PDA

View Full Version : VF4 -TO BE OR NOT TO BE



IntelInside
27-12-2007, 05:21 PM
Cty quản lý quỹ VFMchuẩn bị huy động 8000 tỷ cho VF4để đầu tư vào BCssẽ IPO trong 2008-2010. NĐT cần cân nhắc điều gì trước khi tham gia. Sau đây là một vài ý kiến chia sẻ:





•A. Mô hình phân chia thu nhập giữa nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư chưa hợp lý




1. Chưa có thay đổi đột phá trong mô hình tính phí quản lý.(Phí quản lý 2%/NAV/năm, phí lưu ký0.065%/NAV/năm, phí khác tối đa 1%/NAV/năm, cộng thêm thưởng hoạt động cho VFM 20% trên LỢI NHUẬN vượt trội so với thị trường - bạn sẽ thấy cách tính LỢI NHUẬN khá thú vị khi xác định khoản thưởng cho VFM trong phần sau). Cách tính này không liên kết lợi ích của nhà quản lý quỹ và kết quả đầu tư của quỹ. Dù thị trương lên hay xuống, dù máu có chảy thành sông, dù kinh tế thăng hoa hay suy thoái, nhà quản lý quỹ đều bình yên vô sự với một khoản lợi nhuận lớn và ổn định. [/list]




2. Sự phân chia thu nhập theo cách này không tạo đủ lực đẩy để nhà quản lý quỹ nỗ lực phát triển giá trị quỹ lớn nhất trong thị trường thăng hoa cũng như giảm thiểu nhỏ nhất thiệt hại giá trị quỹ trong thị trường suy thoái bởi vì quyền lợi của họ không gắn kết trực tiếp vào sự tăng trưởng quỹ. Mô hình phí quản lý này không dựa trên giá trị gia tăng thuần túy của quỹ mà lại dựa trên cả vốn gốc của nhà đầu tư.[/list]




3. Với mô hình phí trên, cty quản lý quỹ VFM đang phôi thai VF4 đặt quyền lợi của nhà quản lý quỹ cao hơn, an toàn hơn quyền lợi của nhà đầu tư. Quyền lợi của nhà quản lý quỹ được bảo vệ vững chắc như thành trì, quyền lợi nhà đầu tư đung đưa như bèo trôi.[/list]




4. Đi vào định lượng một chúc sẽ thấy với 8000 tỉ mệnh giá ccq, chỉ riêng 2%/NAV (giả sử chưa có sư gia tăng giá trị, NAV=8000 tỉ). Thì phí quản lý VF4 cho 1 năm đã là 160 tỷ. (Ờ đây chúng ta chưa nói đến 1% phí khác và khoản thưởng 20% treo lơ lửng). Với quy mô về nhân lực và hạ tầng của VFM so với các định chế tài chính khác (ví dụ ngân hàng,...), thì khoản thu nhập trên quả kếch xù cho nhà quản lý quỹ so với số vốn đầu tư hạ tầng và nhân lực họ bỏ ra. Nguồn thu nhập này chính là nguồn tiền rút từ nhà đầu tư mua ccq. Nên nhớ thu nhập này hoàn toàn thuộc riêng Cty quản lý quỹ VFM, không hề thuộc về VF4 mà chủ sở hữu là các NĐT[/list]




5. Thu nhập bình quân của nhân viên làm việc cho các quỹ đầu tư hiện tại cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của XH và các ngành khác. Ngoài 12 tháng lương các khoản thưởng cuối năm rất lớn (từ 12 tới 36 tháng lương cho 1 nhân viên/1 năm làm việc - nguồn dữ liệu không chính thức tác giả có được qua các mối quan hệ). Minh chứng cho điều này là luồng chảy máu chất xám của các nhân viên cao cấp từ các ngân hàng, các công ty khác về các công ty quản lý quỹ. Điều này là một tín hiệu xấu cho thị trường phản ánh sự ưu ái quá lớn phần chia thu nhập cho công ty quản lý quỹ mà các nhà đầu tư vào ccq phải gánh chịu. (Điều này càng bất hợp lý khi xét về khía cạnh sở hữu thì những NĐT là người chủ, công ty quản lý quỹ là người làm thuê)[/list]





•B. Thị trường chứng khoán Việt nam không còn ở thời kỳ đồ đá nên cần những nhà quản lý giỏi hơn, trung thực hơn, đồng hành cùng NĐT




1. Thị trường CK bây giờ không còn là thời kỳ đồ đá như những năm 2000-2005. Doanh nghiệp nhà nước không còn bị định giá quá thấp khi IPO. Viêc định giá đã tiến đến mức chuyên nghiệp. Sự ra đời của VF4 sau này sẽ không còn cơ hội mua được của rẻ như trước nên không còn cảnh: "tất cả các quỹ nào ta cùng thắng", mà sẽ có sự chọn lọc nhất định.[/list]




2. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi có nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước ra đời cùng với những khuôn mặt quản lý giỏi, kinh nghiệm từ các thị trường lớn. Quỹ VF4 có phát triển hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của đội ngũ quản lý VFM. Với những khuân mặt quản lý quen thuộc đã từng gây ra vụ "xì cang đan" của VF1, NĐT đặt hy vọng gì vào VF4 nếu chưa có sự thay đổi cơ bản trong nhân sự quản lý cao cấp.[/list]





Lịch sử về năng lực và tính trung thực của nhân sự quản lý cao cấp VFM qua các thương vụ cũ:





Đối với vụ ký hợp đồng bảo lãnh phát hành cho đợt tăng vốn từ 500 tỷ lên 1000 tỷ. Tôi mạn phép thử đặt ra các câu hỏi và tự trả lời như sau:





Hỏi: Ai cũng biết việc bảo lãnh phát hành này mua bằng tiền của NĐT (direct or indirect đều xuất phát từ tiền NĐT) vậy tại sao lại có quyết định điều chỉnh giá phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi NĐT?





