PDA

View Full Version : Tình hình hiện nay



tradingpro8x
16-01-2020, 10:51 AM
Mình lập ra topic này để giúp anh em cập nhật liên tục tin tức hàng ngày về thị trường tài chính

john wick
16-01-2020, 11:06 AM
“Như chúng ta đã thấy, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2018 thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự chững lại và giảm tốc trong năm 2019. Qua đó, thị trường cũng chịu ảnh hưởng tương tự khi đạt đỉnh trong năm 2018 và dao động với biên độ hẹp trong năm 2019. Vì thế, yếu tố này vẫn là yếu tố tác động chính đến thị trường trong năm tới.” ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng nhóm Phân tích Thị trường CTCK KIS Việt Nam chia sẻ.

Theo ông Hiếu, thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ có được những điểm sáng nhất định trong năm 2020.

Thứ nhất, các yếu tố vĩ mô 2019 được cải thiện khá nhiều so với cuối năm 2018, như tình hình xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp vẫn tăng tốt hay lạm phát vẫn được kiềm chế ở mức thấp.

Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt khi hai bên đạt được thỏa thuận ở giai đoạn 1, theo đó Mỹ sẽ không tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc sẽ mua lượng lớn nông sản Mỹ. Đây sẽ là tín hiệu vô cùng tích cực cho thấy triển vọng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

Thứ ba, Việt Nam vẫn là điểm đến đầy tiềm năng với nhà đầu tư nước ngoài và dòng vốn quốc tế vẫn là động lực không nhỏ giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung và chứng khoán nói riêng tăng trường.

Tuy nhiên, vẫn còn đó một số vấn đề gây ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường như cơ chế thu hút dòng vốn nước ngoài chưa được hoàn thiện, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn chuyển mình với tốc độ tăng trưởng chững lại... đây có thể là những nguyên nhân làm đà tăng của thị trường không thực sự mạnh như giai đoạn trước đây.

Qua đó, ông Hiếu dự đoán VN-Index có thể đạt vùng 1,000 - 1,050 điểm và HNX-Index có thể đạt vùng 108 - 110 điểm trong năm 2020 với mức thanh khoản được cải thiện. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân có thể đạt 4,500 - 5,500 tỷ đồng.

“Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định tác động mạnh đến TTCK trong năm tới”, ông Hiếu nói thêm.

Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam vẫn cần phải hoàn thiện một số vấn đề để có thể phát triển tốt hơn khi thị trường vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và còn rất sơ khai. Đầu tiên, thị trường cần hoàn thiện khung pháp lý để có thể vận hành và phát triển bền vững tránh những hành động thao túng.

Tiếp theo là cần những cơ chế đặc biệt để khơi thông dòng vốn từ khối ngoại đi vào thị trường.

Và cuối cùng, cần phát triển đa dạng các sản phẩm trên thị trường để phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là các sản phẩm phòng ngừa rủi ro với chi phí thấp hơn.

Nghiado
16-01-2020, 11:10 AM
Theo Báo cáo thường niên của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG), năm 2019 Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, doanh thu thuần sụt giảm đáng kể, Công ty báo lỗ hơn 1,000 tỷ đồng. Tuy vậy, năm 2020, Công ty vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 760 tỷ đồng.
Kết năm 2019, HVG mang về 4,106 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 49% so với năm trước, đồng thời thực hiện 94% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, lỗ ròng của Công ty lên tới 1,075 tỷ đồng. Ở năm trước, lãi ròng của HVG cũng chỉ vỏn vẹn 1.5 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Công ty đạt 8,025 tỷ đồng, giảm gần 7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt 5,753 tỷ đồng, giảm 14%; tài sản dài hạn đạt 2,272 tỷ đồng, tăng 19%.

Mặt dù kết quả kinh doanh sụt giảm, HVG vẫn mạnh tay đặt kế hoạch “khủng cho năm sau với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 12,524 tỷ đồng, gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm trước, chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế đạt 790 tỷ đồng. Đây cũng là kế hoạch cao nhất từ trước đến nay của Công ty.

Mảng chế biến cá, thức ăn thủy sản và chăn nuôi sẽ là những mảng đóng góp chính vào lợi nhuận của Công ty. Trong đó, mảng chăn nuôi được kỳ vọng sẽ có biên lợi nhuận cao nhất, hơn 20%.

Việc đặt kế hoạch cao như vậy không hẳn là không có cơ sở khi đơn vị này vừa đạt được Hợp tác chiến lược với CTCP Sản xuất Chế biến và Phân Phối Nông nghiệp Thadi, một đơn vị thuộc CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco, OTC: THA). Cụ thể, Thadi sẽ đầu tư vào HVG để đổi lấy 35% cổ phần và tham gia vào quá trình quản trị, đồng thời hỗ trợ HVG trong các hoạt động tái cấu trúc, chấn chỉnh lại chiến lược. Thadi cũng hỗ trợ HVG về những vấn đề khó khăn tài chính trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, Thadi cũng đầu tư vào liên doanh chăn nuôi *** giống (quy mô dự kiến 45,000 con trong năm 2020 với tổng giá trị đầu tư 2,000 tỷ đồng) cùng HVG, trong đó Thadi chiếm 65%.
Sau khi ký kết thỏa thuận, Thadi đã chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) sau khi mua thành công gần 54 triệu cp HVG, nâng tỷ lệ sở hữu tại HVG từ 0% lên 24.28%. Được biết, giao dịch này đã được thực hiện từ ngày 08 - 10/01/2020.

Datdobazan
17-01-2020, 07:32 AM
chiến tranh thương mại mỹ trung ảnh hưởng nhiều thật. Giờ thêm Mỹ - Iran nữa

Nghiado
17-01-2020, 08:27 AM
Các hợp đồng dầu thô tương lai khởi sắc vào ngày thứ Năm (16/01), khi thông tin Thượng viện Mỹ chấp thuận thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada, cùng với việc ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vào ngày thứ Tư (15/01), đã thúc đẩy triển vọng nhu cầu năng lượng, MarketWatch đưa tin.

“Giá dầu thô được hỗ trợ bởi việc ký kết thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh có thể có nghĩa là nhiều dầu của Mỹ hơn sẽ được nhập vào Trung Quốc, ngoài triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu được cải thiện trong năm nay, điều này còn thể hiện tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ cải thiện”, Marshall Steeves, Chuyên gia phân tích thị trường năng lượng tại IHS Markit, nhận định.

“Việc Thượng viện Mỹ chấp thuận thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada vào ngày thứ Năm đã góp phần nới rộng đà tăng trước đó, theo lý thuyết”, ông Steeves cho hay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex tiến 71 xu (tương đương 1.2%) lên 58.52 USD/thùng, sau khi dao động tại mức cao là 58.87 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn cộng 62 xu (tương đương 1%) lên 64.62 USD/thùng.

Theo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 dài 96 trang được ký kết hôm thứ Tư (15/01), Trung Quốc cam kết sẽ mua ít nhất 52.4 tỷ USD sản phẩm năng lượng của Mỹ trong 2 năm tới.

Căng thẳng quốc tế về chính sách thương mại là một trong những rào cản lớn nhất của các hàng hóa như dầu thô, vốn có xu hướng tăng giá trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế khỏe mạnh có thể thúc đẩy tiêu dùng mạnh hơn.

Ngoài những tiến triển xung quan vấn đề thương mại, nhà đầu tư năng lượng cũng cân nhắc đến những dấu hiệu về sự gia tăng nguồn cung các sản phẩm xăng dầu. Vào ngày thứ Tư (15/01), dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn xung xăng tăng 6.7 triệu thùng và nguồn cung các sản phẩm chưng cất vọt 8.2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/01/2020, cao hơn rất nhiều so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, nguồn cung dầu thô tại Mỹ đã giảm 2.5 triệu thùng trong tuần trước, dữ liệu từ EIA cho thấy.

Trong khi đó, trong một báo cáo định kỳ hàng tháng công bố vào ngày thứ Năm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã không thay đổi dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Cơ quan này ước tính tăng trưởng nhu cầu đạt 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019 lên tổng nhu cầu thế giới là 100.3 triệu thùng/ngày. Trong năm 2020, IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu là 1.2 triệu thùng/ngày, nâng tổng nhu cầu lên 101.5 triệu thùng/ngày.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 2 tiến 1.1% lên 1.6548 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 mất 1% còn 1.86 USD/gallon.

Các hợp đồng khí thiên nhiên suy giảm trong ngày thứ Năm khi EIA ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên sụt 109 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 10/01/2020, cao hơn dự báo giảm 92 tỷ feet khối từ cuộc thăm dò của Platts.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 mất 2% còn 2.077 USD/MMBtu.

john wick
17-01-2020, 11:37 AM
Nền kinh tế Đức tăng trưởng 0.6% trong năm 2019, theo văn phòng thống kê liên bang Destatis của Đức. Con số này cho thấy sự suy giảm mạnh về tăng trưởng và là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2013.

Đà tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trùng khớp với các dự báo từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Con số GDP cả năm 2019 cho thấy tăng trưởng giảm tốc từ mức 1.5% của năm 2018 và mức 2.2% trong năm 2017.

“Dù vậy, nền kinh tế Đức vẫn ghi nhận năm tăng trưởng thứ 10 liên tiếp. Đây là giai đoạn tăng trưởng dài nhất của Đức. Tuy nhiên, tăng trưởng đã mất đà trong năm 2019”, Destatis cho biết. “Tăng trưởng của năm 2019 chủ yếu được hỗ trợ bởi chi tiêu tiêu dùng”.

“Kim ngạch xuất khẩu của Đức tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019 mặc dù chậm hơn so với nhứng năm trước đó”.

Destatis cho biết thành quả kinh tế tăng trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng lại giảm đáng kể trong các ngành sản xuất hàng hóa. Sự suy giảm về tăng trưởng kinh tế là một phần của xu hướng tại Đức trong những năm trở lại đây và được khuếch đại bởi căng thẳng thương mại toàn cầu – một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, vốn đã từng là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đức. Ngành xe hơi Đức cũng chịu nhiều áp lực do doanh số bán xe hơi giảm tốc và sự chuyển dịch sang hoạt động sản xuất các phương tiện thân thiện với môi trường hơn.

2019 là một năm cực kỳ gian truân đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu – vốn thường được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Dù sao thì Đức vẫn chưa rơi vào suy thoái – được định nghĩa là 2 quý liên tiếp có tăng trưởng âm – và con số GDP công bố trong tháng 11/2019 cho thấy tăng trưởng chỉ ở mức 0.1% trong quý 3/2019. Trước đó, kinh tế Đức thậm chí còn tăng trưởng âm 0.2% trong quý 2/2019.

Theo những tính toán tạm thời, Destatis cho biết Chính phủ Đức có thặng dư ngân sách trong năm 2019 lên đến 49.8 tỷ Euro (tương đương 55.4 tỉ USD), năm thứ 8 liên tiếp. Tuy vậy, con số này không cao bằng con số thặng dư ngân sách kỷ lục 62.4 tỷ Euro trong năm 2018.

Dữ liệu tăng trưởng GDP mới nhất có khả năng làm dấy lên những lời kêu gọi Chính phủ Đức tăng chi tiêu công để thúc đẩy kinh tế.

Những người đối lập với Chính phủ liên minh – do Thủ tướng Angela Merkel dẫn dắt – cáo buộc rằng Chính phủ Đức bị ám ảnh với chính sách “schwarze Null”, trong đó duy trì ngân sách cân bằng và không tạo thêm nợ mới. Thậm chí đồng minh của bà Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn cáo buộc Đức hơi quá tôn sùng chính sách ngân sách cân bằng.

john wick
21-01-2020, 01:12 PM
Quý 4/2019, CTD tiếp tục trải qua một quý có kết quả kinh doanh sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần giảm 4.5% về mức 7,471 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng giảm đến gần 27%, chỉ đạt hơn 233 tỷ đồng.

Kết quả trên là do biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp co lại và chi phí quản lý vẫn tăng mặc cho doanh thu suy giảm.

Theo đó, biên lợi nhuận gộp của CTD trong quý 4/2019 ở mức 4.51%, thấp hơn đáng kể so với mức 5.23% của cùng kỳ năm trước, nhưng đã cải thiện so với hai quý liền trước đó. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 12% lên mức 134 tỷ đồng.

Tổng kết cả năm 2019, CTD đạt doanh thu thuần 23,733 tỷ đồng và lãi ròng 711 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 17% và 53% so với năm trước. Qua đó, hãng xây dựng này chỉ thực hiện 88% kế hoạch doanh thu và chỉ 55% chỉ tiêu lợi nhuận ròng được cổ đông giao phó.

Tính đến ngày 31/12/2019, Công ty có tổng tài sản gần 16,199 tỷ đồng, giảm gần 4% so với đầu năm. Các khoản mục tài sản có giá trị lớn nhất là tiền mặt và tiền gửi (4,042 tỷ đồng), các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng (8,416 tỷ đồng).

Trong 8,416 tỷ đồng phải thu khách hàng ngắn hạn thì phía CTD đã trích lập dự phòng hơn 188 tỷ đồng, giá trị còn lại là gần 8,228 tỷ đồng. Trong đó, riêng khoản phải thu đối với Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An là gần 1,053 tỷ đồng.

john wick
21-01-2020, 01:14 PM
Theo báo cáo tài chính quý 4/2019 hợp nhất mới công bố của CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC), trong quý 4, Công ty ghi nhận lãi cổ đông công ty mẹ âm hơn 2 tỷ đồng.

Quý 4/2019, doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ, đạt gần 2,131 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp tăng mạnh 54% so cùng kỳ, đạt hơn 394 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 của KDC lần lượt tăng 19% và 38% so với cùng kỳ dẫn đến lãi sau thuế quý 4 của Kido sụt giảm 45%, xuống chỉ còn hơn 33 tỷ đồng.

Đáng chú ý, phần lãi thuộc cổ đông công ty mẹ của Công ty ghi âm hơn 2 tỷ đồng.

Cả năm 2019, KDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,210 tỷ đồng, giảm 5.2% so với năm ngoái chủ yếu là do doanh thu ở phân khúc phổ thông giảm. Trong đó, doanh thu từ ngành dầu chiếm 79% doanh thu DBC và ngành lạnh chiếm 19%.

Qua đó, lợi nhuận gộp Công ty năm 2019 tăng 26% và biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện mạnh từ 17% lên 23% so với năm 2018.

Kết thúc năm 2019, lợi nhuận sau thuế của KDC đạt gần 200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lãi cổ đông công ty mẹ chiếm gần 68.5 tỷ đồng.

Hiện tại, KDC đang giao dịch quanh mức 18,450 đồng/cp (10h ngày 21/01/2020), giảm 11% qua 1 năm với khối lượng giao dịch bình quân 87,348 cp/phiên.

trongth
29-01-2020, 08:17 AM
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/08/06/om-mong-lam-giau-tu-bat-dong-san-can-than-tien-mat-tat-mang.jpg
Năm 2019, thị trường bất động sản có nhiều biến động không mấy tích cực. Trong đó, những vướng mắc về vấn đề pháp lý cũng như việc siết chặt vốn vay khiến nguồn cung sụt giảm mạnh và giá bất động sản tăng cao đã góp phần làm diễn biến của thị trường bất động sản không đồng thuận với nền kinh tế.
https://vietstock.vn/2020/01/bat-dong-san-2020-binh-moi-ruou-cu-4220-727495.htm

Nghiado
30-01-2020, 09:04 AM
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2020 ước tính giảm 11.8% so với tháng trước và giảm 5.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 12.9% (khai thác dầu thô giảm 10.7%; khai thác than giảm 18.4%); chế biến, chế tạo giảm 4.8%; sản xuất và phân phối điện giảm 3.5%; riêng cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1.6%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, chỉ một số ngành có chỉ số sản xuất tháng Một tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Khai thác quặng kim loại tăng 34.3%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 30.2%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 15%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị tăng 11.3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10.1%. Đa số các ngành giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa... giảm 10.4%; sản xuất thiết bị điện giảm 11.1%; sản xuất trang phục giảm 13.3%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 15.1%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 17%; khai thác than cứng và than non giảm 18.4%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 21%; sản xuất xe có động cơ giảm 25.2%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1/2020 tăng so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 23.5%; điện thoại di động tăng 10.4% (điện thoại thông minh giảm 5.4%); phân u rê tăng 4.4%; sữa tươi tăng 3.7%; Alumin tăng 2.8%. Một số sản phẩm giảm mạnh: Dầu mỏ thô khai thác và giày dép da cùng giảm 10.7%; phân hỗn hợp NPK giảm 11.5%; quần áo mặc thường giảm 12.1%; thức ăn gia súc giảm 12.5%; tivi giảm 14%; sắt thép thô giảm 15.1%; sữa bột giảm 18.4%; than sạch giảm 18.5%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 18.8%; khí hóa lỏng LPG giảm 21.2%; xe máy giảm 22%; đường kính giảm 30.4%; ô tô giảm 38%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/1/2020 tăng 0.5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2.1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2.5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0.8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3.5%. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2.3% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 2.3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1.3%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0.2%.

john wick
30-01-2020, 11:22 AM
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2020 tăng 1.23% so với tháng 12/2019 và tăng 6.43% so với tháng 01/2019, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 01 trong 7 năm gần đây.

Trong mức tăng 1.23% của CPI tháng 01/2020 so với tháng 12/2019 có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2.29%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán (lương thực tăng 0.79%; thực phẩm tăng khá cao 2.6% làm CPI chung tăng 0.59%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2.26% làm CPI chung tăng 0.2%).

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1.47%, chủ yếu do nhu cầu sửa chữa nhà cuối năm tăng làm cho giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.64% và giá dịch vụ sửa chữa nhà tăng 0.71%; đồng thời giá gas trong nước điều chỉnh tăng vào thời điểm 1/1/2020 làm chỉ số giá gas tăng 14.08% (làm CPI chung tăng 0.17%).

Nhóm giao thông tăng 0.69% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 31/12/2019 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 16/1/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 1.29% (tác động làm CPI chung tăng 0.05%); bên cạnh đó, nhu cầu đi lại và bảo dưỡng phương tiện cuối năm tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng và giá bảo dưỡng phương tiện tăng lần lượt 1.78% và 0.42%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.65%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.33%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.27%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.25%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.17%; giáo dục tăng 0.02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.92%.

Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0.03%. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2020 tăng 6.43%.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2020 tăng 0.76% so với tháng 12/2019 và tăng 3.25% so với cùng kỳ năm trước.

john wick
31-01-2020, 02:01 PM
Lệnh cấm đoàn khách du lịch nước ngoài do ảnh hưởng virus corona gây bệnh viêm phổi cấp đã giáng một cú sốc mạnh đến ngành du lịch Đông Nam Á và thế giới do nhiều nơi phụ thuộc vào nguồn du khách Trung Quốc.

https://vietstock.vn/2020/01/nganh-du-lich-ban-le-lao-dao-vi-vang-khach-trung-quoc-775-728378.htm

Tomty
01-02-2020, 12:09 PM
hồi trước có nhiều lão làng hoa tiêu , giờ biến đâu hết nhẻ các chế ?????

