PDA

View Full Version : Phân tích kỹ thuật - những sai lầm thường gặp



hatrungck
28-12-2012, 10:52 AM
BÀN VỀ LÝ THUYẾT DOW

Thân chào tất cả các bạn!
Ngày hôm nay, mình muốn nói chuyện với các bạn về lý thuyết Dow, bất kỳ ai học phân tích kỹ thuật đều học qua lý thuyết Dow, nhưng hầu như không có nhiều chuyên gia (hay chiêm gia) đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Bài viết hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn về Lý thuyết Dow và xác định đúng vị trí vốn có của nó.
Nguồn gốc của lý thuyết Dow:
Lý thuyết Dow khởi nguồn từ 1 nhân vật nổi tiếng của chứng khoán Mỹ - Ông Charles Dow. Ông Dow chính là người sáng lập ra chỉ số Dow – Jones (cùng với cộng sự Jones).
Lý thuyết Dow không có sách hay tài liệu thống nhất mà đó là quan điểm của Ông Dow được các nhà phân tích và bình luận về sau tổng hợp từ các bài viết, phát biểu của ông mà hình thành nên.
Thời gian xuất hiện của Lý thuyết Dow có từ cuối thế kỷ 19, và như vậy thời gian tồn tại của nó là hơn 1 thế kỷ.
Nội dung của Lý thuyết Dow:
Lý thuyết có thể tóm gọn trong các nội dung:
1. Giá cả phản ánh mọi thứ trên thị trường
- Giá cả hay hiểu đúng hơn là sự biến động giá cả chứng khoán có thể phản ánh mọi thứ liên quan đến hoạt động của công ty có chứng khoán đó.
- Công ty hoạt động tốt thì có giá cao và ngược lại.
- Công ty có tiềm năng tăng trưởng thì giá cả có xu hướng tăng và ngược lại.
2. Thị trường có ba xu hướng chính
- Xu hướng:
o Xu hướng tăng khi mức giá đỉnh cao hơn mức giá đỉnh trước;
o Xu hướng giảm khi mức giá đáy thấp hơn mức giá đáy trước.
- Thị trường có các xu hướng được phân cấp
o Xu hướng chính: Kéo dài vài năm;
o Xu hướng trung gian: 6 tháng đến 1 năm;
o Xu hướng ngắn hạn: vài tuần.
- Xu hướng chính có 3 giai đoạn:
o Giai đoạn tích lũy: diễn ra khi các nhà đầu tư có hiểu biết, chủ động mua các cổ phiếu của Công ty, trái ngược với các ý kiến của thị trường. Nếu xu hướng trước đó đang giảm thì trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhanh trí sẽ nhận ra rằng thị trường đã “tiếp nhận” hết tất cả các tin tức tồi tệ rồi. Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều.
o Giai đoạn thâm nhập vào công chúng: Khi công chúng nhận thấy các nhà đầu tư trên đã đúng, người ta đổ xô đi mua các cổ phiếu này dẫn tới sự tăng đột biến về giá trong giai đoạn 2. Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị trường đạt mức cực đại. Lúc này, khi báo chí bắt đầu đưa tin về sự tăng giá của cổ phiếu và sự tích cực của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về khối lượng đầu cơ và các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bán cổ phiếu của họ ra thị trường, và bắt đầu giai đoạn 3 của thị trường – Giai đoạn phân phối.
o Giai đoạn phân phối: Những nhà đầu tư vốn đã tích lũy ở thời điểm thị trường chạm đáy (là lúc không ai muốn mua vào) bắt đầu phân phối ra bên ngoài trước khi có người khác khởi động việc đó.
3. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau
Để xác định xu hướng thì các chỉ số trung bình phải biến động theo cùng chiều của xu hướng đó. Ở Việt Nam, ta có thể hiểu là chỉ số VN – Index, HNX – Index, Upcom, Vn- Index 30, HNX – Index 30 phải biến động cùng chiều với nhau, thì mới có thể dự đoán xu hướng bắt đầu hình thành.
4. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
Dow công nhận khối lượng giao dịch là một yếu tố đứng thứ hai nhưng không kém phần quan trọng trong việc xác nhận tín hiệu giá. Có thể nói đơn giản rằng, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính. Trong một xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm.Trong một xu hướng giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng.
5. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi được cho là có tín hiệu đảo chiều
Câu này hơi khó hiểu, nhưng theo tôi nó ám chỉ, xu hướng luôn có quán tính, thị trường không bao giờ sập ngay hoặc đảo chiều tăng ngay trong 1 ngày, nó cần thời gian để tích lũy sự đảo chiều xu hướng. Nếu có thời gian theo dõi kỹ, bạn có thể nhận ra quá trình đảo chiều này.
//Không bao giờ có chuyện chậm 1 giây, 1 ngày mà không kịp tháo chạy hoặc mua vào nếu đã xác định nương theo xu hướng dài hạn//
6. Chứng khoán là những chỉ báo cho nền kinh tế
Thị trường chứng khoán luôn biến động trước sự biến động của nền kinh tế 1 khoảng thời gian nhất định.
Tầm quan trọng của Lý thuyết Dow
Đương nhiên ai cũng nói lý thuyết Dow rất quan trọng, nhưng nó quan trọng đến mức nào? Tôi xin đưa ra một số lý do sau để các bạn thấy được tầm quan trọng của nó:
- Lý thuyết Dow là nền tảng cho tất cả các loại phân tích kỹ thuật khác, nắm được lý thuyết Dow là bạn nắm được linh hồn của phân tích kỹ thuật (và có thể chém gió với bất kỳ chuyên gia phân tích kỹ thuật nào). Bàn về xu hướng là nó mang tính triết lý sống chứ không hẳn là 1 lý thuyết trên thị trường chứng khoán.
- Lý thuyết Dow có tính chính xác cao và đưa cho bạn 1 cái nhìn dài hạn.
- Nó rất ngắn (nội dung lý thuyết Dow không nằm ngoài những kiến thức ở trên). Trong 1 cuốn sách về phân tích kỹ thuật tôi có, lý thuyết Dow chỉ có 15 trang trong tổng số 600 trang của cuốn sách. Mà theo tôi nó đã bao hàm 60% giá trị của cuốn sách. Bạn có thể dễ dàng đọc, học, thuộc kỹ lý thuyết Dow.
Tóm lại, Lý thuyết Dow là cơ bản cho các phân tích chứng khoán, có tính chính xác cao mà lại dễ học, dễ thuộc do vậy tôi đánh giá nó rất quan trọng.
Sau khi đọc bài viết này, tôi mong tất cả các bạn nắm vững lý thuyết Dow, ứng dụng nó vào phân tích thị trường. Tôi tin rằng tất cả sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả của nó mang lại. Chúc tất cả các bạn thành công trong đầu tư và trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn mọi người đã đọc bài viết!
Ý kiến đóng góp gửi về hòm thư hatrung2811@gmail.com (hatrung2811@gmail.com)
Người viết Trần Hà Trung.

tradingpro8x
06-06-2013, 11:13 AM
- Lúc giá rẻ lại không mua (vì lo sợ nghi ngờ thanh khoản thấp, sợ bull trap, sợ đủ thứ nên không dám mua)

- Lúc CE lại đi đua (thanh khoản tăng vọt khi lực cầu đổ vào , CE 1 cây chưa mua, 2 cây chưa mua, cây thứ 3 thì chịu không nổi nên thôi . . . đua)

- Mua xong về sao thấy búa xua (thị trường vùng đỉnh thì phải giựt lên giựt xuống do có người lời chốt có người chậm chân nhảy vào)

- Dến khi cổ vè đến tài khoản thì lại lỗ te tua (T3 về thì hết con sóng rồi sao chẳng lỗ)

- Hic ngồi than khóc sao em chơi chứng toàn thua (vì ra vô sai nhịp không thua mới lạ)

cafe titi
13-06-2013, 05:56 PM
Lòng tham và nỗi sợ luôn luôn đi kèm.

Tâm lý thì thường phải đợi có tín hiệu chắc chắn mới mua.

chẳng hạn sau 3 phiên CE, đồng nghĩa đã tăng 21-30% thì mới tự tin nhảy vào chứ. :D









- Lúc giá rẻ lại không mua (vì lo sợ nghi ngờ thanh khoản thấp, sợ bull trap, sợ đủ thứ nên không dám mua)

- Lúc CE lại đi đua (thanh khoản tăng vọt khi lực cầu đổ vào , CE 1 cây chưa mua, 2 cây chưa mua, cây thứ 3 thì chịu không nổi nên thôi . . . đua)

- Mua xong về sao thấy búa xua (thị trường vùng đỉnh thì phải giựt lên giựt xuống do có người lời chốt có người chậm chân nhảy vào)

- Dến khi cổ vè đến tài khoản thì lại lỗ te tua (T3 về thì hết con sóng rồi sao chẳng lỗ)

- Hic ngồi than khóc sao em chơi chứng toàn thua (vì ra vô sai nhịp không thua mới lạ)

TienTuoiThocThat
16-06-2013, 09:39 AM
em ma mới nên chưa hiểu lắm chỗ này.

