PDA

View Full Version : Nhà đầu tư học được nhiều điều từ thua lỗ.



vao_ma_soc(*_*)
27-10-2010, 09:59 PM
Nhà đầu tư học được nhiều điều từ thua lỗ.
Trong suốt 8 tháng suy giảm, chỉ có hai tháng trở lại đây là tính thanh khoản của thị trường ở mức quá thấp. Trong sáu tháng trước đó, nhà đầu tư hoàn toàn có cơ hội cắt lỗ nếu có đủ quyết tâm.
Thị trường suy giảm mạnh và kéo dài, đối tượng thu được những bài học "đau" và thấm thía nhất chính là các nhà đầu tư. Đa số các nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán khi được hỏi đều cho biết họ đều đang chịu lỗ. Người nào càng nắm nhiều cổ phiếu, bất kể cổ phiếu OTC hay cổ phiếu niêm yết càng lỗ nặng hơn, có khi tỷ lệ thua lỗ tới 80-90%. Và có tới 90% số những nhà đầu tư mất tiền trên chứng khoán đều mắc cùng một sai lầm, đó là chậm cắt lỗ.
Ai đầu tư chứng khoán cũng đều biết nguyên tắc rất cơ bản, đó là cắt lỗ khi tỷ lệ lỗ vượt quá mức nào đó (thường là 10%). Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực hành là cả một khoảng cách xa lắc. Việc cắt lỗ được chuyên gia chứng khoán Lưu Trung Dũng, sáng lập viên Công ty Đào tạo Đầu tư DoBF, ví như "tự chặt một cánh tay đã bị hỏng". Phần đông các nhà đầu tư chịu lỗ đã không có được sự can đảm như vậy mà thường tự huyễn hoặc rằng mình đang đầu tư dài hạn.
Đến khi diễn biến của thị trường đã trở nên bất lợi, các nhà đầu lúc này thường có tâm lý "buông xuôi" cho giá cổ phiếu của mình tiếp tục rơi xuống thấp hơn. Lúc này, có muốn sửa chữa sai lầm cũng đã quá muộn.
Một nhà đầu tư cho hay, anh bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán hồi 8/2007 với số vốn 5 tỷ đồng. Các cổ phiếu ngân hàng, tài chính như STB, ACB, SSI chiếm tỷ trong lớn trong danh mục đầu tư của anh. Chỉ sau một thời gian ngắn, anh đã mất hơn 10% vốn do sụt giá cổ phiếu. Tuy nhiên, thay vì tuân theo việc cắt lỗ, anh vẫn "ôm" cổ phiếu với hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại. Thị trường tiếp tục giảm, mức thua lỗ của anh lên trên 30%, anh kiên quyết không bán với ý định sẽ bán khi thị trường hồi lại một chút.
Đến khi thiệt hại là 50%, anh lại tự an ủi rằng mình sẽ tiếp tục giữ "hàng" để đầu tư dài hạn. Vn-Index diễn biến ngày càng xấu khiến tài sản của anh teo tóp chỉ còn 20% so với giá trị ban đầu. Lúc này nhà đầu tư trên đã hoàn toàn buông xuôi, bởi có muốn bán để với vát cũng không được, do tính thanh khoản của thị trường đã quá thấp.
Theo anh Huy Đức, một nhà đầu tư đã kịp rút khỏi thị trường khi dấu hiệu đảo chiều mới chớm xuất hiện, nếu nhà đầu tư dũng cảm thừa nhận sai lầm, và tuân theo nguyên tắc cắt lỗ một cách nghiêm ngặt, coi như nhà đầu tư đã giảm được rất nhiều xác suất thất bại khi giao dịch. Anh đã nói vui rằng "làm gì cũng không nên quá cứng nhắc nhưng cắt lỗ chứng khoán thì rất nên".
Vào thời điểm thị trường đạt đỉnh, anh Đức vẫn nắm một lượng cổ phiếu lớn. Khi thấy đà tăng bắt đầu chững lại và chớm có những dấu hiệu đi xuống. Anh cũng rất băn khoăn liệu có nên tiếp tục nắm cổ phiếu không hay, vì biết đâu sau khi bán đi rồi thị trường sẽ lại tăng tiếp. Qua tài liệu sách vở cũng như quan sát thực tế, anh nhận thấy quá trình hình thành đỉnh của thị trường chứng khoán thường không diễn ra trong 1-2 phiên mà có thể kéo dài hàng tuần, biểu hiện ở khối lượng giao dịch lớn và giá cổ phiếu lình xình.
Anh cho hay, trong giai đoạn này, anh theo dõi rất sát biến động của Vn-Index. Theo lý thuyết trong một xu hướng tăng giá chứng khoán, sẽ xuất hiện những xu hướng đi xuống ngắn hạn (giảm thứ cấp) để rồi thị trường sẽ lại đi lên. Tuy nhiên sự đi xuống ngắn hạn này thường được giới hạn ở một tỉ lệ nhất định. Nếu ta thấy thị trường điều chỉnh giảm từ 10% trở lên, điều đó chứng tỏ xu hướng của thị trường sẽ là giảm thực sự chứ không chỉ đơn thuần là giảm thứ cấp. Và nhà đầu tư nên tranh thủ bán ra để bảo toàn vốn.
Theo thống kê của anh, từ tháng 12/2007 trở lại đây, có gần 40 phiên tăng và gần 80 phiên giảm giá. Trong những phiên tăng điểm, tính thanh khoản của cổ phiếu rất tốt. Vậy nên nhà đầu tư chắc chắn sẽ được khớp lệnh nếu muốn bán bằng bất cứ giá nào. Giả sử nhà đầu tư mua cổ phiếu vào giai đoạn đầu năm 2008, thì chỉ sau 2 tuần giao dịch, chỉ số này đã giảm 10%. Nếu áp dụng nguyên tắc cắt lỗ, rõ ràng nhà đầu tư đã tránh khỏi thua lỗ lớn.
Anh phân tích: "Đây chính là thời khắc mấu chốt quyết định xem nhà đầu tư có nên bán hay không, do tính thanh khoản của thị trường vẫn cao. Chứ chờ đến lúc xu hướng giảm đã quá rõ, ai cũng đua nhau tháo chạy thì có muốn rút khỏi thị trường cũng không được".
Việc đặt lệnh bán trong những phiên tăng là cực kỳ khó. Vì ai cầm cổ phiếu sau một phiên tăng cũng đều nghĩ rằng biết đâu nay mai cổ phiếu sẽ lại tăng tiếp và nắm cổ phiếu thêm vài ngày nữa sẽ bớt lỗ được vài phần trăm. Anh hóm hỉnh: "Chính sự lưỡng lự này khiến nhiều nhà đầu tư gần 40 lần bỏ lỡ cơ hội rút ra khỏi thị trường".
Theo anh, giả sử sau khi cắt lỗ thị trường lại đi ngang, hoặc hồi phục trở lại mức an toàn, khi đó nhà đầu tư quay lại thị trường cũng chưa muộn. Việc bảo toàn vốn nên được ưu tiên thay vì cố thu lời cao nhất có thể.
Là một người bám trụ với thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, đã trải qua vài chu kỳ tăng giảm, anh Đức chia sẻ, giai đoạn này, các nhà đầu tư nên phân tích xem mình đã mắc sai lầm gì trong đầu tư, tận dụng thời gian để học tập nâng cao kiến thức của mình, và vẫn nên kiên nhẫn bám sát diễn biến của thị trường. Kinh nghiệm của phần đông những nhà đầu tư chứng khoán thành đạt đều cho thấy chính những giai đoạn sụt giảm mạnh lại tiềm ẩn nhiều cơ hội kiếm lời thông qua việc mua những cổ phiếu tiềm năng với giá rẻ.(Nguồn: VNE, 6/6)

