PDA

View Full Version : Công ty xử lý nợ xấu: 1 hay 4?



trunghieuffb
09-11-2012, 05:02 PM
http://i1073.photobucket.com/albums/w385/trunghieuffb/images715418_A_02.jpg

Phần 1. Kiến nghị thành lập các công ty xử lý nợ xấu
Để tách bạch các giai đoạn trong quá trình xử lý nợ xấu, cũng như minh bạch hóa hoạt động xử lý nợ xấu và chi phí xử lý nợ xấu, có thể thành lập 4 công ty sau:
- Công ty mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Là công ty có nhiệm vụ mua, bán trái phiếu do doanh nghiệp có nợ xấu phát hành để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp, giảm áp lực trả lãi vay và giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp
- Công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp: Là công ty có nhiệm vụ mua cổ phần của doanh nghiệp để cấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, giảm chi phí vốn vay cho doanh nghiệp
- Công ty mua bán cổ phần ngân hàng: Là công ty có nhiệm vụ mua cổ phần của ngân hàng để cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nợ.
- Công ty quản lý quỹ dự phòng rủi ro: là công ty có nhiệm vụ sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng để hỗ trợ các công tác giải quyết nợ xấu, chi trả cho các chi phí phát sinh khi xử lý nợ xấu.

http://i1073.photobucket.com/albums/w385/trunghieuffb/a1.jpg

Phần 2. Lộ trình xử lý nợ xấu

http://i1073.photobucket.com/albums/w385/trunghieuffb/a2.jpg

1) Chính phủ lập ra 4 công ty chuyên trách về xử lý nợ xấu với các nhiệm vụ khác nhau. Sau 3 năm, theo dự kiến nợ xấu sẽ được xử lý là 100%, trong đó xử lý dứt điểm để doanh nghiệp hoạt động bình thường là 50%. Nguồn vốn tối đa để xử lý nợ xấu lấy từ ngân sách nhà nước là 40.000 tỷ, từ ngân hàng nhà nước là 40.000 tỷ, từ Ngân hàng TMCP là 80.000 tỷ(Ngân hàng TMCP tự góp từ vốn chủ sở hữu là 40.000 tỷ, còn 40.000 tỷ lấy từ nguồn tăng vốn điều lệ do bán cổ phần cho Ngân hàng nhà nước). Chi phí tối đa để xử lý nợ xấu khoảng 40.000 do công ty quản lý quỹ DPRR chi trả.
2) Xây dựng tiêu chí chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp ưu tiên xử lý nợ xấu theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh.
3) Căn cứ vào các tiêu chí, các ngân hàng TMCP lập danh sách các doanh nghiệp cần hỗ trợ xử lý nợ xấu gửi Ban xử lý nợ xấu. Ban xử lý nợ xấu là một tổ chức bao gồm các thành viên đại diện của Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính, Ngân hàng TMCP, 4 công ty hỗ trợ xử lý nợ xấu. Cứ 6 tháng một lần, Ban xử lý nợ xấu có trách nhiệm xét duyệt các doanh nghiệp được hỗ trợ xử lý nợ xấu dựa trên lộ trình xử lý nợ xấu đã đề ra.
4) Ngân hàng nhà nước kiểm soát sát sao các khoản chi phí quản lý của tổ chức tín dụng.
- Chi phí cho nhân viên: quy đinh mức chi lương trần cho cán bộ quản trị cấp trung và cấp cao của tổ chức tín dụng: Hội đồng quản trị,ban kiểm soát, ban điều hành, trưởng phòng ban của Hội sở; Ban Giám Đốc của chi nhánh. Thưởng của các tổ chức tín dụng không quá 2 tháng lương.
- Chi phí quản lý: đưa ra định mức đối với các khoản chi phí lễ tân khánh tiết, chi quảng cáo. Thanh tra, kiểm tra các khoản chi quản lý có phát sinh đột biến, không hợp lý.
- Chi về tài sản: đưa ra định mức các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định; hạn chế xây dựng trụ sở, xây dựng chi nhánh, phòng giao dịch đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện được lộ trình giảm nợ xấu của đơn vị mình.
- Chi dự phòng rủi ro tín dụng: yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện trích đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng. Phạt nặng những tổ chức trích chưa đủ hoặc gian dối trong trích dự phòng rủi ro.
- Chi bảo hiểm tiền gửi: tăng mức trích bảo hiểm tiền gửi.
5) Thành lập tổ xử lý nợ xấu do công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp là đầu mối cùng với ngân hàng TMCP, công ty mua bán trái phiếu doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm soát sát sao các khoản chi phí quản lý của tổ chức, hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động kinh doanh.
- Quy định mức lương, thưởng của các chức danh lãnh đạo trên cơ sở thực hiện kế hoạch xử lý nợ.
- Kiểm soát các chi phí đầu vào, các chi phí chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý.
- Rà soát lại bộ máy quản lý, nhân sự để rút gọn bộ máy, loại bỏ các bộ phận nhân sự không thiết yêu, tập trung cho sản xuất kinh doanh.
6) Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước trình chính phủ đưa ra các ưu đãi tạm thời về thuế cho các Ngân hàng tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý nợ xấu, các doanh nghiệp đang được xử lý nợ xấu kèm theo điều kiện, tiến trình xử lý nợ xấu.

