PDA

View Full Version : Nghị định 188 đưa con thuyền NTB quay trở lại với đoàn đua



loc1409
11-01-2014, 05:04 PM
Sau khoảng thời gian 1 năm gần như "đắm" với kết quả kinh doanh không được khả quan (nhưng dù sao cũng không lỗ nhiều như SCR, SDxxx, LCG, TDH hay QCG và vô số các cty BĐS khác.

NTB đã có bước chuyển mạnh mẽ, đúng đắn trong thời điểm này và được "trời phù hộ" hay nói cách khác là UBND TP.HCM và Sở XD phù hộ cho phép chuyển các dự án thành NƠXH. (thêm cty TẤN HƯNG (cty anh em với NTB cũng có may mắn đó.)
Với những Thông tư 02 và mới đây nhất là Nghị định 188 với hàng loạt ưu tiên cho BĐS đặc biệt là NƠXH thì dường như con tàu xém "đắm" đã trở lại đoàn đua.
Chờ xem NTB về đích.

NTB: 16/1/2014, Ngày giao dịch đầu tiên 39.779.577 cổ phiếu ĐKGD (http://s..vn/ntb-123880/ntb-1612014-ngay-giao-dich-dau-tien-39779577-co-phieu-dkgd.chn)

---Thông tin cập nhật mới nhất---
Từ ngày 10/1/2014, Nghị định 188, về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Chính phủ ban hành có nhiều quy định cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phát triển nhà ở xã hội chính thức có hiệu lực.

Cụ thể, đối với Dự án phát triển nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi, được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả quỹ đất để xây dựng các công trình kinh doanh thương mại) đã được phê duyệt.

Trường hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất; đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà diện tích đất đó được sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội hoặc trường hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất đối với quỹ đất 20% thì được Nhà nước hoàn trả lại hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư dự án phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội được ưu đãi khi vay vốn của các tổ chức tín dụng. Theo nghị định, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính có trách nhiệm dành lượng vốn tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ cho các chủ đầu tư dự án NƠXH và người mua, thuê, thuê mua nhà thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường. Về kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với khả năng của khách hàng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư được vay vốn ưu đãi từ nguồn ngân sách của địa phương, nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương...

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng được hỗ trợ từ nguồn ngân sách toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí bồi thường, GPMB, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án. Được miễn thực hiện thủ tục thẩm định cơ sở đối với trường hợp dự án sử dụng thiết kế mẫu.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được phát hành trái phiếu do chính phủ bảo lãnh theo quy định pháp luật về phát hành trái phiếu.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án được dành 20% tổng diện tích đất ở được giao trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư;...

Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ, hộ gia đình, cá nhân được tham gia đầu tư nhà ở xã hội với nhiều hỗ trợ, ưu đãi theo quy định sau: Được miễn tiền sử dụng đất khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang xây dựng nhà ở xã hội; được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác liên quan đến hoạt động bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về thuế; được sử dụng nhà ở hình thành trong tương lai để làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư nhà ở xã hội;...

Ngoài ra, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an được phép triển khai các dự án nhà ở xã hội theo quy định để giải quyết nhà ở cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 1 lần.
---

loc1409
11-01-2014, 05:08 PM
Thêm thông tin http://www.bsc.com.vn/News/2014/1/10/358265.aspx
Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ : Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

loc1409
12-01-2014, 05:40 PM
Nhà giá rẻ có thanh khoản cao nhất năm 2013
Căn hộ bình dân (hạng C) tại TP HCM có tỷ lệ hấp thụ chiếm 70% trên tổng số 5.800 giao dịch thành công cả năm 2013, theo báo cáo mới nhất của Công ty Savills Việt Nam.

Địa ốc đua xả hàng ăn theo hạ tầng

Các yếu tố chính góp phần giúp thanh khoản căn hộ bình dân tăng cao, theo Savills, bao gồm cam kết tiến độ xây dựng, danh tiếng chủ đầu tư, các kênh phân phối hiệu quả và hỗ trợ tài chính từ các chủ đầu tư cùng đối tác ngân hàng. Đơn vị tư vấn này dự báo thêm, lượng kiều hối chảy vào Việt Nam năm qua tăng 6% (đạt 10,6 tỷ USD) được kỳ vọng sẽ là nguồn vốn lớn cho thị trường nhà ở trong thời gian tới.

