của các quỹ đầu tư và
khiến họ phải bán vàng để bù lỗ.


Trên thị trường ngoại tệ tự do tại Hà Nội, giá bán USD đã giảm xuống
còn 17.230 đồng. Tại một số điểm thu đổi ngoại tệ, tỷ giá được giao
dịch phổ biến ở mức 17.180 – 17.230 đồng (mua vào – bán ra), giảm 50
đồng so với cuối tuần trước.
Quỳnh Khanh

www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)

fxpro
12-12-2008, 09:06 AM
Trong tháng 11, các quỹ phòng hộ trên thế giới
mất khoảng 64 tỷ USD do kinh tế một số nước châu Á, châu Âu và Mỹ bước
vào suy thoái.





Thị
trườngđi xuốngkhiến các quỹ phòng hộ lỗ18 tỷ USD trong khi tiền bồi
hoàn cho nhà đầu tư lên tới 46 tỷ USD, con số này dựa trên thống kê sơ
bộ từ các quỹ đầu tư được khảo sát.



Tài sản của các quỹ phòng hộ giảm thêm 110 tỷ USD xuống mức 1,65 nghìn tỷ USD, tương đương giảm 13% trong năm nay.



Nguyên nhân do các quỹ cắt giảm nhân sự, thua lỗ lớn và nhà đầu tư rút tiền mạnh nhất kể từ năm 2000.


Tính trung bình, trong tháng 11, tàisản ròng của mỗi quỹ phòng hộ trong số hơn2.000 quỹ trên toàn thế giới giảm 0,4%.


Tài sản của các quỹ phòng hộ đạt mức đỉnh 1,9 nghìn tỷ USD trong vào
tháng 6 năm nay. Theo ước tính của các chuyên gia Morgan Stanley, thua
lỗ trong đầu tư và việc nhà đầu tư rút tiền có thể sẽ giảm trong tháng
này.
Khánh Hoa
Theo Bloomberg

fxpro
31-12-2008, 10:24 AM
Khi Slovakia chính thức sử dụng đồng Euro vào
01/01/2009, số lượng nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ là 16, số
lượng người sử dụng lên tới 330 triệu người.Theo Financial Times và Harris, đồng Euro sẽ chiến thắng USD về phương diện tầm quan trọng trong khoảng thời gian 5 năm nữa.



Khảo sát của Financial Times và Harris cho thấy phần lớn người châu Âu ủng hộ việc mở rộng khu vực sử dụng đồng tiền châu Âu.





Tuy nhiên họ hết sức
bi quan về triển vọng của nền kinh tế, theo họ Ngân hàng Trung ương
châu Âu đã không tiến hành đủ các biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm
phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.





Khi Slovakia
chính thức sử dụng đồng Euro vào 01/01/2009, số lượng nước sử dụng đồng
tiền chung châu Âu sẽ là 16, số lượng người sử dụng đồng Euro như loại
tiền tệ chính sẽ là 330 triệu người.





Từ khi đồng tiền
chung châu Âu bắt đầu được đưa vào sử dụng, vị trí của đồng Euro như
một đồng tiền dùng cho dự trữ ngoại tệ quốc tế được củng cố. Giá trị
đồng tiền trong giao dịch cũng tăng lên.





Theo khảo sát của FT,
70% người Tây Ban Nha, 67% người Pháp, 58% người Đức, 65% người Tây Ban
Nha và đến cả 48% người Mỹ tin rằng đồng Euro sẽ vượt qua USD.





Sau khi đồng Euro
được đưa vào lưu hành và sử dụng chính thức trong kế toán và các giao
dịch tài chính được 3 năm, giá cả các loại hàng hoá tăng mạnh.





Cuối cùng, ¼ số
người khảo sát tin rằng suy thoái kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 1 năm,
kinh tế Anh suy giảm ít nhất 2 năm. 1/3 người Đức tham gia khảo sát cho
rằng kinh tế Đức sẽ không tăng trưởng trở lại trong tương lai gần.





Lam Giang


Theo AFP

fxpro
05-01-2009, 08:44 AM
Chính phủ Mỹ quyết định nối lại hoạt động mua dầu thô
nhập vào kho dự trữ chiến lược (SPR) để tận dụng cơ hội giá dầu rẻ. Giá
dầu hiện đã giảm trên 70% so với mức đỉnh điểm hồi giữa tháng 7/08 và
đang giao dịch quanh ngưỡng 46 USD/thùng.


Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) sẽ tìm kiếm các hợp đồng và
tiến hành các cam kết cho đợt giao hàng gần 20 triệu thùng dầu vào SPR
của chính phủ trong một vài tháng tới. Kho dự trữ này là hệ thống các
ngăn chứa lớn nằm dọc theo vùng duyên hải Louisiana-Texas, hiện đang
chứa khoảng 702 triệu thùng dầu thô.


DOE cho biết sẽ mua 12 triệu thùng để lấp vào lượng
dầu đã được bán từ kho dự trữ này hồi năm 2005 khi xảy ra cơn bão
Katrina làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu ở Vịnh Mêhicô. Bộ cũng sẽ
mua thêm 2,18 triệu thùng nữa để bù vào lượng dầu đáng ra đã được tích
vào kho dự trữ hồi năm ngoái, nhưng Quốc hội Mỹ đã ban hành lệnh cấm
mua vào đến hết năm đó do giá cao và nguồn cung eo hẹp.


Chính phủ Mỹ cũng kêu gọi hoàn trả khoảng 5,5 triệu
thùng dầu mà các cơ sở lọc dầu hồi năm ngoái đã vay tạm sau khi các cơn
bão Gustav và Ike làm gián đoạn nguồn cung.


Các đợt mua vào này cùng với dự trù khoảng 25.000
thùng/ngày cho năm 2009 đã được hoạch định trước đó sẽ đưa kho dự trữ
của chính phủ lên 727 triệu thùng vào cuối năm 2009. Số lượng trên
tương đương với khoảng 70 ngày nhập khẩu dầu mỏ.


DOE đã lên kế hoạch tận dụng giai đoạn giá dầu giảm
mạnh và sẽ sử dụng 600 triệu thùng dầu trong năm 2005 để quay vòng,
đồng thời nhập thêm dầu mỏ. Trong năm ngoái, Mỹ đã sử dụng gần 20 triệu
thùng dầu mỏ mỗi ngày.


SPR được Nhà Trắng thành lập năm 1975 sau hậu quả của
lệnh cấm vận dầu mỏ Arập, nhằm tạo lớp đệm để tránh bị gián đoạn nguồn
cung đột ngột. Quốc hội Mỹ có quyền mở rộng công suất của SPR lên tới 1
tỷ thùng.


AP

fxpro
06-01-2009, 10:34 AM
Sau khi tái lập mốc 18 triệu đồng/lượng vào ngày hôm qua, đến sáng hôm nay, giá vàng trong nước đã đột ngột giảm mạnh.





Giá
vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn trong sáng nay được niêm
yết ở mức mua vào 17,73 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 17,82 triệu
đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua.


Giá vàng rồng Thăng Long của công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết
ở mức mua vào 17,68 triệu đồng/lượng và bán ra 17,80 triệu đồng/lượng,
giảm 200.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua.


Theo VnExpress, giới phân tích cho rằng thị trường còn trong trạng
thái chờ đợi, nhà đầu tư chưa mạnh tay đặt lệnh mua vào, hơn nữa vàng
vẫn đang chịu áp lực bán ra do nhu cầu tiền mặt và tăng thanh khoản cho
các kênh đầu tư khác. Việc giá lên nhanh rồi xuống “từ từ” khiến người
tham gia giao dịch cẩn trọng trước động thái của các quỹ đầu cơ.


Trên thị trường thế giới, giá vàng hạ mạnh nhất trong 2 tuần sau khi
USD hồi phục. Giá vàng giao vào tháng 2/2009 giảm 21,70USD/oz tương
đương 2,5% xuống 857,80 USD/oz tại thị trường New York vào đêm qua.


Theo dự đoán của chuyên gia thuộc ngân hàng UBS AG, trong từ 1 đến 3 tháng tới, giá vàng sẽ ở mức 800 USD/oz.


Trên thị trường ngoại tệ tự do Hà Nội, mỗi USD được các chủ hàng
chào mua với giá 17.490 đồng và bán ra ở mức 17.520 đồng, tăng 30 đồng
và 20 đồng so với sáng hôm qua. Thị trường ngoại tệ được đánh giá là ổn
định sau các quyết định nâng biên độ tỷ giá giao dịch bình quân liên
ngân hàng hôm 25/12 vừa qua.
Quỳnh Khanh

fxpro
07-01-2009, 09:26 AM
Các nhà kinh tế dự đoán USD sẽ tiếp tục tăng giá so với euro và JPY lên mức 1,1 USD/euro và 110JPY/USD vào cuối năm 2009.



Ngày
05/01, USD tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần qua so với đồng euro do
thị trường kỳ vọng kế hoạch kích thích kinh tế của Tân Tổng thống
Barack Obama.





So với euro, USD đã
tăng 2,3% từ 1,3921 USD/euro lên 1,3614 USD/euro. Mức giá này đã chạm
mức cao nhất kể từ ngày 15/12/2008 là 1,3921 USD/euro.





So với JPY, USD đã
tăng 1,5% từ 91,83 JPY lên 93,19 JPY. Trong khi đó, tỷ giá Euro/JPY đã
giảm 0,7% từ 127,76 xuống 126,89. Ngoài ra, USD cũng đã tăng 2,2% lên
5,4710 krone Đan Mạch và tăng 2,1% lên 1,1015 franc Thụy Sĩ.





Bảng Anh cũng tăng giá so với euro.





Các nhà kinh tế dự
đoán USD sẽ tiếp tục tăng giá so với euro và JPY lên mức 1,1 USD/euro
và 110 USD/JPY vào cuối năm 2009. Trong sáu tháng tới, tỷ giá USD/euro
có thể tăng lên 1,3USD/euro.





Trong năm 2009, kinh
tế Mỹ có nhiều triển vọng phục hồi sau khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo
đang đưa ra các kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ nhằm giúp nền kinh
tế Mỹ phục hồi. Tháng 12/2008, Fed đã cắt giảm mức lãi suất cho vay chủ
đạo xuống 0% - 0,25%.





Tân Tổng thống Mỹ
Barack Obama, sẽ chính thức nhậm chức vào 20/01/2009, ông có kế hoạch
sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế lên đến 775 tỷ USD. Trong đó, tổng cắt
giảm thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp sẽ chiếm đến 40% của gói kích
thích này.





Dự báo về đồng euro,
các nhà kinh tế cho rằng đồng tiền này sẽ sụt giảm trong năm 2009.
Nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất
cơ bản trong thời gian tới. Lãi suất cơ bản hiện nay của ECB là 2,5%.





Goldman Sachs dự đoán euro có thể giảm 10% so với các đồng tiền Châu Âu khác, bao gồm Bảng Anh, krone Na-uy và krona Thụy Điển.





Theo Bloomberg, các đồng tiền có tiềm năng tăng giá nhiều nhất trong năm 2009 là đồng real Brasil, đồng ru-pi Indonesia
và đồng zloty Ba Lan. Nguyên do là nhà đầu tư tìm đến với những đồng
tiền mang lại lợi tức cao hơn, và đổ tiền vào những thị trường tài
chính ít sóng gió hơn





Hải Long


Theo Bloomberg

fxpro
12-01-2009, 08:41 AM
Thị trường thời gian gần đây đón nhận nhiều
thông tin tiêu cực như tình hình ngày một tệ hại của kinh tế thế giới,
vụ gian lận tài chính 1 tỷ USD tại Ấn Độ.



Thời kỳ u ám của TTCK châu Á năm 2008 tiếp tục kéo dài sang năm 2009.





Thị trường thời gian
gần đây đón nhận nhiều thông tin tiêu cực như tình hình ngày một tệ hại
của kinh tế thế giới, vụ gian lận tài chính 1 tỷ USD tại Ấn Độ.





Vụ gian lận tài chính
1 tỷ USD tại Ấn Độ gây tổn thất lớn đến niềm tin của nhà đầu tư vào
tình hình quản trị doanh nghiệp của Ấn Độ.





Cổ phiếu của Lenovo
tại thị trường Hồng Kông hạ 21% sau khi hãng máy tính cá nhân hàng đầu
thế giới này dự báo thua lỗ lần đầu tiên trong 3 năm.





Cổ phiếu của Shanghai
Electric Group, tập đoàn điện lực của Trung Quốc, hạ 18% sau thông tin
lợi nhuận tập đoàn không được như dự kiến.





Cổ phiếu của Satyam ,
tập đoàn dịch vụ phần mềm lớn thứ 4 của Ấn Độ, hạ 87% sau khi chủ tịch
của Satyam cho biết ông đã làm giả sổ sách kế toán, thổi phồng tài sản
của công ty thêm hơn 1 tỷ USD. Chỉ số India Sensitive hạ nhiều nhất so
với các thị trường chứng khoán châu Á khác.





Chỉ số MSCI của TTCK châu Á hạ 0,3% xuống mức 89,85. Chỉ số này hạ 43% trong năm 2008.





Chỉ số Nikkei 225 của
TTCK Nhật hạ 0,3%, chấm dứt khoảng thời gian tăng điểm 4 tuần liên
tiếp. Chỉ số Kospi của TTCK Hàn Quốc kết thúc tuần tăng 2% sau khi Ngân
hàng Trung ương Hàn Quốc hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và tuyên bố
nền kinh tế nước này đang đi xuống nhanh chóng.





TTCK châu Âu lạc quan nhờ kế hoạch cứu nền kinh tế của các chính phủ





TTCK châu Âu tăng
điểm đến tuần thứ 2 liên tiếp trước dự đoán kế hoạch kích thích tăng
trưởng kinh tế của chính phủ và những đợt cắt giảm lãi suất sẽ giúp hồi
phục kinh tế toàn cầu.





Chỉ số Dow Jones
Stoxx 600 tăng 1,6% lên mức 207,82 điểm, TTCK châu Âu như vậy có tuần
tăng điểm đầu tiên từ tháng 7/2008. Chỉ số này đã hồi phục 14% từ mức
thấp ngày 21/11, thị trường kỳ vọng vào kế hoạch phục hồi kinh tế Mỹ
của Tổng thống đắc cử Obama và những đợt cắt giảm lãi suất cơ bản liên
tiếp tại châu lục này.





Chỉ số Stoxx 600 hạ
46% trong năm 2008, mức hạ theo năm tệ hại chưa từng có bởi thua lỗ tín
dụng tại các tổ chức tài chính lên vượt mức 1 nghìn tỷ USD và kinh tế
Mỹ, châu Âu, Nhật suy thoái.





Lam Giang


Theo Bloomberg

fxpro
14-01-2009, 09:46 AM
Nhiệm vụ lớn nhất của tân CEO cho Yahoo sẽ là giúp Yahoo tăng trưởng trở lại sau khoảng thời gian thua lỗ liên tiếp.Bà
Carol Bartz sẽ chính thức trở thành giám đốc điều hành mới của Yahoo.
Theo thông báo mới nhất của Yahoo, bà sẽ nhận chức vụ mới ngay lập tức.