Trả lời: Nếu vấn đề được đặt trên lợi ích đơn thuần và duy nhất cho NĐT VF1 (không phải của VFM hay bất cứ đối tác nào khác của VFM trong mối quan hệ hưu cơ ảnh hưởng lợi ích qua lại lẫn nhau) thì việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ vẫn được tiền hành như hoạch định ngay tư đầu, không có quyết định giảm giá phát hành và cũng không cần sự vào cuộc của báo chí.





Hỏi: Tại sao lại không có sự thay đổi, rõ ràng khi thị trường giảm, việc giảm giá sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư thưc hiện quyền?





Trả lời: Đơn giản là vì khi thị trường giảm lúc đó NĐT không có nhu cầu thưc hiện quyền vì không có lợi. Trong khi việc bảo lãnh yêu cầu bên đứng ra bảo lãnh phải mua lại với giá phát hành. Điều này rất có lợi cho cổ đông VF1 vì nó sẽ đem lại một khoản thặng dư lớn cho các cổ đông này từ việc bảo lãnh phát hành mà các cổ đông này không cần phải bỏ tiền mua. Cái lợi này lớn hơn việc giảm giá phát hành và còn tận dụng được khoản phí mua bảo lãnh.





Hỏi: Hành động này của VFM được giải thích như thế nào cho hợp lý?





Trả lời: Chắc chắn hoặc là do năng lực quản lý yếu kém hoặc là do thiếu trung thực, tính toán hy sinh quyền lợi NĐT VF1 để đạt được một quyền lợi khác, một mục đích khác.





(Cũng may ý đồ giảm giá phát hành đã không thực hiên được vì gặp phải phản ứng quá lớn của NĐT và của báo chí. (Chỉ không may cho một số NĐT mua VF1 sau ngày chốt quyền bị thiệt hại vì "vụ xì căng đan" này)





Hỏi: Để trấn an dư luận các nhà quản lý cao cấp VFM đã làm những gì ngay sau quyết định điều chỉnh giá?





Trả lời: Họ quả là những nghệ sĩ tài ba, họ trình diễn rất hay. Dưới đây là một số các ghi nhận thực tế về vở trình diễn này. (số liệu từ ww.vse.org.vn):





-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


05/02/2007 17:26:00


VFMVF1: Điều chỉnh giá phát hành thêm Chứng chỉ Quỹ





Được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước tại công văn số 496/UBCK-QLKD ngày 27/04/2007 về việc điều chỉnh giá phát hành cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Qũy đầu tư chứng khoán Việt Nam VF1. Ngày 02/05/2007, Công ty Quản lý Quỹ VFM gửi công văn số 110/CV-VFM về việc điều chỉnh giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Qũy đầu tư VF1 theo đó:





Giá phát hành đã được công bố ngày 26/03/2007: 33.164 đồng/đơn vị


Giá phát hành mới được điều chỉnh: 23.700 đồng/đơn vị


Phí phát hành: 2%/mệnh giá/đơn vị (200 đồng/đơn vị)


Thời gian chuyển nhượng quyền mua: từ ngày 16/04/2007 đến ngày 11/05/2007


Thời gian đăng ký, đóng tiền: từ ngày 16/04/2007 đến ngày 15/05/2007


Lý do điều chỉnh: để đảm bảo thành công của đợt phát hành nhằm tăng vốn điều lệ của Qũy đầu tư VF1.


Giá phát hành điều chỉnh này cũng sẽ được áp dụng cho các đơn vị bảo lãnh phát hành trong trường hợp số lượng chứng chỉ quỹ dư do không được nhà đầu tư mua hết theo quyền mua của đợt tăng vốn sau khi kết thúc thời hạn đăng ký và đóng tiền của đợt tăng vốn.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------





05/02/2007


TIN VẮN


Nội dung: Ban điều hành Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM) giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư


Mã chứng khoán giao dịch: VFMVF1


Ngày thực hiện giao dịch: Từ ngày 03/05/2007 đến tháng 9/2007







STT
|

Tên người giao dịch
|

Chức vụ
|

Số lượng VFMVF1 nắm giữ trước khi giao dịch
|

Tỷ lệ


nắm giữ
|

Số lượng


VFMVF1


sẽ mua
|

Số lượng VFMVF1 nắm giữ sau khi giao dịch
|

Tỷ lệ


nắm giữ





1
|



Trần Thanh Tân |

Tổng Giám Đốc
|

100.000
|

0,2%
|

50.000
|

150.000
|

0,3%





2
|



Phạm Khánh Lynh |

Phó Tổng Giám
|

28.000
|

0,06%
|

30.000
|

58.000
|

0,12%





3
|



Đỗ Sông Hồng |

Phó Tổng Giám
|

33.330
|

0,07%
|

30.000
|

63.330
|

0,13%





4
|



Nguyễn Minh Đăng Khánh |

Giám đốc Tài chính
|

3.100
|

0,01%
|

20.000
|

23.100
|

0,05%





5
|



Trần Lê Minh |

Giám đốc Chi nhánh VFM Hà Nội
|

0
|

0
|

20.000
|

20.000
|

0,04%











------------------------------------------------------------------------------------------------





Năm tháng sau vào chiều ngày 10Nov07 họ đã đặt dấu chấm hết cho buổi trình diễn. Điều này làm tan nát bao trái tim NĐT khi đặt niềm tin rằng "phải có một lợi ích to lớn gì đó nên không chỉ một mà hàng loạt lãnh đạo cao cấp VFM mới đăt mua VF1 số lượng lớn như vậy."