Trong khi đó, báo cáo của CBRE cho hay, năm 2013, TP HCM ghi nhận 6.114 căn hộ chào bán, nguồn cung tăng 83,5% so với năm trước. Riêng quý IV có 2.702 căn được tung ra thị trường, trong đó nhà bình dân chiếm 56,7%. Dù nguồn cung trên thị trường sơ cấp dâng cao nhưng lượng giao dịch cũng cải thiện so với cùng kỳ. Hầu hết giao dịch thành công thuộc phân khúc bình dân.
a-tb-can-ho-gia-re-co-thanh-kh-7532-5993

Một dự án bị đình trệ đã tái khởi động trong năm 2013 và giảm giá 10%, còn 13,5 triệu đồng mỗi m2 đã chào bán trong năm 2013. Ảnh: V.L

Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Công ty CBRE Việt Nam, Dương Thùy Dung giải thích, giao dịch phân khúc bình dân cải thiện do tác động của nhiều yếu tố, một trong số đó là giá đã mềm hơn, chỉ còn 630 USD một m2.

Bà Dung cho biết, trong quý IV/2013, căn hộ bình dân đã giảm giá 1,4% so với quý III và rớt 6% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là lần đầu tiên phân khúc này ghi nhận mức giảm nhiều vì một số dự án được hỗ trợ từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. "Ngoài ra, một số chủ đầu tư chấp nhận tốc độ bán cao hơn là bán giá cao nhưng lượng bán thấp", bà Dung nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, việc tăng số căn hộ chào bán cho thấy niềm tin của chủ đầu tư vào sự phục hồi của thị trường đang dần được củng cố. Mặt khác, điều này sẽ góp phần làm tăng hàng tồn kho do lượng tiêu thụ thấp hơn hơn nguồn cung. Hiện TP HCM tồn kho khoảng 17.214 căn hộ (đã chào bán nhưng chưa có giao dịch).

loc1409
13-01-2014, 10:46 AM
“Trong năm 2014, ngoài việc tập trung phát triển các dự án dành cho người có thu nhập trung bình, khá, Thuduc House còn có chiến lược mở rộng thêm phân khúc sản phẩm dành cho người có thu nhập dưới trung bình”, ông Lê Chí Hiếu – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Phát triển nhà Thủ Đức – Thuduc House (HOSE: TDH (http://finance.vietstock.vn/TDH-ctcp-phat-trien-nha-thu-duc.htm)) cho biết.

http://image.vietstock.vn/2014/01/13/Le-chi-hieu-chu-tich-TDH_opt.jpg Ông Lê Chí Hiếu: Thuduc House có chiến lược mở rộng thêm phân khúc sản phẩm dành cho người có thu nhập dưới trung bình