Tomty
01-02-2020, 12:23 PM
cá nhân tui dự cảm chợ chứng năm nay sẽ xuống và đi ngang để hấp thụ hết hàng bự dẫn dắt chợ đã nhớn trước tuổi trong 2019 ,sang 2021 có thể sẽ tăng ít nhưng bền vững ! nền kinh tế hơi nóng rồi , đầu cơ bđs làm méo mó chất lượng tín dụng nên rất khó để suy đoán chiều hướng tăng trưởng ! phái sinh cũng làm méo nhiều dự đoán ! quan điểm của tôi là ace thận trọng , chỉ giao dịch khi họ chán và khi họ máu là nhường, tích tiểu thành đại , không nhảy nhót nhiều tốn phí và tránh xa các con cò rỉa môi giới ! chúc ace win win !!!!!!:jump:

john wick
04-02-2020, 10:52 AM
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1 vẫn cao hơn ngưỡng 50 điểm khi đạt 50.6 điểm, sau khi đạt 50.8 điểm trong tháng 12 năm ngoái. Chỉ số này cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất vào đầu năm 2020 tiếp tục cải thiện ở mức khiêm tốn.

https://image.vietstock.vn/2020/02/03/PMI.png

http://fili.vn/2020/02/pmi-thang-1-dat-506-diem-don-dat-hang-moi-tiep-tuc-tang-761-725306.htm#

madara
05-02-2020, 11:39 AM
TCM toang thật rồi ông giáo ơi. Bác nào nắm con này thì không cầm nhiễm corona cũng cho vào bệnh viện luôn

Giá cổ phiếu TCM đã có sự sụt giảm rất mạnh trong suốt 12 tháng qua. Các nhà đầu tư đang khá phân vân về việc có nên bắt đáy TCM ở thời điểm hiện nay hay chưa.

https://image.vietstock.vn/2020/02/04/2020-02-04-tcm-1.png

Sau khi tạo đỉnh trong vùng 32,000-32,500 vào đầu năm 2019 thì giá cổ phiếu đã có một đợt lao dốc mạnh và liên tục trong gần 12 tháng. Đến cuối năm 2019, cổ phiếu TCM đã giảm gần 40% giá trị và khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy khó hiểu.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này người viết không đề cập đến các yếu tố cơ bản mà chỉ tập trung vào những tín hiệu kỹ thuật thuần túy.

https://vietstock.vn/2020/02/tcm-da-thuc-su-tao-day-hay-chua-585-728225.htm

https://cuocsongantoan.vn/stores/news_dataimages/hang.nguyen/122019/25/15/2030_toang.jpg

john wick
06-02-2020, 11:09 AM
https://vietstock.vn/2020/02/bat-dong-san-dinh-tre-vi-corona-4220-729738.htm

condotel, bđs du lịch, nghỉ dưỡng thì toang thật!... riêng bđs nhà ở thì nhu cầu phải nói là còn "đông như quân mông" nên cũng chả phải kinh!

https://image.vietstock.vn/2020/02/06/vietstock_s_bat-dong-san-dinh-tre-vi-corona_20200206082110.jpg

john wick
06-02-2020, 11:31 AM
BSC đưa ra hai kịch bản tháng 2 như sau: (1) VN-Index dần thoát ly khỏi xu hướng tiêu cực, tích lũy trên 925 điểm và có thể tăng dần trên 950 điểm vào cuối tháng; (2) VN-Index có thể đóng cửa dưới 900 điểm nếu diễn biến dịch bệnh tiêu cực và áp lực thoái vốn từ khối ngoại tiếp diễn.

https://vietstock.vn/2020/02/thang-2-vn-index-co-the-dong-cua-duoi-900-diem-neu-dien-bien-dich-benh-tieu-cuc-145-729779.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/06/BSC-1.PNG

trongth
06-02-2020, 11:33 AM
https://image.vietstock.vn/2020/02/03/2020-02-03-hinh-1.jpg
Các đợt giảm giá thường được gây ra bởi những sự cố bất ngờ. Nhà đầu tư cần biết một số kỹ thuật phản ứng điển hình trong những tình huống này.
https://vietstock.vn/2020/02/virus-corona-day-ta-dieu-gi-ky-1-3355-729063.htm

Nghiado
07-02-2020, 09:58 AM
Thời điểm sau Tết, các sàn và văn phòng môi giới thường có xu hướng làm muộn hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, năm nay bị ảnh hưởng của dịch corona, nhân viên môi giới nhà đất lại kéo dài thêm kỳ nghỉ. :(:(:(

Anh Đỗ Thanh Tùng, một môi giới nhà đất dự án ở Nguyễn Xiển (Hà Nội), cho hay, sau mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) anh lên Hà Nội để chuẩn bị đi làm thì nhận được lệnh của sếp: “Tiếp tục nghỉ, bao giờ đi làm thông báo sau”. :teeth::teeth::teeth:

Hơn 30 tuổi, gắn bó chục năm với nghề, anh Tùng cảm thấy buồn khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới bất động sản nhưng những người làm nghề môi giới như anh cũng gặp rắc rối.

Theo anh Tùng, vấn đề dịch bệnh lây nhiễm khiến cho người dân lo lắng. Họ không còn tâm trí nhiều cho bất động sản, cộng với thời điểm sau Tết khiến cho thị trường đã ảm đạm lại càng thê thảm hơn. “Mình gọi điện mời cà phê hỏi thăm chúc Tết đầu năm mà khách hàng đã từ chối ầm ầm. Ai cũng lo dịch bệnh”, anh Tùng cho biết.

https://image.vietstock.vn/2020/02/07/moi-gioi-nha-dat.jpg

Nhóm dự án của anh Tùng gồm 20 người nhưng sau năm qua chỉ còn bám trụ lại 5 người. Phần lớn môi giới đã bỏ việc đi làm nghề khác. Những ai đã gắn bó nhiều năm như anh Tùng thì vẫn cố sống chết với nghề này. Tuy nhiên, anh Tùng cho rằng, phải chờ ít nhất 3 tháng nữa thị trường mới có thể bắt đầu.

Khổ nhất phải kể tới nhóm môi giới bán dự án nghỉ dưỡng, condotel. Trong bối cảnh ảm đạm như hiện nay, hầu như khách hàng không ai mặn mà tìm hiểu dự án. Chị Quỳnh Mai, một nhân viên sales tại Cầu Giấy, cho hay, năm ngoái sau vụ condotel Cocobay đã khiến thị trường lao đao thì nay dịch corona lại làm thêm một cú giáng nữa. Các nhà đầu tư hầu như không còn chút quan tâm tới phân khúc nghỉ dưỡng lúc này.

Từ khi đi làm sau Tết tới giờ, cả văn phòng môi giới chưa kịp khởi động đã phải tạm nghỉ. “Sếp mình cho nhân viên ở nhà trông con, ai rảnh muốn đi đâu thì đi”, chị Mai chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, một giám đốc marketing dự án tại Hà Nội tâm sự, mọi kế hoạch mở bán sau Tết dù đã lên lịch đã phải huỷ vào phút chót. Ngay cả sự kiện đầu năm nội bộ của tập đoàn cũng đã huỷ. Theo vị giám đốc này, hai dự án lớn ở Hà Nội có kế hoạch ra mắt đã tạm dừng hoạt động tổ chức sự kiện. “Mặc dù đã làm việc với các nhà thầu đối tác, thuê địa điểm nhưng bên mình buộc phải huỷ hết các sự kiện”, ông cho hay.

Tương tự, một sàn môi giới bất động sản lớn ở Hà Nội cũng cho biết, hai sự kiện mở bán dự án chung cư sau Tết đã tạm hoãn mặc dù đã chuẩn bị xong hết. Các nhân viên tổ chức sự kiện của sàn đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để báo cáo lãnh đạo kế hoạch trong năm. Hiện sàn này cũng đã cho nhân viên nghỉ thêm nếu có yêu cầu.

Trong lúc được nghỉ vô thời hạn, nhiều nhân viên môi giới tranh thủ chạy Grab để kiếm thêm, người ở nhà trông con. Trong khi đó, số ít môi giới có điều kiện đã đi du lịch nước ngoài. Với các công ty bất động sản không thể cho nhân viên nghỉ nhiều thì các phòng ban đều có kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.

john wick
07-02-2020, 11:21 AM
Chiến lược trong giai đoạn này tốt nhất là mua theo yếu tố cơ bản và hạn chế lướt sóng.

https://vietstock.vn/2020/02/chung-khoan-thang-2-dau-tu-the-nao-giua-luc-thi-truong-bi-chi-phoi-boi-dich-corona-145-729932.htm

trongth
07-02-2020, 01:21 PM
https://image.vietstock.vn/2020/02/07/NLG-lai-5-nam.png
Theo BCTC hợp nhất quý 4/2019, NLG báo doanh thu hơn 1,221 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm trước nhờ các dự án Flora Novia, nhà phố biệt thự Đảo Nhỏ và Valora Island đã hoàn tất và bàn giao cho khách hàng. Biên lãi gộp trong quý cuối năm 2019 nhích nhẹ so cùng kỳ, đạt trên 39.4%.
https://vietstock.vn/2020/02/nam-long-lai-rong-2019-cao-ky-luc-737-729987.htm

Nghiado
08-02-2020, 08:32 AM
Virus corona đang khiến ngành hàng không của Hoàng điêu đứng. Nhiều chuyến bay phải cắt, hủy liên tục. Vắng khách nên có nhiều chặng phi công chỉ lái máy bay rỗng không hành khách dù hãng phải chịu thiệt hại khá lớn.

"2 ngày qua tôi phải lái máy bay rỗng một số chặng ra Hà Nội. Những chặng ngắn như này, hãng sẽ phải chịu tổn thất vì chi phí vận hành mỗi tàu bay tới 500-700 triệu đồng", Hoàng nói.

Làm cho hãng được 5 năm nhưng chưa khi nào gặp tình cảnh này. Anh ước tính đợt này phi hành đoàn giảm 50% giờ bay so với trước. Ngoài việc thu nhập giảm, hiện toàn bộ phi công và tiếp viên còn chung tâm lý lo sợ khi phải tiếp xúc với nhiều người trong đại dịch.

Mới đây, 2 tổ bay của Vietnam Airlines phải dừng bay và cách ly, theo dõi trong 14 ngày sau khi có một khách hàng nhiễm nCoV trong chuyến bay Trịnh Châu (Trung Quốc) đến Nha Trang.
https://image.vietstock.vn/2020/02/08/vietstock_s_virus-corona-an-mon-nganh-hang-khong_20200208081449.jpg
https://vietstock.vn/2020/02/virus-corona-an-mon-nganh-hang-khong-768-730097.htm

Nghiado
09-02-2020, 09:41 AM
Ông Dương cho biết, ông mới nhận được công văn số 114 ngày 03/02/2020 do Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ban hành. Theo đó, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 04/02/2020 tất cả các chuyến tàu có hành trình từ các cảng của Trung Quốc khi đến Hải Phòng trong vòng 14 ngày phải làm thủ tục kiểm dịch tại khu neo Hòn Dáu trước khi vào cảng. Điều này đồng nghĩa với việc sớm nhất là 14 ngày kể từ khi tàu thuộc diện nêu trên đến Hải Phòng thì hàng hóa mới được dỡ xuống cảng trong khi đặc thù ngành may mặc hiện tại đại đa số nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việc nhiều nhà máy cung cấp nguyên phụ liệu dệt may của Trung Quốc phải đóng cửa do dịch cúm virus Corona lan rộng đang khiến cho nhiều doanh nghiệp dệt may Việt bắt đầu khó khăn.

Thêm nữa, việc nguyên liệu đã về tới cảng “nhà” có nguy cơ bị “tắc” khiến những khó khăn này thêm chồng chất…


Sự gián đoạn nguyên phụ liệu dệt may đến từ các nhà cung ứng quan trọng từ Trung Quốc gây khó khăn lớn cho dệt may Việt Nam. Ảnh: T.H
Cuộc điện thoại giữa phóng viên DDDN và ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty may Hưng Yên liên tục bị gián đoạn, ông Dương cho biết ông đang trên đường đi kiểm tra việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp thành viên do tình hình nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất đầu năm của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Thế nào là nghi vấn?

Ông Dương cho biết, ông mới nhận được công văn số 114 ngày 03/02/2020 do Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ban hành. Theo đó, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 04/02/2020 tất cả các chuyến tàu có hành trình từ các cảng của Trung Quốc khi đến Hải Phòng trong vòng 14 ngày phải làm thủ tục kiểm dịch tại khu neo Hòn Dáu trước khi vào cảng. Điều này đồng nghĩa với việc sớm nhất là 14 ngày kể từ khi tàu thuộc diện nêu trên đến Hải Phòng thì hàng hóa mới được dỡ xuống cảng trong khi đặc thù ngành may mặc hiện tại đại đa số nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo đại diện Bộ Y tế, virus corona nhạy cảm ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, sợ cả gió nữa. Do đó, người dân mở cửa thông thoáng khí.

“Khoảng 300 container hàng nguyên phụ liệu của chúng tôi từ Trung Quốc đang trên đường về Việt Nam qua cảng Hải Phòng. Với nội dung công văn số 114 thì nguy cơ toàn bộ kế hoạch sản xuất của chúng tôi sẽ bị gián đoạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gần 16.000 lao động của doanh nghiệp sẽ không có việc làm trong thời gian chờ nguyên phụ liệu.” ông Dương lo lắng.

Theo tìm hiểu, vấn đề lưu giữ hàng hoá ở cảng Hòn Dáu chỉ khoảng “1 giờ” nếu không có nghi vấn. Về lý thuyết, đây là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhưng trường hợp có “nghi vấn” sẽ bị giữ lại đủ 14 ngày (kể từ khi tàu xuất bến). Đây là điều các doanh nghiệp lo lắng nhất, bởi thông thường một tàu chở hàng từ Trung Quốc về Hải Phòng chỉ khoảng 5-7 ngày, nếu bị giữ theo dõi đủ 14 ngày có nghĩa chuyến tàu sẽ bị giữ lại thêm 7- 9 ngày.

Trong bối cảnh đó, ông Dương đề xuất, đối với hàng hóa trên tàu thuộc diện nêu trên sẽ được tiến hành kiểm dịch như hàng da lông và cho phép khai thác đưa về phục vụ sản xuất sau khi đã đạt kết quả yêu cầu kiểm dịch nhằm giải phóng hàng sớm nhất có thể để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất.

“Trường hợp có nghi vấn thì cảng vụ cung cấp trang thiết bị phòng hộ chống dịch cho nhân viên cả 2 phía khi giao dịch, xây dựng khu cách ly cho thủy thủ đoàn hoặc không cho lên bờ. Việc thông quan hàng hóa vẫn tiến hành bình thường sau khi đã khử trùng tàu và hàng xong.” Ông Dương kiến nghị.

Theo tìm hiểu, được biết có tới trên 70% nguyên phụ liệu của may Hưng Yên hiện nay phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi nhiều đơn hàng của doanh nghiệp này đã ký với phía đối tác đến tận giữa năm. Phần lớn nguyên phụ liệu đợt này nằm trong các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ và EU trong tháng 2 và tháng 3.
https://vietstock.vn/2020/02/nguyen-lieu-det-may-dau-can-cach-li-768-730149.htm

Nghiado
09-02-2020, 12:01 PM
Là một trong những CTCK vốn ngoại đang bứt tốc mạnh tại thị trường Việt Nam, các động thái của Mirae Asset đang được nhà đầu tư trên thị trường quan tâm, chú ý.

Năm 2019, Công ty Chứng khoán (CTCK) Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset) là một trong những công ty chứng khoán vốn ngoại có động thái đẩy mạnh cạnh tranh ở thị trường Việt Nam khi tăng vốn lên mức 5,455 tỷ đồng, tạm thời dẫn đầu khối CTCK.

Trong năm này, Công ty thu về hơn 942 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng trưởng 68% so với năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn 376 tỷ đồng, tăng 88%.

Mảng hoạt động môi giới và cho vay margin là hai mảng đóng góp chính cho kết quả tăng trưởng của Mirae Asset năm 2019. Cụ thể, Công ty ghi lãi từ cho vay xấp xỉ 573 tỷ đồng, gấp hơn 2.7 lần năm trước. Doanh thu môi giới đạt hơn 151 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước.

Kết quả này đến từ việc gia tăng thị phần môi giới cũng như dư nợ cho vay của Mirae Asset. Năm 2019, Mirae Asset nắm giữ 4.47% thị phần giá trị giao dịch môi giới trên HOSE (nằm trong top 6). Dư nợ cho vay margin của Công ty tới cuối năm vào khoảng 7,384 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với đầu năm.
https://image.vietstock.vn/2020/02/08/mas-thi-phan2019.PNG
https://vietstock.vn/2020/02/nam-2020-mirae-asset-day-manh-ib-va-tu-doanh-chu-trong-vao-trai-phieu-737-730139.htm

trongth
09-02-2020, 09:29 PM
https://image.vietstock.vn/2020/02/08/chuyen-dong-quy-07-02.png
Sau Tết nguyên đán, các quỹ đầu tư chủ yếu tập trung vào các hoạt động gom hàng với khối lượng nhỏ. Một điều đáng được lưu tâm cho các nhà đầu tư để có những hành động hợp lý nhất.
https://vietstock.vn/2020/02/cac-quy-dau-gom-hang-lo-nho-3358-730142.htm

Nghiado
10-02-2020, 01:05 PM
Sáng ngày 10/2, giá vàng miếng SJC tăng 50.000 đồng/lượng so với giá cuối tuần qua, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào lên 43,8 triệu đồng/lượng, bán ra 44,25 - 44,27 triệu đồng/lượng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) mua vàng miếng giá 43,7 triệu đồng/lượng, bán ra 44,1 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước hiện nay vẫn đang đẩy rủi ro cho người mua khi giá mua bán của các công ty kinh doanh vẫn ở mức khá cao, lên đến 450.000 – 550.000 đồng mỗi lượng.
https://image.vietstock.vn/2020/02/10/vietstock_s_gia-vang-ngay-102-tang-lien-tuc-do-lo-ngai-dich-cum-corona_20200210090144.jpg
Sáng ngày 10/2, giá vàng thế giới giảm khoảng 2 USD/ounce, xuống 1,588,8 USD/lounce nhưng sau đó tăng vọt lên 1.577,3 UUSD/ounce rồi giảm nhẹ về 1.575 USD/ounce. Vàng tăng 5 USD/ounce so với giá cuối tuần qua. Vàng vẫn là kênh lựa chọn trú ẩn an toàn đối với nhà đầu tư khi dịch cúm Corona vẫn lan rộng và gây thiệt hại về người gia tăng.