Phần 3. Các bước giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp
Bước 1. Doanh nghiệp, ngân hàng và 2 cty mua bán trái phiếu doanh nghiệp và mua bán cổ phần doanh nghiệp trao đổi thống nhất biện pháp giải quyết nợ xấu, hồi phục sản xuất kinh doanh rồi tiến hành ký kết văn bản thỏa thuận chi tiết các điều kiện kèm theo khi tiến hành.
Bước 2: Nếu được thông qua, doanh nghiệp tái cấu trúc theo nguyên tắc:
- Tổ xử lý nợ xấu sẽ giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
- Phát hành trái phiếu đặc biệt(TPĐB) mệnh giá 1 triệu VNĐ, thời hạn 3 năm. Tổng giá trị TPĐB bằng dư nợ ngắn hạn và tổng các khoản nợ lãi ngắn hạn chưa đóng (làm tròn đến triệu VNĐ). Ngân hàng và công ty mua bán trái phiếu mỗi bên mua ½ lượng trái phiếu đặc biệt doanh nghiệp phát hành.
- Phát hành lượng cổ phần doanh nghiệp đặc biệt(CPĐB) có trị giá quy tiền bằng số tiền vốn lưu động còn thiếu hụt cộng với tổng khoản lãi còn nợ và dự kiến phải trả trong vòng 1 năm hoạt động tiếp theo. Giá mỗi cổ phần là 10,000VNĐ/1 cổ phần. Ngân hàng và công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp mỗi bên mua ½ lượng cổ phần đặc biệt do doanh nghiệp phát hành.
- Ngân hàng tiến hành cơ cấu dư nợ dài hạn cho doanh nghiệp theo hướng:
+ Ân hạn gốc trong vòng 2 năm đầu. Gia hạn thời gian trả gốc thêm 2 năm.
+ Giảm lãi cho doanh nghiệp về lãi suất huy động 12 tháng của tổ chức tín dụng + biên độ 2% trong vòng 2 năm đầu. Tổ chức tín dụng có thể dùng hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp để vay tái cấp vốn ngân hàng nhà nước với lãi suất vay bằng lãi suất vay của tổ chức tín dụng.
- Các dư nợ tại các NH TMCP khác của doanh nghiệp sẽ được khoanh lại theo hướng lãi nhập gốc, lãi suất vay hàng năm = lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 2%. Sau khi hoạt động của doanh nghiệp ổn định bình thường tại ngân hàng hỗ trợ, doanh nghiệp mới tiếp tục được hỗ trợ lần lượt xử lý nợ tại tổ chức tín dụng khác.
Lưu ý:
- Lãi TPĐB được thanh toán 6 tháng một lần, lãi suất phụ thuộc vào thời gian thanh toán trái phiếu, cụ thể

