PDA

View Full Version : Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT



tigeran
25-09-2012, 03:15 PM
Chỉ số dao động Stochastic

Chỉ số dao động Stochastic cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định. Chỉ số dao động Stochastic được thể hiện thành 2 đường. Đường chính được gọi là “%K”. Đường thứ hai được gọi là “%D” là trung bình trượt của “%K”. ... Đây là chỉ số rất quan trọng trong Phân tích kỹ thuật PTKT

Tổng quan

Chỉ số dao động Stochastic cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định.

Giải thích

Chỉ số dao động Stochastic được thể hiện thành 2 đường. Đường chính được gọi là “%K”. Đường thứ hai được gọi là “%D” là trung bình trượt của “%K”.

Có một số cách để giải nghĩa chỉ báo Stochastic. Ba phương pháp phổ biến là:

1.Mua khi Stochastic (cả %K hoặc %D) xuống dưới một mức nhất định (ví dụ:20) và rồi tăng lên trên mức đó. Bán khi Stochastic tăng lên trên một mức nhất định (ví dụ: 80) và rồi rơi xuống dưới mức đó.


2.Mua khi đường %K lên trên đường %D và bán khi đường %K rơi xuống dưới đường %D.


3.Tìm kiếm các phân kì. Ví dụ, khi giá đang hình thành các mức giá cao mới trong khi Stochastic đang rơi xuống thấp hơn, báo hiệu sắp có khả năng đảo chiều giảm gía.

Ví dụ

Đồ thị dưới đây là KDC và chỉ số dao động Stochastic 14 ngày của nó.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/stochastic.jpg

Mũi tên “mua” được vẽ ra khi đường %K đi xuống dưới và rồi lên trên mức 20. Tương tự, mũi tên “bán” được vẽ ra khi đường %K lên trên và rồi lại xuống dưới mức 80.

Tính toán

Chỉ số dao động Stochastic có 4 biến:
1.Các thời kì %K.


Đây là số thời kì thời gian được sử dụng trong cách tính Stochastic.

2.Các thời kì chậm %K .


Giá trị này kiểm soát quá trình làm trơn của %K. Giá trị 1 được thừa nhận là Stochastic nhanh và giá trị 3 được thừa nhận là Stochastic chậm.

3.Các thời kì %D.


Đây là số các thời kì được sử dụng khi tính trung bình trượt của %K. Trung bình trượt được gọi là “%D” và được vẽ ngay trên đồ thị của %K.

4.Phương pháp tính %D.


Phương pháp (ví dụ: mũ, giản đơn, theo chuỗi thời gian, tam giác, biến đổi, hoặc tỷ trọng) được sử dụng để tính %D.
Công thức tính %K là:


Ví dụ, để tính %K 10 ngày, đầu tiên phải tìm ra giá cao nhất và giá thấp nhất trong vòng 10 ngày của chứng khoán. Vì là ví dụ, sẽ giả định rằng trong 10 ngày mức giá cao nhất là 46 và mức giá thấp nhất là 38 - khoảng giá là 8 điểm. Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay là 41, %K được tính là:


37.5% trong ví dụ cho biết rằng giá đóng cửa ngày hôm nay ở mức 37.5% trong khoảng giao dịch của chứng khoán trong 10 ngày. Nếu giá đóng cửa hôm nay là 42, chỉ báo Stochastic sẽ là 50%. Điều này có nghĩa là chứng khoán đóng cửa hôm nay ở 50% hoặc là điểm giữa của khoảng giao dịch 10 ngày.

Ví dụ trên sử dụng %K chậm của 1 ngày (tức là không chậm). Nếu bạn sử dụng giá trị lớn hơn 1, bạn sẽ tìm giá trị trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời kì của %K chậm trước khi thực hiện phép chia.

Trung bình trượt của %K rồi được tính bằng cách sử dụng số thời kì xác định trong các thời kì %D. Trung bình trượt được gọi là %D.

Chỉ báo Stochastic thường giao động trong khoảng 0 đến 100. Giá trị của 0% cho thấy rằng giá đóng cửa của chứng khoán là mức giá thấp nhất mà chứng khoán đã giao dịch trong x- thời kì trước đó. Giá trị 100% cho thấy rằng chứng khoán đóng cửa ở mức giá cao nhất mà chứng khoán đó đã giao dịch trong x- thời kì trước đó.

tigeran
25-09-2012, 04:37 PM
Chỉ báo MACD

MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng Phân tích kỹ thuật PTKT bởi vì việc này làm ra tiền. ...
MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền.

Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính:

1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất
Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%201.jpg

Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:

- Sự giao cắt của đường trung bình giá.
- Biểu đồ MACD
- Sự phân kỳ của MACD

MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá(MA)

Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%202.jpg

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.

Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%203.jpg

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.

MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.

Biểu đồ MACD

Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%204.jpg

Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:

- Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.
- Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.

Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.

Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.

Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.

Sự Phân Kỳ của MACD

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%205.jpg

tigeran
26-09-2012, 09:58 AM
Chỉ báo Parabolic SAR

Parabolic SAR là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss). Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”...
Chỉ báo Parabolic SAR

Parabolic SAR là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss).

Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”; thực hiện mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh xảy ra hoặc có thể mua để đầu tư dài hạn.

Tín hiệu bán: Tín hiệu bán xuất hiện khi giá đóng cửa nằm dưới Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR thấp hơn đường giá. Ngay tại thời điểm này đường Parabolic SAR thay đổi từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá. Các nhà đầu tư nên “dừng lại”, cũng có thể bán để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện hành và chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/SAR.jpg

Đặt điểm “dừng lỗ”

Hiệu quả lớn nhất khi dùng Parabolic SAR để xác định vùng đặt điểm dừng lỗ là nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu thua lỗ trong việc kinh doanh chứng khoán.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/SAR%202.jpg

Parabolic SAR là công cụ xác định vùng đặt điểm dừng lỗ hiệu quả, được diễn tả theo 2 lập luận sau:
Đặt điểm dừng lỗ thấp hơn giá của nhà đầu tư dài hạn mua vào hoặc trên mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn chấp nhận mua. Sử dụng Parabolic SAR như là một công cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ, điểm dừng lỗ sẽ từ từ tiến lên theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn. Nhưng hiệu quả nhất thì nhà đầu tư nên chốt lại mức lợi nhuận kỳ vọng của mình.
Parabolic SAR hành động như là khoảng dừng về mặt thời gian (thời điểm dừng). Thời điểm dừng được sử dụng tùy vào từng nhà đầu tư. Nếu sự mong đợi của nhà đầu tư đó không xảy ra thì lý trí của nhà đầu tư đó bắt đầu bị buông lỏng một cách tư nhiên, tức là kỷ luật kinh doanh, mua-bán bị vi phạm. Khi đó, nhà đầu tư nên phải thoát khỏi thị trường. Tương tự như vậy, Parabolic SAR đã kết hợp với thời gian để làm cho đường giá hoạt động theo sự tính toán của nhà đầu tư. Nếu đường giá không di chuyển theo hướng đã tính toán trước thì Parabolic SAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thoát khỏi thị trường.

1nightdream
29-09-2012, 09:03 AM
RSI (Relative Strength Index)

Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: RSI = 100 - 100/(1+RS) RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày...
Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:

RSI = 100 - 100/(1+RS)

RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày

Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x.

Ví dụ minh họa:
http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/RSI.jpg

Đường RSI (sử dụng RSI 14 ngày) trong trường hợp này chúng ta có thể lấy 2 mức biên là 80 (overbought) và 20 (eoversold), biểu đồ đã cho thấy RSI đang đi xuống khi gặp mức 80 như vậy giá sẽ không thể vượt hơn mức trước đó và bạn nên mua khi giá rớt xuống tới lúc mà đường RSI chạm mức 30 ( chúng ta nên chọn 30 thay cho 20 trong trường hợp này). Tuy nhiên để rõ hơn thì cần kết hợp với đường Stochastic Oscillator hay ADX.

Sử dụng RSI trong hệ thống mua bán (trading system):

1. Các mức của RSI: 70% (thường dùng là 80%) là mức mà nhà đầu tư bán quá nhiều (overbought), 30% (thường dùng là 20%) là mức mà nhà đầu tư mua quá nhiều (oversold). Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought lưu ý chỉ áp dụng điều này cho 1 thời kỳ biến động còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng.

2. EMA như là vai trò của đường hỗ trợ hay kháng cự (support or resistance). Mua khi RSI tăng lên trên EMA và bán khi RSI rơi xuống dưới EMA. EMA là 1 tính hiệu trễ và thường đưa ra tín hiệu mua khi vượt qua thời kỳ uptrend.

3. Bullish divergence (tín hiệu phân kỳ mua): tín hiệu mua khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng, tương tự bearish divergence (tín hiệu phân kỳ bán): tín hiệu bán khi đường giá tăng trong khi đường RSi thì lại giảm. Mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước 1 xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo 1 xu hướng.

4. Dạng đồ thị: xu hướng, kháng cự/hỗ trợ, tam giác (triangles), đầu-vai (head and shoulders) khi áp dụng RSI nó giống như đường dẫn cho giá. Cái dở là dạng đồ thị: xu hướng, tam giá... là quan điểm cá nhân phụ thuộc vào chủ quan của từng traders nên không thể sử dụng trong trading system.

Bố cục của RSI và Bollinger Bands: Chúng ta áp dụng Bollinger Bands (BB) để nghiên cứu chỉ báo RSI. Tín hiệu mua xảy ra khi RSI rớt xuống dưới dải dưới của BB (lower BB), tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng vượt qua dải trên của BB (upper BB). Đây là những chỉ báo tương phản xu hướng vì chúng ta cần phải sử dụng thêm vài bộ lọc của xu hướng. Chúng ta có thể thêm vào chỉ báo MACD vào bộ lọc xu hướng như sau: nếu MACD > 0 thì xu hướng đi lên.

Hình minh họa:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/RSI%202.jpg

tradingpro8x
01-10-2012, 10:47 AM
Trendline--Đường xu hướng

Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng xin thêm vào là những đường này có thể là một trong những đường bị tận dụng kém công suất nhất trong tất cả các được. Nếu vẽ đúng các đường này có thể chính xác vì bất cứ hệ thống nào khác hoặc phương pháp nào khác mà bạn thường nhắc tới. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đương này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại ....
Thứ cần phải xem xét đầu tiên trong khi nhìn vào bất cứ thị trường nào là hướng của xu thế lâu dài ( long term trend) ( ngoại trừ đối với các day traders)

Giá chỉ có thể đi theo 3 hướng: lên, xuống và sang 2 bên ( sideways). Một đường dài những khu vực giá cả đưa ra cho bạn một kiểu thị trường. Sẽ có rất nhiều chỗ lõm ( dip) và chỗ lồi (bumps) dọc đường đó nhưng bạn vẫn nên nhận thức một hướng chung lên, xuống hoặc sang 2 bên.Chúng ta có thể nhận ra hướng này hoặc xu thế này bằng cách vẽ " trendlines"

Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng xin thêm vào là những đường này có thể là một trong những đường bị tận dụng kém công suất nhất trong tất cả các được.

Nếu vẽ đúng các đường này có thể chính xác vì bất cứ hệ thống nào khác hoặc phương pháp nào khác mà bạn thường nhắc tới. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đương này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại .

Đường xu hướng tăng (Uptrend)

Trong hình thức cơ bản nhất của các đường này, môt đường xu hướng tăng được vẽ dọc đáy của 2 khu vực support dễ phát hiện ( thường được gọi là valley) . Với 3 điểm ta có một đường xu hướng, càng nhiều điểm thị sự chính xác càng cao .Nói cách khác, đường uptrend lines được vẽ bằng cách nối càng nhiều những đáy thấp liên tục nhau ( dọc trên một khu vực giá đáy) thì càng tốt. Một đường trendline có xu thế đi lên đại diện cho một khoảng support lớn đối với giá miễn là đường này chưa bị xâm phạm.

Điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.

Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng.

Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/trend%20line%201.jpg

Đường xu hướng giảm (downtrend)

Trong 1 xu hướng hạ, đường xu hướng được vẽ dọc các đỉnh của 2 khu vực resistance dễ nhận ra ( gọi là peaks). Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác.

Nói cách khác, Các đường xu hướng loại này là các đường nối các đỉnh cao liên tục nhau. Các đường này có thể được vễ để biểu thị đỉnh của một xu hướng đã được hình thành. Những đường xu hướng này biểu thị một khu vực chủ chốt gọi là resistance.

Đường này có ý nghĩa là: hướng đi tòan bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào.

• Đường giá luôn nằm dưới đường xu hướng này, đâu là cơ hội mua tốt nhất của thị trường trong tương lai.

• Tăng theo bậc thang, giảm dần theo độ cao”. Với ý nghĩa như vậy khi thị trường đang đi xuống là vô cùng nguy hiểm đối với những nhà đầu tư vì họ sẽ có những cuộc mua bán hết lớn trong giai đọan này. Nó giống như công việc đóng đinh vậy: khi đóng 1 cái đinh to thì chúng ta phải đóng thật chậm

• Nhưng khi thị trường đi xuống , xu hướng này sẽ kết thúc khi có sự giao dịch lớn và ít biến động, thông thường thì chúng ta phải chờ cho đến khi đường xu hướng bị gãy trước khi nói rằng xu hướng cũ đã kết thúc. Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng và chuyển động vượt qua đường xu hướng. nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm và đường giá vượt đường xu hướng trong khỏang thời gian ngắn nhất định, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bị bẻ gãy đường xu hướng.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/trend%20line%202.jpg

Các xu thế có thể đẩy và kéo giá thị trường lên hoặc xuống. Các thị trường cũng có thể bước vào một giai đoạn rất bình định khi mà giá hình thành một đường sang 2 bên ngang suốt trang giấy. Một thị trường có xu hướng sang 2 bên thì tường là một thị trường rất khó trade. Tuy nhiên , sau khi mà xu thế sang 2 bên này bị phá vỡ( thường có dấu hiệu bằng việc giá phá vỡ một đường trendline được thành lập chắc chắn) thị trường có một bước ngoạt mạnh mẽ.

Một kiểu thị trường sang 2 bên như thế đại diện sự ổn định giữa cung và cầu trong thị trường. Các đường trendlines trong dạng thị trường này, thường là một khoảng trading hẹp hoặc một kì xung huyết, được vẽ bằng cách kết nối cả đỉnh lẫn đáy. Giá cả trong dạng thị trường này có thể phá vỡ hướng lên hoặc xuống nên việc xác đỉnh và đáy của vùng giá cả là rất quý giá.

tigeran
04-10-2012, 08:21 AM
Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:...
Chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:

1. Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20)

2. Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).

3. Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%201.JPG

Có 3 phương pháp chính để sử dụng Bollinger Bands:

- Phạm vi hoạt động của các dải.
- Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.
- Chiến lược mua bán quyền chọn (option).
Phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands
Giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands là phạm vi hoạt động của phần lớn đường giá. Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường Bollinger Bands, đường giá có xu hướng xoay quanh đường trung bình SMA(20).

Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc mua rải khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger bands.
Tín hiệu bán: nhà đầu tư bán hoặc bắt đầu ngừng mua rải khi đường giá nằm ngoài dải trên của Bollinger Bands.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%202.JPG

Những phạm vi nên thận trọng:
Nếu theo trường phái chủ động thì nhà đầu tư nên mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của Bollinger Bands. Nhà đầu tư cũng nên chờ xem khi đường giá di chuyển nằm ngoài trên hoặc dưới đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống. Cách mua bán trên là cách để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách này cũng bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời.
Một thái cực khác hẳn với cách trên là cách sử dụng vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.
Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands
Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%203.jpeg

Tín hiệu mua: đường giá phải nằm cao hơn dải trên của Bollinger Bands và trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này. Các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự trên.
Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng ám chỉ điều này.

Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%204.jpeg

- Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình SMA(20). Lúc đó, SMA(20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá.
- Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình SMA(20) và dải dưới của Bollinger Bands. Lúc này SMA(20) sẽ là đường kháng cự động cho xu hướng giá.

Sử dụng Bollinger Bands rất thích hợp với trường phái dựa vào dao động giá để kinh doanh. Vì thế nó rất hữu ích cho các nhà đầu tư mua bán option.
Chiến lược mua bán quyền chọn (option)
Có 2 cách cơ bản để kinh doanh option dựa vào sự dao động giá:

1. Chọn mua option khi mức dao động giá nhỏ, với hy vọng mức dao động giá sẽ tăng lên để bán option ở mức giá cao hơn.
2. Chọn bán option khi mức dao động giá cao, với hy vọng mức dao động giá sẽ giảm và sau đó mua lại option này với giá rẻ hơn.

Bollinger Bands sẽ đem lại cho nhà đầu tư option những ý tưởng kinh doanh chắc chắn hơn khi option tương đối mắc (dao động ở mức cao) hoặc option tương đối rẻ (dao động ở mức thấp).

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%205.jpeg

Tín hiệu mua: khi option tương đối rẻ thì Bollinger Bands co lại đáng kể, mua option ví dụ như hợp đồng chứng khoán 2 chiều (straddle) hoặc hợp đồng chứng khoán 1 chiều (strangle).
+ Lập luận: sau khi đột ngột di chuyển nhanh thì đường giá có khuynh hướng củng cố lòng tin ở một phạm vi giá nào đó (trading range). Sau khi đường giá bình ổn; ví dụ như Bollinger Bands có những giá trị gần giống nhau trong một vài phiên. Sau đó thường thì đường giá sẽ bắt đầu di chuyển trở lại. Vì vậy mua option khi Bollinger Bands thắt chặt lại, đây là chiến lược thông minh.
Tín hiệu bán: khi option tương đối mắc, lúc đó Bollinger Bands mở rộng ra đáng kể thì nhà đầu tư nên bán option straddle hoặc stragle.
+ Lập luận: sau khi đường giá tăng hoặc giảm đáng kể, các thành phần của đường Bollinger Bands bị tách rời nhau quá xa trong nhiều phiên giao dịch. Sau đó đường giá có khuynh hướng trở về trạng thái củng cố và sẽ trở thành kém dao động. Vì lý do đó, khi các thành phần của Bollinger Bands ở cách xa nhau thì đường giá có khả năng trong tương lai sẽ bị thắt chặt lại.

1nightdream
09-10-2012, 08:19 AM
Đường trung bình (Moving Averages)

Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”. ...
Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MA%201.jpg

Giống như mọi công cụ, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiên đoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào.

Như tôi đã nói, đường trung bình làm phẳng hoạt động của giá. Có nhiều kiểu đường trung bình khác nhau, và mỗi kiểu có các mức làm phẳng riêng. Nói chung, đường trung bình phẳng hơn thì phản ánh sự biến động giá chậm hơn. Đường trung bình nhấp nhô hơn thì phản ánh sự biến động giá nhanh hơn.

Tôi sẽ giải thích ưu và khuyết của mỗi kiểu sau, bây giờ hãy nhìn xem các kiểu đường trung bình khác nhau và chúng được tính bằng cách nào.

5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average - SMA)

Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giản nhất. Một cách cơ bản, một đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tính tổng các giá đóng trong số khoảng thời gian “x” và chia cho “x”. Có lầm lẫn không? Cho phép tôi giải thích. Nếu bạn vẽ một đường trung bình đơn giản cho số khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5 giờ và chia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản.

Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 10 phút, bạn sẽ cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho 5.

Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toán cho bạn. Chúng ta phải biết cách tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vì điều này quan trọng để bạn hiểu các một đường trung bình được tính toán. Nếu bạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể đưa ra quyết định của riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn.

Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một bộ delay (làm trễ). Bởi vì bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạn thực sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và không phải là một cái nhìn chắc chắn của tương lai.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MA%202.jpg

Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạt động giá cả. Trên đồ thị trên, bạn có thể thấy 03 đường SMA khác nhau. Như bạn nhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài hơn là đường chậm trễ hơn so với giá. Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các đường 30 và 5 SMA. Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của 62 khoảng thời gian và chia cho 62. Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sự biến động giá chậm hơn.

Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung về thị trường theo thời gian. Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường, đường trung bình cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá tương lai.

5.2 Đường trung bình lũy thừa (Exponential Moving Average - EMA)

Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểm khuyết lớn. Đừơng SMA rất dễ bị vô hiệu hóa. Hãy để tôi đưa một ví dụ về điều này :

Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của EUR/USD và các giá đóng của 5 ngày vừa qua như sau :
Day 1: 1.2345
Day 2: 1.2350
Day 3: 1.2360
Day 4: 1.2365
Day 5: 1.2370

Đường SMA sẽ được tính như sau :
(1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358

Đủ chính xác không? việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kết quả của đường SMA sẽ thấp hơn một ít và điều này mang đến cho bạn ý nghĩ giá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có thể chỉ là một sự kiện tại một thời gian.

Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản. Nếu có một cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm. Có một cách, nó được gọi là đường trung bình lũy thừa (EMA)

Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất. Trong ví dụ trên, đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ của những người giao dịch.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MA%203.jpg

Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quan trọng hơn là xem họ đã làm gì trong tuần qua hoặc tháng qua.

5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?

Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đường trung bình phản ánh hoạt động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn.

Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịch trên xu hướng đó dài hơn và thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một đường trung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể bị đánh lừa, bởi vì đường trung bình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng một xu hướng mới đang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn.

Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dài hơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt.

Ưu:

SMA: Hiển thị một đồ thị loại trừ các dấu hiệu giả

EMA: Biến động nhanh, tốt để hiển thị các đảo giá vừa xảy ra

Khuyết:

SMA: Biến đổi chậm, điều này có thể mang đến các báo hiệu mua hoặc bán trễ

EMA: Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn và đưa ra các báo hiệu sai lầm.

Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch.

Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao chéo đừơng trung bình”. Sau phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sử dụng các đường trung bình như là một phần của hệ thống giao dịch.

Tóm tắt:

Một đừơng trung bình là cách làm phẳng hoạt động giá cả
Có nhiều kiểu đường trung bình. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA
SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối với các xung nhọn.
Đừơng EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người giao dịch hiện đang làm gì.
Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì tuần qua hoặc tháng qua.
Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA
Các đường trung bình với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số khoảng thời gian ngắn
Các đường trung bình nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt các xu hướng sớm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh hưởng đối với các xung và có thể đánh lừa bạn.
Các đường trung bình phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp bạn tránh các xung và không sai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn giao dịch chậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.
Cách tốt nhất để sử dụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời gian ngắn.

anhlucky2
09-10-2012, 10:26 AM
Bài viết hay lắm ! Thanks nha :o :o

1nightdream
11-10-2012, 08:15 AM
Lý thuyết sóng Elliott (Elliott Wave)

Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn. Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”....
Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn.

Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.

The 5 – 3 Wave Patterns (Mẫu sóng 5-3)

Ông Elliot đã chỉ ra rằng một thị trường biến động dưới dạng gọi là “mẫu sóng 5-3”. Mẫu 5-wave đầu tiên được gọi là sóng tới (impulse waves) và mẫu 3-wave sau đó được gọi là sóng lui (corrective waves).

Trước tiên hãy nhìn mẫu sóng tới 5-wave :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%201.jpg

Có vẻ như có gì đó lộn xộn. Hãy thêm màu cho hình vẽ :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%202.jpg

Bây giờ mỗi bước đếm của sóng đã được tô màu khác nhau.

Đây là một mô tả ngắn gọn cho biết điều gì diễn ra trong mỗi pha sóng. Tôi sẽ sử dụng chứng khoán để làm ví dụ bởi vì Ông Elliott đã sử dụng chứng khoán. Điều này vẫn đúng với tiền tệ, kỳ phiếu, vàng, dầu … Điều quan trọng là Thuyết sóng Elliott vẫn đúng đối với forex.

Wave 1 (Sóng – 1)

Chứng khoán tăng lần đầu tiên. Điều này thường là do một lượng khá nhỏ người bất ngờ nghĩ rằng giá trước đó của chứng khoán là một món hời và đáng để mua, khi họ thực hiện mua và đã tạo nên giá tăng.

Wave 2 (Sóng – 2)

Chứng khoán được quan tâm đánh giá quá cao. Tại điểm này đã đủ lượng người đánh giá cao chứng khoán trong pha sóng ban đầu và người ta bắt đầu thu lợi bằng cách bán ra. Điều này làm cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chứng khoán không đạt trở lại mức thấp trước đó trước khi chứng khoán một lần nữa được nghĩ là rẻ.