10/11/2007 13:59:00


VFMVF1: Kết quả giao dịch của cổ đông nội bộ


Ban điều hành Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM) báo cáo kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư và giao dịch quyền mua chứng chỉ quỹ VFMVF1 như sau:





Kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ VFMVF1:







STT
|

Tên người giao dịch
|

Chức vụ
|

Số lượng VFMVF1 nắm giữ trước khi giao dịch
|

Số lượng


VFMVF1


đăng ký mua
|

Thời gian đăng ký mua
|

Số lượng


VFMVF1


đã mua
|

Số lượng VFMVF1 nắm giữ sau khi giao dịch
|

Tỷ lệ


nắm giữ





1
|

Trần Thanh Tân
|

Tổng Giám Đốc
|

100.000
|

50.000
|

Từ tháng 05-09/2007
|

0
|

100.000
|

0,1%





2
|

Đỗ Sông Hồng
|

Phó Tổng Giám
|

33.330
|

30.000
|

Từ tháng 05-09/2007
|

0
|

33.330
|

0,033%





3
|

Phạm Khánh Lynh
|

Phó Tổng Giám
|

28.000
|

30.000
|

Từ tháng 05-09/2007
|

0
|

28.000
|

0,028%





4
|

Nguyễn Minh Đăng Khánh
|

Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng
|

3.100
|

20.000
|

Từ tháng 05-09/2007
|

0
|

3.100
|

0,0031%





5
|

Trần Lê Minh
|

Giám đốc Chi nhánh VFM Hà Nội
|

0
|

20.000
|

Từ tháng 05-09/2007
|

0
|

0
|

0%








Lý do Ban điều hành Công ty VFM không mua VFMVF1: Để tránh ảnh hưởng không tốt đến Công ty do thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm (Việc công bố thông tin mua VFMVF1 trùng với thời điểm điều chỉnh giá phát hành thêm cho đợt tăng vốn điều lệ của VFMVF1 từ 500 tỷ lên 1.000 tỷ đồng).





------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phân tích tình hình kinh doanh của VF1 từ đầu năm 2007 tới hết quý III (số liệu quý IV chưa available)





Dưới đây là các báo cáo hoạt động của VF1 được post trên HOSE (http://www.vse.org.vn/):