</TD></TR><TR><TD style="PADDING-BOTTOM: 5px; FONT-STYLE: normal; FONT-FAMILY: Tahoma; COLOR: rgb(26,68,136); FONT-SIZE: 12px; FONT-WEIGHT: normal; PADDING-TOP: 5px" class=new-list-title>Cuộc đời vẫn đẹp sao - 12:53 13/08/08</TD></TR><TR></TR><TR><TD style="FONT-FAMILY: Arial, Tahoma; FONT-SIZE: 10pt">Tiết kiệm chứng khoán</TD></TR><TR><TD style="PADDING-BOTTOM: 20px; FONT-STYLE: normal; FONT-FAMILY: Arial, Tahoma; COLOR: black; FONT-SIZE: 10pt; FONT-WEIGHT: normal; PADDING-TOP: 10px" class=element>
Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng, sau khi đã tiêu dùng cá nhân? Thông thường, số tiền này có thể để trong tài khoản cá nhân, tiêu dùng khi cần thiết, lúc đi du lịch hay mua sắm đồ gia dụng… Nếu không dùng đến, khi đủ 10 triệu đồng, có thể chuyển thành sổ tiết kiệm để hưởng lãi suất cao ở các ngân hàng hiện nay.
"Người ta không thể giàu được nếu cứ gửi tiết kiệm", Lan - nhân viên một CTCK nói. Lan vào làm ở CTCK hồi đầu năm 2007. Khi đó, trong tay Lan chưa có nhiều vốn nên muốn đầu tư theo các bậc đàn anh, đàn chị cũng khó. Để mua được 500 cổ phiếu thuộc loại blue-chip, chí ít cũng phải có 50 triệu đồng. Nhưng bây giờ, cổ phiếu về gần mệnh giá rất nhiều. Blue-chip cũng chỉ "đầu 2, đầu 3". Thế là mỗi lần lĩnh lương hay nhận khoản tiền thưởng nào đó, thay vì để tiền trong ví hay cho vào tài khoản cá nhân, Lan lại túc tắc mua vào 100 cổ phiếu SSI, STB hay DIC... Lan dự tính, từ giờ đến cuối năm sẽ mua được 1.000 - 2.000 cổ phiếu blue-chip.
"Nếu giá không lên, hưởng cổ tức cũng được ít nhất 5%/thị giá. Nhưng điều quan trọng, đầu tư cổ phiếu là đầu tư cho tương lai, gửi tiền tiết kiệm chỉ là ngắn hạn. Khi giá chứng khoán phục hồi, số tiền tiết kiệm vài chục triệu đồng chắc gì đã mua nổi 1.000 cổ phiếu blue-chip. Bài học của các bậc đàn anh đi trước, mua cổ phiếu giá "1 hay 2 chấm" từ những năm 2003 - 2004, để bốn năm sau bán lời gấp mười lần vẫn còn đáng giá. Với lại, đợi đến khi tích trữ được số tiền cho ra tấm ra món đem gửi tiết kiệm thì còn lâu. Mua chứng khoán lúc này coi như bỏ lợn tiết kiệm", Lan nói.
Thị trường chứng khoán đang là cơ hội cho nhà đầu tư nhỏ tham gia. Vàng hay ngoại tệ đều rủi ro và cần vốn lớn. Xét về dài hạn, nếu tìm được doanh nghiệp tốt, quy mô vừa phải, có nhu cầu tăng vốn thì biết đâu 1.000 cổ phiếu hôm nay sẽ thành 5.000 cổ phiếu sau vài năm nữa. Khi đó, khoản tiết kiệm nhỏ hôm nay sẽ là một tài sản đáng giá. Tiết kiệm chứng khoán thời điểm này có lẽ cũng là một cách cho những người có chí làm giàu.(Sorry tớ quên nguồn ròi)