http://i1073.photobucket.com/albums/w385/trunghieuffb/a3.jpg

- Cổ tức trả cho đối tượng nắm giữ CPĐB, phụ thuộc vào thời gian nắm giữ, được trả 6 tháng 1 lần, cụ thể:

http://i1073.photobucket.com/albums/w385/trunghieuffb/a4.jpg

Bước 3: Sau 3 năm phát hành TPĐB, doanh nghiệp phát hành phải cam kết thanh toán hết số TPĐB doanh nghiệp đã phát hành ra, tối thiểu là 50% sau 2 năm. Nếu không thực hiện được cam kết, doanh nghiệp phát hành có thể đề công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp mua phần trái phiếu mà doanh nghiệp không mua đủ để thực hiện giúp cam kết. Số trái phiếu mua lại sẽ được chuyển thành cổ phần đặc biệt với kỳ hạn tương đương với kỳ hạn trái phiếu. Sau 3 năm đầu, nếu doanh nghiệp phát hành không tự mua đủ 50% lượng trái phiếu thì công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp sẽ thực hiện việc bán tài sản thông qua trung tâm đấu giá. Số tiền thu được từ bán tài sản được dùng theo thứ tự ưu tiên sau: thanh toán hết trái phiếu đặc biệt, mua lại CPĐB và thanh toán cổ tức còn thiếu. Trường hợp số tiền còn thừa sẽ được giao cho doanh nghiệp phát hành sử dụng. Trong trường hợp không đủ, Công ty quản lý quỹ dự phòng rủi ro sẽ thanh toán phần còn thiếu và chuyển số tiền đó thành vốn cổ phần của doanh nghiệp theo mệnh giá 10.000 VNĐ/cổ phần.
Sau 3 năm phát hành, CPĐB sẽ chuyển thành cổ phần thường.
Bước 4: trong thời gian được hỗ trợ xử lý nợ xấu, các bên liên quan phải tuân theo các quy định sau:
- Đối với doanh nghiệp: tuân thủ đúng cam kết. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền vào ra, các chi phí phát sinh phải báo cáo bằng văn bản cho công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp, ngân hàng, công ty mua bán trái phiếu.
- Đối với công ty mua bán trái phiếu: báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp.
- Đối với công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp: cử người kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tháo gỡ các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp.
Phần 4. Một số ưu điểm khi thành lập các công ty xử lý nợ xấu
1. Thúc đẩy nhanh chóng giải quyết nợ xấu, giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp
Việc chuyển các khoản nợ xấu thành trái phiếu có đảm bảo, cùng với cấp vốn lưu động thông qua việc góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và lợi nhuận để tái đầu tư. Bênh cạnh đó, doanh nghiệp cũng được giảm chi phí vốn, chi phí lãi vay và áp lực trả gốp sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất, tích lũy lợi nhuận để làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp
2. Minh bạch hóa hoạt động xử lý nợ xấu, giảm tối đa chi phí xử lý nợ xấu
Việc tách bạch từng khâu giải quyết nợ xấu cũng như trách nhiệm các bên liên quan rõ ràng giúp việc giải quyết nợ xấu hạn chế được tư lợi, bao cấp. Trong trường hợp nợ xấu không giải quyết được, ngân hàng TMCP tham gia xử lý nợ xấu là đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên, nhưng tối đa không quá 50% món nợ xấu. Ngân sách nhà nước chỉ bị thiệt hại trong phạm vi vốn góp vào công ty mua bán cổ phần doanh nghiệp.
Các công ty tham gia xử lý nợ xấu báo cáo định kỳ sẽ giúp dễ dàng giám sát việc xử lý nợ xấu, tiến trình xử lý nợ xấu.

theo vf