PDA

View Full Version : ALTA: Văn hóa Tân Bình là ai?



Trang : 1 2 3 [4]

hoangthanh_1
27-10-2009, 10:40 AM
Khác với các công ty khác trên TTCK, Nợ phải trả của ALT chỉ ~ 53 tỷ đồng , trong khi tài sản ngắn hạn của ALT không bao gồm Hàng tồn kho đã là ~ 62,166,709,000 đ , tức lớn hơn so với số Nợ phải trả của ALT . Mở ra 1 tương lai sáng lạng khi ALT vẫn được Nợ thêm ngân hàng nếu cần dùng cho các dự án mói hay xoay vòng vốn ... mà không bị hạn chế - không bị cản trở .

Lợi nhuận sau thuế quý III /2009 cao hơn quý I /2009 và cao hơn quý II/2009 . Sự đón đầu LNST quý IV đột biến của ALT sẽ làm nhiều người bắt đầu mua vào ALT từ quý nầyhttp://dl7.glitter-graphics.net/pub/474/474167l68h9nknqq.gif (http://www.glitter-graphics.com/)




Hưởng ứng lời kêu gọi của bác 4T1 , môm nay tôi mua 2 lô ALT giá 29 để tạo tính thanh khoản cho CP này . Bác yên tâm , hằng ngày nếu có giá sàn tôi sẽ hỗ trợ bác vài ba lô

TTTT1
27-10-2009, 04:55 PM
Hưởng ứng lời kêu gọi của bác 4T1 , môm nay tôi mua 2 lô ALT giá 29 để tạo tính thanh khoản cho CP này . Bác yên tâm , hằng ngày nếu có giá sàn tôi sẽ hỗ trợ bác vài ba lô
Nếu bạn không đánh bạc trong tình hình hiện nay thì mua ALT là 1 trong vài lựa chọn duy nhất .

ALT là 1 trong vài cp duy nhất có giá thị trường dưới Giá trị sổ sách & là Cp duy nhất trong vài cp nầy với LNST dương & EPS cao nhất .
Là cp không hề dùng đòn bẩy P/E dù chỉ : 0,000000...1% ........................ 1% và không vượt quá GTSS dù chỉ : 0,000000 ... 1% =>........................ 1%.Trong khi :
Đâu đâu cũng thấy dùng đòn bẩy P/E ít nhất ~ 500 - 1,000% .
Đâu đâu cũng thấy vượt GTSS gấp mấy trăm phần trăm .
(trừ 1 cp có tài sản thật lớn hơn VCSH khá nhiều nên chấp nhận được : HCT ) .

ALT còn rẻ hơn cả các cp mới lên sàn trong khi thâm niêm trên TTCK thì rất rất lâu & mức giá đỉnh quá khứ ~ 120,000 đ/cp , trong khi đã bao năm trôi qua , lợi nhuận sau thuế lại càng gia tăng .
Ngoài ra giá hiện nay thấp hơn cả giá đỉnh tháng 6/2009.
Các cp nhỏ - khá tốt luôn là bến đỗ an toàn khi có sóng gió bởi " không dùng đòn bẩy tài chính vay cầm cố " (~ 90%) , không bị bán tháo ... nhất là với 1 vài cp thuộc vùng đáy . An toàn & chắc thắng . Và cp nhỏ càng hấp dẫn hơn khi rẻ hơn các cp nhỏ khác - tốt hơn các cp nhỏ khác & quan trọng là có giá thị trường rẻ hơn so với nội lực nhiều nhất .

Và tôi đánh giá bài viết dưới đây là nhảm nhí ỏ 1 số điểm dù có vẻ khó nhận thấy điều nầy. Bởi các cp mói lên sàn thời gian qua & hiện nay luôn có giá cao hơn GTSS trong khi LNST đa số không cao ... tương xứng với giá thị trường, sự hấp dẫn không hề có . Vậy chủ yếu chỉ có các cty CK nhận tư vấn hay NY cho Cp đó đang thao túng để lùa g.à ... Sau đó mói nói tới việc các đại gia đúng sua lưng các cp nầy.