Bác có thể giải thích rõ hơn giúp e?

Mong tin bác.



Bai viết hay lắm

tradingpro8x
25-06-2013, 08:57 AM
Ý nghĩa lớn nhất của các luận điểm trên là nhà đầu tư phải chủ động trên thị trường, chứ nếu bị đậng thì sẽ bị các con sóng của thị trường cuốn trôi đi và nhấn chìm thôi

duyenht
25-06-2013, 09:33 AM
Ý nghĩa lớn nhất của các luận điểm trên là nhà đầu tư phải chủ động trên thị trường, chứ nếu bị đậng thì sẽ bị các con sóng của thị trường cuốn trôi đi và nhấn chìm thôi


Chính xác bác ạ!

Nhưng để được level này, bác cũng cần đánh đổi một số thứ như thời gian, tiền bạc, công sức tự khám phá tìm hiểu...v.v...!

1nightdream
25-07-2013, 01:16 PM
"Những bài học “xương máu” trên thị trường đã giúp NĐT trưởng thành đáng kể so với những ngày đầu mở cửa thị trường".

Đó là đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) khi trao đổi với ĐTCK.

:goku::goku::goku::goku::goku::goku::goku:

Sau 13 năm đồng hành cùng TTCK, NĐT, nhất là NĐT cá nhân, nhỏ lẻ trong nước đã bớt tâm tính của “tuổi mới lớn”, thưa ông?

Sự kém hiểu biết, thiếu chuyên nghiệp của NĐT, nhất là NĐT nhỏ lẻ nội địa đã bớt dần sau những lần vấp ngã trong quá trình đầu tư. Những bài học từ việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, đầu tư theo tin đồn của các “đội lái”, mạo hiểm ném tiền vào những DN thua lỗ… đã giúp NĐT trưởng thành đáng kể so với những ngày đầu mở cửa thị trường.

Từ những bài học “xương máu” trên thị trường, các hiện tượng đầu tư không lành mạnh đang giảm dần. Nói cách khác, do chính sách quản lý, cũng như bối cảnh thị trường thay đổi, NĐT nhận thấy thực hiện các chiêu thức giao dịch không lành mạnh có nguy cơ mất nhiều hơn được, nên họ dần tránh xa. Điều này giải thích tại sao gần, đây xu hướng đầu tư giá trị dần rõ nét. Nếu kinh tế vĩ mô ổn định hơn, cùng với hoạt động của DN thêm bền vững, sẽ tiếp sức cho xu hướng đầu tư giá trị, một diễn biến được coi là không thể thiếu nếu muốn TTCK vận hành ổn định và lành mạnh hơn.


Nhưng đó chỉ là những chuyển biến tích cực ban đầu, bởi cơ cấu NĐT nhỏ lẻ hiện chiếm đa số trong tổng cơ cấu NĐT tham gia thị trường?

So với những TTCK có lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới, rõ ràng TTCK Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đang lớn, còn khá xa mới tiệm cận giai đoạn trưởng thành. Trong bối cảnh các chuẩn hoạt động của thị trường vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh ở giai đoạn nền tảng như vậy, việc nâng cao tính chuyên nghiệp của NĐT, gia tăng số lượng NĐT tổ chức mới vượt qua vạch xuất phát.

Với lượng NĐT cá nhân, nhỏ lẻ chiếm khoảng 80% tổng cơ cấu NĐT tham gia thị trường, một cơ cấu trái ngược với các TTCK phát triển trên thế giới, không chỉ phản ánh trình độ phát triển của TTCK Việt Nam còn non trẻ, mà còn thể hiện chất lượng của NĐT còn thấp. Thị trường thiếu vắng nhiều NĐT tổ chức, chuyên nghiệp, NĐT chiến lược, làm cho kênh huy động vốn qua TTCK chưa được phát huy, bởi mức độ tham gia của NĐT nhỏ lẻ vào các đợt huy động vốn của DN thường không ổn định, nhất là trong bối cảnh TTCK đối mặt với nhiều khó khăn hiện tại. Lượng NĐT cá nhân nhỏ lẻ chiếm áp đảo, khiến chất lượng quản trị đối với các DN niêm yết chậm được cải thiện. Tình trạng này sẽ dần được khắc phục nếu cấu trúc NĐT được đảo ngược so với hiện tại.

:taz::taz::taz::taz::taz::taz:

Đó là nhìn ở khía cạnh đòi hỏi NĐT tham gia thị trường cần nâng cao tính chuyên nghiệp. Nhưng trước khi nghĩ tới điều này, không thể không sớm hoàn thiện cơ chế, cũng như các giải pháp để bảo vệ hiệu quả NĐT nhỏ lẻ, bởi thực tế trong nhiều trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của họ chưa được bảo vệ kịp thời và hiệu quả, thưa ông?

Đây là thực tế khá nhức nhối đang tồn tại. Chuyện NĐT bị một vài công ty chứng khoán chiếm đoạt tiền; bị DN niêm yết, công ty kiểm toán “qua mặt” khiến ôm phải mớ cổ phiếu “lởm”… đang đòi hỏi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), cũng như các cơ quan liên quan sớm hoàn chỉnh cơ chế bảo vệ NĐT nhỏ. Muốn vậy, cần khẩn trương cụ thể hóa quy định của Luật Chứng khoán, để quỹ bảo vệ NĐT sớm được thành lập, thay vì “nằm trên giấy” suốt nhiều năm nay. Qua thực tế nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của VAFI, Bộ Tài chính, UBCK cũng nên xem xét thành lập tổ chức bảo vệ NĐT như VAFI đã từng kiến nghị cách đây vài năm.

Cũng cần có quy định khuyến khích NĐT tham gia phát hiện và tố cáo vi phạm. Theo đó, nên trích một phần kinh phí từ việc xử lý các vụ vi phạm mà NĐT phát hiện và tố cáo để thưởng cho chính NĐT, nhằm khuyến khích các thành viên thị trường tham gia đấu tranh với các hành vi tiêu cực trên TTCK.

:heo3::heo3::heo3::heo3::heo3::heo3::heo3::heo3:

Để gia tăng tính chuyên nghiệp cho NĐT, cũng như tăng số lượng NĐT tổ chức cho thị trường, ý tưởng sử dụng công cụ thuế đã được tính đến. Tuy nhiên, ông có cho rằng, việc triển khai ý tưởng này trên thực tế còn quá chậm?

Chẳng phải riêng Việt Nam, mà thông lệ quốc tế cho thấy, muốn phát triển lực lượng NĐT tổ chức, chuyên nghiệp, cần khuyến khích các tổ chức là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường. Tuy nhiên, các giải pháp để tạo động lực thu hút đối tượng này tham gia TTCK nhiều hơn hiện quá mờ nhạt, chưa đủ liều lượng. Việc giảm, thậm chí miễn thuế cho NĐT tổ chức khi tham gia thị trường đã được Bộ Tài chính, UBCK bàn thảo nhiều lần, nhưng chưa mang lại kết quả do phải đợi sửa đổi các luật liên quan. Để làm được việc này phải mất khá nhiều thời gian, nên đến nay chưa có nhân tố đột biến thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ NĐT tổ chức, chuyên nghiệp như chính mục tiêu tái cơ cấu TTCK mà Bộ Tài chính, UBCK đặt ra. Chừng nào “điểm nghẽn” này chưa được giải tỏa, thì việc phát triển thêm lượng NĐT tổ chức cho thị trường sẽ còn khó.

tungtangcf
06-08-2013, 05:45 PM
Cá nhân em nghĩ rằng CK là một cuộc chiến khốc liệt giữa NĐT tổ chức và NĐT cá nhân.

Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ quanh vùng đất tham chiếu, hỗ trợ, kháng cự...

nhưng khốc liệt và tàn nhẫn nhất ở những vùng đất mà Stop-loss được đặt(NĐT cá nhân không còn sức chịu đựng & bị buộc bán giải chấp ....)