Chủ tịch Susan Decker
sẽ rời khỏi chức vụ sau thời gian chuyển giao công việc. Ông Jerry
Yang, người đồng sáng lập ra Yahoo năm 1994 và từng là CEO của hãng,
tháng 11/2008 đã đồng ý từ chức.





Bà Bartz trước đây
từng là CEO của Autodesk từ năm 1992 đến năm 2006, sẽ phải giải quyết
vấn đề lớn nhất là giúp Yahoo tăng trưởng trở lại sau khi công ty này
từ chối thương vụ thâu tóm trị giá 47,5 tỷ USD vào năm trước.





Bà cũng sẽ phải học
kinh doanh trong lĩnh vực mới là quảng cáo trên mạng Internet. Trong
lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo trên mạng Internet, Yahoo đứng thứ 2 chỉ
sau Google.





Yahoo có trụ sở chính tại Sunnyvale – California. Cổ phiếu của Yahoo hạ 12 cent xuống mức 12,10USD/cổ phiếu tại thị trường New York. Cổ phiếu của Yahoo hạ 48% trong năm 2008.





Microsoft đã đưa ra
mức giá cổ phiếu 33USD/cổ phiếu cho Yahoo vào năm 2007, sau đó đã ngừng
tham gia thương vụ này bởi hai bên không thể nhất trí về mức giá và các
điều khoản của hợp đồng.





Autodesk
là công ty phần mềm chuyên về đồ họa cả 2D lẫn 3D với những phần mềm mà
cả thế giới đều biết như AutoCAD., đây là phần mềm dễ sử dụng để xây
dựng các khối hình họa các chuyên nghanh cơ khí, diện , điện tủ, xây
dựng...





Ngọc Diệp


Theo Bloomberg

fxpro
01-02-2009, 11:39 AM
Tâm điểm của thị trường sẽ là báo cáo về tình hình thị trường việc làm tháng 1/2009 của chính phủ vào thứ Sáu (ngày 06/02). 102 công ty thông báo kết quả kinh doanh.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã khép lại một tháng 1 tệ hại nhất trong lịch sử, triển vọng tháng 2 cũng không mấy sáng sủa hơn.



Tuần tới, thị trường sẽ đón nhận những báo cáo về mọi mặt của nền kinh tế trong đó có tiêu dùng của người dân, doanh số bán lẻ, tình hình sản xuất và nhà đất.


Tâm điểm của thị trường sẽ là báo cáo về tình hình thị trường việc làm tháng 1/2009 của chính phủ vào thứ Sáu. Theo tính toán của các chuyên gia, nhiều khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sa thải thêm nửa triệu nhân công trong tháng đầu của năm 2009.


Lợi nhuận của các công ty nhiều khả năng sụt giảm đến tháng thứ 6 liên tiếp. Tính đến hết tuần trước, 193 công ty thuộc chỉ số S&P 500 đã công bố lợi nhuận quý 4/2008, lợi nhuận doanh nghiệp cho đến nay giảm 35,2% so với một năm trước.


34% trong nhóm công ty đã công bố kết quả kinh doanh không đạt dự báo của các chuyên gia.


Tuần tới sẽ có 102 công ty thông báo kết quả kinh doanh trong đó có đáng chú ý nhất có Merck, Cisco Systems, Walt Disney và Motorola


Ngày thứ Hai (ngày 02/02): Thông tin về thu nhập cá nhân. Nhiều khả năng thu nhập cá nhân giảm 0,4% trong tháng 12/2008 sau khi giảm 0,2% trong tháng 11/2008. Thu nhập của người dân đi xuống, tiêu dùng cũng tiếp tục giảm. Tiêu dùng tháng 12/2008 có thể đã giảm 0,9% sau mức giảm 0,6% của tháng 11/2008.


Viện quản lý nguồn cung (ISM) thông báo chỉ số về lĩnh vực sản xuất tháng 1/2009. Chỉ số này nhiều khả năng giảm xuống mức 32 điểm từ mức 32,4 điểm trong tháng 12/2008.


Ngày thứ Ba (ngày 03/02): Doanh số nhà chờ bán tháng 12/2008 và kết quả kinh doanh của Merck; Dow Chemical; Motorola; PNC Bank; Disney; Met Life. Nhiều khả năng mức doanh số này không thay đổi nhiều sau khi đã giảm 4% trong tháng trước đó.


Báo cáo doanh số ô tô tháng 1/2009 sẽ được công bố trong ngày.


Buổi sáng, Ủy ban ngân hàng Thượng nghị viện nhóm họp để bàn cách hiện đại hóa hệ thống thể chế tài chính của Mỹ.


Trong buổi chiều, Ủy ban dịch vụ tài chính Hạ nghị viện có phiên điều trần về thị trường tín dụng và nhà đất.


Ngày thứ Tư (ngày 04/02): Báo cáo về thị trường việc làm được công bố trước giờ giao dịch và kết quả kinh doanh của Time Warner; Kraft; Cisco; Prudential; Sunoco và Visa.


Nhiều khả năng đã có thêm 515 nghìn người Mỹ mất việc trong tháng 1/2009 sau khi giới chủ Mỹ sa thải 693 nghìn người trong tháng 12/2008. Báo cáo này sẽ là một phần cho báo cáo về thị trường việc làm vào thứ Sáu (ngày 06/02).


Viện quản lý nguồn cung thông báo số liệu về lĩnh vực dịch vụ. Các chuyên gia dự báo chỉ số này giảm xuống mức 39 từ mức 40,1 trong tháng 12/2008.


Ngày thứ Năm (ngày 05/02): Số lượng người Mỹ tuyên bố thất nghiệp lần đầu dự kiến tăng lên mức 592 nghìn người từ mức 588 nghìn người của tuần trước đó. Kết quả kinh doanh của MasterCard; Unilever; Hartford Financial; News Corp được thông báo.


Chính phủ thông báo số lượng đơn đặt hàng các nhà máy, theo dự báo của các chuyên gia, số lượng đơn đặt hàng tháng 12/2008 có thể đã giảm 3% sau khi giảm 4,6% trong tháng 11/2008.


Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nhóm họp về vấn đề lãi suất cơ bản đồng euro. Tuần trước, FED đã họp bàn và duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục đồng thời nhận định tình hình kinh tế đã đi xuống nhiều.


Ngày thứ Sáu (06/02): Số liệu chính thức về thị trường việc làm Mỹ được công bố. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1/2009 nhiều khả năng tăng lên mức 7,5% từ mức 7,2% tháng 12/2008.

Ngọc Diệp
Theo CNN

fxpro
01-02-2009, 11:52 AM
Nhà đầu cơ tài chính nổi tiếng còn nhận xét các kế hoạch hỗ trợ hệ thống tài chính hiện nay chỉ mang lại tác động trong ngắn hạn.
Nhà đầucơ hàng đầu phố Wall George Soros nhận định chính phủ Mỹ cần tái cấp vốn các ngân hàng, tuy nhiên nênxem xét tạo ra ngân hàng tốt khigiải quyết số tài sản xấu.



Phát biểu với Reuters tại Diễn đàn kinh tế thế giới, nhà đầu tư tài chính nổi tiếng này nhận xét kế hoạch kích thích ngành tài chính và việc lập ra một ngân hàng để thâu tóm các loại tài sản xấu, khoản vay xấu của các ngân hàng sẽ có tác động tốt giải quyết căng thẳng cho nền kinh tế.


Tuy nhiên ông cho rằng những biện pháp trên chỉ là tạm thời:”Cho đến nay thị trường cần thêm khoảng 1.500 tỷ USD, nhiều hơn rất nhiều so với số tiền 700 tỷ USD trước đây trong Chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) hay còn gọi là Kế hoạch 700 tỷ USD. Tiền trong kế hoạch 700 tỷ USD trước đây đã được sử dụng không hợp lý.”


Ông nói:”Nếu là tôi, tôi sẽ giải quyết mọi chuyện theo cách khác. Tôi sẽ duy trì vốn cùng với tài sản xấu trong ngân hàng xấu (bad bank) và sau đó lập ra một ngân hàng mới với những tài sản tốt và tái cấp vốn cho ngân hàng đó, cổ đông sẽ có cơ hội để đầu tư thêm tiền. Như vậy ngân hàng sẽ tiến hành cho vay tiền.”


Ông cho rằng cấu trúc tài chính mà bao lâu nay thị trường vẫn thừa nhận đã sụp đổ, thế giới choáng váng khi cơn bão tài chính lan ra toàn cầu và tác động lớn đến các nền kinh tế.


Theo Soros, sự kiện ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu bước ngoặt quan trọng của hệ thống tài chính, cho thấyhệ thống tài chính hiện đang tồn tại bằng một cái phao cứu sinh giả tạo.


Thu Giang

fxpro
02-02-2009, 08:52 AM
Ngoài ra chính phủ Nhật còn cho biết sẵn sàng
cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vay 100 tỷ USD để củng cố khả năng tài
chính cho tổ chức này.

Nhật chuẩn bị đưa ra kế hoạch dành ít nhất 17 tỷ USD trong 3 năm để hỗ trợ các nước châu Á ứng phó với khủng hoảng tài chính.





Trong phát biểu tại
Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thủ tướng Nhật cũng cho biết Nhật
sẵn sàng cho Quỹ tiền tệ quốc tế vay 100 tỷ USD bằng tiền từ dự
trữngoại tệ của nước này và kêu gọi các cường quốc khác hành động
tương tự.





Thủ tướng Nhật phát
biểu như sau:”Việc đảm bảo thanh khoản USD cho những nước lớn, nước nhỏ
và mới nổi là điều hết sức cần thiết. Chúng tôi mong muốn những nước
xuất khẩu dầu mỏ và nước có dự trữ ngoại tệ lớn hành động tương tự.”





Đại diện của chính
phủ Nhật cho biết số tiền hỗ trợ của chính phủ Nhật cho các nước châu Á
tối thiểu là 17 tỷ USD. Số tiền có thể tăng lên và khoảng thời gian hỗ
trợ giảm.





Thủ tướng Nhật cũng cho biết nước này sẽ đưa ra kế hoạch giảm lượng khí thải vào tháng 6/2009.





Nhật cho biết đến năm 2050 họ sẽ cố gắng giảm lượng khí thải xuống mức thấp hơn 60% đến 80% so với mức khí thải năm 2005.





Nhận xét về kinh tế
Nhật và nhiều nền kinh tế khác, Thủ tướng Nhậtnhậnđịnhđồng yên đã
tăng giá mạnh so với nhiều loại tiền tệ khác tác động tiêu cực đến xuất
khẩu Nhật. Mỗi quốc gia cần cố gắng tăng tiêu dùng nội địa và cố gắng
phát triển kinh tế độc lập.



www.vinafox.com






Ngọc Diệp


Theo FT

fxpro
03-02-2009, 09:18 AM
Cổ phiếu nhóm ngành tài chính và công nghệ hạ
mạnh. Thua lỗ lớn tại Hitachi và tập đoàn tài chính Mizuho khiến nhà
đầu tư dự báo suy thoái kinh tế sẽ còn tiếp tục.



Cổ phiếu của Hitachi giảm 17% tại thị trường Tokyo sau khi hãng này dự báo thua lỗ kỷ lục.





Cổ phiếu của Mizuho, tập đoàn tài chính lớn thứ hai Nhật, hạ 6,6% sau khi công bố thua lỗ quý thứ 2 liên tiếp.



Chỉ số Nikkei 225
của TTCK Nhật hạ 1,5%; chỉ số Hang Seng của TTCK Hồng Kông hạ 3,14%;
chỉ số Kospi của TTCK Hàn Quốc hạ 1,3%; chỉ số Strait Times của TTCK
Singapore hạ 2,36%; chỉ số Shanghai Composite tăng 1,06%; chỉ số Bombay
SE Sensitive hạ 3,76%.

Thị trường chứng khoán Đài Loan, Philippin, và Srilanka tăng điểm.





Chỉ số MSCI của TTCK châu Á hạ 2,1% xuống mức 81,42 điểm tại thị trường Tokyo.
Cứ 3 cổ phiếu mất điểm mới có 1 cổ phiếu lên điểm. Chỉ số MSCI từ đầu
năm đến nay hạ 9,1% do tình hình lợi nhuận doanh nghiệp ngày càng đi
xuống.





Đại diện chính phủ
Trung Quốc cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc áp dụng thêm một
số biện pháp mới để kích thích kinh tế tăng trưởng ngoài gói 584 tỷ USD
đã được công bố hồi năm ngoái.





Các công ty sản xuất
ô tô, hàng điện tử Nhật cho đến nay đã cắt giảm dự báo lợi nhuận bởi
nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Nhật giảm và đồng yên mạnh tác động
lớn tới doanh thu xuất khẩu.





Theo South China
Morning Post, thị trường cho thuê văn phòng của Hồng Kông sẽ chững lại
trong năm 2009, khủng hoảng tài chính ngày một gây ra nhiều tác động,
nhu cầu văn phòng vì thế cũng giảm theo khi các công ty ngày một tiết
kiệm chi phí.





Hàn Quốc mới đây thông báo xuất khẩu tháng 1/2009 giảm 32,8% so với 1 năm trước.





Chính phủ các nước
trên thế giới đang đẩy nhanh nỗ lực hồi sinh nền kinh tế. Quỹ tiền tệ
quốc tế dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 có thể sẽ chỉ là
0,5%.




www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)



Thu Giang


Theo Bloomberg

fxpro
04-02-2009, 08:52 AM
Tháng 12/2008 thị trường nhà đất Mỹ chứng kiến
thay đổi tích cực đầu tiên trong vòng 4 tháng. Doanh số nhà chờ bán
tăng vì giá nhà đất ở mức hấp dẫn người mua.



Số
lượng nhà đang chờ bán tại Mỹ đang tăng trở lại trong tháng 12/2008.
Các nhà đầu tư đang quay trở lại với thị trường này nhằm tận dụng lợi
thế giá thấp và lãi suất cho vay thế chấp đang ở mức thấp.





Chỉ số nhà bán ra
trong tháng 12/2008 của Hiêp hội các nhà môi giới bất động sản quốc gia
(The National Association of Realtors Pending Home) tăng 6,3% lên 87,7
điểm, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 8/2008.





So sánh với cùng kỳ
năm 2007, số lượng nhà giao dịch thành công tăng 2,1% trong tháng
12/2008. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế trước đó, tình hình
hoạt động của thị trường nhà đất tại Mỹ trong tháng này sẽ không có
nhiều thay đổi.





Tuần trước, Hiệp hội
môi giới bất động sản quốc gia NAR công bố sự thay đổi tích cực bất ngờ
của thị trường nhà đất Mỹ trong tháng 12/2008 chủ yếu do giá nhà đất đã
giảm mạnh nhất trong vòng 40 năm.