Thứ hai, 26/10/2009, 08:06 GMT+7

Tại sao nhà đầu tư nhỏ không thích Blue-chip ?


http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi-truong/2009/10/3B9C2E5E/blue-chipsto.jpg
Tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ là muốn đầu tư vào những cổ phiếu có biến động lớn trong thời gian ngắn mà điều này lại khó có ở các cổ phiếu Blue-chip.
Thời gian gần đây, các cổ phiếu nhỏ, mới lên sàn đã thu hút sự quan tâm mạnh của các nhà đầu tư và dường như sức hút của các cổ phiếu Blue-chip không còn mạnh đối với các nhà đầu tư nhỏ như trước kia? Xung quanh vấn đề này, .vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Thành – Trưởng phòng phân tích công ty Chứng khoán Doanh nghiệp nhỏ và Vừa .
Ông có nhận xét gì về diễn biến của các cổ phiếu Blue- chip trong thời gian qua?
Nhìn chung, thị trường bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại từ 3/2009, giai đoạn đầu khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 các cổ phiếu thuộc nhóm Blue chip đã tăng rất mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó các cổ phiếu trung bình và nhỏ tăng mạnh thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ, đầu tư theo hình thức “lướt sóng”.

Theo ông tại sao các nhà đầu tư lại chuyển hướng sang các cổ phiếu nhỏ, mới lên sàn thay vì cổ phiếu Blue- chip như trước kia?
Hiện nay, nhà đầu tư nhỏ lẻ đang chiểm số lượng lớn trên thị trường và các nhà đầu tư lớn, các tổ chức quỹ còn chiếm số lượng ít. Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ là muốn đầu tư vào những cổ phiếu có biến động lớn trong thời gian ngắn mà điều này lại khó có ở các cổ phiếu Blue- chip. Chính vì thế họ chuyển sang đầu tư vào các cổ phiếu nhỏ, mới chào sàn giá cả hợp lý mua vài phiên rồi bán ra ngay để kiếm lời. Lợi nhuận có thể lên đến vài chục phần trăm nhưng rủi ro cũng rất cao.
Còn đối với các nhà đầu tư tổ chức, họ mua cổ phiếu theo hình thức đầu tư thực sự, lợi nhuận không cần đột biến mà chỉ cần ổn định và an toàn dù đó là 2 - 3%.

Ngày 27/10 tới cổ phiếu Eximbank chính thức chào sàn, theo ông cổ phiếu này sẽ tác động như thế nào đến cổ phiếu Bluechip, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng trong thời gian tới?
Eximbank là một cổ phiếu có tính thanh khoản và được đánh giá cao trên sàn OTC (cùng với cổ phiếu của ngân hàng Quân Đội - MB ngoài bắc), giá của hai loại cổ phiếu này tương đối sát với cổ phiếu của các ngân hàng đang giao dịch trên thị trường niêm yết. Do số lượng niêm yết của Eximbank nhiều nên khi chào sàn sẽ không có tình trạng tranh mua như một số cổ phiếu khác.

Giá của cổ phiếu Eximbank có thể biến động trong vài ngày đầu nhưng sau đó sẽ diễn biến ổn định, có thể sẽ xoay quanh mức 28 -30 nghìn đồng/ cổ phiếu và không có nhiều tác động đến các cổ phiếu Bluechip khác đang niêm yết trên sàn, kể cả các cổ phiếu ngành ngân hàng.