=== > Tất cả là vì vùng đất Stop-loss đầy màu mỡ.

tradingpro8x
07-08-2013, 08:14 AM
Vâng, em nghĩ điểm yếu của những người mới tìm hiểu phân tích kỹ thuật là họ thường đặt stop los là một ngưỡng thay vì một vùng nên dễ gặp trường hợp vừa cut los là giá quay đầu lên ngay :big_grin::big_grin::big_grin::big_grin::big_grin:

1nightdream
09-08-2013, 10:06 AM
Thế thì đời nhiều cạm bẫy quá các bác nhỉ :mad::mad::mad::mad:

tigeran
09-08-2013, 03:46 PM
Vài kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật, chọn cổ phiếu và tâm lý đầu tư cho bác đây

http://vfpress.vn/attachments/chuyennghiep-nghiepdu-jpg.13788/

http://vfpress.vn/attachments/infographic-chuyennghiepvsn-jpg.13789/

rongdv
10-08-2013, 01:44 AM
Cảm ơn bạn tigeran.
Bài viết đơn giản, dễ hiểu nhưng rất sâu sắc.

tigeran
10-08-2013, 08:28 AM
Hỗ trợ và Kháng cự trong Phân tích kỹ thuật PTKT: Dễ nhưng không phải ai cũng hiểu đúng! :plane::plane::plane::plane::plane:

Hiện tượng ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ (và ngược lại) là rất phổ biến. Điều đầu tiên mà nhà đầu tư nên tìm kiếm trên đồ thị là các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong quá khứ.
Lý thuyết về Hỗ trợ và Kháng cự trong sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z
Theo sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z do Vietstock biên dịch và xuất bản, giá chứng khoán giao dịch là mức giá đồng thuận giữa bên mua và bên bán. Bên mua kỳ vọng giá sẽ còn tăng, trong khi bên bán kỳ vọng giá sẽ giảm.
Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng cao hơn, còn ngưỡng kháng cự là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ quay đầu giảm.
Tuy nhiên, kỳ vọng của nhà đầu tư lại thay đổi theo thời gian! Khi kỳ vọng của nhà đầu tư thay đổi, họ thường hành động một cách quyết đoán. Quan sát Hình 1, chúng ta thấy khi giá cổ phiếu Harley-Davidson vượt ngưỡng kháng cự thì nhà đầu tư có hành động rất dứt khoát. Lưu ý thêm, khi giá cổ phiếu bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự thì khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể.
Một khi nhà đầu tư chấp nhận giao dịch cổ phiếu Harley-Davidson trên mức 14 USD thì càng có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua vào cổ phiếu này với mức cao hơn (từ đó khiến giá và khối lượng cùng tăng). Tương tự, những người từng bán ra quanh mức 14 USD cũng bắt đầu kỳ vọng giá tiếp tục tăng và không còn muốn bán ra.
http://image.vietstock.vn/2013/08/09/smush_khang-cu-1.jpg
Sự hình thành của các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự có lẽ là điểm đáng chú ý nhất và xuất hiện thường xuyên nhất trên đồ thị giá. Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự có thể bị phá vỡ do sự thay đổi của các yếu tố cơ bản so với kỳ vọng của nhà đầu tư (chẳng hạn như sự thay đổi về lợi nhuận, bộ máy quản lý, môi trường cạnh tranh,...) hoặc do chính nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng (nhà đầu tư mua khi thấy giá tăng). Nguyên nhân không quan trọng bằng kết quả: kỳ vọng mới dẫn đến mức giá mới.
Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự thực chất không quá phức tạp
Bản chất của ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là một dạng đường cung cầu cơ bản. Trong Kinh tế học, đường cung/cầu thể hiện quan hệ cung cầu ở một mức giá nhất định.
Nền tảng của phần lớn các công cụ phân tích kỹ thuật cũng như việc định giá hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ đều bắt nguồn từ quan hệ cung cầu. Biểu đồ giá chứng khoán cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về cung/cầu trong thực tế.
Trong Hình 2, đường cung thể hiện số lượng mà bên bán sẵn sàng bán ra tại một mức giá nhất định (chẳng hạn như số lượng cổ phiếu). Đường cung luôn hướng lên vì khi giá tăng, số lượng người bán cũng tăng (nghĩa là có thêm nhiều người sẵn sàng bán ra khi giá cao hơn).
Đường cầu thể hiện số lượng chứng khoán mà bên mua sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định. Đường cầu luôn hướng xuống vì khi giá giảm, số lượng người mua sẽ tăng.
http://image.vietstock.vn/2013/08/09/smush_khang-cu-2.png
Ngưỡng hỗ trợ xuất hiện tại mức giá mà đường cung chạm vào trục tung (cột giá trong Hình 2 là mức 27½ USD). Giá không giảm xuống thấp hơn mức này vì không có người bán sẵn sàng bán ra với mức giá thấp hơn 27½ USD. Ngưỡng kháng cự xuất hiện tại mức giá mà đường cầu chạm vào trục tung (cột giá trong Hình 2 là 47½ USD). Giá không tăng cao hơn mức này vì không có người mua sẵn sàng mua vào với mức giá cao hơn 47½ USD.
Trong một thị trường tự do, đường cung/cầu liên tục thay đổi. Khi kỳ vọng nhà đầu tư thay đổi, mức giá mà bên mua và bên bán chấp nhận cũng thay đổi theo. Giá bứt phá (breakout) lên trên ngưỡng kháng cự là bằng chứng đường cầu sẽ dịch chuyển lên vì có nhiều người sẵn sàng mua với giá cao hơn. Tương tự, giá phá vỡ (breakout) xuống dưới ngưỡng hỗ trợ cho thấy đường cung sẽ dịch chuyển xuống.
Ngưỡng kháng cự trở thành Ngưỡng hỗ trợ
Hiện tượng ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ (và ngược lại) là rất phổ biến. Điều đầu tiên mà nhà đầu tư nên tìm kiếm trên đồ thị là các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong quá khứ.
Hình 3 minh họa sự thay đổi từ ngưỡng kháng cự thành ngưỡng hỗ trợ. Sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự ở mức gần 10 USD thì mức này trở thành ngưỡng hỗ trợ mới.
http://image.vietstock.vn/2013/08/09/smush_khang-cu-3.png
Điều này xảy ra do lớp nhà đầu tư mới kỳ vọng thị trường tăng đang nóng lòng chờ cơ hội mua vào ngay khi giá cổ phiếu chạm 10 USD vì họ đã không mua vào khi giá thấp hơn 10 USD (lúc đó những nhà đầu tư này dự báo tình hình sẽ không mấy khả quan).
Tương tự, ngưỡng hỗ trợ khi bị xuyên thủng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mới và rất khó bị phá vỡ. Khi giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ trước đó (nay đã trở thành ngưỡng kháng cự), nhà đầu tư thường cố gắng hạn chế tổn thất bằng việc bán ra.
:big_grin::big_grin::big_grin::big_grin::big_grin:

tradingpro8x
10-08-2013, 10:03 AM
Cái này mặc dù đơn giản nhưng lại là một trong những thứ quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật đấy :D:D:D

tungtangcf
10-08-2013, 10:37 AM
test post hình image location

http://image.vietstock.vn/2013/08/c28776.png (http://image.vietstock.vn/2013/08/c28776.png)

tradingpro8x
12-08-2013, 09:25 AM
Chiến thuật đua lệnh không còn thực sự hiệu quả :lee::lee::lee::lee:

Chiến thuật đua lệnh nhìn chung phát huy tác dụng khá tốt trong những năm trước đây khi mà đà tăng của thị trường thường kéo dài và khá ổn định.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khá nhiều. Trong nhiều tháng gần đây, các đợt tăng trưởng của thị trường thường ngắn và bất ngờ nên khiến cho những nhà đầu tư mua đuổi giá rất khó tìm kiếm lợi nhuận.
Chúng tôi cho rằng việc mua theo trường phái “nằm vùng” cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt dựa trên các ngưỡng hỗ trợ và vùng quá bán (oversold) của nhóm momentum sẽ hiệu quả hơn trong giai đọan hiện nay.

1nightdream
13-08-2013, 02:25 PM
10 điều răn trong đầu tư chứng khoán :lee::lee::lee::lee::lee::lee:

1. Không trung bình giá xuống, cắt lỗ ngay khi -8%!!!chiêu này là Tịch tà kiếm phổ :Võ lâm xưng hùng, lấy dao lam tự thiến .
2. Không giữ CP giảm giá. Không bán CP đang tăng giá.
3. Giữ tiền trong xu thế giảm điểm của thị trường là một cách đầu tư khôn ngoan nhất
4. Không mua CP cty CK khi thị trường CK lình xình
5. Không dò đáy thị trường!!!
6. Bất cứ ai cũng có thể sai, hãy tin vào mình trước.
7. Phiên phân phối là phiên giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch đột biến.
8. Nhảy sóng thị trường lên: Mua trước – bán sau
9. Nhảy sóng thị trường xuống: Bán trước – Mua sau
10. Nếu đã tử thủ thì tử thủ tới cùng. Nếu đã chịu được đến đáy thì đừng sợ leo lên đến đỉnh
11. Giá giảm 50% thì phải tăng lại 100% mới hòa vốn
12. Mua trung bình thị trường. Không mua dưới 3 loại CP, Không mua quá 10 loại CP.
13. Không quá quan trọng giao dịch của một phiên, nhìn tổng thể giao dịch của ít nhất 1 tháng
14. Khi hầu hết mọi người đều hô mua, nên cân nhắc xuống bớt hàng
15. Khi hầu hết mọi người hô bán, nên cân nhắc vào hàng
16. Trong một TT xấu, không có cổ phiếu tốt
17. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu
18. Còn tiền là còn cơ hội

lehuankd
13-08-2013, 04:24 PM
sao lại vậy hả bác ơi

1nightdream
13-08-2013, 05:08 PM
Những điều răn đó không hẳn là chân lý nhưng nó là những kinh nghiệm phân tích kỹ thuật và phân tích thị trường xương máu có được từ quan sát thị trường bác ạ. Nếu bác thấy nó đúng với mình thì áp dụng vào thôi :plane::plane::plane:

1nightdream
21-08-2013, 03:38 PM
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ PHẢI BIẾT CÁCH ĐI NGƯỢC ĐÁM ĐÔNG NHƯNG NẾU ĐÁM ĐÔNG ĐÔNG QUÁ THÌ ... THÔI. TA LẠI ĐI THEO ĐÁM ĐÔNG :smile::smile::smile::smile:

1nightdream
21-08-2013, 04:25 PM
"Đi theo đường mòn thống kê: Những gì dân chơi chứng nói chung và phân tích kỹ thuật nói riêng từ Tây sang Đông đã đúc kết, thì thông thường là đúng, vì nó dựa trên xác suất to , những đường mòn trên là cái mà người đi trước đã vạch ra, dựa trên thống kê nhiều năm mà thành, nên đi theo là đúng (đi khác ra mà đúng thì là siêu, siêu gì chưa biết), đó là những điều đơn giản cực kỳ dễ học, dễ áp dụng …… Nhẩm hai lần là thuộc mà làm theo là đúng. Đi theo chúng cũng giống như đi theo các lối mòn đã hình thành từ lâu trong rừng, bạn sẽ tránh được hầu hết các bẫy thông thường và rất ít khi bị rắn cắn. Mấy tên trình kém mà vớ vỉn vỗ ngực xưng hùng, học chưa đến nơi, một cây hoa dại không biết tên, một con thú nhỏ không biết tuổi, mà phăm phăm đạp bước vào bụi rậm, khác gì TA nửa mùa đi cãi lại trend, thì chỉ có giống như gà luộc cãi nước sôi, hoặc gọi nôm na là trỷm treo đọt cây thôi. Có người sẽ hỏi: đi theo đường mòn thì làm sao săn được thú lớn.

Trả lời: đang bàn chuyện sống sót, lại còn tham ăn, quên đi Diễm." :):):):):)

thkong
22-08-2013, 09:59 AM
Like mạnh ý kiến này hehe. và có vẻ người Việt Nam luôn làm theo xu hướng này :))
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ PHẢI BIẾT CÁCH ĐI NGƯỢC ĐÁM ĐÔNG NHƯNG NẾU ĐÁM ĐÔNG ĐÔNG QUÁ THÌ ... THÔI. TA LẠI ĐI THEO ĐÁM ĐÔNG :smile::smile::smile::smile:

1nightdream
22-08-2013, 10:58 AM
17 khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo

Dù đây là chuyên mục phân tích kỹ thuật nhưng do bài này hay quá đi nên mình vẫn post để anh em tham khảo

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những tư duy của một người giàu có, trái ngược hoàn toàn với góc nhìn của người nghèo.

Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.

Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

Bộ tranh được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/toi-tao-ra-cuoc-doi-toi-1373617075-650x0.jpg

Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.

Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

"Bí quyết Tư duy triệu phú" nhanh chóng thành Best-seller và đã làm thay đổi tư duy của hàng triệu người trên thế giới.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/nguoi-giau-choi-de-thang-1373617071-650x0.jpg

Người giàu: Quyết tâm làm giàu.

Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

Dự án đã phối hợp với họa sĩ Việt Nam phác họa chân dung hai nhân vật giúp người đọc tiếp cận triết lý bằng góc nhìn dễ dàng hơn.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/nguoi-giau-suy-nghi-lon-1373617072-650x0-1.jpg

Người giàu: Suy nghĩ lớn.

Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

Cùng một vấn đề nhưng cách nhìn và lối tư duy khác nhau đã tạo ra ranh giới phân biệt giữa người giàu - người nghèo

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/tap-trung-vao-cac-co-hoi-1373617074-650x0.jpg

Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.

Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

Nhân vật Giàu luôn mang nét biểu cảm tích cực, đứng trên lập trường chủ động với cuộc đời của mình, còn Nghèo lại mang thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/luon-nguong-mo-thanh-cong-1373617070-650x0.jpg

Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.

Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/ket-giao-voi-nguoi-giau-va-thanh-cong-1373617067-650x0-1.jpg

Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.

Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

Bộ tranh được xem là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam hình ảnh hóa những bí quyết làm giàu bằng tranh vẽ.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/ton-vinh-ban-than-va-gia-tri-cua-ban-than-1373617076-650x0-large.jpg

Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.

Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/dung-cao-hon-van-de-cua-ban-than-1373617062-650x0.jpg

Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.

Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/nguoi-don-nhan-cu-khoi-1373617070-650x0.jpg

Người giàu: Rất biết đón nhận.

Người nghèo: Không biết đón nhận.

Đón nhận những cơ hội và thách thức là một trong những mấu chốt cơ bản tạo nên sự giàu có.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/tra-cong-theo-ket-qua-1373617077-650x0.jpg

Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.

Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

Người giàu thường có cái nhìn xa hơn trong nhiều vấn đề. Họ chú trọng tới kết quả công việc thay vì thời gian

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/chon-1373617061-650x0.jpg

Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc"

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/chu-trong-vao-tong-tai-san-1373617062-650x0.jpg

Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.

Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/hoc-cach-quan-ly-tot-tien-bac-1373617066-650x0.jpg

Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.

Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/bat-tien-lam-viec-cham-chi-1373617061-650x0.jpg

Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.

Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.

Giàu biết cách làm chủ đồng tiền của họ, Nghèo thì để tiền làm chủ của mình.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/hanh-dong-bat-chap-so-hai-1373617064-650x0.jpg

Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2013/1075374/luon-hoc-hoi-va-phat-trien-1373617069-650x0.jpg

Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.

Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hết.

tradingpro8x
26-08-2013, 01:38 PM
Sai lầm này gặp phải ở cả các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật

http://tin60s.vn/sites/default/files/sai_lam_dau_tu_forex_0.jpg

1. Sử dụng đòn bẩy “quá mức”.
Một trong những lợi thế lớn nhất của đầu tư tài chính là khả năng sử dụng đòn bẩy hoặc giao dịch dựa trên ký quỹ. Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các nhà đầu tư là “dùng đòn bẩy vượt quá khả năng chịu đựng của tài khoản”.
Sử dụng quá nhiều đòn bẩy là khi bạn có số dư trong tài khoản nhỏ, nhưng lại thực hiện những giao dịch lớn hơn nhiều so với số tiền mà bạn có.
Trong trường hợp này, khi thị trường đi ngược lại kỳ vọng của bạn, dù chỉ một chút thôi, cũng sẽ gây nguy hiểm lớn cho tài khoản thậm chí bạn sẽ thiệt hại lớn mà ko cứu vãn được.
Thông thường, khi bắt đầu bước vào đầu tư trong lĩnh vưc này, bạn thường giao dịch theo cảm tính và hậu quả là phiên giao dịch kết thúc với số thiệt hại không nhỏ trong tài khoản của bạn.

http://tin60s.vn/sites/default/files/don_bay_tai_chinh.jpg

2. Giao dịch “quá đà”
Giao dịch quá khả năng xảy ra khi các nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm cơ hội “vào lệnh” nhưng thực sự thì nó không hiện hữu. Trường hợp này thường xuyên xảy ra với các nhà đầu tư mới , bởi vì họ chỉ muốn “vào lệnh” thôi.
Kết quả thường là một lệnh giao dịch không tốt và cuối cùng dẫn đến thua lỗ.
Giao dịch quá khả năng cũng là kết quả khi các nhà đầu tư thực hiện quá nhiều giao dịch cùng lúc và sử dụng quá nhiều đòn bẩy.

http://tin60s.vn/sites/default/files/20090727-navi_forex14.jpg

3. Cố “bắt đỉnh” và “bắt đáy”
Nhiều nhà đầu tư mới thường cố gắng để xác định vị trí chính xác mà giá sẽ đảo chiều. Và đương nhiên, điều đó chỉ mang lại thất vọng. Xác định “đỉnh” và “đáy” là vô cùng khó, ngay cả đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

http://tin60s.vn/sites/default/files/dinh_day.jpg

4. Mua hệ thống đầu tư “hoàn hảo” trên Internet
Mong muốn có một hệ thống giao dịch tự động 100% toàn thắng, các nhà đầu tư đã không ngừng tìm kiếm không mệt mỏi trên internet nhằm cố gắng để tìm ra một hệ thống hoàn hảo.
Vấn đề đơn giản là “hệ thống hoàn hảo” không tồn tại. Tuy nhiên, theo tôi hệ thống tốt là những công cụ thật sự hữu ích cho chiến lược đầu tư của bạn, và nó xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

