PDA

View Full Version : THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG: CÂU HỎI CÒN BỎ NGỎ



tran_phuong
21-08-2007, 04:28 PM
Cứ tổ chức nào niêm yết lần đầu là bị một nhóm người (nhóm lợi ích) cấu kết thao túng làm giá qua việc chậm lưu ký chứng khoán, lúc giá cao ngất ngưởng thìnhóm lợi ích này tha hồ hưởng lợi, đến khi giá CP rớt bịch xuống đất thì anh em ta mới có CP trong tài khoản để bán (chỉ cần bác nào dính vài quả như vậy là gom đồ đạc ra đê ở thôi, như em đây chuẩn bị tư thế lều chõng ra đê rồi may mà đến phút cuối cùng được mấy Ông kẹ chiếu cố bồi thường cho một khoản kha khá) còn trong thời điểm này rất nhiều bác không bán thì không được bởi vì Ông chỉ thị 03Ổng đòi trả nợ , Lúc này nhóm Lợi ích lại tung tiền ra lượm với giá bèo.


Một ví dụ khác, hãy xem cách hành xử của hai Công ty Niêm yết :


Tập Đoàn Kinh Đô :


Ở đâyem bỏ qua các lý do khác[/B], mà chỉ nói tới dịch chuyển vốn. Hãy nhìn cách dịch chuyển vốn của tập đoàn Kinh Đô mà thấy nể. do sự dịch chuyển vốn này được hưởng nhiều ưu đãi về thuế (miễn thuế TNDN trong hai năm nếu Niêm yết trước 2007, và có thể còn nhiều ưu đãi khác), do vậy Mới có Kinh Đô miền Bắc, Kinh Đô Miền Nam, Cty KiDo ... VV, trước sau gì họ cũng sáp nhập làm một. Theo quan điểm cá nhân củaem thì đây thì một chiến lược rất hay của Kinh Đô, mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông. Các bạn thấy đấy (từ tháng 5-> nay) cả NKD và KDC đã tăng giá mặc cho Thị trường sụt giảm thời gian qua, bởi các nhà đầu tư có niềm tin rất lớn vào Kinh Đô.[/I][/B] Tất nhiên còn có nhiều lý do khác, như đã đề cập ở trên em chỉ xét tới lý do dịch chuyển vốn.


Tâp đoàn FPT thì ngược lại:


Các thành viên hôi đồng quản trị, các cá nhân chủ chốt của Cty FPT khi thành lập các Cty con đã chiếm đa số cổ phần trong các Cty con ăn theo FPT, như FPTS,FPTC, FPTB, trong khi đáng lẽ ra Cổ đông chính phải là chủ thể FPT (bao gồm tất cả các cổ đông của FPT), nhưng câu chuyện hoàn toàn đi ngược lại. Chính vì cách hành xử này mà niềm tin các nhà đầu tư sụt giảm dẫn đến các cổ đông nhỏ của FPT bị thiệt hại năng khi giá FPT liên tục down, trong khi một nhóm lợi ích thì thu lợi đáng kể từ các thương hiệu FPT ăn theo (mà đáng ra các cổ đông nhỏ cũng được hưởng lợi) mặc dù không biết các Cty con này sẽ hoạt động hiệu quả ra sao . Rõ ràng là các cổ đông nhỏ đã thiệt đơn thiệt kép.Niềm tin của của các nhà đầu tư đối với FPT đã giảm sút đáng kể[/I][/B].





Thời gian gần đây giá trị giao dịch trên thị trường Chứng khoán chỉ dao đông khoảng từ 300 đến 500 tỷ. Tại sao vậy? ở đâyem gác chỉ thị 03 của NHNN sang một bên. em chỉ muốn đề cập tới một dòng vốn rất lớn khác đã rút ra khỏi thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường Chứng khoán Việt Nam.


Trong khi hành lang pháp lý còn lỏng lẻo thì các giao dịch nội gián, thông đồng và xẻ thịt hút máu các DNNN khi cổ phần hóa chính là mảnh đất mầu mỡ cho một nhóm lợi ích hoành hành,và từ đây đã xuất hiện các đại gia mới.giống như sự xuất hiện các tỷ phú ở nước Nga khi tiến trình cổ phần hóa, tư nhân hóa các Cty Quốc Doanh xẩy ra ở nước này thập niên 90.