Tuy nhiên số lượng nhà bán ra cho các hộ gia đình đơn lẻ tại Mỹ trong tháng 12/2008 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1994.





Sự ổn định của thị trường nhà đất là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phục hồi của nền kinh tế.





Giá nhà đất giảm kèm
theo sự suy sụp của TTCK cũng như thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng rất
nhiều tới chi tiêu của người tiêu dùng vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế
Mỹ.




www.vinafox.com



Thành Long


Theo CNBC

fxpro
05-02-2009, 08:54 AM
TTCK Mỹ tăng điểm vào đầu phiên, sau đó lại mất
điểm khi Kraft Foods và Walt Disney thông báo kết quả kinh doanh không
đạt dự báo của các chuyên gia.



Nhà
đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu nhóm ngành tiêu dùng. Nguyên nhân khác
khiến thị trường mất điểm là nhà đầu tư lo ngại về Bank of America.





Vào đầu phiên, thị
trường Mỹ tăng điểm khi Viện quản lý nguồn cung (ISM) thông báo công
việc kinh doanh của lĩnh vực phi sản xuất tháng 1/2009 suy giảm ít hơn
dự kiến. Lý do khác khiến thị trường tăng điểm lúc đó là nhà đầu tư dự
đoán Nhà Trắng sẽ đảm bảo một số tài sản mất tính thanh khoản trong nỗ
lực hỗ trợ ngành tài chính.





Chỉ số Standard &
Poor’s 500 hạ 0,8% xuống mức 823,32 điểm dù tăng 1,6% vào đầu phiên.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 121,7 điểm tương đương 1,5% xuống mức
7.956,66 điểm. Chỉ số Russell 2000 hạ 1%.





Cổ phiếu nhóm ngành tài chính cũng tăng mạnh vào đầu phiên sau đó mất điểm và đóng cửa phiên giao dịch hạ 1%.





Đáng chú ý, cổ phiếu
của một số công ty bất động sản lớn tăng điểm mạnh. Cổ phiếu của CB
Richard Ellis, hãng bất động sản thương mại lớn nhất thế giới, tăng
12%, mức tăng mạnh nhất so với các cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500
trong phiên giao dịch ngày hôm qua.





Cổ phiếu của Jones
Lang LaSalle, hãng bất động sản lớn thứ hai thế giới, tăng 17% sau khi
công bố lợi nhuận quý 4/2008 vượt dự báo.





Cổ phiếu của Disney,
công ty truyền thông lớn thứ 2 của Mỹ, hạ 7,9% sau khi công bố lợi
nhuận giảm 1/3. Cổ phiếu của Kraft Foods, hãng sản xuất thực phẩm lớn
thứ 2 thế giới, hạ 9,2% sau khi hãng thông báo doanh thu của hãng sẽ
không đạt dự báo trước đây bởi USD mạnh khiến lợi nhuận từ nước ngoài
giảm.





Cổ phiếu của Bank of
America hạ 11% xuống mức thấp nhất trong 18 năm bởi lo ngại ngân hàng
lớn nhất Mỹ tính theo tài sản này sẽ cần thêm hỗ trợ của chính phủ.





Chỉ số S&P 500 hạ
7,9% trong năm 2009 sau khi những công ty từ Microsoft cho đến Procter
& Gamble thông báo kết quả kinh doanh thất vọng và kinh tế Mỹ suy
giảm với tốc độ mạnh nhất trong 26 năm.





Chỉ số này dù đã hạ
trong năm 2009 song vẫn ở mức cao 20% so với mức thấp nhất trong 5 năm
thiết lập ngày 20/11/2008. Nhà đầu tư lạc quan về những biện pháp ứng
cứu thị trường của chính phủ Mỹ.



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)






Ngọc Diệp


Theo Bloomberg

fxpro
06-02-2009, 09:36 PM
Cổ phiếu nhóm ngành công nghệ và ngân hàng tăng điểm mạnh trước dự đoán biện pháp ứng cứu thị trường của chính phủ trên toàn thế giới sẽ giải quyết được khủng hoảng.




Các thị trường đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay (ngày 06/02). Chỉ số Nikkei 225 tăng 1,6%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 3,9%.


Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,9% lên mức 83,32 điểm tại thị trường Tokyo. Cứ 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm. Chỉ số này hạ 7% trong năm 2009. Năm 2008, chỉ số này hạ 43%, khủng hoảng tín dụng đẩy những nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái.


Tuần này, chỉ số này không có nhiều thay đổi bởi đón nhận quá nhiều những thông tin tốt xấu đan xen. Chính phủ Nhật, Úc và Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp mới để cứu thị trường. Toyota, hãng ô tô hàng đầu thế giới, trong tuần buộc phải hạ dự báo lợi nhuận bởi nhu cầu ô tô tại Mỹ, Nhật đi xuống. Cổ phiếu của Toyota sau thông tin trên mất điểm nhẹ.


Cổ phiếu của Lenovo, hãng sản xuất máy tính cá nhân lớn thứ 4 thế giới, tăng 10% tại thị trường Hồng Kông sau khi hãng chính thức thông báo thay đổi bộ máy lãnh đạo và tái cơ cấu.


Cổ phiếu của Canon, hãng có 1/3 doanh số đến từ thị trường Mỹ, tăng 4,9% tại thị trường Tokyo bởi đồng yên sụt giảm so với USD khiến triển vọng lợi nhuận của hãng trở nên sáng sủa hơn.


Đồng yên đang hướng tới tuần hạ giá thứ 2 so với USD và euro. Đồng yên hạ xuống mức 92,25 yên/USD, mức thấp nhất từ ngày 08/01/2009, từ mức 89,28 yên/USD đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (ngày 05/02) tại thị trường Tokyo.


Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner sẽ phát biểu tại Washington ngày thứ Hai tuần tới (ngày 09/02) thông báo về kế hoạch hỗ trợ ngành ngân hàng. Kế hoạch này sẽ bao gồm đảm bảo tài sản thiếu thanh khoản cho các ngân hàng và một số biện pháp khác.

www.vinafox.com (http://www.vinafox.com/)
Thu Giang
Theo Bloomberg

fxpro
09-02-2009, 09:51 AM
Nhà đầu tư trên TTCK Mỹ sẽ nắm được thông tin
đầy đủ hơn về “sức khỏe” của nền kinh tế cũng như kết quả lợi nhuận của
các doanh nghiệp.
> Kinh tế - tài chính thế giới tuần qua (http://*****.vn/2009020803402065CA0/kinh-te-tai-chinh-the-gioi-tuan-qua.chn" title="Kinh tế - tài chính thế giới tuần qua)


Bộ trưởng Tài Chính Mỹ ngày thứ Hai (ngày 09/02) sẽ giải thích về kế hoạch của Tổng thống cứu nền kinh tế của Tổng thống Obama.





Hai hãng đồ uống lớn
của Mỹ là Coke và Pepsi công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008 vào ngày
thứ Năm và thứ Sáu. Nhiều khả năng kết quả này sẽ tốt hơn thời kỳ 1 năm
trước.





Coke vẫn kỳ vọng vào
tăng trưởng tại thị trường mới nổi để bù lại cho sự đi xuống của thị
trường Bắc Mỹ. Pepsi đang tập trung phát triển thị trường và sản phẩm
mới sau khi đã tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm trong nhiều năm qua.





Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch giải cứu





Ngày thứ Hai (ngày
09/02) Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ thông báo kế hoạch cứu nền kinh tế của
chính phủ Tổng thống Obama. Trong lần phát biểu này của ông, dự kiến
ông sẽ thông báo về kể hoạch giúp các ngân hàng loại bỏ được những tài
sản xấu, giảm tỷ lệ thu hồi nhà đất và ngoài ra là sử dụng tiền của
người đóng thuế một cách hợp lý để giúp kinh tế tăng trưởng tốt.





NYSE Euronext công bố lợi nhuận quý 4/2008





NYSE Euronext sẽ công bố lợi nhuận quý 4/2008 vào sáng ngày thứ Hai. Người đứng đầu sở giao dịch chứng khoán New York đang cố gắng củng cố thị phần thông qua cấu trúc định giá mới





Báo cáo về cán cân thương mại, doanh số bán lẻ





Chính phủ sẽ thông
báo về cán cân thương mại vào ngày thứ Tư (ngày 11/02). Dự kiến cán cân
thương mại sẽ thu hẹp còn 8% từ mức 40,4 tỷ USD tháng 12/2008 xuống mức
37 tỷ USD trong tháng 1/2009. Nguyên nhân chính là kinh tế toàn cầu đi
xuống và giá dầu hạ.





Ngày thứ Năm (ngày 12/02) Chính phủ sẽ công bố doanh số bán lẻ tháng 1/2009 và số lượng người thất nghiệp theo tuần.




www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)



Thu Giang


Theo Bloomberg

fxpro
10-02-2009, 09:03 AM
Nguyên nhân chính là khủng hoảng kinh tế ngày một tệ hại và ảnh hưởng của tín dụng thắt chặt lên những công ty nhỏ.



Tháng
1/2009, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật phá sản tăng 15,8% so với 1 năm trước.
Chỉ riêng trong tháng 1, đã có 1.360 doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ phá
sản theo tháng cau nhất trong 6 năm.





Trong số những doanh
nghiệp niêm yết, số các vụ phá sản lên mức cao nhất so với bất kỳ một
năm tài khoá nào từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tổng số công ty
phá sản chỉ trong tháng 1/2009 là 35, trong đó có một doanh nghiệp bất
động sản lớn.





Những công ty lớn của
Nhật tăng mạnh vay tiền. Điều kiện thị trường không thuận lợi, các ngân
hàng không còn nhiều khả năng cho công ty nhỏ vay tiền.





Công ty nghiên cứu
thị trường Tokyo Shoko dự báo tình hình phá sản của doanh nghiệp sẽ
tiếp tục căng thẳng, ít nhất là trong ngắn hạn bởi các vụ phá sản đã
không chỉ diễn ra trong lĩnh vực điện tử, hàng bán dẫn mà còn nhiều
lĩnh vực khác.





Hãng ô tô lớn thứ 3
của Nhật là Nissan cho biết sẽ sa thải khoảng 20 nghìn nhân công và
công bố thua lỗ lần đầu tiên trong 9 năm, suy thoái kinh tế toàn cầu
khiến nhu cầu ô tô giảm, đồng yên tăng giá, lợi nhuận các hãng xe đi
xuống.





Dự kiến năm tài khoá
kết thúc ngày 31/03/2009, công ty sẽ thua lỗ 2.91 tỷ USD. Doanh số của
Nissan tại thị trường Mỹ tháng 1/2009 hạ bởi người Mỹ thắt chặt chi
tiêt.





Lần sa thải 9% tổng
nhân sự này của Nissan là kết thúc buồn cho một tháng một loạt các hãng
xe của Nhật công bố lợi nhuận giảm và hãng điện tử lớn như Panasonic và
NEC sa thải nhân công.




www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)



Thu Giang


Theo Bloomberg,FT

fxpro
11-02-2009, 10:28 AM
Số thượng nghị sỹ **** Cộng Hòa ủng hộ kế hoạch
vẫn chỉ là 3. Đại diện phe thiểu số tại Thượng viện hối thúc các thượng
nghị sỹ bỏ phiếu chống đối với kế hoạch.



Thượng
Viện Mỹ chính thức chấp thuận kế hoạch 838 tỷ USD đối với kế hoạch cứu
kinh tế của Tổng thống Obama. Số phiếu thuận/chống là 61/37





Trong buổi họp tối
ngày 10/02, Tổng thống Obama phát biểu:”Chúng ta không thể dựa hoàn
toàn vào chính phủ để tạo ra công ăn việc làm hay giúp kinh tế tăng
trưởng, tuy nhiên trong thời khắc quan trọng này, khi lĩnh vực tư nhân
đã suy yếu quá nhiều bởi cuộc suy thoái kinh tế, chỉ chính phủ mới có
thể giúp chúng ta có đủ khả năng để giúp nèn kinh tế hồi phục.”

Kế hoạch mới được Thượng Viện thông qua có một số điểm mới:





Hỗ trợ thêm về thuế,
trong đó có 70 tỷ USD thuế AMT (nhiều người coi đây là một loại thuế
dành cho người giàu), 35 tỷ USD thuế hỗ trợ cho thị trường nhà đất, 11
tỷ USD hỗ trợ người mua ô tô mới.





Kế hoạch của Thượng
viện còn kêu gọi dành 17 tỷ USD giúp cho đối tượng người về hưu không
thuộc diện nhận được hỗ trợ 500USD theo chương trình đóng góp bảo hiểm
xã hội.





Số tiền chi tiêu cho việc xây dựng trường học giảm đi 20 tỷ USD so với bản kế hoạch của Hạ viện.





Tiền chi tiêu cho thực phẩm và trợ cấp cho người thất nghiệp mua bảo hiểm y tế giảm đi.





Kế hoạch của được
Thượng viện chấp thuận tiết kiệm 2 tỷ USD bằng việc giảm số người nhận
được hỗ trợ giảm đóng góp vào quỹ phúc lợi xã hội.

Kế hoạch của Thượng
viện còn đưa ra giới hạn lương thưởng đối với đội ngũ điều hành.Kế
hoạchyêu cầu những công ty nhận tiền từ kế hoạch giải trừ tài sản xấu
sẽ buộc phải trả lại khoản thưởng 100 nghìn USD cho nhân viên vào năm
2008.www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)




Ngọc Diệp
Theo Bloomberg

fxpro
12-02-2009, 09:20 AM
Giá vàng trong nước sáng hôm nay (11/2) tăng mạnh thêm 150.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua.



Giá
vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn trong sáng nay được niêm
yết ở mức mua vào 18,75 triệu đồng/lượng và bán ra 18,85 triệu
đồng/lượng, tăng 150.000 đồng lượng so với sáng hôm qua.


Giá
vàng miếng rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu tăng 170.000
đồng/lượng so với sáng hôm qua khi niêm yết ở mức mua vào 18,72 triệu
đồng/lượng và bán ra 18,82triệu đồng/lượng.


Giá
vàng tại thị trường New York tăng mạnh nhất trong 1 tuần trước lo ngại
kế hoạch cứu kinh tế của chính phủ Mỹ sẽ khiến lạm phát tăng cao, nhu
cầu đối với vàng sẽ ngày một tăng.


Trong
bài phát biểu mới nhất của mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho biết
chính phủ Mỹ có thể dành đến 1 nghìn tỷ USD để cứu các ngân hàng.
Thượng viện Mỹ đã thông qua kế hoạch giải cứu trị giá 838 tỷ USD cứu
kinh tế của Tổng thống Obama.


Giá vàng giao tháng 4/2009 tăng 21,40 USD tương đương 2,4% lên mức 914,20 USD/ounce tại thị trường New York.


Từ
quý 2/2007, ngân hàng trên toàn thế giới đã công bố thua lỗ hơn 1 nghìn
tỷ USD liên quan đến khủng hoảng tài chính. Nhiều chuyên gia dự đoán
giá vàng sẽ có thể vượt mốc 1.000 USD/ounce vào tháng 4/2009.