Wave 3 (Sóng – 3)

Đây là pha sóng dài nhất và mạnh nhất. Nhiều người đã để ý đến chứng khoán, nhiều người muốn chứng khoán và họ mua nó với giá ngày càng cao. Pha sóng này thường vượt qua đỉnh cuối cùng của pha sóng thứ nhất.

Wave 4 (Sóng – 4)

Tại điểm này người ta một lần nữa thu lợi bởi vì chứng khoán một lần nữa được xem như giá cao. Pha sóng này có xu hướng yếu bởi vì thường vẫn có nhiều người tiếp tục đầu cơ chứng khoán và sau khi một số người thu lợi pha sóng thứ 5 xuất hiện.

Wave 5 (Sóng – 5)

Đây là thời điểm nhiều người quan tâm đến chứng khoán nhất và hầu hết bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Mọi người sẽ nghĩ ra nhiều lý do để mua chứng khoán và sẽ không lắng nghe các lời khuyên ngăn cản. Đây là thời điểm giá chứng khoàn tăng cao nhất. Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi người bắt đầu bán và giá chứng khoán chuyển sang mẫu ABC.

ABC Correction (Điều chỉnh ABC)

Xu hướng sóng tới (5-wave) sau đó giảm và đảo chiều sang xu hướng sóng lui (3-wave). Các ký tự được sử dụng thay thế cho số để đánh dấu. Xem ví dụ về sóng lui (3-wave) bên dưới :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%203.jpg

Chúng ta sử dụng thị trường tăng giá (Bull market) là ví dụ, điều này không có nghĩa là thuyết sóng Elliot không đúng đối với thị trường giảm giá (Bear market). Đối với thị trường giảm giá, mẫu sóng 5-3 có dạng như sau :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%204.jpg

Các pha sóng phụ trong một sóng :

Một điều quan trọng khác mà bạn phải biết về thuyết sóng Elliot là một sóng được tạo bởi các sóng phụ (sub-wave). Hãy để tôi chỉ cho bạn một hình khác.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%205.jpg

Bạn có thấy cách sóng-1 được tạo bởi một mẫu sóng tới (5-wave) nhỏ hơn và sóng 2 được tạo bởi một mẫu sóng lui (3-wave) nhỏ hơn? Mỗi sóng gồm các mẫu sóng nhỏ hơn

Hãy xem một ví dụ thật tế :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%206.jpg

Như bạn thấy, các pha sóng trong thực thế không hoàn toàn giống như trong lý thuyết và đôi khi rất khó để đặt tên cho các pha sóng.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về Thuyết Sóng Elliot. Hãy nhớ rằng thì trường biến động theo các pha sóng. Bây giờ khi bạn nghe một ai nói rằng “sóng 2 kết thúc” thì bạn sẽ biết anh ta đang nói về cái gì

Tóm tắt :

Theo Thuyết Sóng Elliot, thị trường biến động theo các mẫu lặp lại gọi là sóng
Một thị trường có xu hướng biến động theo mẫu sóng 5-3. Mẫu 5-wave đầu tiên gọi là sóng tới (impulse-wave). Mẫu 3-wave tiếp theo gọi là sóng lui (corrective wave)
Nếu bạn cố gằng xem một đồ thị bạn sẽ thấy là thị trường thật sự biến động theo sóng.

1nightdream
13-10-2012, 09:29 AM
Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này....
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này.

Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ, bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618. Tính xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA) được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%201.JPG

FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.

Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường FF

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%202.JPG

Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%)

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%203.JPG

Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%204.JPG

Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ bản của dãy Fibonacci, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn vài thông tin hữu ích.

tradingpro8x
30-10-2012, 03:42 PM
Xu thế, Đường xu thế, Kênh

Xu thế Khái niệm xu thế sẽ được giới thiệu kĩ hơn trong phần Lý thuyết Dow. Xu thế gồm có cả xu thế giá tăng và xu thế giá giảm. Xu thế giá tăng gồm liên tiếp những đỉnh giá cao dần và đáy giá cao dần (đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn...
Xu thế

Khái niệm xu thế sẽ được giới thiệu kĩ hơn trong phần Lý thuyết Dow. Xu thế gồm có cả xu thế giá tăng và xu thế giá giảm. Xu thế giá tăng gồm liên tiếp những đỉnh giá cao dần và đáy giá cao dần (đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau). Một xu thế giá tăng sẽ được coi là vẫn duy trì cho đến khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước nó. Ngược lại xu thế giá giảm cũng sẽ được coi là vẫn đang tiếp diễn cho đến khi xuất hiện một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước nó.

Đường xu thế

Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường xu thế. Với xu thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, đây là đường nối các điểm đáy cao dần lên và đường xu thế giảm là đường nối các đỉnh thấp dần. Đường xu thế có thể kéo dài thậm chí nhiều năm. Qui trình vẽ một đường xu thế khá đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm. Điều căn bản là phải có những dấu hiệu chắc chắn về sự xuất hiện một xu thế giá. Khi muốn vẽ một xu thế giá tăng ta phải có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước. Tất nhiên điều kiện cần và đủ để có thể vẽ được một đường thẳng là phải có hai điểm, tuy nhiên người ta thường đợi cho đến khi xuất hiện một đáy thứ ba cao hơn hai đáy trước và đường xu thế đi qua cả 3 đáy (một cách tương đối). Điều này có nghĩa là đường xu thế có thể không đi qua đáy thứ ba mà chỉ đi sát, nhìn chung như thế là đạt yêu cầu. Nhưng một đường xu thế đi qua cả đáy bao giờ cũng được coi là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao.

http://www.btj.com.vn/uploads/nam/Trendline_02.png

Khi một đường xu thế đã được xác nhận về độ chính xác thì nó sẽ trở nên rất hữu ích bởi tính chính xác ấy đảm bảo chắc chắn hướng chuyển động ổn định của giá. Với xu thế giá tăng, sau mỗi đợt tăng biến động điều chỉnh xuất hiện sẽ kéo giá xuống sát hoặc đến đúng đường xu thế những sẽ không xuống thấp hơn nếu xu thế thị trường vẫn đang ổn định. Đường xu thế lúc này là biên thấp nhất của dao động giá. Tương tự, với thị trường đang có xu thế giá giảm thì đường xu thế sẽ là biên cao nhất cho mọi dao động giá. Như thế, các đường xu thế chính xác của thị trường sẽ là các biên dao động cơ sở để xác định mức giá mua và bán tối đa và tối thiểu hợp lý.

Nếu chuyển động của đồ thị vượt lên đường xu thế giảm hoặc xuống dưới đường xu thế giá tăng thì đây là dấu hiệu, có thể nói là sớm nhất, cho sự thay đổi trong xu thế thị trường.

Kênh

Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá sẽ dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh. Dải dao động đó được xác định bởi hai đường biên là đường xu thế và đường kênh (channel line), hai đường này song song với nhau. Vấn đề là làm sao có thể xác định được hai đường này.

http://image.vietstock.vn/2012/05/17/61824.jpg

Sau khi đã xác định được đường xu thế như trên, giả sử với xu thế giá tăng, ta vẽ đường kênh là một đường song song với đường xu thế và đi qua đỉnh giá rõ nhất đầu tiên. Nếu ở lần tăng giá tiếp theo giá tăng đến gần hoặc chạm vào đường kênh rồi lại giảm xuống đến gần đường xu thế thì khả năng có thể tồn tại một kênh dao động của giá. Với xu thế giá giảm việc vẽ và xác định kênh là hoàn toàn tương tự, tất nhiên là theo hướng ngược lại.

Mỗi lần giá chạm vào hoặc đến gần đường kênh rồi quay trở lại xuống đến đường xu thế là một lần kênh được kiểm tra thành công. Kênh tồn tại càng lâu với càng nhiều lần thử thành công thì vai trò cũng như độ tin cậy của nó càng lớn. Kênh có thể sử dụng cho kiếm lời trong ngắn hạn và thậm chí một số nhà đầu tư táo bạo còn sử dụng đường kênh để tiến hành những giao dịch ngược hướng với xu thế thị trường nhằm tìm kiếm những khoản lợi lớn hơn cho dù giao dịch ngược hướng thị trường có thể là một chiến thuật nguy hiểm và phải trả giá đắt.

Khi chuyển động của giá trên thị trường phá vỡ đường xu thế thì có thể gây ra sự đảo chiều của xu thế thị trường, nhưng nếu đường kênh bị chuyển động của giá phá vỡ (khi giá vượt ra ngoài đường kênh) thì tác động lại hoàn toàn ngược lại: đây là dấu hiệu cho sự gia tăng sức mạnh của xu thế hiện tại, thậm chí một số nhà đầu tư tin tưởng rằng việc giá chuyển động làm mất đi đường kênh sẽ xác nhận cho một xu thế ổn định trong thời gian dài và là cơ hội cho những nhà đầu tư thực hiện những hợp đồng dài hạn.

Ngược lại, khi giá không lên được đến đường kênh mà quay ngược trở lại quá sớm thì đây lại là dấu hiệu dự báo sớm sự suy giảm của xu thế hiện tại và là dấu hiệu cho thấy có thể chuyển động của giá sẽ phá vỡ đường xu thế.

Nói chung việc chuyển động của giá không thể đạt đến sát một trong hai đường biên của kênh có thể là một dấu hiệu sớm cho thấy xu thế giá có thể thay đổi và khả năng chuyển động của giá có khả năng sẽ phá vỡ đường biên còn lại của kênh. Với xu thế giá tăng, có thể có hai trường hợp (trong các hình vẽ ở hai trường hợp này ta giả định ban đầu kênh đang có xu thế hướng lên - xu thế tăng giá, hoàn toàn tương tự nếu muốn xem xét đối với xu thế giá giảm).

Nếu chuyển động của giá vượt qua đường kênh một khoảng lớn thì đây là dấu hiệu cho thấy xu thế lên giá đang mạnh lên, thường ta sẽ phải vẽ một đường xu thế mới dốc hơn từ điểm đáy cuối cùng song song với đường kênh mới. Thực tế cho thấy đường xu thế mới này hoạt động tốt hơn đường cũ.

Nếu giá không đạt được đến đường kênh và chuyển động phá vỡ đường xu thế thì điều này chỉ ra rằng xu thế thị trường đổi ch iều thành xu thế giá giảm. Hai đỉnh mới xuất hiện (đỉnh 5 và 7) sẽ là cơ sở để vẽ đường xu thế giá giảm, tương tự ta sẽ vẽ đường kênh song song đường xu thế và đi qua đáy 4. Chú ý là ở đây có sự đổi vai trò đường xu thế ban đầu trở thành đường kênh và ngược lại.

Ngoài ra kênh và các đường kênh còn mang một ý nghĩa khác: Khi giá chuyển động phá vỡ xu thế hiện tại - xuất hiện ‘breakout’ từ kênh hiện tại, giá thường sẽ chuyển động một khoảng bằng với độ rộng của kênh đó.

Như thế, để xác định điểm dừng của chuyển động này ta có thể tính tương đối chính xác bằng cách đo độ rộng của kênh vừa bị phá vỡ và dự kiến điểm dừng từ điểm giá vượt ra ngoài kênh (Tuy nhiên cần luôn luôn lưu ý rằng trong hai đường biên của kênh thì đường xu thế luôn có vai trò quan trọng và đáng tin cậy hơn, đường kênh chỉ là một công cụ kĩ thuật xuất phát từ đường xu thế)

http://www.nhincuoi.com/hinh/2011/05/03/_201105031502001p2bV/doremon-che-cuc-hai.jpg

tigeran
06-11-2012, 08:04 AM
Các hình mẫu phân tích kỹ thuật

Các mô hình tam giác...
Mô hình tam giác

Mô hình “tam giác” cũng là mô hình biến động liên tục và sử dụng các khái niệm hỗ trợ và kháng cự và điểm đột phá về giá. Mô hình này được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng giá. Đồ thị dưới đây của AMZN cho thấy mô hình “Tam giác”:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triangle1.jpg

Nhìn chung khi giá có những biến động đáng kể chúng sẽ vượt qua trạng thái dừng. Khi sử dụng mô hình “Tam giác”, giai đoạn ổn định giá sẽ bao gồm các đáy giá cao hơn và thấp hơn, hình thành nên hình “Tam giác”. Khi đường hỗ trợ và kháng cự bắt đầu hội tụ, thì giá sẽ bùng nổ thoát ra ngoài khu vực ổn định và tiếp tục khuynh hướng biến động trước đó.

Tín hiệu mua:
Là khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) theo hướng đi lên. Tín hiệu thường mạnh hơn khi giá ở giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

Tín hiệu bán:
Khi đường giá cắt đường hỗ trợ (Support) theo hướng đi xuống. Thông thường tín hiệu bán sẽ mạnh hơn khi giá ở giai đoạn đi xuống và vượt qua điểm bứt phá.

Có hai loại biến thể của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác” đi lên và đi xuống.

Mô hình Tam giác đi lên và Tam giác đi xuống

Hai biến thể gần nhất của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác đi lên” và “Tam giác đi xuống” được thể hiện trong đồ thị của hợp đồng vàng futures 100 ounce:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triangle2.jpg

Mô hình “Tam giác đi lên”

Tam giác đi lên cho thấy khuynh hướng thị trường đi lên so với mô hình tam giác thông thường. Cùng với mô hình tam giác đi lên, các mức giá đáy ngày càng cao hơn (dấu hiệu thị trường tăng) và đôi lúc là các mức giá đỉnh cũng ngày càng cao hơn (cũng là dấu hiệu thi trường tăng) được hình thành

Tín hiệu mua:
Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi lên” đưa ra tín hiệu mua khi đường giá cắt đường kháng cự theo hướng đi lên và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

Mô hình “Tam giác đi xuống”

Tam giác đi xuống cho thấy khuynh hướng thị trường đi xuống so với mô hình tam giác thông thường. Khi mô hình tam giác đi xuống được hình thành, các mức giá đáy ngày càng thấp hơn (dấu hiệu thị trường giảm) và thường là các mức giá đỉnh ngày càng thấp hơn được hình thành (nhìn chung là dấu hiệu thị trường giảm)

Tín hiệu bán:
Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi xuống” đưa ra tín hiệu bán khi đường giá cắt đường hỗ trợ theo hướng đi xuống và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn giảm vượt qua điểm bứt phá.

Mô hình tam giác là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả cho việc đặt lệnh mua bán.

Mô hình lá cờ (Flag Continuation)...
Mô hình lá cờ

Mô hình “lá cờ” thường xuất hiện sau một giai đoạn biến động tăng hoặc giảm đáng kể của thị trường.

Sau mỗi đợt biến động mạnh, thông thường đường giá cần có điểm dừng. Trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục khuynh hướng của nó trước đó, do vậy “lá cờ” được coi là mô hình biến động liên tục và được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng.

Đồ thị EBAY dưới đây chỉ ra mô hình “lá cờ”:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/flag.jpg

Tín hiệu mua:

Khi giá chuyển động nhiều hơn và các mức giá khá ổn định sẽ tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu mua xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên.

Tín hiệu bán:

Giả sử giá đang đi xuống trước đó và sau một thời gian ổn định thì tín hiệu bán là khi đường giá cắt đường hỗ trợ (support) và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ.

Mô hình Shooting Star

Mẫu nến Shooting Star (SS) có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/shooting-star.jpg

· Mẫu SS được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.
· Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến SS được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
· Mẫu nến SS được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
· Bóng trên dài của mẫu SS ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/shooting-star2.jpg

Theo đồ thị trên, thị trường đã bắt đầu thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm nơi mà lực cung sẽ tham gia vào thị trường, cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày. Trên thực tế, đã có ngưỡng kháng cự rất mạnh xảy ra khi có sự bán tháo tích cực ở mức giá cao nhất trong ngày. Đường giá đã đóng cửa thấp hơn so với mức mở cửa; đây là 1 dấu hiệu giảm giá. Đối với những nhà đầu tư năng động thì mẫu nến SS được dùng để làm rõ thêm tín hiệu bán. Một thân nến đỏ (có sự khác biệt giữa giá đóng của và mở cửa) được xem như là 1 tín hiệu khá mạnh. Nếu như ngày kế tiếp lại là 1 nến giảm thì cảnh báo của mẫu SS phải được sử dụng bởi vì giá đóng cửa của mẫu SS (ví dụ trên) vẫn nằm trên đường hỗ trợ của xu hướng giá.

Mẫu SS là 1 mẫu nến hết sức hữu ích để các nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ hoặc nơi mà lực cung được thiết lập. Sau một xu hướng tăng giá, mẫu nến SS xuất hiện có thể cảnh báo nhà đầu tư xu hướng tăng giá đó đã kết thúc hoặc có khả năng sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng những chỉ báo thị trường khác kết hợp với mẫu nến SS để xác định tín hiệu bán. Ví dụ như chờ đợi ngày tiếp theo nếu vẫn là 1 ngày mất điểm hoặc những chỉ báo khác gây bất lợi cũng như đường xu hướng tăng giá bị bẻ gãy.

Nói chung, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm dấu hiệu của nến xác nhận trước khi ra quyết định chính thức.

tradingpro8x
27-06-2013, 10:28 AM
Nến và tâm lí thị trường:

1) Cơ sở lí luận:
5 đặc điểm trong PTKT khi dùng đồ thị nến:
Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật gồm năm khía cạnh dưới đây.
Đầu tiên, trong khi sự phân tích cơ bản có thể cung cấp quy mô cung cầu, những tỷ lệ giá/lợi nhuận, những thống kê kinh tế học, v.v…, không có thành phần tâm lý học kéo theo trong sự phân tích đó. Vậy mà nhiều thị trường, đôi khi bị ảnh hưởng, thậm chí nặng nề, bởi sự đa cảm. John Manyard Keynes phát biểu, "Không có gì bất hạnh như­ một chính sách đầu t­ư hợp lý trong một thế giới vô lý". Phân tích kỹ thuật cung cấp cơ chế duy nhất để đo "sự vô lý" hiện diện trong mọi thị trường.
Thứ hai, những kỹ thuật cũng là một thành phần quan trọng trong việc khép mình vào kỷ luật giao dịch. Kỷ luật trong giao dịch giúp những thương gia làm dịu bớt những căng thẳng. Nếu bạn nghi ngờ điều này, hãy giao dịch trên giấy (tập mua bán bằng cách viết ra giấy). Rồi thử buôn bán với những quĩ của chính mình. Bạn sẽ sớm khám phá sự căng thẳng, nghi ngờ, băn khoăn trong cách mà bạn mua bán và nhìn nhận thị tr­ường. Những kỹ thuật cũng mang lại tính khách quan trong việc đưa ra các quyết định. Chúng cung cấp một cơ chế để thiết lập những điểm vào/ra, để đặt những tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận, hoặc những mức dừng/thoát. Sử dụng chúng sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch.
Thứ ba, đi theo các nhà phân tích kỹ thuật cũng khá quan trọng dù bạn không hoàn toàn tin tư­ởng vào sự sử dụng của họ. Bởi vì đôi khi kỹ thuật là lý do chính cho một sự chuyển động của thị trư­ờng.
Thứ tư, lý thuyết bước ngẫu nhiên giải thích việc thị trường có những ngày mà giá không có mối quan hệ với giá của ngày tiếp theo.
Và cuối cùng, quan sát hoạt động giá là ph­ương pháp trực tiếp và có thể tiếp cận dễ dàng nhất để nhận ra những mối quan hệ cung cầu của thị trường. Có thể có những tin tức quan trọng không được phổ biến, nhưng bạn có thể chờ đợi nó phản ánh vào giá. Những người có kiến thức sâu rộng về những chuyển động của thị trường có thể sẽ mua hoặc bán khi giá cả hiện thời phản chiếu thông tin của họ. Vì vậy, giá cả hiện thời đã phản chiếu tất cả thông tin sẵn có, được phổ biến rộng khắp hoặc một nhóm nào đó.

2)Nhận xét:
_Nếu bạn là một người phân tích kỹ thuật, bạn sẽ khám phá ra cách kết hợp biểu đồ hình nến với công cụ kỹ thuật khác của bạn để có thể tạo ra một sức mạnh tổng hợp của kỹ thuật.
_Những biểu đồ hình nến cung cấp nhiều dấu hiệu mua bán rất hữu ích. Tuy nhiên, chúng không cung cấp những mục tiêu giá.
_Phân tích kỹ thuật qua lăng kính đồ thị nến cũng là cách để đo lường cảm xúc thị trường. Những người PTKT chờ đợi những manh mối giá có thể báo động cho họ 1 sự thay đổi trong tâm lí thị trường và xu hướng.

3)Một vài hạn chế:

_Cũng như tất cả những phương pháp sử dụng biểu đồ, những mẫu hình biểu đồ hình nến tùy thuộc vào sự giải thích của ngư­ời sử dụng. Điều này có thể coi là một hạn chế. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm với biểu đồ hình nến trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ thấy những mẫu hình, và những sự biến đổi nào của những mẫu hình này, hoạt động tốt. Trong trường hợp này, chủ quan có thể không phải là nguy hiểm.
_Có quá nhiều mô hình, và bạn phải mất nhiều thời gian để hiểu và nắm bắt nó. Và từng cây nên riêng biệt, nếu kết hợp với 1-2 cây nến liền kề, ở từng vị trí trong từng giai đoạn up/down/sideway sẽ có ý nghĩa riêng biệt.
_Có gần đến 1000 trang về nến, bạn có tin chăng ??? Và tôi ước rằng trong tương lai xa nũa mình có thể là người đi tìm "linh hồn của cây nến".


4)Một vài ưu điểm:
Với những kinh nghiệm bạn có đư­ợc qua kỹ thuật hình nến, bạn sẽ khám phá ra những sự kết hợp nào hoạt động tốt trong thị trư­ờng của bạn. Điều này có thể mang lại cho bạn một lợi thế đối với những người đã không dành thời gian và sức lực trong việc theo dõi sát sao thị trường như­ bạn.
Nếu biết khéo léo kết hợp nến theo 1 chuỗi thời gian, ta sẽ thấy được đường đi của xu hướng giá và tâm lí nhà đầu tư (hưng phấn/thận trọng/bi quan)

duyenht
27-06-2013, 01:16 PM
Hay quá bác ơi, có khi nào đầy đủ hơn cả tài liệu học lớn PTKT của Vietstock hem ta! :cool:

quoctamvn
29-06-2013, 12:04 PM
Sắp tới Vietstock có khai giảng khóa Phân tích kỹ thuật Bậc 1 (5/7/2013) và Bậc 2 (9/7/2013) tại HCM, bác nào muốn tìm hiểu kỹ hơn thì xem nha.

Bậc 1: http://products.vietstock.vn/Service.aspx?catid=14&id=44

Bậc 2: http://products.vietstock.vn/Service.aspx?catid=14&id=86

Chúc các bác cuối tuần vui vẻ -

http://www.uphinh.vn/image/stream/1178468.png (http://www.uphinh.vn/image/view/1178468.png)

Ngủ ngon Gấu nhé, qua tuần không cần dậy làm gì đâu.... :)

1nightdream
08-07-2013, 08:41 AM
Cái hình hài quá bác ui :D:D:D:D

1nightdream
09-07-2013, 01:56 PM
Nhìn chung thì nến thích hợp cho phân tích ngắn hạn và đúng với những mã có thanh khoản cao và ít bị làm giá

Vả lại nên tập trung chú ý nhiều vào những dạng tổ hợp nến thay vì những mẫu hình riêng lẻ :D:D:D

tungtangcf
01-08-2013, 02:35 PM
KHi đã lọt vào rổ làm giá rồi thì bác có dùng gì phân tích cũng vô nghĩa.