1nightdream
05-09-2013, 02:55 PM
Trong các lỗi dưới đây nhà đầu tư chứng khoán (cả trường phái phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật) đều mắc phải lỗi thứ 3 là nặng nhất :kungfu::kungfu::kungfu::kungfu::kungfu::kungfu::k ungfu:

tradingpro8x
11-09-2013, 08:59 AM
Mời các chuyên gia phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật giải giúp bài toán sau :955::955::955::955:

https://pbs.twimg.com/media/BT2LuzsCQAA0cYr.jpg

tradingpro8x
11-09-2013, 11:30 AM
Thế mới biết quan trọng không phải là thắng nhiều lần mà quan trọng hơn khi thắng thì thắng được nhiều còn khi thua thì cố gắng cut los sớm để thua ít tiền thui, các vụ phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật cũng chỉ là bổ trợ. Quan trọng là ta biết quản trị rủi ro và dòng tiền, nếu không thì mãi mãi là loser hoặc kepper thôi :p

thitu88205
11-09-2013, 05:19 PM
Bia heineken gia vị cho cuộc sống tươi đẹp

tradingpro8x
12-09-2013, 08:23 AM
Mình thấy các cao thủ phân tích kỹ thuật nói riêng và đầu tư chứng khoán nói chung hay khuyên: "Hãy nhìn xuống trước khi nhìn lên", nghĩa là khi mua chứng khoán phải tính toán ngưỡng cut loss trước khi nghĩ đến việc chốt lời ở mức bao nhiêu. Khi đó ta sẽ khó bị thua nặng hơn :lala::lala::lala::lala::lala::lala::lala::lala::l ala::lala::lala:

1nightdream
30-09-2013, 03:04 PM
Và như đã nói, dối trá là một căn bệnh không sợ độ cao, nên với một thị trường bậc cao như chứng khoán, cũng xin điểm lại (ít nhất) 10 câu nói dối hay dùng.
1. Nhà đầu tư nhỏ lẻ: “Tôi không bao giờ đi theo đám đông”. Đúng. Nhưng đó là khi họ ngồi một mình. Khi lên sàn, họ cũng không đi theo mà… chạy theo đám đông.
2. Nhà đầu tư cá mập: “Tôi mơ có một ngày TTCK Việt Nam minh bạch như NYSE”. Sự thật là nước đục đã khiến nhiều con cò trở thành bồ nông. Nếu ở NYSE, có lẽ chỉ riêng tiền nộp phạt vi phạm cũng đủ đưa bồ nông… vặt lông thành cò.
3. CTCK: “Chúng tôi luôn khuyến khích đầu tư dài hạn”. Thế phí môi giới các bác lấy ở đâu ra?
4. Cơ quan quản lý: “Chúng tôi đang gấp rút triển khai XYZ…”. Giống hệt câu “anh đang làm thủ tục li dị”.
5. Nhà đầu tư nước ngoài: “Chúng tôi đến đây vì sự thân thiện và nồng ấm của người dân bản địa”. Chỉ có điều nếu ít lợi nhuận thì chúng tôi cũng… dễ quay về.
6. Chuyên gia phân tích: “Chúng tôi chỉ phân tích xu hướng, không khuyến cáo mua bán cổ phiếu cụ thể”. Vấn đề là chả ai thích nghe xu hướng mà chỉ nhăm nhăm chờ tư vấn “nuôi con gì, trồng cây gì”.
7. Giám đốc DN: ”Chúng tôi không quan tâm đến biến động giá cổ phiếu, chỉ quan tâm đến hoạt động kinh doanh thực tế của công ty”. Tuy nhiên, có câu “Thực tế thì cứng đầu, nhưng số liệu lại dễ uốn nắn”. Cũng là uốn vì lợi ích cổ đông thôi.
8: Giám đốc DN mất chức: “Tôi không có mâu thuẫn gì với những người ở lại”. Trước lúc ra đi, tôi chả vẫn bắt tay bác bảo vệ đấy thôi.
9. Chủ dự án mời gọi đối tác: "Dự án của chúng tôi được tính toán rất kỹ lưỡng và chắc chắn bảo toàn được vốn đầu tư". Về nguyên tắc, bạn không thể lừa mọi người trong tất cả mọi lần, nhưng có thể lừa một vài người trong mọi lần, và lừa mọi người trong một vài lần. Thế là đủ!
10. DN bất động sản: “Tháng tới chúng tôi sẽ cất nóc”. Tuy nhiên, cũng chưa biết là tháng tới của năm nào?
Thông tin cuối cùng xin được tiết lộ với bạn đọc là cơ quan quản lý đang nghiên cứu giải pháp lắp đặt máy trắc nghiệm nói dối trước cổng sàn chứng khoán để minh bạch hóa thị trường (không phải đâu, em dọa các bác đấy, he he).

tigeran
10-10-2013, 10:49 AM
Mình nghĩ nên thêm vào một bí quyết nữa cho tất cả các bác xài phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản: "Đừng tin tưởng bất cứ ai ngoài bản thân mình!"

tigeran
17-10-2013, 10:20 AM
QUÁ CHÚ TÂM VÀO KHÁNG CỰ LÀ MỘT HIỂM HỌA!!!

NDT NHỎ LẺ THẤY CHẠM KHÁNG CỰ BÁN => NDT LỚN ĐÁNH VƯỢT KHÁNG CỰ => NHỎ LẺ THẤY VẬY BAY VÀO MUA QUÁ TRỜI => NDT LỚN XẢ HÀNG ĐỒNG LOẠT THỦNG NGƯỠNG => NDT NHỎ LẺ CUT LOSS TOÀN TẬP => NDT LỚN LẠI MÚC TIẾP VƯỢT KHÁNG CỰ LẦN NỮA => NDT NHỎ SỢ HẾT DÁM MUA => CP TĂNG TRẦN LIÊN TỤC KHÔNG NGÀY TÁI NGỘ

Đây chính là lý do mà nhà đầu tư nhỏ lẻ quá chú trọng vào phân tích kỹ thuật chết thảm :phone::phone::phone::phone::phone::phone::phone:

tigeran
24-10-2013, 08:36 AM
Nhìn chung giang hồ gọi cái này là DÙNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ LỪ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT :D:D:D

tradingpro8x
01-11-2013, 04:01 PM
Các cá mập trên thị trường họ không chỉ nhiều tiền đâu. Họ còn rất giỏi về cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đấy. Vì vậy nhỏ lẻ bị lừa là đúng rồi :nhieuchuyen::nhieuchuyen::nhieuchuyen::nhieuchuye n::nhieuchuyen:

tigeran
22-02-2014, 11:25 AM
Newton một nhà vật lý, toán học thiên tài cũng là một Nhà đầu tư Chứng khoán. Kết quả kinh doanh của ông: phá sản với câu nói nổi tiếng của mình “Tôi có thể cân được khối lượng của linh hồn nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”. Câu chuyện trên là một ví dụ về phân tích kỹ thuật bằng phép cân linh hồn của Newton. Vậy bản chất phân tích kỹ thuật là gì và tại sao một thiên tài về cân đo đong đếm như Newton vẫn có thể thất bại trên thị trường? Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về phân tích kỹ thuật: khái niệm, các yếu tố liên quan và cách thức sử dụng chung.

Phân tích kỹ thuật là gì

Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống kê,…) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về giá cả, khối lượng, … của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.

Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ. Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động.

tigeran
05-01-2015, 09:48 AM
Anh em có thời gian thì nên tìm đọc cuốn "Suy nghĩ về tư duy" của TS Phan Dũng để hiểu thêm về tư duy vì trên TTCK hiện nay nhiều người đang bị như vầy: Thua lỗ => Rút kinh nghiệm => Tiếp tục thua lỗ => Tiếp tục rút kinh nghiệm => Thua lỗ nặng hơn nữa... Nguyên nhân rất đơn giản: Bởi vì PP Thử và Sai không còn phù hợp cho thời đại mới nữa rồi vì kinh nghiệm trên TTCK là thứ chả bao giờ rút hết được, luôn luôn có những "kinh nghiệm mới" xuất hiện :lee::lee::lee:
Nếu một nhà đầu tư chỉ chăm chăm vào việc đi rút kinh nghiệm cũ để hi vọng là sẽ áp dụng chúng để kiếm lời trong tương lai thì e rằng khó vì Lịch sử sẽ lặp lại nhưng đó là sự lặp lại có điều chỉnh. Bởi vì nếu không như thế thì các sử gia đã trở thành tỷ phú hết rùi, đâu đến lượt anh em ta :quylao::quylao::quylao::quylao:

tigeran
22-01-2015, 02:02 PM
Phân tích kỹ thuật PTKT cũng như các kỹ thuật khác cũng có điểm mạnh điểm yếu nhé bà con. Đừng quá tự tin vào nó có ngày ra đê ở đấy :D:D:D