Hiện
tại, giá vàng châu Á đang giảm giảm xuống mức 912 USD/ounce trong khi
tỷ lệ năm giữ vàng của quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới
đã chạm mức kỷ lục trên 800 tấn.


Trên
thị trường ngoại tệ tự do tại Hà Nội, giá bán USD trong sáng nay hiện
đã giảm xuống 17.620 đồng. Tại một số điểm thu đổi ngoại tệ, giao dịch
phổ biến ở mức 17.620 – 17.660 đồng (mua vào – bán ra), giá mua giảm 40
đồng và giá bán hạ 20 đồng.

www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)



Quỳnh Khanh

fxpro
13-02-2009, 08:46 AM
Tỷ lệ thu hồi nhà tháng 1/2009 hạ 10% so với
tháng 12/2008 nhờ những nỗ lực của chính phủ trong việc cứu các tổ chức
cho vay và thị trường bất động sản.



Tỷ lệ thu hồi nhà tại Mỹ tháng 1/2009 vượt mức 250 nghìn đến tháng thứ 10 liên tiếp.





Nguyên nhân chính là
giá nhà đất hạ quá nhanh, chủ sở hữu nhà kẹt trong những ngôi nhà mà
giá trị thị trường hiện thấp hơn giá trị thế chấp.





Thị trường nhà đất Mỹ
đã mất tới 3,3 nghìn tỷ USD giá trị trong năm 2008. Cứ 6 chủ sở hữu nhà
tại Mỹ thì có 1 người nợ nhiều hơn giá trị ngôi nhà của họ.





Quý 4/2008, kinh tế
Mỹ suy giảm 3,8%, mức giảm mạnh nhất từ năm 1982. Tháng 1/2009 có thêm
598 nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất từ
năm 1991.





Từ tháng 1/2007, giá nhà đất tại Mỹ liên tục hạ. Giá nhà đất Mỹ tháng 11/2008 hạ 18,2%.





Tổng thống Obama có
thể sẽ đưa ra chính sách hỗ trợ cho thị trường nhà đất. Quốc hội Mỹ
cũng đang cân nhắc biện pháp hỗ trợ những người có khả năng bị thu hồi
nhà ở.





Tỷ lệ thu hồi nhà cao nhất tại Nevada. Số nhà bị thu hồi tháng 1/2009 cao hơn 137% so với một năm trước.





Tỷ lệ thu hồi nhà tại California
cao thứ 2 tại Mỹ. Những bang khác cũng có tỷ lệ thu hồi nhà cao là
Azizona, Florida, Oregon, Illinois, Michigan, Georgia, Idaho và Ohio





Tháng 1/2008, số lượng nhà tại Mỹ bị thu hồi cao thứ 4 tính từ thời điểm tháng 1/2005.




www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)



Thu Giang


Theo Bloomberg

fxpro
18-02-2009, 09:28 AM
Sản xuất tại khu vực New York tiếp tục đi xuống
và nhà đầu tư lo ngại kế hoạch giải cứu kinh tế của chính phủ là không
đủ để giải quyết suy thoái kinh tế.
Tổng
thống Obama đã chính thức ký chấp thuận kế hoạch 787 tỷ USD thành luật,
trong đó một số điều khoản chính là hỗ trợ thuế cho người dân và tăng
chi tiêu của chính phủ để vực dậy kinh tế Mỹ. Cổ phiếu của Bank of America,
Citigroup và JP Morgan đều mất hơn 12%. Giá dầu hạ hơn 2USD/thùng khiến
cổ phiếu của tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Mỹ Exxon Mobil hạ mạnh
nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số Standard & Poor’s 500.

Cổ phiếu của General Motors, hãng xe ô tô lớn nhất Mỹ, hạ 13% sau khi hãng đề nghị được nhận thêm hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.



Chỉ
số S&P 500 hạ 4,6% xuống mức 789,17 điểm, đây là lần đầu tiên từ
tháng 11/2008 chỉ số này rơi xuống dưới mức 800 điểm. Chỉ số công
nghiệp Dow Jones hạ 297,81 điểm tương đương 3,8% xuống mức 7.552,6
điểm. Chỉ số Russell 2000 hạ 4,3%. Ngày đầu tuần, thị trường chứng
khoán Mỹ nghỉ giao dịch, thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đồng
loạt mất điểm.



Cổ
phiếu của cả 10 nhóm ngành công nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 hạ ít
nhất 1,7% sau khi FED thông báo chỉ số sản xuất của khu vực New York
tháng 2/2009 hạ mạnh nhất, đây là dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế
ngày một trầm trọng hơn.



Trong
số 372 công ty thuộc chỉ số S&P 500 đã thông báo kết quả kinh doanh
quý 4/2008, lợi nhuận giảm trung bình 33%. Quý 4/2008 là quý thứ 6 liên
tiếp lợi nhuận của các công ty đi xuống, chuỗi thời gian lợi nhuận giảm
lâu nhất trong lịch sử.



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)


Ngọc Diệp

Theo Bloomberg

fxpro
19-02-2009, 08:31 AM
FED hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Nhà đầu tư đón nhận thêm loạt thông tin tiêu cực về kinh tế Mỹ.Cứ 2 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm tại thị trường New York. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Standard & Poor’s 500 hạ 0,1% xuống mức 788,42 điểm.

Chỉ
số công nghiệp Dow Jones tăng 3,03 điểm tương đương chưa đến 0,1% lên
mức 7.555,63 điểm sau khi rơi xuống mức thấp nhất từ năm 2002 trong
phiên giao dịch. Chỉ số Russell 2000 hạ 1,3%.



Phiên
giao dịch ngày 17/02, chỉ số S&P 500 rơi xuống mức 800 lần đầu tiên
từ tháng 11/2008 sau thông tin tình hình sản xuất đi xuống, người ta lo
ngại kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ là không đủ để vực dậy
nền kinh tế.



Cổ
phiếu của United Technologies và Caterpillar, hãng sản xuất máy xây
dựng hàng đầu thế giới hạ sau khi FED dự đoán kinh tế Mỹ có thể suy
giảm 1,3% trong năm nay.



Cổ
phiếu của Wells Fargo, Bank of America và Citigroup hạ ít nhất 4,6% sau
khi việc Tổng thống Obama đưa ra kế hoạch ngăn tỷ lệ thu hồi nhà tiếp
tục tăng không thể khiến nhà đầu tư giảm bớt lo lắng về khả năng ngành
ngân hàng tiếp tục thua lỗ.



Cổ
phiếu của Comcast Corp hạ 4,1% sau khi công ty truyền hình cáp lớn nhất
Mỹ này cho biết tốc độ tăng trưởng thuê bao nay đã chậm lại.



Tổng
thống Obama ngày 18/02 cam kết thực hiện chương trình 275 tỷ USD để
giảm số tiền nợ ngân hàng khi mua nhà cho khoảng 9 triệu chủ sở hữu nhà
ở, ngoài ra, chính phủ mở rộng vai trò của hai công ty cho vay thế chấp
lớn nhất của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac trong việc ngăn tỷ lệ thu
hồi nhà.



Kế
hoạch này giúp khoảng 5 triệu chủ sở hữu nhà ở cơ cấu lại khoản nợ mua
nhà với hai công ty cho vay thế chấp trên. Ngoài ra Bộ Tài Chính Mỹ cam
kết dành khoảng 200 tỷ USD mua cổ phiếu ưu đãi trong Fannie Mae và
Freddie Mac, số tiền thực tế được tung ra như vậy cao gấp đôi so với
tính toán ban đầu.



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)




Ngọc Diệp

Theo Bloomberg

fxpro
23-02-2009, 01:29 PM
Thông tin kinh tế u ám từ hai nền kinh tế hàng
đầu thế giới tác động sâu sắc đến các thị trường chứng khoán và thị
trường vàng, dầu thế giới.Thị trường vàng, dầu

Thị
trường vàng thế giới liên tục lập đỉnh cao mới. Nguyên nhân chính là
nhà đầu tư tìm đến vàng nhiều hơn khi lo ngại các đồng nội tệ lớn trên
thế giới sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực khi chính phủ phải chi tiêu
quá nhiều để vực dậy các nền kinh tế.



Phiên giao dịch cuối tuần tại thị trường New York, lần đầu tiên trong gần 1 năm, giá vàng vượt mức 1.000USD/ounce tại thị trường New York. TTCK thế giới mất điểm mạnh, suy thoái kinh tế ngày một tệ hại hơn.



Giá vàng giao tháng 4/2009 tăng 25,70USD/ounce tương đương 2,6% lên mức 1.002,20USD/ounce tại thị trường New York.



Giá dầu giao tháng 3/2009 hạ 20 cent tương đương 0,5% xuống mức 39,28USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu hạ 12% trong năm 2009. Phiên giao dịch ngày 19/02, giá dầu tăng 14% và đóng cửa tại mức 39,48USD/thùng.



Nguyên
nhân khiến giá dầu không thể tăng là triển vọng u ám của nền kinh tế.
Barclays Capital đã giảm dự báo về giá dầu năm 2009. Mức giá dầu Brent
tại thị trường London sẽ đứng ở mức trung bình 60USD/thùng bởi triển vọng kinh tế đi xuống.



Dự
báo trước đó của tổ chức này cho giá dầu năm 2009 là 71USD/thùng. Nhu
cầu dầu thế giới năm 2009 sẽ giảm 1,25 triệu thùng/ngày.



Thị trường chứng khoán thế giới



Ngày
17/02, Tổng thống Obama chính thức ký chấp thuận gói kích thích tăng
trưởng kinh tế trị giá 787 tỷ USD. Tuy nhiên lo ngại về việc kế hoạch
trên chưa phải là “liều thuốc đủ mạnh” cho những căn bệnh hiện nay của
nền kinh tế và ngành tài chính, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục mất
điểm.



Chỉ
số Dow Jones ngày 19/02đóng cửaởmức thấp nhất trong vòng 6 năm do
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và báo
cáo của chính phủ cho thấy sản xuất của Mỹ đi xuống nhiều hơn dự kiến,
số lượng nhà xây mới tháng 1-2009 thấp kỷ lục.



TTCK
có tuần mất điểm mạnh nhất trong vòng 3 tháng khi có tin nhiều khả năng
chính phủ Mỹ sẽ quốc hữu hóa một số ngân hàng đang gặp quá nhiều khó
khăn như hiện nay, dẫn đến việc nhà đầu tư lo ngại các cổ đông của ngân
hàng sẽ mất vai trò sau khi chính phủ giải cứu. Hiện đã có 14 ngân hàng
của Mỹ bị đóng cửa.



TTCK châu
Á cũng liên tục giảm điểm và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng
trong phiên giao dịch cuối tuần khi bởi đón nhận một loạt các tin xấu
từ nền kinh tế lớn nhất khu vực và lớn thứ hai thế giới là Nhật Bản.



Phiên cuối tuần (ngày 20/02) chỉ số MSCI của thị trường châu Á – Thái Bình Dương hạ 2,3% xuống mức 75,96 điểm tại thị trường Tokyo. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của chỉ số này từ ngày 20/11/2008.



Chỉ số này hạ 7% trong tuần và từ đầu năm 2009 cho đến nay hạ 15%. Chỉ số này hạ 43% trong năm 2008.



Việc
thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong năm 2008 và năm 2009 đã
khiến thị trường chứng khoán toàn cầu mất khoảng 30 nghìn tỷ USD.

Kinh tế Mỹ bên bờ vực giảm phát FED
cho rằng kinh tế Mỹ năm 2009 có thể suy giảm từ - 0,5% đến - 1,3%. Tỷ
lệ thất nghiệp đến cuối năm 2009 có thể tăng lên mức 8,8%. Chủ
tịch FED tại St. Louis trong bài phát biểu mới nhất đã coi đây là mối
rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế. Giá tiêu dùng tính theo năm có thể
giảm với mức độ mạnh nhất trong hơn nửa thế kỷ. Các chuyên gia dự đoán tháng 1/2009, giá hạ khoảng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Thêm nhiều thông tin u ám về kinh tế châu Á



GDP
của Nhật Bản đã sụt giảm 12,7% trong quí 4/2008 do xuất khẩu và sản
xuất đi xuống kỷ lục và là quý suy giảm thứ 3 liên tiếp. Mức đi xuống
của kinh tế Nhật vượt mọi dự báo của các chuyên gia. Chỉ số Topix của
thị trường Nhật đóng cửa ở mức thấp nhất trong 25 năm.

Ngân
hàng Trung ương Nhật cho biết họ sẽ mua khoảng 10,7 tỷ USD trái phiếu
doanh nghiệp từ các tổ chức tài chính và mở rộng chương trình cho vay.



Thống
đốc Ngân hàng Trung ương Nhậtthông báosẽ tiến hành mua trái phiếu xếp
loại Á hoặc cao hơn từ ngày 04/03 cho đến hết ngày 30/09. Ngân hàng
Trung ương Nhật không thay đổi lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0,1%. Các
nhà chức trách Đài Loan công bố kinh tế lãnh thổ này suy giảm 8,36%
trong quý 4/2008. Kinh tế Đài Loan quý 3/2008 (sau khi điều chỉnh với
tỷ lệ lạm phát) suy giảm 1%. Với hai quý tăng trưởng âm liên tiếp, kinh
tế Đài Loan chính thức bước vào suy thoái. Cuộc
khủng hoảng tài chính đã làm "bốc hơi" tổng cộng 93 tỷ USD tài sản tiền
mặt và chứng khoán của giới triệu phú Hongkong, 72% triệu phú bị thiệt
hại trên thị trường chứng khoán.



Chỉ
số chứng khoán Hang Seng mất hơn nửa giá trị trong năm 2008. Tài sản
trung bình của các triệu phú Hongkong cũng giảm từ 4,6 triệu HKD xuống
còn 3,4 triệu.



Một vụ lừa đảo lớn bị phát hiện



Mỹ
phát hiện thêm một vụ “Madoff” thứ hai. Tổng số tiền bị lừa đảo lên tới
8 USD. Thủ phạm vụ lừa đảo lớn này là tỷ phú người Mỹ R. Allen Stanford.



Ngành ô tô Mỹ tiếp tục kêu cứu



Hai
hãng xe hơi lớn nhấtMỹ là General Motors (GM) và Chrysler tiếp tục xin
được vay 21,6 tỷ đô la từ chính phủ Mỹ và khẳng định khả năng có thể sẽ
bị phá sản nếu chính phủ không ra tay. Hai hãng này cũng dự kiến cắt giảm thêm tổng số 50.000 việc làm trong năm 2009.

Nhóm
công ty thuộc ngành sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô Mỹ cũng kêu
cứu, tổng số tiền họ đề nghị được hỗ trợ để ngăn khả năng phá sản là
25,5 tỷ USD.



