PDA

View Full Version : Chỉ thị số 01/CT-NHNN



1000percent
14-02-2012, 01:46 PM
--------------------------------------
Blogger: Nghiatq
Thời gian đăng: 14/02/2012
Blog: http://nghiatq.wordpress.com/
--------------------------------------

NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về “Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả” Chỉ thị đề cập đến…tất cả các vấn đề tồn tại bấy lâu nay, từ an toàn, thanh khoản, tỷ giá, vàng, lãi suất đến phân bổ tín dụng, trần tín dụng, tổng phương tiện thanh toán…(xem toàn văn). Việc thực hiện và xử lý đến đâu còn phải chờ đợi và đánh giá mức độ phù hợp với tình hình thị trường (khả năng thực hiện và sự tiến bộ, xem thêm Chỉ thị 01/2011) nhưng trước tiên, cảm nhận, đây là một định hướng đúng, điều mang lại sự tin tưởng ở đây chính là sự cứng rắn và quyết liệt, có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Đó là điểm khác biệt của Chỉ thị lần này: “Kế hoạch hành động”. Niềm tin vào điều hành sẽ được cũng cố dần.

* Trần tín dụng và phân loại NH: Điểm một nội dung mang tính quyết liệt và quan trọng trong Chỉ thị là trần tín dụng! Sẽ có 4 mức tăng trưởng ứng với 4 nhóm NH: 17%, 15%, 8% và 0%, tỷ trọng tín dụng đối với lĩnh vực “không khuyến khích” là 16%. Tổng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống không vượt quá 15 – 17%.


Chuyện gì đến sẽ đến! Việc phân loại rõ ràng sẽ tạo nên “mặt bằng” hợp lý cho thị trường, góp phần ổn định hệ thống (ví dụ qua lãi suất, thanh khoản, hiệu quả sử dụng vốn,…). Cũng không có gì phải bất ngờ! Lộ trình hơn hai năm qua không quá dài, nhưng cũng đủ dài với những chính sách “phanh” liên tục, một bức tranh “thay đổi hay là chết” được vẽ ra ngày càng đậm nét, đến nay, không thể kéo dài hơn nữa. Chuyện gì đến cũng sẽ đến, ngưng cho vay là “tự chịu tổn thất”/chắc chắn sẽ phải tìm đường “bán” NH. (có 6 tháng để cải thiện tình hình – đánh giá lại).


Tác động của quy định này sẽ sốc lại tình hình thanh khoản, mất cân đối cơ cấu TS Có – TS Nợ, dòng tiền (tín dụng) sẽ có hiệu quả hơn (như đã nói ở entry trước, NH tốt sẽ tăng trưởng tín dụng mạnh, và tất nhiên, DN tốt sẽ tiếp cận được lãi suất tốt. Gánh nặng tín dụng được đặt lên vai của NH tốt, lớn, đủ trình độ.


Mặt bằng Ls chắc chắn sẽ có động lực tốt để giảm xuống khi sức mạnh thỏa thuận sẽ triệt tiêu khi không còn lớn xuất phát từ các NH yếu. Lãi suất liên NH sẽ giảm khi các NHTM tốt chỉ vận hành với một mức lãi suất vừa phải đối với một đối tượng (NH) nhất định, trong khi NH yếu bắt buộc phải giảm lãi suất đầu vào xuống dần dựa trên sự cân đối nguồn tích lũy dần tốt hơn (không cho vay được).
Nợ xấu? Chắc chắn một điều, đây là nguy cơ với các NH yếu, bởi khi tín dụng không tăng, trong khi gia tốc tăng nợ xấu khá lớn, tỷ lệ sẽ cao lên, nhưng đây là thời gian họ tập trung vào việc thu hồi – xử lý nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành có thể không tăng.


Sẽ nhiều doanh nghiệp “đứt nguồn” do đã vay từ nhóm NH thứ 4 này, sẽ tiếp tục tăng số lượng phá sản nếu không may mắn được các NH nhóm trên “tiếp nhận”. Dù gì, với kinh nghiệm, trình độ quản lý của nhóm NH lớn, tin tưởng rằng, dòng tín dụng thực sự cung ra nền kinh tế là dòng tiền có chất lượng, hiệu quả hơn, thực hiện tốt chức năng trung chuyển và sang lọc của của mình, đây là động lực của tăng trưởng bền vững và giúp giảm lạm phát.


Cũng sẽ là hợp lý, nếu NHNN thực hiện easing dần chính sách của mình để kết hợp với chỉ thị quy định về trần tín dụng này để giảm lãi suất và duy trì tăng trưởng, vì target cung tiền/tín dụng rất lớn và chỉ NH lớn, tốt, cho vay được mới vay tiền từ SBV cho những mục đích của mình. Các NH không có tăng tín dụng, thì chỉ tập trung huy động TT1 phục vụ mục đích cơ cấu lại bảng TKTS và hoạt động tái cấu trúc của mình.


Sẽ còn đó dấu hỏi về chỉ tiêu, phương pháp,…(có lẽ đến tháng 6/2012 mới ban hành) để phân loại NH, nhưng trước mắt, những NH nào mất thanh khoản trong đợt vừa rồi, những NH nào bị Kiểm soát đặc biệt có thể chắc chắn sẽ thuộc nhóm này. Đó cũng là hợp lý trong ngắn hạn (đua lãi suất, trần lãi suất – giảm lãi suất, trần tín dụng) lẫn dài hạn (một hệ thống NH ổn định, vững mạnh, hiệu quả).