tradingpro8x
29-01-2015, 01:25 PM
1/ Không mua cổ phiếu ngành nghề khủng hoảng thừa, ế ẩm giảm giá, bán chịu nợ
2/ Không mua công ty vô chủ, giá cp ở đáy đại dương rẻ như bùn mà HDQT cứ bán như phá mả.
3/ Không mua cp mà HDQT không tập trung làm ăn, chỉ lướt sóng cp hàng ngày như ông Long SHN là ví dụ.
4/ Không đầu tư công ty mà HDQT bất tín, toàn bơm tin đểu như KSS,KSA,S96 ...một thời
5/ Không mua những cp siêu thanh khoản mua bao nhiêu cũng có, vì hàng tốt hàng chất không ai sút như phá mả. Cổ chất phải cô đặc nhiều cổ đông ôm dài hạn, nó quý hiếm mới có thể tăng bằng lần, tăng không thấy đỉnh.
6/ Không xác định mua giấy lộn để sút vào đầu kẻ đến sau, chỉ bán cho người đến sau những cp chất lượng họ mua sau vẫn có lời lớn
7/ Không mua những cp tăng bằng dòng tiền đầu cơ đánh bạc, bởi chúng sẽ về máng lợn rất nhanh, kẻ đến sau sẽ phải thua đau đớn. Chỉ mua những cổ phiếu tăng bằng niềm tin và kì vọng của các cổ đông. Bởi niềm tin là sức mạnh gấp 100 lần tiền. TCT,CAP,VCF,VNM chỉ cần vài trăm triệu đến vài tỷ cũng có thể phi tít mù. PVX hàng trăm tỷ vẫn chỉ cắm xuống mồ chôn tập thể bởi nó không có niềm tin.
8/ Không bao giờ nói xấu cp của mình khi đã PR ,đã bán đi, luôn chúc cho người đến sau thịnh vượng, đó là uy tín trong kinh doanh.
9/ Không mua giấy lộn, chỉ thu gom tài sản có giá trị bị định giá thấp
Và một điều quan trong nhất để bất bại trong mọi địa hình là :
Đừng bao giờ nghĩ rằng kẻ sẽ mua lại cổ phiếu của mình là *** ngốc, bởi chính họ sẽ là người định giá cổ phiếu của mình trong tương lai. Nếu bạn mua giấy lộn mà nghĩ sẽ có thằng *** mua của bạn giá cao, bạn sẽ đổ bô đc vào đầu kẻ khác thì chính bạn sẽ là kẻ phải chết bởi thằng khác sẽ đổ bô vào đầu bạn trước. Sexyman, DVC, miubaba.. là những ví dụ điển hình

tradingpro8x
30-01-2015, 09:55 AM
1. Ngân hàng Barclays mua lại ABN AMRO
Hồi tháng 4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong một thương vụ trị giá 91 tỷ USD. Ngân hàng mới có trụ sở ở Amsterdam (Hà Lan) và phục vụ hơn 47 triệu khách hàng vào thời điểm đó. Vụ sáp nhập được kỳ vòng giúp ngân hàng mới tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi GDP hiện thời của thế giới lúc đó.
ABN AMRO là ngân hàng được thành lập từ năm 1824, là một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu vào thời điểm trước khi sáp nhập. Trước đây, ngân hàng này được hình thành nhờ sáp nhập giữa ngân hàng Algemne Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO).
Kết quả của năm tài chính 2006 đã làm dấy lên mối quan ngại về tương lai của ngân hàng. Hiệu suất đã giảm sút đến mức 69.9%. Tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Lợi nhuận ròng chỉ được đẩy lên khi liên tục bán tài sản.

2. Bank of America mua lại Mrerrill Lynche
Trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2008, sau khi ngân hàng Lehman Brothers thông báo sẽ làm thủ tục phá sản thì, Bank of Amrerica thông báo mua lại Merrill Lynche trong thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Theo đó, Bank of America chi 29 USD cho mỗi cổ phiếu của Merrill.
Một lãnh đạo Bank Of America phát biểu vào thời điểm đó, đây là cơ hội cho các cổ đông vì Bank of America đã mua được một trong những công ty tư vấn – quản lý tài sản và thị trường vốn lớn nhất Hoa Kỳ. Thông tin sáp nhập này cũng sẽ khiến giá cổ phiếu của hai hãng tăng lên.
Trước khi được mua lại, hồi tháng 10/2008, ngân hàng Merrill Lynch thông báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp lên đến 13,5 tỷ USD. Mức cổ tức phải trả trước đó cho cổ phiếu ưu đãi đã được mở rộng mức lỗ lên thành 7,47 tỷ USD, tức khoảng 5,58 USD/cổ phiếu, ngoài ra doanh thu cũng sụt giảm.

3. Ngân hàng MUFG vượt mặt Citigroup hồi năm 2006
Sáp nhập được hình thành sau khi Mitsubishi Tokyo mua lại UFJ. Tới ngày 4/1/2006, Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ đã được ra mắt. Đây là một trương 3 ngân hàng lớn nhất tại Nhật.
Sự sáp nhập này đã giúp MUFG vượt Citibank của Mỹ vào thời điểm đó, để trở thành ngân hàng có giá trị tài sản lớn nhất thé giới 1,64 nghìn tỷ USD. Năm 2003, UFJ đã bị thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD và dường như ngân hàng lớn thứ 4 Nhật Bản này không có khả năng đáp ứng được mục tiêu theo yêu cầu của chính phủ là giảm một nửa số cho vay xấu 34,5 tỷ USD vào tháng 3/2005.

4. JP Morgan Chase mua BankOne
Ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ hồi tháng 1/2004 đã đồng ý mua lại ngân hàng BankOne trong một thương vụ trị giá 58 tỷ USD. Theo đó, mỗi cổ phiếu của BankOne sẽ được đổi sang bằng 1,32 cổ phiếu của JPMorgan Chase. Với việc mua lại này giúp mở rộng địa bàn hoạt động của JP Morgan sang cả vùng Tây và Tây Nam nước Mỹ, thay vì chỉ vùng Đông Bắc như trước đây.
Nó cũng sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của J.P Morgan vào việc cho vay đầu tư và kinh doanh vốn. J.P. Morgan Chase được thành lập hồi năm 2001, trên cơ sở sáp nhập hai ngân hàng Chase Manhattan và J.P Morgan.
Vào thời điểm diễn ra thương vụ mua lại BankOne, JP Morgan Chase có tổng sản trị giá 793 tỷ USD (chỉ kém Citigroup) và hoạt động tại 50 nước. Còn Bank ***, trụ sở tại Chicago, có tổng tài sản 290 tỷ USD. Sau khi thông tin về thương vụ được đưa ra, cổ phiếu JP Morgan đã giảm 4,64%, còn cổ phiếu Bank *** tăng giá tới 10,13%.

5. Bank of America mua lại FleetBoston Financial
Hai ngân hàng Bank of America và FleetBoston Financial tuyên bố sáp nhập để trở thành một “đại gia” trong lĩnh vực ngân hàng tiêu thụ trải rộng khắp nước Mỹ.
Ngân hàng FleetBoston, được hình thành sau cuộc sáp nhập giữa Fleet Financial và BankBoston vào năm 1999, vào thời điểm diễn ra sự kiện trên, nhiều người không bất ngờ về quyết định sáp nhập do FeetBoston Financial bị thua lỗ.
Ngân hàng Bank of America bỏ ra khoảng 48 tỷ USD để mua lại FleetBoston Financial.

tradingpro8x
04-02-2015, 10:02 AM
TRÊN ĐƯỜNG BĂNG

1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng. Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh. Nếu đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày từ trên cao để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp Lim nộp đơn xin việc.
2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ. Không tốn thời gian cho việc ăn.
3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.
4. Học: Phải dành 10 USD=200 ngàn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.
5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về làm ăn.
Trong tay nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất (ví dụ airbnb là 1 trang web tìm nhà trọ rẻ).
6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.
Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy...làm ầm ầm, ầm ầm vô.
Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.
Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó."

tradingpro8x
06-02-2015, 03:10 PM
Tôi là một nhà đầu tư chứng khoán thất bại!

Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tôi không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?

Trước hết tôi xin giới thiệu với các bạn, tôi là một nhà đầu tư chứng khoán đã được trang bị cả kiến thức phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, “ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán” được 5 năm nay. Tôi đầu tư bằng số vốn tích lũy sau hơn 10 năm lăn lộn với công việc bán hàng, quản lý cấp trung tại công ty nước ngoài, và cả tiền vay mượn của người thân. Nhưng tôi đang thực sự thất bại và tuyệt vọng với nghề đầu tư chứng khoán!

Mùa thu năm 2009, trong một lần cafe với đối tác, tôi được kể rằng thị trường chứng khoán (TTCK) đang tăng rất mạnh. Theo các chuyên gia chứng khoán thì sau sóng điều chỉnh năm 2008, từ cuối tháng 2 năm 2009 thị trường trở lại chu kỳ tăng giá và được chờ đợi sóng bứt phá không thua kém giai đoạn 2006-2007. Với chút kiến thức về tài chính của một cử nhân tốt nghiệp từ một trường kinh tế lớn ở Hà Nội cùng niềm tin rằng các doanh nghiệp đang hoạt động rất ổn, những biến động về lạm phát, tỷ giá năm 2008 chỉ là nhất thời, tôi không khó bị thuyết phục bởi những dự báo như nói trên về xu hướng của TTCK Việt Nam.

Tôi đã dứt bỏ công việc quản lý cấp trung tại một doanh nghiệp nước ngoài và hăm hở bước vào thị trường chứng khoán. Với kinh nghiệm của một quản trị cấp trung, ban đầu tôi chỉ đầu tư thăm dò với phần nhỏ vốn của mình. Và như một số người hay đùa “cờ bạc đãi tay mới”, tôi đã có khoản lợi nhuận rất tốt, một bằng chứng rất thuyết phục cho quyết định tham gia thị trường.

