PDA

View Full Version : Giải cứu BĐS hay là lại “thổi bóng”?



tintucsukien
26-01-2013, 03:35 PM
Dẫu hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, là việc mà Chính phủ không thể không làm, nhưng hiện có không ít ý kiến băn khoăn. Vì với một lĩnh vực hiện đang còn tồn tại quá nhiều “góc khuất” như thị trường bất động sản, thì việc giải cứu, không cẩn trọng, sẽ chỉ là đổ tiền cứu nhà giàu và thổi lại bong bóng bất động sản mới, nền kinh tế không thu được lợi gì và cả người dân cũng vậy.


Xem bài viết: Giải cứu BĐS hay là lại “thổi bóng”? (http://vietstock.vn/ChannelID/763/Tin-tuc/256401-default.aspx)

tintucsukien
26-01-2013, 03:35 PM
không làm gì, chỉ thọc gậy bánh xe, phá là hay, bởi vậy giỏ đựng cua VN không cần có nắp như các loại cua khác.


Xem bài viết: Giải cứu BĐS hay là lại “thổi bóng”? (http://vietstock.vn/ChannelID/763/Tin-tuc/256401-default.aspx)

tintucsukien
27-01-2013, 05:39 PM
Toàn chuyên gia lý thuyết suông, hỏi mấy ông TS, GS đã có bao nhiêu ông đã thực tế đầu tư. Việt Nam là thế đó, bảo sao vẫn nghèo. Cái cốt lõi ở đây là vấn đề tham nhũng là yếu tố chính đẩy giá thành và tạo bong bóng thì không thấy bố nào nhắc tới, toàn phân tích đâu đâu.
nhìn mấy ông TS, GS giấy mà thấy u ám. Một đất nước đang phát triển mà để BĐS đóng băng thì đồng nghĩa với tự giết chính mình, cũng giống như một con người đang trưởng thành mà thiếu chất "ĐẠM" sẽ trở thành ốm yếu, suy dinh dưỡng và cuối cùng là chết yểu.


Xem bài viết: Giải cứu BĐS hay là lại “thổi bóng”? (http://vietstock.vn/ChannelID/763/Tin-tuc/256401-default.aspx)

vaonghe
28-01-2013, 12:06 AM
Nói túm lại là nhà nước sẽ bơm tiền vào "cứu BĐS", vậy thì cái gì sẽ xảy ra tiếp:

Viễn cảnh 1: thị trường vẫn trong trạng thái khủng hoảng, số lượng tiền mơm vào không đủ kích cầu.

Viễn cảnh 2: thị trường BĐS sẽ được giả thoát, số lượng giao dịch tăng, giảm áp lực cho các nhà đầu tư. Thúc đẩy đầu tư tăng trưởng

Viễn cảnh 3, 4, ..... n.

Nào mời các bác nhận định và chém.

trunghieuffb
28-01-2013, 05:44 AM
Nói túm lại là nhà nước sẽ bơm tiền vào "cứu BĐS", vậy thì cái gì sẽ xảy ra tiếp:

Viễn cảnh 1: thị trường vẫn trong trạng thái khủng hoảng, số lượng tiền mơm vào không đủ kích cầu.

Viễn cảnh 2: thị trường BĐS sẽ được giả thoát, số lượng giao dịch tăng, giảm áp lực cho các nhà đầu tư. Thúc đẩy đầu tư tăng trưởng

Viễn cảnh 3, 4, ..... n.

Nào mời các bác nhận định và chém.

dự đoán hệ quả chính sách khó lắm bạn, vì mình ko nắm hết dc thông tin diễn biến hành động chính phủ ra sao. mình thì chỉ nghĩ hành động kèm theo nếu thị trường tốt thì sẽ làm gì, xấu sẽ làm gì

tintucsukien
28-01-2013, 08:54 AM
Mỗi chuyên gia nhận định đều có lý lẽ riêng của họ.

Nói về giá BĐS tăng giá chóng mặt phải nói đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, đó là từ khi ông Mai Ái Trực làm Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường: bác này dưa ra nhiều ý tưởng, trong đó, có nhiều điều phải nói là thiệt hại cho Nhà nước, đặc biệt là cho phép đất đai đang (hình như từ 198x)ở trở thành chủ sở hữu, điều đó vô hình chung khuyến khích những người "nhảy dù" được hợp pháp hóa. Điều này gây nên những người làm bậy lại được hưởng thành quả, trong khi những ai tuân thủ lại thành ra bị thiệt hại.