BÁO CÁO QUÝ I




Chỉ tiêu
|

Năm báo cáo năm 2007
|

Năm trước năm 2006





Số phát sinh
kỳ báo cáo
Quý I / 2007
|

Lũy kế từ đầu
năm đến cuối kỳ báo cáo
|

Số phát sinh
Quý này
năm trước
|

Lũy kế từ đầu năm đến cuối Quý này
năm trước





A
|


|

2
|


|

4





A
|



XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN |



|



|



|







I
|



Thu nhập từ hoạt động đầu tư đã thực hiện |

182,295,380,222
|

182,295,380,222
|

23,792,587,122
|

23,792,587,122





1
|



Cổ tức được nhận |

7,045,209,545
|

7,045,209,545
|

5,934,787,567
|

5,934,787,567





2
|



Lãi trái phiếu được nhận |

-
|

-
|

705,384,730
|

705,384,730





3
|



Lãi tiền gửi |

1,703,351,256
|

1,703,351,256
|

375,479,333
|

375,479,333





4
|



Thu nhập bán chứng khoán |

173,546,819,421
|

173,546,819,421
|

16,776,935,492
|

16,776,935,492





5
|



Thu nhập khác |

-
|

-
|

-
|

-





II
|



Chi phí |

131,039,477,655
|

131,039,477,655
|

2,613,007,243
|

2,613,007,243





1
|



Phí quản lý quỹ |

11,366,497,720
|

11,366,497,720
|

2,304,187,990
|

2,304,187,990





2
|



Thưởng hoạt động |

118,592,361,612
|

118,592,361,612
|


|







3
|



Phí giám sát, quản lý tài sản quỹ |

681,989,863
|

681,989,863
|

138,251,279
|

138,251,279





4
|



Chi phí hội họp, đại hội |

-
|

-
|

-
|

-





5
|



Chi phí kiểm toán |

-
|

-
|

-
|

-





6
|



Phí và chi phí khác |

398,628,460
|

398,628,460
|

170,567,974
|

170,567,974





III
|



Kết quả hoạt động ròng đã thực hiện được phân phối trong kỳ |

51,255,902,567
|

51,255,902,567
|

21,179,579,879
|

21,179,579,879





B
|



XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CHƯA THỰC HIỆN |


|


|


|







I
|



Thu nhập |

664,400,332,632
|

664,400,332,632
|

142,106,112,438
|

142,106,112,438





1
|



Thu nhập đánh giá lại các khoản đầu tư chứng khoán |

663,400,332,632
|

663,400,332,632
|

141,424,344,021
|

141,424,344,021





2
|



Cổ tức chưa thực hiện |

1,000,000,000
|

1,000,000,000
|

473,180,000
|

473,180,000





3
|



Lãi trái phiếu chưa thực hiện |

-
|

-
|

208,588,417
|

208,588,417





4
|



lãi tiền gửi chưa thực hiện |

-
|

-
|

-
|

-





II
|



Chi phí |

7,659,277,000
|

7,659,277,000
|

5,959,157,113
|

5,959,157,113





III
|



Kết quả hoạt động chưa thực hiện cuối kỳ |

656,741,055,632
|

656,741,055,632
|

136,146,955,325
|

136,146,955,325






|



TỔNG LỢI NHUẬN RÒNG TRONG NĂM |

707,996,958,199
|

707,996,958,199
|

157,326,535,203
|

157,326,535,203














BÁO CÁO QUÝ II




STT
|

CHỈ TIÊU
|

QUÝ BÁO CÁO
Quý II / 2007
|

QUÝ TRƯỚC
Quý I / 2007
|

LŨY KẾ TỪ ĐẦU NĂM 2007





I
|



Thu nhập từ hoạt động đầu tư |

7,925,680,708
|

9,748,560,801
|

17,674,241,509





1
|



Cổ tức được nhận |

7,390,878,200
|

8,045,209,545
|

15,436,087,745





2
|



Lãi được nhận |

444,722,508
|

1,703,351,256
|

2,148,073,764





3
|



Thu nhập khác |

90,080,000
|

-
|

90,080,000





II
|



Chi phí |

(18,751,657,921)
|

131,039,477,653
|

112,287,819,734





1
|



Phí quản lý quỹ |

10,336,032,877
|

11,366,497,720
|

21,702,530,597





2
|



Phí lưu ký, giám sát |

620,161,973
|

681,989,863
|

1,302,151,836





3
|



Các loại chi phí khác |

(29,707,852,771)
|

118,990,990,070
|

89,283,137,301





III
|



Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II) |

26,677,338,629
|

(121,290,916,852)
|

(94,613,578,225)





IV
|



Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư |

(160,977,605,998)
|

829,287,875,052
|

668,310,269,054





1
|



Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư |

46,813,790,669
|

173,546,819,421
|

220,360,610,090





2
|



Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ |

(376,798,591,667)
|

655,741,055,631
|

278,942,463,964





3
|



Ghi nhận quyền phát hành thêm cp |

169,007,195,000
|

-
|

169,007,195,000





V
|



Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III+IV) |

(134,300,267,369)
|

707,996,958,200
|

573,696,690,831











BÁO CÁO QUÝ III




STT
|

CHỈ TIÊU
|

QUÝ BÁO CÁO
Quý III / 2007
|

QUÝ TRƯỚC
Quý II / 2007
|

LŨY KẾ TỪ ĐẦU NĂM 2007





I
|



Thu nhập từ hoạt động đầu tư |

33,739,736,419
|

7,925,680,708
|

51,413,977,930





1
|



Cổ tức được nhận |

4,679,798,900
|

7,390,878,200
|

20,115,886,646





2
|



Lãi được nhận |

29,059,937,519
|

444,722,508
|

31,208,011,284





3
|



Thu nhập khác |

-
|

90,080,000
|

90,080,000





II
|



Chi phí |

21,064,539,270
|

(18,751,657,921)
|

133,352,359,004





1
|



Phí quản lý quỹ |

15,530,875,419
|

10,336,032,877
|

37,233,406,016





2
|



Phí lưu ký, giám sát |

1,097,672,525
|

620,161,973
|

2,399,824,361





3
|



Các loại chi phí khác |

4,435,991,326
|

(29,707,852,771)
|

93,719,128,627





III
|



Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II) |

12,675,197,149
|

26,677,338,629
|

(81,938,381,074)





IV
|



Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư |

90,644,336,720
|

(160,977,605,998)
|

758,954,605,774





1
|



Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư |

47,981,545,129
|

46,813,790,669
|

268,342,155,219





2
|



Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ |

199,168,986,591
|

(376,798,591,667)
|

478,111,450,555





3
|



Ghi nhận quyền phát hành thêm cp |

(156,506,195,000)
|

169,007,195,000
|

12,501,000,000





V
|



Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III+IV) |

103,319,533,869
|

(134,300,267,369)
|

677,016,224,700










Báo cáo từ quý 2 trở đi có sự thay đổi về cách trình bày. Tuy nhiên thì cách trình bày theo quý I lại rõ ràng hơn nên không gây sự nhầm lẫn. Cụ thể báo cáo quý I chia theo tiêu thức LỢI NHUẬN ĐÃ THỰC HIỆN (realised profit) và KẾT QUẢ CHƯA THỰC HIỆN (unrealised result). Trong khi theo cách trình bày từ quy II trở đi, mục IV - lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư lại là số gộp giữa "Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư" - Realised profit và "Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ" - Unrealised result. Sự cộng gộp này gây nhầm lẫn cho người đọc lầm tưởng đó là một con số lãi đã đạt được trong kỳ vì nó được trình bày đập vào mắt dưới mục " LÃI (LỖ) HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ"




Tính đầy đủ của bộ báo cáo: Chỉ riêng quý I là có báo cáo thuyết minh, các quý sau không thấy VFM cung cấp báo cáo thuyết minh.