Ngoài ra, việc bơm tiền với lãi suất thấp của nhiều nước khiến nhà đầu tư lo ngại và nắm giữ vàng.Trong tuần qua, Ngân hàng trung uơng Trung Quốc (PBOC) đã 2 lần bơm lượng tiền khá lớn ra thị trường, đợt 1 là 1.200 tỉ Nhân dân tệ (tương ứng 171,4 tỷ USD), đợt 2 là 500 tỉ Nhân dân tệ (tương ứng 71,5 tỷ USD). Theo PBOC, lượng tiền mặt trên giúp giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu, từ đó hạ chi phí vốn, giảm sức ép tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mở rộng quy mô tài chính và hỗ trợ nền kinh tế. Các động thái bơm tiền được thực hiện khi Trung Quốc nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. Ngoài ra, một số ngân hàng cắt giảm lãi suất như Ngân hàng trung ương Thái Lan cắt giảm 0,25%, xuống 1%/năm; Ngân hàng trung ương Philippines giảm 0,25%, xuống 3,75%…
https://vietstock.vn/2020/02/gia-vang-ngay-102-tang-lien-tuc-do-lo-ngai-dich-cum-corona-759-730184.htm

Nghiado
11-02-2020, 08:03 AM
Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh vào ngày thứ Hai (10/02) xuống mức đóng cửa thấp nhất trong hơn 1 năm, do nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự bùng phát virus corona cùng với các dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh không thể ngay lập tức cắt giảm thêm sản lượng, MarketWatch đưa tin.

“Các nhà đầu tư năng lượng ngay lúc này đang tập trung vào virus corona, cố gắng đánh giá xem nó đã, và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ở Trung Quốc, nguồn cung thế giới, và cuối cùng là OPEC+ sẽ điều chỉnh mục tiêu sản lượng chung như thế nào”, Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report Research, nhận định.
https://image.vietstock.vn/2020/02/11/053119-dau.jpg
https://vietstock.vn/2020/02/dau-giam-manh-xuong-thap-nhat-trong-hon-1-nam-34-730409.htm

trongth
11-02-2020, 02:00 PM
Đối với ngành thép Việt, Bộ phận phân tích CTCK SSI (SSI Research) - trong báo cáo đánh giá tác động của dịch virus corona - đã ra quan điểm rằng nhu cầu thép tại Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, giá bán thép trong nước có thể chịu tác động gián tiếp bởi giá thép thế giới trong trường hợp hoạt động xây dựng ở Trung Quốc chững lại.

Còn CTCK VNDirect đánh giá, giao thương giữa dịch bệnh sẽ gặp khó khăn, một số ngành sản xuất tại Trung Quốc có thể bị đình trệ gây gián đoạn nguồn cung. Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc hoặc có nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc vào nước này có thể chịu nhiều ảnh hưởng, bao gồm ngành sản xuất thép dẹt (nhập khẩu thép cuộn cán nóng - HRC). Tuy nhiên, việc gián đoạn nguồn cung có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.

Thậm chí, VNDirect cho rằng thép Việt Nam vẫn có thể hưởng lợi trong ngắn hạn, bởi đây là ngành nằm ở phân khúc hạ nguồn và lâu nay vốn chịu áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc.

https://vietstock.vn/2020/02/suong-mu-phu-nganh-thep-noi-lo-dich-benh-khien-co-phieu-viet-va-gia-hang-hoa-lao-dao-737-730292.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/10/thep-corona-1.png

madara
12-02-2020, 08:26 AM
Đến giải cứu mà còn hỗn loạn như này thì cũng bó tay. Thời đại 4.0 rùi mà tin tức vẫn chưa thông suốt

https://image.vietstock.vn/2020/02/12/vietstock_s_dia-phuong-lo-e-nong-san-sieu-thi-keu-khong-du-ban_20200212081452.jpg

https://vietstock.vn/2020/02/dia-phuong-lo-e-nong-san-sieu-thi-keu-khong-du-ban-118-730629.htm

Nghiado
12-02-2020, 01:35 PM
Ngày 11/2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không.

https://image.vietstock.vn/2020/02/12/Tong-thong-trump-loai-trung-quoc.jpg

Động thái này đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

USTR cho biết quyết định sửa đổi phương pháp xét tiêu chí nước đang phát triển để điều tra thuế chống bán phá giá là cần thiết bởi vì hướng dẫn trước đây của Mỹ (ban hành năm 1998) “hiện đã lỗi thời.”

Với quyết định trên, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển), bao gồm Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam.

Động thái trên cũng phản ánh sự thất vọng của chính quyền Tổng thống Donald Trump khi các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ được hưởng các lợi ích thương mại ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tháng trước, tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng thống Trump tuyên bố WTO đã đối xử không công bằng với Mỹ vì “Trung Quốc được coi là một quốc gia đang phát triển. Ấn Độ được xem là một quốc gia đang phát triển. Chúng tôi không được xem là một quốc gia đang phát triển.”

Mục tiêu của các ưu đãi đặc biệt của WTO đối với các quốc gia đang phát triển là giúp các nước nghèo có thể giảm nghèo, tạo việc làm và hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Theo quy định của WTO, các chính phủ không được điều tra thuế chống bán phá giá nếu số tiền trợ cấp nước ngoài là tối thiểu, thường được xác định là dưới 1% giá trị quảng cáo.

Các quy tắc của WTO dành ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nghĩa là nhóm nước này sẽ không bị điều tra thuế chống bán phá giá nếu số tiền trợ cấp dưới 2% giá trị quảng cáo.

Lâu nay, chính quyền Tổng thống Trump đã tìm cách chấm dứt những ưu đãi đặc biệt này đối với các quốc gia theo một số tiêu chí nhất định, như những quốc gia thành viên của các câu lạc bộ kinh tế toàn cầu như Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hoặc những nước được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Tháng 7/2019, Tổng thống Trump đã đưa ra một bản ghi nhớ hành pháp yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác định liệu có thể đạt “tiến bộ đáng kể” nhằm hạn chế số lượng các nước được coi là các quốc gia đang phát triển hay không.

Theo ông Trump, Mỹ có thể hành động đơn phương nếu tình hình không như ý định của người đứng đầu nước Mỹ.

Một số quốc gia đã đồng ý từ bỏ quyền của các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai, bao gồm Brazil, Singapore và Hàn Quốc./.

trongth
12-02-2020, 02:37 PM
Thương chiến với Mỹ thì vẫn làm ra tiền nhưng trong những ngày đình trệ vì virus corona, các nhà máy chỉ tốn tiền chứ không kiếm ra đồng nào.

Janey Zhang, chủ hãng ô Xingbao Umbrella ở Shangyu (Chiết Giang), dành những ngày qua để xem tin tức về dịch viêm phổi và trả lời những cuộc gọi của công nhân đang cạn dần tiền bạc rằng bao giờ họ có thể đi làm trở lại.

"Tôi không biết", bà Zhang nói về ngày mở cửa lại nhà máy với 200 công nhân của mình. "Chúng tôi đang chờ hướng dẫn của chính phủ. Nếu chỉ là tôi, tôi có thể thắt lưng buộc bụng trong vài tháng. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp. Điều đó sẽ thật kinh khủng", bà nhận định.

Trên khắp vùng trung tâm sản xuất ở phía đông Trung Quốc, câu chuyện cũng tương tự. Hàng ngàn doanh nghiệp đang ở trong tình trạng lấp lửng, chờ đợi thông tin từ chính quyền địa phương về thời điểm có thể hoạt động lại.

https://vietstock.vn/2020/02/virus-corona-dang-so-hon-thuong-chien-my-trung-775-730639.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/12/vietstock_s_virus-corona-dang-so-hon-thuong-chien-my-trung_20200212085905.jpg

trongth
13-02-2020, 08:54 AM
Trong cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định ở Strasbourg, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA).

Chiều 12-2, ngay khi EVFTA vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, ông Nicolas Audier, chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), đã nhận định: "Đây là thời khắc lịch sử của quan hệ châu Âu - Việt Nam, mở ra một chương mới về tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai phía".

Các hiệp định này sẽ cho phép doanh nghiệp châu Âu đón đầu xu thế phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam, có thêm cơ hội tham gia vào các thị trường, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu. Tương tự như vậy, các công ty châu Âu cũng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh của Việt Nam.

Cũng theo chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, bước tiếp theo và cũng là bước cuối cùng trước khi EVFTA có thể đi vào hiệu lực là cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Việt Nam. EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.

Hai phần ba (tương đương khoảng 65%) giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU và 71% hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được tự do hóa ngay tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Những dòng thuế còn lại sẽ được bãi bỏ theo lộ trình 10 năm tới.

https://image.vietstock.vn/2020/02/12/vietstock_s_nghi-vien-chau-au-thong-qua-evfta-mot-thap-ky-no-luc-khong-ngung-nghi_20200212200824.png

Nghiado
13-02-2020, 04:04 PM
Ngày 12/02/2020, HĐQT của CTCP FPT (HOSE: FPT) vừa phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 32,450 tỷ đồng và lãi trước thuế 5,510 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 18% so với thực hiện năm 2019.

FPT đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2020 vào mức 32,450 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2019. Công ty ước tính thu được 5,510 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng trưởng 18%.

Kết thúc năm 2019, FPT đạt 27,717 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 19% so với năm trước. Lãi trước thuế và lãi ròng ghi nhận ở mức 4,665 tỷ đồng và 3,135 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng gần 21% và 20%. Theo tính toán của FPT, chỉ số EPS của đơn vị này đạt 4,220 đồng/cp, tăng 19% so với năm 2018.

Cũng trong cuộc họp ngày 12/02/2020, ban lãnh đạo FPT đã quyết định triển khai nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2017, phê quyệt quy chế về chương trình phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên.

Về chi tiết, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành đạt gần 3.4 triệu cp (0.5% vốn điều lệ). Đợt phát hành dự kiến thực hiện sau khi có BCTC kiểm toán và trước ngày 30/06/2020. Lượng cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 03 năm.

Ngoài ra, HĐQT của FPT cũng đã phê duyệt việc tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Phần mềm FPT từ mức 2,400 tỷ đồng lên thành 2,800 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Giáo dục FPT từ 600 tỷ đồng lên thành 1,000 tỷ đồng.

Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 08/04/2020. Cổ đông FPT được thông báo chốt danh sách vào ngày 04/03/2020.

trongth
14-02-2020, 08:40 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao tháng 4 tiến 7.20 USD (tương đương 0.5%) lên 1,578.80 USD/oz. Hợp đồng này cũng đã tăng vào ngày thứ Tư (12/02), đánh dấu phiên tăng giá thứ 5 trong 6 phiên.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay cộng 0.7% lên 1,575.75 USD/oz.

Giá kim loại quý cũng được hưởng lợi từ đà suy giảm lợi suất trái phiếu Chính phủ, do những lo ngại về sự lây lan COVID-19 và khả năng làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ví dụ, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã lùi 1.7 điểm cơ bản xuống 1.603%. Lãi suất thấp có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng vì kim loại quý không đem lại lợi suất. Chỉ số Dow Jones cũng nhuốm sắc đỏ trong ngày thứ Năm, mang đến thêm sự hỗ trợ cho các tài sản trú ẩn an toàn.

Trong khi đó, về dữ liệu kinh tế, giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 01/2020 nhích 0.1%, nhưng tăng đến 0.2% sau khi loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng. Số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 08/02/2020 tăng 2,000 người lên 205,000 người.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 3 tiến 0.7% lên 17.619 USD/oz. Hợp đồng bạch kim giao tháng 4 cộng 0.8% lên 974.70 USD/oz.

Hợp đồng paladi giao tháng 3 vọt 1.2% lên 2,351 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 tăng 0.5% lên 2.613 USD/lb.

https://image.vietstock.vn/2020/02/14/100418-vang.jpg

trongth
17-02-2020, 09:08 AM
Doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên tiếp tục trải qua một năm 2019 kinh doanh ảm đạm. Các doanh nghiệp đầu ngành như Phước Hòa (HOSE: PHR), Đồng Phú (HOSE: DPR) đều có mức suy giảm lợi nhuận trên 20% so với năm trước, và nguyên nhân chủ yếu đều bắt nguồn từ kết quả đi xuống tại các mảng không phải hoạt động kinh doanh cốt lõi.

DPR ghi nhận doanh thu và lãi ròng nửa cuối năm 2019 tăng 10% và 8% so với cùng kỳ năm trước, khi giá bán cao su bình quân cao hơn từ 1-2 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ để đạt tăng trưởng cho cả năm khi doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu 2019 của DPR đều có mức giảm hai chữ số, do nguồn thu nhập từ thanh lý cây cao su giảm mạnh.

Thu nhập từ thanh lý vườn cây giảm cũng là nguyên nhân chính yếu cho mức lợi nhuận đi xuống của Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC) và Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB). Diễn biến này cho thấy rõ tính không bền vững khi kết quả kinh doanh của không ít doanh nghiệp cao su phụ thuộc lớn vào hoạt động thanh lý vườn cây trong những năm gần đây.

https://image.vietstock.vn/2020/02/17/kqkd-cao-su-thien-nhien.png

binhminhmuadong
17-02-2020, 11:17 AM
Hôm nay thấy tình hình sắp ra khơi đánh cá được rồi các cụ ạ !

Nghiado
17-02-2020, 01:57 PM
Kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ Tết (30/01) đến nay, cổ phiếu CTD đã tăng 21.5%. Một mức tăng ấn tượng, nhất là khi đặt giữa bối cảnh thị trường ảm đạm do bất ổn gây nên bởi nỗi lo mang tên virus corona.

Diễn biến này trái ngược với tình cảnh hẩm hiu của CTD trong năm 2019, khi cổ phiếu ông lớn ngành xây dựng là một trong những cái tên sụt giảm mạnh nhất, với 66% giá trị thị trường.

Cổ phiếu khởi sắc bất ngờ lại làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc đâu là động lực của cú đảo chiều, bởi trong cùng thời điểm không xuất hiện bất kỳ thông tin nào đáng chú ý từ phía doanh nghiệp Coteccons. Phải chăng đợt tăng giá của CTD chỉ đơn thuần là do cổ phiếu này đã rơi xuống vùng giá thấp đủ để những nhà đầu tư giá trị thấy cần phải ra tay?

Trước khi bật tăng trong thời gian gần đây, cổ phiếu CTD từng có thời điểm tuột dưới mốc 50,000 đồng/cp, thấp hơn cả lượng tiền mặt xấp xỉ 53,000 đồng tính trên mỗi cổ phần lưu hành của doanh nghiệp (theo số liệu BCTC hợp nhất tại thời điểm 31/12/2019).

Thực tế, giá cổ phiếu CTD bắt đầu giảm từ khi đạt đỉnh kỷ lục vào cuối năm 2017 và đầu 2018. Khi đó, Coteccons đã có động thái phản ứng với diễn biến cổ phiếu giảm sâu bằng việc chi xấp xỉ 430 tỷ đồng mua hơn 2.7 triệu cp làm cổ phiếu quỹ vào cuối 2018 – đầu 2019. Giá giao dịch bình quân đợt này là 159,154 đồng/cp, cao hơn nhiều so với mức giá 64,200 đồng/cp của CTD tính đến kết phiên 14/02/2020.
https://image.vietstock.vn/2020/02/14/ctd-coteccons-anh-dai-hoi.jpg
https://vietstock.vn/2020/02/coteccons-mua-co-phieu-quy-tai-sao-khong-830-731273.htm

trongth
18-02-2020, 09:19 AM
Mặc dù xuất hiện nhiều gương mặt mới, nhưng ngành hàng không Việt Nam năm 2019 lại ghi nhận bức tranh kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa, khi hơn 50% doanh nghiệp báo lãi đi lùi so với năm trước. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không niêm yết lại khả quan hơn khi hầu hết đều tăng giá so với đầu năm.

Hai ông lớn trong ngành hàng không ‘bay ngược’

Dịch vụ hỗ trợ hàng không “cất cánh”

Giá cổ phiếu “ngược đường bay” với kết quả kinh doanh

Dich cúm Corona (nCOV) ảnh hưởng thế nào đến ngành hàng không?

Nhân tố mới Bamboo Airway gặt được gì sau 1 năm ra mắt?

https://vietstock.vn/2020/02/gia-co-phieu-doanh-nghiep-hang-khong-8216bay-nguoc8217-ket-qua-kinh-doanh-2019-737-731665.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/18/hk-1.jpg

Nghiado
19-02-2020, 08:09 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao tháng 4 tiến 17.20 USD (tương đương 1.1%) lên 1,603.60 USD/oz, sau khi chạm đỉnh trong phiên là 1,608.20 USD/oz. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 3/2013, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao ngay cộng 1.3% lên 1,601.04 USD/oz.

“Đối với vàng, có rất nhiều điều tích cực”, Peter Spina, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của GoldSeek.com, nhận định. “Gần đây nhất là 100% đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ hiện đang âm, nếu bây giờ bạn tính đến lạm phát. Lãi suất thực âm với đà giảm là yếu tố hỗ trợ giá vàng tiến lên”.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ vào ngày thứ Ba khi các hợp đồng vàng tương lai chốt phiên, sau khi Apple cho biết vào cuối ngày thứ Hai (17/02) rằng sự bùng phát virus corona ở Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh quý 2/2020.

Nhu cầu trú ẩn an toàn cũng đã khiến lợi suất trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lùi 4.1 điểm cơ bản xuống 1.546%. Lãi suất suy yếu có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng bằng cách giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không mang lại lợi suất.

Tuy nhiên, đồng USD mạnh hơn có thể đã kìm hãm đà tăng của vàng trong ngày thứ Ba. Chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – tiến 0.4% lên 99.396, sau khi dao động ở đỉnh cao hơn 4 tháng. Đồng USD mạnh hơn có thể gây sức ép đối với vàng và các tài sản khác được neo giá theo đồng bạc xanh, khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn đối với người sử dụng những đồng tiến khác.

Về thông tin kinh tế, chỉ số điều kiện kinh doanh Empire State của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực New York tăng 8.1 điểm lên 12.9 trong tháng 02/2020, mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 3 tiến gần 2.4% lên 18.15 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 nhích 0.2% lên 2.604 USD/lb.

Hợp đồng paladi giao tháng 3 vọt 7.8% lên 2,497.60 USD/oz, mức đóng cửa cao kỷ lục. Hợp đồng bạch kim giao tháng 4 cộng 2.6% lên 993.90 USD/oz.

https://image.vietstock.vn/2020/02/19/052819-vang.jpg

trongth
19-02-2020, 08:34 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 165.89 điểm (tương đương 0.6%) xuống 29,232.19 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 0.3% xuống 3,370.29 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite nhích nhẹ lên 9,732.74 điểm.

Cổ phiếu Netflix tăng 1.9% và đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2018, còn cổ phiếu Alphabet nhích 0.1%. Cổ phiếu Tesla cũng góp phần vào đà tăng của Nasdaq Composite, vọt hơn 7%.