Chi
nhánh của General Motors tại Thuỵ Điển đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Số phận của chi nhánh này giờ sẽ thuộc quản lý của hãng GM tại Mỹ. Quyết định này được đưa ra sau khi chính phủ Thuỵ Điển từ chối hỗ trợ tài chính cho Saab.



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)


Ngọc Diệp

fxpro
27-02-2009, 04:37 PM
Kế hoạch ngân sách mới của Obama chi tiêu nhiều
cho lĩnh vực y tế và đồng thời dành nhiều tỷ USD ngăn kinh tế đi xuống.
Chi phí cho chiến tranh Iraq và Afghanistan tăng mạnh.
Tổng thống Obama dự đoán thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2009 lớn nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.



Mức
thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2009 là 1,75 nghìn tỷ USD. Điều này cho
thấy tác động của suy thoái kinh tế đến tình hình tài chính của nước Mỹ
như thế nào.



Đây
là mức thâm hụt ngân sách cao chưa từng có tính theo giá trị quy đổi ra
USD. Mức thâm hụt này chiếm tới 12,25% GDP của Mỹ năm 2008 và là mức
cao nhất từ năm 1945.



Năm 2010, mức thâm hụt ngân sách dự kiến là 1,17 nghìn tỷ USD.



Ông
Obama có dự định đưa ra chiến dịch mở rộng hỗ trợ tài chính cho chương
trình chăm sóc sức khỏe cho người dân. Kế hoạch ngân sách của ông bao
gồm một quỹ thời hạn 10 năm với tổng số tiền 634 tỷ USD để chi trả cho
những chương trình cải cách y tế.



Phần lớn số tiền cho chương trình được lấy từ việc đánh thuế người có thu nhập cao.



Kế
hoạch này cũng có dự định sẽ tăng gấp đôi hỗ trợ cho ngành tài chính,
cụ thể chính phủ có thể mua khoảng 750 tỷ USD tài sản từ những công ty
tài chính đang chịu ảnh hưởng mạnh từ khoản nợ thế chấp xấu.



Ông
Obama hiện nay nhận được sự ủng hộ lớn từ các thành viên của **** Dân
Chủ thuộc Quốc hội Mỹ, ông sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một số
thành viên bảo thủ thuộc chính **** của ông về mục tiêu chi tiêu tiền.



Ông Obama có dự định giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 533 tỷ USD tương đương 3% GDP vào năm 2013.



Ông
Obama đang cố gắng tăng thêm 75,5 tỷ USD tiền chi tiêu cho cuộc chiến
tranh tại Iraq và Afghanistan cho khoảng thời gian còn lại của năm tài
khóa. Ông đang yêu cầu tăng thêm 130 tỷ USD tiền cho hoạt động quân sự
cho hai cuộc chiến tranh này trong năm 2010.



Năm 2008, Mỹ dành 190 tỷ USD cho hai cuộc chiến tranh trên. Ông Obama nhiều khả năng sẽ yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Iraq trong 18 tháng nhưng cùng lúc đó ông lại đẩy mạnh lực lượng quân sự tại Afghanistan.





www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)


Ngọc Diệp

Theo Bloomberg, AP

fxpro
28-02-2009, 09:11 AM
Ngân hàng tái thiết, phát triển châu Âu, Ngân hàng đầu tư châu Âu và Ngân hàng Thế giới cam kết dành 31 tỷ USD trong 2 năm để hỗ trợ các ngân hàng khu vực Đông Âu.

Các ngân hàng khu vực Đông Âu hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi tỷ lệ nợ xấu cao.


Đại diện của Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu phát biểu:”Bao lâu nay, các ngân hàng châu Âu tồn tại trong một thể thống nhất và đây chính là nguồn phát triển thịnh vượng, mang lại lợi ích chung. Vì thế khi các ngân hàng Đông Âu khó khăn, chúng tôi không thể để sự đi xuống của họ ảnh hưởng tiêu cực đến thể thống nhất có lợi trên.”



Kế hoạch này được công bố trước thềm cuộc họp khẩn cấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào Chủ nhật về việc cứu các ngân hàng ra khỏi khủng hoảng hiện nay.



Ngành ngân hàng châu Âu đang gặp rất nhiều khó khăn. Tập đoàn ngân hàng Lloyds của Anh cho biết họ thua lỗ 14 tỷ USD do nợ xấu tăng cao tại ngân hàng cho vay thế chấp HBOS mà tập đoàn tiến hành thâu tóm vào tháng 1/2009.



Ngày thứ Năm (ngày 26/02) Ngân hàng Hoàng gia Scotland cho biết họ thua lỗ chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng Anh.



Những tháng gần đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã chấp thuận cấp những gói giải cứu với tổng chi phí 50 tỷ USD cho Iceland, Hungary, Latvia, Ukraina, Serbia và Belarus. Tuy nhiên điều này vẫn không ngăn được chính phủ Iceland và Latvia sụp đổ.

Lương Sơn Bạc
28-02-2009, 10:57 PM
tuần tới TT tăng mạnh !

fxpro
09-03-2009, 01:44 PM
Ngân hàng thế giới dự đoán kinh tế thế giới năm 2009 sẽ suy giảm lần đầu tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ khiến những nước nghèo và đang phát triển khó tiếp cận với nguồn vốn cần thiết.






Ngân hàng thế giới dự đoán thương mại năm 2009 sẽ rơi xuống mức thấp nhất trong 80 năm. Thương mại khu vực Đông Á, khu vực đã từng tăng trưởng hết sức ấn tưởng, sẽ đi xuống mạnh nhất.





Những nước nghèo nhất thế giới sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Ngân hàng thế giới, ngân hàng từ trước đến nay vẫn cho các nước đang phát triển vay các khoản vay lãi suất thấp, cảnh báo tổ chức tài chính thế giới sẽ không còn đủ tiền để hỗ trợ trong trường hợp xấu nhất là nước nghèo nhất chịu thâm hụt và cần hỗ trợ khoảng 700 tỷ USD.





Chỉ ¼ số những nước dễ chịu ảnh hưởng mới có đủ khả năng làm dịu việc kinh tế đi xuống thông qua chương trình tạo thêm việc làm.





Khi nước giàu vay tiền ngày một nhiều hơn, nước nghèo không còn được tiếp cận với nguồn vốn vay. Nhiều tổ chức trước đây hay cho các nước nghèo vay tiền đã biến mất.





Những nước đang phát triển còn tiếp cận được với nguồn vốn vay sẽ phải chịu chi phí cao hơn và nguồn tiền chậm hơn, điều này làm chậm đầu tư và tăng trưởng.





Để làm dịu gánh nặng đối với nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới kêu gọi các nước phát triển, tổ chức tài chính và lĩnh vực tư nhân hợp tác.





Chủ tịch ngân hàng thế giới Robert B. Zoellick nhận xét:”Cần một giải pháp toàn cầu để ngăn thảm họa kinh tế hiện nay. Chúng ta cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để tạo ra công ăn việc làm và ngăn bất ổn xã hội, chính trị.”


www.vinafox.com (http://www.vinafox.com/)



Ngọc Diệp


Theo WB

fxpro
27-03-2009, 08:35 AM
Theo Forbes, ông Li Ka-shing là người giàu nhất
Hồng Kông và giàu thứ ba tại châu Á. Ông đứng đầu 2 tập đoàn kinh doanh
đa ngành lớn nhất và có ảnh hưởng nhất Hồng Kông.
Tỷ
phú nổi tiếng người Hồng Kông đã thể hiện quan điểm về TTCK và nhà đất
hiện nay. Ông đưa ra thông điệp: Hãy mua vào cổ phiếu và đầu tư nhà đất.

Ông
Li Ka-shing, tỷ phú nổi tiếng người Hồng Kông – người nắm trong tay
những tập đoàn lớn nhất Hồng Kông và có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhà
đầu tư chứng khoán trên khắp châu Á, tuyên bố nên mua vào cổ phiếu
trong một lần xuất hiệm hiếm hoi với giới truyền thông.


tuyên bố của ông là đúng hay sai, chắc chắn một điều ông sẽ kiếm được
rất nhiều tiền nếu những gì ông nói là trở thành sự thật. Lời bình luận
của ông được đưa ra đúng lúc TTCK thế giới tăng điểm trở lại do kỳ vọng
đáy của suy thoái kinh tế đã qua.

Ông chia sẻ với báo
giới: “Nếu bạn có tiền, hãy mua cổ phiếu.” Ông nhận xét về thị trường
nhà đất Hồng Kông : “Lịch sử cho chúng ta thấy nếu bạn mua bất động sản
khi thị trường đang chững, xét về trung hạn, bạn sẽ có nhiều lợi nhuận.”

Ông
Li từ chối bình luận về quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán liệu
đã lập đáy. Ông khuyên nhà đầu tư không nên vay tiền để đầu tư trong
bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều biến động không lường trước.

Mặc
dù nhiều người còn nghi ngại về những gì ông nói, nhưng tuyên bố của
ông khiến giới đầu tư phấn khích và đủ để khiến thị trường chứng khoán
Hồng Kông khởi sắc, chỉ số Hang Seng tăng 3,6% trong phiên giao dịch
ngày thứ Năm (ngày 26/03).


Warren Buffet của châu Á

Ông Li được coi là một huyền thoại và được ví là Warren Buffett của châu Á.

Ông là một trong những người đàn ông quyền lực và là tỷ phú làm từ thiện hào phóng nhất châu Á.

Năm
2008, khi khủng hoảng kinh tế ngày một tệ hại, ông Li đã chọn đúng thời
điểm xuất hiện để cố gắng khôi phục niềm tin cho thị trường. Sự xuất
hiện hôm thứ Năm của ông với giới truyền thông là một minh chứng rõ
nhất.

Tháng 9/2008, sau khi ngân hàng Lehman Brothers
sụp đổ, hệ thống tài chính thế giới chấn động. Người gửi tiền tiết kiệm
vào Ngân hàng Bank of East Asia – một trong những ngân hàng lớn nhất
Hồng Kông đổ xô đòi rút tiền vì có tin đồn ngân hàng gặp khó khăn.

Ông
Li thông báo với công chúng rằng ông đang mua vào cổ phiếu ngân hàng.
Đây là tuyên bố đầy lạc quan đến thị trường và giúp chấm dứt mô hình
ngân hàng hoạt động kiểu cũ.

Đầu tháng này, ngân hàng
HSBC có kế hoạch tăng vốn 18 tỷ USD, cổ phiếu của ngân hàng ngay sau
thông tin trên mất điểm mạnh. Nhiều người Hồng Kông sở hữu cổ phiếu tại
ngân hàng. Trụ sở chính của ngân hàng HSBC hiện tại Anh nhưng gốc của
ngân hàng tại Hồng Kông.

Khi những thông tin trên thị
trường khiến người ta hiểu việc tăng vốn có khả năng gặp khó khăn, ông
Li cùng với một số tỷ phú Hồng Kông khác cam kết rót 300 triệu USD để
hỗ trợ cho việc này.

Tuy nhiên, năm vừa qua vẫn là một
năm khó khăn đối với ông Li và danh hiệu huyền thoại của ông ít nhiều
bị ảnh hưởng sau khi hai tập đoàn đa ngành hàng đầu Hồng Kông do ông
quản lý thông báo lợi nhuận ròng giảm 40% trong năm 2008.

Lợi
nhuận dù có giảm nhưng dù sao công việc kinh doanh của hai tập đoàn này
vẫn là tốt nếu so với bối cảnh kinh tế thế giới đi xuống mạnh tại Mỹ,
Nhật và nhiều nước khác. Đến ngay cả nước láng giềng Trung Quốc cũng
gặp không ít khó khăn.

Ông trùm của các tập đoàn nổi tiếng nhất Hồng Kông

Giá
thuê văn phòng và bất động sản Hồng Kông giảm mạnh và điều này còn tiếp
tục trong năm nay. Điều này đe dọa ảnh hưởng lớn tới các công ty bất
động sản.

Dẫu vậy tập đoàn Cheung Kong không phải là một
tập đoàn Hồng Kông bình thường và ông Li không phải một chủ tịch tập
đoàn chỉ như bao người khác.

Sự kiện ngày thứ Năm không
phải là buổi họp báo thường niên. Buổi họp với giới truyền thông diễn
ra trong thời kỳ cao điểm công bố lợi nhuận doanh nghiệp. Buổi họp kết
thúc với những tiếng vang lớn về truyền thông, tỷ phú Li đáng kính thêm
nổi danh.

Ông Li sở hữu một hệ thống phức hợp các công
ty. 3 trong số đó niêm yết tại thị trường Hồng Kông. Hệ thống công ty
của ông là hình ảnh thu nhỏ của nền kinh tế Hồng Kông sôi động.

Câu chuyện về tỷ phủ Li đi lên từ nghèo khó là mẫu hình lý tưởng mà người Hồng Kông nào cũng mơ ước.

Tập
đoàn Cheung Kong và hệ thống công ty liên kết có một khởi đầu hết sức
khiêm tốn: một nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa do anh Li trẻ tuổi và
đầy hoài bão sang lập những năm 1950.

5 thập kỷ sau, ông
Li là một trong những nhà đầu tư bất động sản thương mại, nhà ở và công
nghiệp hàng đầu Hồng Kông. 7/10 căn nhà tại Hồng Kông được xây dựng bởi
tập đoàn này.

Ông còn làm chủ tịch tập đoàn Hutchison
Whampoa, tập đoàn này hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, khách sạn,
siêu thị, y tế và là tập đoàn cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Hồng
Kông cũng như nước ngoài.

Con trai của ông hiện đang
điều hành Cheung Kong Infrastructure. HK Electric, một trong những công
ty năng lượng nổi tiếng nhất Hồng Kông.

Kết hợp lại với
nhau, công việc kinh doanh đa dạng của tập đoàn này cho thấy sự năng
động tiêu biểu của kinh tế Hồng Kông. Công việc kinh doanh của tập đoàn
dẫn đầu Hồng Kông và nay cũng gặp nhiều khó khăn cùng với kinh tế thế
giới.

Ông Li là điển hình của giới siêu giàu và có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Hồng Kông - những ông trùm hiện đã ở độ tuổi 70, 80.

Ông
sinh ra tại Đông Nam Trung Quốc năm 1928, ông chuyển đến sống tại Hồng
Kông trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và gây dựng nên cơ nghiệp lớn
nhất Hồng Kông này.

Kết quả kinh doanh của hai tập đoàn
ông được công bố ngày thứ Năm (ngày 26/03) cho thấy khủng hoảng tài
chính kinh tế toàn cầu không chừa ai, bất kỳ tập đoàn hay công ty lớn
nào đều chịu ảnh hưởng.

Theo Forbes, ông hiện vẫn là
người giàu nhất Hồng Kông, người giàu thứ 3 tại châu Á sau 2 tỷ phú
người Ấn Độ là Mukesh Ambani và Lakshmi Mittal.

