PDA

View Full Version : SHB: Tầm cao mới



Brainstorm
25-08-2012, 08:58 AM
SHB tham vọng tái cấu trúc thành công Bianfishco

Thủ tục sở hữu 50% cổ phần cơ bản hoàn tất, SHB (http://finance.vietstock.vn/SHB-ngan-hang-tmcp-sai-gon-ha-noi.htm) đặt tham vọng sẽ tham gia tái cấu trúc thành công Bianfishco - công ty vừa đứng trước nguy cơ phá sản.


http://image.vietstock.vn/2012/08/25/baf0.jpg
Nguồn tin VnEconomy cho biết, ngày 24/8/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco).
Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ Bianfishco (tổng vốn điều lệ 500 tỷ đồng) và tham gia tái cấu trúc toàn diện công ty này.
Đi vào hoạt động từ năm 2005, Bianfishco đã tập trung đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản hiện đại với công suất chế biến 600.000 tấn cá/ngày. Bên cạnh đó Bianfishco đã đầu tư phát triển chuỗi cung ứng khép kín như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi hải sản rộng 100 ha, lập công ty sản xuất nước uống Collagen, lập viện nghiên cứu thủy sản… với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.
Đến nay sản phẩm của Bianfishco đã xuất khẩu vào 80 nước trong đó có những thị trường hết sức khắt khe như: Mỹ, Nhật và EU. Đặc biệt Bianfishco là một trong rất ít doanh nghiệp thủy sản có giấy phép xuất khẩu vào Mỹ với thuế suất bằng 0%.
Trong giai đoạn hoạt động ổn định, Bianfishco đạt doanh thu 100 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động. Đây từng được đánh giá là thương hiệu quốc gia hàng đầu về sản phẩm cá tra, cá basa được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận.
Tuy nhiên, năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012, Bianfishco gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng ngưng cung cấp tín dụng, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Công ty này bị thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá kéo dài, dẫn đến tình trạng có thể bị phá sản.
Các khoản nợ của Bianfishco tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV (http://finance.vietstock.vn/BIDV-ngan-hang-tmcp-dau-tu-va-phat-trien-viet-nam.htm)), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB (http://finance.vietstock.vn/VDB-ngan-hang-phat-trien-viet-nam.htm)), Ngân hàng Á châu (ACB (http://finance.vietstock.vn/ACB-ngan-hang-tmcp-a-chau.htm)) khá phức tạp, dù đều có tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, bất động sản. Việc thế chấp 25 triệu cổ phần của bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên Tổng giám đốc Bianfishco chỉ là bổ sung tài sản đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng nêu trên, Bianfishco không nhận thêm được khoản tiền nào từ việc thế chấp cổ phiếu này.
SHB cho biết, trên cơ sở kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trước đây (nay đã sáp nhập vào SHB), đồng thời đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Bianfishco nói riêng, SHB đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý để trở thành cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của Bianfishco.
SHB đã phối hợp cùng Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC (thuộc Bộ Tài chính), Bianfishco xây dựng phương án tái cấu trúc công ty này.
Cụ thể, SHB sẽ cùng DATC tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bianfishco, đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, kiểm soát chi phí thị trường đầu vào và đầu ra.
SHB sẽ thực hiện giải ngân cho Bianfishco trả nợ tiền mua nguyên liệu của nông dân, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian ba năm nhằm sớm đưa công ty đi vào hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đối với một số chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ.
Dự kiến, sau khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, công ty này sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, giảm chi phí đầu vào.
Sau đó, bước tiếp theo trong kế hoạch dự kiến là thành lập Tổng công ty Thủy sản Bình An trên cơ sở mở rộng, tiếp nhận và nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty vệ tinh (nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công ty nuôi trồng thủy hải sản, tái cấu trúc công ty sản xuất nước uống Collagen, viện nghiên cứu thủy sản…).
Theo lãnh đạo SHB, với các giải pháp tổng thể trên, dự kiến trong năm 2013 Bianfishco sẽ đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả.
“Bianfishco hoạt động ổn định sẽ mang lại cho SHB nguồn thu ngoại tệ lớn, mở rộng đối tác, khách hàng, giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động trong vùng. Dự kiến ba năm tới Bianfishco sẽ đại chúng hóa công ty, mời các tập đoàn kinh tế chuyên ngành thủy sản lớn trong và ngoài nước tham gia và thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung trong nước và quốc tế”, đại diện SHB cho biết.
Minh Đức
tbktvn