</TD></TR><TR><TD style="PADDING-BOTTOM: 5px; FONT-STYLE: normal; FONT-FAMILY: Tahoma; COLOR: rgb(26,68,136); FONT-SIZE: 12px; FONT-WEIGHT: normal; PADDING-TOP: 5px" class=new-list-title>Cuộc đời vẫn đẹp sao - 12:54 13/08/08</TD></TR><TR></TR><TR><TD style="FONT-FAMILY: Arial, Tahoma; FONT-SIZE: 10pt">Cũ nhưng cũng còn giá trị tham khảo-Thấu hiểu thất bại, sẵn sàng cho tương lai</TD></TR><TR><TD style="PADDING-BOTTOM: 20px; FONT-STYLE: normal; FONT-FAMILY: Arial, Tahoma; COLOR: black; FONT-SIZE: 10pt; FONT-WEIGHT: normal; PADDING-TOP: 10px" class=element>
"Hãy sử dụng đôi mắt, đừng dùng đôi tai và chớ tin tưởng quá nhiều vào cảm giác của bạn", đó là lời khuyên của Tiến sỹ Wanchai Tanjasiri trong buổi tọa đàm "Thấu hiểu thất bại, sẵn sàng cho tương lai" do CTCK Kim Eng Việt Nam (KEVS) tổ chức ngày 30/6 vừa qua. Xuất thân là NĐT cá nhân, với kinh nghiệm 24 năm trên TTCK, 5 lần chứng kiến TTCK khủng hoảng, đã có lúc gần như trắng tay nhưng sau đó, ông lấy lại được tất cả từ thị trường cổ phiếu. Tiến sỹ Wanchai chắc chắn thấu hiểu cảm giác "lòng tham và nỗi sợ hãi" mà nhiều NĐT Việt Nam đã và đang trải qua.
Không phải vô cớ, xuyên suốt buổi tọa đàm dài hơn 2 giờ, Tiến sỹ Wanchai dành phần lớn thời gian chuyển tải đến NĐT cá nhân Việt Nam trải nghiệm và nhận định của ông về TTCK thông qua các mô hình và chỉ số phân tích kỹ thuật.
Theo quan điểm của Tiến sỹ, giá cổ phiếu hiện nay tại TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn và nếu là NĐT nội địa, ông sẽ mua vào. Tiến sỹ cho biết, NĐT cá nhân không nên có tham vọng mua ở đáy và bán ở đỉnh. NĐT nên đặt ra giá mục tiêu (target price) và khi thị trường giảm đến mức giá chấp nhận đó, hãy mua vào. "Ở mức giá như hiện nay, đừng nghĩ đó là khủng hoảng, mà hãy coi đó là cơ hội. Khủng hoảng là lúc VN-Index trên 1.000 điểm với giá cổ phiếu cao ngất. Hiện nay, mức giá các cổ phiếu đã an toàn hơn trước đây rất nhiều. Vấn đề không phải bạn dùng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật để quyết định, mà cần khắc phục cảm giác sợ hãi trong chính mình. Nhưng nếu cảm thấy tại mức giá này vẫn quá rủi ro thì hãy tránh xa thị trường. Với mỗi đợt tăng giá, hãy đợi đến ngày tăng giá thứ 4 khi tất cả chỉ số phân tích kỹ thuật thuận theo xu hướng tăng, khẳng định xu hướng đi lên vững chắc hãy vào thị trường", ông gợi ý.
Đề cập đến khả năng VN-Index có thể giảm sâu hơn, như băn khoăn của nhiều NĐT trong buổi tọa đàm, Tiến sĩ cho biết: "Với một nền kinh tế đang tăng trưởng như Việt Nam, dù kinh tế vĩ mô có thể gặp phải một số vấn đề như lạm phát cao, giá nhiên liệu leo thang nhưng mức giảm hiện nay đã là khá nhiều". Tuy nhiên, Tiến sĩ từ chối bình luận về đáy của thị trường. "Sau bao lâu TTCK Việt Nam sẽ phục hồi vững chắc?", câu hỏi từ một NĐT. "Nếu TTCK Thái Lan giảm trong 70 tuần từ mức 1.700 điểm xuống 200 điểm, tôi cho rằng, phải mất 140 tuần để hồi phục", ông trả lời. Cũng theo Tiến sỹ, nếu áp dụng tỷ số Fibonacci tính toán độ dài thời gian để TTCK Việt Nam phục hồi vững chắc thì thị trường phải trải qua các mốc thời gian lần lượt là 34, 55 và 84 tuần. Nếu tình hình xấu đi, đáy tiếp theo của VN-Index có thể là 310 điểm.
So sánh vai trò của NĐT nước ngoài tại TTCK Việt Nam với TTCK Thái Lan, Tiến sỹ cho biết, giai đoạn đầu mới thành lập, NĐT nội địa Thái Lan vẫn nhìn NĐT nước ngoài để mua bán. Thời kỳ các quỹ đầu tư nước ngoài làm mưa, làm gió tại TTCK Thái Lan chỉ kết thúc khi các quỹ và tổ chức tài chính nội địa mạnh lên.
Tiến sỹ cũng tiết lộ một chi tiết rất đáng lưu tâm, khi các quỹ đầu cơ (hedge fund) tâng bốc một TTCK mới nổi với những lời có cánh thì hãy cảnh giác vì chính họ là người đang âm thầm bán ra cổ phiếu. "Tốt nhất, hãy mua trước khi họ mua và bán trước khi họ bán. Còn nếu bạn là người thua lỗ hãy nghĩ đến kiến thức trước tiên và sau đó mới nghĩ đến lợi nhuận", ông khuyên.
Một hành động điều tiết TTCK của Chính phủ trong thời gian qua được Tiến sỹ ủng hộ đó là việc cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước mua vào cổ phiếu. Ông đặc biệt nhấn mạnh và đề cao vai trò tích cực của Nhà nước trong giai đoạn TTCK lâm vào khủng hoảng. Theo Tiến sỹ, Chính phủ Thái Lan sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã có một loạt biện pháp: sáp nhập các ngân hàng nhỏ, bơm tiền cho các định chế tài chính trong nước, trực tiếp mua cổ phiếu của các công ty kinh doanh có hiệu quả... nhằm khôi phục niềm tin cho NĐT trong nước và nhờ đó TTCK hồi phục một phần.
Tiến sỹ cũng tâm sự, những năm đầu kinh doanh chứng khoán, ông dùng phân tích cơ bản nhưng từ thực tiễn kinh doanh, ông nhận thấy, khi thị trường đảo chiều đi xuống thì bất kể cổ phiếu của các công ty tốt, xấu đều giảm giá. Vì vậy, khoảng 10 năm gần đây, ông đã chuyển sang dùng phân tích kỹ thuật là chủ yếu. "Còn nếu dùng phân tích cơ bản để đầu tư cổ phiếu, bạn hãy nắm cổ phiếu càng lâu càng tốt, thậm chí là 10 năm", ông khuyên.
Cũng theo Tiến sỹ, cách đây 5 tháng, trao đổi với các đồng nghiệp KEVS, ông đã nhận định mốc 370 điểm tại TTCK Việt Nam là rất đáng lưu tâm.
Một phần hạn chế bởi thời gian và bất đồng ngôn ngữ nên buổi tọa đàm chưa thỏa mãn được nhiều NĐT kỹ tính. Do chưa có thời gian tìm hiểu kỹ TTCK Việt Nam nên một số câu hỏi của NĐT muốn "thử tài" chuyên gia số 1 Thái Lan chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Buổi tọa đàm tiếp theo sẽ được KEVS tổ chức vào cuối tháng 7 và KEVS cố gắng thực hiện như hoạt động thường kỳ.