Đơn thuần chỉ cần Nến tuần hoặc nến tháng + trendline / Kháng cự/ Hỗ trợ, theo em rất có ý nghĩa đối với dài hạn đóa bác. :D


Nhìn chung thì nến thích hợp cho phân tích ngắn hạn và đúng với những mã có thanh khoản cao và ít bị làm giá

Vả lại nên tập trung chú ý nhiều vào những dạng tổ hợp nến thay vì những mẫu hình riêng lẻ :D:D:D

tigeran
02-08-2013, 02:56 PM
Đồng ý với bác tungtangcf về vụ này. Còn phải coi dòng tiền vào ra cổ phiếu như thế nào nữa chứ không hẳn dùng các công cụ phân tích kỹ thuật riêng lẻ :big_grin::big_grin::big_grin::big_grin:

1nightdream
08-08-2013, 08:20 AM
Các hình mẫu phân tích kỹ thuật (Chart Patterns) - Phần 3

Các mô hình tam giác...
Mô hình tam giác

Mô hình “tam giác” cũng là mô hình biến động liên tục và sử dụng các khái niệm hỗ trợ và kháng cự và điểm đột phá về giá. Mô hình này được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng giá. Đồ thị dưới đây của AMZN cho thấy mô hình “Tam giác”:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triangle1.jpg

Nhìn chung khi giá có những biến động đáng kể chúng sẽ vượt qua trạng thái dừng. Khi sử dụng mô hình “Tam giác”, giai đoạn ổn định giá sẽ bao gồm các đáy giá cao hơn và thấp hơn, hình thành nên hình “Tam giác”. Khi đường hỗ trợ và kháng cự bắt đầu hội tụ, thì giá sẽ bùng nổ thoát ra ngoài khu vực ổn định và tiếp tục khuynh hướng biến động trước đó.

Tín hiệu mua:
Là khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) theo hướng đi lên. Tín hiệu thường mạnh hơn khi giá ở giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

Tín hiệu bán:
Khi đường giá cắt đường hỗ trợ (Support) theo hướng đi xuống. Thông thường tín hiệu bán sẽ mạnh hơn khi giá ở giai đoạn đi xuống và vượt qua điểm bứt phá.

Có hai loại biến thể của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác” đi lên và đi xuống.

Mô hình Tam giác đi lên và Tam giác đi xuống

Hai biến thể gần nhất của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác đi lên” và “Tam giác đi xuống” được thể hiện trong đồ thị của hợp đồng vàng futures 100 ounce:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triangle2.jpg

Mô hình “Tam giác đi lên”

Tam giác đi lên cho thấy khuynh hướng thị trường đi lên so với mô hình tam giác thông thường. Cùng với mô hình tam giác đi lên, các mức giá đáy ngày càng cao hơn (dấu hiệu thị trường tăng) và đôi lúc là các mức giá đỉnh cũng ngày càng cao hơn (cũng là dấu hiệu thi trường tăng) được hình thành

Tín hiệu mua:
Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi lên” đưa ra tín hiệu mua khi đường giá cắt đường kháng cự theo hướng đi lên và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

Mô hình “Tam giác đi xuống”

Tam giác đi xuống cho thấy khuynh hướng thị trường đi xuống so với mô hình tam giác thông thường. Khi mô hình tam giác đi xuống được hình thành, các mức giá đáy ngày càng thấp hơn (dấu hiệu thị trường giảm) và thường là các mức giá đỉnh ngày càng thấp hơn được hình thành (nhìn chung là dấu hiệu thị trường giảm)

Tín hiệu bán:
Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi xuống” đưa ra tín hiệu bán khi đường giá cắt đường hỗ trợ theo hướng đi xuống và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn giảm vượt qua điểm bứt phá.

Mô hình tam giác là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả cho việc đặt lệnh mua bán.

1nightdream
09-08-2013, 10:05 AM
Một số hướng dẫn cơ bản về phân tích kỹ thuật bằng MA

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=7&cad=rja&ved=0CGoQtwIwBg&url=http%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3DgBS X5kMvQ08&ei=0lsEUtiTJofqkAXIo4DwBA&usg=AFQjCNF0ONy2uR7xEQg9wP5eI1pTB-gSqQ&sig2=15Zdjjh4doTuO-UpGgZTjg

1nightdream
13-08-2013, 05:10 PM
Mô hình lá cờ (Flag Continuation)...
Mô hình lá cờ

Mô hình “lá cờ” thường xuất hiện sau một giai đoạn biến động tăng hoặc giảm đáng kể của thị trường.

Sau mỗi đợt biến động mạnh, thông thường đường giá cần có điểm dừng. Trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục khuynh hướng của nó trước đó, do vậy “lá cờ” được coi là mô hình biến động liên tục và được xếp vào mẫu đồ thị phân tích kỹ thuật tiếp tục xu hướng.

Đồ thị EBAY dưới đây chỉ ra mô hình “lá cờ”:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/flag.jpg

Tín hiệu mua:

Khi giá chuyển động nhiều hơn và các mức giá khá ổn định sẽ tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu mua xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên.

Tín hiệu bán:

Giả sử giá đang đi xuống trước đó và sau một thời gian ổn định thì tín hiệu bán là khi đường giá cắt đường hỗ trợ (support) và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ.

1nightdream
13-08-2013, 05:15 PM
Mẫu nến Shooting Star (SS) có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá....
Mô hình Shooting Star


Mẫu nến Shooting Star (SS) có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/shooting-star.jpg

· Mẫu SS được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.
· Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến SS được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
· Mẫu nến SS được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
· Bóng trên dài của mẫu SS ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/shooting-star2.jpg

Theo đồ thị trên, thị trường đã bắt đầu thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm nơi mà lực cung sẽ tham gia vào thị trường, cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày. Trên thực tế, đã có ngưỡng kháng cự rất mạnh xảy ra khi có sự bán tháo tích cực ở mức giá cao nhất trong ngày. Đường giá đã đóng cửa thấp hơn so với mức mở cửa; đây là 1 dấu hiệu giảm giá. Đối với những nhà đầu tư phân tích kỹ thuật năng động thì mẫu nến SS được dùng để làm rõ thêm tín hiệu bán. Một thân nến đỏ (có sự khác biệt giữa giá đóng của và mở cửa) được xem như là 1 tín hiệu khá mạnh. Nếu như ngày kế tiếp lại là 1 nến giảm thì cảnh báo của mẫu SS phải được sử dụng bởi vì giá đóng cửa của mẫu SS (ví dụ trên) vẫn nằm trên đường hỗ trợ của xu hướng giá.

Mẫu SS là 1 mẫu nến hết sức hữu ích để các nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ hoặc nơi mà lực cung được thiết lập. Sau một xu hướng tăng giá, mẫu nến SS xuất hiện có thể cảnh báo nhà đầu tư xu hướng tăng giá đó đã kết thúc hoặc có khả năng sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng những chỉ báo thị trường khác kết hợp với mẫu nến SS để xác định tín hiệu bán. Ví dụ như chờ đợi ngày tiếp theo nếu vẫn là 1 ngày mất điểm hoặc những chỉ báo khác gây bất lợi cũng như đường xu hướng tăng giá bị bẻ gãy.

Nói chung, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm dấu hiệu của nến xác nhận trước khi ra quyết định chính thức.

1nightdream
13-08-2013, 05:17 PM
Khoảng trống (Gaps) được xem là 1 phần không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật sử dụng đồ thị nến Nhật, đây là 1 kỹ thuật vô cùng quan trọng trong đồ thị nến. Để định nghĩa đơn giản 1 khoảng trống như sau: khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa không trùng với giá đóng cửa của ngày hôm trước, có nghĩa là không có giá trị và cũng không có khối lượng giao dịch trao tay giữa khoảng trống này....
Mô hình khoảng trống Gaps (Windows)

Khoảng trống (Gaps) được xem là 1 phần không thể thiếu trong kỹ thuật sử dụng đồ thị nến Nhật, đây là 1 kỹ thuật vô cùng quan trọng trong đồ thị nến. Để định nghĩa đơn giản 1 khoảng trống như sau: khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa không trùng với giá đóng cửa của ngày hôm trước, có nghĩa là không có giá trị và cũng không có khối lượng giao dịch trao tay giữa khoảng trống này.

Một khoảng trống tăng giá (Gap Up) xảy ra khi giá mở cửa ngày thứ 2 lớn hơn giá đóng cửa của ngày thứ 1. Trái lại, 1 khoảng trống giảm giá (Gap Down) xảy ra khi giá mở cửa của ngày thứ 2 thấp hơn giá đóng cửa của ngày thứ 1.

Có rất nhiều diễn biến tâm lý ẩn đằng sau khoảng trống này, chúng có thể thường được sử dụng như sau:

* Kháng cự (Resistance): Khi đường giá tạo ra 1 khoảng trống giảm giá thì khoảng trống đó đóng vai trò là đường kháng cự lâu dài và bền vững.
* Hỗ trợ (Support): Khi đường giá tạo 1 khoảng trống tăng giá thì khoảng trống đó có thể đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ của đường giá trong tương lai lâu dài và bền vững.

Ví dụ minh hoạ khoảng trống tăng:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/gap.jpg

Thông thường sau 1 khoảng trống thì đường giá sẽ có khuynh hướng lấp đầy khoảng trống đó, đây là 1 hiện tượng rất thường xảy ra. Hãy tưởng tượng khoảng trống như là 1 lỗ thủng trên bức tranh đồ thị giá và chúng ta cần phải khoả lấp lỗ thủng đó. Thông thường sau khi đường giá lấp đầy khoảng trống thì nó có khuynh hướng tiếp tục tiếp tục di chuyển theo hướng đã tạo ra khoảng trống trước đó.

Như ví dụ minh hoạ trên, đường giá đã đảo chiều tăng giá trở lại (cùng chiều với hướng di chuyển đường giá tạo ra khoảng trống trước đó), sau khi khoảng trống được lấp đầy thì lúc này nó (khoảng trống) đóng vai trò như là mức hỗ trợ. Các nhà đầu tư và đầu cơ xem đây là vùng hầu như chắc chắn sẽ tăng lên.

Tương tự, ví dụ minh hoạ khoảng trống giảm:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/gap2.jpg

Khoảng trống giảm đóng vai trò là vùng kháng cự và khoảng trống tăng đóng vai trò như là vùng hỗ trợ.

Khoảng trống là vùng rất quan trọng trong đồ thị giá, chúng có thể giúp nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật tốt hơn trong việc tìm kiếm những vùng hỗ trợ và kháng cự. Nó cho ta biết vùng hỗ trợ và kháng cự làm việc như thế nào, và chúng ta có thể sử dụng chúng để xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Khoảng trống là phần rất quan trọng trong mẫu đồ thị nến, nó là 1 dạng mẫu đồ thị đặc biệt cần được lưu ý.

1nightdream
13-08-2013, 05:27 PM
Đường hỗ trợ và kháng cự là một trong những công cơ bản được các tay buôn chứng khoán sử dụng để phân tích kỹ thuật và xác định vùng biến động của giá cổ phiếu trên thị trường. Có thể ở Việt Nam, khái niệm đường hỗ trợ, đường kháng cự còn rất lạ lẫm đối với nhiều nhà đầu tư song khái niệm này được nhắc tới và sử dụng rất phổ biến trong phân tích kĩ thuật, thậm chí còn được coi là kim chỉ nam, là sách gối đầu giường của nhiều tay chơi cổ phiếu. Bài viết này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về mức hỗ trợ, mức kháng cự cũng như cách xác định các mức giá có khả năng xảy ra trong tương lai....
Đường hỗ trợ và kháng cự là một trong những công cơ bản được các tay buôn chứng khoán sử dụng để phân tích và xác định vùng biến động của giá cổ phiếu trên thị trường. Có thể ở Việt Nam, khái niệm đường hỗ trợ, đường kháng cự còn rất lạ lẫm đối với nhiều nhà đầu tư song khái niệm này được nhắc tới và sử dụng rất phổ biến trong phân tích kĩ thuật, thậm chí còn được coi là kim chỉ nam, là sách gối đầu giường của nhiều tay chơi cổ phiếu. Bài viết này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về mức hỗ trợ, mức kháng cự cũng như cách xác định các mức giá có khả năng xảy ra trong tương lai.

Một trong những tiên đề nổi tiếng, có tính kinh điển trong phân tích kĩ thuật đó là "giá cả của cổ phiếu chịu sự tác động mạnh mẽ của mức hỗ trợ và mức kháng cự". Hỗ trợ là thuật ngữ dùng để chỉ các tác động giữ cho giá cổ phiếu luôn cao hơn một mức nào đó, còn kháng cự ngược lại, là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tác động khiến cho giá cổ phiếu luôn thấp hơn một mức nhất định nào đó. Người ta đã nghiệm ra rằng lịch sử luôn lặp lại, nếu trong quá khứ các mức giá đã từng đóng vai trò là giá kháng cự,thì chúng có xu hướng sẽ lặp lại vai trò đó trong tương lai. Việc biểu diễn được các đường hỗ trợ hay kháng cự trên đồ thị cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư xác định được tầm quan trọng của chúng trong quá khứ cũng như tiên liệu được các biến động trong tương lai. Khi nhận thấy thị trường đang giao dịch với mức giá gần với và hướng về các mức trên, ta có thể đưa ra một số dự báo hợp lý về giá cả cổ phiếu trong thời gian tới, từ đó có được các quyết định đầu tư cho riêng mình.

Vậy thế nào là hỗ trợ, thế nào là kháng cự và hình thù của chúng trên các đồ thị cổ phiếu ra sao? Để giải quyết được câu hỏi này, hãy cùng quan sát một đồ thị có biểu diễn các đường kháng cự và đường hỗ trợ tại các mức giá hết sức rõ ràng và dễ nhận biết. Sử dụng các thông tin rút ra từ bảng này ta có thể biết được liệu các mức kháng cự hay hỗ trợ này có lặp lại không khi giá cổ phiếu có xu hướng chạm tới các mức giá đó. Tuy nhiên, trước khi đi sâu khám phá những bí ẩn đằng sau các biểu đồ, hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ và các nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của các đường này.

Bất kì ai thường xuyên theo dõi các kênh thông tin tài chính, đọc các tạp chí đầu tư như Financial Times, vào các website chuyên ngành đầu tư chứng khoán của các thị trường lớn đều có thể nghe được và đọc được các lời nhận xét của các chuyên gia tài chính như, đại loại như là "Tôi cho rằng mức hỗ trợ của Dow là 7300" hay "Dow chắc chắn sẽ có mức kháng cự là 8100" Vậy thì bản chất tài chính của kháng cự hay hỗ trợ là gì, và tại sao người ta lại nhắc đến nó nhiều như vậy. Robert Edwards và John Magee trong tác phẩm kinh điển của họ có tựa đề "phân tích kĩ thuật xu thế biến động cổ phiếu" (Technical of stock trend) đã định nghĩa như sau:
Hỗ trợ là việc mua, có thể trên thực tế hoặc tiềm năng, một khối lượng lớn cổ phiếu trong một giai đoạn nhất định nhằm ngăn chặn không cho giá của chúng giảm thêm nữa. Kháng cự, ngược với hỗ trợ, là việc bán một lượng lớn cổ phiếu nhằm đáp ứng các lệnh mua, khiến cho mức giá không tăng thêm nữa. Xét về quan hệ cung cầu thì hỗ trợ là mức giá mà tại đó cầu lớn hơn cung, còn kháng cự là mức giá tại đó cầu nhỏ hơn cung.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/support-and-resistance.jpg

Hãy cùng quan sát bảng 1 để thấy rõ hơn. Đây là biểu đồ chứng khoán của công ty Rubbermaid từ tháng 6 năm 1997 đến tháng 9 năm 1998. Đồ thị thể hiện ba lần giá cổ phiếu lên cao hơn mức 27.5 điểm ( tại A ,B ,C), sau đó lại đảo chiều và giảm giá. Kế đó, sau khi vượt qua mức 27.5 điểm vào tháng 1 năm 1998 giá cổ phiếu lại tụt xuống (điểm D ,E ,F) trước khi tăng lên tới mức 35 điểm. Một đường thẳng được kẻ sao cho càng gần với cả sáu điểm này càng tốt. Trong bảng này, ta thấy mức giá đóng vai trò kháng cự tại điểm A-C, sau đó đảo chiều và đóng vai trò hỗ trợ tại điểm D-E.

Để giải thích được hành vi của thị trường, chúng ta cần phân tích rõ đồ thị này hơn chút nữa. Sau khi sụt giảm mạnh từ mức 30 điểm vào giữa tháng 7 năm 1997, giá cổ phiếu sau đó đã tăng lên mức 27.5 (điểm A) vào tháng 8, lại sụt giảm, rồi tăng lên mức 27.25 điểm vào tháng 8, sau đó lại sụt giảm. Chu kì này lại tiếp diễn một lần nữa vào tháng 1 năm 1998, sau đó lại được đẩy từ mức 27.5 điểm lên mức 29.5 điểm vào tháng 2.

Giả định rằng trước khi diễn ra sự sụt giá vào giữa tháng 7 năm 1997, các nhà đầu tư mua cổ phiếu ở mức giá dưới 30 điểm đã kiếm được một khoản lợi nhuận sau khi bán lại các cổ phiếu này cho các nhà đầu tư mới ở mức giá 30 điểm. Nhưng ngay sau đó, nhiều người trong số các cổ đông mới này đã đau khổ khi phải chứng kiến tiền đầu tư của mình bỗng nhiên giảm đi mất 15% chỉ sau một đêm ngắn ngủi (giá giảm xuống mức 25.5 điểm) và đương nhiên ai cũng mong ngóng ngày giá tăng để giảm bớt khoản lỗ.

Mặt khác, các nhà đầu tư đã lỡ cơ hội kiếm lời từ việc tăng giá ngay trước đó (từ thấp hơn 30 lên 30 điểm) thì lại coi đây là một cơ hội tốt để mua vào, đơn giản vì mới chỉ hai ngày trước đó, mức giá còn ngất ngưởng 30 điểm. Chính vì tâm lý này nên giá cổ phiếu đã tăng lên mức 27.5 (điểm A), và các cổ đông mua cổ phiếu ở mức giá 30 cũng nhẹ nhõm hơn một chút vì mức lỗ của họ chỉ còn 2.5 điểm thay vì 4.5 điểm như trước đây. Nhiều người chấp nhận mức lỗ này, và không muốn kéo dài tình trạng lo lắng cho túi tiền của mình, họ quyết định bán cổ phiếu ra, khiến cho giá sụt xuống. Chu trình này lặp lại (điểm B và C) cho đến khi một bộ phận lớn các nhà đầu tư không chấp nhận mức lỗ 2.5 điểm và vẫn quyết định nắm giữ cổ phiếu, khiến cho mức giá tiếp tục tăng và vượt qua mức 27.5 vào tháng 2 năm 1998, tiếp tục tăng lên mức 29.5 điểm.

Tại mức giá này, nhiều nhà đầu tư cảm thấy hài lòng với quyết định nắm giữ cổ phiếu của mình, chấp nhận mức lỗ 0.5 điểm, lo sợ vì mức giá duy trì yếu trong thời gian dài, họ quyết định liên lạc với người môi giới của mình để bán cổ phiếu, khiến cho giá lại giảm xuống mức 27.5 (điểm D). Hiện tượng này tiếp tục xảy ra thêm hai lần nữa (điểm E, F) cho đến khi những nhà đầu tư chấp nhận chịu mức lỗ nhỏ đã ra khỏi thị trường, lúc này giá cả lại được đẩy lên mức 30 điểm vào tháng 5 năm 1998.

Quá trình trên không chỉ xảy ra tại mức giá này mà nó xảy ra ngay tại mỗi mức giá cổ phiếu được giao dịch. Mặc dù điều này có vẻ quá đơn giản, nhưng đó là một trong những kiểu ra quyết định của các nhà đầu tư giúp hình thành nên mức hỗ trợ và mức kháng cự. Một vài nhân tố quan trọng hơn cả sẽ có ảnh hưởng lớn đến biểu hiện của giá cả, tuy nhiên nếu không tính tới các nhân tố này, các mức hỗ trợ và kháng cự này có thể có những tác động rõ rệt đến hình dạng của bảng biểu chứng khoán thường ngày. Nhưng quan trọng hơn cả, bằng cách kết hợp kiến thức về mức hỗ trợ, mức kháng cự cùng với các công cụ phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật khác, chúng ta có thể có những sự so sánh, dự đoán xu hướng biến động của giá cả, chớp thời cơ làm giàu, hơn là bị động gánh chịu và sửng sốt trước những biến đổi bất ngờ của nó.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/support-and-resistance2.jpg

Bảng thứ hai lại là một ví dụ khác, thể hiện biến động theo từng ngày của cổ phiếu OSSi (Outback Steakhouse). Kể từ đầu năm 1998 tới giữa tháng 2, giá cổ phiếu tăng từ 28.5 lên 34.5 điểm (tại A). Hãy chú ý tới phần đường biểu diễn nằm sát nhau ngay trên đường hỗ trợ được kẻ tại mức 34.5, và những biến động của giá cả trong vài tháng tiếp đó khi nó tăng giảm chạm mức hỗ trợ 4 lần tại B, C, D, E. Từ điểm E cho đến cuối tháng 7, giá tăng lên tới tận mức đỉnh điểm là 41 (tại F), ngay sau đó lại tụt dốc rất nhanh xuyên qua đường hỗ trợ, xuống mức 32.5 vào đầu tháng 8.


http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/support-and-resistance3.jpg

Vì F là điểm cao nhất trong cả thời kì phân tích, ta sẽ kẻ một đường thẳng từ điểm G đến điểm E, kéo thẳng đường này sang phía phải (gọi là đường xu thế). Hãy chú ý rằng điểm dừng H trước ngày giá giảm từ 36 xuống 32.5 điển (I) nằm ngay trên đường này. Sự sụt giảm tương đối lớn ngay ngày sau đó cho thấy đường xu thế này đóng vai trò như một đường hỗ trợ, một khi vượt qua được "rào cản" này, giá sẽ rớt tự do. Đồng thời điều này cũng có nghĩa là đường hỗ trợ và kháng cự không nhất thiết phải là đường ngang, nó có thể là một đường xiên. Trên thực tế, cũng có thể coi chính các đường xu thế này như đường hỗ trợ hay kháng cự.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/support-and-resistance4.jpg

Quay lại với các điểm nằm trên đường hỗ trợ (A, B, C, D, E). Vì mức giá giảm xuống dưới 34.5 nên giá đã phá vỡ đường hỗ trợ và đường xu thế. Trong tháng 8 mức giá chủ yếu giao động nhẹ quanh mức 34.5, lúc này đường xu thế không còn đóng vai trò như một đường hỗ trợ nữa, nó đã đảo chiều và đóng vai trò như một đường kháng cự cho đến khi giá giảm xuống mức thấp hơn, đến tháng 9, cổ phiếu này được giao dịch ở mức 26.

Mức độ quan trọng và đáng tin cậy trong việc dự đoán tương lai của đường hỗ trợ hay kháng cự trong phân tích kĩ thuật liên quan trực tiếp đến sô lần giá chạm tới các đường này và chuyển động ngược trở lại. Trong đồ thị số 4, có ít nhất là 7 lần giá đạt tới mức kháng cự/hỗ trợ và sau đó đảo chiều. Con số này chứng tỏ rằng các đường này rất có ý nghĩa và đáng tin cậy, có thể dùng để dự đoán các biến động của giá trong tương lai. Nó có đáng tin 100% không? Tất nhiên là không, chẳng có phương pháp phân tích nào lại đáng tin 100% bởi thị trường còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, tuy nhiên theo như đồ thị này thì khả năng giá sẽ đảo chiều là rất lớn.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/support-and-resistance5.jpg

Theo đồ thị trên, khi mức giá không giữ xu thế tăng nữa, chúng ta sẽ kẻ một đường xu thế mới để thể hiện hướng biến động mới của giá cả. Một đường thẳng nối từ F, kéo dài qua J là đường xu thế mới. Một đường thẳng khác nối từ H, song song với đường xu thế trên có vẻ "bao trọn" được biên giao động của giá trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, đây chính là môt hình hỗ trợ-kháng cự đường xiên điển hình.

Nhìn chung, hỗ trợ và kháng cự không phải là công cụ dự đoán chính xác 100% sự biến động của giá cả trong tương lai, thay vào đó chúng là công cụ dùng để cảnh báo các nhà đầu tư về một số điểm cần xem xét thẩm tra kĩ càng. Bằng cách sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự kèm với các chỉ số khác, chúng ta có thể biết được các tác động của chúng (nếu có) đối với giá cổ phiếu, với độ chính xác tuỳ theo số lần giá cả chạm mức kháng cự hay hỗ trợ.

1nightdream
14-08-2013, 08:12 AM
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu phân tích kĩ thuật trên thị trường chứng khoán. Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị nhiều người chỉ trích, nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và tôn trọng. Rất nhiều người...
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường chứng khoán. Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị nhiều người chỉ trích, nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và tôn trọng. Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sử dụng lý thuyết này cho việc đề ra cho riêng mình một quan điểm đầu tư đều không nhận ra một điều là bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kĩ thuật”.

Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của Phân tích cơ bản là các thống kê họat động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này, ông Charles.H.Dow, có rất nhiều điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự báo thị trường chứng khoán hay thậm chí nó trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng ông muốn lý thuyết của mình thành một thước đo biến động chung của thị trường. Dow thành lập “Dịch vụ thông tin tài chính Dow Jones” và được mọi người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản của học thuyết (ngày nay được đặt theo tên ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà ông viết cho “ Nhật Báo Phố Wall”. Sau khi Dow chết, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William.P.Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này, sau 27 năm nghiến cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.

Trước hết, hãy quan tâm đến chỉ số trung bình của thị trường. Nhìn chung giá, chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống, tuy nhiên một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chúng khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều giao động theo cùng một xu thế chung.

Cùng với những cố gắng nghiên cứu của mình, Charles Dow đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai loại chỉ số bình quân Dow Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay do Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị trường. Một trong hai loại chỉ số ấy là chỉ số của 20 công ty xe lửa, loại còn lại gọi là chỉ số công nghiệp thuộc các ngành khác bao gồm 12 công ty mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công ty vào năm 1916 và đến 1928 là 30 công ty.

Chỉ số bình quân Dow

Thuật ngữ thị trường nhằm chỉ giá chúng khoán nói chung, giao động của thị trường tạo thành các xu thế giá, trong đó, quan trọng nhất là các xu thế cấp 1 (xu thế chính hay xu thế cơ bản)...

1 - Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của Chúa)

Bởi vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư, gồm cả những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất, có những thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện, những gì có thể nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của các loại chứng khoán.Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa không dự tính được thì ngay khi xảy ra, chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào giá của các loại chứng khoán.

2 - Ba xu thế của thị trường

Thuật ngữ thị trường nhằm chỉ giá chúng khoán nói chung, giao động của thị trường tạo thành các xu thế giá, trong đó, quan trọng nhất là các xu thế cấp 1 (xu thế chính hay xu thế cơ bản). Đây là những biến động tăng hoặc giảm với qui mô lớn,thường kéo dài trong một hoặc nhiều năm và gây ra sự tăng hay giảm đến 20% giá của các cổ phiếu.Chuyển động theo xu thế cấp 1 sẽ bị ngắt quãng bởi sự xen vào của các giao động cấp 2 theo hướng đối nghịch, gọi là những phản ứng hay điều chỉnh của thị trường. Những biến động này xuất hiện khi xu hướng cấp 1 tạm thời vượt quá mức độ hiện tại của bản thân nó (gọi chung các biến động này là các biến động trung gian - biến động cấp 2). Những biến động cấp 2 bao gồm những biến động giá nhỏ hay gọi là những biến động hàng ngày đều không có ý nghĩa quan trọng trong Lý thuyết Dow.

3 - Xu thế cấp 1

Như đã nói đến ở phần trước, xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường, thường kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc này là thị trường giá lên (Bull Market). Còn ngược lại nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá, thị trường được gọi là thị trường giá xuống (Bear Market).Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong 3 loại xu thế mà một nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một thị trường lên giá, sớm đến mức anh ta có thể chắc chắn rằng mới có duy nhất mình anh ta bắt đầu mua và sau đó nắm giữ đến khi và chỉ khi thời kỳ "Bull Market" đã thực sự kết thúc và bắt đầu thời kỳ "Bear Market". Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự xen vào của các điều chỉnh cấp 2 và các giao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường. Tuy nhiên với một nhà đầu tư ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai trò quan trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị trường.

4 - Xu thế cấp 2

Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các thị trường giá lên; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các thị trường giá xuống.Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo thị trường ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1. Do đó, chẳng hạn trong thị trường giá lên, nếu chỉ số giá bình quân công nghiệp tăng liên tục ổn định hoặc có gián đoạn rất nhỏ và mức tăng đạt đến 30 điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2, thì người ta có thể trông đợi xu thế điều chỉnh này có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm cho đến khi thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1 ban đầu của nó.

Dẫu sao cũng cần lưu ý là quy tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một quy luật không thể phá vỡ mà nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra mà hầu hết các biến động cấp 2 đều bị giới hạn trong mức này. Rất nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với mức 50% mà rất hiếm khi đạt đến mức 1/3.

Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế cấp 2: Tất cả những chuyển động của giá ngược hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu thế cấp 1 (tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này, bỏ qua những giao động nhỏ) thì được coi là thuộc loại trung gian hay còn gọi là biến động cấp 2. Mặc dù đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2 nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình thành và thời gian tồn tại của xu thế.

5 - Xu thế nhỏ (Minor)

Đây là những giao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những sang nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể.

Để làm rõ khái niệm về 3 xu thế của thị trường, ta có thể so sánh với biến động của sóng biển với một số điểm giống nhau như sau: Xu thế cấp 1 trong giá chứng khoán giống như những đợt thủy triều lên hoặc xuống.Có thể so sánh thị trường giá lên (Bull Market) với thủy triều lên. Thủy triều dâng nước lên bờ biển ngày càng xa vào sâu trong bờ và đến đỉnh của thủy triều thì lại quay ngược trở về biển. Khi thủy triều rút lại được so sánh với thị trường giá xuống (Bear Market). Và cho dù trong lúc thủy triều lên hay xuống thì luôn có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Khi thủy triều lên, mỗi con sóng liên tiếp nhau vào bờ, sóng sau vào sâu hơn sóng trước lại góp phần làm thuỷ triều vào xa hơn trong bờ, nhưng khi thủy triều xuống mỗi con sóng không mang nước ra xa bờ mà nước giảm xuống là do sóng sau vào đến bờ ở mức thấp hơn(tụt lại hơn) so với đỉnh của sóng trước, mỗi con sóng do đó sẽ trả lại dần dần bờ biển như trước khi thủy triều lên. Những con sóng này là các xu thế trung gian,có thể cấp1 hoặc cấp 2 tùy thuộc hướng chuyển động của nó so với hướng của thủy triều vào thời điểm xảy ra xu thế đó.

Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với hướng của những con sóng lớn - những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ (những giao động hàng ngày có vai trò ko quan trọng như đã nói ở phần trên). Những đợt thủy triều, những con sóng và những gợn sóng nhỏ chính là những hình ảnh so sánh giống nhất đối với những biến giá của một thị trường. Điều này được mô tả cụ thể hơn trong Lý thuyết Sóng Elliott, trong đó mọi biến động của thị trường đều gắn trực tiếp với các con sóng...

Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kì.Thời kì đầu tiên là quá trình “tích tụ”. Trong quá trình này, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp, có thể vào thời kì này doanh nghiệp đang suy thoái nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả năng doanh ngiệp có thể chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng,có thể giá cổ phiếu của nó sẽ tăng trong thời gian tới...

6 - Thị trường giá lên

Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kì.

Thời kì đầu tiên là quá trình “tích tụ”. Trong quá trình này, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp, có thể vào thời kì này doanh nghiệp đang suy thoái nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả năng doanh ngiệp có thể chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng,có thể giá cổ phiếu của nó sẽ tăng trong thời gian tới. Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được chào bán rất nhiều bởi những nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và lo lắng về tình trạng của những cổ phiếu của họ và để nhằm tăng dần giá chào bán của họ khi thị trường xuất hiện sự suy giảm trong khối lượng giao dịch. Các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó có thể không tốt thậm chí tồi, rất tồi. Giới đầu tư hoàn toàn cảm thấy thất vọng khi tham gia vào thị trường chứng khoán bởi họ thấy tiền đầu tư của họ đang giảm nhanh chóng và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ muốn thoát ra khỏi thị trường.Tuy nhiên có thể nhận thấy một điều vào cuối giai đoạn thứ nhất này là trong hoạt động của công ty và trong những biến động trên thị trường đã có những biến chuyển tuy mới chỉ ở mức hạn chế, bắt đầu xuất hiện những đợt tăng giá nhỏ.

Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc. Họat động của doanh ngiệp đang theo dõi gia tăng mạnh cùng với những khởi sắc trong nội bộ doanh nghiệp và doanh thu của nó cũng tăng dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm trên thị trường.Đây chính là thời kì mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh chứng khoán theo trường phái phân tích kĩ thuật.

Cuối cùng là thời kì thứ 3. Trong thời kì này thị trường sôi sục với những biến động của nó. Công chúng rất háo hức với từng biến động của thị trường.Tất cả các thông tin tài chính của doanh nghiệp đưa ra đều rất tốt, giá chứng khoán tăng cao ngoài sức tưởng tượng và đang là những vấn đề nóng hổi được đưa lên trang đầu của các tờ báo ra hàng ngày.Thời điểm này có lẽ đã là 2 năm kể từ khi thị trường bắt đầu đi lên,những người ít kinh nghiệm có thể cho rằng thị trường lúc này mới chắc chắn cho lợi nhuận của họ và muốn tham gia vào thị trường. Nhưng thực sụ thì sau 2 năm, giá đã tăng khá cao, câu hỏi nên đặt ra vào lúc này là “nên bán cổ phiếu nào” chứ không còn là “nên mua cổ phiếu nào” nữa.Vào cuối thời kì thứ 3, người ta có thể thấy nạn đầu cơ tràn lan, khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng nhưng “air-pocket” xuất hiện và cũng gia tăng thường xuyên,số lượng cổ phiếu có giá thấp nhưng không có giá trị đầu tư cũng gia tăng và cả những đợt phát hành trái phiếu cũng ít dần đi.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSjm3xNe7vbq9cHxhiEZA2wHynQTet6r FR0rmHY_szb_Gur6bBR

7 - Thị trường giá xuống

Xu thế giảm giá của thị trường cũng được chia thành 3 thời kì.

Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ “phân bổ” (thời kỳ này thực sự bắt đầu ở giai đoạn cuối của thị trường giá lên trước đó). Trong thời kỳ này những nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu của những công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu đều đang đạt mức cao không bình thường và họ muốn nhanh chóng thoát khỏi cổ phiếu của các công ty này. Khối lượng giao dịch vẫn rất cao mặc dù đã có những dấu hiệu của xu hướng giảm, công chúng vẫn rất “năng động” nhưng cũng bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và cũng không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận.

Thời kỳ thứ 2 được gọi là thời kỳ hỗn loạn. Số lượng người mua bắt đầu giảm dần và những người bán bắt đầu trở nên vội vã bán đi những cổ phiếu mình đang nắm giữ. Xu thế giảm giá bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống và khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Giai đoạn này được gọi là hỗn loạn vì sự sụt giảm thường xảy ra rất trầm trọng thậm chí là thái quá với mức độ vượt quá cả thực trạng của các doanh nghiệp. Sau giai đoạn hỗn loạn có thể có giai đoạn hồi phục(một dạng xu thế cấp 2) hoặc một giai đoạn giao động ngang của thị trường (các giao động không có hướng đi lên hay đi xuống mà là giao động trong một khoảng cố định theo chiều ngang của thị trường) trong một thời gian tương đối dài. Giai đoạn này thể hiện tâm lý chán nản của một bộ phận nhà đầu tư,họ cũng chính là những người đã cố gắng nắm giữ cổ phiếu qua thời kỳ hỗn loạn trước đó hoặc cũng có thể là những người đã mua cổ phiếu trong thời kỳ đó bởi vì lúc đó giá củ cổ phiếu rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với trước đó vài tháng. Thông tin về các doanh nghiệp ngày càng xấu đi. Kết thúc giai đoạn này mới bước vào thời kỳ thứ 3.

Vào thời kỳ thứ 3, xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu dần, nhưng lại được duy trì bởi những lệnh bán nhiều và liên tục thể hiện “nỗi buồn” và sự lo lắng của những nhà đầu tư đang rất cần tiền cho những nhu cầu riêng của họ. Các cổ phiếu đều giảm đến mức thấp nhất, thậm chí gần như mất hoàn toàn giá trị. Những cổ phiếu có chất lượng cao hầu như không được giao dịch vì những người sở hữu chúng đều muốn nắm giữ đến cùng. Ở giai đoạn cuối của thị trường giá xuống, như một kết quả của toàn bộ thời kỳ giảm giá trước,cả thị trường chỉ tập trung vào giao dịch một số loại cổ phiếu. Thị trường giá xuống kết thúc tất cả với những tin xấu về các doanh nghiệp, về thị trường ở mức có thể coi là tồi tệ nhất đã thể hiện ra và có thể đến.

8 - Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường

Đây là câu hỏi thường xuyên đặt ra nhất và cũng khó giải thích nhất đối với hệ thống các nguyên lý của lý thuyết Dow.Tuy nhiên từ khi được đưa ra cho đến nay nó đã được thời gian chứng minh tính đúng đắn và nó vẫn được vận dụng cho đến ngày nay và bất kì một ai khi xem xét những số liệu ghi lại thì đều không thể có ý kiến phản đối với nguyên lý này.Còn với những người ít quan tâm hay bỏ qua nguyên lý này thì trong thực tế kinh doanh sẽ phải nhiều lần tiếc nuối. Điều nguyên lý này muốn nói đến đó là không thể có một dấu hiệu chính xác nào về sự thay đổi xu thế thị trường có thể được ra chỉ thông qua xem xét biến động của duy nhất một loại chỉ số bình quân (ở đây muốn nói đến những thị trường bao gầm nhiều chỉ số bình quân,chẳng hạn như ở Mĩ, như nói ở phần đầu, có hai loại chỉ số bình quân).

9 - Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường

Điều này thể hiện một thực tế là khi giá biến động theo đúng xu thế cấp 1 thì các họat động kinh doanh trên có xu hướng mở rộng hơn. Do vậy, với thị trường giá lên, khối lượng giao dịch sẽ tăng nếu giá tăng,và sẽ thu lại nếu giá giảm; với thị trường giá xuống, giá trị giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm và ít khi giá có dấu hiệu phục hồi. Điều này vẫn đúng ở mức độ thấp hơn tức là với những xu thế cấp 2, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một xu thế hồi phục cấp 2 trong một thị trường giá xuống, khi mà các diễn biến của thị trường chỉ ra rằng giá sé tăng lên theo một số đợt tăng giá nhỏ, còn các biến động kéo giá xuống giảm đi. Các kết luận ở đây thường không có giá trị nếu chỉ dựa trên diễn biến trong vài ngày và càng không có giá trị với những kết luận dựa trên một phiên giao dịch đơn lẻ.Nguyên lý này chỉ phát huy hiệu quả nếu dựa trên những diễn biến của khối lượng giao dịch chung trong thời gian giao dịch tương đối dài .Hơn nữa, theo Lý thuyết Dow thì chỉ dựa trên những phân tích về giá mới có thể đưa ra được những dấu hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường,còn khối lượng giao dịch chỉ có thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến động của thị trường và sử dụng vào những tình huống khi dấu hiệu chính tỏ ra còn nhiều nghi ngờ.

10 - Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2

Đường ngang theo định nghĩa của Lý thuyết Dow là những chuyển động ngang có tính chất trung gian của thị trường phản ánh thời kỳ mà giá biến động rất ít (với thị trường Mĩ là nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Đường ngang thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc đôi khi là lâu hơn (trong vài tháng). Khi thị trường xuất hiện mô hình dạng đường ngang, điều này chỉ ra rằng áp lực của cung và cầu trên thị trường là tương đối cân bằng. Thực tế trong giai đoạn này các lệnh đặt mua hoặc bán đều thể hiện một sự kiệt sức .Những người muốn mua cổ phiếu thì phải tăng mức giá chào mua để khuyến khích người có cổ phiếu mà họ muốn bán cho họ,còn những người muốn bán thì với thị trường có biến động dạng đường ngang họ thấy rằng số lượng người mua đang ít dần và kết quả là họ phải giảm giá để có thể bán được những cổ phiếu của mình. Do vậy một mức giá giao động vượt ra ngoài mức giao động của mô hình đường ngang đang xuất hiện trên thị trường sẽ là một dấu hiệu rõ ràng cho một thị trường lên hoặc xuống giá tùy thuộc vào hướng của giao động vượt ra ngoài. Nhìn chung mô hình đường ngang càng kéo dài lâu và biên độ giao động càng nhỏ thì ý nghĩa của giao động vượt ra ngoài mô hình đường ngang càng lớn.

Mô hình đường ngang thường diễn ra dài vừa đủ để khoảng thời gian tồn tại của nó mang một ý nghĩa quan trọng đối với những người phân tích thị trường theo trường phái Dow. Những biến động vượt ra ngoài mô hình đường ngang có thể là dấu hiệu cho thấy mô hình này chính là những mức đỉnh hoặc đáy rất quan trọng của thị trường bởi nếu là đỉnh thì đó chính là giai đoạn “phân bổ”- giai đoạn ban đầu của một thị trường giá xuống; còn nếu dấu hiệu cho thấy nó có thể là mức đáy của thị trường thì đây là giai đoạn “tích tụ” - giai đoạn đầu của một thị trường giá lên.Thông thường nhất, nó đóng vai trò như một thời kỳ yên tĩnh thuộc giai đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành hoặc thuộc giai đoạn củng cố xu thế cấp 1 của thị trường. Trong những trường hợp đó mô hình này đóng vai trò như những sóng cấp 2. Mức biến động 5% cũng hoàn toàn chỉ là một mức biên độ được xác định theo kinh nghiệm bởi trên thực tế rằng mô hình đường ngang có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình cũng có nhiều biến động ngang với biên độ lớn hơn nhưng hai biên của nó vẫn được xác định khá rõ ràng và tương đối chuẩn nên cũng được tính là một loại mô hình đường ngang.

11 - Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu

Lý thuyết Dow không quan tâm và ít đề cao đến các mức biến động giá (thậm chí là cả mức giá cao nhất và thấp nhất) trong ngày mà chỉ quan tâm đến những số liệu cuối ngày giao dịch, chẳng hạn như mức bình quân giá bán cuối cùng trong ngày.

Xem xét một thị trường với xu thế cơ bản là tăng giá và đang ở thời điểm giá tăng và đạt mức đỉnh của ngày hôm đó vào 11 giờ sáng, giả sử lúc đó chỉ số bình quân công nghiệp đang là 152.45 sau đó lại giảm xuống mức giá đóng cửa là 150.70. Để có thể xác nhận thị trường vẫn đang trong xu thế cơ bản là tăng giá thì ở đợt tăng giá tiếp theo mức giá đóng cửa phải cao hơn 150.70 . Trong trường hợp này mức đỉnh 152.45 không được quan tâm đến. Trái lại nếu ở đợt thứ 2, dù giá có đạt đến mức đỉnh ở 152.60 nhưng giá đóng cửa lại nhỏ hơn 150.70 thì hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ liệu xu thế tăng giá hiện tại có còn tiếp tục hay không.

Trong những nắm gần đây, nhiều ý kiến đã được đưa ra xung quanh vấn đề liệu chỉ số giá bình quân phải tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu so với giới hạn đạt được của đợt giao động giá trước (đỉnh hoặc đáy) để có thể báo hiệu (xác nhận một xu thế mới hoặc xác nhận lại xu thế hiện tại) xu thế thị trường. Dow và Hamilton luôn rất cẩn thận trong việc xem xét bất cứ một giao động nhỏ nào xen vào xu thế hiện tại làm giá thay đổi thậm chí đến 0.01 và hai ông đều cho rằng dấu hiệu đó hoàn toàn có thể là một dấu hiệt đúng. Nhưng ngày nay nhiều nhà phân tích cho rằng mức thay đổi đó phải đạt ít nhất 1.00 mới có thể được coi là một dấu hiệu của thị trường.

12 - Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định

Nguyên lý này là một trong những nguyên lý có nhiều ý kiến tranh cãi nhất. Nhưng nguyên lý này khi được hiểu chính xác vẫn có giá trị rất lớn trong phân tích thị trường. Nguyên lý này giúp đề phòng với những thay đổi quá sớm trong quan điểm về thị trường những phản ứng quá sớm,theo như chúng ta hay nói là cầm đèn chạy trước ô tô, của bất kì nhà đầu tư nào. Điều này không nhằm làm nhà đầu tư trì hoãn hành động của mình lại một cách không cần thiết,cho dù là chỉ một phút, khi những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường là đã rõ ràng, nhưng nó nhắc nhở một điều rằng lợi thế sẽ nghiêng về phía những người biết chờ đợi cho đến khi họ chắc chắn về tình hình thị trường và rõ ràng sẽ không nghiêng về những người quá nôn nóng với hành động của họ. Khả năng xảy không thể được phát hiện một cách rõ ràng bởi bản chất của nó là những biến động thực tế của thị trường và chúng thay đổi thường xuyên. Thị trường giá lên không thể lên giá mãi và thị trường giá xuống thì sớm muộn cũng đạt đến đáy của nó. Khi một xu thế cấp 1 của thị trường vừa mới được hình thành thì cho dù có những giao động trong ngắn hạn ta vẫn có thể chắc chắn rằng nó không thay đổi, nhưng nếu nó kéo dài càng lâu thì mức chắc chắn càng ít dần đi,các điểm tái xác nhận xu thế thị trường cũng có giá trị ít dần đi. Động lực của người mua và khả năng bán được những cổ phiếu với giá cao hơn giá mua để kiếm lời sẽ ngày càng thấp nếu như Bull Market đã tồn tại trong nhiều tháng và rõ ràng là thấp hơn khi nó mới hình thành. Nguyên lý thứ 12 của Dow nói rằng “Making your position pending contrary orders”.

Một hệ quả tất yếu từ nguyên lý này đó là khi đã có những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường thì sự thay đổi đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải theo dõi thị trường một cách thường xuyên.

1nightdream
14-08-2013, 08:16 AM
Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Biểu đồ phân tích kỹ thuật Kỹ thuật dùng biểu đồ phân tích kỹ thuật đã rất phổ biến từ cuối...
Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ.

Biểu đồ phân tích kỹ thuật

Kỹ thuật dùng biểu đồ phân tích kỹ thuật đã rất phổ biến từ cuối thế kỷ 19, do Charles H. Dow khởi xướng. Sau đó, quan điểm của ông đã trở thành "Lý thuyết Dow" ("Dow Theory"), cho rằng những biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá cổ phiếu trên các biểu đồ.

Cơ sở của việc phân tích là tìm cách xác định giá của cổ phiếu trong tương lai bằng việc nhận diện và đo lường giá trị cổ phần. Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật cho rằng, các hành vi thị trường trong quá khứ tự nó sẽ xác định giá tương lai.

Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm hai trục biểu thị giá và thời gian. Mỗi một cổ phần, thị trường và chỉ số niêm yết trên bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh hoạ sự biến động giá chứng khoán qua các thời kỳ; mỗi một đồ thị (đường) là tập hợp các điểm chỉ giá đóng cửa (closing price) ngày giao dịch. Đồng thời, có một sự liên hệ giữa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất / thấp nhất.

Phân tích biểu đồ có thể được áp dụng cho từng chứng khoán riêng lẻ cũng như một danh mục đầu tư. Các nhà phân tích sử dụng kỹ năng nghiên cứu kỹ thuật các biểu đồ chỉ số để nhận định thị trường đang ở trạng thái "thị trường bò" hay "thị trường gấu". Với các biểu đồ, các nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá tương tự về công ty mà mình lựa chọn.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSbbkUyfH-0BVf8cp68qwkdDHUNeGnxemhY4MXZ35u0yZcdajCz

Xu hướng

Sử dụng biểu đồ để nhận diện xu hướng hiện tại: xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu qua thời gian. Các xu hướng tồn tại trong mọi trạng thái thời gian và mọi thị trường. Các nhà đầu tư hàng ngày có thể xây dựng được xu hướng của cổ phiếu mà họ mua (bán) trong vòng vài phút. Về dài hạn, các nhà đầu tư quan sát các xu hướng tồn tại trong nhiều năm.

Các xu hướng được phân loại: tăng, giảm, hoặc không đổi.

Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và những biến động giảm. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh cao hơn và đáy cao hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng tăng giá cổ phiếu là có thể.

Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy yếu thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng giảm giá cổ phiếu là có thể.

Xu hướng không đổi biểu thị bằng sự dao động lên xuống trong một thời gian dài giữa các giới hạn tăng giảm trực quan. Sự biến động giá trên biểu đồ là không rõ ràng và giá cổ phiếu sẽ không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể).