Ông đánh giá như thế nào về hoạt động của các doanh nghiệp BĐS nói chung và riêng tại TPHCM trong năm vừa qua?
Nhìn chung, tình hình thị trường bất động sản (BĐS) phần lớn vẫn diễn biến khó khăn trong năm 2013, chỉ những tháng cuối năm mới bắt đầu cải thiện nhẹ. Trong suốt cả năm giá bất động sản tiếp tục giảm trung bình từ10-20%, thanh khoản vẫn trầm lắng và suy giảm so với năm 2012 vì thế hầu hết các doanh nghiệp bất động sản có kết quả kinh doanh không tốt hay thậm chí thua lỗ trong mảng kinh doanh bất động sản do hàng tồn kho lớn.
Nguồn vốn vẫn tắt nghẽn, nhiều dự án không thể triển khai đúng tiến độ do thiếu vốn. Chưa kể các thủ tục xin chuyển đổi công năng dự án gặp nhiều vướng mắc khó khăn và kéo dài tiến độ càng gây thêm khó khăn cho chủ đầu tư. Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án “án binh bất động” không triển khai dự án mới mà chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực khác để tạo dòng tiền và lợi nhuận giúp duy trì công ty qua giai đoạn khó khăn. Hầu như năm 2013 là năm nhiều vụ bê bối đối với các doanh nghiệp trong ngành: nhiều vụ tranh chấp kiện tụng diễn ra giữa khách hàng và chủ đầu tư do chậm tiến độ bàn giao nhà…
Riêng tại TPHCM, nhu cầu về căn hộ thương mại diện tích nhỏ là vô cùng lớn, điển hình là khối lượng nhà ở giao dịch trên địa bàn thành phố đã tăng 45% so với năm 2012 trong đó chiếm trên 70% là dòng căn hộ bình dân. Vì thế trong năm 2013 vừa qua vẫn có một số doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị trường, chuyển hướng chiến lược hoàn toàn tập trung có các dự án căn hộ nhỏ như Q9, Q11, Q12… có giá cả hợp lý với phương thức thanh toán vô cùng linh họat phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân... Những doanh nghiệp phát triển theo hướng này trong năm 2013 cũng đã bước đầu gặt hái được những thành công đáng kể khi đạt được khối lượng giao dịch lớn chỉ trong một thời gian ngắn mở bán.
Riêng với Thuduc House, là doanh nghiệp hoạt động rộng, có sản phẩm thuộc nhiều phân khúc trên thị trường. Ông có thể cho biết kết quả kinh doanh năm 2013 của công ty theo từng phân khúc?
2013 là năm rất khó khăn đối với các doanh nghiệp địa ốc, Thuduc House ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tuy không tạo ra doanh thu lớn như kế hoạch nhưng điều quan trọng là Thuduc House đã bước đầu vượt qua khủng hoảng, ổn định được tài chính và có những chiến lược kinh doanh mới được hy vọng sẽ mang đến những chuyển mình tích cực, một số kết quả điển hình trong năm 2013 như sau:
Chiến lược kinh doanh trong năm 2013 tập trung đẩy mạnh việc kinh doanh tiêu thụ hết sản phẩm đã hoàn thiện. Trong đó:
+ Phân khúc căn hộ cao cấp Cantavil Premier, Quận 2 đã tiêu thụ khoảng 80% trên tổng số lượng căn hộ, giá bán vẫn giữ nguyên. Vừa qua, siêu thị Big C và trung tâm thương mại Parkson khai trương và đưa vào hoạt động, đã làm tăng giá trị thương mại chung cho toàn bộ khu vực;
+ Phân khúc đất nền: Khu phố thương mại Antigone thuộc tổng thể dự án Phước Long Spring Town cũng đã chào bán hết giai đoạn 1, hiện đa số khách hàng đã xây dựng ngay khi góp vốn đầu tư.
+ Phân khúc căn hộ dành cho đối tượng thu nhập trung bình, điển hình 2 dự án: TDH - Trường Thọ và TDH – Phước Bình cũng đã bán gần xong trong năm 2013.
+ Mảng Xuất nhập khẩu nông lâm sản của công ty đang chiếm ưu thế trong năm 2013 và dự kiến phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo, với việc thành lập công ty con là TDH Wood Trading trong năm 2013, tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu, chúng tôi không đơn thuần làm dịch vụ xuất nhập khẩu mà còn đầu tư trên sơ cở thế mạnh liên kết đầu tư trong và ngoài nước, chọn lựa quỹ đất thuận lợi cho việc trồng trọt và khai thác…
http://image.vietstock.vn/2014/01/13/Du-an-phuoc-long-Spring-Town-1_opt.jpg Dự án Phước Long Spring Town của Thuduc House

Muốn cứu thị trường BĐS thì không chỉ cần giải pháp cứu trợ từ chính phủ mà bản thân doanh nghiệp BĐS cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thích nghi, tồn tại và phát triển. Công ty mình đã có chiến lược cụ thể cho năm 2014 đang cận kề hay chưa? Đâu là điểm khác biệt trong chiến lược của TDH, thưa ông?
Chiến lược phát triển của chúng tôi trong năm 2014 bắt đầu từ việc phân tích những vấn đề cốt lõi tồn tại trong doanh nghiệp và phát triển công ty dựa trên những nền tảng vững chắc. Cụ thể, Công ty sẽ cải tiến và bổ sung nguồn lực về quản trị, nhân lực. Thường xuyên phát triển và bổ sung quỹ đất, tiềm lực tài chính để duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Trong năm 2014, ngoài việc tập trung phát triển các dự án dành cho người có thu nhập trung bình và khá, Thuduc House còn có chiến lược mở rộng thêm phân khúc sản phẩm dành cho người có thu nhập dưới trung bình. Một số dự án nằm trong kế hoạch này là: chung cư Bình Chiểu, chung cư Camelia (trong dự án Phước Long Spring Town), chung cư Phúc Thịnh Đức, chung cư TDH Phước Long và TDH Tocontap. Đặc điểm chung của những chung cư này là các dòng sản phẩm căn hộ có diện tích vừa đủ hoặc nhỏ nhưng có nhiều tiện ích và công năng kèm theo, chất lượng cao… đáp ứng phù hợp với khả năng thu nhập và nhu cầu lớn về thị trường bất động sản hiện nay của đa số người dân Việt Nam.
Liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển các dự án phức hợp, căn hộ, văn phòng, không gian thương mại và nhiều loại hình bất động sản phù hợp với vị thế cụ thể từng dự án.
Cuối cùng là phát triển thêm hai hoạt động mũi nhọn nhằm bổ trợ cho bất động sản, gồm có kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Xin cám ơn ông!