</TD></TR><TR><TD style="PADDING-BOTTOM: 5px; FONT-STYLE: normal; FONT-FAMILY: Tahoma; COLOR: rgb(26,68,136); FONT-SIZE: 12px; FONT-WEIGHT: normal; PADDING-TOP: 5px" class=new-list-title>Cuộc đời vẫn đẹp sao - 13:04 13/08/08</TD></TR><TR></TR><TR><TD style="FONT-FAMILY: Arial, Tahoma; FONT-SIZE: 10pt">14 lời vàng cho các nhà đầu tư chứng khoán</TD></TR><TR><TD style="PADDING-BOTTOM: 20px; FONT-STYLE: normal; FONT-FAMILY: Arial, Tahoma; COLOR: black; FONT-SIZE: 10pt; FONT-WEIGHT: normal; PADDING-TOP: 10px" class=element>
(Theo ATPvietnam)Thị trường chứng khoán là một thị trường có thể biến những đồng tiền đầu tư nhỏ ban đầu của bạn thành một lượng tiền lớn. Nói theo một nghĩa bóng bẩy nào đó thì nếu bạn không có những quy tắc cơ bản về đầu tư và không theo những nguyên tắc cơ bản đó, bạn sẽ mất đi tất cả, ngay cả chiếc áo bạn mặc trên người.
Sau đây là 14 lời vàng mà I.E.C. Haramis muốn gửi tới các nhà đầu tư trên toàn cầu, không chỉ riêng trong lĩnh vực chứng khoán.