Xu hướng có khả năng ổn định theo thời gian. Một cổ phiếu với xu hướng tăng (giảm) (về giá) sẽ tiếp tục tăng (giảm) cho đến khi có biến động về giá trị hoặc các trạng thái xảy ra. Người "đọc" biểu đồ phải định vị được các đỉnh và đáy - những điểm biểu thị sự chấm dứt khả năng hồi phục hay suy yếu. Lựa chọn tại một điểm gần đỉnh hoặc đáy có thể rất có lợi.

Một châm ngôn nói rằng, "xu hướng là bạn của anh". Với các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư, tuyên ngôn này có ý nghĩa là, bạn sẽ đạt thành công hơn nếu lựa chọn vị thế cổ phiếu theo xu hướng phổ biến, hơn là đi ngược lại với nó..

Khối lượng

Khối lượng cổ phiếu giao dịch đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư.

Các biểu đồ cổ phiếu cho thấy khối lượng thông qua đồ thị hình cột dưới các ô giá. Thông thường trong các biểu đồ này, các đường màu xanh chỉ các ngày giá lên và những đường màu đỏ là những ngày giá xuống. Các nhà đầu tư và kinh doanh có thể đánh giá được lãi mua và bán bằng việc theo dõi số lần giá lên xuống trong một đường và mức độ biến động của chúng so với những ngày giá biến động theo chiều hướng ngược lại thì như thế nào.

Cổ phiếu mua vào với lãi cao hơn khi bán ra được gọi là đang trong trạng thái “tích luỹ”, và ngược lại, trường hợp lãi khi bán ra cao hơn khi mua vào được gọi là đang trong quá trình “phân phối”. “Tích luỹ” và “phân phối” thường dẫn tới sự biến động của giá cả. Hay nói cách khác, các cổ phiếu đang trong trạng thái tích luỹ thường sẽ tăng giá chỉ một thời gian ngắn sau khi hành vi mua bắt đầu. Và ngược lại, những cổ phiếu đang được lưu thông thường rớt giá một thời gian sau khi bán ra.

Một cổ phiếu có thể hồi phục được hay không đòi hỏi sự tham gia “nhiệt tình” của các nhà đầu tư. Khi sự hồi phục của một cổ phiếu không hấp dẫn được các nhà đầu tư mới thì nó sẽ rất dễ rớt giá. Các nhà đầu tư và kinh doanh sử dụng các tiêu chí như trạng thái cân bằng khối lượng để đánh giá số lượng người tham gia đang chậm lại hay tiến triển nhanh hơn các động thái của giá cả.

Các cổ phiếu giao dịch thường ngày với một khối lượng trung bình. Khối lượng này có thể xác định được tính lỏng của các cổ phiếu đó. Nhà kinh doanh có thể rất dễ dàng mua và bán các cổ phiếu có tính lỏng cao. Những cổ phiếu không có tính lỏng cao đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn và thường không thể nhanh chóng loại bỏ ra khỏi một danh mục đầu tư. Những phép phân tích biểu đồ cổ phiếu không thể áp dụng cho cổ phiếu không có tính lỏng cao.

Việc giá cổ phiếu gia tăng đột biến kéo theo một khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là có lợi cho sự tiếp tục biến động của giá cổ phiếu theo chiều hướng đó. Nhưng sau một thời gian dài tăng giảm, các cổ phiếu thường có một ngày có khối lượng giao dịch rất lớn, đạt mức đỉnh điểm. Trong những ngày này, người mua, hoặc người bán cuối cùng sẽ là những người được lợi nhất. Sau đó, giá trị của cổ phiếu đó sẽ thay dổi theo chiều hướng ngược lại vì sẽ không còn có đủ lượng người tham gia giao dịch để làm cho giá biến chuyển theo chiều hướng đó...

Mô hình và chỉ số

Làm thế nào bạn có thể biến những đường vô tận biểu thị các dữ liệu trên biểu đồ thành một dạng logic mà không cần sự can thiệp của các thao tác kỹ thuật ? Các biểu đồ cho phép các nhà đầu tư và kinh doanh nhận biết hành vi giá cả thị trường cả trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở hợp lý cho việc dự báo cũng như đưa ra các quyết định khôn ngoan. Nó gần giống như công cụ trực giác, trái ngược với quan điểm của các nhà phân tích giá trị.

Biểu đồ cổ phiếu có khả năng tác động tới các chức năng của cả hai bán cầu não về tư duy logic và tính sáng tạo. Quan điểm này đã gây tranh cãi trong giới phân tích đầu tư trong suốt thế kỷ qua.

Dạng "nguyên thuỷ" của việc đọc các biểu đồ là phân tích mô hình. Phương thức này khá phổ biến qua các lý thuyết của Charles Dow và cuốn Technical of Stock Trends (viết ngay sau Chiến tranh thế giới II). Dạng hiện đại hơn là phân tích chỉ số, một phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả.

Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá.

Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD.

Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả.

1nightdream
14-08-2013, 08:19 AM
Xác lập giá Có 2 phương pháp để biểu diễn mức giá dọc theo trục y (trục tung) là: arithmetic (số học) và logarithmic (thuộc hàm log). Cách arithmetic biểu diễn 10 điểm cách đều nhau trên đường chéo cho dù mức giá có khác nhau. Mỗi đơn vị đo đều như nhau...

Xác lập giá

Có 2 phương pháp để biểu diễn mức giá dọc theo trục y (trục tung) là: arithmetic (số học) và logarithmic (thuộc hàm log). Cách arithmetic biểu diễn 10 điểm cách đều nhau trên đường chéo cho dù mức giá có khác nhau. Mỗi đơn vị đo đều như nhau. Nếu giá cổ phần tăng từ 10 lên 80 sau 6 tháng thì sẽ xuất hiện sự dịch chuyển từ 10 lên 20 và sự dịch chuyển này cũng tương đương với sự dịch chuyển từ 70 lên 80. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên không tương đương về phần trăm.

Cách logarithmic đo sự tăng giảm của giá cả theo phần trăm. Tăng từ 10 lên 20 nghĩa là tăng 100%. Cũng thế với bước tăng từ 20 lên 40 và từ 40 lên 80. Cả 3 sự dịch chuyển trên có khoảng cách trên đường chéo như nhau . Hầu hết các chương trình về biểu đồ cho rằng dạng logarithmic là dạng semi-log, vì trục thời gian vẫn được biểu diễn theo kiểu số học.

Biểu đồ trên minh họa cho sự khác nhau của 2 dạng. Ở dạng semi-log, khoảng cách giữa 50 và 100 cũng bằng khoảng cách giữa 100 và 200. Còn đối với dạng arithmetic thì khoảng cách giữa 100 và 200 lớn hơn nhiều so với 50 và 100.

Ưu điểm của 2 dạng biểu diễn trên:
-Dạng arithmetic hữu ích khi biên độ giá tương đối hẹp.
- Dạng arithmetic hữu ích để biểu diễn những biểu đồ và những giao dịch trong thời gian ngắn. Sự chuyển dịch giá(đặc biệt là giá cổ phần) được biểu diễn tuyệt đối và phản ánh sư chyển dịch của dollar với dollar.
-Dạng semi-log hữu ích khi giá cả tăng giảm mạnh, vượt hoặc mở rộng khung thời gian.
-Các đường biểu diễn không quá chênh lệch trong dạng semi-log.
-Dạng semi-log hợp cho những biểu đồ có thời gian dài để dự đoán mức tăng phần trăm sau 1 khoảng thời gian dài. Những dịch chuyển lớn trở nên cân đối hơn.
-Cổ phần và tài sản thế chấp được đánh giá tương đối qua việc dùng các tỷ lệ như PE, giá/thu nhập, giá/sổ thu chi. Điều này cũng giúp phân tích sự chuyển dịch giá theo phần trăm 1 cách hợp lý.

Kết luận

Cho dù có nhiều kỹ thuật khác nhau về biểu đồ thì không hẳn một phương pháp sẽ tốt hơn phương pháp khác. Dữ liệu có thể giống nhau nhưng mỗi phương pháp có cách trình bày riêng với những ưu và khuyết điểm khác nhau. Mức giá của tài sản thế chấp đươc trình bày thế nào, biểu đồ thanh hay biểu đồ candlestick, biểu diễn dạng arithmetic hay semi-log không phải là yếu tố quan trọng nhất. Và cuối cùng, dữ liệu thì luôn giống nhau và sự biến động giá vẫn là sự biến động giá. Khi tất cả được nói và làm, kỹ năng phân tích sự biến động giá là yếu tố phân loại nhà đánh giá có thành công hay không. Lựa chọn sử dụng biểu đồ nào còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và cách giao dịch hay đầu tư riêng của mỗi người. Môt khi bạn đã chọn được dạng biểu đồ thì nên kèm theo đó nhũng dự đoán và học cách tốt nhất để dự đoán. Đổi đi đổi lại có thể gây ra xáo trộn và không làm rõ đượctrọng tâm của bài phân tích. Lỗi phân tích hiếm khi gây ra bởi biểu đồ. Do đó nên xem lại bài phân tích trước khi đổ lỗi cho biểu đồ.

Chìa khóa để phân tích biểu đồ là quyết tâm, đặt trọng tâm và sự thống nhất:
-Quyết tâm: Học những điều cơ bản về phân tích biểu đồ, ứng dụng kiến thức đã học thường xuyên.
-Trọng tâm: Giới hạn số lượng biểu đồ, dấu hiệu và cách thức thực hiện của bạn. Học cách sư dụng chúng và cách sử dụng chúng cho thật tốt.
-Sự thống nhất: Duy trì những dạng biểu đồ bạn dùng và nghiên cứu chúng thường xuyên(nghiên cứu mỗi ngày nếu có thể).

Support and Resistance

Support và resistance đại diện quan trọng cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường tài chính, giá cả phụ thuộc vào sự tăng giảm của cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá giảm và việc bán. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và việc mua. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định.

Support là gì?

Support là mức giá mà tại đó người ta cho rằng nhu cầu đủ nhiều để mức giá không giảm mạnh. Khi giá giảm đến mức support hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức support, hiện tuợng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức support.



Support không phải luôn ở mức ổn định và việc mức support giảmbáo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ và mức support mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới support hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức support bị phá vỡ, 1 mức support khác thấp hơn sẽ được thiết lập.

Mức support được thiết lập căn cứ vào đâu?

Mức support thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường sẽ an toàn nếu giao dịch gần mức support hoặc tại mức support. Kỹ năng phân tích không phải là ngành nghiên cứu chính xác và đôi khi rất khó xác định mức support chính xác. Hơn nữa, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức support 1 cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý khi cho rằng mức support bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8 so với mức support. Vì lý do này nhiều nhà giao dịch và đầu tư đã tạo ra vùng support.

Resistance là gì?

Resistance là mức giá mà tại đó người ta cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức resistance thì người bán có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua thường dừng lại. Trước khi gía chạm tới mức resistance thì cung sẽ vượt quá cầu, ngăn giá tăng trên mức resistance.



Resistance thường không giữ nguyên và mức resistance bị phá vỡ dự báo cầu vượt quá cung. Việc mức resistance bị phá vỡ cho thấy người ta mua nhiều hơn bán. Mức resistance bị phá vỡ và mức resistance mới cao hơn cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa, người bán sẽ không bán cho đến khi giá tăng trên mức resistance hoặc tăng hơn trước đó. Khi mức resistance bị phá vỡ thì 1 mức resistance mới cao hơn sẽ được thiết lập.

Mức resistance được thiết lập căn cứ vào đâu?

Mức resistance thường cao hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường giao dịch tại mức resistance hoặc gần mức này là an toàn. Thêm vào đó, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tăng trên mức resistance 1 cách đột ngột. Đôi khi thật bất hợp lý khi cho rằng mức resistance bị phá vỡ nếu giá tăng gần 1/8 so với mức resistance được thiết lập. Vì vậy nhiều nhà giao dịch và đầu tư thường lập nên vùng resistance.

Phương pháp nào để thiết lập support và resistance?

Support và resistance giống như những hình ảnh phản chiếu trong gương và có nhiều điểm chung.

Mức cao và mức thấp

Support có thể được thiết lập dựa vào mức thấp trước đó và tương tự, resistance có thể được tạo bởi mức cao trước đó.



Biểu đồ trên biểu diễn phạm vi giao dịch rộng từ tháng 7-99 đến tháng 4-2000. Support được tạo nên bởi mức thấp tháng 10 gần mức 33. vào tháng 12, giá cổ phần quay lại mức support vào khoảng 33-35 và mức thấp là gần 34. Cuối cùng vào tháng 2 giá cổ phần 1 lần nữa quay lại mức support và mức thấp là gần 33 1/2.

Sau mỗi lần mức support dội lên, giá giao dịch cổ phần lại tăng lên mức resistance. Mức resistance ban đầu được tạo nên từ mức support là 42.5 đã bị phá vỡ ở tháng 9. Sau khi mức support bị phá vỡ thì nó trở thành mức resistance. Từ mức thấp của tháng 10, giá cổ phần tăng đến mức resistance mới (mà trước đó là mức support) khoảng gần 42.5. Khi giá cổ phần không vượt qua 42.5 thì lúc đó mưc resistance được xác định. Giá cổ phần sau đó tăng đến mức 42.5 hai lần nữa rồi lại giảm dưới mức resistance hai lần.

Support = Resistance

Một điều cơ bản của kỹ năng phân tích kỹ thuật là mức support có thể chuyển thành mức resistance. Khi giá giảm dưới mức support thì mức support ấy có thể trở thành mức resistance. Mức support bị phá vỡ báo hiệu cung vượt qua cầu. Do đó, nếu giá quay trở lại mức này thì cung có thể sẽ tăng.
Ngược lại mức resistance cũng có thể sẽ chuyển thành mức support. Khi giá vượt qua mức resistance, có thể sẽ xuất hiện sự thay đổi của cung và cầu. Việc mức resistance bị phá vỡ chứng tỏ cầu đã vượt quá cung. Nếu giá quay trở lại mức này, có thể cầu sẽ tăng và mức support có thể được xác định.



Trong biểu đồ trên, giá cổ phần phá vỡ mức resistance là 935 ở tháng 5-97 và vượt trên mức resistance trong hơn 1 tháng sau. Sau lần thứ 2 mức support là 935, mức giá này được thiết lập.

1nightdream
14-08-2013, 08:21 AM
Mẫu Tweezer Top là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng giá, và mẫu Tweezer Bottom là 1 mẫu nến đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của 1 xu hướng giảm giá....

Mô hình Tweezer Top và Tweezer Bottom

Mẫu Tweezer Top là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng giá, và mẫu Tweezer Bottom là 1 mẫu nến đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của 1 xu hướng giảm giá.

Mẫu Tweezer Top bao gồm 2 nến:

* Nến tăng (ngày thứ 1)
* Nến giảm (ngày thứ 2)

Mẫu Tweezer Bottom bao gồm 2 nến:

* Nến giảm (ngày thứ 1)
* Nến tăng (ngày thứ 2)

Thỉnh thoảng Tweezer Top và Tweezer Bottom cũng có dạng 3 nến.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/Tweezers1.jpg

Mẫu giảm giá Tweezer Top xảy ra trong xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy đường giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày (đây là dấu hiệu tăng giá). Tuy nhiên ở ngày thứ 2, nhà đầu tư đã thay đổi ý kiến hoàn toàn trái ngược. Sau khi thị trường mở cửa (ngang bằng với giá đóng cửa ngày hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá xuống thẳng đứng và lấy đi những lợi nhuận do tăng giá của ngày hôm trước.

Ngược lại, mẫu tăng giá Tweezer Bottom xảy ra trong xu hướng giảm giá. Khi sự giảm giá tiếp tục đẩy đường giá xuống mức thấp hơn, thông thường mức giá đóng cửa ở gần với vùng giá thấp nhất trong ngày (dấu hiệu giảm giá). Tuy nhiên ngày thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi sự tăng giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã lấp đầy những mất mát của ngày hôm trước gây ra.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/Tweezers2..jpg

Xu hướng giảm giá trước đó đã tiếp tục đẩy đường giá xuống ở ngày thứ 1. Tuy nhiên, thị trường mở cửa ở ngày thứ 2 tại mức giá đóng cửa của ngày thứ 1 và sau đó đường giá được đẩy lên cao tương đương với sự mất mát của ngày hôm trước. Thông thường thì tín hiệu mua sẽ xuất hiện sau khi mẫu Tweezer Bottom đã hoàn thành. Ta cũng nên xem xét thêm những dấu hiệu của các chỉ báo thị trường khác để xác nhận tín hiệu mua trên.

1nightdream
14-08-2013, 09:14 AM
Mẫu Piercing là một mẫu nến đảo chiều làm tăng giá. Mẫu gồm 2 nến cơ bản: * Nến giảm (ngày thứ 1) * Nến tăng (ngày thứ 2)...
Mô hình Piercing

Mẫu Piercing là một mẫu nến đảo chiều làm tăng giá. Mẫu gồm 2 nến cơ bản:

* Nến giảm (ngày thứ 1)
* Nến tăng (ngày thứ 2)


+ Mẫu Piercing xảy ra khi nến tăng của ngày thứ 2 có mức giá đóng cửa nằm trên mức 1 nửa (50%) thân nến giảm của ngày thứ 1.

+ Ngoài ra khoảng trống giảm của ngày thứ 2 không chỉ được lấp đầy mà cần phải có giá đóng cửa cao đáng kể; tương đương với sự mất mát của nến giảm ngày hôm trước (thân nến tăng của ngày thứ 2 tương đương với thân nến giảm của ngày thứ 1).

+ Sự loại bỏ khoảng trống giảm ở ngày thứ 2 đã là 1 dấu hiệu tăng giá và 1 phần của sự tăng giá này đã có thể đẩy giá lên tương đương với sự sụt giảm của ngày hôm trước. Sự tăng giá này đã thành công khi đẩy giá lên được ở mức cao, đây là điểm hấp dẫn sức cầu và đánh dấu mức suy giảm của lực cung thị trường.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/piercing2.jpg

Tín hiệu mua của mẫu nến Piercing

Nói chung chúng ta nên sử dụng những chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu mua của mẫu nến Piercing hay đường xu hướng giá bị bẻ gãy. Trong mẫu Piercing tồn tại ý nghĩa sự tăng giá đã không hoàn toàn đảo ngược tình trạng mất mát của ngày thứ 1, sự tăng giá đã tác động lên sự hy vọng trước khi tín hiệu mua lộ diện. Cần quan sát thêm khối lượng giao dịch, nếu nó lớn hơn mức thông thường là một dấu hiệu xác nhận sự tăng giá, còn nếu xảy ra ở ngày thứ 2 thì đây là tín hiệu khá mạnh cho sự tăng giá trở lại và những phiên giảm giá trước đó được xem như đã kết thúc.

1nightdream
14-08-2013, 09:17 AM
Mẫu Morning Star (MS) là một mẫu đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra ở đáy của xu hướng giảm giá. Mẫu MS gồm 3 nến: * Nến lớn: là nến giảm (ngày thứ 1) * Nến nhỏ: là nến giảm hoặc nến tăng (ngày thứ 2) * Nến lớn: là nến tăng (ngày thứ 3)...

Mô hình Morning Star

Mẫu Morning Star (MS) là một mẫu phân tích kỹ thuật đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra ở đáy của xu hướng giảm giá. Mẫu MS gồm 3 nến:

* Nến lớn: là nến giảm (ngày thứ 1)
* Nến nhỏ: là nến giảm hoặc nến tăng (ngày thứ 2)
* Nến lớn: là nến tăng (ngày thứ 3)


- Phần đầu tiên của mẫu đảo chiều MS là một nến giảm lớn màu đỏ. Ở ngày thứ 1 này sự giảm giá là hết sức rõ ràng (liên tục tạo ra những điểm thấp mới).

- Phần thứ 2 vẫn bắt đầu là 1 xu hướng giảm thể hiện bởi 1 khoảng trống giảm, sự giảm giá vẫn chiếm chủ đạo. Tuy nhiên, sự giảm giá này đã không đẩy đường giá xuống thấp hơn được nữa. Nến ngày thứ 2 phải là 1 nến có thân nến rất nhỏ và có thể là nến tăng hoặc giảm hay nến bình thường (Doji).

Nói chung 1 nến tăng ở ngày thứ 2 sẽ là 1 dấu hiệu mạnh của sự đảo chiều sắp xảy ra. Nhưng ngày thứ 3 mới đóng vai trò quan trọng hơn cả.

- Ngày thứ 3 bắt đầu bằng 1 khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá). Sự tăng giá này có thể đẩy đường giá lên cao hơn nữa, thông thường nó phải lấp đầy sự giảm giá của ngày thứ 1.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MorningStar2.jpg

Ngày thứ 1 của mẫu MS ở ví dụ trên là 1 sự giảm giá mạnh (biểu hiện qua nến giảm lớn màu đỏ). Ngày thứ 2 vẫn tiếp tục quan điểm giảm giá của ngày thứ 1 bởi đã có 1 khoảng trống giảm. Tuy nhiên, ngày thứ 2 đã hình thành 1 Doji (biểu hiện sự do dự), sự giảm giá đã không tiếp tục giảm sâu hơn như ngày hôm trước nhưng chúng cũng chỉ có thể đưa giá đóng cửa xấp xỉ với giá mở cửa mà thôi.

Ngày thứ 3 bắt đầu 1 khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá), sự tăng giá này đã kéo thêm những nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Hơn nữa ngày thứ 3 đã bẻ gãy xu hướng giảm giá được tồn tại trong vài tuần trước. Cả 2 dấu hiệu: xu hướng giá bị bẻ gãy và mẫu MS xảy ra đã giúp cho nhà đầu tư ra quyết định mua và nắm giữ chứng khoán này một cách lâu hơn.

Điều cần nhớ rằng mẫu MS là 1 mẫu 3 nến đảo chiều tăng giá rất chắc chắn.

tigeran
16-08-2013, 08:29 AM
Mẫu nến Inverter Hammer (IH) xảy ra chủ yếu tại đáy của xu hướng giảm giá và là 1 cảnh báo có khả năng đảo chiều tăng giá. Nó là một mẫu đảo ngược rất quan trọng và là cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá, nó không phải là một tín hiệu, bản thân nó chỉ mang tính chất như là 1 dấu hiệu mua....
Mô hình Inverted Hammer

Mẫu nến Inverter Hammer (IH) xảy ra chủ yếu tại đáy của xu hướng giảm giá và là 1 cảnh báo có khả năng đảo chiều tăng giá. Nó là một mẫu đảo ngược rất quan trọng và là cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá, nó không phải là một tín hiệu, bản thân nó chỉ mang tính chất như là 1 dấu hiệu mua.

- Mẫu IH cũng rất giống mẫu Shooting Star, nó được sinh ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa xấp xỉ nhau. Ngoài ra, nó còn phải có 1 bóng trên dài ít nhất là 2 lần độ dài của thân nến.

- Khi giá thấp nhất và giá mở cửa gần giống nhau thì được gọi là mẫu IH tăng giá, đây là mẫu thông dụng và là 1 dấu hiệu cảnh báo có khả năng tăng giá mạnh vì giá thấp nhất và giá đóng cửa gần giống nhau. Mẫu nến IH có hình dạng đối lập với mẫu đảo chiều giảm giá Hanging Man (mẫu nến giảm giá Hanging Man vẫn chứa đựng sự tăng giá nhưng không nhiều bởi vì mức giá đóng cửa đã không bị mất mát quá nhiều).

- Sau một xu hướng giảm giá dài, mẫu IH xuất hiện là một dấu hiệu tăng giá bởi vì nó đã có sự lưỡng lự của nhà đầu tư, đường giá đang trong xu hướng giảm nhưng đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ và đáng kể của sự tăng giá ngay trong ngày giao dịch. Tuy nhiên, người bán đã quay lại thị trường và đẩy giá xuống gần với giá mở cửa. Nhưng với việc đường giá có thể tăng đáng kể đã nói lên lực cầu đang thử thách sức mạnh lực cung của thị trường. Những điều gì sẽ xảy ra ở ngày tiếp theo sau khi mẫu IH đã hình thành, thì đó là những ý định của nhà đầu tư cho dù đường giá có tăng hay giảm.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MorningStar2.jpg

Ở ví dụ trên, thị trường đã được khởi đầu bằng 1 khoảng trống giảm. Đường giá được đẩy lên cao và đến mức kháng cự, lực cung đã xuất hiện ngay tại giá cao nhất trong ngày, lực cung này đã đẩy đường giá trở lại trạng thái ban đầu. Sự tăng giá trong phiên giao dịch đã làm cho nhà đầu tư do dự, lưỡng lự và cuối cùng kết thúc phiên bằng 1 giá đóng cửa xấp xỉ giá mở cửa.

