PDA

View Full Version : Con Tôm Minh Phú sức bật và lộ trình tăng vốn >100tỷ/năm



sunrise_east
27-12-2006, 04:54 PM
Tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân được thành lập năm 1992 với số vốn ban đầu 120tr. Hiện nay, DN được đổi tên thành Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú vốn điều lệ: 600 tỷ đồng. Mặt hàng chủ lực hiện nay là xuất khẩu tôm thành phẩm cho các thị trường: Mỹ, EU, Nhật, Châu âu, canada...

Công ty nắm giữ tỷ lệ 95% - 98% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quí VDL 200 tỷ; Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát VDL100 tỷ ; Công ty TNHH Thủy sản Minh Phú Kiên Giang VDL 9 tỷ; Công ty THNN Giống Thủy sản Minh phú VDL 9 tỷ và một công ty là Mseafood do CT HDQT của Minh Phú giữ 100% vốn điều lệ.

Thủy sản là một mặt hàng tiềm năng phát triển trong tương lai, công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh điển hình: 2003-2006 vốn điều lệ tăng từ 300 tỷ lên 600 tỷ. Cổ tức năm 2006 20%/năm, từ năm 2007-2009 trả 25%/năm.

Dự kiến năm 2007 tăng 700 tỷ, 2008 lên 800 tỷ bắng phương án phát hành cổ phiếu, công ty không ngừng mở rộng thị trường tới các thị trường mới: Bồ đào nha,..

Tháng 3/2007 Nhà máy chế biến đi vào hoạt động năm công xuất chế biến của cty lên gấp đội. Khi gia nhập WTO việc xuất khẩu sẽ còn thuận lợi hơn do các DN VN sẽ bình đẳng hơn đối với các DN NN.

Rủi ro: phụ thuộc yếu tố môi trường, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Trong năm 2007 - 2008 cty sẽ đưa dự án nuôi tôm sinh sản lấy giống, nuôi tôm nguyên liệu chủ động cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.

Vài dòng nhận định mong các ACE cùng bình luận.

sunrise_east
27-12-2006, 10:48 PM
Sáng nay MP giao dịch giá cao nhất 95, thấp nhất 82, giá trung bình 87.7. GIá hôm nay được coi là giá có thể chấp nhận so với các cổ phiếu cùng ngành nghề: AGF, FMC..

tieuthuong
02-01-2007, 06:06 PM
Từ
20-12-2006 Kiểm tra 100% tôm, mực xuất qua Nhật








Bộ Thương mại vừa ra quyết định: từ 20-12-2006 kiểm
tra 100% tôm, mực xuất qua Nhật để bảo đảm chất lượng tôm, mực xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản. Theo đó, Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y
thủy sản (Bộ Thủy sản) sẽ kiểm tra dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm trong
hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản (trừ sản phẩm tươi sống).



Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra 100% các lô hàng tôm, mực của doanh nghiệp đã
được công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về chỉ tiêu hóa
chất, kháng sinh nhưng lại bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản phát hiện sau ngày
24-11-2006.Được biết, từ ngày 25-10-2006, Nhật Bản đã chính thức áp dụng
lệnh kiểm tra 100% đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt
hàng tôm xuất khẩu vào Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục bị phát
hiện vi phạm và phía Nhật Bản đã khuyến cáo việc xem xét khả năng áp dụng lệnh
cấm nhập khẩu đối với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam.

(Vinanet)


Híc híc, mấy hôm nay MP dow dữ quá àh, em đang thử tìm hiểu nguyên nhân hoá ra là có thông tin không tốt với ngành thuỷ sản của VN khi muốn XK sang Nhật. Nhật bản đưa ra lệnh sẽ kiểm tra 100% số lượng thuỷ hải sản nhập khẩu. Với quyết định được đưa ra như vậy, cùng với tình hình TT đang có xu hướng đi xuống đợt này MP sẽ dow về 5x mất. Ngày mai em phải chạy thôi các bác ạh. hu hu.

sunrise_east
03-01-2007, 09:49 AM
Hii đúng là có tin xấu đối với ngành thủy nhản VN như bác nói. Nhưng VN va Nhật Bản đã tìm ra được một số giải phat để khắc phục tình trạng này. Tránh trường hợp những cty không đủ điều kiện an toàn thực phẩm vẫn được vào Nhật bản, gây mất uy tín.