Hiện các doanh nghiệp đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý III, hầu hết các cổ phiếu Blue-chip đều đạt kết quả kinh doanh rất tốt. Theo ông điều đó có tác động như thế nào đến các cổ phiếu này trong thời gian tới?
Trước hết phải nói rằng, một trong những yết tố khiến cổ phiếu Bluechip được đánh giá cao đó là tính minh bạch thông tin. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp hoàn thành dự án này, dự án kia trong một số trường hợp các nhà đầu tư tổ chức họ đều tính được doanh thu lợi nhuận của quý đó như thế nào và tác động đến giá cổ phiếu ra sao… Điều đó lý giải tại sao khi doanh nghiệp ra thông tin tốt, chẳng hạn như kết quả kinh doanh thì chưa chắc giá của cổ phiếu đó sẽ tăng ngay mà còn có thể bị giảm vì nó đã được tăng vài phiên trước đó.
Đó cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ cảm thấy “đuối sức” với các cổ phiếu Blue-chip.
Đợt tăng giá vừa qua của chứng khoán cũng phần nào phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III. Do đó, tôi cho rằng kết quả kinh doanh lần này sẽ không còn tác dụng nhiều trong thời gian tới, thị trường cần những thông tin hỗ trợ mới để phát triển.

Thị trường đã chứng kiến “sóng” của nhiều ngành nhưng dường như sóng của ngành tài chính – ngân hàng vẫn chưa xuất hiện. Có ý kiến cho rằng, quý IV sẽ là thời kỳ trở lại của cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng. Quan điểm của ông như thế nào về ý kiến này?
Mặc dù, chưa hết năm nhưng người ta đều có thể nhìn thấy trước phần nào kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Quyết định khống chế tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cho thấy rằng kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong năm nay sẽ không có sự đột biến. Tôi cho rằng giá của các cổ phiếu tài chính – ngân hàng trong thời gian tới sẽ bám theo diễn biến chung của thị trường, cũng khó nói được cái nào lên mạnh, cái nào không.
Thêm vào đó, các ngân hàng trong khoảng 3 năm trở lại đây đã tiến hành tăng vốn (thông qua thị trường chứng khoán) khá mạnh, cùng với nhiều ngân hàng dự định niêm yết trong năm nay thì cổ phiếu ngân hàng không còn là “hàng hiếm” như trước kia.
Cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ có các phiên tăng điểm nhưng không thể tạo thành “sóng” mạnh như những năm trước.

(Theo .vn)

hoangthanh_1
27-10-2009, 05:55 PM
Nếu bạn không đánh bạc trong tình hình hiện nay thì mua ALT là 1 trong vài lựa chọn duy nhất .


ALT còn rẻ hơn cả các cp mới lên sàn trong khi thâm niêm trên TTCK thì rất rất lâu & mức giá đỉnh quá khứ ~ 120,000 đ/cp , trong khi đã bao năm trôi qua , lợi nhuận sau thuế lại càng gia tăng .
Ngoài ra giá hiện nay thấp hơn cả giá đỉnh tháng 6/2009.

Nghĩa là khi thị trường tăng điểm mạnh , mà CP mình nắm đi xuống từ từ là CP "tốt" hả bác 4T1?

TTTT1
27-10-2009, 09:25 PM
Nghĩa là khi thị trường tăng điểm mạnh , mà CP mình nắm đi xuống từ từ là CP "tốt" hả bác 4T1?
Cp lên không có nghĩa là tốt & cp xuống ( nhất là đối với ALT , lượng bán ra giá thấp rất rất ít , trong khi vốn không phải là nhỏ ) không có nghiã là xấu .
.v.v.
Chuyện đơn gỉan thế mà bạn cũng ra vẻ ngây thơ àh :lol:
.v.v.
Khi tôi lên tiếng thì đa phần nhóm giàu có trên thế giới hãy thận trọng , đừng làm quá ... vì sự giàu có của họ không do họ quyết định mà do tôi gián tiếp tác động.

TTTT1
28-10-2009, 09:04 AM
Thử so sánh AGF - CAD - CSG - DQC - HBC - HLA - ILC - SIC - TLT - TST - LTC - ... PTM - VKP - VPK - ... VTC - VTO .v.v. với ALT ( nói chung là cả TTCK VN trừ HCT) để biết ALT rẻ thế nào , chưa kể về khoản BĐS thì các cp khác thua xa về số nhà đất cũng như " địa điểm" các BĐS đó & DQC thì không chuyên về BĐS cũng như diện tích nhà đất không nhiều so với tỷ lệ VCSH sử dụng của ALT :

ALT :

http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18671&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 (http://forum..com/t3162/San-HNX/ALT-Cong-ty-Co-phan-van-hoa-Tan-Binh/%20http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18671&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)


AGF :
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=AGF (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=AGF)


CAD : ...


