PDA

View Full Version : KIến thức chứng khoán cơ bản



danghopkt3
22-02-2011, 10:40 AM
Bạn có muốn mình là chủ của một doanh nghiệp mà không phải xuất hiện trong khi làm việc? Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ ngồi một chỗ cùng với sự phát triển của công ty và thu lợi tức cổ phiếu khi đồng tiền luân chuyển. Điều đó dường như là một giấc mơ nhưng nó cũng hoàn toàn có thể trở thành sự thực. Có thể bạn đã đoán biết được là chúng ta đang bàn về sở hữu cổ phiếu? Những công cụ tài chính này rõ ràng là một trong những công cụ mang lại sự giàu có vĩ đại nhất trong lịch sử. Cổ phiếu là một phần hay là một nền tảng của bất kỳ một danh mục đầu tư nào. Khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình thì những kiến thức về cổ phiếu và cách thức giao dịch của chúng trên thị trường chứng khoán trở nên hết sức quan trọng.
Trong những thập kỷ gần đây, lãi suất của một người ở trong thị trường chứng khoán có thể tăng theo cấp số mũ. Chứng khoán giờ đây đã là sự lựa chọn của mọi người với mong muốn làm giàu. Nhu cầu này càng tăng đối với công nghệ giao dịch trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa. Và bây giờ thì hầu như bất kì ai đều có thể sở hữu chứng khoán
Tuy nhiên, mặc dù chứng khoán thông dụng như vậy nhưng hầu hết mọi người trong chúng ta đều không hoàn toàn hiểu hết về chúng. Phần lớn kiến thức đều được thu nhặt ở những buổi nói chuyện phiếm từ những người mà thậm chí họ còn không biết mình đang nói về cái gì. Bạn hoàn toàn có thể được nghe những điều như: “Bob đang chết chìm với công ty XYZ nào đó và bây giờ hắn ta đang xoay xở cách khác rồi…”, hay “coi chừng cổ phiếu đấy, bạn có thể mất chiếc áo của mình trong vài ngày!” Sự xuất hiện của những kiến thức sai lạc này là do tâm lí muốn có nhiều thông tin ngay lập tức của mọi người. Điều này đặc biệt phổ biến trong những thị trường của những công ty dot-company trong thập kỉ 90. Mọi người đều nghĩ rằng chứng khoán là cánh cửa đến với sự giàu có nhanh chóng mà không phải chịu bất kì sự rủi ro nào. Tuy nhiên, sự phá sản ngay sau đó của những công ty dot-com đã phủ nhận ý nghĩ đó. Chứng khoán có thể tạo ra những lợi nhuận khổng lồ nhưng chúng không phải là không có rủi ro. Giải pháp duy nhất cho những hiểu biết sai lầm này là đào tạo về chứng khoán. Cách hữu hiệu bảo vệ bạn khỏi những rủi ro của chứng khoán là hiểu một cách chính xác bạn đang đầu tư vào cái gì.
Đấy là lý do chúng tôi cung cấp kho thông tin này giúp bạn có những kiến thức nền để bạn có thể tự mình có những quyết định đầu tư. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc giải thích chứng khoán là gì và những loại chứng khoán khác nhau, chúng được giao dịch như thế nào, giao dịch ở đâu, điều gì khiến giá chứng khoán thay đổi, bạn sẽ mua chứng khoán như thế nào và rất nhiều kiến thức khác nữa.


:w00t::w00t:

danghopkt3
22-02-2011, 10:42 AM
1. Bản cáo bạch là gì?
Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán.

Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?

Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:

- Trang bìa;
- Tóm tắt Bản cáo bạch;

- Các nhân tố rủi ro;

- Các khái niệm;

- Chứng khoán phát hành;

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

- Phụ lục.

4. Cách sử dụng bản cáo bạch
Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?

5. Những thông tin cần xem

- Trang bìa (mặt trước và mặt sau);
- Thời gian chào bán;

- Các khái niệm;

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

- Bảng mục lục;

- Tóm tắt Bản cáo bạch;

- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;

- Chứng khoán phát hành;

- Thông tin về ngành kinh doanh;

- Thông tin tài chính;

- Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

- Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;

- Phụ lục;

- Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.

6. Thông tin chính của trang bìa
- Các chứng khoán sẽ được bán;
- Số lượng chứng khoán sẽ được bán;

- Giá bán các chứng khoán;

- Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.

7. Tóm tắt bản cáo bạch
Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.

- Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;
- Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;

- Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành;

- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

Ngoài ra bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được các thông tin chi tiết mà bạn cần quan tâm.
Thông tin về ngành kinh doanh - công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?

Thông tin đưa ra thường bao gồm:

- Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;
- Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

- Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

- Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

- Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

- Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển.

Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.
8. Thông tin tài chính – công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?

Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:

- Thông tin tài chính trong quá khứ;
- Thông tin tài chính trong tương lai.

a) Phần thông tin tài chính trong quá khứP

Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

b) Phần thông tin tài chính tương lai

Gồm các dự tính về:
- Doanh thu;
- Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;

- Lợi nhuận sau thuế;

- Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.
9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc – những ai là người điều hành đợt phát hành

Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.