Hào
quang cũng giảm bớt: vị trí của ông Li trong bảng xếp hạng người giàu
nhất thế giới đã xuống vị trí thứ 16 từ vị trí thứ 11 năm 2008. Tổng
tài sản của ông hiện nay là 16,2 tỷ USD, thấp hơn so với 26,5 tỷ USD
cách đây 1 năm.

www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)
Ngọc Diệp

Theo Nytimes

Checked here

fxpro
27-03-2009, 08:59 AM
Một chủ tịch FED cho rằng đã có thể hy vọng vào sự hồi phục nhẹ của nền kinh tế vào giữa năm 2009.
Quan
chức hàng đầu của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định suy thoái
kinh tế Mỹ đang ở thời kỳ cuối cùng dù sẽ còn phải chờ một thời gian
nữa mới có dấu hiệu hồi phục đầu tiên.



Trong
khi đó, các nhà hoạch định chính sách kinh tế vẫn chưa thống nhất về
liệu việc bơm tiền vào thị trường tín dụng sẽ có thể khiến lạm phát
tăng cao.



Chủ tịch FED tại Dallas,
người có quan điểm bi quan nhất trong Ủy ban thị trường mở của FED,
nhận xét nỗ lực cứu thị trường của FED hiện nay sẽ sớm ngăn được đà suy
giảm của tăng trưởng kinh tế.



Trong phát biểu tại hội nghị gần đây nhất ở bang Ohio, ông nhận định đà suy giảm của kinh tế sẽ chậm lại từ sau quý 1/2009.



Quý 1/2009, kinh tế Mỹ có thể đi xuống với mức độ gần bằng mức - 6,3% của quý 4/2008.



Ông Gary Stern, chủ tịch FED tại Minneapolis, nhận xét ít nhất sự hồi phục của kinh tế Mỹ sẽ đến vào giữa năm nay trước khi tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào năm 2010.



Ông
nói: “Hiện đã có nhiều yếu tố có tác động tích cực đến thị trường tài
chính và hoạt động kinh tế. Có lý do để tin rằng sự hồi phục của nền
kinh tế sẽ không còn quá xa.”



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)




Ngọc Diệp

Theo Reuters

nguoigiangho
07-04-2009, 04:44 PM
Tin ở USD?
KIỀU OANH (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Ki%E1%BB%81u%20Oanh&bl=1" class="athorInDetail)

07/04/2009 15:04 (GMT+7)
Tác
giả của bài viết này, phóng viên Michael Schuman của tạp chí Time, cho
biết, ông tình cờ có được một ví dụ về sức mạnh của đồng USD trong một
chuyến đi tới thủ đô Tashkent của Uzbekistan cách đây nhiều năm.Trên
đường từ sân bay về thành phố, người lái xe taxi đã khẩn khoản đề nghị
Schuman đổi cho anh ta một nắm tiền Uzbekistan, đồng Som, sang USD. Khi
vào khách sạn, một người khuân vác đồ cũng khoản nài Schuman đổi tiền
cho anh ta.“Chông chênh” USD…Không
chỉ ở Uzbekistan, ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những cửa hàng lưu
niệm ở CHDCND Triều Tiên, tới những buổi chợ phiên ở Ethiopia, trong
vòng 6 thập kỷ qua, đồng USD luôn giữ vai trò đồng tiền số 1. Quan
chức các chính phủ cân đong sức khỏe nền kinh tế bằng lượng USD dự trữ
trong két của ngân hàng trung ương. Giá cả trên thị trường quốc tế của
mọi loại hàng hóa từ dầu lửa, tới hạt ca cao, đều được tính bằng đồng
USD. Đồng tiền này cũng là phương tiện trao đổi toàn cầu do tính thanh
khoản cao, mức độ sẵn có lớn và việc USD được đảm bảo bởi nền kinh tế
lớn nhất thế giới. Khó mà có thể hình dung thương mại toàn cầu không có
đồng USD.Tuy
nhiên, tới lúc này, tình thế có khác đi chút ít. Thế giới đang đối mặt
với thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất từ những năm 1930 tới nay, mà cuộc
suy thoái này lại bắt nguồn từ những sai lầm ở nước Mỹ. Do đó, đã có
không ít người lên tiếng kêu gọi thay thế “ngôi vương” của đồng USD. Cuối
tháng 3 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu
Xuyên nhận định, nền kinh tế toàn cầu có thể khởi sắc nếu như thế giới
sử dụng một “siêu tiền tệ”, thay vì một đồng tiền của một quốc gia cụ
thể nào đó - nói cách khác chính là đồng USD. “Sự leo thang của khủng
hoảng tài chính cho thấy cái giá phải trả của một hệ thống mà thế giới
đã phóng đại những lợi ích của nó”, ông Chu nói.Cùng
với đó, vị Thống đốc này đề xuất đưa quyền rút vốn đặc biệt (SDR) *
trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở thành đồng tiền quốc tế chủ chốt.Sau
đó, một nhóm các nhà kinh tế học của Liên hiệp quốc, đi đầu là người
từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz kết luận rằng, một hệ thống tài
chính được cải tổ với một đồng tiền quốc tế mới ở vị trí số 1 sẽ đem
lại sức mạnh lớn hơn và mức thanh khoản cao hơn cho nền kinh tế thế
giới. Stiglitz phát biểu trước báo giới rằng “sự đồng thuận đang gia
tăng về những vấn đề trong hệ thống dự trữ bằng đồng USD”. Nhà kinh tế
học này cho rằng, hệ thống dự trữ bằng “bạc xanh” là “tương đối dễ biến
động, có nguy cơ gây thiểu phát và không ổn định”.Các
nhà phê bình mang quan điểm chỉ trích đồng USD có lý lẽ thuyết phục cho
lập luận của họ. Trong vòng 2 thập kỷ qua, sự phụ thuộc của thế giới
vào đồng USD chính là trung tâm của những vấn đề nan giải nhất trong
nền kinh tế toàn cầu. Đầu
năm 2008, sự suy yếu của đồng tiền này là một trong những nhân tố khiến
giá năng lượng, hàng hóa và thực phẩm tăng vọt, gây ra một gánh nặng
lớn cho người nghèo. Hệ thống do đồng USD ngự trị cũng cho phép nước Mỹ
bán trái phiếu kho bạc với mức lãi suất thấp để có ngân quỹ bù đắp cho
thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của nước này, kéo dài những
mất cân đối trong thương mại toàn cầu - một vấn đề được xem là lý do
dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện này. Nhà
kinh tế Jun Ma thuộc Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng, một hệ thống như
đề xuất của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên có
thể giúp “Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tránh khỏi việc trở thành
nạn nhân của những rủi ro hệ thống gây ra bởi những vấn đề kinh tế và
sai lầm chính sách tại các quốc gia phát hành các đồng tiền dự trữ
chính”.Mặc
dù mạnh lên trong thời gian gần đây, nhưng đồng USD vẫn có khả năng suy
yếu trở lại so với các đồng tiền mạnh khác của thế giới, làm giảm tính
hấp dẫn của “bạc xanh” với tư cách một đồng tiền dự trữ. Niềm tin vào
sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, nói cách khác là niềm tin vào sức mạnh của
đồng USD, có thể giảm sút mạnh mẽ do thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ
tiếp tục duy trì ở mức khổng lồ, cũng như hệ thống ngân hàng còn chưa
ổn định trở lại, suy thoái còn kéo dài, và chính sách tiền tệ mở rộng
của nước này. Thâm
hụt ngân sách của Mỹ có thể lên tới 1.800 tỷ USD, tương đương 13% GDP,
trong năm tài khóa này theo tính toán của Văn phòng Ngân sách Quốc hội
Mỹ, có thể được xem là mức cao nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới
nay.Việc
đồng USD lên giá thời gian gần đây có thể được lý giải bằng xu thế bán
ra các tài sản ở thị trường nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ. Do căng
thẳng về tiền mặt, các định chế tài chính Mỹ đã đẩy mạnh bán ra các
khoản đầu tư ở thị trường ngoài biên giới nước Mỹ và chuyển vốn về
nước. Khi quá trình này kết thúc, một nhân tố nâng đỡ chủ chốt cho tỷ
giá đồng USD sẽ chấm hết. Thị
trường tiền tệ thời gian qua tỏ ra rất nhạy cảm. Vào cuối tháng 3, khi
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố, nước Mỹ “thực sự
rất cởi mở” trước đề xuất của Trung Quốc về SDP, đồng USD đã mất giá
1,3% giá trị so với Euro chỉ trong vòng 10 phút. Sau đó, khi ông
Geithner tuyên bố, nước Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ địa
vị của đồng USD, tỷ giá đồng tiền này lại nhanh chóng phục hồi trở lại.
“Khả năng đồng USD bất ngờ sụt giá mạnh là hoàn toàn có thể”, kinh tế giá Jeffrey Frankel của Đại học Harvard nhận xét.…và những lý do để tin tưởngTuy
nhiên, cho dù người ta có lo lắng ra sao, vận mệnh của đồng USD chưa
hẳn sẽ đi xuống, ít nhất là trước mắt. Những khoản thâm hụt ngân sách
quy mô lớn không tự động khiến đồng tiền của một quốc gia nào đó suy
yếu.Đầu
thập niên 1980, đồng USD mạnh lên ngay cả khi chính quyền của Tổng
thống Reagan đẩy mạnh hoạt động chi tiêu, do lãi suất USD cao khi đó đã
thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, đẩy tỷ giá đồng USD lên. Theo nhà
kinh tế Richard Portes thuộc Trường Kinh doanh London, thâm hụt ngân
sách “không phải là vấn đề trung tâm trong chuyện tỷ giá đồng USD”.Đồng
“bạc xanh” cũng đã chứng tỏ sự “miễn nhiễm” bất ngờ trong cuộc khủng
hoảng tài chính hiện nay, do các nhà đầu tư tiếp tục xem đồng tiền này
là một “vịnh tránh bão” ở những thời điểm xấu. Mặc dù có mất giá đôi
chút so với Euro trong thời gian gần đây, tỷ giá USD so với Euro hiện
vẫn cao hơn khoảng 15% so với ở thời điểm giữa năm 2008. Một
lý do khiến đồng USD duy trì được sự phổ biến của mình là do hầu hết
các đồng tiền chủ chốt khác tỏ ra không mấy hấp dẫn nếu so với đồng
tiền này. Mặc dù kinh tế Mỹ có thể đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất
trong vòng 30 năm trở lại đây, các nền kinh tế công nghiệp phát triển
còn lại khác của thế giới cũng chẳng khá khẩm gì hơn. “Đồng
USD lẽ ra phải yếu đi nhiều so với hiện nay. Vấn đề là ở chỗ, không
phải tỷ giá của tất cả các đồng tiền có thể giảm tương đối so với
nhau”, ông Nouriel Roubini, Chủ tịch hãng nghiên cứu RGE Monitor có trụ
sở ở New York nhận xét.Việc
nhanh chóng thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền số 1 của thế giới cũng
là điều khó có thể xảy ra. Thống kê từ IMF cho thấy, tỷ lệ của đồng USD
trong dự trữ tiền tệ toàn cầu đã đi xuống trong những năm gần đây,
nhưng mức độ giảm chỉ là hạn chế. Cuối năm 2008, đồng tiền này chiếm
64% trong dự trữ tiền tệ của thế giới, giảm 67% so với năm 2007. Vẫn
còn đó sức hấp dẫn đối với các quốc gia có dự trữ USD khổng lồ như
Trung Quốc hay Nhật Bản trong việc tiếp tục đầu tư vào các tài sản định
giá bằng đồng tiền này nhằm duy trì giá trị tài sản. Ngoài
ra, việc thay thế đồng USD cũng đòi hỏi một mức độ hợp tác nhất định
giữa các cường quốc kinh tế thế giới, mà điều này thì lại khó đạt được.
Mặc dù tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại London vừa qua, Trung Quốc và
Nga kêu gọi cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu, nhưng hầu như vấn đề
này không được đưa ra bàn thảo tại đây.Các
nhà kinh tế học cho rằng, đề xuất của Trung Quốc về việc tăng cường sử
dụng SDR có thể là một gợi ý khả thi, vì SDR đã được xem là một phần
chủ chốt trong dự trữ của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, nếu SDR
thay thế USD, các đối tượng tham gia hoạt động thương mại toàn cầu sẽ
phải chuyển sang giao dịch bằng SDR, thay vì bằng đồng USD, và chẳng có
dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ sớm xảy ra. Chuyên
gia Portes thuộc Trường Kinh doanh London cho rằng, việc dùng SDR như
đồng tiền số 1 của thế giới “không phải là điều không thể”, nhưng bổ
sung thêm rằng, “vấn đề cơ bản ở đây là, quốc gia hay tổ chức phát hành
đồng tiền quốc tế đồng thời cũng phải là người cho vay cuối cùng
(lender of last resort). IMF không có thẩm quyền pháp lý để làm được
điều này”. Tuy
nhiên, dù sao, các nhà kinh tế học vẫn tin rằng, đồng USD khó có thể
tránh khỏi sự suy yếu ở một mức độ nào đó. Khi các nền kinh tế khác
ngoài Mỹ gia tăng sự giàu có và ảnh hưởng kinh tế, nền kinh tế Mỹ sẽ
dần mất đi ưu thế thống lĩnh của mình và đồng USD cũng dần giảm vị thế
là đồng tiền “bất khả chiến bại” của thế giới. Kinh
tế gia Frankel của Đại học Havard dự báo, địa vị thống lĩnh của đồng
USD sẽ giảm trong vòng khoảng 15 năm nữa, khi mà các đồng tiền khác
trong đó có Euro, được sử dụng rộng rãi hơn và hình thành nên một hệ
thống trong đó nhiều đồng tiền cùng chia sẻ sân chơi toàn cầu. “Đây sẽ
là cuộc khủng hoảng cuối cùng mà đồng USD được xem là vịnh tránh bão”,
ông Frankel dự báo.* Có thể xem SDR là một đơn vị tiền tệ
quốc tế do IMF phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng
theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Nó không phải đồng tiền
mà tư nhân có thể có và sử dụng như các loại tiền quốc gia của từng nước.(Theo Time)

fxpro
10-04-2009, 10:09 AM
TTCK Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch
ngày thứ Năm nhờ thông tin lợi nhuận tốt từ lĩnh vực ngân hàng. Tuy
nhiên, còn nhiều lý do để lo lắng.



Một trong những lý do đó là chương trình vực dậy thị trường
cho vay tiêu dùng hay còn gọi là chương trình TALF của FED không nhận được sự
hưởng ứng của thị trường.

Chương trình không thành công như mong đợi, nhiều quan chức
của FED bắt đầu đặt câu hỏi về tác dụng của những nỗ lực hồi sinh thị trường
tín dụng phi ngân hàng : “Chúng tôi biết rằng có những người quan tâm đến loại
hình đầu tư này, tuy nhiên, thị trường đâu?”