CSG :
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=CSG (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty=CSG)

DQC :

http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=DQC (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty=DQC)

http://.vn/20091026063247857CA36/dqc...14-ty-dong.chn


HBC : ...

HLA :
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=HLA (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty=HLA)



ILC :
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&...=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=16420&menuup=&menuid=103140&menulink=600000&what=1)

http://hnx.vn/Thongtin_Congbo.asp?st...ubmit=T%C3%ACm


LAF :
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=LAF (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty=LAF)


LTC : ...



PTM : ...
(quý III : lỗ )

.v.v.

SIC :

http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18644&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18644&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)



TLT :
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&...=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18645&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)



TST :

http://hnx.vn/thongtin_TCDKGD.asp?Me...2&IssuerID=370




VCG (chú ý : khoản Nợ phải trả ... & TSCĐ Hữu hình nhỏ hơn so với VĐL khá nhiều ) :
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&...=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18875&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)

VKP :
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=VKP

http://.vn/2009102712214703CA36/vkp-...rong-quy-3.chn (http://.vn/2009102712214703CA36/vkp-lo-565-ty-dong-trong-quy-3.chn)

VPK :
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsa...ype=S&MCty=VPK



VSP :
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&...=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18770&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)

http://.vn/20091026033458269CA36/vsp...85-ty-dong.chn (http://.vn/20091026033458269CA36/vsp-9-thang-lo-23585-ty-dong.chn)


VTC :

http://hnx.vn/default.asp?actType=2&...=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18763&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)



VTO :

http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty=VTO (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty=VTO)



.v.v.

TTTT1
28-10-2009, 09:24 AM
Những cp dùng đòn bẩy P/E ~ 500% - 1,000 %.
Những cp dùng đòn bẩy GTSS ~ 200 - 500% .
Những cp (đa số) nầy đều dùng cả đòn bẩy tài chính vay cầm cố (mua quá).


Trích đoạn 1 số cp Quý III giảm và/hoặc rởm :



DHI ( EPS 3 quý ~ 532 . GTSS thấp) .
DZM (EPS 3 quý ~ 4,676 . GTSS ~ 25,200 )
VC6 (EPS 3 quý ~ 2,328 . GTSS ~ 15,620 )
VC7 (EPS 3 quý ~ 1,794. GTSS ~ 16,675)
SEB (EPS 3 quý ~ 1,222. GTSS ~ 11,830)
BBS (EPS 3 quý ~ 2,913. GTSS ~ 16,184)
SFN (EPS 3 quý ~ 2,873 . GTSS ~ 15,635 )
NAG (EPS 3 quý ~ 1,062 . GTSS ~ 12,380 )
SGH (EPS 3 quý ~ 3,781 . GTSS ~ 17,960)
BTH (EPS 3 quý ~ 1,174 . GTSS ~ 12,391)
HTP (EPS 3 quý ~ 1,365 . GTSS ~ 12, 165)
VKP ...
DQC ...
VSP ...