Lợi Nhuận Đã Thực Hiện là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện mức lãi (lỗ) thực sự mà VF1 đạt được trong kỳ kinh doanh. Trong khi đó Kết Quả Chưa Thưc hiện: phần "Thu nhập đánh giá lại các khoản đầu tư chứng khoán" - báo cáo Q.I hay phần "Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ" - trong các báo cáo quý sau - thực chất chỉ thể hiện khoản chênh lệch do áp lại thị giá của các chứng khoán mà VF1 đang nắm tại thời điểm báo cáo so với kỳ trước. Việc tính khoản chênh lêch này vào "Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư" chẳng khác nào đếm cua trong lỗ vì hành vi bán chưa được thực hiện. Mà làm sao thực hiện được việc bán hết chứng khoán nắm giữ ra thị trường với cùng mức giá lấy tại thời điểm tính trong báo cáo. Hoàn toàn không khả thi khi bán ra khối lượng cổ phiếu lớn mà không ảnh hưởng đến giá thị trường, đặc biệt đối với các cổ phiếu trên thị trường OTC khi tính thanh khoản đang trở nên tồi tệ như hiên nay.




Khoản thay đổi do áp lại thị giá các chứng khoán đang nắm giữ không nên dùng các từ gây nhầm lẫn như: "thu nhập", "lãi (lỗ)" - gây hiểu nhầm là thu nhập đã đạt được; hoặc "Thay đổi giá trị các khoản đầu tư" - gây hiểu nhầm là giá trị thực đang có của quỹ. Vì để đánh giá lại giá trị của một quỹ...không chỉ đơn giản là áp thị giá. Đó chỉ là giá trị vốn hóa thị trường của quỹ chứ không phải là giá trị của quỹ. Để đánh giá giá trị quỹ, người ta phải dùng các phương pháp chính xác khác như chiết khấu dòng tiền, đánh giá lại tài sản,...). Do vậy để minh bạch trong báo cáo, khoản này nên đổi tên thành "Chênh lệch từ thay đổi thị giá của các cổ phiếu, trái phiếu đang nắm giữ", và hoàn toàn không được đưa vào lãi (lỗ) hoạt động để phù hợp với chuẩn mực kế toán tài chính và đảm bảo tính minh bạch của báo cáo.




Chi phí hoạt động chi cho VFM từ việc quản lý VF1 khá cao so với lợi nhuận thực hiện. Đặc biệt khoản thưởng hoạt động trong quý I 07 lên tới 118 tỷ, vậy bao nhiêu còn lại cho nhà đầu tư? Sau đây là bảng tính toán chi tiết.





Đơn vị: triệu đồng






Niên độ |



Lợi nhuận đã thực hiện của VF1 |



Chi phí (chủ yếu chi cho VFM) |



Tỉ lệ chi cho VFM trên lợi nhuận thực hiện





Q.I |

182,295
|

131,039
|

72 % (3)







Q.II |

54,739 (1)
|

-18,751 (2)
|

20% (3)







Q.III |

81,721 (1)
|

21,064
|

26% (3)








Ghi chú:


(1): do sự thay đổi trong cách trình bày báo cáo nên lợi nhuận đã thực hiện là cộng của 2 số như sau:


Q.II: 7,925,680,708 + 46,813,790,669 = 54,739,471,377


Q.III: 33,739,736,419 + 47,981,545,129 = 81,721,281,548





(2): Số âm là do ảnh hưởng từ khoản điều chỉnh -29,707,852,771 không thấy chú giải trong báo cáo của VFM, và không có báo cáo thuyết minh trong quý II. Lẽ thường tình điều này sẽ là khoản thu hồi từ khoản vượt chi dư đợt trước. Nếu loại bỏ khoản thu hồi do chi dư này ra thì khoản chi trong tháng là:


10,336,032,877+620,161,973 = 10,956,194,850





(3): Khoản thực chi mà phần lớn cho VFM luôn ở tỉ lệ cao trên lợi nhuận thưc hiện (>20%). Đặc biệt số liệu trong quý I cho thấy:


- VFM thu được 118 tỷ (chưa bao gồm khoản phí phí 11.3 tỷ)


- Trong khi hàng ngàn NĐT chỉ được chia nhau 35 tỷ.




Điều bất hợp lý là "khoản trích thưởng thành công VF1 từ T01 đến 3/07 - 118 tỷ" - (nguồn: báo cáo thuyết minh Q107 download từ HOSE) - được trích dựa trên kết quả hoạt động vượt trội, mà kết quả hoạt động là Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư bao gồm "lợi nhuận đã thực hiện" và khoản "cua trong lỗ - là chênh lệch do áp lại thị giá chứng khoán của VF1 tại thời điểm báo cáo - cuối quý I". Ở đây dễ thấy rằng khoản LÃI (LỖ) TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ trong báo cáo là tính cua trong lỗ, nhưng khoản 118 tỷ thưởng cho VFM lại là khoản tiền thực, việc thực. Khi khoản tiền này được hút ra từ VF1 rồi, cua trong lỗ cũng bò mất (giá chứng khoán rớt xuống từ sau tháng 3/2007), thì NĐT còn lại mỗi cái cần câu, không cua, không mồi. (Nên nhớ vào cuối QI năm 2007 - tại thời điểm trích thưởng 118 tỷ trả cho Công ty Quản Lý Quỹ VFM giá chứng khoán lúc đó đang ở đỉnh điểm - Cty VFM rất khéo lựa thời điểm để trích thưởng cho mình).