Xuất khẩu thủy sản sang
Nhật Bản: Hai nhóm giải pháp gỡ khó





NECONOMY cập nhật: 02/01/2007








../pictures/070102165417_DucTho.jpg" align="left" border="0" hspace="3" vspace="3" width="198



Các doanh nghiệp tăng cường giám sát quá trình sản
xuất và chế biến.








Trước nguy cơ thủy sản Việt Namngày càng khó khăn khixuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản, ngành thủy sản đã có những động tác tích cực, trong đó tập
trung vào hai nhóm giải pháp chính.


Đồng nhất cách tiếp cận


Trong của bức thư
gửi Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản
Nguyễn Tử Cương, Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã đề nghị cơ quan
này giải trình cụ thể với phía Nhật Bản một số vấn đề mà theo đó đã dẫn đến
những khúc mắc trong thời gian qua.


Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh, hiện phương pháp tiếp cận của cơ quan
đồng cấp 2 nước đang có một số khác biệt.


Do đó, sẽ đề xuất phía Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận quản lý phù hợp với
cách làm của nhiều nước và quy định rõ các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Nhật
Bản phải được sản xuất từ cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và áp
dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP giống như các nước EU, Mỹ, Hàn Quốc…
quy định và Việt Nam đang thực hiện. Không tập trung kiểm tra hàng hóa tại cửa
khẩu như hiện nay.


Hai bên cũng cần ký thỏa thuận song phương hoặc cơ chế công nhận lẫn nhau
trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai
nước.


Đồng thời, nếu hai bên chưa thống nhất về tiêu chuẩn phương pháp thử tại
phòng kiểm nghiệm, phía Nhật Bản cần hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo cho các
kiểm nghiệm viên về phương pháp phân tích dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm để
có kết quả tương đồng.


Được biết, trong chuyến làm việc Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và
thú y thủy sản với Cục Y dược thực phẩm Nhật Bản từ ngày 25-28/12/2006, phía
Nhật Bản đã đồng ý thảo luận việc ký kết thỏa thuận song phương trong công tác
kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.


Kiểm soát chặt chẽ hóa chất và kháng sinh cấm


Trong nhóm giải pháp “đối nội”, Bộ Thủy sản cũng đã cócông văn (../pictures/070102044350_cv%202983.rar)gửi đến các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản cùng
các trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản yêu cầu thực hiện
nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng, chế
biến và bảo quản thủy sản.


Theo đó, Bộ Thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường giám sát quá trình
sản xuất và chế biến. Bởi trên thực tế, cũng đã có những trường hợp công nhân
làm việc tại các nhà xưởng vệ tinh sử dụng kem bôi tay khi làm việc tại phân
xưởng chế biến hoặc tại công đoạn bóc vỏ dẫn đến việc lây nhiễm kháng sinh có
trong kem bôi tay vào sản phẩm.


Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải thực hiện kiểm tra chứng nhận về dư
lượng kháng sinh cấm trong thủy sản theo quy định của cơ quan chức năng Nhật
Bản, đồng thời tham khảo kỹ các văn bản và quy định mới của Bộ Thủy sản.


Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng theo
quy định và chỉ được phép đưa lô hàng vào chế biến, tiêu thụ khi kết quả kiểm
tra do Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản và các trung
tâm thuộc cục đạt yêu cầu.


Riêng hệ thống cơ quan thuộc Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y
thủy sản, Bộ Thủy sản yêu cầu cơ quan này kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất,
chế biến của các doanh nghiệp đồng thời thực hiện nghiêm công tác kiểm tra kháng
sinh cấm trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Trong quá trình
triển khai, nếu gặp phải vướng mắc, các trung tâm phải có báo cáo nhanh về cơ
quan cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời.


Trước đó, Bộ Thủy sản cũng đã có Quyết định 1052/QĐ-BTS (../pictures/070102044031_quyet%20dinh%201052.pdf)
trong đó yêu cầu thực hiện kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong hàng
thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản (trừ sản phẩm sống) kể từ ngày
20/12/2006

tuyenlinh
22-03-2007, 01:44 PM
tôm minh phú sắp ngỏm củ toi rùi , làm sao có ngày vực dậy được đây, thị trường còn lình xình cho đến tháng 8/2007, chỉ các cổ phiếu có thông tin tốt như phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ mới có cơ may tiến lên được