Trích đoạn 1 số cp có LNST quý III so với các quí trước ở mức tương đương :


DAD (EPS 3 quý ~ 1,523 . GTSS thấp ) .
HLY (EPS 3 quý ~ 6,384 . GTSS ~ 16,852 ) .
VGP (EPS 3 quý ~ 3,369 . GTSS ~ 22,742 ) .
STP (EPS 3 quý ~ 3,238 . GTSS ~ 20,463 ) .
SVI (EPS 3 quý ~ 4,048 . GTSS ~ 15,825 ) .
SCJ (EPS 3 quý ~ 6,852 . GTSS ~ trung bình ) ?
SD4 (EPS 3 quý ~ 1,533 . GTSS thấp )
DAC (EPS 3 quý ~ 7,933 . GTSS ~ 19,752 )
S64 (EPS 3 quý ~ 3,004 . GTSS ~ 24, 295 )
SAF (EPS 3 quý ~ 3,799 . GTSS ~ 18,153 )
CTC (EPS bình quân 3 quý ~ 1,987 , do có tăng vốn . GTSS ~ 12,014 )

BCC (EPS 3 quý ~ 1,924 . GTSS ~ 12,916 )
XMC (EPS 3 quý ~ 2,899 . GTSS ~ 19,071 )
CDC (EPS 3 quý ~ 3,208 . GTSS ~ 23,948 ) => cực rởm .
MKV (EPS 3 quý ~ 1,220 . GTSS ~ 11,465 ) .

.v.v.


Trích đoạn 1 số cp có LNST quý III so với các quí trước tăng : :


AGF (EPS 3 quý ~ 675 . GTSS ~ 47,639)
LAF (EPS 3 quý ~ 600 . GTSS ~ 11,595 )
EID (EPS 3 quý ~ 2,580 . GTSS thấp ) .
EBS (EPS 3 quý ~ 1,781 . GTSS thấp ) .
BST (EPS 3 quý ~ 1,200 . GTSS thấp ) .
SED (EPS 3 quý ~ 2,210. GTSS thấp ) .
VCS (EPS 3 quý ~ 4,304 . GTSS ~ 23,000) .
VC5 (EPS 3 quý ~ 1,596. GTSS ~ 16,143 ) .
SED (EPS 3 quý ~ 2,210. GTSS thấp ) .
VBH (EPS 3 quý ~ thấp. GTSS ~ thấp) .
DAE (EPS 3 quý ~ 2,271 . GTSS ~ 13,900) .
HEV (EPS 3 quý ~ 2,720 . GTSS ~ 15,511) .
TMC (EPS 3 quý ~ 4,515 . GTSS ~ 22,659) .
HBE (EPS 3 quý ~ 980 . GTSS thấp) .
DST (EPS 3 quý < 1,000 . GTSS thấp) .
LBE (EPS 3 quý ~ 1,588. GTSS ~ 16,067) .
STC (EPS 3 quý ~ 1,210. GTSS ~ 14,336) .
SDA (EPS 3 quý ~ 2,118. GTSS ~ 15,671) .
SDU (EPS 3 quý ~ 3,396. GTSS ~ 13,509) .
PDC (EPS 3 quý ~ 140. GTSS ~ 10,382) = > khá rởm .
ICG (EPS 3 quý ~ 2,148 . GTSS ~ 11,376) .
SSM (EPS 3 quý ~ 3,790. GTSS ~ 15,015) .
SD3 (EPS 3 quý ~ 2,396. GTSS ~ 26,269) .
PAN (EPS 3 quý ~ 3,205. GTSS ~ 28,633) .
NGC (EPS 3 quý ~ 2,525. GTSS ~ 13,065) .
ECI (EPS 3 quý ~ 939.12. GTSS ~ 11,655) .
SIC (EPS 3 quý ~ 1,995. GTSS ~ 21,662) => khá rởm .
RHC (EPS 3 quý ~ 2,392. GTSS ~ 21,078) .
CTN (EPS 3 quý ~ 1,624. GTSS ~ 21,284) .
CTB (EPS 3 quý ~ 2,888. GTSS ~ 17,090) .
SJ1 (EPS 3 quý ~ 1,966. GTSS ~ 17,090) => Đầu tư tài chính NH = > Nợ phải trả quý III tăng mạnh.

BVS (EPS 3 quý ~ 4,815. GTSS ~ 28,393)
SGD (EPS 3 quý ~ 837.6 . GTSS ~ 11,967) => khá rởm .
HCC (EPS 3 quý ~ 3,743. GTSS ~ 20,399)
VGS (EPS 3 quý ~ 2,887 . GTSS ~ 13,475 )
VE1 (EPS 3 quý ~ . GTSS ~ ) = > khá rởm.