FED tại New York
thông báo số tiền cho vay trong vòng 2 của chương trình TALF chỉ là 1,7 tỷ USD,
chia đều cho hai lĩnh vực ô tô và thẻ tín dụng. Mức 1,7 tỷ USD thấp hơn nhiều
so với mức 4,7 tỷ USD tháng trước đó. Tuần sau, FED sẽ nhóm họp để cân nhắc tại
sao hiệu quả của chương trình lại thấp như vậy.



Chương trình TALF (Term Asset-Backed Securities Loan
Facility) có tổng chi phí là 200 tỷ USD được dành để cung cấp thanh khoản cho
các khoản vay tiêu dùng đã được chứng khoán hóa, các khoản vay này không thuộc
lĩnh vực ngân hàng.



Những người mua số chứng khoán này có thể là các quỹ đầu cơ
hay tổ chức đầu tư.



Thị trường không mấy mặn mà với chương trình này của FED có
thể vì 3 lý do:



Thứ nhất, điều khoản giữa bên đóng gói các khoản vay và phía
nhà đầu tư muốn mua lại các khỏan vay vẫn còn gây ra nhiều bất đồng. FED tại New
York đã cố gắng dàn xếp tranh cãi giữa hai bên và họ
tin rằng điều đó sẽ giải quyết được vấn đề.



Thứ hai, thị trường lo ngại về chế tài phạt từ chính phủ.



Thứ ba, điều đáng lo nhất là thị trường đã không còn hứng
thú với các khoản vay tiêu dùng không thuộc lĩnh vực ngân hàng đã được chứng
khoán hóa – trước đây những khoản vay này chiếm 40% các khoản vay tiêu dùng của
người Mỹ.



Một quan chức thuộc FED phát biểu: “FED và Bộ Tài Chính đã
thông báo chúng tôi chuẩn bị cho doanh nghiệp nhỏ, công ty ô tô, sinh viên và
nhiều đối tượng khác vay khoảng 200 tỷ USD, tuy nhiên định vị thị trường vẫn
chưa rõ ràng, nhu cầu của đối tượng nào lớn cho đến nay vẫn là một câu hỏi.”



Sự thất bại gần đây của chương trình này có thể vừa là tin
tốt vừa là tin xấu đối với các ngân hàng truyền thống. Điều này có nghĩa là hệ
thống phi ngân hàng không mấy hấp dẫn người vay tiền, họ sẽ tìm đến ngân hàng
truyền thống để vay tiền. Hoặc xét trên phương diện khác, nhu cầu vay tiền giảm
nói chung, cả hệ thống phi ngân hàng và các ngân hàng truyền thống đều sẽ cùng
chịu thiệt.

Ngọc Diệp

Theo Time

Checked here

fxpro
10-04-2009, 02:17 PM
ADB dự báo các nền kinh tế châu Á, không tính Nhật, sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2009 và 6% trong năm 2010.

Ông Zhao Xiaoyu, phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), dự báo châu Á có thể là khu vực thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế tài
chính toàn cầu sớm nhất bởi khu vực này không nắm giữ nhiều tài sản độc hại như châu Âu và Mỹ.


Trong bài phỏng vấn mới đây tại Tokyo,
ông nói : “ Cuối cùng, châu Á sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng sớm hơn các khu vực
khác. Tôi tự tin khả năng này sẽ xảy ra.”

Tổ chức tài chính thế giới đã thua lỗ khoảng 1,3 nghìn tỷ
USD từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu với mức độ tàn phá tệ hại nhất tính từ thời Đại Khủng Hoảng. Lãnh đạo 20 nền
kinh tế hàng đầu thế giới đã nhóm họp tại London
vào tháng này để đưa ra cam kết tiến hành mọi biện pháp cần thiét để khôi phục
thị trường tín dụng toàn cầu.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo thua lỗ của các ngân hàng
và tổ chức bảo hiểm trên thế giới có thể lên tới 4 nghìn tỷ USD. Phần lớn tổ
chức chịu thua lỗ sẽ là tổ chức tài chính, ngân hàng và công ty bảo hiểm của
Mỹ.

Ông cho biết các tổ chức tài chính châu Âu và Mỹ đang bán đi
những tài sản giá trị tại châu Á mà họ đang nắm giữ để giữ tiền mặt và cải
thiện bảng cân đối kế toán: “Trong dài hạn, đó là một chiến lược sai lầm. Nhưng
trong ngắn hạn, họ cũng không còn sự lựa chọn khác.”

ADB dự báo các nền kinh tế châu Á, không tính Nhật, sẽ tăng
trưởng 3,4% trong năm 2009 và 6% trong năm 2010.

Ông cho rằng việc thương mại phát triển là một trong những
yếu tố quan trọng giúp kinh tế khu vực hồi phục. Khủng hoảng tài chính đã khiến
nhiều ngân hàng trên thế giới hạn chế cho các thị trường mới nổi vay tiền và
giảm hạn mức tín dụng đối với các công ty xuất khẩu và nhập khẩu.

ADB trong tháng này thông báo sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ
tài chính đối với hoạt động thương mại lên 1 tỷ USD. Thủ tướng Nhật Tara Aso
cam kết dành 22 tỷ USD hỗ trợ hoạt động thương mại trong hội nghị thượng đỉnh
G20 mới đây. Ngọc Diệp

Theo Bloomberg



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)
Checked here Checked here Checked here

fxpro
11-04-2009, 10:30 AM
Đây là thời gian tăng điểm dài nhất từ năm 1933,
nguyên nhân là nhờ kết quả lợi nhuận tốt của Wells Fargo, khả năng ngân
hàng vượt qua đợt thanh tra của chính phủ

Cổ phiếu Bank of America, American Express, JP Morgan Chase
tăng mạnh nhất trong nhóm 80 công ty thuộc nhóm ngành tài chính trong chỉ số
S&P 500.Cổ phiếu Wells Fargo tăng 20% sau khi công bố lợi nhuận quý
1/2009. Cổ phiếu của một số hãng bảo hiểm như Lincoln National Corp hay
Principal Financial tăng ít nhất 37% nhờ khả năng Bộ Tài chính Mỹ cân nhắc khả
năng cứu các hãng bảo hiểm nhân thọ.



Chỉ số S&P 500 tăng 1,7% lên mức 856,56 điểm. Chỉ số này
như vậy tăng 27% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 09/03.



Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,8% lên mức 8.023,38 điểm.




Ngày 23/03, thị trường chứng khoán tăng ấn tượng, mức tăng
7,1%. Nguyên nhân khiến thị trường tăng điểm là Bộ trưởng Tài chính công bố kế
hoạch dành khoảng 1 nghìn tỷ USD mua tài sản xấu của các ngân hàng.



Chỉ số S&P 500 của nhóm ngành ngân hàng tăng 25% trong
phiên giao dịch ngày thứ Năm, mức tăng mạnh nhất từ khi chỉ số này được đưa vào
sử dụng năm 1989.



Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao buộc người tiêu dùng phải thắt
chặt chi tiêu. Số lượng người Mỹ nộp đơn xin thất nghiệp lần đầu vượt con số
600 nghìn đến tuần thứ 10 liên tiếp.



Lợi nhuận quý 1/2009 của các công ty thuộc chỉ số S&P
500 nhiều khả năng giảm 38%. Lợi nhuận của các công ty Mỹ như vậy sẽ có khoảng
thời gian sụt giảm dài nhất từ thời Đại Khủng Hoảng 1930.



Ngọc Diệp
Theo Bloomberg

fxpro
13-04-2009, 02:13 PM
Lần này, thị trường các nước mới nổi mạnh hơn
bởi họ đã khôn ngoan hơn. Cổ phiếu nhóm ngành khai mỏ, viễn thông, ngân
hàng và công nghệ được đánh giá cao. Việc thị trường chứng khoán có những khoảng thời gian biến động giảm điểm mạnh là điều không thể tránh khỏi.

Khi
nhà đầu tư hoảng loạn, họ thường trốn chạy khỏi thị trường các nước mới
nổi trước và sau đó chỉ trở lại với tốc độ khiêm tốn ngay cả khi kinh
tế hồi phục.

Năm 2008, mọi chuyện đã diễn ra đúng như
vậy. Thị trường chứng khoán nhiều nước đang phát triển mất hơn 1 nửa
giá trị trong khi chỉ số S&P 500 của TTCK Mỹ mất 38,5%.

Quý 1/2008, thị trường vẫn mất điểm nhưng vào đầu tháng 3/2009 đã tăng điểm trở lại.

Chỉ
số chứng khoán chính tại thị trường Trung Quốc, Brazil, và Nga kết thúc
quý 1/2009 với mức tăng 2 con số dù đồng nội tệ của một số nước mới nổi
suy yếu khiến lợi nhuận nhà đầu tư Mỹ thu được giảm mạnh. Chỉ số
S&P 500 trong khi đó hạ 11,7%.

Theo dữ liệu của
Morningstar, chứng khoán tại thị trường các nước mới nổi hạ 1,7% trong
quý 1/2009 so với mức 8,3% của chứng khoán Mỹ.

Chuyên
gia tư vấn đầu tư cảnh báo không nên quá lạc quan. Thị trường chứng
khoán có thể chỉ đang trải qua trạng thái “mèo chết dựng dậy”, thị
trường chứng khoán các nước mới nổi có thể cải thiện đôi chút sau khi
hạ quá mạnh.

Tuy nhiên họ cho rằng việc thị trường chứng khoán tăng điểm là một dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế các nước mới nổi.

Ông
Thomas Melendez, chuyên gia quản lý của MFS International
Diversification, nhận xét yếu tố căn bản tại các nước mới nổi hiện nay
tốt hơn các nước phát triển.

Một số người nhận định
rằng thị trường nước phát triển có thể phá sản, tình hình tại các nước
mới nổi tốt hơn rất nhiều, tỷ lệ nợ cấp chính phủ, công ty hay cá nhân
thấp.

Nói cách khác, lần này, thị trường các nước mới nổi mạnh hơn bởi họ đã khôn ngoan hơn.

Ông
Mark Mobius, giám đốc điều hành của Templeton Asset Management, nhận
xét các công ty phần lớn vẫn còn khá mạnh bởi bảng cân đối kế toán tốt
và nhiều tiền mặt bởi họ đã quá sợ hãi với những gì xảy ra trong quá
khứ. Chính phủ những nước này cũng vậy, họ đã xây dựng được dự trữ
ngoại tệ lớn.

Tỷ lệ nợ thấp hơn và tiền mặt nhiều hơn
đồng nghĩa với việc nhiều nền kinh tế nước đang phát triển không phải
chịu quá nhiều vấn đề tài chính hay kinh tế như nhiều nước phát triển
khác. Họ có thể chủ động và mạnh tay hơn trong giải quyết các vấn đề.
Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Ông Edmund Harris,
quản lý quỹ Guinness Atkinson Asia, dự đoán: “Tôi tin Trung Quốc sẽ
vượt xa so với các nền kinh tế khác. Bằng việc ngăn các ngân hàng tham
gia vào một số hoạt động kinh doanh mang lại nhiều tác hại, Trung Quốc
có khả năng tự bảo vệ xét trên một số phương diện nhất định. Điều này
tạo bệ phóng để Trung Quốc có thể kích thích tăng trưởng kinh tế.

Việc kinh tế Trung Quốc cần bao nhiêu tiền để tăng trưởng kinh tế mạnh hơn vẫn còn là điều đang bị tranh cãi.

Chuyên
gia trưởng bộ phận đầu tư tại Victoria 1522 Investments, bà Josephine
Jiménez nhấn mạnh việc một số chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Trung
Quốc tăng truởng 6% trong năm 2009 trong khi chính phủ dự đoán kinh tế
nước này có thể tăng trưởng 8%.

Nền kinh tế của nhiều
nước đang phát triển sẽ khó có thể đạt mức độ tăng trưởng trên, tuy
nhiên bà Josephine Jiménez tính toán rằng tăng trưởng của nhiều nền
kinh tế châu Á sẽ cao hơn tăng trưởng tại nhiều nền kinh tế phát triển.

Theo bà, lĩnh vực tốt để đầu tư cổ phiếu lúc này sẽ là khai mỏ, viễn thông và sản xuất thực phẩm.

Ông
Mobius cũng cho rằng thị trường chứng khoán các nước mới nổi vẫn hết
sức hấp dẫn, ông nói: “Chúng ta như những đứa trẻ trong một cửa hàng
kẹo, mỗi lối chúng ta đi, chúng ta sẽ tìm thấy những món hời.”

Ông
đánh giá cao cổ phiếu nhóm ngành năng lượng và ngân hàng ví dụ như cổ
phiếu Petrobras, PetroChina, cổ phiếu ngân hàng như ngân hàng thương
mại và công nghiệp Trung Quốc, ngân hàng xây dựng Trung Quốc và ngân
hàng Banco Itau tại Brazil.

Ông Melender, chuyên gia
quản lý quỹ tại MFS, cho rằng cổ phiếu nhóm ngành công nghệ rất đáng
chú ý trong thời điểm hiện nay, cổ phiếu đó có tiềm năng tốt khi kinh
tế thế giới hồi phục. Ngọc Diệp

Theo Nytimeswww.vinafox.com (http://www.vinafox.com)
Checked here

fxpro
14-04-2009, 01:54 PM
Goldman Sachs tăng vốn để có tiền trả lại tiền từ kế hoạch 700 tỷ USD của chính phủ Mỹ.

Goldman Sachs, ngân hàng lớn thứ 6 của Mỹ tính theo tài sản
dự kiến tăng vốn thêm 5 tỷ USD sau khi công bố lợi nhuận 1,8 tỷ USD, mức lợi
nhuận vượt mọi dự báo.

Goldman Sachs công bố họ sẽ sử dụng tiền thu được từ việc
chào bán cổ phiếu phổ thông và một số nguồn tiền khác để trả lại số tiền 10 tỷ
USD đã nhận từ quỹ giải trừ tài sản xấu (TARP) của chính phủ Mỹ.

Goldman Sachs công bố lợi nhuận quý 1/2009 là 1,81 tỷ USD
tương đương 3,39 USD/cổ phiếu. Các chuyên gia dự báo mức lợi nhuận này chỉ là
1,64USD/cổ phiếu.

Tổng tài sản của Goldman Sachs tính đến ngày 27/03 là 925 tỷ
USD.

Tháng 9/2008, Goldman Sachs tăng vốn thêm 5,75 tỷ USD bằng
việc chào bán cổ phiếu với giá 123USD/cổ phiếu. Tỷ phú Warren Buffett khi đó đã
mua 5 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi.

Một tháng sau đó, Goldman Sachs nằm trong nhóm 9 tổ chức tài
chính nhận được tổng số 125 tỷ USD tiền hỗ trợ đợt đầu từ kế hoạch TARP hay còn
gọi là kế hoạch 700 tỷ USD của chính phủ.

Goldman Sachs từng là công ty có lãi lớn nhất trên phố Wall
sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình ngân hàng vào năm 2008 và công
bố thua lỗ lần đầu tiên từ khi bắt đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng năm
1999.

Nếu Goldman Sachs trả lại tiền của kế hoạch 700 tỷ USD,
nhiều ngân hàng đối thủ cũng có thể đưa ra quyết định tương tự.