Để xác nhận xu hướng giảm giá có vấn đề, nhà đầu tư nên xem xét ngay ngày hôm sau khi IH hoàn thành. Ngày hôm sau có 1 khoảng trống giảm nhỏ nhưng sau đó lực cầu đã tăng mạnh và tiếp tục đẩy giá lên cao, điều này đã tạo nên 1 nến xanh khẳng định lực cầu đã chiến thắng hoàn toàn. Một số nhà đầu tư cho rằng đây là nến xác nhận của IH, nếu kết hợp với đường kháng cự của xu hướng giảm giá bị bẻ gãy thì đây là tín hiệu tăng giá khá chắc chắn.

Xin nhắc lại 1 điều khá quan trọng là mẫu IH không phải là 1 tín hiệu chắc chắn. Cần sử dụng kết hợp thêm các dấu hiệu của những chỉ báo thị trường khác cũng như xem xét đường xu hướng có bị bẻ gãy? Hoặc sử dụng nến xác nhận để nhận biết tín hiệu mua.

tigeran
16-08-2013, 08:30 AM
Harami (trong tiếng Nhật có nghĩa là “người có mang”) là một mẫu nến đảo chiều, nó bao gồm 2 nến cơ bản: Nến lớn: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 1) Nến nhỏ: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 2)...
Mô hình Harami

Harami (trong tiếng Nhật có nghĩa là “người có mang”) là một mẫu nến đảo chiều, nó bao gồm 2 nến cơ bản:

Nến lớn: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 1)
Nến nhỏ: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 2)


Mẫu Harami được xem hoặc là tăng giá hoặc là giảm giá theo những tiêu chuẩn cơ bản như sau:

Harami tăng giá: 1 Harami tăng giá xảy ra khi có 1 nến giảm lớn màu đỏ ở ngày thứ 1, tiếp theo là 1 nến nhỏ giảm hoặc tăng ở ngày thứ 2. Ngoài ra, điều quan trọng là cái hướng của Harami phải là tăng giá; nghĩa là đường giá phải tạo được 1 khoảng trống tăng giá ở ngày thứ 2, tức là đường giá được đẩy lên và không để đường giá quay trở lại mức giá đóng cửa của ngày thứ nhất.

Harami giảm giá: 1 Harami giảm giá xảy ra khi có một nến lớn tăng giá màu xanh ở ngày thứ 1, tiếp sau đó là 1 nến nhỏ tăng hoặc giảm ở ngày thứ 2. Điều quan trọng là cái hướng của Harami phải là giảm giá, nghĩa là đường giá phải tạo ra 1 khoảng trống giảm ở ngày thứ 2 và đường giá không tăng hơn mức đóng cửa của ngày thứ 1. Đây là dấu hiệu không chắc chắn để tiếp tục tham gia vào thị trường.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/Harami2.jpg

Mẫu Harami đầu tiên (phiá dưới) theo ví dụ trên là mẫu Harami đảo chiều tăng giá. Đầu tiên, nó có 1 nến đỏ dài (nến giảm), thứ nhì nó có 1 khoảng trống tăng ở giá mở cửa ngày hôm sau. Theo trường hợp trên, ngày thứ 2 là 1 nến tăng, điều này làm cho mẫu Harami tăng giá thêm phần vững chắc.

Tín hiệu mua của mẫu nến Harami: tín hiệu mua được xuất hiện ở ngày hôm sau khi mẫu Harami tăng giá xảy ra, đường giá phải được đẩy lên cao, giá đóng cửa phải nằm trên đường kháng cự của đường xu hướng giảm giá. Mẫu Harami tăng giá và đường xu hướng giá bị bẻ gãy là 1 sự kết hợp rất hiệu nghiệm để cảnh báo tín hiệu mua mạnh và chắc chắn.

Mẫu Harami thứ 2 (phiá trên) theo ví dụ trên là mẫu Harami đảo chiều giảm giá. Nến đầu tiên là 1 nến tăng dài màu xanh. Ở nến thứ 2 đã xảy ra 1 khoảng trống giảm tại giá mở cửa. Theo ví dụ trên thì ngày thứ 2 là 1 nến giảm, điều này làm cho mẫu Harami giảm giá thêm phần vững chắc.

Tín hiệu bán của mẫu nến Harami: tín hiệu bán được xảy ra ngay sau ngày Harami giảm giá xuất hiện, đường giá đã tiếp tục rơi thêm nữa; giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ của xu hướng tăng giá. Khi kết hợp giữa mẫu Harami giảm giá với hiện tượng đường xu hướng giá bị bẻ gãy sẽ là 1 cảnh báo mạnh cho tín hiệu bán.

tigeran
19-08-2013, 03:33 PM
Mẫu đồ thị nến Hammer (cây búa) là 1 mẫu hình nến phân tích kỹ thuật đảo chiều khá quan trọng, nó chủ yếu thường xảy ra ở đáy của 1 xu hướng giảm giá. - Mẫu Hammer được hình thành khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa ở những vùng giá gần giống nhau, và tạo nên 1 thân nến nhỏ. Điều quan trọng hơn là nó phải có 1 bóng dưới dài, ít nhất là dài gấp 2 lần độ dài của thân nến....
Mô hình Hammer

Mẫu đồ thị nến Hammer (cây búa) là 1 mẫu nến đảo chiều khá quan trọng, nó chủ yếu thường xảy ra ở đáy của 1 xu hướng giảm giá.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/Hammer1.jpg

- Mẫu Hammer được hình thành khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa ở những vùng giá gần giống nhau, và tạo nên 1 thân nến nhỏ. Điều quan trọng hơn là nó phải có 1 bóng dưới dài, ít nhất là dài gấp 2 lần độ dài của thân nến.

- Khi giá cao nhất và giá đóng cửa giống nhau thì được coi là mẫu nến Hammer có dấu hiệu đảo chiều tăng giá mạnh, bởi vì sức cầu đã loại bỏ hoàn toàn được lực cung và chiếm ưu thế trên thị trường, và tiếp tục đẩy giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa ngay trong ngày giao dịch.

- Trái lại, khi giá mở cửa và giá cao nhất là giống nhau thì được gọi là mẫu nến Hammer có tín hiệu tăng giá yếu. Sự tăng giá đã có thể chống lại được sự giảm giá nhưng đã không thể đẩy giá đóng cửa lên trên mức giá mở cửa.
Bóng dưới dài của mẫu nến Hammer ngụ ý rằng thị trường đang thử thách và tìm vùng giá hỗ trợ sức cầu của thị trường. Ngay tại giá thấp nhất, sức cầu đã bắt đầu xuất hiện và đẩy giá tăng trở lại lên đến gần với giá mở cửa. Như vậy, sự tăng giá đã loại bỏ được xu hướng giảm giá chiếm ưu thế lúc đầu phiên giao dịch.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/Hammer%202.JPG

Theo ví dụ trên, thị trường đã bắt đầu 1 ngày thử thách nhà đầu tư và họ đang tìm kiếm vùng giá để gia nhập thị trường. Cuối cùng, đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ở mức giá thấp nhất trong ngày. Trên thực tế, ngưỡng hỗ trợ mạnh này được hình thành sau khi áp lực mua xuất hiện và đẩy giá đóng cửa trong ngày cao hơn giá mở cửa; đây là tín hiệu tăng giá mạnh.

Hammer là mẫu đồ thị nến vô cùng hữu ích, nó giúp cho nhà đầu tư xác định được ngưỡng hỗ trợ và lực cầu của thị trường. Sau một xu hướng giảm giá, Hammer xuất hiện sẽ báo hiệu cho nhà đầu tư biết xu hướng giảm giá đã quá đà và có hiện tượng mua mạnh trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo thị trường khác để nhận biết tín hiệu mua chắc chắn. Ví dụ như chúng ta nên chờ đợi khi trạng thái củng cố của thị trường kết thúc và sau đó là mẫu Hammer xuất hiện hoặc những chỉ báo đồ thị khác cũng như đường xu hướng giảm giá bị bẻ gãy và những manh mối khác đã xảy ra ở những ngày hôm trước cũng rất cần thiết để nhà đầu tư phân tích. Đối với ví dụ minh hoạ trên đã xuất hiện manh mối là mẫu Doji (dấu hiệu do dự) đã xuất hiện ở các phiên trước, điều này được giả thiết là đường giá sẽ có sự đảo chiều xu hướng. Sự hưng phấn của người mua đã xuất hiện trở lại và mẫu Hammer thể hiện sự thắng thế của lực cầu thị trường.

tigeran
19-08-2013, 03:40 PM
Tương tự như cấu tạo của mẫu hình phân tích kỹ thuật Hanging Man (HM) thì chúng ta cũng có thể đoán trước được thị trường theo ý nghĩa từ cái tên của mẫu là: “Người treo cổ”; đây là 1 tín hiệu đảo chiều. Mẫu HM xảy ra chủ yếu ở đỉnh của một xu hướng tăng giá và là 1 cảnh báo sẽ xảy ra đảo chiều giảm giá. Điều quan trọng nổi bật của mẫu nến HM là cảnh báo tình trạng thay đổi hướng đi của đường giá, HM không được xem như là một tín hiệu mạnh vì bản thân nó cũng hàm ý sự ngắn hạn nhất thời. ...
Mô hình Hanging Man

Tương tự như cấu tạo của mẫu Hanging Man (HM) thì chúng ta cũng có thể đoán trước được thị trường theo ý nghĩa từ cái tên của mẫu là: “Người treo cổ”; đây là 1 tín hiệu đảo chiều. Mẫu HM xảy ra chủ yếu ở đỉnh của một xu hướng tăng giá và là 1 cảnh báo sẽ xảy ra đảo chiều giảm giá. Điều quan trọng nổi bật của mẫu nến HM là cảnh báo tình trạng thay đổi hướng đi của đường giá, HM không được xem như là một tín hiệu mạnh vì bản thân nó cũng hàm ý sự ngắn hạn nhất thời.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/HangingMan%201.jpg

* Mẫu HM nhìn rất giống mẫu Hammer (Mẫu cây búa), nó được tạo ra khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa có giá trị gần giống nhau. Ngoài ra, nó còn có 1 bóng nến dưới dài và độ dài tối thiểu là gấp 2 lần thân nến.
* Khi giá cao nhất và giá mở cửa xấp xỉ nhau thì được gọi là mẫu HM giảm giá và đây là 1 tín hiệu giảm giá rất mạnh. Khi giá cao nhất và giá đóng cửa xấp xỉ nhau thì được gọi là mẫu HM tăng giá (mẫu nến HM tăng giá vẫn là mẫu đảo chiều làm giảm giá xu hướng nhưng tín hiệu sẽ yếu hơn bởi vì đã có một khoảng lợi nhuận xuất hiện ngay trong ngày).
* Sau khoảng thời gian tăng giá dài, sự hình thành mẫu HM là 1 tín hiệu giảm giá bởi vì đường giá đang có sự lưỡng lự sau khi đã có sự sụt giảm đáng kể xảy ra ngay trong phiên giao dịch. Giả dụ, người mua đã quay lại với thị trường và đẩy giá lên gần với giá mở cửa nhưng trước đó đường giá đã rơi tự do; điều này ám chỉ lực cung đã thử thách sự quan tâm của lực cầu. Những gì xảy ra sau khi mẫu HM đã được hình thành hoàn chỉnh sẽ giúp cho nhà đầu tư ra quyết định được chắc chắn hơn, dù có hay không đường giá cũng sẽ cao hơn hoặc thấp hơn.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/HangingMan%202.jpg

Theo ví dụ trên, thị trường đã bắt đầu bởi một ngày thử thách sức cầu và cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy sự hỗ trợ tại mức giá thấp nhất trong ngày. Sự giảm giá này đã làm đường giá trệch khỏi trục tăng giá nhưng cũng đã chững lại và kết thúc ngày bằng giá đóng cửa tăng yếu ớt.

Để xác nhận sự tăng giá đang gặp vấn đề khi đường giá tạo ra 1 nến giảm giá lớn màu đỏ; đây là nến xác nhận. Cộng với việc đường hỗ trợ xu hướng tăng giá bị bẻ gãy thì tín hiệu này báo hiệu cho nhà đầu tư thoát ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

Bản thân mẫu HM không phải là dấu hiệu thoát ra khỏi thị trường trong ngắn hạn mà cần có thêm sự xác nhận dấu hiệu của các chỉ báo thị trường khác cũng như đường xu hướng giá bị bẻ gãy, chúng ta cũng nên chờ đợi nến xác nhận để nhận diện tín hiệu bán chắc chắn hơn.

tigeran
20-08-2013, 08:11 AM
Gravestone Doji (GD) là 1 mẫu nến đảo chiều quan trọng của phân tích kỹ thuật, nó chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá. * GD được tạo ta khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa đều xấp xỉ hay chênh lệnh không đáng kể. Phần quan trọng trong mẫu GD là phải có bóng trên dài. * Bóng trên dài được hiểu theo chuyên môn là thị trường đang thử thách để tìm những vùng giá có khả năng xuất hiện lực cung hay vùng kháng cự....
Mô hình GraveStone Doji

Gravestone Doji (GD) là 1 mẫu nến đảo chiều quan trọng, nó chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/GraveStoneDoji%201.jpg

* GD được tạo ta khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa đều xấp xỉ hay chênh lệnh không đáng kể. Phần quan trọng trong mẫu GD là phải có bóng trên dài.
* Bóng trên dài được hiểu theo chuyên môn là thị trường đang thử thách để tìm những vùng giá có khả năng xuất hiện lực cung hay vùng kháng cự.
* Giải thích: mẫu GD xảy ra khi sự tăng giá vẫn có thể được đẩy lên cao theo đà tăng giá của những ngày hôm trước. Tuy nhiên, vùng kháng cự được tìm thấy tại giá cao nhất trong ngày giao dịch, tại đây sự bán tháo đã đẩy giá giảm trở lại mức giá mở cửa. Vì thế, sự tăng giá lúc ban đầu đã bị loại bỏ hoàn toàn bởi sự giảm giá ở cuối phiên giao dịch.

Ví dụ minh hoạ:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/GravestoneDoji%202.JPG

Trong đồ thị ví dụ phía trên, sức cầu thị trường đã bắt đầu thử thách, nhà đâu tư tìm kiếm ngưỡng hỗ trợ để gia nhập thị trường và đẩy giá lên cao. Cuối cùng cũng tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày và sau đó đường giá rơi xuống mức giá mở cửa.

Mẫu GD là 1 mẫu nến đảo chiều vô cùng hữu ích cho nhà đầu tư, nó giúp cho chúng ta thấy được lực cung của thị trường hay ngưỡng kháng cự. Sau 1 xu hướng tăng giá, GD có thể báo hiệu cho nhà đầu tư biết sự tăng giá này đã quá đà và tồn tại đã lâu, nhà đầu tư nên thoát ra ngoài để tránh rủi ro. Nhưng chúng ta cũng nên sử dụng kết hợp GD với các chỉ báo thị trường khác để đo lường sự chắc chắn của những tín hiệu bán.

Tuy nhiên mẫu GD có thể được xem là một tình trạng đảo chiều nhất thời, làm thay đổi hướng tăng giá và có thể đẩy đường giá trở lại đường hỗ trợ của xu hướng tăng giá trước đó.

tigeran
20-08-2013, 08:13 AM
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này....
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này.

Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ, bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618. Tính xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA) được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%201.JPG

FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.

Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường FF

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%202.JPG

Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%)

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%203.JPG

Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/fibonacci%204.JPG

Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ bản của dãy Fibonacci, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn vài thông tin hữu ích.

1nightdream
21-08-2013, 08:35 AM
Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn. Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”....
Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn.

Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.

The 5 – 3 Wave Patterns (Mẫu sóng 5-3)

Ông Elliot đã chỉ ra rằng một thị trường biến động dưới dạng gọi là “mẫu sóng 5-3”. Mẫu 5-wave đầu tiên được gọi là sóng tới (impulse waves) và mẫu 3-wave sau đó được gọi là sóng lui (corrective waves).

Trước tiên hãy nhìn mẫu sóng tới 5-wave :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%201.jpg

Có vẻ như có gì đó lộn xộn. Hãy thêm màu cho hình vẽ :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%202.jpg

Bây giờ mỗi bước đếm của sóng đã được tô màu khác nhau.

Đây là một mô tả ngắn gọn cho biết điều gì diễn ra trong mỗi pha sóng. Tôi sẽ sử dụng chứng khoán để làm ví dụ bởi vì Ông Elliott đã sử dụng chứng khoán. Điều này vẫn đúng với tiền tệ, kỳ phiếu, vàng, dầu … Điều quan trọng là Thuyết sóng Elliott vẫn đúng đối với forex.

Wave 1 (Sóng – 1)

Chứng khoán tăng lần đầu tiên. Điều này thường là do một lượng khá nhỏ người bất ngờ nghĩ rằng giá trước đó của chứng khoán là một món hời và đáng để mua, khi họ thực hiện mua và đã tạo nên giá tăng.

Wave 2 (Sóng – 2)

Chứng khoán được quan tâm đánh giá quá cao. Tại điểm này đã đủ lượng người đánh giá cao chứng khoán trong pha sóng ban đầu và người ta bắt đầu thu lợi bằng cách bán ra. Điều này làm cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chứng khoán không đạt trở lại mức thấp trước đó trước khi chứng khoán một lần nữa được nghĩ là rẻ.

Wave 3 (Sóng – 3)

Đây là pha sóng dài nhất và mạnh nhất. Nhiều người đã để ý đến chứng khoán, nhiều người muốn chứng khoán và họ mua nó với giá ngày càng cao. Pha sóng này thường vượt qua đỉnh cuối cùng của pha sóng thứ nhất.

Wave 4 (Sóng – 4)

Tại điểm này người ta một lần nữa thu lợi bởi vì chứng khoán một lần nữa được xem như giá cao. Pha sóng này có xu hướng yếu bởi vì thường vẫn có nhiều người tiếp tục đầu cơ chứng khoán và sau khi một số người thu lợi pha sóng thứ 5 xuất hiện.

Wave 5 (Sóng – 5)

Đây là thời điểm nhiều người quan tâm đến chứng khoán nhất và hầu hết bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Mọi người sẽ nghĩ ra nhiều lý do để mua chứng khoán và sẽ không lắng nghe các lời khuyên ngăn cản. Đây là thời điểm giá chứng khoàn tăng cao nhất. Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi người bắt đầu bán và giá chứng khoán chuyển sang mẫu ABC.

ABC Correction (Điều chỉnh ABC)

Xu hướng sóng tới (5-wave) sau đó giảm và đảo chiều sang xu hướng sóng lui (3-wave). Các ký tự được sử dụng thay thế cho số để đánh dấu. Xem ví dụ về sóng lui (3-wave) bên dưới :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%203.jpg

Chúng ta sử dụng thị trường tăng giá (Bull market) là ví dụ, điều này không có nghĩa là thuyết sóng Elliot không đúng đối với thị trường giảm giá (Bear market). Đối với thị trường giảm giá, mẫu sóng 5-3 có dạng như sau :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%204.jpg

Các pha sóng phụ trong một sóng :

Một điều quan trọng khác mà bạn phải biết về thuyết sóng Elliot là một sóng được tạo bởi các sóng phụ (sub-wave). Hãy để tôi chỉ cho bạn một hình khác.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%205.jpg

Bạn có thấy cách sóng-1 được tạo bởi một mẫu sóng tới (5-wave) nhỏ hơn và sóng 2 được tạo bởi một mẫu sóng lui (3-wave) nhỏ hơn? Mỗi sóng gồm các mẫu sóng nhỏ hơn

Hãy xem một ví dụ thực tế :

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/elliot%206.jpg

Như bạn thấy, các pha sóng trong thực thế không hoàn toàn giống như trong lý thuyết và đôi khi rất khó để đặt tên cho các pha sóng.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về Thuyết Sóng Elliot. Hãy nhớ rằng thì trường biến động theo các pha sóng. Bây giờ khi bạn nghe một ai nói rằng “sóng 2 kết thúc” thì bạn sẽ biết anh ta đang nói về cái gì

Tóm tắt :

Theo Thuyết Sóng Elliot, thị trường biến động theo các mẫu lặp lại gọi là sóng
Một thị trường có xu hướng biến động theo mẫu sóng 5-3. Mẫu 5-wave đầu tiên gọi là sóng tới (impulse-wave). Mẫu 3-wave tiếp theo gọi là sóng lui (corrective wave)
Nếu bạn cố gằng xem một đồ thị bạn sẽ thấy là thị trường thật sự biến động theo sóng.

1nightdream
21-08-2013, 03:00 PM
Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”. ...
Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MA%201.jpg

Giống như mọi công cụ phân tích kỹ thuật, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiên đoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào.

Như tôi đã nói, đường trung bình làm phẳng hoạt động của giá. Có nhiều kiểu đường trung bình khác nhau, và mỗi kiểu có các mức làm phẳng riêng. Nói chung, đường trung bình phẳng hơn thì phản ánh sự biến động giá chậm hơn. Đường trung bình nhấp nhô hơn thì phản ánh sự biến động giá nhanh hơn.

Tôi sẽ giải thích ưu và khuyết của mỗi kiểu sau, bây giờ hãy nhìn xem các kiểu đường trung bình khác nhau và chúng được tính bằng cách nào.

5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average - SMA)

Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giản nhất. Một cách cơ bản, một đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tính tổng các giá đóng trong số khoảng thời gian “x” và chia cho “x”. Có lầm lẫn không? Cho phép tôi giải thích. Nếu bạn vẽ một đường trung bình đơn giản cho số khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5 giờ và chia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản.

Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 10 phút, bạn sẽ cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho 5.

Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toán cho bạn. Chúng ta phải biết cách tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vì điều này quan trọng để bạn hiểu các một đường trung bình được tính toán. Nếu bạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể đưa ra quyết định của riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn.

Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một bộ delay (làm trễ). Bởi vì bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạn thực sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và không phải là một cái nhìn chắc chắn của tương lai.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MA%202.jpg

Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạt động giá cả. Trên đồ thị trên, bạn có thể thấy 03 đường SMA khác nhau. Như bạn nhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài hơn là đường chậm trễ hơn so với giá. Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các đường 30 và 5 SMA. Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của 62 khoảng thời gian và chia cho 62. Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sự biến động giá chậm hơn.

Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung về thị trường theo thời gian. Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường, đường trung bình cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá tương lai.

5.2 Đường trung bình lũy thừa (Exponential Moving Average - EMA)

Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểm khuyết lớn. Đừơng SMA rất dễ bị vô hiệu hóa. Hãy để tôi đưa một ví dụ về điều này :

Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của EUR/USD và các giá đóng của 5 ngày vừa qua như sau :
Day 1: 1.2345
Day 2: 1.2350
Day 3: 1.2360
Day 4: 1.2365
Day 5: 1.2370

Đường SMA sẽ được tính như sau :
(1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358

Đủ chính xác không? việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kết quả của đường SMA sẽ thấp hơn một ít và điều này mang đến cho bạn ý nghĩ giá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có thể chỉ là một sự kiện tại một thời gian.

Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản. Nếu có một cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm. Có một cách, nó được gọi là đường trung bình lũy thừa (EMA)

Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất. Trong ví dụ trên, đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ của những người giao dịch.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MA%203.jpg

Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quan trọng hơn là xem họ đã làm gì trong tuần qua hoặc tháng qua.

5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?

Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đường trung bình phản ánh hoạt động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn.

Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịch trên xu hướng đó dài hơn và thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một đường trung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể bị đánh lừa, bởi vì đường trung bình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng một xu hướng mới đang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn.

Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dài hơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt.

SMA

EMA

Ưu:

Hiển thị một đồ thị loại trừ các dấu hiệu giả

Biến động nhanh, tốt để hiển thị các đảo giá vừa xảy ra

Khuyết:

Biến đổi chậm, điều này có thể mang đến các báo hiệu mua hoặc bán trễ

Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn và đưa ra các báo hiệu sai lầm.

Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch.

Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao chéo đừơng trung bình”. Sau phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sử dụng các đường trung bình như là một phần của hệ thống giao dịch.

Tóm tắt:

Một đừơng trung bình là cách làm phẳng hoạt động giá cả
Có nhiều kiểu đường trung bình. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA
SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối với các xung nhọn.
Đừơng EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người giao dịch hiện đang làm gì.
Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì tuần qua hoặc tháng qua.
Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA
Các đường trung bình với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số khoảng thời gian ngắn
Các đường trung bình nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt các xu hướng sớm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh hưởng đối với các xung và có thể đánh lừa bạn.
Các đường trung bình phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp bạn tránh các xung và không sai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn giao dịch chậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.
Cách tốt nhất để sử dụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời gian ngắn.

tradingpro8x
23-08-2013, 08:35 AM
Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:...
Chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:

1. Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20)

2. Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).

3. Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%201.JPG

Có 3 phương pháp chính để sử dụng Bollinger Bands:

- Phạm vi hoạt động của các dải.
- Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.
- Chiến lược mua bán quyền chọn (option).
Phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands
Giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands là phạm vi hoạt động của phần lớn đường giá. Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường Bollinger Bands, đường giá có xu hướng xoay quanh đường trung bình SMA(20).

Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc mua rải khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger bands.
Tín hiệu bán: nhà đầu tư bán hoặc bắt đầu ngừng mua rải khi đường giá nằm ngoài dải trên của Bollinger Bands.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%202.JPG

Những phạm vi nên thận trọng:
Nếu theo trường phái chủ động thì nhà đầu tư nên mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của Bollinger Bands. Nhà đầu tư cũng nên chờ xem khi đường giá di chuyển nằm ngoài trên hoặc dưới đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống. Cách mua bán trên là cách để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách này cũng bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời.
Một thái cực khác hẳn với cách trên là cách sử dụng vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.

Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands

Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%203.jpeg

Tín hiệu mua: đường giá phải nằm cao hơn dải trên của Bollinger Bands và trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này. Các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự trên.
Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng ám chỉ điều này.

Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%204.jpeg

- Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình SMA(20). Lúc đó, SMA(20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá.
- Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình SMA(20) và dải dưới của Bollinger Bands. Lúc này SMA(20) sẽ là đường kháng cự động cho xu hướng giá.

Sử dụng Bollinger Bands rất thích hợp với trường phái dựa vào dao động giá để kinh doanh. Vì thế nó rất hữu ích cho các nhà đầu tư mua bán option.

Chiến lược mua bán quyền chọn (option)
Có 2 cách cơ bản để kinh doanh option dựa vào sự dao động giá:

1. Chọn mua option khi mức dao động giá nhỏ, với hy vọng mức dao động giá sẽ tăng lên để bán option ở mức giá cao hơn.
2. Chọn bán option khi mức dao động giá cao, với hy vọng mức dao động giá sẽ giảm và sau đó mua lại option này với giá rẻ hơn.

Bollinger Bands sẽ đem lại cho nhà đầu tư option những ý tưởng kinh doanh chắc chắn hơn khi option tương đối mắc (dao động ở mức cao) hoặc option tương đối rẻ (dao động ở mức thấp).

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/BB%205.jpeg

Tín hiệu mua: khi option tương đối rẻ thì Bollinger Bands co lại đáng kể, mua option ví dụ như hợp đồng chứng khoán 2 chiều (straddle) hoặc hợp đồng chứng khoán 1 chiều (strangle).
+ Lập luận: sau khi đột ngột di chuyển nhanh thì đường giá có khuynh hướng củng cố lòng tin ở một phạm vi giá nào đó (trading range). Sau khi đường giá bình ổn; ví dụ như Bollinger Bands có những giá trị gần giống nhau trong một vài phiên. Sau đó thường thì đường giá sẽ bắt đầu di chuyển trở lại. Vì vậy mua option khi Bollinger Bands thắt chặt lại, đây là chiến lược thông minh.
Tín hiệu bán: khi option tương đối mắc, lúc đó Bollinger Bands mở rộng ra đáng kể thì nhà đầu tư nên bán option straddle hoặc stragle.
+ Lập luận: sau khi đường giá tăng hoặc giảm đáng kể, các thành phần của đường Bollinger Bands bị tách rời nhau quá xa trong nhiều phiên giao dịch. Sau đó đường giá có khuynh hướng trở về trạng thái củng cố và sẽ trở thành kém dao động. Vì lý do đó, khi các thành phần của Bollinger Bands ở cách xa nhau thì đường giá có khả năng trong tương lai sẽ bị thắt chặt lại.

tradingpro8x
27-08-2013, 10:17 AM
Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng xin thêm vào là những đường này có thể là một trong những đường bị tận dụng kém công suất nhất trong tất cả các được. Nếu vẽ đúng các đường này có thể chính xác vì bất cứ hệ thống nào khác hoặc phương pháp nào khác mà bạn thường nhắc tới. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đương này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại .... :goku::goku::goku::goku::goku::goku:
Thứ cần phải xem xét đầu tiên trong khi nhìn vào bất cứ thị trường nào là hướng của xu thế lâu dài ( long term trend) ( ngoại trừ đối với các day traders)

Giá chỉ có thể đi theo 3 hướng: lên, xuống và sang 2 bên ( sideways). Một đường dài những khu vực giá cả đưa ra cho bạn một kiểu thị trường. Sẽ có rất nhiều chỗ lõm ( dip) và chỗ lồi (bumps) dọc đường đó nhưng bạn vẫn nên nhận thức một hướng chung lên, xuống hoặc sang 2 bên.Chúng ta có thể nhận ra hướng này hoặc xu thế này bằng cách vẽ " trendlines"

Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng xin thêm vào là những đường này có thể là một trong những đường bị tận dụng kém công suất nhất trong tất cả các được.

Nếu vẽ đúng các đường này có thể chính xác vì bất cứ hệ thống nào khác hoặc phương pháp nào khác mà bạn thường nhắc tới. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đương này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại .

Đường xu hướng tăng (Uptrend)

Trong hình thức cơ bản nhất của các đường này, môt đường xu hướng tăng được vẽ dọc đáy của 2 khu vực support dễ phát hiện ( thường được gọi là valley) . Với 3 điểm ta có một đường xu hướng, càng nhiều điểm thị sự chính xác càng cao .Nói cách khác, đường uptrend lines được vẽ bằng cách nối càng nhiều những đáy thấp liên tục nhau ( dọc trên một khu vực giá đáy) thì càng tốt. Một đường trendline có xu thế đi lên đại diện cho một khoảng support lớn đối với giá miễn là đường này chưa bị xâm phạm.

Điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.

Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng.

Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/trend%20line%201.jpg

Đường xu hướng giảm (downtrend)

Trong 1 xu hướng hạ, đường xu hướng được vẽ dọc các đỉnh của 2 khu vực resistance dễ nhận ra ( gọi là peaks). Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác.

Nói cách khác, Các đường xu hướng loại này là các đường nối các đỉnh cao liên tục nhau. Các đường này có thể được vễ để biểu thị đỉnh của một xu hướng đã được hình thành. Những đường xu hướng này biểu thị một khu vực chủ chốt gọi là resistance.

Đường này có ý nghĩa là: hướng đi tòan bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào.

• Đường giá luôn nằm dưới đường xu hướng này, đâu là cơ hội mua tốt nhất của thị trường trong tương lai.

• Tăng theo bậc thang, giảm dần theo độ cao”. Với ý nghĩa như vậy khi thị trường đang đi xuống là vô cùng nguy hiểm đối với những nhà đầu tư vì họ sẽ có những cuộc mua bán hết lớn trong giai đọan này. Nó giống như công việc đóng đinh vậy: khi đóng 1 cái đinh to thì chúng ta phải đóng thật chậm

• Nhưng khi thị trường đi xuống , xu hướng này sẽ kết thúc khi có sự giao dịch lớn và ít biến động, thông thường thì chúng ta phải chờ cho đến khi đường xu hướng bị gãy trước khi nói rằng xu hướng cũ đã kết thúc. Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng và chuyển động vượt qua đường xu hướng. nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm và đường giá vượt đường xu hướng trong khỏang thời gian ngắn nhất định, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bị bẻ gãy đường xu hướng.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/trend%20line%202.jpg

Các xu thế có thể đẩy và kéo giá thị trường lên hoặc xuống. Các thị trường cũng có thể bước vào một giai đoạn rất bình định khi mà giá hình thành một đường sang 2 bên ngang suốt trang giấy. Một thị trường có xu hướng sang 2 bên thì tường là một thị trường rất khó trade. Tuy nhiên , sau khi mà xu thế sang 2 bên này bị phá vỡ( thường có dấu hiệu bằng việc giá phá vỡ một đường trendline được thành lập chắc chắn) thị trường có một bước ngoạt mạnh mẽ.

Một kiểu thị trường sang 2 bên như thế đại diện sự ổn định giữa cung và cầu trong thị trường. Các đường trendlines trong dạng thị trường này, thường là một khoảng trading hẹp hoặc một kì xung huyết, được vẽ bằng cách kết nối cả đỉnh lẫn đáy. Giá cả trong dạng thị trường này có thể phá vỡ hướng lên hoặc xuống nên việc xác đỉnh và đáy của vùng giá cả là rất quý giá.

tigeran
28-08-2013, 10:30 AM
Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: RSI = 100 - 100/(1+RS) RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày... :D:D:D
Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:

RSI = 100 - 100/(1+RS)

RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày

Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x.

Ví dụ minh họa:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/RSI.jpg

Đường RSI (sử dụng RSI 14 ngày) trong trường hợp này chúng ta có thể lấy 2 mức biên là 80 (overbought) và 20 (eoversold), biểu đồ đã cho thấy RSI đang đi xuống khi gặp mức 80 như vậy giá sẽ không thể vượt hơn mức trước đó và bạn nên mua khi giá rớt xuống tới lúc mà đường RSI chạm mức 30 ( chúng ta nên chọn 30 thay cho 20 trong trường hợp này). Tuy nhiên để rõ hơn thì cần kết hợp với đường Stochastic Oscillator hay ADX.

Sử dụng RSI trong hệ thống mua bán (trading system) của các trader sử dụng phân tích kỹ thuật như sau:

1. Các mức của RSI: 70% (thường dùng là 80%) là mức mà nhà đầu tư bán quá nhiều (overbought), 30% (thường dùng là 20%) là mức mà nhà đầu tư mua quá nhiều (oversold). Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought lưu ý chỉ áp dụng điều này cho 1 thời kỳ biến động còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng.

2. EMA như là vai trò của đường hỗ trợ hay kháng cự (support or resistance). Mua khi RSI tăng lên trên EMA và bán khi RSI rơi xuống dưới EMA. EMA là 1 tính hiệu trễ và thường đưa ra tín hiệu mua khi vượt qua thời kỳ uptrend.

3. Bullish divergence (tín hiệu phân kỳ mua): tín hiệu mua khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng, tương tự bearish divergence (tín hiệu phân kỳ bán): tín hiệu bán khi đường giá tăng trong khi đường RSi thì lại giảm. Mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước 1 xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo 1 xu hướng.

4. Dạng đồ thị: xu hướng, kháng cự/hỗ trợ, tam giác (triangles), đầu-vai (head and shoulders) khi áp dụng RSI nó giống như đường dẫn cho giá. Cái dở là dạng đồ thị: xu hướng, tam giá... là quan điểm cá nhân phụ thuộc vào chủ quan của từng traders nên không thể sử dụng trong trading system.

Bố cục của RSI và Bollinger Bands: Chúng ta áp dụng Bollinger Bands (BB) để nghiên cứu chỉ báo RSI. Tín hiệu mua xảy ra khi RSI rớt xuống dưới dải dưới của BB (lower BB), tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng vượt qua dải trên của BB (upper BB). Đây là những chỉ báo tương phản xu hướng vì chúng ta cần phải sử dụng thêm vài bộ lọc của xu hướng. Chúng ta có thể thêm vào chỉ báo MACD vào bộ lọc xu hướng như sau: nếu MACD > 0 thì xu hướng đi lên.

Hình minh họa:

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/RSI%202.jpg

tigeran
28-08-2013, 10:34 AM
Parabolic SAR là chỉ báo phân tích kỹ thuật kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss). Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”...
Chỉ báo Parabolic SAR

Parabolic SAR là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss).

Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”; thực hiện mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh xảy ra hoặc có thể mua để đầu tư dài hạn.

Tín hiệu bán: Tín hiệu bán xuất hiện khi giá đóng cửa nằm dưới Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR thấp hơn đường giá. Ngay tại thời điểm này đường Parabolic SAR thay đổi từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá. Các nhà đầu tư nên “dừng lại”, cũng có thể bán để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện hành và chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/SAR.jpg

Đặt điểm “dừng lỗ”

Hiệu quả lớn nhất khi dùng Parabolic SAR để xác định vùng đặt điểm dừng lỗ là nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu thua lỗ trong việc kinh doanh chứng khoán.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/SAR%202.jpg

Parabolic SAR là công cụ xác định vùng đặt điểm dừng lỗ hiệu quả, được diễn tả theo 2 lập luận sau:

Đặt điểm dừng lỗ thấp hơn giá của nhà đầu tư dài hạn mua vào hoặc trên mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn chấp nhận mua. Sử dụng Parabolic SAR như là một công cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ, điểm dừng lỗ sẽ từ từ tiến lên theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn. Nhưng hiệu quả nhất thì nhà đầu tư nên chốt lại mức lợi nhuận kỳ vọng của mình.

Parabolic SAR hành động như là khoảng dừng về mặt thời gian (thời điểm dừng). Thời điểm dừng được sử dụng tùy vào từng nhà đầu tư. Nếu sự mong đợi của nhà đầu tư đó không xảy ra thì lý trí của nhà đầu tư đó bắt đầu bị buông lỏng một cách tư nhiên, tức là kỷ luật kinh doanh, mua-bán bị vi phạm. Khi đó, nhà đầu tư nên phải thoát khỏi thị trường. Tương tự như vậy, Parabolic SAR đã kết hợp với thời gian để làm cho đường giá hoạt động theo sự tính toán của nhà đầu tư. Nếu đường giá không di chuyển theo hướng đã tính toán trước thì Parabolic SAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thoát khỏi thị trường.

duongtrong9
29-08-2013, 03:05 PM
Chắc còn phải học hỏi các anh chị dài dài rồi!

1nightdream
29-08-2013, 04:57 PM
Biển học vô bờ, siêng năng là bến mừ :wave2::wave2::wave2::wave2::wave2::wave2::wave2:: wave2::wave2:

tigeran
04-09-2013, 08:45 AM
MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền. ...
MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền.

Nó là công cụ phân tích kỹ thuật được cấu thành bởi 3 thành phần chính:

1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất
Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%201.jpg

Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:

- Sự giao cắt của đường trung bình giá.
- Biểu đồ MACD
- Sự phân kỳ của MACD

MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá(MA)

Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%202.jpg

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.

Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%203.jpg

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.

MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.

Biểu đồ MACD

Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%204.jpg

Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:

- Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.
- Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.

Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.

Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.

Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.

Sự Phân Kỳ của MACD

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%205.jpg

tigeran
20-09-2013, 09:05 AM
Chỉ số dao động Stochastic cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định. Chỉ số dao động Stochastic được thể hiện thành 2 đường. Đường chính được gọi là “%K”. Đường thứ hai được gọi là “%D” là trung bình trượt của “%K”. ...
Tổng quan

Chỉ số dao động Stochastic cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định.

Giải thích

Chỉ số dao động Stochastic trong phân tích kỹ thuật được thể hiện thành 2 đường. Đường chính được gọi là “%K”. Đường thứ hai được gọi là “%D” là trung bình trượt của “%K”.

Có một số cách để giải nghĩa chỉ báo Stochastic. Ba phương pháp phổ biến là:

1.Mua khi Stochastic (cả %K hoặc %D) xuống dưới một mức nhất định (ví dụ:20) và rồi tăng lên trên mức đó. Bán khi Stochastic tăng lên trên một mức nhất định (ví dụ: 80) và rồi rơi xuống dưới mức đó.


2.Mua khi đường %K lên trên đường %D và bán khi đường %K rơi xuống dưới đường %D.


3.Tìm kiếm các phân kì. Ví dụ, khi giá đang hình thành các mức giá cao mới trong khi Stochastic đang rơi xuống thấp hơn, báo hiệu sắp có khả năng đảo chiều giảm gía.

Ví dụ

Đồ thị dưới đây là KDC và chỉ số dao động Stochastic 14 ngày của nó.

http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/stochastic.jpg

Mũi tên “mua” được vẽ ra khi đường %K đi xuống dưới và rồi lên trên mức 20. Tương tự, mũi tên “bán” được vẽ ra khi đường %K lên trên và rồi lại xuống dưới mức 80.

Tính toán

Chỉ số dao động Stochastic có 4 biến:
1.Các thời kì %K.


Đây là số thời kì thời gian được sử dụng trong cách tính Stochastic.

2.Các thời kì chậm %K .


Giá trị này kiểm soát quá trình làm trơn của %K. Giá trị 1 được thừa nhận là Stochastic nhanh và giá trị 3 được thừa nhận là Stochastic chậm.

3.Các thời kì %D.


Đây là số các thời kì được sử dụng khi tính trung bình trượt của %K. Trung bình trượt được gọi là “%D” và được vẽ ngay trên đồ thị của %K.

4.Phương pháp tính %D.


Phương pháp (ví dụ: mũ, giản đơn, theo chuỗi thời gian, tam giác, biến đổi, hoặc tỷ trọng) được sử dụng để tính %D.
Công thức tính %K là:

http://sirifin.vn/help/kienthuc/Stochastics_files/image003.jpg

Ví dụ, để tính %K 10 ngày, đầu tiên phải tìm ra giá cao nhất và giá thấp nhất trong vòng 10 ngày của chứng khoán. Vì là ví dụ, sẽ giả định rằng trong 10 ngày mức giá cao nhất là 46 và mức giá thấp nhất là 38 - khoảng giá là 8 điểm. Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay là 41, %K được tính là:

http://sirifin.vn/help/kienthuc/Stochastics_files/image005.jpg

37.5% trong ví dụ cho biết rằng giá đóng cửa ngày hôm nay ở mức 37.5% trong khoảng giao dịch của chứng khoán trong 10 ngày. Nếu giá đóng cửa hôm nay là 42, chỉ báo Stochastic sẽ là 50%. Điều này có nghĩa là chứng khoán đóng cửa hôm nay ở 50% hoặc là điểm giữa của khoảng giao dịch 10 ngày.

Ví dụ trên sử dụng %K chậm của 1 ngày (tức là không chậm). Nếu bạn sử dụng giá trị lớn hơn 1, bạn sẽ tìm giá trị trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời kì của %K chậm trước khi thực hiện phép chia.

Trung bình trượt của %K rồi được tính bằng cách sử dụng số thời kì xác định trong các thời kì %D. Trung bình trượt được gọi là %D.

Chỉ báo Stochastic thường giao động trong khoảng 0 đến 100. Giá trị của 0% cho thấy rằng giá đóng cửa của chứng khoán là mức giá thấp nhất mà chứng khoán đã giao dịch trong x- thời kì trước đó. Giá trị 100% cho thấy rằng chứng khoán đóng cửa ở mức giá cao nhất mà chứng khoán đó đã giao dịch trong x- thời kì trước đó.

tigeran
24-09-2013, 09:03 AM
Xu hướng thị trường trong phân tích kỹ thuật là chiều hướng của thị trường, là con đường mà thị trường đang di chuyển. ...:goku:

TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Trong các cẩm nang đầu tư và giao dịch chứng khoán chúng ta thường được lĩnh hội các chỉ dẫn cơ bản:

- Nên giao dịch theo xu hướng thị trường.
- Tránh giao dịch ngược xu hướng.
- Xu hướng thị trường luôn là người bạn của chúng ta.

Vì vậy, nội dung xu hướng thị trường có một tầm quan trọng đặc biệt trong phương pháp Phân tích kỹ thuật và là yếu tố cực kỳ cần thiết để phân tích thị trường.

Khi phân tích thị trường bằng các đồ thị giá và mô hình giá, chúng ta thường sử dụng:

- Đường xu hướng, kênh và đường kênh.
- Các mức hỗ trợ và kháng cự.
- Các mô hình biến động giá.
- Các chỉ số: trung bình động.

đều nhằm mục đích duy nhất: xác định và đánh giá xu hướng thị trường.

ĐỊNH NGHĨA:

Xu hướng là chiều hướng của thị trường, là con đường mà thị trường đang di chuyển.

PHÂN LOẠI:

Theo thời gian, giá cả một cổ phiếu biến động liên tục trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau: theo sự biến động giá và theo thời gian.

A. Phân loại theo biến động giá:

Về tổng quát, sự biến động giá trong một giai đoạn nhất định gồm hai phần chính: dập dềnh và có xu hướng (tăng hoặc giảm) cụ thể:

1. Xu hướng dập dềnh (còn gọi: không đổi, không xu hướng)

Giá cổ phiếu không thực sự tăng/giảm. Giá cổ phiếu luôn xoay quanh một mức giá cố định. Các đỉnh và các đáy nằm ngang, biểu hiện thị trường đang đứng giá hoặc giá thay đổi rất ít.

Chú ý:

Mỗi giai đoạn dập dềnh đều có hai giá trị, coi như hai ngưỡng: "hỗ trợ và kháng cự". Hai mức chống đỡ và kháng cự là phạm vi biến động giá của biến động dập dềnh. Nên nắm vững các đặc điểm kể trên vì sau này khi nghiên cứu các chỉ số Phân tích kỹ thuật ta sẽ thấy có những chỉ số không thể áp dụng được với thị trường dập dềnh.

2. Xu hướng tăng:

Gồm một chuỗi các đỉnh và các đáy liên tục cao hơn. Biểu hiện thị trường đang tăng giá.

3. Xu hướng giảm:

Gồm một chuỗi các đỉnh và các đáy liên tục thấp hơn. Biểu hiện thị trường đang giảm giá.

B. Phân loại theo thời gian:

1. Xu hướng chính (còn gọi: dài hạn): Thường kéo dài hơn một năm.
2. Xu hướng trung gian (còn gọi: trung hạn): Thường từ ba tuần đến vài tháng.
3. Xu hướng ngắn hạn: Thường kéo dài vài ba tuần.

tradingpro8x
09-11-2013, 11:05 AM
John Murphy được xem là một trong những bậc thầy về phân tích kỹ thuật hiện nay của thế giới.
John Murphy còn là tác giả nổi tiếng chuyên viết về các đề tài phân tích kỹ thuật, với các tác phẩm bán chạy (best seller) như Technical of the Financial Markets, Trading with Intermarket , và The Visual Investor.

Ông hiện là Giám đốc Phân tích Kỹ thuật (Chief Technical Analyst) của StockCharts.com

10 quy tắc vàng trong giao dịch dưới đây của John Murphy đã trở nên nổi tiếng trong giới trader trên toàn thế giới.

1. Phân tích biểu đồ dài hạn để có bức tranh toàn cảnh về xu hướng thị trường. Hãy bắt đầu phân tích với biểu đồ tháng và biểu đồ tuần trong vài năm liên tục.

Bức tranh toàn cảnh trong một giai đoạn dài hơn sẽ giúp tăng khả năng nhận biết và thấu hiểu về triển vọng dài hạn của thị trường.

Sau khi đã có quan điểm về xu hướng dài hạn của thị trường, hãy phân tích biểu đồ giao dịch ngày (daily) và trong phiên (intra-day).

Cần lưu ý là bạn có thể phạm sai lầm nếu chỉ phân tích xu hướng thị trường ngắn hạn.

Thậm chí nếu bạn giao dịch trong khung thời gian cực ngắn thì cũng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn giao dịch cùng hướng với xu hướng trung hạn và dài hạn của thị trường.

2. Xác định xu hướng và đi theo nó. Xu hướng thị trường có thể là dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.

Đầu tiên, hãy xác định khung thời gian mà bạn sẽ giao dịch và sử dụng biểu đồ thích hợp.

Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch theo đúng hướng của xu hướng đó. Mua vào lúc thị trường giảm khi xu hướng đang là tăng giá, và bán vào lúc thị trường tăng khi khi xu hướng đang là giảm giá.