Apple cảnh báo Công ty này dự kiến sẽ không đạt được doanh thu hàng quý, do sự sụt giảm sản lượng và nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc là kết quả của sự bùng phát virus corona. Công ty có vốn hóa lớn nhất ở Mỹ ban đầu dự báo doanh số bán ròng đạt 63-67 tỷ USD trong quý 2/2020. Apple cũng giảm 1.8% trong phiên.

Cảnh báo của Apple đã khiến cổ phiếu của một số nhà cung cấp chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu Skyworks Solutions mất 1.9%, còn cổ phiếu Xilinx và Qorvo lần lượt giảm 1% và 2.6%.

Vào ngày thứ Ba, Ủy ban Y tế Trung Quốc cho biết có thêm 98 ca tử vong trên toàn quốc, với 1,886 ca nhiễm mới virus corona. Tính đến ngày 17/02, Ủy ban này cho biết có tổng cộng 72,346 trường hợp nhiễm bệnh và 1,868 ca tử vong.

Nhà đầu tư vào ngày thứ Ba đã bán cổ phiếu để đổ vào các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống như trái phiếu Chính phủ và vàng. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lùi xuống 1.55% (lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá). Các hợp đồng vàng tương lai tăng hơn 1% lên 1,603.60 USD/oz, mức đóng cửa cao nhất kể từ năm 2013.\

https://image.vietstock.vn/2020/02/19/030819-ck.jpg

trongth
20-02-2020, 08:11 AM
Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một nhánh của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga, làm gia tăng một số lo ngại về nguồn cung dầu, và báo cáo cho thấy số ca nhiễm mới mỗi ngày virus corona ở Trung Quốc sụt giảm cũng làm xoa dịu lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh này đối với nền kinh tế và nhu cầu năng lượng.

Vào ngày thứ Ba (18/02), chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa vào danh sách đen công ty môi giới thương mại thuộc sở hữu của tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga với cáo buộc giúp đỡ Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.

Venezuela đã chịu lệnh trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ khi chính quyền ông Trump tăng cường chiến dịch nhằm loại ông Maduro khỏi quyền lực.

“Xuất khẩu của Venezuela, vốn đã sụt giảm dài hạn trong những năm gần đây, có thể thấy sự sụt giảm rõ rệt hơn trong những tuần tới sau lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nhánh thương mại của tập đoàn Rosneft”, Robbie Fraser, Chuyên gia phân tích hàng hóa cấp cao tại Schneider Electric, nhận định. “Rosneft đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa Venezuela đến các điểm có nhu cầu lớn”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 trên sàn Nymex tiến 1.24 USD (tương đương 2.4%) lên 53.29 USD/thùng. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Năm.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 trên sàn Luân Đôn cộng 1.37 USD (tương đương 2.4%) lên 59.12 USD/thùng, tăng phiên thứ 7 liên tiếp.

Cả 2 hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 29/01/2020, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Nhà đầu tư cũng chú ý đến xung đột ở Libya, khi Chính phủ được Liên Hiệp Quốc (UN) công nhận đã rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva sau một cuộc tấn công của lực lượng phiến quân do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo. Sản xuất ở khu vực giàu dầu mỏ vẫn bị cản trở do xung đột ở Libya, các nguồn tin cho hay.

Kết hợp với các dấu hiệu COVID-19 đang lây lan chậm lại đã hỗ trợ thị trường dầu mỏ khởi sắc.

Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, vào ngày thứ Tư đã ví ảnh hưởng của virus corona đối với ngành dầu mỏ như một ngôi nhà đang cháy, Bloomberg đưa tin.

Tính đến ngày 18/02, Ủy ban Y tế Trung Quốc cho biết có tổng cộng 75,203 ca nhiễm virus và 2,009 trường hợp tử vong, nhưng nhà đầu tư tập trung vào tốc độ lây nhiễm được báo cáo đã chậm lại.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 3 vọt 3% lên 1.6633 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 3 cộng 2.1% lên 1.7068 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 3 mất 1.3% còn 1.955 USD/MMBtu.

https://vietstock.vn/2020/02/dau-vot-hon-2-len-cao-nhat-trong-gan-3-thang-34-732141.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/20/031619-dau.jpg

vuivehappy365
20-02-2020, 09:34 AM
màu xanh đang trở lại mạnh mẽ

trongth
21-02-2020, 11:22 AM
Sáng 21/2, Công ty SJC đã liên tiếp điều chỉnh giá bán vàng miếng theo hướng đi lên. Nếu như đầu ngày, mỗi lượng vàng miếng bán ra chỉ tăng thêm 300.000 đồng/lượng thì chỉ sau đó vài phút, SJC lại tăng lên với mức 350.000 đồng/lượng so với giá cuối ngày trước đó. Cụ thể, vào lúc 8g 40 phút, giá vàng SJC tại TP.HCM mua vào 44,95 triệu đồng/lượng và bán ra 45,35 triệu đồng/lượng. So với giá đóng cửa cuối ngày trước đó, mỗi lượng vàng SJC tăng thêm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Riêng loại vàng nhẫn SJC 0,5 chỉ có giá bán ra lên đến 45,53 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại hệ thống Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (SJC) cũng tăng thêm 300.000 đồng lên giá bán ra 45,3 triệu đồng/lượng và tăng thêm 270.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, lên 44,8 triệu đồng/lượng. Riêng vàng miếng PNJ giá bán cao hơn lên 45,4 triệu đồng/lượng.

Doji ở Hà Nội tăng giá vàng thêm 170.000 đồng - 220.000 đồng lên giá giao dịch 44,95 triệu đồng/lượng - 45,2 triệu đồng/lượng.

Theo Kitco đầu giờ sáng nay, giá vàng thế giới đã vượt mức 1.620 USD/ounce, thậm chí vàng giao tháng 4 cũng tăng thêm 0,14% lên 1.624,55 USD/ounce. Giá vàng thế giới đã lên cao nhất 7 năm trong phiên giao dịch ngày 20/2 vì số ca nhiễm virus corona mới (Covid-19) tại Hàn Quốc tăng vọt, dấy lên lo ngại về tác động kinh tế quy mô lớn hơn của dịch bệnh.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sự lây lan virus sang các quốc gia khác có thể làm phá vỡ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2020. Bắc Kinh đã giảm lãi suất cho vay và có khả năng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế bị khủng hoảng bởi đại dịch.

Rueters cho biết, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng thừa nhận những rủi ro mới do dịch bệnh gây ra, nhưng vẫn lạc quan về khả năng giữ lãi suất ổn định trong năm nay.

Bên cạnh đó, chứng khoán Mỹ sau phiên tăng mạnh trước đỏ cũng đóng cửa ngày giao dịch ngày thứ Năm (rạng sáng ngày 21/2 giờ Việt Nam) trong sắc đỏ. Chỉ số Dow Jones rớt 128,05 điểm (tương đương 0,44%) xuống 29.219,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,38% xuống 3.373,23 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 0,67% còn 9.750,97 điểm.

https://vietstock.vn/2020/02/gia-vang-ngay-212-sjc-tang-cao-vuot-muc-455-trieu-dong-759-732407.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/21/vietstock_s_gia-vang-ngay-212-sjc-tang-cao-vuot-muc-455-trieu-dong_20200221085927.jpg

trongth
25-02-2020, 08:37 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 1,031.61 điểm (tương đương 3.56%) xuống 27,960.80 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 3.35% còn 3,225.89 điểm và chỉ số Nasdaq Composite sụt 3.71% xuống 9,221.28 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của Dow Jones kể từ tháng 02/2018. Dow Jones cũng xóa sạch đà tăng trong năm 2020 và hiện giảm 2% từ đầu năm đến nay. S&P 500 cũng ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong 2 năm và xóa sạch đà tăng từ đầu năm đến nay.

Những cái tên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đầu đà sụt giảm trên Phố Wall. Các cổ phiếu hàng không là Delta và American đều lao dốc hơn 6%, trong khi cổ phiếu United sụt 5.4%. Cổ phiếu của các công ty sòng bạc Las Vegas Sands và Wynn Resorts đều mất ít nhất 5.2%. Cổ phiếu MGM Resorts giảm 5.4%.

Cổ phiếu các nhà sản xuất con chip cũng nhuốm sắc đỏ. Cổ phiếu Nvidia “bốc hơi” 7.1%, trong khi cổ phiếu Intel rớt 4%. Cổ phiếu AMD lao dốc 7.8%. Chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Semiconductor ETF giảm 4.5%.

Cổ phiếu Apple và các nhà cung cấp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone mất 4.8%. Cổ phiếu Skyworks Solutions và Qorvo đều giảm hơn 1.8%.

Các thị trường nước ngoài cũng chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu sụt hơn 3%, còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3.9%. Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 1.8%.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cho biết sự lây lan COVID-19 đã làm nền kinh tế Mỹ suy yếu, nhưng lưu ý tăng trưởng vẫn khỏe mạnh. “Kinh doanh bị giảm nhưng giảm từ mức rất tốt”, ông Buffett nói với hãng tin CNBC.

Sự bùng phát COVID-19 được báo cáo đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng đã nhanh chóng lan rộng ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Italy, với số ca nhiễm tăng đột biến trong những ngày gần đây.

Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên “mức cao nhất” vào cuối tuần qua, với số ca nhiễm tăng đột biến đã đẩy tổng số ca nhiễm của nước này lên hơn 800 người – khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất ngoài Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, phía ngoài châu Á, cho đến nay Italy là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với hơn 130 ca nhiễm bệnh và 3 trường hợp tử vong.

Trong những ngày đầu sau khi dịch bệnh bùng phát, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo về sự phục hồi hình chữ V, nghĩa là lao dốc trước khi phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà đầu tư đang đổ xô về các tài sản trú ẩn an toàn như trái phiếu Chính phủ Mỹ hay vàng.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lùi xuống 1.369% vào ngày thứ Hai, đóng cửa ở mức thấp nhất mọi thời đại khoảng 1.36%. Lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá. Các hợp đồng vàng tương lai vọt 1.7% lên 1,676.60 USD/oz và chạm mức cao nhất kể từ tháng 01/2013.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt hơn 7 điểm, tương đương 46%, lên 25.04.

https://image.vietstock.vn/2020/02/25/091818-ck.jpg

Nghiado
26-02-2020, 09:50 AM
Ngành điện vẫn rất tiềm năng

Theo thống kê của Global Petrol Prices (dữ liệu tháng 12/2019), Việt Nam là một trong những nước có giá điện bình quân ở mức thấp. Giá điện của Việt Nam hiện tại là 0.08 USD/kWh và còn thấp hơn rất nhiều nếu so với giá điện bình quân của thế giới, mức 0.14 USD/kWh.

https://image.vietstock.vn/2020/02/25/so-sanh-gia-dien.png

Bộ Công Thương đã thống kê giá điện 25 nước trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Nếu so với các nước trong khu vực như Lào, Philippines, Indonesia, Campuchia hay Thái Lan thì giá điện của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất trong số những quốc gia được thống kê. Vì vậy, dư địa tăng trưởng của giá điện Việt Nam vẫn còn khá lớn trong thời gian tới.


Nguồn: Global Petrol Prices và EVN
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất năm 2010 chỉ đạt 93.99 tỷ kWh, đến năm 2018 đạt 220.31 tỷ kWh và dự kiến năm 2019 ước đạt 242 tỷ kWh. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2010 - 2018 lên đến 11.24%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty sản xuất điện luôn được đảm bảo đầu ra gần như tuyệt đối trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Trong báo cáo phân tích xuất bản ngày 16/02/2020, CTCK VNDirect nhận định, Việt Nam tiếp tục đối mặt với vấn đề thiếu hụt điện năng trong giai đoạn 2020 - 2022. Dự báo, EVN sẽ phải tiếp tục huy động điện từ các dự án nhiệt điện than và nhiệt điện khí để bù đắp sự thiếu hụt sản lượng từ thủy điện.
https://vietstock.vn/2020/02/giam-phu-thuoc-vao8230-8216ong-troi8217-doanh-nghiep-nganh-dien-chon-huong-di-moi-737-733195.htm

trongth
26-02-2020, 10:25 AM
Giá vàng miếng SJC sáng 26/2 giảm thêm 400.000 đồng mỗi lượng so với chiều 25/2, giá mua của Tập đoàn Doji còn 46,1 triệu đồng/lượng, bán ra 46,6 - 46,8 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC giảm giá vàng miếng 400.000 - 500.000 đồng/lượng, mua vào còn 46 triệu đồng/lượng, bán ra 47 triệu đồng/lượng. Công ty SJC giảm mạnh giá mua vàng so với giá bán, tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn duy trì 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước hiện đang cao hơn giá thế giới từ 800.000 đến 1 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng thế giới ngày 26/2 giảm thêm 10 USD/ounce so với chiều 25/2, còn 1.640,6 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ tối 25/2, giá vàng đã gắng gượng tăng lên mức 1.659,3 USD/ounce nhưng sau đó “đổ” mạnh, “quét” mức 1.625,9 USD/ounce. Đây là ngày thứ 3 trong tuần, vàng thế giới tăng giảm mạnh trong biên độ khoảng 35 USD/ounce. Với mức giảm khá sâu, Quỹ đầu tư vàng lớn thế giới SPDR đã thực hiện mua vào 6,15 tấn vàng, lượng vàng nắm giữ lên 940,09 tấn vàng.

https://vietstock.vn/2020/02/gia-vang-ngay-262-bao-tiep-tuc-do-vang-giam-sau-759-733223.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/26/vietstock_s_gia-vang-ngay-262-bao-tiep-tuc-do-vang-giam-sau_20200226085527.jpg

trongth
27-02-2020, 08:37 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex lùi 1.17 USD (tương đương 2.3%) xuống 48.73 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 07/01/2019, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy. Hợp đồng này đã tích tắc dao động trên mốc 50 USD/thùng sau dữ liệu nguồn cung.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 trên sàn Luân Đôn mất 1.52 USD (tương đương 2.8%) còn 53.43 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 10/02/2020.

Vào ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa cộng 500,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 21/02/2020, thấp hơn rất nhiều so với dự báo tăng 1.3 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và dự báo vọt 2.8 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

Bên cạnh đó, EIA cũng cho biết dự trữ xăng sụt 2.7 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất mất 2.1 triệu thùng trong tuần trước. Cả 2 đều lần lượt cao hơn so với dự báo giảm 1.9 triệu thùng xăng và 900,000 thùng sản phẩm chưng cất từ cuộc thăm dò của Platts.

Các sản phẩm xăng dầu cho thấy không có phản ứng nào đối với các báo cáo về vụ nổ và hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Xăng dầu Marathon ở Carson, Calif. vào cuối ngày thứ Ba (25/02). Nhà máy lọc dầu hạt Los Angeles là nhà máy lớn nhất ở bờ Tây, với công suất 363,000 thùng/ngày.

Nỗi lo về sự lây lan COVID-19 bên ngoài Trung Quốc tiếp tục chi phối giao dịch trên các thị trường tài chính, với các tài sản được xem là rủi ro, bao gồm chứng khoán và các hàng hóa, đều chịu sức ép.

https://vietstock.vn/2020/02/dau-wti-giam-4-phien-lien-xuong-thap-nhat-trong-hon-1-nam-34-733449.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/27/060918-dau.jpg

Nghiado
28-02-2020, 08:22 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 1,190.95 (tương đương 4.4%) xuống 25,766.64 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 4.4% còn 2,978.76 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite sụt 4.6% xuống 8,566.48 điểm.

Dow Jones đã chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử vào ngày thứ Năm. S&P 500 cũng rớt mốc 3,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2019.

Đà giảm điểm đó đã đưa Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite rơi vào vùng điều chỉnh, khi lao dốc hơn 10% từ các mức cao kỷ lục. Dow Jones chỉ mất 10 phiên để suy giảm từ mức cao mọi thời đại vào vùng điều chỉnh. S&P 500 và Nasdaq Composite đã ghi nhận các mức cao kỷ lục hồi tuần trước.

Cả Dow Jones và S&P 500 đều đánh dấu phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 02/2018, còn Nasdaq Composite có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011.

Dow Jones và S&P 500 cũng hướng đến tuần có thành quả tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Cho đến cuối phiên ngày thứ Năm, Dow Jones đã lao dốc hơn 11% từ đầu tuần, trong khi S&P 500 sụt 10.8%.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vào ngày thứ Tư (26/02) xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Mỹ không rõ nguồn gốc lây bệnh ở Bắc California, cho thấy khả năng “lây lan trong cộng đồng” của dịch bệnh này. Bệnh nhân không có lịch sử đi lại hay liên hệ sẽ khiến người bệnh gặp nguy cơ nhiễm bệnh, CDC cho biết. Vào ngày thứ Năm, Thống đốc bang California, Gavin Newsom, cho biết bang này đang theo dõi 8,400 người có khả năng liên quan đến virus corona chủng mới.

Apple, Intel và Exxon Mobil là những cổ phiếu có thành quả tồi tệ nhất thuộc Dow Jones trong ngày thứ Năm, đều mất hơn 6%. Cổ phiếu AMD và Nvidia lần lượt sụt 7.3% và 5.6%.

Cổ phiếu American Airlines rớt 7.7%, còn cổ phiếu United Airlines lùi 2.4%. Trong khi, cổ phiếu Las Vegas Sands và MGM Resorts lần lượt giảm 1.3% và 4.5%.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng xoa dịu những lo ngại về dịch COVID-19 vào ngày thứ Tư (26/02). Tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump cho biết nguy cơ nhiễm virus đối với người dân Mỹ vẫn là “rất thấp”, nhưng nói thêm rằng Mỹ sẽ “chi tiêu bất cứ điều gì thích hợp”. Ông Trump cũng giao Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phụ trách đối phó với dịch COVID-19 và cho biết các thị trường sẽ sớm hồi phục.

Những lo ngại về việc COVID-19 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã làm chao đảo thị trường chứng khoán Mỹ cả tuần qua khi số ca nhiễm mới ngày càng gia tăng. Hàn Quốc xác nhận tổng số ca nhiễm là hơn 1,700 người. Hơn 600 người đã bị nhiễm virus ở Italy.

Sự bùng phát dịch bệnh đã khiến một số công ty đưa ra cảnh báo về doanh thu và lợi nhuận.

S&P 500 đã giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Năm, đánh dấu chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 8/2019. Dow Jones cũng sụt giảm 6 phiên liên tiếp, chuỗi lao dốc dài nhất kể từ năm 2018.

Cho đến ngày thứ Năm, Dow Jones đã “bốc hơi” hơn 3,000 điểm trong tuần này.

Trong khi đó, giá trái phiếu đã nhảy vọt từ đầu tuần đến nay. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 1.25%, chạm mức đáy kỷ lục, trước khi phục hồi. Hồi đầu tháng này, lợi suất trái phiếu đã dao động trên mức 1.4%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng dao động tại mức thấp nhất mọi thời đại. Lãi suất thường di chuyển ngược chiều với giá.
https://image.vietstock.vn/2020/02/28/010419-ck.jpg

trongth
02-03-2020, 08:03 AM
VN-Index - Hammer xuất hiện

VN-Index đã rớt khỏi vùng hỗ trợ 885-900 điểm (đáy cũ tháng 07, 10, 12/2018), song chỉ số tạo cây nến Hammer trong phiên 28/02/2020, qua đó cho thấy điều này cần sự xác nhận ở phiên tiếp theo.