Cổ phiếu Goldman Sachs tăng 55% trong năm 2009 lên mức
130,15USD/cổ phiếu. Như vậy cổ phiếu Goldman Sachs đã tăng hơn gấp đôi kể từ
mức thấp 52USD/cổ phiếu ngày 20/11/2008.

www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)
Ngọc Diệp

Theo Bloomberg

fxpro
20-04-2009, 01:24 PM
Mức lợi tức Trái phiếu Chính phủ Mỹ tiến về 0%,
có dấu hiệu cho thấy nỗ lực hồi sinh thị trường tín dụng của chủ tịch
FED đang phát huy tác dụng.

Mức lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 3 tháng rơi
xuống mức âm vào tháng 12/2008. Đây là lần đầu tiên có hiện tượng này từ khi
chính phủ Mỹ bắt đầu bán trái phiếu vào năm 1929, nhà đầu tư hy sinh lợi nhuận
để bảo toàn vốn. Đầu năm 1929, lợi tức tăng rồi sau đó rơi xuống mức 0,20% từ
đầu tháng 2/1929 và rơi xuống mức 0,13% vào ngày 17/04/1929.



Nhu cầu trái phiếu chính phủ đang tăng lên bởi nhà đầu tư
trong đó bao gồm các Ngân hàng Trung ương nước ngoài và Ngân hàng Trung ương Mỹ
mua trái phiếu chính phủ để hạ chi phí cho vay, đây là một phần trong chính
sách nới lỏng định lượng.



Trung Quốc hiện đang nắm tới 744 tỷ USD trái phiếu chính phủ
Mỹ, gần đây đã đặt câu hỏi về hiệu quả của việc này và chuyển sang mua những
loại chứng khoán dài hạn hơn.



Tuần trước, mức lợi tức của trái phiếu thời hạn 3 tháng rơi
xuống 0,13%. Trái phiếu thời hạn 3 tháng và thấp hơn từ đầu năm đến nay có mức
lợi tức 0,07%.



Tháng 12/2008, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ rơi xuống mức
âm, nhà đầu tư đổ xô sở hữu trái phiếu chính phủ sau khi ngân hàng Lehman
Brothers sụp đổ, đây là vụ phá sản lớn chưa từng có trong lịch sử Mỹ.



Người tiêu dùng và các công ty bắt đầu hưởng lợi. Goldman
Sachs và JP Morgan Chase công bố lợi nhuận cao hơn dự kiến bởi doanh thu từ thị
trường thu nhập cố định tăng cao. Cả hai ngân hàng đều đã tăng vốn trong tuần
trước mà không cần đến hỗ trợ của chính phủ.



Chủ tịch FED tại Dallas
nhận xét thị trường tín dụng đang ổn định hơn, biến động giảm bớt.



Tỷ lệ cho vay thế chấp mua nhà rơi xuống mức thấp kỷ lục,
mức lãi suất đối với khoản vay mua ô tô giảm hơn 5% từ ngày 18/03 sau khi FED
cho biết sẽ mua 300 tỷ USD trái phiếu chính phủ để hạ chi phí vay tiền.



Thu Giang

Theo Bloomberg

fxpro
21-04-2009, 01:58 PM
Standard Chartered giữ nguyên dự đoán kinh tế
Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,2% năm 2009 và 5% năm 2010, trong báo cáo
“Việt Nam - Một năm khác biệt” cuối tuần qua.

Ngân hàng Standard Chartered cho rằng “nền kinh tế Việt Nam
đang có những dấu hiệu tốt” và những ứng phó kịp thời trước khủng hoảng cho
thấy các nhà chính sách đã nhanh nhạy trong việc học hỏi và áp dụng
các kinh nghiệm.



Tín hiệu khả quan



Trong báo cáo này trưởng Bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của ngân hàng
Standard Chartered Tai Hui cho rằng “cán cân thương mại của Việt Nam đang
chuyển từ thâm hụt sang thặng dư."



Tính riêng quý I năm nay, Việt Nam đã đạt mức thặng dư
thương mại là 1,6 tỉ USD, trong khi đó, cùng kỳ năm trước Việt Nam chịu mức
thâm hụt là 8,4 tỉ USD.



"Đây là kết quả của sự suy giảm hoạt động nhập khẩu, mà
một phần là do giá cả hàng hoá sụt giảm mạnh, đặc biệt là các sản phẩm thép và
dầu thô”, ông Tai Hui nói và cho biết thêm rằng với việc nhà máy lọc dầu đầu
tiên đi vào hoạt động trong năm nay, Việt Nam sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ việc
giá dầu thô tăng cao.



Trong khi đó, xuất khẩu đã tăng trở lại trong tháng Hai và
tháng Ba đạt mức tương ứng 25,9% và 12,9% sau ba tháng liên tục suy giảm từ
tháng 11/2008 đến tháng 1/2009.



Cùng với sự cải thiện này, lạm phát trong tháng Ba cũng đạt
mức thấp nhất kể từ cuối năm 2007, chỉ còn 11,2% sau khi lên đỉnh điểm 28,3%
vào tháng 8/2008.



Theo ông Tai Hui lạm phát có thể sẽ giảm xuống mức thấp một
con số vào nửa cuối năm 2009 với điều kiện giá dầu và thực phẩm vẫn ổn định
trong năm nay. Đặc biệt tâm lý ảm đạm trên toàn cầu vẫn chưa ảnh hưởng tới tiêu
dùng trong nước, khiến doanh số bán lẻ cho các hộ gia đình vẫn duy trì đà tăng
trưởng ổn định.



“Điều đáng ngạc nhiên là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
chưa ảnh hưởng mạnh tới nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)”, ông Tai Hui
khẳng định.



Quý I năm nay, Việt Nam đã thu hút tới 6 tỉ USD vốn
đăng ký FDI, cao hơn so với 5,2 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái.



Quyết sách nhanh nhạy



Những tín hiệu trên trái ngược với con số cách đây 12 tháng
khi nền kinh tế đối mặt với thâm hụt thương mại, lên tới 9% GDP và lạm phát,
đạt đỉnh 28,3% trong tháng 8/2008.



Cả hai vấn đề đã lắng lại “sau những động thái tăng lãi suất
liên tục của Ngân hàng Nhà nước và sự sụt giá mạnh của thực phẩm và năng lượng
trên toàn cầu”.



Nền kinh tế giờ đây lại đối mặt với thách thức bên ngoài chứ
không phải nội tại gồm thách thức về xuất khẩu và sự yếu đi của dòng vốn đầu tư
nước ngoài trong năm nay và 2010, ông Tai Hui dự đoán.



Theo báo cáo của Standard Chartered “Đứng trước bối cảnh
này, Ngân hàng Nhà nước đã gỡ bỏ các mức lãi suất” và “Chính phủ đã đưa ra
những chính sách tài khoá khác nhau để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bao gồm việc
hỗ trợ lãi suất và hoãn thuế thu nhập cá nhân”.



Chính phủ cũng đã nhạy bén trong việc nới lỏng chính sách
tiền tệ, giảm lãi suất cơ bản xuống 7% vào đầu tháng 4/2009 từ 14% trong tháng
9/2008.



Trong khi đó, các nhà chính sách cũng cho phép đồng VND mất
giá hơn so với USD theo xu hướng tiền tệ trong khu vực. Từ cuối tháng 9 năm
2008, giá trị đồng VND đã giảm 7%.



Triển vọng trung hạn

Những quyết sách trên đã mang lại những tín hiệu khả quan
cho nền kinh tế mặc dù năm 2009 là một năm khó khăn cho nền kinh tế trong nước
và khu vực.



“Một số nhân tố về cơ cấu sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển
và chúng tôi vẫn tin vào viễn cảnh tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam”, ông Tai
Hui khẳng định.



Dựa vào sự phát triển của các nền kinh tế khác trong khu vực
châu Á, các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng sức tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng gấp
đôi trong 6-7 năm tới.



Không những vậy, Standard Chartered còn đưa ra nhận định
Việt Nam là đích đến của các
doanh nghiệp quốc tế vì Việt Nam
có một hệ thống chính trị ổn định và chi phí sản xuất thấp.



Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã thu nhận
được nhiều bài học từ những quốc gia láng giềng. “Kinh nghiệm từ những nền kinh
tế châu Á là ví dụ cho họ khi quyết định chính sách phù hợp nhất để thúc đẩy
tăng trưởng. Theo quan điểm của chúng tôi, thị trường nội địa bị xáo trộn trong
quý II và quý III năm ngoái cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho
thấy các nhà chính sách đã nhanh nhạy trong việc học hỏi và áp dụng,” ông Tai
Hui khẳng định.



Standard Chartered cũng vẫn giữ nguyên mức dự đoán trước đó
về kinh tế Việt Nam
rằng kinh tế sẽ tăng trưởng 4,2% năm 2009 và 5% năm 2010.



“Mặc dù chỉ số tăng trưởng này có thể thấp hơn so với kỳ
vọng của Chính phủ nhưng đó vẫn sẽ là một kết quả đáng tự hào so với viễn cảnh
trong khu vực”, ông Tai Hui cho biết.



Theo Việt Giang
Vietnam+

fxpro
22-04-2009, 04:16 PM
Phần lớn thị trường trong khu vực mất điểm bởi
lo ngại về triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp dù cổ phiếu công nghệ
trong khu vực đón tin tốt.

Cổ
phiếu KDDI Corp, hãng viễn thông lớn thứ 2 của Nhật, hạ 3,9% sau khi
Deustche Bank nhận xét tăng trưởng của công ty đang chững lại.



Cổ phiếu Elpida, hãng sản xuất chip lớn nhất của Nhật, tăng 15%.



Cứ
5 cổ phiếu mất điểm thì có 4 cổ phiếu tăng điểm trong nhóm cổ phiếu
thuộc chỉ số MSCI. Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ
0,3% xuống mức 88,03 điểm tại thị trường Tokyo.



Chỉ
số này đã tăng 25% từ mức thấp nhất trong 5 năm thiết lập ngày 09/03
trước dự đoán các biện pháp cứu kinh tế của chính phủ sẽ thành công
trong việc làm dịu suy thoái kinh tế toàn cầu.



Chỉ
số Topix của thị trường Nhật hạ 0,1%, chỉ số Hang Seng của thị trường
Hồng Kông hạ 2,7%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc
hạ 2,9%. Tất cả các thị trường trong khu vực đều mất điểm ngoại trừ thị
trường Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippin, Việt Nam và Sri Lanka.



Đồng
yên tăng giá so với 16 loại tiền tệ lớn khác trước dự đoán kết quả đợt
thanh tra các ngân hàng lớn của Mỹ sẽ cho thấy tỷ lệ thua lỗ tăng cao,
nhu cầu của đồng yên sẽ tăng.



Đồng
yên tăng giá sau khi một báo cáo của chính phủ cho thấy xuất khẩu của
nước này tháng 3/2009 đã giảm chậm lại, chuỗi thời gian xuất khẩu sụt
giảm kỷ lục đã chấm dứt, suy thoái kinh tế có dấu hiệu giảm bớt.



Đồng yên tăng lên mức 126,99 yên/euro từ mức 127,81 yên/euro tại thị trường New York. Đồng yên tăng giá lên mức 98,22 yên/USD từ mức 98,73 yên/USD.



Đồng USD tăng giá so với euro lên mức 1,2931USD/euro từ mức 1,2948USD/euro.



www.vinafox.com (http://www.vinafox.com)




Ngọc Diệp

TheoBloomberg

fxpro
24-04-2009, 01:52 PM
Ông đã được yêu cầu phải giữ bí mật về tình
trạng tài chính của đối thủ đang gặp khó khăn Merrill Lynch và buộc
phải sáp nhập nếu không muốn mất chức.

CEO của Bank of America, ông Kenneth Lewis tuyên bố đã chịu áp lực
từ phía cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và chủ tịch FED chấp
nhận sáp nhập với Merrill Lynch, nếu không ông này sẽ bị buộc phải rời
khỏi chức vụ.

Ông còn cho biết thêm ông đã được yêu cầu phải giữ bí mật về tình trạng tài chính của đối thủ đang gặp khó khăn Merrill Lynch.

CEO
của Bank of America cho biết ông Paulson và Bernanke đã ép ông không
được công bố thua lỗ của Merrill Lynch, mức thua lỗ trong tháng 12/2008
đã lên tới 12 tỷ USD. Thua lỗ quý 4/2008 của Merrill Lynch là hơn 15 tỷ
USD. Ngoài ra ông cũng không được công bố về khoản thưởng của Merrill
Lynch trong thời điểm đó.

Ông cho biết nguyên nhân ông
Paulson và Bernanke yêu cầu ông không được đưa ra các thông tin trên để
ngăn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính.

http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2009/04/24/CEObankofamerica.jpg" style="margin: 5px;" _fl="" width="480" align="center
Ông Kenneth Lewis - CEO của Bank of America




Nhờ
sự hỗ trợ của chính phủ mà Bank of America đã sáp nhập và như vậy cứu
được số phận của Merrill Lynch còn đối thủ Lehman Brothers đã sụp đổ
sau gần 160 năm tồn tại.

Cùng tháng, chính phủ cũng đã tiến hành giải cứu cho AIG.



Việc
ông Lewis công bố thông tin này không đủ để làm giảm áp lực từ phía cổ
đông buộc ông phải rời khỏi chức vụ chức vụ giám đốc điều hành của Bank
of America. Trong một buổi họp sắp tới vào ngày 29/04, dự kiến sẽ có đề
xuất từ phía cổ đông yêu cầu Bank of America bầu một chủ tịch mới thay
cho ông Lewis.

Theo bản điều trần của ông Lewis được
công bố vào ngày thứ Năm, cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson đã đe
dọa sẽ thay toàn bộ ban điều hành nếu Bank of America rút khỏi việc sáp
nhập Merrill Lynch. Và ông Lewis còn tuyên bố ông Paulson đưa ra lời đề
nghị mạnh mẽ trên sau khi nhận được hậu thuẫn từ chủ tịch FED.Theo
thông tin từ New York AG, cơ quan chủ quản của WSJ, kế hoạch chi tiết
các nhà điều tiết thị trường, kế hoạch giải cứu và các ngân hàng chuẩn
bị được công bố.


Theo Bộ trưởng tư pháp New York, ông Cuamo, Ủy ban
chứng khoán Mỹ bị buộc tội đã cố gắng giữ kín thông tin về các cuộc gặp
gỡ giữa ngân hàng và quan chức liên bang vào giữa tháng 12/2008. Trong
các cuộc gặp gỡ này, quan chức chính quyền liên bang đã buộc Bank of
America không được phép ngừng lại việc sáp nhập với Merril Lynch.


Bank
of America hiện đang nợ tới 25,7 tỷ USD và ông Lewis cho rằng chưa biết
đến khi nào mọi chuyện khó khăn hiện nay mới chấm dứt.
Ngọc Diệp

Theo WSJ, AP