Theo quan điểm cá nhân em thì một lượng tiền lớn có thể lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng đã được các đại gia rút khỏi thị trường Chứng khoán, thực tế là tôi đã được một đại gia cảnh báo vào thời điểm thị trường chuẩn bị tụt dốc, còn một Đại gia khác thì nhờ tôi tìm người mua 500.000 CP Bia Sài gòn Miền Tây của Ông ấy, nhưng cái giá em đưa ra chỉ là 110.000đ/CP, ổng không chịu, sau đó Ổng bán được giá 126.000đ/CP, không biết ai nuốt 500.000CP Bia SG miền tây với cái giá 126.000đ/CP chắc bây giờ đang phải nuốt hận mà nếu sử dụng nợ thì có nước ra đê mà ở ,nhưng Sài gòn thì đâu có đê. Mà các bạn biết không Ông Đại gia này mua Bia SG miền tây qua đợt IPO lần đâu, nghe đâu giá chỉ cao hơn mệnh giá một chút thôi đó và Ổng ta còn nhiều thương vụ không kém Bia SG miền Tây.


Trường hợp này chỉ nhỏ như con thỏ thôi. Như vậy nếu hình thành các nhóm lợi ích thông đồng với nhau thì số tiền họ thu lời bất chính Khủng Long lắm đó? Qua đó ta đủ hình dung ra các nhóm lợi ích sẽ khuynh đảo thị trường cỡ nào.


Sắp tới các đợt IPO của các tập đoàn lớn Như Mobifone, VCB, INCOMBANK ….. Bọn khoai tây thì bị quả room khống chế rồi với tình hình này anh em ta lấy tiền đâu ra mà tham gia, lúc này các đại gia mới nhẩy vào cuộc, tuy nhiên mấy DNNN này khi IPO lần đầu tôi nghĩ cũng lắm họ bán khoảng 10%, phải có lộ trình mà, rồi sau đó là việc các tổ chức phát hành chọn đối tác chiến lược để bán tiếp cổ phần ,cũng rất mờ mờ ảo ảo như một anh lớn trong ngành bảo hiểm đã IPO đợt vừa rồi. đây cũng có thể chính là lúc các nhóm lợi ích vào cuộc. Do vậy thực chất là các nhóm lợi ích này thao túng thị trường. Ai nói mấy anh khoai tây thao túng thị trường Chứng khoán Việt Nam thì nói chứ cá nhân em thìkhông tin.


Những người mong kiếm mớ rau ký gạo như em đây cũng đang mong mỏi VI Index tăng trưởng trở lại, nói gì mấy Bác kỳ vọng kiếm con Mercedes, căn hộ Phú Mỹ Hưng thì như thế nào,nhưng nghe chừng hơi lâu đấy, trừ khi có sự đột biến lớn trong tăng trưởng Kinh tế vào cuối năm 2007, và trong năm 2008. Đồng thời Chính Phủ phải có điều chỉnh hợp lý hành lang pháp lý, các công cụ Vĩ mô khác kích thích dòng vốn dư thừa trong dân, các thể chế chế tài chính, và nhiều hơn nữa các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam, đương nhiên cần có thêm “ thiên thời , địa lợi, nhân hòa” tức nền Kinh Tế Thế Giới phải tăng trưởng ổn định….VV


Tuy nhiên trong tương lai gần thì VN Index khó mà tăng trưởng trở lại nếu không xóa bỏ được vấn nạn thao túng thị trường của các nhóm lợi ích, biết rằng có thể ở đâu đó khía cạnh nào đó thâu tóm sáp nhập công ty cũng có mặt tích cực của nó, nhưng ở Thị trường Chứng khoán Việt Nam Em tin là chưa có mặt tích cực này.


Vậy rất mongcác Bác góp ý để tìm ra sơ hở để mình đánh thọc sườn hoặcđánh vào chỗ hiểm hiểmý của các nhóm lợi ích này , lúc đó mới mong kiếm được chút cháo sống qua ngày . hit hit[:@][H]