Mặt khác, chỉ báo Relative Strength Index rớt về đáy cũ tại vùng oversold cho thấy khả năng chỉ số có hồi phục tăng lên. Nếu VN-Index hồi phục trong phiên tới và trở lại vùng 885-900 điểm thì triển vọng của chỉ số sẽ khả quan hơn.

https://vietstock.vn/2020/03/vietstock-weekly-02-06032020-kich-ban-hoi-phuc-nhe-duoc-ky-vong-1636-734040.htm

https://image.vietstock.vn/2020/02/29/tech-hcm-ngay.png

trongth
03-03-2020, 08:03 AM
Các hợp đồng vàng tương lai khởi sắc vào ngày thứ Hai (02/03), vọt gần 2% sau khi ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2013 trong phiên trước đó, tìm thấy hỗ trợ khi các Ngân hàng Trung ương cam kết sẽ hành động thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của sự bùng phát dịch COVID-19 được dự báo sẽ làm tổn hại nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

https://vietstock.vn/2020/03/vang-the-gioi-vot-gan-2-sau-phien-giam-manh-nhat-ke-tu-nam-2013-759-734391.htm?fbclid=IwAR1HvHTZr96cSpolStjpQyNGFIFKY0 H5ynKFUpCiaioutlkT5VtnNZBVeGk

https://image.vietstock.vn/2020/03/03/120118-vang.jpg

trongth
04-03-2020, 08:25 AM
Quyết định hạ lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm được đưa ra 2 tuần trước cuộc họp đã lên kế hoạch của Fed, khi Cơ quan này cảm thấy cần phải hành động nhanh chóng để đối phó tác động của sự lây lan COVID-19 trên thế giới. Đây là động thái khẩn cấp đầu tiên diễn ra giữa các cuộc cuộc họp định kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

https://image.vietstock.vn/2020/03/04/032119-ck.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 785.91 điểm (tương đương gần 3%) xuống 25,917.41 điểm. Chỉ số này đã tăng hơn 300 điểm hồi đầu phiên và trồi sụt mạnh sau khi quyết định của Fed công bố. Chỉ số S&P 500 lùi 2.8% xuống 3,003.37 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 3% còn 8,684.09 điểm.

Đổi lại, các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu Chính phủ Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm rớt mốc 1% lần đầu tiên. Trong khi đó, vàng vọt 2.9% lên 1,644.40 USD/oz.

Nhà đầu tư đã định giá việc hạ lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng này. Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý Ngân hàng Trung ương không sẵn sàng sử dụng bất kỳ công cụ bổ sung nào để kích thích nền kinh tế ngoài việc cắt giảm lãi suất. Điều này có thể khiến một số người trên Phố Wall thất vọng, bởi họ vốn đang kỳ vọng điều gì đó nhiều hơn từ Fed.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhuốm sắc đỏ khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đáy kỷ lục. Cổ phiếu Bank of America sụt hơn 5.5%, còn cổ phiếu JPMorgan Chase và Citigroup đều giảm 3.8%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã rớt xuống đáy là 0.906%.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây áp lực lên ông Powell và Fed để hạ lãi suất. Sau tuyên bố từ Fed, ông Trump đã tweet rằng Cơ quan này “phải nới lỏng hơn nữa, và quan trọng nhất là phù hợp với các quốc gia/các đối thủ cạnh tranh khác”.

Thông báo trong ngày thứ Ba được đưa ra sau khi G-7 cho biết trong một tuyên bố vào sáng ngày thứ Ba rằng nhóm này sẽ sử dụng những công cụ chính sách để kiềm chế suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, tuyên bố không đưa ra hành động cụ thể.

Nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế khi dịch COVID-19 lây lan trên khắp thế giới. Hơn 89,000 người nhiễm bệnh trên toàn cầu cùng với hơn 3,000 ca tử vong vì virus.

Nghiado
05-03-2020, 08:35 AM
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo nguồn cung dầu thô tại Mỹ tăng 6 tuần liên tiếp, góp phần gây sức ép lên giá dầu.

https://image.vietstock.vn/2020/03/05/083018-dau.jpg
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex lùi 40 xu (tương đương gần 0.9%) xuống 46.78 USD/thùng, sau khi dao động tại mức cao 48.41 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn mất 73 xu (tương đương 1.4%) còn 51.13 USD/thùng.

Vào ngày thứ Tư, EIA cho biết nguồn cung dầu thô nội địa cộng 785,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 28/02/2020, thấp hơn dự báo vọt 3.5 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và dự báo tăng 1.7 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts. Cơ quan này đã báo cáo đà tăng trong 5 tuần trước đó của dự trữ dầu thô tại Mỹ.

Bên cạnh đó, EIA cũng cho biết dự trữ xăng sụt 4.3 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất mất 4 triệu thùng trong tuần trước. Cả 2 đều cao hơn dự báo giảm 2.8 triệu thùng xăng và 2.4 triệu thùng sản phẩm chưng cất từ cuộc thăm dò của Platts.

“EIA cũng báo cáo sản lượng dầu thô tại Mỹ vọt lên mức cao kỷ lục mới 13.1 triệu thùng/ngày và xuất khẩu từ Mỹ cũng tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2, cho thấy Mỹ đang tiếp tục chiếm thị phần từ các nhà sản xuất OPEC+”, Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report Research, nhận định.

Cũng trong ngày thứ Tư, Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC), cơ quan theo dõi việc tuân thủ thỏa thuận, đã tổ chức cuộc họp trước cuộc họp của các thành viên trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), một nhóm được gọi là OPEC+, vào ngày thứ Sáu (06/03).

Tại cuộc họp kỹ thuật hồi tháng trước, OPEC+ đã khuyến nghị gia hạn thỏa thuận cắt giảm hiện tại 1.7 triệu thùng/ngày , vốn kết thúc vào cuối tháng 03/2020, đến cuối năm, và đề nghị điều chỉnh sản lượng cắt giảm thêm cho đến cuối quý 2/2020.

Tuy nhiên, vào ngày thứ Tư, nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả-rập Xê-út, và thành viên ngoài OPEC là Nga được cho là xảy ra bất hòa, với việc Ả-rập Xê-út đang thúc đẩy cắt giảm sản lượng thêm lên tới 1.5 triệu thùng/ngày, trong khi Nga ủng hộ duy trì mức sản lượng cắt giảm hiện tại đến cuối quý 2/2020, Bloomberg News đưa tin.

Giá dầu cũng nhận được hỗ trợ nhờ thông tin rằng các nhà máy ở Trung Quốc đang khởi động lại và giao thông xuất hiện trên các đường phố. “Khi Trung Quốc quay trở lại, các nhà sản xuất dầu thở phào nhẹ nhõm rằng tác động của dịch COVID-19 chỉ còn trong thời gian ngắn”, Manish Raj, Giám đốc Tài chính tại Velandera Energy, chia sẻ.

Dẫu vậy, sự bùng phát dịch bệnh đã làm suy sụp nền kinh tế Trung Quốc, một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, và sự lây lan COVID-19 cũng đe dọa sẽ dẫn đến ảnh hưởng rõ rệt đối với nhu cầu toàn cầu bởi các nhà kinh tế lo ngại rằng dịch bệnh có thể dẫn đến suy thoái kinh tế nếu không được kiểm soát.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 4 tiến 1.6% lên 1.5555 USD/gallon. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 gần như đi ngang tại mức 1.5332 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 cộng 1.5% lên 1.827 USD/MMBtu.

trongth
06-03-2020, 08:21 AM
Vàng thu hút nhu cầu trú ẩn an toàn khi California tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và nhiều trường hợp nhiễm bệnh đang lan rộng trên toàn cầu, bao gồm ở Australia và Hàn Quốc, khiến việc kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn.

“Vàng trông như một trong những tài sản hấp dẫn nhất trong môi trường toàn cầu này, với lãi suất Mỹ có khả năng hướng về âm”, Stephen Innes, Giám đốc chiến lược thị trường tại AxiCorp, nhận định. Ông Innes cũng đề cập đến tình huống lãi suất danh nghĩa ngắn hạn đang ở hoặc gần mốc 0%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao tháng 4 tiến 25 USD (tương đương 1.5%) lên 1,668 USD/oz, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 24/02/2020, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

https://vietstock.vn/2020/03/vang-the-gioi-len-cao-nhat-trong-hon-1-tuan-759-735425.htm

https://image.vietstock.vn/2020/03/06/030819-vang.jpg

Nghiado
06-03-2020, 08:52 AM
Áp lực lạm phát tăng

Bên cạnh yếu tố quy luật sau Tết và giá xăng dầu giảm thì lạm phát tháng 2 giảm còn vì tác động của dịch Covid-19. Ở lần tác động tạm gọi là “vòng 1” của dịch Covid-19 này, có thể thấy rất nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ từ giao thông tới văn hóa, giải trí, du lịch… đều chịu tác động giảm mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do dịch này. Trong khi đó, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác như nhóm thuốc và dịch vụ y tế, các loại xà phòng và chất tẩy rửa (trong nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình) hay giá dịch vụ giúp việc gia đình… cũng rất liên quan đến dịch Covid-19, đã tăng giá. Điều đó phần nào cho thấy, với giả sử quy luật thông thường được duy trì trong thời gian tới thì mức độ khó lường của dịch bệnh này sẽ là yếu tố khó lường nhất với các chỉ số vĩ mô, trong đó có lạm phát của năm nay, và từ đó cũng gây những áp lực đến điều hành chính sách tiền tệ.

https://image.vietstock.vn/2020/03/05
/lam-phat-thang-2-2020.jpg

Nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng vì gián đoạn chuỗi cung ứng
PGS. TS. Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh - người có cái nhìn lạc quan nhất trong số các chuyên gia mà Thời báo Ngân hàng tham khảo ý kiến cho bài viết này nhận định, CPI tháng 2 tuy giảm so với tháng 1 nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, mức CPI còn cao của tháng 2 vừa qua chủ yếu là do những ảnh hưởng ngắn hạn, nhất là tác động của giá thịt lợn cao do dịch tả lợn châu Phi.

“Xét cả năm 2020, tôi cho rằng lạm phát chắc chắn sẽ được kiểm soát mức thấp dưới 4%. Bởi với diễn biến tình hình kinh tế thế giới hiện nay, tổng cầu đang suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khiến giá xăng dầu thế giới giảm, giá xăng dầu trong nước thời gian qua cũng liên tục điều chỉnh giảm và sẽ kéo theo chỉ số CPI từ tháng 3 sẽ giảm”, chuyên gia này nhận định.

Cùng nhận định giá thịt lợn là “thủ phạm chính” khiến CPI tháng 2 giảm không như kỳ vọng, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, đây vẫn tiếp tục là yếu tố gây áp lực mạnh nhất đến lạm phát năm nay. “Nếu giá thịt lợn giảm sẽ giúp cho áp lực với lạm phát giảm đi rất nhiều”, TS. Độ nói. Trong vài năm trở lại đây, chuyên gia này được biết tới là người thường có những dự báo lạm phát tăng rất thấp và thực tế là khá chính xác. Đầu năm nay, TS. Độ đã đưa ra 3 kịch bản về lạm phát cho năm 2020 (lạm phát bình quân ở các kịch bản lần lượt tăng ở mức 3%; 3,5% và kịch bản xấu nhất là sẽ khó khăn trong kiềm chế dưới mức 4% nếu giá thịt lợn chưa thể giảm trong nửa đầu năm). Thế nhưng đến nay, kịch bản 1 (lạm phát bình quân tăng 3% với giả thiết giá thịt lợn giảm mạnh ngay trong tháng Tết nhờ dịch tả lợn châu Phi kết thúc sớm, người nông dân tái đàn thành công, đồng thời Chính phủ bình ổn giá thịt lợn thông qua biện pháp nhập khẩu) đã không diễn ra, và chưa kể nay lại cộng thêm sự xuất hiện của dịch Covid-19.

“Áp lực kiểm soát lạm phát năm nay vì vậy cũng tương đối lớn. Tất nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn là có thể kiểm soát được ở mức dưới 4% hay không”, chuyên gia này nhận định và cho rằng, tác động của dịch Covid-19 đến lạm phát lúc này cũng chưa thể lượng hóa hết, mà cần chờ thêm đến hết quý I thì mới biết chính xác hơn về xu hướng diễn biến lạm phát cho cả năm. “Còn ở thời điểm này, lạm phát vẫn dự báo ở mức 3,5-4%”, TS. Độ nói.

Cần duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt

Theo PGS. TS. Phạm Thế Anh - chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), dịch Covid-19 chủ yếu gây ra các tác động trái ngược đến phía cung sản xuất. Một mặt, nó làm giảm chi phí sản xuất, đơn cử như nhu cầu sản xuất của Trung Quốc chậm lại, kéo giá dầu mỏ trên thế giới giảm và giá xăng dầu trong nước cũng giảm theo. Điều đó có lợi cho lạm phát. Nhưng ngược lại, cũng có những ngành sản xuất, chi phí nguyên vật liệu bị tăng lên, bởi khi dịch gây gián đoạn nguồn cung. Về phía cầu, các yếu tố để có thể kéo giá lên hiện nay cũng không lớn vì hiện nay nhu cầu đi lại giảm, nhu cầu chi tiêu cũng giảm ở những ngành không thiết yếu, còn những ngành thiết yếu đến sức khỏe, đến cuộc sống bình thường vẫn đang ổn định.

Duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt bám sát tình hình dịch bệnh là thông điệp được PGS. TS. Trần Hoàng Ngân đưa ra. Các chuyên gia khác cũng rất đồng thuận với điều này. Theo TS. Nguyễn Đức Độ, “thận trọng” phải là yếu tố ưu tiên của chính sách tiền tệ hiện nay. Trong khi đó với kỳ vọng tác động của dịch Covid-19 nhiều khả năng chỉ là tạm thời, ngắn hạn, PGS. TS. Phạm Thế Anh cho rằng dịch sẽ không ảnh hưởng lớn đến thu nhập tiềm năng, cũng ít tác động tới tổng cầu của nền kinh tế. “Khi bệnh dịch qua đi, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Do đó, việc vội vã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng lúc này là không cần thiết”, chuyên gia này nhấn mạnh.

“Sau khi kết thúc bệnh dịch, các nhu cầu sẽ tăng để bù lại cho những sụt giảm trước nên có thể kéo theo giá cả tăng. Hơn nữa, đầu tư công đang tăng và sắp tới còn tăng mạnh nữa thì đây cũng là một yếu tố có thể đẩy lạm phát tăng. Vì vậy chính sách tiền tệ lúc này cần phải cẩn trọng và bám sát các mục tiêu đã cam kết, đặc biệt là về tỷ giá”, chuyên gia này phân tích.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã đưa ra hai kịch bản về tác động của dịch Covid-19 tới lạm phát. Theo đó, kịch bản I, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý I/2020, CPI tháng 2 và tháng 3/2020 giảm so với tháng trước; giá xăng dầu, giá gas không tăng so với năm 2019, thì CPI bình quân năm 2020 sẽ tăng 3,96% so với năm 2019. Ở kịch bản 2, nếu dịch bệnh kéo dài thêm, giá thực phẩm tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào một số ngành sản xuất tăng, giá xăng dầu tăng trở lại, cộng thêm yếu tố thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn… thì CPI bình quân năm 2020 có thể tăng tới 4,86% so với năm ngoái.

trongth
09-03-2020, 08:20 AM
Quỹ ngoại PYN Elite Fund đã bán 532,062 cp của CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC) trong ngày 07/10/2019 nhưng đến ngày 02/03/2020 quỹ ngoại này mới thông báo giao dịch. Qua đó, PYN Elite Fund đã không còn là cổ đông lớn của DIC với tỷ lệ sở hữu giảm về 2.04%, tương đương 532,062 cp DIC.

Ngày 21/02/2020, PYN Elite Fund đã bán 500,000 cp của CTCP Tasco (HUT) và hiện còn nắm giữ tổng cộng 26.4 triệu cp HUT, tỷ lệ 9.83%.

Ước tính PYN Elite Fund đã thu về hơn 2.8 tỷ đồng sau 2 giao dịch thoái vốn này.

Vừa mới trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) khi gom vào 7.3 triệu cp VPB vào ngày 18/02, Composite Capital Master Fund LP đã bán ra 8.4 triệu cp VPB vào ngày 27/02, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5.34% xuống còn 4.99%, và không còn là cổ đông lớn VPBank.

https://vietstock.vn/2020/03/cac-quy-dau-tu-xa-hang-khong-ngot-3358-735723.htm

https://image.vietstock.vn/2020/03/07/quy-07-03-2.png

Nghiado
13-03-2020, 08:32 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 2,352.60 điểm (tương đương 9.99%) còn 21,200.62 điểm, đánh dấu phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ vụ sụp đổ thị trường “Ngày thứ Hai Đen tối” năm 1987, khi đó Dow chỉ số này đã lao dốc hơn 22%. Chỉ số S&P 500 sụt 9.5% xuống 2,480.64, cùng Dow Jones rơi vào thị trường “con gấu”. S&P 500 cũng ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số Nasdaq Composite mất 9.4% còn 7,201.80 điểm.

https://image.vietstock.vn/2020/03/13/120818-ck.jpg

Các chỉ số chính đã tích tắc chững lại đà lao dốc trong phiên sau khi Fed tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động tài trợ qua đêm lên tới hơn 500 tỷ USD vào ngày thứ Năm. Sau đó, Cơ quan này sẽ cung cấp thêm các hoạt động vay ngắn hạn với tổng giá trị 1 ngàn tỷ USD vào ngày thứ Sáu (13/03). Fed cũng mở rộng nhiều loại hình chứng khoán mà Cơ qua này sẽ mua bằng dự trữ.

Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ nhanh chóng lại rơi xuống đáy trong phiên khi nhà đầu tư chờ đợi các biện pháp tích cực hơn để hỗ trợ nền kinh tế và nhắm trực tiếp vào sự bùng phát dịch bệnh.

Đà bán tháo trong ngày thứ Năm đã trở nên rất tệ, giao dịch trên Phố Wall đã bị tạm ngừng một thời gian ngắn sau khi thị trường mở cửa khoảng 15 phút. Mặc dù vậy, Dow Jones vẫn tiếp tục ghi nhận phiên tồi tệ thứ 5 trong lịch sử, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Ngay cả phiên giảm mạnh nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng không đạt đến mức độ này.

Không có nhiều miễn nhiễm đối với đà lao dốc trên thị trường tài chính. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 rớt 11%. Vàng giảm. Dầu lao dốc. Ngay cả trái phiếu Chính phủ Mỹ, một kênh trú ẩn an toàn đáng tin cậy trong các đợt bán tháo, cũng suy yếu vào ngày thứ Năm.