INDEXVN
28-08-2012, 09:56 AM
SHB cổ phiếu đi ngược lại thị trường
SHB đã giảm giá quá lâu đã đến lúc phải lên

Brainstorm
28-08-2012, 01:23 PM
SHB cổ phiếu đi ngược lại thị trường
SHB đã giảm giá quá lâu đã đến lúc phải lên

Trên TTCKVN, SHB được bầu chọn là cô nàng có thân hình bốc lửa nhất, nóng bỏng nhất, gợi cảm nhất - SHB: Supper Hot Body.

Brainstorm
08-09-2012, 09:36 AM
Ngân hàng tăng vốn, “điệp vụ bất khả thi”









http://.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/56293dadd36b3b0bf1358cf0b3038d37/2012/07/26/tin-dung.jpg (http://.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/56293dadd36b3b0bf1358cf0b3038d37/2012/07/26/tin-dung.jpg)

Thời gian còn lại của năm 2012 không còn nhiều, song kế hoạch tăng vốn của nhiều nhà băng vẫn chưa được triển khai.
Trong tờ trình ĐHCĐ năm 2012, không ngân hàng nào bỏ sót nội dung tăng vốn điều lệ, với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi NHNN đang đẩy mạnh thực hiện đề án tái cấu trúc ngành và làn sóng hợp nhất, sáp nhập ở lĩnh vực này đang nóng, khiến các nhà băng phải củng cố nội lực để tồn tại.

Cụ thể, VietABank có kế hoạch phát hành cổ phiếu nâng vốn lên 5.000 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2011. HĐQT OCB đưa ra kế hoạch tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng vào cuối năm 2012, từ mức 3.400 tỷ đồng hiện tại. NamA Bank lên kế hoạch tăng vốn từ mức 3.000 tỷ đồng lên 3.700 tỷ đồng trong năm nay. ABBank xây dựng chỉ tiêu nâng vốn từ mức 4.200 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng.

Làn sóng tăng vốn tiếp tục nóng lên khi xu hướng M&A ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục sôi động. Vì thế, củng cố nội lực bằng cách tăng vốn là chiến lược tồn tại của nhiều ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, các nhà băng lớn cũng không đứng ngoài cuộc.

Cụ thể, Vietinbank đưa ra kế hoạch tăng vốn lên trên 30.000 tỷ đồng trong năm 2012 và vừa được NHNN chấp thuận tăng vốn lên hơn 26.200 tỷ đồng. ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Maritime Bank dự kiến tiếp tục tăng vốn trong năm nay, dù vốn của các nhà băng này đều đã đạt trên dưới chục ngàn tỷ đồng.

Song đến nay, hầu hết ngân hàng vẫn chưa có động tĩnh đối với kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn, kể cả các nhà băng lớn.

DongA Bank vào đầu năm nay đã hoàn tất việc phát hành thêm 500 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng vốn từ mức 4.500 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. Kế hoạch tiếp theo của ngân hàng này là phát hành thêm 1.000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:1, để nâng vốn lên mức 6.000 tỷ đồng trong năm nay.

Thế nhưng, câu chuyện phải hủy kế hoạch tăng vốn điều lệ cũng từng xảy ra với DongA Bank trong năm trước. Vì thế, việc có hoàn thành được kế hoạch nâng vốn lên 6.000 tỷ đồng trong năm nay là chưa thể khẳng định. Khi được hỏi về kế hoạch này, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, Ngân hàng đang xem xét, khi nào thị trường phù hợp sẽ tiến hành tăng vốn.