Nhiều người sẽ hỏi chức năng của ngân hàng kiểm soát đâu? Tại sao họ không lên tiếng nói mà vẫn trả khoản tiền 118 tỷ cho VFM? Câu trả lời là bởi vì VFM không làm sai theo điều lệ quỹ. Họ đã xây dựng điều lệ quỹ VF1 mang lại khoản lợi rât lớn cho họ qua cách tính phí, tính thưởng trong những điều kiện dễ dãi nhất, open nhất, không bị ràng buộc, không có các điều khoản khắt khe về điều kiện trích thưởng cũng như thời gian trích thưởng. Các điều khoản về lợi ích của VFM trong bản điều lệ quỹ thường ngắn gọn, nhưng không súc tích, không đi sâu vào chi tiết, thường ở dạng cẩm nang càn khôn thiên biến vạn hóa dễ dàng cho người cầm cân nẩy mực. Các nhà NĐT thường bỏ qua không chú ý đến các chi tiết này và thường bị lòa mắt về các trình bày một tương lai sán lạn của quỹ, những khoản lợi nhuận tiềm năng của quỹ.




VF1 đã được khai thác triệt để, đã bị lấy đi phần tinh túy nhất của nó ngay tại thời điểm phát triển cực thịnh của nó. Mẫu mới VF4 đang cho ra đời dựa trên sự cải tiến của VF1 (coi lại các điều lệ của VF4). Nếu ra đời thành công, mẫu này sẽ hoàn hảo hơn, có sức hủy diệt lớn hơn (8000 tỷ so với 500 tỷ của VF1). Nó sẽ bị làm thịt vào thời điểm trưởng thành nhất, tại giai đoạn phát triển mạnh nhất của nó để bị lấy đi những phần tinh hoa nhất.




Nếu để ý vào thời điểm quý I 2007 khi VFM tính toán số tiền thưởng 118 tỷ, họ đã thực hiện bán ra một khoản lớn chứng khoán của VF1 để đạt lợi nhuận thực là 173 tỷ nhằm mục đích chi cho 131 tỷ trong đó có khoản tiền thưởng lớn cho họ là 118 tỷ. Ở đây nên nói rõ 173 tỷ là lợi nhuận thực hiện không phải là doanh thu thực hiện bán chứng khoán. Do đó để đạt được 173 tỷ lợi nhuận, số tiên bán chứng khoán thu về phải nhiều hơn. Nhưng nếu nhìn vào báo cáo dưới đây thì số dư tiền + khoản chờ thu cuối quý I không có sự gia tăng so với đầu quý (số liệu cuối quý IV 06). Điều này chứng tỏ số tiền bán chứng khoán sau khi trừ đi số tiền để lại là 173 tỷ lại được đem tái đầu tư mua lại chứng khoán. Do hành vi này được thực hiện trong thời gian "bull market" trong QI 07, nên khả năng lớn là việc bán đi và mua lại này sẽ gây thiệt hại cho quỹ VF1 (vì bán tại một giá sau đó mua lại với giá cao hơn). Nhưng tại sao họ lại làm vậy mặc dù họ vẫn tự gọi mình là các nhà chuyên nghiệp? câu trả lời chỉ có thể là:





Thực chất họ là những nhà quản lý không có năng lực
Hoặc họ điều hành hoạt động không vì lợi ích của NĐT VF1, mà vì quyền lợi của chính họ. Vì họ chọn thời điểm đỉnh cao của "bull market" để tính thưởng và rút ra khoản tiền lớn từ VF1 nhưng mặt khác lại không muốn làm xấu báo cáo kết quả kinh doanh của VF1. Nên nếu chỉ bán một lượng chứng khoán vừa đủ tiền để trang trải cho khoản chi 131 tỷ, thì chắc chắn khoản lợi nhuận thưc hiện sẽ nhỏ hơn 131 tỷ (lợi nhuận thực hiện = giá bán CK - giá mua CK) và kết quả lãi (lỗ) đã thực hiên sẽ bị âm trong quý I. Vậy phải làm sao? Họ phải bán một lượng CK nhiều hơn, đủ để có một khoản lợi nhuận lớn hơn 131 tỷ ở mức độ vài chục tỷ để có một báo cáo đẹp mắt mặc dù phải hy sinh lợi ích thiết thực của VF1 mà điều này lại không thể hiện trên báo cáo.