Trong phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đi lại từ châu Âu sẽ bị đình chỉ trong 30 ngày như một phần của phản ứng Chính phủ đối với sự bùng phát dịch COVID-19. Ông Trump cũng cho biết chính quyền sẽ cung cấp cứu trợ tài chính cho những người lao động bị nhiễm bệnh, hay chăm sóc người khác do virus hoặc bị cách ly.

Tuy nhiên, những động thái này không đủ đối với nhà đầu tư, những người đang tìm kiếm một phản ứng tài chính rõ ràng hơn để giải quyết vấn đề giảm tốc tăng trưởng kinh tế do tác động từ dịch bệnh.

S&P 500 chính thức bước vào thị trường “con gấu” vào ngày thứ Năm, lao dốc hơn 265 từ mức cao kỷ lục đã xác lập vào tháng trước. Dow Jones đã kết thúc thị trường “con bò” lịch sử kéo dài 11 năm một ngày trước đó vào ngày thứ Tư. Thị trường “con gấu” đánh dấu đà sụt giảm 20% từ các mức cao mọi thời đại.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt lên hơn 76 và chạm mức cao nhất kể từ năm 2008.

Cũng gây lo ngại về mức độ lây lan của dịch COVID-19 trên đất Mỹ là thông báo hôm thứ Tư (11/03) rằng Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia tạm ngừng mùa giải của mình sau khi vận động viên Utah Jazz dương tính với virus corona. Ngôi sao điện ảnh Tom Hanks cùng vợ, Rita Wilson, cũng cho hay họ dương tính với virus.

Nghiado
13-03-2020, 08:33 AM
Chiều 12/3, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo thông tin ban hành Thông tư quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19.

Giúp ngân hàng có thanh khoản dồi dào

Thông tin quan trọng được Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang nghiên cứu, xem xét đưa ra quyết định về lãi suất điều hành với xu hướng giảm trong thời gian tới.

“Đây là lãi suất áp dụng với các nguồn tái cấp vốn, chiết khấu, OMO, cho vay qua đêm… và là một trong những cơ chế, chính sách giúp các ngân hàng luôn có thanh khoản dồi dào để hỗ trợ nguồn vốn, lãi suất tốt hơn cho doanh nghiệp”, ông chia sẻ.
https://image.vietstock.vn/2020/03/12/vietstock_s_ngan-hang-nha-nuoc-se-giam-lai-suat-dieu-hanh_20200312203738.jpg
Phó thống đốc cho hay, thời điểm ban hành sẽ được Thống đốc và ban lãnh đạo NHNN quyết định nhưng sẽ được đưa ra trong thời gian ngắn tới đây và mức giảm cũng sẽ tương đối hơn so với những lần trước.

Thực tế, trước tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã xem xét cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

Đầu tháng 3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm về mức 1-1,25% mà không cần chờ tới cuộc họp chính thức vào ngày 17-18/3. Nguyên nhân được cơ quan này đưa ra do lo ngại từ dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng hơn đến nền kinh tế Mỹ.

Tại Việt Nam, Phó thống đốc cho biết, ngoài việc xem xét giảm lãi suất điều hành, NHNN cũng chủ trương giảm phí thanh toán cho các TCTD và thành viên tham gia thanh toán trên thị trường.

Trong đó, cơ quan này sẽ giảm thêm 50% phí hiện nay của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Các khoản phí thanh toán do NAPAS cung cấp cũng sẽ giảm trong thời gian tới.

“Điều này giúp các tổ chức tín dụng và thành phần thanh toán qua hệ thống tiết kiệm thêm chi phí và dùng phần đó để hỗ trợ cho doanh nghiệp”, ông Tú nhấn mạnh.

Giãn nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Về thông tư mới ban hành có hiệu lực từ 12/3, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn sẽ bao gồm số dư nợ gốc và lãi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính trong thời gian từ ngày 23/1 đến sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch Covid-19.

Tất cả khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19 sẽ thuộc diện được cơ cấu nợ.

Các ngân hàng sẽ hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách bị ảnh hưởng bởi dịch, trong đó phải có tiêu chí bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch bệnh.
https://image.vietstock.vn/2020/03/12/vietstock_s_ngan-hang-nha-nuoc-se-giam-lai-suat-dieu-hanh_20200312203739.jpg

Tất cả khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dẫn tới sụt giảm doanh thu, thu nhập sẽ được giãn nợ, giảm lãi. Ảnh: Quỳnh Trang.
Thông tư cũng quy định ngân hàng sẽ được miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ với số dư nợ tín dụng (trừ mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) của khách hàng trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra khiến khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Cũng trong thời gian dịch diễn ra, các ngân hàng sẽ giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, việc ban hành thông tư này sẽ giúp các ngân hàng cũng như doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Đây là một trong những căn cứ pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục có được các nguồn vốn duy trì sản xuất kinh doanh, vượt quá khó khăn hiện nay cũng như trong tương lai”, ông Tú nhấn mạnh.

Phó thống đốc cũng cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là giúp các doanh nghiệp tiếp tục có vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng kết hợp với vốn tự có để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết từ đầu năm đến giữa tháng 3 hiện nay tăng trưởng dư nợ trong nền kinh tế mới đạt khoảng 0,1%, trong khi cùng kỳ đạt 0,85%.
Theo đánh giá sơ bộ của các TCTD gửi về NHNN, số dư nợ của các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tạm tính là 926.000 tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng dư nợ nền kinh tế. Đây là số dư nợ bị ảnh hưởng dẫn tới khả năng không thể trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp hiện nay.

trongth
13-03-2020, 08:53 AM
Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục giảm mạnh vào ngày thứ Năm (12/03), với dầu Brent sụt hơn 7%, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lệnh hạn chế đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong một nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19, qua đó làm tăng lo ngại về kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng, MarketWatch đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/03/13/021219-dau.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex mất 1.48 USD (tương đương 4.5%) còn 31.50 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn sụt 2.57 USD (tương đương 7.2%) xuống 33.22 USD/thùng.

Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng vào tối ngày thứ Tư (11/03), đưa ra một số kế hoạch của Chính phủ để đối phó với sự lây lan dịch COVID-19. Đáng chú ý nhất, ông Trump cho biết đi lại giữa châu Âu và Mỹ sẽ bị đình chỉ trong vòng 30 ngày đối với công dân nước ngoài, bắt đầu từ ngày thứ Sáu (13/03).

“Đây là đòn giáng mạnh vào ngành hàng không quốc tế và có thể tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu hỏa. Do đó, nhu cầu dầu vẫn đang chịu nhiều áp lực”, Carsten Fritsch, Chuyên gia phân tích tại Commerzbank, nhận định.

Dầu thô trước đó cũng đã chịu sức ép, giảm mạnh vào ngày thứ Tư (11/03), khi Ả-rập Xê-út leo thang cuộc chiến giá dầu với Nga bằng cách chuyển sang gia tăng công suất sản xuất. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này đều đã hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 4 lao dốc 19.2% xuống 89.75 USD/gallon, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 30/12/2008 và đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 02/09/2003. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 mất 6.3% còn 1.1598 USD/gallon.

Các hợp đồng khí thiên nhiên cũng suy giảm trong ngày thứ Năm khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên giảm 48 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 06/03/2020, thấp hơn so với dự báo sụt 55 tỷ feet khối từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 lùi 2% xuống 1.841 USD/MMBtu.

trongth
16-03-2020, 08:20 AM
Ngày 15/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan trên toàn nước Mỹ.

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Mỹ, Fed giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0% đến 0,25%.

Thông báo của Fed cho hay tác động của dịch COVID-19 sẽ "ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong thời gian tới và gây rủi ro cho triển vọng kinh tế."

Trước những diễn biến này, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã quyết định hạ thấp phạm vi mục tiêu.

Thông báo cũng cho hay FOMC hy vọng sẽ duy trì phạm vi mục tiêu trên đến khi tin tưởng rằng nền kinh tế đã vượt qua được các diễn biến gần đây và trên đà đạt được mục tiêu ổn định việc làm và giá cả tối đa.

Hôm 3/3, Fed đã bất ngờ giảm lãi suất khẩn cấp đến 0,5 điểm %, đánh dấu đợt giảm mạnh nhất kể từ lần giảm 0,75 điểm % hồi tháng 12/2018.

Đây là lần đầu tiên Fed quyết định giảm lãi suất không phải sau cuộc họp chính thức thường xuyên của FOMC kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và là lần giảm "khẩn cấp" thứ 5 trong vòng 50 năm qua của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới, vốn có lịch sử hình thành chưa đầy 110 năm./.

https://vietstock.vn/2020/03/dich-benh-covid-19-lay-lan-fed-giam-lai-suat-ve-gan-0-772-737576.htm

https://image.vietstock.vn/2020/03/16/fed-ha-lai-suat.jpg

co1972nguyen
16-03-2020, 09:28 AM
Chuyện gì cũng phải chờ 'người lạ' lên tiếng chẳng Ai chịu ngồi nghĩ ra

Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: Đóng, ngắt 'cầu dao điện' thời COVID-19
15/03/2020 10:3611

Đầu tư công được coi là một giải pháp giúp tiêu tiền để thúc đẩy kinh tế trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Quang Định
Khi học sinh, sinh viên không đến trường, mọi người hạn chế đi lại, giảm tiêu xài..., thu nhập của phần lớn doanh nghiệp, cá nhân đều bị ảnh hưởng, chẳng chừa người bán dép.

Mọi người đều muốn làm gì đó để thay đổi không khí, như Chính phủ đang khích lệ tinh thần người làm ăn, để sớm đưa nền kinh tế thoát khỏi cảnh u ám của COVID-19. Nhưng thoát ra bằng cách nào? Có lẽ, trước tiên là phải làm sao xóa dần tâm lý lo lắng, bi quan của mùa dịch.

Chẳng hạn, khi chứng khoán Mỹ đỏ sàn vì COVID-19, người ta đã hai lần sử dụng cơ chế "ngắt cầu dao", tức tạm ngưng giao dịch trong 15 phút để nhà đầu tư có thời gian suy nghĩ lại, điều chỉnh hành vi mua bán.

Thị trường chứng khoán (CK) VN chưa có được cầu dao này. Trong 4 ngày qua, chứng khoán đã mất 24 tỷ USD (hơn 500.000 tỉ đồng), có phần do các công ty CK buộc nhà đầu tư (vay tiền mua CK) phải bù thêm tiền hoặc bán cắt lỗ.

Vậy hãy làm điều gì đó để "ngắt cầu dao điện" gây u ám cho thị trường, nhằm kiểm soát hoạt động bán cắt lỗ của các công ty CK. Nên sớm thực hiện kiến nghị kéo dài hợp đồng vay đã được đề đạt lên Ủy ban CK nhà nước.

Và cũng rất cần những cú "ngắt cầu dao điện" trong các ngành kinh tế khác để cất bớt gánh lo nơi người làm ăn, không để tâm lý này loang ra cả xã hội, nhất là người tiêu dùng.

Khi đã nói đến cơ chế "ngắt cầu dao" cũng phải có ngay cơ chế "bật cầu dao". Người làm ăn đều đang nhắm đến gói hỗ trợ 250.000 tỉ đồng từ ngân hàng và giãn thuế 30.000 tỉ đồng. Giãn nợ vay, giãn thuế là đúng rồi. Không có doanh thu, lấy đâu ra tiền để trả nợ, nộp thuế.

Còn vay thêm tiền để đầu tư? Có lẽ mọi thứ phải chờ đến khi dịch lắng xuống. Bởi ngay cả việc ra đường, đến quán xá để xài tiền, mua sắm và ăn uống... mà còn ngại, nói chi là đầu tư.

Có thể nói, nền kinh tế VN đang rất cần một ai đó tiêu tiền, tiêu thật nhiều tiền để dòng tiền đó lan tỏa ra mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Đó là ai? Là các bộ ngành, địa phương với vốn đầu tư công năm 2020 là 470.000 tỉ đồng.

Xài tiền đầu tư công chính là cầu dao điện được bật lên để kích hoạt nền kinh tế. Làm đường, hạ tầng... giúp bán được ximăng sắt thép, công nhân có việc làm, thu nhập tốt sẽ mua sắm, người kinh doanh hàng tiêu dùng có doanh thu... Cứ thế mọi thứ sẽ lan tỏa.

Trong khi đầu tư tư nhân đang chựng lại vì COVID-19, rất cần phải bật ngay cầu dao điện từ vốn đầu tư công. Không để như năm 2019, giải ngân vốn đầu tư công là 270.200 tỉ đồng, chỉ đạt 62,94% kế hoạch Quốc hội giao. Lúc này thêm được đồng tiền nào vào nền kinh tế đều góp phần giúp xóa đi u ám của COVID-19.

Hãy đóng/ngắt cầu dao điện chính xác để có được tâm lý hứng khởi trong làm ăn, duy trì chất lượng cuộc sống người dân.

Đặng Văn Thành (Chủ tịch Tập đoàn TTC)

TUỔI TRẺ

trongth
17-03-2020, 08:01 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones mất 2,997.10 điểm (tương đương 12.9%) còn 20,188.52 điểm. Chỉ số này đã tích tắc lao dốc hơn 3,000 điểm trong vài phút cuối cùng của phiên giao dịch. Chỉ số S&P 500 sụt 12% xuống 2,386.13 điểm – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018, trong khi chỉ số Nasdaq Composite rớt 12.3% xuống 6,904.59 điểm trong phiên giao dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Các chỉ số chính đã rớt xuống đáy trong phiên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sự bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất có thể kéo dài đến tháng 08/2020. Ông Trump cũng nói với các phóng viên rằng nước Mỹ “có thể” bước vào thời kỳ suy thoái.

Đà giảm điểm trong ngày thứ Hai đã khiến Dow Jones lao dốc 31.7% từ mức cao mọi thời đại và đưa S&P 500 cùng Nasdaq Composite rớt hơn 29% so với các mức cao kỷ lục đã xác lập hồi tháng trước. Dow Jones đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017.

Đà giảm điểm của Dow Jones là đà giảm mạnh nhất kể từ vụ sụp đổ thị trường “Ngày thứ Hai đen tối” cách đây 3 thập kỷ, khi chỉ số này lao dốc hơn 22%. Đà sụt giảm này cũng đã vượt qua mức giảm 9.99% hồi thứ Ba tuần trước (10/03). Đây cũng là phiên tồi tệ thứ 3 của Dow Jones từ trước đến nay, chỉ số này đã rớt hơn 13% vào cuối năm 1929.

Giao dịch đã bị tạm dừng trong 15 phút ngay sau khi mở cửa khi đà giảm 8% của S&P 500 đã kích hoạt bộ “ngắt mạch”. Đó là lần thứ 3 trong tuần trước mà bộ ngắt mạch bị kích hoạt. Những bộ ngắt mạch này được đưa ra bởi các sàn giao dịch để duy trì hành vi thị trường một cách có trật tự.

Động thái của Fed, song song với các tiêu đề tin tức cho thấy Nhà Trắng đang chuẩn bị giảm thuế cho người tiêu dùng và giải cứu ngành hàng không, đã khiến một số nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn trên thị trường.

Tuy nhiên, sự lạc quan này đã bay biến vào cuối phiên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo về dịch COVID-19 từ Nhà Trắng.

Hôm Chủ nhật tuần trước (15/03), Fed đã hạ lãi suất xuống mức 0, mức thấp nhất kể từ năm 2015, và đưa ra chương trình nới lỏng định lượng trị giá 700 tỷ USD. Ông Trump cho biết ông “rất vui” với thông báo này.

Tuy nhiên, thông tin về sự bùng phát dịch bệnh đã không giúp ích gì cho tâm lý thị trường. Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đã vọt lên 3,774 ca với 69 trường hợp tử vong, dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho hay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kêu gọi các nhà tổ chức hủy bỏ hoặc hoãn các sự kiện có trên 50 người tham gia. Thống đốc các bang New York, New Jersey và Connecticut ban lệnh cấm ăn uống tại nhà hàng và hạn chế các sự kiện có dưới 50 người.

Cổ phiếu Apple sụt 12.9%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ, với cổ phiếu Bank of America và JPMorgan Chase đều giảm hơn 14%. Cổ phiếu Morgan Stanley rớt 15.6%, còn cổ phiếu Citigroup lao dốc 19.3%. Các ngân hàng lớn thông báo hôm Chủ nhật (15/03) rằng sẽ tạm ngừng chương trình mua lại trong một nỗ lực cung cấp vốn khi cần thiết.

Nhóm cổ phiếu hàng không đã rút khỏi đáy trong phiên sau khi ông Trump tuyên bố Chính quyền sẽ “giải cứu ngành hàng không”. Cổ phiếu Delta chỉ giảm 6.7% sau khi rớt hơn 10%. Cổ phiếu American Airlines vọt hơn 10% sau khi lao dốc hồi đầu phiên.

https://image.vietstock.vn/2020/03/17/102418-ck.jpg

john wick
17-03-2020, 08:32 AM
Philippines ngừng giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ cho đến khi có thông báo tiếp theo, trở thành quốc gia đầu tiên đóng cửa các thị trường tài chính trước sự lan rộng của đại dịch do virus corona.

Quyết định đóng cửa có hiệu lực vào ngày thứ Ba, theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Philippines (PSE) và Hiệp Hội Ngân hàng nước này.
https://image.vietstock.vn/2020/03/17/Philippines-dong-cua-thi-truong-tai-chinh.jpg
Philippines đã đưa ra quyết định trên sau khi Tổng thống nước này Rodrigo Duterte hôm thứ Hai mở rộng lệnh phong tỏa kéo dài một tháng đối với toàn bộ khu vực thủ đô Manila. Được biết, ít nhất 140 người tại Philippines đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và hàng chục người đã tử vong.

Nghiado
17-03-2020, 01:29 PM
Các nhà lãnh đạo thị trường cho rằng việc đóng cửa giữa đại dịch virus corona sẽ không thể chấm dứt tình trạng sụt giảm giao dịch
Điều này chỉ gia tăng thêm lo lắng đang hiện diện trên thị trường, Chủ tịch Sở Chứng khoán New York (NYSE) Stacey Cunningham nhận định
Thiết bị ngắt giao dịch tự động đã tạm ngưng giao dịch 3 lần trong 6 phiên vừa qua
Mỹ có thể sẵn sàng đóng cửa trường học, các buổi hòa nhạc, các sự kiện thể thao, các cửa hàng, thậm chí là các nhà hàng và quán bar nhưng có một việc khiến nước này vô cùng đắn đo, đó là đóng cửa Wall Street.

https://image.vietstock.vn/2020/03/17/lanh-dao-chung-khoan-khong-dong-cua-thi-truong.jpeg

Các chuyên viên y tế đứng trước lối ra vào tại NYSE để kiểm tra thân nhiệt của những người đi vào hôm 16/02/2020 tại Phố Wall, Thành phố New York – Nguồn: CNBC
“Duy trì hoạt động của các thị trường là một điều quan trọng và điều này cũng giúp các thị trường có thể hoạt động một cách công bằng và trật tự”, Stacey Cunningham, Chủ tịch NYSE đăng trên Tweet vào chiều ngày thứ Hai (16/03).