Thứ hai, đó là tình trạng tham ô, tham nhũng, kiếm được tiền một cách quá dễ dàng, nên mua rất bạo tay, thích là mua, ko cần biết giá cả thế nào, vô hình chung đẩy giá đất lên mặt bằng cao khủng khiếp, đặc biệt là đất Hà Nội.

Thứ ba, dân buôn BĐS biết nắm rất rõ quy luật "kiếm tiền" của những người có khả năng "tham nhũng", cứ nhân cơ hội đó đẩy giá BĐS. Đặc biệt là ở những đô thị vùng ven của Thành phố (Mỹ Đình, dọc cao tốc Thăng Long. Chưa kể quyết định mở rông Thủ đô khiến nhiều người chết, nhưng cũng nhiều kẻ là giàu.

Thứ tư, giá vàng tăng cao khiến giá đất cũng tăng, đây lại là ngoài ý muốn
chủ quan. Bởi, nói gì thì nói, nền kinh tế dù không là "vàng hóa" thì giá BĐS vẫn có mối liên hệ khá mật thiết so với vàng, dù có lúc này, lúc kia nó không song hành.

Cuối cùng người thiệt hại nhất là ai?.

Đó chính là những dân, những người làm ăn lương thiện, tự nhiên bị lao theo cái mặt bằng giá mới. Có ít tiền cầm tay, không mua thì sợ tiền càng ngày mất giá vì thấy giá đất chỉ lên không giảm.

Và nữa, đó chính là nhà nước. Bán được tý đất thấp hơn giá thị trường sau khi chủ DN làm hạ tầng rồi bán lại cho NDT, nhưng lại chết đắng ở chỗ nào?, đó chính là tiền đến bù, giải phóng mặt bằng khi làm giao thông, mở rộng đường sá. Chỉ lấy một ví dụ thôi, một đoạn đường ngắn thông từ Kim Liên đến Ô chợ dừa thôi, chi phí mà nhà nước phải đền bù nó khủng như thế nào.

Bất cứ một chính sách nào, nếu không tính đầy đủ và thấu đáo sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy.

Bây giờ, nói gì thì nói, giá đất BĐS không thể tăng ngay lên được, vì sao, việc thắt chặt, hạn chế đầu tư ở các Tập đoàn, Tcty NN thì dù muốn hay không (chưa bàn đến đạo đức nghề nghiệp có tiến bộ hay chưa) thì cơ hội để tham nhũng đã giảm đi rất nhiều.

Có vẻ như nhà nước cũng đã nhận ra nhiều điều và từng bước khắc phục, chứ không làm theo kiểu 2009 nữa (DN kêu cứu, chả biết thật hay không, nhưng rõ ràng các nhóm lợi ích đã được hưởng lợi chứ không phải toàn bộ nền kinh tế).

Qua nhiều năm, VN không hề có việc để tâm để đào tạo con người để thay thế lớp người lãnh đạo cũ, nên bây giờ đành phải chấp nhận một "thời kỳ quá độ" về nhân sự, nhưng với quyết tâm rất cao là bản thân lãnh đạo phải "tự đổi mới" vì không còn cách nào khác, vì đó cũng là trách nhiệm lớn lao với toàn dân và toàn XH.

Hy vọng với quyết tâm đổi mới của toàn hệ thống, VN sẽ có những bước đi vững chắc, lấy lại niềm tin với dân, đưa đất nước từng bước đi vào đúng quỹ đạo, từ đó kinh tế phục hồi và phát triển.

Tôi tin Việt nam chúng ta không thể là một đất nước yếu và nhỏ được. VN chúng ta thuộc loại "nhà có mặt tiền" kia mà, miễn là đừng tàn phá cho cạn kiệt. Phải nâng niu những gì thiên nhiên ban tặng thì sẽ bền và vững.


Xem bài viết: Giải cứu BĐS hay là lại “thổi bóng”? (http://vietstock.vn/ChannelID/763/Tin-tuc/256401-default.aspx)