BÁO CÁO TÀI SẢN QUÝ I




STT
|

TÀI SẢN
|

KỲ BÁO CÁO
Quý I / 2007
|

KỲ TRƯỚC
Quý IV / 2006
|

% CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC





1
|



Tiền |



77,585,568,522 |



92,147,284,814 |

120.42%





2
|



Các khoản đầu tư |



2,307,060,122,948 |



1,515,314,475,654 |

480.51%





2.1
|



Trái phiếu |



11,229,107,748 |



9,849,350,000 |

141.95%





2.2
|



Cổ phiếu |



2,295,831,015,200 |



1,505,465,125,654 |

486.19%





2.2.1
|



CP niêm yết |



1,168,577,410,700 |



766,582,904,000 |

1043.46%





2.2.2
|



CP chưa niêm yết |



1,127,253,604,500 |



738,882,221,654 |

312.93%





3
|



Cổ tức được nhận |



2,339,120,800 |



440,078,100 |

208.97%





4
|



Lãi được nhận |



38,321,457 |



109,000,000 |

6.76%





5
|



Tiền bán chứng khoán chờ thu |



3,506,400 |



73,102,282,400 |

0.48%





6
|



Các khoản phải thu khác |



8,359,245,000 |



5,613,140,000 |

95.61%





7
|



Các tài sản khác |



- |



- |








|



TỔNG TÀI SẢN |



2,395,385,885,127 |



1,686,726,260,968 |

431.04%






|



CÁC KHOẢN NỢ |



|



|







8
|



Tiền phải thanh toán mua chứng khoán |



- |



- |







8.1
|



Phải trả GDCK niêm yết |



- |



- |







8.2
|



Phải trả GDCK chưa niêm yết |



- |



- |







8.3
|



Phí môi giới GDCK |


|


|







9
|



Các khoản phải trả khác |



158,320,416,823 |



122,657,750,863 |

561.99%






|



TỔNG NỢ |



158,320,416,823 |



122,657,750,863 |

361.14%






|



TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ |



2,237,065,468,304 |



1,564,068,510,105 |

437.03%





10
|



Tổng số đơn vị quỹ |



50,000,000 |



50,000,000 |

166.67%





11
|



Giá trị của một đơn vị quỹ |



44,741 |



31,281 |

262.22%














C. Kết Luận





Phân tích qua các báo cáo tài chính trên cho thấy VFM không song hành cùng NĐT, VFM đang rút tiền của hàng ngàn NĐT qua phương thức tính phí và thưởng để làm giàu nhanh chóng cho chính mình. Bản thân VFM không tham gia vào chứng trường máu lửa, họ ngồi ngoài quan sát, đồng tiền từ hàng ngàn NĐT là những chiến sĩ hy sinh thân mình trong chiến tranh. Những đồng tiền này xứng đáng được tạc bia tưởng niệm.

TMV
27-12-2007, 11:13 PM
Neu VFM con mua dc Vinaconex gia 15, mua VCB gia 30 nhat dinh minh sẽ múc VF4. Còn k thì chẳng dư tiền mà cho VFM quản lý. Nhìn quỹ tăng truong Man đang âm mà xót xa.

voky
11-07-2008, 04:35 PM
VFMVF4: Kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ của cổ đông lớn













Kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ của cổ đông lớn của Quỹ Đầu Tư Doanh Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam như sau:


Tên nhà đầu tư thực hiện giao dịch : Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín
Mã chứng khoán thực hiện bán : VFMVF4


Số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 4.516.400 chứng chỉ quỹ chiếm tỷ lệ 5,6 %


Số lượng chứng chỉ quỹ thực hiện giao dịch bán : 2.000.000 chứng chỉ quỹ.


Số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 2.516.400 chứng chỉ quỹ chiếm tỷ lệ 3,12%


Thời gian thực hiện giao dịch ngày : 02/07/2008.

vanson09
11-07-2008, 10:27 PM
VFMVF4: Kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ của cổ đông lớn













Kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ của cổ đông lớn của Quỹ Đầu Tư Doanh Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam như sau:


Tên nhà đầu tư thực hiện giao dịch : Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín
Mã chứng khoán thực hiện bán : VFMVF4


Số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 4.516.400 chứng chỉ quỹ chiếm tỷ lệ 5,6 %


Số lượng chứng chỉ quỹ thực hiện giao dịch bán : 2.000.000 chứng chỉ quỹ.


Số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 2.516.400 chứng chỉ quỹ chiếm tỷ lệ 3,12%


Thời gian thực hiện giao dịch ngày : 02/07/2008.


..
Cho dù có đọc những dòng trên hay không?...Nhưng theo tôi mua CCQ cũng giống như mua bông! BBT mà thôi.


Ở trên thế giới tui hiểu nhiều hơn ở thị trường Mỹ do đọc báo chí, các ấn phẩm liên quan về quỹ người ta cực kỳ minh bạch trong điều lệ hoạt động, các bên liên quan tham gia kiểm soát quỹ luôn thẩm tra tính chính xác thực tế và biết quỹ đang mua bán những gì. Còn nước ta thì sao?. Tôi xin thua: Tôi.. người từng mua CCQ và bán ra bị lỗ nặng, đúng là một bài học cho tôi! Tôi dở chăng?. Tôi xin chấp nhận. Lúc bắt đầu chơi tôi có rất ích kiến thức về CCQ việt Nam, trong thâm tâm cứ nghĩ CCQ của ta nó hoạt đông cũng giống như những nhà quản lý đại tài như các quỹ đầu tư nước ngoài được đọa trong mấy cuốn sách mà thôi mà thôi. Nhưng khi được đọc những dòng tin tức trên thì quả là hoạt động của quỹ đố ta biết được những gì xãy ra mà thôi, có chăng cũng chỉ là cái NAV..dămbảy hôm tung ra.