Đây không chỉ là ý kiến của riêng bà Stacey. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cũng có quan điểm tương tự. Thứ Sáu tuần trước, ông nhận định trên CNBC rằng: “Chúng tôi dự định tiếp tục mở cửa thị trường. Đó là dấu hiệu cho thấy niềm tin vào mọi người. Vẫn có người muốn lên sàn để mua cổ phiếu. Chúng tôi muốn thị trường mở cửa”.

Hôm thứ Hai, Terry Duffy, Giám đốc điều hành (CEO) của CME, cũng nhận định trên CNBC rằng: “Ít nhất cũng phải mở cửa thị trường để mọi người có thể giao dịch”.

Vậy tại sao mọi người lại phản đối việc đóng cửa thị trường và xem đó như là một kỳ nghỉ lễ? Có lẽ Chủ tịch NYSE Cunningham là người đưa ra ý kiến thuyết phục nhất: “Đóng cửa thị trường sẽ không thay đổi các nguyên nhân cơ bản dẫn đến đà sụt giảm của thị trường, mà còn làm mất đi sự minh bạch trong tâm lý nhà đầu tư, và làm giảm khả năng tiếp cận dòng tiền của nhà đầu tư. Điều này chỉ khiến thị trường càng thêm lo lắng”.

Ngoài ra, còn có một số vấn đề thực tế khác: Mỹ là một phần của hệ thống thị trường toàn cầu. Thị trường Mỹ thực sự không thể đóng cửa. Các thị trường khác sẽ tìm cách để giao dịch cổ phiếu Mỹ thông qua các quỹ ETFs hoặc các kênh đầu tư khác.

Ngoài những quan điểm trên, các lời kêu gọi ngừng giao dịch có phần hơi khó hiểu vì trên thực tế giao dịch đã bị tạm ngưng ngay trong phiên khi có vấn đề. Các thiết bị ngưng giao dịch tự động (circuit breaker) đã được kích hoạt 3 lần trong 6 phiên giao dịch vừa qua. Mục đích của những thiết bị này là nhằm tạm dừng hoạt động của thị trường, chứ không phải là chặn đứng đà sụt giảm và có vẻ như các thiết bị này đã hoạt động hiệu quả trên mọi phương diện”.

Trên thực tế, thị trường nhìn chung đã hoạt động tương đối tốt và đó chính là điểm mấu chốt giúp thị trường tiếp tục mở cửa. Các thị trường không có nhiệm vụ giúp nhà đầu tư thoát lỗ mà là để vận hành một cách hợp lý và hiệu quả, và khi thực tế xảy ra đúng như vậy thì không có lý do gì phải can thiệp.

Tal Cohen, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Thị trường Khu vực Bắc Mỹ tại Nasdaq, chiều ngày thứ Hai nhận định với CNBC rằng: Chúng tôi hiểu tâm lý thị trường và chứng kiến tất cả các biến động cũng như mức độ ngày càng tăng cao nhưng các thị trường vẫn hoạt động tốt. Và vì thế câu hỏi chúng tôi đặt ra là lý do tại sao lại đóng cửa thị trường? Liệu điều đó có cải thiện niềm tin của nhà đầu tư hay không?

Ông Cohen hàm ý rằng việc đóng cửa chắc chắn sẽ không thể cải thiện niềm tin. Đó là một giải pháp chúng ta có thể không cần phải áp dụng.

trongth
18-03-2020, 08:00 AM
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones vọt 1,048.79 điểm (tương đương 5.2%) lên 21,237.31 điểm, tích tắc rớt mốc 20,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 02/2017 trước khi phục hồi. Chỉ số S&P 500 cộng 6% lên 2,529.19 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6.2% lên 7,334.78 điểm.

Chính quyền ông Trump đang cân nhắc gói kích thích tài khóa trị giá hơn 1 ngàn tỷ USD bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho người dân Mỹ, theo nguồn tin thân cận với vấn đề. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng Chính phủ nước này đang xem xét trực tiếp gửi chi phiếu đến người dân Mỹ trong 2 tuần tới. “Người Mỹ cần tiền mặt ngay lúc này”, ông Mnuchin chia sẻ.

Ông Mnuchin nói thêm các tập đoàn sẽ có thể hoãn các khoản thanh toán thuế lên tới 10 triệu USD trong khi các cá nhân có thể hoãn tới 1 triệu USD thanh toán cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS). Ông Mnuchin cũng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép chậm trả thuế 300 tỷ USD thanh toán cho IRS.

Lợi suất Trái phiếu Chính phủ Mỹ nhảy vọt, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt mốc 1% nhờ thông tin về kế hoạch kích thích khổng lồ. Lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá. Chứng chỉ quỹ iShares 20+Year Treasury Bond ETF sụt hơn 6% khi nhà đầu tư bỏ trái phiếu đổ vào cổ phiếu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố các biện pháp để giúp các doanh nghiệp có được nguồn tài trợ trong ngắn hạn giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát. Thị trường đang bị ngăn trở bởi sự thiếu hụt nhu cầu về phát hành tiền, và Phố Wall đang tìm kiếm sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương dọc theo những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính.

https://vietstock.vn/2020/03/dow-jones-dao-chieu-tang-hon-1000-diem-khi-ong-trump-giai-ngan-1-ngan-ty-usd-chong-covid-19-773-738474.htm

https://image.vietstock.vn/2020/03/18/050918-ck.jpg

Nghiado
18-03-2020, 03:17 PM
Theo Kantar, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã và đang gián đoạn hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và các nhà bán lẻ, tuy nhiên không phải ngành hàng nào, nhà bán lẻ nào cũng đều chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Theo Tổng Cục Thống Kê, trong hai tháng đầu năm 2020, chỉ số CPI tăng lên 5.91%, cao nhất trong vòng 7 năm qua. Dẫn đến nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt 9.8% so với 14.4% trong năm trước, mức tăng thấp nhất từ năm 2014 đến nay.

Người dân trữ hàng và hạn chế các hoạt động giải trí

Theo số liệu từ Worldpanel, ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong hai tháng đầu năm 2020 dù cho bức tranh 2019 hết sức lạc quan.

Ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng gói và sản phẩm chăm sóc cá nhân duy trì tăng trưởng trong khi các ngành hàng đồ uống giảm sâu trong mùa được cho là cao điểm này (mùa Tết) do ảnh hưởng của dịch.

Điều này có thể là do nhu cầu giải trí, tiệc tùng giảm bớt, đa phần người dân có xu hướng hạn chế tụ tập đông người nhằm giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh.

https://image.vietstock.vn/2020/03/18/katar-trend-fmcg.PNG
Nguồn: Kantar Worldpanel
Theo Kantar, người tiêu dùng Việt Nam tại khu vực 4 thành phố chính có xu hướng mua trữ ba nhóm hàng hóa.

Đầu tiên là nhóm các sản phẩm vệ sinh cá nhân và gia đình nhằm giữ gìn vệ sinh và diệt khuẩn. Nước rửa tay, xà phòng và các sản phẩm lau chùi nhà cửa đều tăng trưởng 2 chữ số thậm chí 3 chữ số.

Thứ hai là nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi và gia vị nấu ăn. Do tâm lý lo lắng hoang mang của người dân trong bối cảnh số ca lây nhiễm ngày càng tăng cũng như việc học sinh được nghỉ ở nhà kéo dài thêm, đòi hỏi nhu cầu tích trữ lương thực. Đồ đông lạnh, đồ hộp, mì gói các loại và dầu ăn là các mặt hàng tiêu biểu đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong mùa dịch.

Nhóm hàng còn lại mà người tiêu dùng cũng đang hướng đến đó là các sản phẩm bổ sung dưỡng chất và giúp nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt dành cho nhóm người già và trẻ em với tỷ lệ rủi ro cao hơn. Do đó, sữa bột và sữa chua uống là những mặt hàng được người tiêu dùng ưu tiên lúc này nhằm tăng cường sức khỏe.

Mặt khác, theo nhận định của Kantar, người tiêu dùng cũng đang cắt giảm bớt chi tiêu ở các mặt hàng mang tính giải trí. Trong đó, các loại đồ uống không cồn và có cồn đều bị ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa dịch. Cụ thể như bia và các loại thức uống giải khát ghi nhận các mức giảm sâu.

https://image.vietstock.vn/2020/03/18/katar-tang-truong.PNG

Nguồn: Kantar Worldpanel
Mua sắm trực tuyến bùng nổ ấn tượng

Theo Kantar, sự thay đổi không chỉ diễn ra ở giỏ hàng của người tiêu dùng mà còn ở việc lựa chọn các kênh mua sắm trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát. Mua sắm trực tuyến chiếm ưu thế và bùng nổ ấn tượng.

Nhiều người mua sắm trực tuyến hơn so với bình thường, đóng góp vào mức tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong một tháng kể từ khi có thông báo chính thức về dịch bệnh ở Việt Nam.

https://image.vietstock.vn/2020/03/18/katar-mua-ban-online.PNG

Nguồn: Kantar Worldpanel
Xu hướng này dự kiến còn kéo dài, đặc biệt là sau khi chính quyền địa phương đã vận động nên tránh tiếp xúc đám đông, thay vào đó là mua sắm hàng trực tuyến (online) để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh.

Ngoài ra, với sự gia tăng nhu cầu về khẩu trang và nước rửa tay khô của người Việt trong những ngày cao điểm gần đây, không quá ngạc nhiên khi các cửa hiệu drugstore (mô hình chuyên kinh doanh các mặt hàng sức khỏe và sắc đẹp như Medicare, Guardian) và nhà thuốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, các kênh bán lẻ hiện đại như đại siêu thị, siêu thị mini cũng tăng trưởng đáng kể từ mua dịch đến nay với các chương trình hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh như giao hàng tận nhà, bình ổn giá, “giải cứu” nông sản,…

Mô hình cash & carry (MM Mega market) – mô hình kinh doanh bán sỉ cũng đạt mức tăng trưởng bứt phá dù tình hình kinh doanh trong những năm gần đây không mấy sáng sủa.

https://image.vietstock.vn/2020/03/18/katar-sieu-thi.PNG

Nguồn: Kantar Worldpanel
Ngoài ra, theo Kantar người tiêu dùng sẽ ưu tiên đến các siêu thị, nơi có trữ lượng hàng hóa lớn để mua sắm thay vì đến các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi. Do đó, các kênh bán hàng này sẽ chịu ảnh hưởng ngắn hạn bởi dịch COVID-19.

https://image.vietstock.vn/2020/03/18/katar-cuoi-bai.jpg

Nguồn: Kantar Worldpanel

trongth
19-03-2020, 08:52 AM
Các hợp đồng dầu thô tương lai nới rộng đà lao dốc vào ngày thứ Tư (18/03), kéo giá dầu WTI xuống mức đóng cửa thấp nhất kể từ năm 2002, khi các quốc gia tiếp tục thực hiện phong tỏa đất nước để làm chậm sự lây lan đại dịch COVID-19, trong khi Ả-rập Xê-út và Nga vẫn đang dấn sâu vào một cuộc chiến gia dầu, MarketWatch đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/03/19/122118-dau.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex “bốc hơi” 6.58 USD (tương đương hơn 24%) còn 20.37 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 20/02/2002, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn sụt 3.85 USD (tương đương hơn 13%) xuống 24.88 USD/thùng, cũng ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 08/05/2003.

Điều chỉnh theo lạm phát, hợp đồng dầu WTI đã dao động quanh mức thấp nhất kể từ tháng 03/1999, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

“Dầu cho đến nay là một trong những kênh chịu tổn hại nặng nề nhất từ sự phùng phát dịch COVID-19”, Lukman Otunuga, Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại FXTM, nhận định. “Dầu WTI và dầu Brent đều lao dốc 60% kể từ đầu năm 2020 và có thể nới rộng đà lao dốc khi dịch bệnh làm u tối triển vọng về nhu cầu nhiên liệu”.

“Đổ thêm dầu vào lửa, cuộc chiến giá dầu đang diễn ra giữa Nga và Ả-rập Xê-út đang góp phần làm tăng lo ngại về tình trạng dư cung”, ông Otunuga chia sẻ.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi tín hiệu hỗ trợ gói kích thích trị giá 1 ngàn tỷ USD hoặc nhiều hơn, bao gồm thanh toán trực tiếp cho các cá nhân và những gói cứu trợ cho các ngành công nghiệp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sau khi hạ lãi suất xuống gần bằng 0 hôm Chủ nhật tuần trước (15/03) và thực hiện các biện pháp kích thích bổ sung, vào ngày thứ Ba (17/03) đã công bố một kênh phát hành thương phiếu nhằm cung cấp trạm dừng thanh khoản cho thị trường.

Trong khi đó, sau nỗ lực thất bại về việc đạt được thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng, thì thỏa thuận cắt giảm hiện tại của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, được gọi là nhóm OPEC+, dự kiến hết hạn vào cuối tháng này.

Giá dầu cũng nới rộng đà lao dốc sau khi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa tăng 8 tuần liên tiếp.

Cụ thể, nguồn cung dầu thô tại Mỹ tăng 2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 13/03/2020, thấp hơn dự báo vọt 2.6 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts, nhưng trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm 421,000 thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API).

Bên cạnh đó, EIA cũng cho biết nguồn cung xăng sụt 6.2 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn dự báo giảm 3.8 triệu thùng từ một cuộc thăm dò. Còn dự trữ các sản phẩm chưng cất mất 2.9 triệu thùng trong tuần trước, thấp hơn dự báo giảm 3.2 triệu thùng từ cuộc thăm dò của Platts.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 4 lao dốc 10.3% xuống 63.77 xu/gallon, đánh dấu mức đóng cửa thấp kỷ lục mới. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 mất 7.9% còn 95.42 xu/gallon, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 01/2016.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 sụt 7.2% xuống 1.604 USD/MMBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ năm 1995.

trongth
20-03-2020, 08:42 AM
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Năm (19/03), xóa bớt đà giảm sâu từ phiên trước đó khi đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn đã dẫn đến sự đảo chiều mạnh mẽ, CNBC đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/03/20/113018-ck.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones tiến 188.27 điểm (tương đương gần 1%) lên 20,087.19 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0.5% lên 2,409.39 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 2.3% lên 7,150.58 điểm. Các cổ phiếu Netflix và Facebook lần lượt tăng 5.3% và 4.2%. Cổ phiếu Amazon tiến 2.8%.

Hồi đầu phiên, Dow Jones đã rớt 721 điểm (tương đương hơn 3%). S&P 500 tích tắc cũng giảm hơn 3%.

Một trong số các ngành công nghiệp khởi sắc trong ngày thứ Năm là năng lượng, với lĩnh vực năng lượng thuộc S&P 500 vọt hơn 6%. Cổ phiếu các nhà sản xuất dầu lớn như Diamondback Energy và Apache đều leo dốc hơn 11% khi các hợp đồng dầu WTI tương lai bứt phá hơn 23%, đánh dấu phiên tăng mạnh kỷ lục.

Các động thái trên diễn ra sau một ngày đầy biến động khác trên Phố Wall. Dow Jones đã “bốc hơi” 1,338.46 điểm (tương đương 6.3%) vào ngày thứ Tư (18/03) và lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 20,000 điểm kể từ tháng 02/2017.

Phố Wall đã trồi sụt chưa từng thấy trong bối cảnh hỗn loạn vì dịch COVID-19, với S&P 500 dao động 4% trở lên theo 2 chiều trong 8 phiên liên tiếp trước ngày thứ Năm.

Nghiado
20-03-2020, 09:34 AM
https://image.vietstock.vn/2020/03/20/info-gia-phi-dich-vu-ck-dieu-chinh-2.png.jpg

linhoang110235
20-03-2020, 03:02 PM
Cảm ơn bạn đã mang lại thông tin hữu ích...

Nghiado
25-03-2020, 08:36 AM
Dow Jones quay đầu nhảy vọt vào ngày thứ Ba (24/03), đánh dấu phiên có thành quả tốt nhất trong 87 năm khi nhà đầu tư cho rằng các nhà lập pháp Mỹ sẽ sớm đưa ra một dự luật kích thích để giải cứu nền kinh tế khỏi thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra và các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này. Đó là cú hích lịch sử sắp diễn ra trong bối cảnh bán tháo lịch sử, CNBC đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/03/25/110218-ck.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones leo dốc 2,112.98 điểm (tương đương hơn 11%) lên 20,704.91 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ năm 1933. Chỉ số S&P 500 vọt 9.4% lên 2,447.33 điểm, ghi nhận phiên có thành quả tốt nhất kể từ tháng 10/2008. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 8.1% lên 7,417.86 điểm, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 13/03/2020. Cả Dow Jones và S&P 500 đều phục hồi từ mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016.

Đây cũng là phiên có thành quả tốt thứ 5 của Dow Jones từ trước đến nay.

Một thỏa thuận dự kiến sẽ đạt được trong thời điểm nào đó của ngày thứ Ba, sau khi các cuộc đàm phán thất bại trong 2 ngày qua đã khiến thị trường biến động mạnh. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói với CNBC rằng “có sự lạc quan thực tế ở Quốc hội về việc thỏa thuận kích thích kinh tế sẽ đạt được”. “Chúng tôi nghĩ dự luật đã hướng đủ về phía công nhân”, bà Pelosi cho hay.

Cổ phiếu Chevron bứt phá hơn 22% để dẫn đầu đà tăng của Dow Jones, sau khi CEO Công ty này cho biết gã khổng lồ ngành năng lượng sẽ không cắt giảm cổ tức. Cổ phiếu American Express và Boeing cũng đều leo dốc hơn 20%. Năng lượng là lĩnh vực có thành quả tốt nhất thuộc S&P 500, vọt 16.3%, trong khi các lĩnh vực công nghiệp và tài chính đều tăng hơn 12%.

Số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm trên sàn NYSE theo tỷ lệ 12:1. Đà leo dốc của chứng khoán trong ngày thứ Ba diễn ra sau phiên đầy biến động ngày thứ Hai (23/03) khi nhà đầu tư lại bi quan và đưa các chỉ số chính xuống mức đáy mới trong nhiều năm do cuộc bỏ phiếu thủ tục tại Thượng viện Mỹ về dự luật kích thích kinh tế không thành công lần thứ 2 trong vòng 24 giờ.

Các cổ phiếu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh hạn chế do đại dịch COVID-19 đã dẫn đầu đà tăng trong ngày thứ Ba. Cụ thể, cổ phiếu Wynn và MGM Resorts đều vọt hơn 15%. Cổ phiếu Delta Air Lines bứt phá hơn 21%. Trong khi đó, cổ phiếu General Motors leo dốc gần 20%.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, mất 0.67 điểm (tương đương 1.2%) còn 60.85. Tuần trước, chỉ số này đã vượt đỉnh hồi khủng hoảng tài chính, đóng cửa tại mức 82.69.