Bạn cần chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:

- Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;
- Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các giám đốc điều hành hay không;

- Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ;

- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.

10. Các yếu tố rủi ro
Các rủi ro chung bao gồm:

- Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;
- Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;

- Những rủi ro về ngoại hối;

- Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;

Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:
- Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;
- Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;

- Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;

- Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;

- Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào.

danghopkt3
22-02-2011, 10:43 AM
Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu

Năm 1999, UBCKNN có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mang tên: Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chỉ số giá chứng khoán và một số gợi ý cho Việt Nam. Đề tài đã được hội đồng khoa học do TS.Lê Văn Châu Chủ tịch UBCKNN làm chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, đánh giá hoàn thành ở mức độ xuất sắc. Trong bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một phần của công trình nghiên cứu khoa học trên, đó là các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu và việc vận dụng nó ở nước ta hiện nay, nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường chứng khoán.
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.


Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá.


Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là:

- Chọn phương pháp
- Chọn rổ đại diện

- Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự biến động của riêng giá.

1- Phương pháp tính


Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là:


Phương pháp Passcher:


Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:

Người ta dùng công thức sau để tính.


å qt pt

I p = -------------

å qt po


Trong đó: I p : Là chỉ số giá Passcher

p t : Là giá thời kỳ t

p o : Là giá thời kỳ gốc

qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )

hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
i Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số


Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.

Các chỉ số KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); các chỉ số của Thuỵ Sỹ,.. và VnIndex của Việt Nam áp dụng phương pháp này.


Phương pháp Laspeyres.


Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:


å qo pt

I l = -------------

å qo po


Trong đó: I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres

pt : Là giá thời kỳ báo cáo

p o : Là giá thời kỳ gốc

qo : Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu

của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc
i Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số


Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức


Chỉ số giá bình quân Fisher


Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán


I F = Ö IP x I L


Trong đó: I F : Là chỉ số giá Fisher

IP : Là chỉ số giá Passche

I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres

Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê chúng tôi không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào.



Phương pháp số bình quân giản đơn:


Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:

å pi

Ip = -------------

n

Trong đó: I p là giá bình quân;

Pi là giá Chứng khoán i;
n là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.


Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn (s ) của nó thấp.

Phương pháp bình quân nhân giản đơn






I p = Ö P Pi


Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao, ( s) cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này.

Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết.

Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây (80 .. 90%).


2. Chọn rổ đại diện.


Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. Ở Sở giao dịch chứng khoán New york có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11/1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át.


Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).

Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.


3. Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu


Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức...



Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.


Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau:


Cổ phiếu Giá ngày giao dịch 1 Giá ngày giao dịch 2 Giá ngày giao dịch 3
A
B

C
17
13

15

19
13

16
19
13

8

Tổng giá 45 48 30



DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)

DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7%

Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi).


Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn (điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất mà chúng ta đã học từ lớp 4

Cụ thể là:

48 == ====> Hệ số chia là 3 (Do)

30 =======> Hệ số chia là D1

Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch.

Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền giá trị Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau:


å qt pt å qt pt

I p = ------------- => --------------

å qt po Dt


Chứng khoán Khối lượng niêm yết Giá đóng cửa 21/7 Giá đóng cửa ngày 31/7 Giá đóng cửa ngày 2/8
A
B

C
1000
2000

5000
10
15
12
16

18
13
17

20




- Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100% (điểm)

= 100x(1000x10+2000x15)/(1000x10+2000x15) = SQoPo/Do =100

Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm
Do = 1000x10+2000x15 = 40000


- Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm
= 100x (1000x12 + 2000x16)/ (1000x10+2000x15) = SP1 Q1/D1 =110
Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31/7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi.


- Chỉ số giá ngày 2/8 là 120,67 điểm tăng 10,67 điểm, phương pháp tính như sau:


= 100x(13x1000+17x2000+20x5000)/ D2 = SP2Q2/D2 = 120,67 tăng 10,67 điểm

Tính D2 như sau:

( 12x1000 + 16x2000) ==> Hệ số chia là (10x1000+ 15x2000)

( 12x1000 + 16x2000 +18x5000) ==> Hệ số chia là D2


Từ đó:

(10x1000+ 15x2000)x( 12x1000 + 16x2000 +18x5000)
D2 = --------------------------------------------------------------------= 121818,1818

( 12x1000 + 16x2000)

Hệ số chia đã thay đổi từ 40 000 (Do và D1) thành 121 818,1818 (D2)

Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2/8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.

pek thuan
22-09-2013, 08:50 PM
bạn có tài liệu " phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán . nhận xét về thị tường chứng khoáng việt nam hiện nay." không ?.có hay biết trang nào thì chỉ mình với nhé.cảm ơn bạn

landam
30-08-2021, 12:36 PM
rất tuyệt , các phân tích khá ổn và vô cùng dễ hiểu, cảm ơn bạn rất nhiều