.v.v.

TTTT1
28-10-2009, 09:45 AM
Tóm lại so với phần còn lại của TTCK ( trừ HCT) về bản chất thì ALT vẫn là sự lựa chọn duy nhất vào lúc nầy.

hoangthanh_1
31-10-2009, 11:32 PM
Tóm lại so với phần còn lại của TTCK ( trừ HCT) về bản chất thì ALT vẫn là sự lựa chọn duy nhất vào lúc nầy.
Thời gian vừa rồi đầu tư vào con ALT này lời bao nhiêu % hả bác 4T1 ?
Hay là báo cáo theo kiểu Titanic VSP : " Quý III công ty đã có tiến triển vượt bậc . Chỉ lỗ có 32 tỷ , đã giảm lỗ hơn 300% so với quý trước"

hoangthanh_1
05-12-2009, 06:00 PM
Tình hình mấy hôm nay ALT thế nào bác 4T ơi . Khoảng bao nhiêu thì vào được . Nó có về 1X không bác?

hoangthanh_1
11-12-2009, 09:07 AM
Còn người bán nhiều hôm bữa giò là họ dìm giá để gom . Tôi nghĩ họ cũng không dám bán dìm nếu thấy những lệnh mua lớn hay khớp nhiều ...

Hôm nay cho thấy lượng bán ra chưa tới 3,000 cp (dĩ nhiên người kia là người bán 2,900 cp giá trần. Còn tôi là người mấy hôm nay bán vài trăm cp với giá thấp hơn & các lệnh khớp giá thấp là do tôi bán là chính).
Nếu tôi không bán , người kia không bán thì ALT ~ 80,000 là chuyện không khó .


Giao dịch vùng đáy luôn rất thấp ... nên nếu không tranh thủ mua thì không có cơ hội lặp lại nhiều lần .


Bác 4T ơi . Cái cục 20.000 giá sàn kia là của bác đó à? Bác đang định dìm giá ALT về bao nhiêu đấy ? Bác dìm nhanh lên nghe . Tui đang đợi nó ở mức 15 đó bác . Thank bác 4T .

Muối tiêu chanh
11-12-2009, 03:08 PM
.... có nên mua con này bây giờ không, hay để vni xuống 380 rồi mua?

TTTT1
12-12-2009, 12:09 AM
Bác 4T ơi . Cái cục 20.000 giá sàn kia là của bác đó à? Bác đang định dìm giá ALT về bao nhiêu đấy ? Bác dìm nhanh lên nghe . Tui đang đợi nó ở mức 15 đó bác . Thank bác 4T . Sorry là vì lướt qua trang web nên không thấy bài của bạn để hồi âm sớm.
Tôi không bán đâu bạn . Trong ALT còn có 1 đại gia nào đấy giao dịch thường xuyên hàng ngày , có thể đã từng gởi bài trên đây mà có thể là chưa bao giờ .
Với mức giá hiện nay mà đi bán thì hơi bị tưng tửng .
Khi nào ~ 40,000 trở lên thì xem xét . Còn dưới thì chỉ mua bán vài trăm cp cho có thanh khoản thôi . Tôi dám đảm bảo 100% rằng những lệnh bán lớn đó không phải là tôi & nhiều khi cả những lệnh bán nhỏ cũng không phải là tôi . Chỉ nắm giữ ~ 35,000 cp nếu bán lỡ mua không ai bán thì mất hàng là toi . Cứ xem như đầu tư lâu dài nếu giá thị trường còn thấp , dưới 40,000 .



.... có nên mua con này bây giờ k hông, hay để vni xuống 380 rồi mua? Nếu trả lời tương đối là : có .
Nhưng vấn đề còn tùy thuộc vào vốn bạn nhỏ - trung bình hay lớn.
.v.v.