Chứng khoán cũng tăng điểm trong ngày thứ Ba khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý ông rất muốn mở cửa lại nền kinh tế, bất chấp những lo ngại của các quan chức y tế cộng đồng.

Thị trường cũng nhận được hỗ trợ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vốn cho biết trong ngày thứ Hai (23/03) sẽ bắt tay thực hiện chương trình mua tài sản không giới hạn. Fed cho biết chương trình này sẽ hoạt động với số lượng cần thiết để hỗ trợ hoạt động trên thị trường diễn ra trơn tru và chuyển tải có hiệu quả chính sách tiền tệ đến các điều kiện tài chính rộng hơn cũng như nền kinh tế.

Tuy nhiên, thông tin về nguyên nhân của đợt bán tháo lịch sử trên thị trường vẫn ảm đạm vào ngày thứ Ba.

Có hơn 400,000 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên thế giới, bao gồm hơn 50,000 trường hợp ở Mỹ. Cho đến nay, có hơn 600 trường hợp tử vong vì COVID-19 được xác nhận ở xứ sở cờ hoa.

Nghiado
25-03-2020, 08:38 AM
Các hợp đồng vàng tương lai ghi nhận phiên tăng mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ vào ngày thứ Ba (24/03), khi kim loại quý nới rộng đà tăng sau khi đóng cửa các hoạt động khai thác vàng và những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19, MarketWatch đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/03/25/061218-vang.jpg

Fed đã thông báo hôm thứ Hai (23/03) sẽ mua không giới hạn trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp để hỗ trợ thị trường tài chính.

Trong khi đó, 3 trong số các cơ sở tinh chế vàng lớn nhất thế giới - Valcambi, Argor-Heraeus và PAMP – đã tạm ngừng sản xuất ở Thụy Sỹ ít nhất 1 tuần bởi vì lệnh đóng cửa bắt buộc các ngành công nghiệp không thiết yếu ở nước này nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch COVID-19, Reuters đưa tin trong ngày thứ Hai (23/03). Cùng với nhau, các nhà máy này xử lý khoảng 1/3 tổng nguồn cung vàng hàng năng, báo cáo cho hay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao tháng 4 vọt 93.20 USD (tương đương 6%) lên 1,660.80 USD/oz, đánh dấu phiên tăng mạnh kỷ lục (tính theo giá trị tuyệt đối của USD) từ tháng 11/1984, và là phiên tăng mạnh nhất (tính theo phần trăm) kể từ tháng 03/2009, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao ngay cộng 4.7% lên 1,626.45 USD/oz.

Các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs đã mô tả hàng hoá này như “kênh nghỉ dưỡng cuối cùng” và cho biết biến động thị trường gắn với sự bùng phát đại dịch COVID-19, vốn đã khiến nhiều nước áp lệnh phong toả trên thế giới, sẽ giúp thúc đẩy vàng tăng cao.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 5 vọt 7.5% lên 14.257 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 5 cộng 3.8% lên 2.18 USD/oz.

Hợp đồng bạch kim giao tháng 4 leo dốc 11.8% lên 701.70 USD/oz. Hợp đồng paladi giao tháng 6 tăng 14.8% lên 1,786.90 USD/oz.

trongth
27-03-2020, 08:44 AM
Singapore vừa công bố gói kích thích thứ 2 trị giá 48 tỷ SGD (tương đương 33 tỷ USD) để chống chọi với đại dịch virus corona, được lấy từ nguồn dự trữ quốc gia lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang đứng bên bờ vực suy thoái.

Gói chi tiêu bổ sung này sẽ nâng tổng giá trị của gói giải cứu liên quan đến virus của Chính phủ lên gần 55 tỷ SGD, tương đương 11% GDP, Bộ Trưởng Tài chính Heng Swee Keat cho biết trong bài phát biểu tại Quốc hội trong ngày thứ Năm. Ngoài ra, ông Heng cho biết gói kích thích bổ sung sẽ đẩy thâm hụt ngân sách của Singapore lên 7.9% GDP.

https://image.vietstock.vn/2020/03/26/singapore-tung-goi-kich-thich-thu-2-30-ty-usd_169580.jpeg

“Tình thế đặc biệt này đòi hỏi chúng tôi phải áp dụng các biện pháp đặc biệt. Chúng tôi đã tiết kiệm cho những thời điểm khó khăn. Đại dịch Covid-19 đã trở thành một cơn bão lớn và vẫn đang mạnh lên”, ông Heng nhận định.

Singapore đưa ra gói kích thích trên trong bối cảnh các Chính phủ toàn thế giới cũng đang tăng cường áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài khóa khi đại dịch buộc các nền kinh tế phải đóng cửa trên diện rộng. Bên cạnh đó, gói kích thích này cũng xuất hiện chỉ 5 tuần sau khi ông Heng công bố ngân sách hàng năm, trong đó phân bổ 6.4 tỷ SGD cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của virus.

Kể từ thời điểm đó đến nay, triển vọng của Singapore đã xấu đi đáng kể. Cụ thể, sáng ngày thứ Năm, Chính phủ Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng năm nay xuống mức từ -4% đến -1%. Mức dự báo này tệ hơn so với ước tính trong tháng trước là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ dao động trong phạm vi từ -0.5% đến 1.5%.

https://image.vietstock.vn/2020/03/26/singapore-tung-goi-kich-thich-thu-2-30-ty-usd-suy-thoai.jpeg.jpg

Trong quý 1 năm nay, kinh tế Singapore giảm 2.2% so với cùng kỳ năm ngoái và sụt -10.6% so với quý trước, số liệu sơ bộ chính thức từ Bộ Công Thương cho thấy. Mức sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái là mạnh nhất kể từ quý 1/2009, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

“Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy với bản chất rất phức tạp. Chỉ riêng về khía cạnh kinh tế, đây có thể là đà sụt giảm tồi tệ nhất kể từ khi độc lập”, ông Heng cho biết.

Singapore là một trong những quốc gia công bố số liệu GDP quý 1 sớm nhất, đem lại cái nhìn sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg, CNBC)

FILI

trongth
30-03-2020, 08:14 AM
Biến động mạnh và tăng tới 100 USD/ounce trong tuần nhưng các chuyên gia nước ngoài vẫn dự đoán giá vàng còn tiếp tục đi lên vào những ngày tới. Giá vàng SJC đang ở sát vùng 48 triệu đồng/lượng.

https://image.vietstock.vn/2020/03/29/vietstock_s_chuyen-gia-du-doan-gia-vang-con-tang-tiep_20200329203533.jpg

Cuối tuần 29-3, giá vàng SJC được các doanh nghiệp tại TP HCM niêm yết phổ biến mua vào 47,15 triệu đồng/lượng, bán ra 47,75 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 1,35 triệu đồng/lượng so với đầu tuần.

Tại Hà Nội, giá vàng SJC được giao dịch mua vào 47 triệu đồng/lượng, bán ra 47,9 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua và tăng tổng cộng 1,6 triệu đồng/lượng so với đầu tuần.

Giá vàng trong nước biến động mạnh trong tuần qua với biên độ khá rộng, có ngày tăng giảm cả triệu đồng/lượng. Có thời điểm, giá vàng SJC tăng lên 48,5 triệu đồng/lượng (chiều bán ra) trước khi quay đầu giảm, cộng thêm chênh lệch giá mua vào - bán ra cũng được các doanh nghiệp thường xuyên neo ở mức cao từ 600.000 - 900.000 đồng/lượng khiến những người lướt sóng vàng gặp rủi ro lớn.

Trong khi đó, kim loại quý trên sàn quốc tế tăng liên tục với tổng cộng 9% và đạt mức tăng trong tuần cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Giá vàng thế giới đóng cửa tuần giao dịch ở mức 1.628 USD/ounce.

Dù vậy, trong cuộc khảo sát về xu hướng giá vàng tuần tới của Kitco, các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư đều đồng loạt dự báo giá vàng sẽ tăng tiếp khi Mỹ công bố tung ra các gói kích thích kinh tế hàng ngàn tỷ USD để ứng phó dịch Covid-19.

Cụ thể, trong 14 chuyên gia thị trường đã tham gia cuộc khảo sát ở Phố Wall (Mỹ), có tới 71% người cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn trong tuần tới, chỉ 7% nói giá vàng giảm và số còn lại dự đoán giá vàng đi ngang. Tuy nhiên, các chuyên gia không đưa ra mức giá dự báo là bao nhiêu.

Ở cuộc khảo sát trực tuyến các nhà đầu tư trên Main Street với 1.595 người tham gia trả lời, cũng có tới 71% người nói rằng giá vàng tăng, 15% dự đoán giá thấp hơn và chỉ 13% đoán giá vàng đi ngang.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết tương đương khoảng 46,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC trên 1 triệu đồng/lượng.

T.Phương

NGƯỜI LAO ĐỘNG

trongth
01-04-2020, 08:38 AM
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh vào ngày thứ Ba (31/03), phiên giao dịch cuối cùng của quý đầu tiên của năm 2020, khi nhà đầu tư khép lại một giai đoạn biến động thị trường lịch sử gây ra bởi đại dịch COVID-19, CNBC đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/04/01/091418-ck.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 410.32 điểm (tương đương 1.8%) xuống 21,917.16 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 1.6% xuống 2,584.59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất gần 1% còn 7,700.10 điểm. Dow Jones đã tăng tới 152 điểm hồi đầu phiên.

Dow Jones và S&P 500 đều ghi nhận quý đầu năm có thành quả tồi tệ nhất từ trước đến nay, lần lượt lao dốc 23.2% và 20%. Dow Jones cũng đánh dấu quý giảm mạnh nhất kể từ năm 1987, còn S&P 500 có quý giảm mạnh nhất từ năm 2008.

Phố Wall cũng giảm mạnh trong tháng qua. Dow Jones và S&P 500 lần lượt sụt 13.7% và 12.5% trong tháng 3/2020. Đó là tháng giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2008. S&P 500 và Dow Jones cũng trồi sụt ít nhất 1% trong 21/22 phiên giao dịch trong tháng này.

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ vào ngày thứ Ba trong khi tiếp nhận một số vấn đề từ đại dịch COVID-19:

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết số ca nhiễm COVID-19 ở bang này tăng 14% chỉ trong 1 đêm lên hơn 75,000 người.
Goldman Sachs cho biết nền kinh tế sẽ trải qua đà lao dốc chưa từng thấy trong quý 2/2020, nhưng sự phục hồi sau đó sẽ là nhanh nhất trong lịch sử.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ giảm mạnh. Hội đồng Hội nghị (Conference Board) cho biết vào ngày thứ Ba chỉ số niềm tin tiêu dùng rớt từ 132.6 trong tháng 2 xuống 120 trong tháng này.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng như JPMorgan Chase, Citigroup và Bank of America tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu JPMorgan và Citi lần lượt giảm 3.6% và 4.5%, còn cổ phiếu Bank of America mất 3.7%. Các cổ phiếu này đã chịu sức ép rất lớn trong tuần này từ sự suy giảm lãi suất.
Nhiều người trên Phố Wall thậm chí đang kêu gọi bán tháo nhiều hơn trước khi thị trường có thể chạm đáy. Trong lịch sử, thị trường giá xuống thường bị phá vỡ bởi những đợt phục hồi mạnh trên đường lao dốc.

Nhà đầu tư tiếp tục đối mặt với sự bùng phát dịch bệnh ngày càng tồi tệ ở Mỹ, khi số ca nhiễm ở nước này tăng lên 177,000 người, dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy. Mỹ cũng chính thức trở thành nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông Trump cho biết hôm Chủ nhật (29/03) rằng ông hy vọng nước Mỹ sẽ “trở nên tốt hơn trên đường phục hồi” vào ngày 01/06.

An Trần

FILI

Nghiado
03-04-2020, 09:41 AM
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đăng ký bán đấu giá toàn bộ 45 triệu cổ phần của CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND).

Cụ thể, SCIC đã đăng ký bán đấu giá trọn lô cổ phần của mình tại HND với mức giá khởi điểm 26,000 đồng/cp.

Thời gian đấu giá dự kiến vào 2h30 ngày 22/04/2020 tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Thời gian nộp tiền mua cổ phần muộn nhất vào ngày 28/04/2020.

Nếu phiên đấu giá thành công, ước tính SCIC sẽ thu về tối thiểu 1,170 tỷ đồng.

Được biết, HND thành lập vào ngày 17/09/2002 với số vốn điều lệ ban đầu là 3,000 tỷ đồng. Hiên tại, vốn điều lệ của HND đã tăng lên 5,000 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của HND là sản xuất, truyền tải và phân phối điện...

Mới đây, SCIC cũng vừa đăng ký bán đấu giá hơn 19.5 triệu cổ phần CTCP Hạ tầng và bất động sản Việt Nam (OTC: VIID) đang sở hữu với mức giá khởi điểm 26,400 đồng/cp. Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến vào ngày 07/04/2020; qua đó ước tính số tiền tối thiểu mà SCIC có thể thu về được nếu đấu giá thành công là gần 516 tỷ đồng.

trongth
03-04-2020, 09:53 AM
Thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Australia đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ống thép có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam.


https://image.vietstock.vn/2020/04/02/vietstock_s_thep-viet-lai-vao-danh-sach-khoi-xuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia_20200402072253.jpg
Ống thép Việt nằm trong danh sách điều tra của Australia.

Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm ống và ống dẫn bằng thép có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Cụ thể, bên yêu cầu là Công ty Orrcon Manufacturing Pty Ltd (Orrcon) với thời kỳ điều tra thiệt hại từ 01/01/2016 cho đến nay, trong khi thời kỳ điều tra bán phá giá và trợ cấp được xác định từ đầu năm 2019 cho đến 31/12/2019.

Hàng hóa bị điều tra là ống thép cacbon hàn cách điện, hợp kim hoặc không hợp kim, bao gồm phần rỗng hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông được mạ hoặc không mạ kim loại bên ngoài. Thép nền là thép cuộn cán nóng hoặc cán nguội, được mạ hoặc không mạ. Nếu được mạ thì lớp mạ kim loại bên ngoài là nhôm hoặc hợp kim nhôm kẽm.

Các doanh nghiệp Việt Nam được biết tới: Công ty TNHH Công nghệ Thép Chính Đại, Công ty TNHH Công nghiệp Chính Đại, Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thép Tây Nam, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ M&H Việt Nam, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Wing Chun Co Pty LTd.

Ngoài ra, theo thông tin tổng hợp từ Cục PVTM, các doanh nghiệp xuất khẩu sau có thể liên quan tới vụ việc: Công ty Cổ phần Maruichi Sun Steel, Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam Công ty Cổ phần Tập đoàn thép Nguyễn Minh, Công ty Cổ phần thương mại kỹ nghệ cao, Công ty Cổ phần Quốc tế Vạn Thắng, Công ty Cổ phần thép Nam Kim (HOSE: NKG), Công ty Cổ phần nội thất 190, Công ty TNHH Một thành viên Ống thép Hòa Phát Bình Dương, Nhà máy chi nhánh Công ty Cổ phần Minh Hữu Liên - Long An, Công ty Cổ phần 190, Công ty Cổ phần Mạ kẽm Công nghiệp VINGAL-STEEL, Công ty TNHH Đầu tư và Giải pháp GLOBAL, Công ty TNHH Liên doanh ống thép Sendo.

Do đó, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu hợp tác đầy đủ, toàn diện với ADC trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong bản trả lời câu hỏi.

Phương Châu

FILI

trongth
07-04-2020, 08:13 AM
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (06/04), phục hồ từ đà sụt giảm trong tuần trước, khi số ca nhiễm mới COVID-19 tại Mỹ dường như chậm lại, CNBC đưa tin.

https://image.vietstock.vn/2020/04/07/021619-ck.jpg

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones vọt 1,627.46 điểm (tương đương hơn 7%) lên 22,679.99 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 7% lên 2,663.68 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite cộng 7.3% lên 7,913.24 điểm. Các chỉ số chính leo lên mức đỉnh trong phiên ở vài phút giao dịch cuối cùng, với Dow Jones tích tắc tăng hơn 1,700 điểm.

Cổ phiếu Boeing bứt phá hơn 19% để dẫn đầu đà tăng của Dow Jones. Cổ phiếu Raytheon Technologies, American Express và Visa đều tăng hơn 11%. S&P 500 được dẫn đầu đà tăng bởi các lĩnh vực tiện ích, hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ, tất cả đều vọt hơn 7%. Nhóm cổ phiếu bán lẻ như Nordstrom, Kohl’s và Macy’s cũng đều tăng mạnh.

Nhà đầu tư được khuyến khích nhờ dữ liệu cho thấy số ca nhiễm mới COVID-19 mỗi ngày tại Mỹ chậm lại, mặc dù vẫn còn sớm để xác định xu hướng kéo dài. Theo dữ liệu mới nhất từ Đại học Johns Hopkins, có 30,000 ca nhiễm mới vào ngày thứ Năm (02/04), 32,100 ca nhiễm mới trong ngày thứ Sáu (03/04), 33,260 ca nhiễm mới vào ngày thứ Bảy (04/04) và sau đó chậm lại chỉ còn 28,200 ca nhiễm mới trong ngày Chủ nhật (05/04).

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lưu ý vào ngày Chủ nhật (05/04) rằng có những dấu hiệu ổn định ở bệnh viện, giúp hỗ trợ tâm lý trên Phố Wall trong ngày thứ Hai. Trong khi đó, bang New York báo cáo 594 ca tử vong mới trong ngày Chủ nhật (05/04), thấp hơn so với 630 ca trước đó hôm thứ Bảy (04/04), đánh dấu lần đầu tiên số ca tử vong mỗi ngày vì COVID-19 sụt giảm.

Số ca tử vong chậm lại ở châu Âu cũng mang đến một số hy vọng rằng Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh dịch và rằng các biện pháp giãn cách xã hội đang phát huy hiệu quả.

Sự gia tăng chậm lại số ca tử vong và ca nhiễm mới ở những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất, như Italy và Tây Ban Nha, đã làm dấy lên một số động lực tích cực trên thị trường chứng khoán toàn cầu, với chỉ số Stoxx 600 của châu Âu vọt 3.7%. Chỉ số S&P 500 đã phục hồi hơn 21% từ mức đáy trong phiên ngày 23/03. Dow Jones thì phục hồi hơn 24% kể từ đó.

Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất với hơn 330,000 người nhiễm bệnh. Hôm Chủ nhật (05/04), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo “sẽ có rất nhiều người chết”, lưu ý rằng Mỹ sẽ “đối mặt với tuần khó khăn nhất” trong cuộc chiến chống COVID-19.

An Trần

FILI

Brainstorm
07-04-2020, 09:37 AM
Tình hình là đụng một cái là rơi tơi tả

kakalost
10-08-2022, 08:18 AM
hiện nay quan tâm vẫn là lạm phát và lãi xuất