Trao đổi với ĐTCK, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cho hay, Ngân hàng cũng đang cân nhắc thời điểm và chưa thể khẳng định có hoàn thành được kế hoạch tăng vốn trong năm nay hay không. Năm 2011, kế hoạch tăng vốn của OCB đã không thành công khi Ngân hàng chỉ hoàn thành được 88,7% kế hoạch đề ra (3.400 tỷ đồng).

Theo lý giải của các nhà băng, sở dĩ ngân hàng phải lùi kế hoạch tăng vốn vào thời điểm cuối năm là do hình TTCK năm nay còn nhiều khó khăn, giá cổ phiếu ngân hàng chưa được cải thiện, các cổ đông hiện hữu không mặn mà bỏ thêm tiền vào cổ phiếu ngân hàng.

Mặt khác, hiện các nhà băng cũng khó có thể kỳ vọng vào cổ đông chiến lược trong và ngoài nước trong việc tăng vốn điều lệ. Bởi với một số ngân hàng đã có cổ đông chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ cổ phần nắm giữ đã chạm tới ngưỡng cho phép 20%.

Chẳng hạn như OCB, hiện đã có cổ đông chiến lược nước ngoài là Tập đoàn Tài chính BNP Paribas (Pháp), với tỷ lệ nắm giữ cổ phần là 20%. Cổ đông lớn nước ngoài của ABBank là MayBank hiện sở hữu 20% vốn điều lệ. Một số ngân hàng có cổ đông chiến lược trong nước là tập đoàn tài chính lớn thì trong năm nay, những tập đoàn này cũng phải thu hẹp đầu tư ngoài ngành. Vì thế, việc tăng vốn của các nhà băng cũng sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ các cổ đông lớn này.

Tại VietA Bank, kế hoạch tăng vốn điều lệ năm nay là phát hành trên 10,8 triệu cổ phiếu để phân phối nguồn thặng dư vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 3,49%; đồng thời chào bán cho cổ đông cũ trên 30,9 triệu cổ phiếu tỷ lệ phân phối 10:1, giá phát hành 10.000 đồng/CP và phát hành hơn 148,3 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư, đối tác trong và ngoài nước, với giá khởi điểm từ 10.000 đồng/CP.

Thế nhưng, việc thoái vốn của cổ đông lớn là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) khỏi VietABank chắc chắn ảnh hưởng đến kế hoạch tăng vốn nói trên của Ngân hàng.

Trong khi đó, tìm kiếm cổ đông chiến lược để huy động vốn trong bối cảnh hiện nay là điều không dễ đối với nhà băng. Đơn cử như DongA Bank, ông Bình cho biết, vẫn chưa tìm được đối tác phù hợp, cho dù Ngân hàng đã có một thời gian dài tìm hiểu. Bởi thực tế, diễn biến thị trường còn nhiều khó khăn, các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước cũng đang giữ thế thủ để bảo đảm an toàn cho mình.

Theo nhiều chuyên gia ngân hàng, từ nay đến cuối năm, ngành ngân hàng vẫn gặp nhiều thách thức. Chính sách tiền tệ đang dần được nói lỏng, nhưng khó tác động tích cực đến TTCK như trước đây. Giá cổ phiếu ngân hàng chưa thể khởi sắc nên không thể thu hút các nhà đầu tư quan tâm, dù giá cổ phiếu phát hành thêm của hầu hết nhà băng chỉ bằng mệnh giá.


Theo Thùy Vinh
ĐTCK




Như thế càng thấy rõ SHB đã thành công như thế nào trong vụ sáp nhập HBB. Một mũi tên đạt nhiều đích.

INDEXVN
10-09-2012, 09:34 PM
Tín hiệu mua mạnh
Sức cầu lớn
SHB vẫn tăng trưởng