Nếu bạn đang giao dịch theo trung hạn, thì nên sử dụng biểu đồ ngày và tuần. Nếu bạn là người giao dịch trong ngày, thì nên dùng biểu đồ ngày và trong ngày.

Nhưng cần lưu ý rằng trong mọi trường hợp, hãy xác định xu hướng bằng biểu đồ dài hạn hơn, rồi sau đó sử dụng biểu đồ ngắn hạn hơn để xác định thời điểm giao dịch (timing).

3. Tìm đỉnh/đáy hay là ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Điểm tốt nhất để mua vào là gần ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng này thường là đáy liền trước đó.

Ngược lại, điểm tốt nhất để bán ra là gần ngưỡng kháng cự, thường là đỉnh liền trước đó.

Sau khi đỉnh kháng cự bị phá vỡ thì thông thường nó sẽ tạo (trở thành ngưỡng) hỗ trợ cho những đợt hồi phục sau đó. Nói cách khác, đỉnh cũ sẽ trở thành đáy mới.

Tương tự, khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì thông thường nó sẽ khiến người ta đẩy mạnh bán ra trong những đợt phục hồi trở lại sau đó; và đỉnh cũ có thể trở thành đáy mới.

4. Tỷ lệ % “dội ngược” trở lại (Retracement). Sau khi thị trường điều chỉnh tăng hoặc giảm thì thường diễn ra một đợt “dội ngược” trở lại của xu hướng trước đó.

Chúng ta có thể đo sự điều chỉnh “dội ngược” trong xu hướng hiện tại của thị trường theo tỷ lệ phần trăm. Mức 50% của xu hướng trước là phổ biến nhất. Mức tối thiểu thường là 1/3 của xu hướng trước, trong khi mức tối đa thường là 2/3.

Cũng cần theo dõi các mức retracement theo các mốc Fibonacci 38% và 62%.

Vì vậy, có thể thấy trong quá trình điều chỉnh giảm của một xu hướng tăng giá, điểm mua ban đầu thường nằm trong khu vực retracement 33%-38%.


5. Vẽ đường xu hướng (Trendline). Đường xu hướng là một trong những công cụ phân tích đơn giản nhưng có hiệu quả nhất. Tất cả những gì bạn cần là một đường thẳng và 2 điểm trên đồ thị.

Đường xu hướng đi lên được vẽ qua 2 điểm thấp nhất kế tiếp. Đường xu hướng đi xuống được vẽ qua 2 điểm cao nhất kế tiếp.

Giá thường quay trở lại các đường xu hướng trước khi tiếp tục xu hướng của nó.

Việc giá phá vỡ đường xu hướng thường báo hiệu sự thay đổi về xu hướng. Một xu hướng đúng khi đường xu hướng được chạm (test) ít nhất là 3 lần.

Đường xu hướng tồn tại càng lâu và được test nhiều lần thì càng trở nên quan trọng (tức là cho tín hiệu đúng).

6. Theo sát các chỉ báo trung bình động (Moving average). Trung bình động (MA) có thể đưa ra các tín hiệu mua hoặc bán khách quan. MA cho bạn biết liệu xu hướng hiện tại có còn tiếp diễn hay không, và giúp xác nhận sự thay đổi trong xu hướng.

Tuy nhiên, MA không cho bạn biết trước rằng sự thay đổi xu hướng sẽ diễn ra, nói cách khác MA là một chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicator).

Một trong những cách phổ biến nhất để tìm tín hiệu giao dịch là kết hợp 2 MA. Một số cặp MA được sử dụng phổ biến trong giao dịch thị trường tương lai là MA 4 ngày và MA 9 ngày, MA 9 ngày và MA 18 ngày, MA 5 ngày và MA 20 ngày.

Tín hiệu xuất hiện khi đường MA ngắn hạn hơn giao cắt với đường MA dài hạn hơn. Giá cắt lên trên hoặc xuống dưới đường MA 40 ngày cũng tạo ra những tín hiệu giao dịch hiệu quả.

Vì MA là chỉ báo giao dịch theo xu hướng nên chúng chỉ hoạt động tốt nhất trong thị trường có xu hướng rõ ràng (trending market).

7. Nhận biết điểm đảo chiều bằng cách theo dõi các chỉ báo dao động (oscillators). Các chỉ báo dao động giúp nhận diện liệu thị trường có đang trong tình trạng quá mua (overbought) hay quá bán (oversold) hay không.

Trong khi MA giúp xác nhận sự thay đổi xu hướng thì các chỉ báo dao động thường giúp cảnh báo trước rằng thị trường đã tăng giá hoặc giảm giá quá mức và sẽ sớm quay đầu.

Hai chỉ báo dao động phổ biến nhất là RSI (Relative Strength Index) và Stochasics. Hai chỉ báo này dao động trong phạm vi từ 0 đến 100.

RSI trên mức 70 báo hiệu ở vùng quá mua, trong khi dưới mức 30 thì ở vùng quá bán. Các giá trị quá mua và quá của Stochastics lần lượt là 80 và 20.

Phần lớn các nhà giao dịch sử dụng 14 ngày hoặc tuần đối với Stochastics, và 9 hoặc 14 ngày hoặc tuần đối với RSI.

Sự phân kỳ (divergence) của chỉ báo dao động thường cảnh báo sự đảo chiều thị trường. Những công cụ này hoạt động tốt nhất trong thị trường dao động với biên độ hẹp.

Các tín hiệu tuần có thể sử dụng làm bộ lọc cho các tín hiệu ngày. Các tín hiệu ngày có thể sử dụng làm bộ lọc cho đồ thị trong ngày.

8. Nhận biết tín hiệu cảnh báo - Giao dịch theo MACD. Chỉ báo Trung bình động Hội tụ - Phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence, MACD) do Gerald Appel phát triển là kết hợp của hệ thống giao cắt các MA với các yếu tố quá mua/quá bán của một chỉ báo dao động.

Tín hiệu mua xuất hiện khi đường chạy nhanh hơn giao cắt lên trên đường chạy chậm hơn và cả hai đường nằm dưới mức 0.

Tín hiệu bán xuất hiện khi đường chạy nhanh hơn giao cắt xuống dưới đường chạy chậm hơn từ trên đường số 0.

Các tín hiệu tuần ưu tiên hơn các tín hiệu ngày. Chỉ báo MACD Histogram biểu thị sự chênh lệch giữa 2 đường MA này và cho những cảnh báo sớm hơn về sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “Histogram” bởi vì các thanh dọc được sử dụng để biểu thị sự chênh lệch giữa 2 đường MA trên đồ thị.

9. Thị trường có xu hướng hay không. Đường chỉ số xu hướng trung bình (Average Directional Movement Index, ADX) giúp xác định thị trường đang có xu hướng hay không. ADX đo mức độ và hướng của xu hướng trong thị trường.

Đường ADX tăng lên cho thấy sự hiện diện của một xu hướng mạnh. Đường ADX giảm xuống cho thấy thị trường không có xu hướng rõ ràng.

Bằng cách đánh dấu hướng của đường ADX, trader có thể xác định cách giao dịch và bộ chỉ báo nào là phù hợp nhất đối với hoàn cảnh thị trường hiện tại.

10. Nhận biết các tín hiệu xác nhận (Confirming Sign), bao gồm khối lượng (volume) và hợp đồng tương lai đang hiệu lực (open interest).

Khối lượng và hợp đồng tương lai đang hiệu lực là những chỉ báo xác nhận quan trọng trong các thị trường tương lai.

Khối lượng giao dịch đi trước giá. Cần phải chắc chắn rằng khối lượng giao dịch cao hơn xuất hiện theo hướng của xu hướng chi phối. Trong một xu hướng tăng giá, khối lượng giao dịch cao hơn phải xuất hiện vào những ngày tăng giá.

Số hợp đồng tương lai đang hiệu lực tăng lên xác nhận rằng lượng tiền mới vào thị trường đang hỗ trợ xu hướng chi phối. Ngược lại, hợp đồng tương lai đang hiệu lực giảm thường là một cảnh báo cho biết xu hướng gần kết thúc.

Một xu hướng tăng giá vững chắc cần được đi kèm theo bằng khối lượng tăng và hợp đồng tương lai đang hiệu lực tăng.

naulluan3388
27-03-2014, 10:50 AM
Bài viết hay quá mà các hình minh họa bị hư link hết rồi :((. ai đã đọc và cop ra bản word hay pdf thì cho em xin với

1nightdream
31-03-2014, 10:10 AM
Ông John này phân tích kỹ thuật khá hay, tiếc là già rùi nên không chọc trời khuấy nước như xưa nữa :taz:

anhrin07091992
30-04-2014, 12:05 PM
Anh có tài liệu nào đầy đủ về mô hình nến không, em tìm trên mạng nó thiếu trước thiếu sau không ak, thanks anh trước

tigeran
16-10-2014, 08:56 AM
Bạn vào trang dưới đây là có đầy đủ từ A đến Z lun :D

http://www.candlecharts.com/

tigeran
24-01-2015, 11:48 AM
Phân tích kỹ thuật dù chỉ mới được ứng dụng tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng đã đem lại nhiều kinh nghiệm mới mẻ và thú vị. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những kinh nghiệm này, cũng như một số định hướng trong tương lai của loại hình phân tích kỹ thuật.

1. Những kinh nghiệm của quá khứ của phân tích kỹ thuật

Ứng dụng bearish và bullish divergence trong dự báo

Trong giai đoạn đầu năm 2009 đến nay, một kỹ thuật phân tích đã tỏ ra có hiệu quả trong việc dự báo là ứng dụng bearish và bullish divergence. Kể từ đầu năm 2009, Relative Strength Index (RSI) đã xuất hiện 5 lần phân kỳ quan trọng. Dựa vào các tín hiệu này, việc dự báo biến động giá trong một tương lai khá xa là có thể thực hiện được.

Tháng 07/2009, RSI xuất hiện bullish divergence. Khi VN-Index không ngừng tạo đáy thấp hơn thì chỉ số này liên tục tạo ra những đáy cao hơn. Điều này hàm ý lực của thị trường đã bắt đầu có những cải thiện đáng kể dù chỉ số thị trường vẫn đang đi xuống. Kết quả sau đó cho thấy một chu kỳ tăng giá mạnh mẽ và kéo dài suốt 3 tháng.

Trường hợp của tháng 10/2009 thì ngược lại. Hiện tượng “triple bearish divergence” xuất hiện. Không chỉ thiết lập hai đỉnh thấp hơn trong tháng 10/2009 mà RSI còn thiết lập ba đỉnh thấp dần đều nếu xét toàn bộ giai đoạn tháng 08 – 10/2009. Tín hiệu này góp phần khẳng định cho sự kết thúc của sóng Elliott thứ 5 của sóng 1 lớn để bắt đầu bước vào 3 sóng hiệu chỉnh a, b, c của sóng 2 lớn.

Gần đây nhất là giai đoạn giữa tháng 05/2010. Bên cạnh những yếu tố hỗ trợ khác như Fibonacci, SMA, … thì bullish divergence của RSI cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người phân tích kỹ thuật dự báo đợt tăng giá vừa qua.

Converging zone tạo thành những vùng support và resistance zone đáng tin cậy

Nhiều người thường hiểu converging zone chỉ là sự hội tụ của các ngưỡng Fibonacci nằm ngang, bao gồm Fibonacci Retracement và Fibonacci Projection. Điều này chưa thực sự thể hiện hết ý nghĩa cũng như tác dụng của converging zone.

Hiểu theo quan điểm chính thống, converging zone là vùng mà tại đó có nhiều ngưỡng kháng cự, hỗ trợ cùng hội tụ. Ví dụ, vào tháng 12/2009 khi mà VN-Index trải qua một trong những đợt thoái lùi lớn nhất kể từ sau khủng hoảng. Trong thời gian này, một converging zone được tạo thành bởi trendline dài hạn, Fibonacci Retracement 50.0% và Fibonacci Zones số 8. Cả ba yếu tố này cho chúng ta điểm rơi chiến lược là ngày 16/12/2009. Và những nhà đầu tư mua cổ phiếu vào thời điểm này đã đạt được mức tỷ suất sinh lợi không dưới 10% khi thị trường bùng nổ ngay sau đó.

Hiện tượng pullback và throwdown

Đây có thể coi là hai hiện tượng có tính ứng dụng cao nhất của trendline. Theo đánh giá của chúng tôi, những hiện tượng này sẽ giúp cho các nhà đầu tư thoát khỏi một vị thế mà mình không mong muốn.

Trước hết chúng ta đề cập đến hiện tượng pullback. Đây là hiện tượng xuất hiện khi một ngưỡng chống đỡ mạnh bị phá vỡ. Sau đó, giá sẽ có sự phục hồi nhất định về lại vùng phá vỡ cũ, rồi kể từ đó bắt đầu thoái lùi thực sự. Tính ứng dụng của hiện tượng này là nó có thể giúp những nhà đầu tư đang bị mắc kẹt thoát hàng.

Một trong những ví dụ điển hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam là HNX-Index. Vào ngày 25/11/2009, trong một phiên sụt giảm mạnh mẽ của thị trường, giá đã phá vỡ ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8%. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài phiên giá liền pullback trở lại và những nhà đầu tư đã lỡ mạo hiểm bắt đáy trong các phiên trước có thể thoát hàng an toàn.

Hiện tượng thứ hai là throwdown. Ngược lại với hiện tượng đầu tiên, throwdown chỉ xuất hiện trong các đợt tăng giá lớn. Có thể xem chúng như sự tạm nghỉ của thị trường và tích luỹ cho một chu kỳ tăng tiếp theo.

Chúng ta hãy quan sát đồ thị của VN-Index. Rõ ràng là sau khi phá vỡ đường trendline kháng cự dài hạn, VN-Index đã có một sự thoái lùi đáng kể và test lại đường trendline này. Đây chính là cơ hội để những người đầu tư chậm chân trong các đợt tăng giá trước tham gia vào thị trường.

2. Những định hướng tương lai của Phân tích Kỹ thuật

Tập trung vào chiến lược phản ứng lại với thị trường

Có một xu hướng hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây, không chỉ ở các thị trường phát triển mà ngay cả ở Việt Nam, là nhiều nhà phân tích kỹ thuật đang ngày càng chú ý hơn đến chiến lược phản ứng lại với thị trường thay vì chỉ đơn thuần dự báo biến động của thị trường.

Ở Việt Nam trong thời gian gần đây chúng ta thường hay nghe những phát biểu như: ”Trong năm nay VN-Index sẽ đạt đến XYZ điểm”. Có thể điều này mang nhiều ý nghĩa, nhưng nhiều nhà đầu tư dường như đang dành sự quan tâm đến chiến lược phản ứng nhiều hơn là những dự báo mang tính may rủi. Điều đó sẽ cho phép họ không gặp phải những bất ngờ quá lớn trong quá trình đầu tư.

Ví dụ, một nhà đầu tư A dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2010. Khi đó anh ta sẽ mua tại vùng 470 – 495 điểm để đón đầu cho một chu kỳ mới. Tuy nhiên, nếu là một người chú trọng nhiều hơn đến chiến lược, nhà đầu tư này sẽ phải thiết lập cho mình những điểm xoay chuyển chiến lược chủ yếu, mà tại đó anh ta sẽ có chiến lược hành động cụ thể phù hợp với tình trạng danh mục.

Thay vì chỉ nghĩ đến mỗi việc là thị trường sẽ tăng giá trong dài hạn và buy & hold, nhà đầu tư này sẽ thiết lập cho mình ngưỡng cắt lỗ tại mức 470 điểm. Đồng thời dựa vào các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật mạnh có thể mua vào lại ở vùng 445 – 455 điểm... Nói tóm lại, khi điểm xoay chuyển chiến lược bị phá vỡ, chiến lược sẽ thay đổi.

Ngày càng định lượng nhiều hơn

Có khá nhiều lời nhận xét từ phía các nhà đầu tư là phân tích kỹ thuật mang nhiều tính chủ quan nên khó ứng dụng một cách rộng rãi. Và dường như bản thân những người phân tích kỹ thuật cũng nhận ra điều này. Vì vậy, ngày càng có nhiều người phân tích kỹ thuật phát triển sâu hơn theo hướng định lượng. Họ thiết lập những mô hình toán học, với những công thức được thiết lập từ trước và những trọng số tính toán đã được cân nhắc kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, muốn làm được điều này đòi hỏi người phân tích phải có tư duy logic cũng như sự hiểu biết về bản chất của các công thức khá sâu sắc. Lợi điểm của việc này là nó sẽ giúp loại bỏ tính chủ quan trong phân tích – một nhược điểm mà hầu hết những người phân tích kỹ thuật tại Việt Nam dễ mắc phải.

Cũng chính kỹ thuật này đã mở ra tiền đề cho lĩnh vực phân tích định lượng. Bởi lẽ phân tích định lượng là dựa trên cơ sở phân tích tương quan giữa các chuỗi số liệu dựa trên một trục chính là biến động của thị trường. Loại hình phân tích này của phân tích kỹ thuật sẽ kết hợp với các biến số của cơ bản để đưa ra kết quả dự báo một cách chính xác và khách quan hơn.

traderviet
31-03-2015, 11:12 AM
Cái chủ đề phân tích kỹ thuật này cũng bổ ích đấy bà con nhỉ. các bác cứ cố gắng luyện khí công cho tốt nhé.:eek::eek::eek:

tigeran
25-01-2016, 03:47 PM
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này....

Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này.
Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ, bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618. Tính xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA) được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập



FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.

Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường FF



Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%)




Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.


Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ bản của dãy Fibonacci, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn vài thông tin hữu ích.

tigeran
26-01-2016, 08:36 AM
Một điểm cần lưu ý nữa là dãy số Fibonacci hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực

Bạn sẽ kinh ngạc vì những điều quen thuộc xung quanh bạn đều liên quan tới một dãy số nổi tiếng: Dãy Fibonnaci. Dãy số này còn liên quan chặt chẽ tới tỉ lệ thần thánh: Tỉ lệ vàng.

https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/fibonacci-1452668520117/bi-an-ve-day-fibonacci-va-ti-le-vang-than-thanh-trong-van-vat.jpg

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó.

Mặc dù quy luật tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng nó lại xuất hiện ở những thứ phức tạp nhất xung quanh chúng ta và ngay cả bản thân vũ trụ.

Điều này khiến nó trở thành một dãy số nổi tiếng và được xem sự hiện diện của Tạo hóa ngay cạnh con người.

Dãy số có quy luật đơn giản: Phần tử sau bằng tổng 2 phần tử liền trước đó. Nhưng lại thể hiện quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan bao gồm tự nhiên và vũ trụ.

Có thể nói sự phát triển của dãy số cũng chính là sự phát triển của tự nhiên. Điều này giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới khách quan thông qua Toán học. Một sự liên hệ tuyệt vời và gần gũi giữa Toán học và thực tế.

https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/3044877-slide-s-1-the-golden-ratio-designs-biggest-urban-legend-copy-1452667841700/bi-an-ve-day-fibonacci-va-ti-le-vang-than-thanh-trong-van-vat.jpg

tigeran
26-01-2016, 08:40 AM
Ngay cả bức ảnh Mona Lisa nó cũng tuân theo dãy số này anh em ạ. Đây là điều kỳ diệu trong tự nhiên rùi

https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2016/jdgfti-1452667842738/bi-an-ve-day-fibonacci-va-ti-le-vang-than-thanh-trong-van-vat.png

tigeran
26-01-2016, 10:57 AM
Fibonacci Time Zones mình thấy cũng rất hay nhưng phải có kinh nghiệm lâu mới xài hiệu quả, không thì dễ bắt trượt đáy và tành tử sỹ lắm :D

tigeran
26-01-2016, 01:46 PM
Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, cụm từ Fibonacci được nhắc đến khá nhiều đặc biệt là trong các dự báo về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của một cổ phiếu hoặc chỉ số trong tương lai.

Fibonacci thực tế là một chuỗi các con số toán học được phát hiện bởi Leonardo Pisano vào thế kỷ 12.

Dựa trên một dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89… Quy luật chính để tìm những con số này sẽ bằng tổng 2 số liền trước.
Leonardo đã phát hiện ra sự trùng hợp đặc biệt giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên với các quy luật trong chuỗi dãy số trên.

Khi thử so sánh nó với sự vận động của thị trường chứng khoán, người ta cũng đã nhận ra có một sự tương tác khá lớn giữa dãy số Fibonacci với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Cụ thể trong một xu hướng vận động của giá cổ phiếu hoặc chỉ số, người ta phát hiện tại các ngưỡng 0%, 23,6%, 38,2%, 50,0%, 61,8%, 100% giá cổ phiếu hoặc chỉ số có sự biến động rất mạnh khi chạm vào các ngưỡng này.

Với kinh nghiệm cá nhân đã từng áp dụng thì ngưỡng 50% và 61,8% mới thực sự là những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đáng quan tâm, tại đó có khả năng lớn sẽ xảy ra sự đảo chiều xu hướng.

Được sử dụng phổ biến hiện nay chính là công cụ Fibonacci Retracement (Fibonacci Hồi quy)

Trong một xu hướng giảm hoặc tăng, giá cổ phiếu hoặc chỉ số sẽ dần tích lũy và tìm đến điểm tạo sự đảo chiều. Fibonacci Hồi quy sẽ thực hiện chức năng dự đoán điểm đảo chiều này.

Lấy ví dụ cụ thể đối với HNX-Index tại thời điểm hiện tại vào ngày 13/9/2012



Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5/2012, HNX-Index bắt đầu quá trình điều chỉnh giảm của mình. Dựa trên Fibonacci Retracement kéo từ chân sóng tăng ngày 6/1/2012 tại 55,27 điểm lên đỉnh ngày 9/5/2012 tại 83,76 điểm cho thấy những gợi ý về khả năng hình thành các ngưỡng hỗ trợ khi HNX-Index bắt đầu rơi.

Thực tế taị mức Fibonacci 38,2% HNX-Index đã có biểu hiện được mua đỡ giá và đi ngang trong khoảng kẹp giữa mức Fibonacci 23,6% và 38,2% trong vòng một tháng.

Như đã nêu với quan điểm cá nhân, trong xu hướng giảm hoặc tăng thường sẽ có phản ứng mạnh với các ngưỡng Fibonacci 50% và 61,8%. Thực tế này đã xảy ra với HNX-Index sau khi phá vỡ mức 38,2%.

Khu vực Fibonacci 50% cũng đã đỡ cho HNX-Index đi ngang thêm khoảng gần 2 tháng phía trên mức này tương đương mức 66 điểm.

Sau vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt (21/8/2012), HNX-Index đột ngột giảm mạnh xuyên qua Fibonacci 50% và 61%. Đến thời điểm này các ngưỡng hỗ trợ dựa trên Fibonacci không còn tác dụng và hướng đến khả năng “test” đáy cũ trong tháng 1/2012 tại 55,2 điểm tương đương với mức Fibonacci 100%.

Như vậy với một công cụ như Fibonacci, nhà đầu tư cũng đã có những dự báo trước về khả năng thị trường sẽ xảy ra phản ững mạnh tại mức điểm nào, từ đó có những chiến lược mua, bán, chốt lời hoặc cắt lỗ.

Chú ý: Mức phản ứng mạnh nhất thường là các mức Fibonacci 50% và 61%. Điều kiện để bổ sung cho các lập luận về dự báo đó là sự ủng hộ của khối lượng giao dịch tại các mức điểm này.

Trong xu hướng giảm mức Fibonacci nào đang hỗ trợ cho giá cổ phiếu mà bị phá vỡ sẽ lập tức trở thành ngưỡng kháng cự nếu như giá cổ phiếu phục hồi. Trường hợp xu hướng tăng thì ngược lại. Tính hoán đổi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thể hiện rất rõ qua công cụ Fibonacci

tigeran
27-01-2016, 01:52 PM
Trong các dãy Fibonacci thì có cái Fibonacci Time Zones thấy rất hay, tính timing cực chuẩn lun ;)

tigeran
11-03-2016, 03:11 PM
Năm nào cũng thế, đến hẹn lại lên
Trước một con sóng mới, giới đầu tư đều thay nhau đưa ra những phán đoán về nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Bởi, đã thành thông lệ, điều kiện thiết yếu của một “uptrend” là phải có dòng dẫn dắt. Như đoàn tàu. Phải có hoa tiêu!

dhtax
30-12-2017, 09:16 AM
tín hiệu tốt