Sau thành công ban đầu với lượng vốn nhỏ chỉ là đầu tư thăm dò, tôi đã quyết chí gắn bó với nghề và dồn toàn bộ vốn tích lũy để đầu tư. Với bản tính ham học hỏi, hàng ngày xách laptop lên sàn “ngồi đồng” để vừa theo dõi bảng điện, vừa học hỏi từ các nhà đầu tư (NĐT) đàn anh, các bạn môi giới, lướt tin tức trong nước, quốc tế, tìm kiếm tài liệu về phân tích kỹ thuật để nghiền ngẫm. Sau bữa cơm tối lại “ngồi đồng” với cái laptop để đọc tin tức, lướt các diễn đàn mạng về chứng khoán, theo dõi diễn biến của các chỉ số Dow Jones, S&P500, Nasdaq...

Suốt cả năm 2010, chỉ số VN-Index có dao động nhưng không lớn, trào lưu đầu tư theo “đội lái” rất thịnh hành. Dù với bản tính rất bảo thủ, thận trọng, tôi cũng không đứng ngoài trào lưu đó và cũng có lúc lãi lúc lỗ. Nhưng chốt lại năm 2010 lãi cũng chỉ ngang mức gửi tiết kiệm.

Năm 2011 thực sự là một năm khó khăn và khốc liệt. Tôi không thể nhớ đã bao nhiêu lần mua rồi cắt lỗ. Và tổng kết thành quả năm 2011, tôi đã thua lỗ 60% số vốn đầu tư ban đầu.

Khởi đầu năm 2012, thị trường đã có sự khởi sắc, giá tăng và thanh khoản cũng tăng mạnh. Với tâm lý gỡ gạc, tôi đã quyết định thử với vay ký quỹ. Đồng hành với sự lên xuống của chỉ số VN-Index, tại con sóng đầu năm 2012 thì tôi đã lấy lại gần như toàn bộ thua lỗ của năm 2011 nhưng nửa cuối 2012 lại lỗ tiếp. Chốt năm 2012, lượng vốn của tôi chỉ còn khoảng gần 20% so với vốn đầu tư ban đầu. Một nỗi xót xa khôn tả!

Rút kinh nghiệm từ thất bại những năm 2011-2012, tôi xác định nói không với tin đồn, nói không với "đội lái" và nói không với vay ký quỹ. Tôi tự phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tự phân tích biểu đồ kỹ thuật các mã cổ phiếu, theo dõi diễn biến giao dịch các mã đó một thời gian rồi mới mua và nắm giữ. Với lượng vốn còn lại ít ỏi, để trở về vốn đầu tư ban đầu sẽ là một quá trình rất rất lâu. Vì vậy, tôi đã vay mượn thêm ít vốn của người thân để tránh bị áp lực như vay ký quỹ hay cầm cố. Và năm 2013 đã cho tôi một chút thành quả theo chiến lược này. Tuy nhiên, chút thành quả đó cũng chỉ là “bắt cua trong hang” vì chưa hiện thực hóa lợi nhuận hay nói nôm na là chưa “chốt lãi”.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang - Một chút vui mừng trong năm 2013 được duy trì thêm đến đầu 2014 để sau đó lại là những nỗi thất vọng. Nào là khủng hoảng địa chính trị ở Ukraina, nào là sự kiện biển Đông, sự kiện bắt chủ tịch Tập đoàn Đại dương (OGC), giá dầu thế giới giảm sốc và cuối cùng là Thông tư 36. May mắn là không hề vướng víu tới “đòn gánh, đòn bẩy”, xác định mua và nắm giữ. Nhưng nhìn lại gần 1 năm rưỡi qua theo đuổi chiến lược đầu tư này, giá cổ phiếu không nhích lên được “line” nào, có mã cổ phiếu giá còn giảm về đáy từ khi niêm yết dù doanh thu năm 2014 đã tăng gấp 4 lần năm 2013, lợi nhuận năm 2014 tăng gấp đôi năm 2013 và 4 năm qua doanh nghiệp chưa từng có năm nào kinh doanh bị thua lỗ. Thế là lại thất bại với chiến lược mua - nắm giữ!

Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tôi không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?

5 năm trôi qua, tôi cũng đã phải trả cái giá quá đắt: suốt ngày chỉ ngồi đồng với cái laptop, ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán, cuộc sống tằn tiện, thua lỗ nặng đến mức đi đâu không dám giới thiệu làm nghề gì nên cũng không dám đi ra ngoài. Thân phận NĐT chứng khoán sao mà tủi! Mà tôi có làm gì xấu đâu? Tôi đầu tư bằng tiền mồ hôi nước mắt của bản thân và của người thân tôi đấy chứ? Thế mà lúc mới tham gia, tôi đã tự huyễn hoặc rằng TTCK là một thị trường bậc cao nên NĐT chắc hẳn cũng được ngẩng cao đầu!

Đã từng nghĩ đến chuyện tìm công việc khác để làm, nhưng ở cái tuổi trung niên, đã 5 năm ẩn mình vì chứng khoán giờ biết làm sao đây?

Thế là lại một cái Tết ảm đạm nữa sắp đến. Biết trách ai, trách mình hay trách cái nghề bạc bẽo này đây!

tigeran
09-02-2015, 10:28 AM
Thuyết Âm Mưu

Các CTCK 90% lãi
NĐT nhỏ lẻ 90% lõm
Cá mập trắng 90% lãi
Cá nhám, cá h.eo 60% lõm (đã có khoảng 3 - 5 năm kinh nghiệm)

Thuyết âm mưu (tiếng Anh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Anh): conspiracy theory) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn kinh tế chính trị xã hội.
Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn tán, thêm các chi tiết. Đáp ứng nhu cầu tò mò, phức tạp hóa vấn đề của dư luận, báo chí thường xuyên đăng các câu chuyện do giới theo thuyết âm mưu kể hay phân tích. Nhiều phóng viên điều tra giỏi là những người theo thuyết âm mưu, và một số giả thuyết của họ đã được kiểm nghiệm phần nào đúng[1] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_%C3%A2m_m%C6%B0u#cite_note-1).
Rất nhiều thuyết âm mưu vẫn là đề tài tranh cãi. Rất nhiều các giải thích được đưa ra để lý giải tại sao con người lại tin theo các thuyết âm mưu. Thuyết âm mưu khá phổ biến trong lịch sử, trên thị trường kinh doanh và trong chính trị.
"Một số nhà sử học đưa ra ý kiến rằng gần đây Mỹ đã trở thành đất sống của các thuyết âm mưu vì rất nhiều thuyết âm mưu quan trọng đã được phơi bày hoặc chứng minh từ thập niên 1960".[2] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_%C3%A2m_m%C6%B0u#cite_note-2) Sự tồn tại của các thuyết âm mưu có thực càng làm củng cố niềm tin vào các thuyết âm mưu.

tigeran
09-02-2015, 11:29 AM
Hiện tại VN-index đã hồi phục từ 553 đi lên sát ngay SMA200 trên nền volume khá thấp khá tiêu cực. Điểm tích cực là NDTNN đã quay lại mua ròng trở lại trong phiên 05.2, 06.02 với các mã ngân hàng, các mã trụ. Khả năng tuần 09.02 - 13.02 có rung lắc mạnh các phiên đầu tuần nhưng MMS - BBS tiếp tục dùng các trụ + blue chip - cổ phiếu ngân hàng là VNM - BVH - VIC - GAS - VCB - CTG - BID. . . để điều khiển chỉ số VNindex đánh vượt kháng cự 580 (nhằm thoát khỏi trend giảm trung hạn) để đi lên vùng 590 - 600 rồi có thể điều chỉnh mạnh tại đây.