1. Nếu bạn không đầu tư, bạn sẽ mất tiền.

2. Nếu bạn không biết quản trị rủi ro, bạn sẽ mất tiền.

3. Nếu bạn không theo những lời khuyên, bạn sẽ mất tiền.

4. Nếu bạn không nghiên cứu kĩ trước khi đầu tư, bạn sẽ mất tiền.

5. Nếu bạn lo sợ, bạn sẽ mất tiền

6. Nếu bạn chần chừ, bạn sẽ mất tiền.

7. Nếu bạn không biết rõ vấn đề tài chính của mình, bạn sẽ mất tiền.

8. Nếu bạn không hạch toán chi phí bình quân, bạn sẽ mất tiền.

9. Nếu bạn coi đầu tư là một trò chơi, bạn sẽ mất tiền.

10. Nếu bạn tham lam, bạn sẽ mất tiền.

11. Nếu bạn bỏ trứng vào một giỏ, bạn sẽ mất tiền.

12. Nếu bạn không biết đâu là thời điểm đầu tư thích hợp, bạn sẽ mất tiền.

13. Nếu bạn không chịu chấp nhận lỗ, bạn sẽ không bao giờ nhận được lãi.

14. Nếu bạn theo những lời khuyên của I.E.C haramis, bạn có thể sẽ có lãi từ việc đầu tư.
</TD></TR></TBODY></TABLE>[/FONT][/COLOR][/FONT]