Các khoản phí lời cũng chi mà lỗ cũng chi, tức là nhà quản lý quỹ không có nhiều động lực làm việc có lợi cho NDT. Họ chỉ cốt làm sao cho tài khoản cá nhân của họ lên càng nhanh càng tốt mà thôi. Chắc chắn họ sẽ biết mua gì, bán gì cho họ mau giàu..chứ còn quyền lợi nhà đầu tư thì xin thưa..tôi không dám nói xấu họ bởi vì không thể điều tra xác thực nhưng chỉ đọc qua báo cáo tài chính thì thôi, trong đó có khá nhiều thứ mập mờ..


Còn nhiều thứ phí khác nữa mà NDT khi tham gia phải chịu không phải ai cũng biết đâu..chỉ cần hiệu chỉnh bàn báo cáo một lần thì có thể 100 tỉ đồng biến mất và được hợp thức hóa kỳ tài.


Lời khuyên: Dù không có nhiều thời gian nhà đầu tư nên cố gắng tìm kiếm cái gì đó để thể hiệncái riêng của mình

goldstar-saigon
13-07-2008, 03:18 PM
Tôi mà có VF4 cũng sẽ bán và chuyển qua mua VF1 .NAV của VF1 tuần này sẽ là 19 .Trên này nhiều Bác chê NAV chả có nghĩa lý gì . Nhưng tôi tin rằng càng đến sát ngày đóng quỹ giá sẽ tiến càng gần tới NAV .Nếu tôi nhớ không làm thì VF1 chỉ hoạt động có 7 năm (từ 2002 đến 2009?) .


Những bài viết kiểu như ở trên rõ ràng nhằm vào VFM và các quỹ nó đang quản lý như VF1 , VF4 để làm mất uy tín . Đặc biệt trong bối cảnh TT đang đi lên . Tôi nghĩ những người viết vậy là có dụng ý không tốt .

thanhstock
14-07-2008, 07:44 PM
Tôi mà có VF4 cũng sẽ bán và chuyển qua mua VF1 .NAV của VF1 tuần này sẽ là 19 .Trên này nhiều Bác chê NAV chả có nghĩa lý gì . Nhưng tôi tin rằng càng đến sát ngày đóng quỹ giá sẽ tiến càng gần tới NAV .Nếu tôi nhớ không làm thì VF1 chỉ hoạt động có 7 năm (từ 2002 đến 2009?) .


Những bài viết kiểu như ở trên rõ ràng nhằm vào VFM và các quỹ nó đang quản lý như VF1 , VF4 để làm mất uy tín . Đặc biệt trong bối cảnh TT đang đi lên . Tôi nghĩ những người viết vậy là có dụng ý không tốt .

VF4 chỉ đáng giá 0.5x thôi



[8o|] [:chiuthua] [:dapdau]

gatrong_67
15-07-2008, 09:50 AM
Tranh thu muc thoai cac cu oiiiiiiiiiii

Codo
15-07-2008, 10:02 AM
[quote user="goldstar-saigon"]




Tôi mà có VF4 cũng sẽ bán và chuyển qua mua VF1 .NAV của VF1 tuần này sẽ là 19 .Trên này nhiều Bác chê NAV chả có nghĩa lý gì . Nhưng tôi tin rằng càng đến sát ngày đóng quỹ giá sẽ tiến càng gần tới NAV .Nếu tôi nhớ không làm thì VF1 chỉ hoạt động có 7 năm (từ 2002 đến 2009?) .


Những bài viết kiểu như ở trên rõ ràng nhằm vào VFM và các quỹ nó đang quản lý như VF1 , VF4 để làm mất uy tín . Đặc biệt trong bối cảnh TT đang đi lên . Tôi nghĩ những người viết vậy là có dụng ý không tốt .


VF4 chỉ đáng giá 0.5x thôi





[img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-39.gif">

nguoithuba
15-07-2008, 05:15 PM
nó đang thanh khoản nhất thị trường , không biết thế nào nhỉ ?

hnga
15-07-2008, 05:36 PM
Nó rẻ , dưới mệnh giá rồi sẽ về mệnh giá . Mỗingayf cứ hơn 2% là cũng đwowcj. Nếu có giảm chả là cái gì



nó đang thanh khoản nhất thị trường , không biết thế nào nhỉ ?

[:D]

nguoithuba
16-07-2008, 04:42 PM
ngày nào cũng vài trăm đến cả triệu cổ khớp thì chẳng có gì phải lo bó giò hết , thị trường lại đang đẹp thì chẳng có gì phải suy nghĩ .

vanson09
16-07-2008, 04:50 PM
[quote user="thanhstock"]


[quote user="goldstar-saigon"]


Tôi mà có VF4 cũng sẽ bán và chuyển qua mua VF1 .NAV của VF1 tuần này sẽ là 19 .Trên này nhiều Bác chê NAV chả có nghĩa lý gì . Nhưng tôi tin rằng càng đến sát ngày đóng quỹ giá sẽ tiến càng gần tới NAV .Nếu tôi nhớ không làm thì VF1 chỉ hoạt động có 7 năm (từ 2002 đến 2009?) .


Những bài viết kiểu như ở trên rõ ràng nhằm vào VFM và các quỹ nó đang quản lý như VF1 , VF4 để làm mất uy tín . Đặc biệt trong bối cảnh TT đang đi lên . Tôi nghĩ những người viết vậy là có dụng ý không tốt .


VF4 chỉ đáng giá 0.5x thôi





[img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-39.gif" alt="Super Angry">