Cái đáng sợ nhất của thuyết âm mưu mà MMS + BBS thường sử dụng khi em tham gia thị trường chứng khoán từ 2011 đến nay là đánh vượt kháng cự mạnh nào đó 1 - 2 phiên, khi vượt kháng cự thì bà con hưng phấn mua vào - 2 phiên sau tạo 1 cú đạp vĩ đại hang đã về đâu mà bán

+ Ví dụ phiên 6 tháng 5/2012 đánh vượt kháng cự 480 tất cả các cao thủ - các bài viết nhận định bảo TT quá tích cực Buy - and hold nhưng chì 1 vài phiên sau cú đạp quá mạnh quá

+ Ví dụ khác gần đây : như phiên 22.1 dùng trụ kéo vượt 580 tạo break - out giả rồi lên 587 up sọt với phiên 27.1 volume tăng đột biến

. . . . . nhiều lắm cái vụ này chỉ ví dụ 2 cái thôi
Đánh chứng khoán là phải nhớ bài chứ mau quên = dễ chết

tigeran
27-02-2015, 09:11 AM
Đầu tư chứng khoán nguyên tắc đầu tiên là éo tin bố con thằng nào, những thông tin chỉ để tham khảo, người ta giới thiệu mã, phân tích cho rồi thì mình phải tìm hiểu. Thay vì chỉ trích thì nên nghiên cứu các mã người ta giới thiệu để đưa ra quyết định đầu tư hay không. 1 khi xác định được nó tốt thì phải đưa được ra mức độ chấp nhận rủi ro của mình thế nào, chấp nhận được vùng nào thì giá về vùng đó mua, càng giảm mà nó tốt thực mua càng thích, vì sẽ mua được nhiều hơn. Nhưng nếu khi nó không đúng với những gì mình dự tính thì nên cắt, chuyển sang em khác. :heo09::heo09::heo09::heo09::heo09:

bietshop
27-02-2015, 09:30 AM
tôi cũng không đứng ngoài trào lưu đó và cũng có lúc lãi lúc lỗ. Nhưng chốt lại năm 2014 lãi cũng chỉ ngang mức gửi tiết kiệm.

thinh2611
03-03-2015, 02:28 AM
chủ đề hay quá, cám ơn thớt nhé

tigeran
03-03-2015, 09:14 AM
Cái đồ thị tâm lý này học mãi chưa thông. Đúng là nói thì dễ mà làm thì khó

http://4.bp.blogspot.com/-Ua2IBHDV7u0/ThLosqq961I/AAAAAAAAAFA/qZqGrfGHQi8/s1600/trading+emotions.jpg

kabeo
04-03-2015, 08:48 AM
Khá nhiều chữ "mình" hoặc đại loại như vậy trong các câu mô tả, cho thấy tâm lý đang quá tập trung vào bản thân mình.
Trader đừng nên nghĩ về mình quá nhiều (hay hoặc dở), như vậy không tốt cho việc nhận diện đúng hoặc sai, là cơ sở để hành động.
Phân tích kỹ thuật sẽ hỗ trợ nhiều cho việc chuyển sự tập trung này.

bietshop
04-03-2015, 12:06 PM
Thay vì chỉ trích thì nên nghiên cứu các mã người ta giới thiệu để đưa ra quyết định đầu tư hay không.

traderviet
30-03-2015, 09:15 AM
Mình cũng đồng ý với bác tigeran là phân tích kỹ thuật cũng có những nhược và ưu của nó. Còn nhược ưu thế nào thì tùy vào trading system và các bác khổ luyện mà cảm nhé:p:p:p:p

tigeran
03-04-2015, 07:31 AM
Mình thấy sau một thời gian đọc sáh phân tích kỹ thuật thì các phương pháp, triết lý sẽ ngấm vào người. Khi ấy thì nó đi vào tiềm thức luôn rồi :big_boss::big_boss::big_boss::big_boss:

Đó chính là lý do tại sao các cao thủ thường có đồ thị rất đơn giản. Các chỉ báo công cụ tự vẽ trong đầu họ hết rùi

traderviet
25-04-2015, 08:52 AM
mình cũng phải khổ luyện để đạt tới cảnh giới cao hơn mới dc.:D:D

tigeran
25-04-2015, 09:27 AM
mình cũng phải khổ luyện để đạt tới cảnh giới cao hơn mới dc.:D:D

Có gì hay mà dễ đạt đâu bác. Đâu phải phim kiếm hiệp mà cứ lụm được bí kíp rùi luyện thành võ công tuyệt thế ngay

tigeran
27-04-2015, 11:49 AM
Mình thấy các trader thường thành công theo rất nhiều cách nhưng chỉ thất bại theo một số cách điển hình. Vì vậy, học thất bại là rất quan trọng :mad::mad::mad:

ivan
05-05-2015, 01:00 AM
mình cũng phải khổ luyện để đạt tới cảnh giới cao hơn mới dc.:D:D

Chúc mừng!
Chịu khó khổ luyện cho đến khi nào không cần phân tích, tích phân gì hết, chơi theo cảm hứng, mà vẫn kiếm được tiền là đạt đến cảnh giới cao thủ võ lâm rồi đó.

cafe titi
05-05-2015, 08:20 AM
ack, chơi theo cảm hứng mà vẫn kiếm được tiền !?....
chắc là trở thành phản xạ có điều kiện

tigeran
09-05-2015, 09:03 AM
Cảm hứng thì cũng phải có system hỗ trợ. Tùy hứng là cực kỳ nguy hiểm trong phân tích kỹ thuật các bác ạ :D

ivan
10-05-2015, 11:23 PM
Khi phân tích kỹ thuật đã ngấm vào máu rồi thì chơi tùy hứng cũng vẫn theo PTKT.
Sai lầm lớn nhất khi học PTKT là cố gắng loại bỏ cảm xúc. Đó là điều không thể làm được.
Cơ sở của PTKT dựa trên phân tích cảm xúc (tâm lý) của số đông nhà đầu tư trên TT. Loại bỏ cảm xúc trong giao dịch là đi ngược lại số đông. Kết quả là bạn luôn luôn thực hiện giao dịch ngược xu thế thị trường.
Cần rèn luyện sao cho PTKT và cảm xúc hòa nhập vào nhau làm một. Khi đó bạn sẽ đi cùng đám đông, nhưng đi trước nửa bước và là người chiến thắng.
Jommefel (hoặc ai đó) nói: "Tách khỏi đám đông, bạn là kẻ lập dị; đi sau đám đông, bạn là kẻ chiến bại; đi cùng đám đông, nhưng đi trước nửa bước, bạn là người chiến thắng"

tigeran
11-05-2015, 05:04 PM
Khi phân tích kỹ thuật đã ngấm vào máu rồi thì chơi tùy hứng cũng vẫn theo PTKT.
Sai lầm lớn nhất khi học PTKT là cố gắng loại bỏ cảm xúc. Đó là điều không thể làm được.
Cơ sở của PTKT dựa trên phân tích cảm xúc (tâm lý) của số đông nhà đầu tư trên TT. Loại bỏ cảm xúc trong giao dịch là đi ngược lại số đông. Kết quả là bạn luôn luôn thực hiện giao dịch ngược xu thế thị trường.
Cần rèn luyện sao cho PTKT và cảm xúc hòa nhập vào nhau làm một. Khi đó bạn sẽ đi cùng đám đông, nhưng đi trước nửa bước và là người chiến thắng.
Jommefel (hoặc ai đó) nói: "Tách khỏi đám đông, bạn là kẻ lập dị; đi sau đám đông, bạn là kẻ chiến bại; đi cùng đám đông, nhưng đi trước nửa bước, bạn là người chiến thắng"

Kết hợp thêm vụ tránh được món ĐỔ BÔ ĐẠI PHÁP của các tay to nữa là ổn :gun_nep::gun_nep::gun_nep:

ivan
11-05-2015, 07:32 PM
Kết hợp thêm vụ tránh được món ĐỔ BÔ ĐẠI PHÁP của các tay to nữa là ổn :gun_nep::gun_nep::gun_nep:

OK. "Đổ bô đại pháp" là võ công chân truyền của Đại Việt, không thể không biết.

lachinhanh
28-05-2015, 09:28 AM
Theo mình nghĩ càm xúc không phải là thứ chính xác đế quản lý mà là tâm lý. Con cái mình cảm thấy hay đó là trực giác mà trực giác thì đi liền với kinh nghiệm.


Khi phân tích kỹ thuật đã ngấm vào máu rồi thì chơi tùy hứng cũng vẫn theo PTKT.
Sai lầm lớn nhất khi học PTKT là cố gắng loại bỏ cảm xúc. Đó là điều không thể làm được.
Cơ sở của PTKT dựa trên phân tích cảm xúc (tâm lý) của số đông nhà đầu tư trên TT. Loại bỏ cảm xúc trong giao dịch là đi ngược lại số đông. Kết quả là bạn luôn luôn thực hiện giao dịch ngược xu thế thị trường.
Cần rèn luyện sao cho PTKT và cảm xúc hòa nhập vào nhau làm một. Khi đó bạn sẽ đi cùng đám đông, nhưng đi trước nửa bước và là người chiến thắng.
Jommefel (hoặc ai đó) nói: "Tách khỏi đám đông, bạn là kẻ lập dị; đi sau đám đông, bạn là kẻ chiến bại; đi cùng đám đông, nhưng đi trước nửa bước, bạn là người chiến thắng"

tigeran
29-05-2015, 03:28 PM
Chuẩn đấy bác. Cũng giống như Người dũng cảm không phải là người không biết sợ (nếu không biết sợ thì là robot rùi) mà là người biết điều khiển nỗ sợ.

http://s107-haivainoi.cdn.vccloud.vn/images/2015/05/29/medium_9uzolao2eptanhgvl8mvuqizxfapzpbxccorgrb0wu0 itbgvu1.png

ngaprock
19-07-2015, 10:56 PM
Cái biểu đồ này hay quá. Cho phép mình lưu -> cố gắng ghi nhớ tâm lý người khác + CALM DOWN mới được :D

traderviet
20-07-2015, 04:05 PM
Đây là tâm lý cơ bản của mua đáy bán đỉnh đó các bác