loc1409
13-01-2014, 02:35 PM
Công ty cổ phần Tấn Hưng (công ty con của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584)
Đây là đề xuất của Công ty cổ phần Tấn Hưng tại dự án Chung cư Tân Kiên (Bình Chánh, TP HCM).
Những người mua nhà tại các dự án căn hộ thương mại có diện tích lớn không nằm trong diện được vay gói 30.000 tỉ đồng sẽ có thêm sự lựa chọn khi một số chủ đầu tư cho biết nếu được chấp thuận họ sẵn sàng tặng phần diện tích vượt hạn mức để người mua nhà có thể vay gói tín dụng ưu đãi.

Đơn cử như tại Dự án Chung cư Tân Kiên do Công ty cổ phần Tuấn Hưng làm chủ đầu tư. Dự án này gồm 653 căn hộ có diện tích 84m2 đã xây dựng xong, hiện đang bán với giá 14 triệu đồng/m2. Một trong những điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng là diện tích căn hộ không vượt quá 70m2, chính vì vậy, để dự án thỏa điều kiện này chủ đầu tư sẵn sàng tặng cho người mua nhà 14m2 “thừa” kia để họ có thể vay nguồn tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng.

Trước đó, vào năm 2011 dự án chung cư 584 Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM) bao gồm cả block A và B cũng đã xin chuyển đổi công năng thành bệnh viện 1.000 giường. Thời điểm đó, dự án đã hoàn thành được 85-90% tiến độ nhưng người mua hết lần này đến lần khác bị khất ngày nhận nhà. Tuy nhiên, chung cư 584 Tân Kiên đã chuyển đổi không thành công do chủ đầu tư không thỏa thuận được với các khách hàng đã mua căn hộ.
Tp.Hồ Chí Minh tồn kho 7.830 căn chung cư, 0,26 triệu m2 đất nền (17.480 tỉ đồng). Trong đó, chủ yếu tập trung ở phân khúc căn hộ trên 70m2.


Theo đánh giá của giới chuyên gia, nếu đề xuất này được chấp nhận không chỉ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được đống hàng tồn mà còn tạo điều kiện cho người mua nhà. Bên cạnh đó, cơ chế này không chỉ thúc đẩy tiêu thụ số lượng lớn căn hộ đã hoàn thiện mà còn là cơ hội cho các dự án đang hoàn thiện.

Được biết, hồi tháng 10/2013, nhằm giảm lượng tồn kho BĐS, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị với Chính phủ cho phép căn hộ có diện tích trên 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, có thể xem xét cho vay ưu đãi tương tự như gói 30.000 tỉ đồng đối với phần diện tích dưới 70m2 hoặc cho vay ưu đãi tương tự như gói 30.000 tỉ đồng nếu người dân lần đầu tiên tạo lập nhà ở.

Báo cáo của UBND TP.HCM cuối năm 2013 cho thấy, TP còn tồn kho 10.053 căn hộ với giá trị 17.600 tỉ đồng. Hiện, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.386 dự án phát triển nhà ở với tổng diện tích 11.770,71ha, tổng số 496.272 căn hộ. Trong đó có 85 dự bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư, 689 dự án đang ngừng triển khai đầu tư xây dựng. Ngoài ra, còn nhiều dự án có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng không bán được.

Trong khi đó, tốc độ giải ngân gói 30 nghìn tỉ còn quá chậm. Tính đến hết ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết cho 13 doanh nghiệp và 1.764 khách hàng cá nhân vay vốn mua nhà với tổng số tiền hỗ trợ vay đạt 1.759 tỉ đồng. Trong đó, 304 tỉ đồng là số tiền đã giải ngân cho 7 doanh nghiệp, 5 ngân hàng đã giải ngân cho 1.750 khách hàng với dư nợ 428,5 tỉ đồng. Kết quả, sau 6 tháng thực hiện cho vay, kết quả giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỉ, khá khiêm tốn nếu không muốn nói là đã thất bại với tổng số tiền giải ngân mới chỉ đạt khoảng 732 tỉ đồng, chiếm chưa đầy 2,5%.

Như vậy, nhiều khả năng đề xuất tặng diện tích vượt hạn mức của doanh nghiệp sẽ được TPHCM chấp nhận.