TTTT1
20-12-2009, 05:04 PM
11/12/2009 4:35 CH
TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 10%

http://************/Handlers/GetThumbnail.axd?i=200912110929593281250&w=198

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010 sẽ phải đạt từ 10% trở lên.

Đó là 1 trong 22 chỉ tiêu về nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh vừa được Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VII thông qua tại Kỳ họp thứ 17, diễn ra từ 8 đến 11/12.

Cùng với chỉ tiêu GDP, trong số các chỉ tiêu còn lại đáng chú ý là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 12,7%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 172.000 tỉ đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt 144.200 tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 7%, giải quyết việc làm cho 270.000 người, tạo việc làm mới cho 120.000 người, tỉ lệ thất nghiệp giảm dưới 5,1%.

Số hộ nghèo giảm còn 7,2%, có 96% hộ dân ở đô thị và 85% ở nông thôn được sử dụng nước sạch, 482 triệu lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Đặt ưu tiên hàng đầu cho việc nâng chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân, trong năm 2010 thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố hiệu quả, chất lượng, bền vững theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.

Ngành dịch vụ sẽ chiếm tỉ trọng cao nhất với chỉ tiêu tăng trưởng từ 11,8% trở lên, công nghiệp tăng từ 8% trở lên và nông-lâm-ngư-nghiệp tăng từ 5% trở lên.

Ông Lê Hoàng Quân cũng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục tập trung mạnh vào các vấn đề như: thực hiện các biện pháp nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa; thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, kiểm soát giá cả; giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng.

Thành phố sẽ tăng cường vai trò quản lý nhà nước về môi trường, sẵn sàng đối phó, làm giảm thấp nhất các thiệt hại do ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thành phố cũng sẽ tăng đầu tư và đa dạng hóa trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá; đẩy mạnh cải cách hành chính, công tác phòng và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Năm 2010, thành phố sẽ đổi mới, nâng chất việc thực hiện nếp sống đô thị theo hướng gắn xây dựng nếp sống văn minh đô thị và mỹ quan đô thị./.
Theo TTXVN/Vietnam+
http://i4.glitter-graphics.org/pub/2577/2577354ejvz0ealou.gif http://i4.glitter-graphics.org/pub/2577/2577354ejvz0ealou.gifhttp://i4.glitter-graphics.org/pub/2577/2577354ejvz0ealou.gifhttp://i4.glitter-graphics.org/pub/2577/2577354ejvz0ealou.gif

TTTT1
20-12-2009, 09:07 PM
05:20 ngày 20/12/2009
Kiếm bộn tiền nhờ biết cách… ‘tham lam’



Không chỉ đứng đầu top 10 thương vụ đình đám nhất năm 2009 do tạp chí Time bình chọn, tỷ phú Warren Buffett còn giành tới 2 vị trí trong bảng xếp hạng, đều nhờ biết “tham lam” đúng lúc.
Ngoại lệ Goldman Sachs
“Hãy biết sợ khi người khác đang tham lam và tham lam khi mọi người đang sợ hãi“, có lẽ là châm ngôn nổi tiếng nhất của tỷ phú Warren Buffett.
Quý 3/2008, thời điểm có quá nhiều dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang sợ hãi và tìm cách rút khỏi thị trường. Trái lại, Buffett lại bắt đồng tiền của ông làm việc. Theo ông, hiện tại không phải là lúc rút vốn khỏi chứng khoán.
http://media.tinmoi.vn/2009/12/20/images1897808_Nymag.jpg (http://media.tinmoi.vn/2009/12/20/images1897808_Nymag.jpg)“Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi” - Warren Buffett. (Ảnh: Nymag)
Thực tế, đây là cơ hội để tìm kiếm cổ phiếu tốt với giá thấp. Đặc biệt là cơ hội từ các tập đoàn hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Chỉ trong vòng hai tuần, nhà tỷ phú đã mua vào hàng tỷ đôla cổ phiếu của Constellation Energy, General Electric… Trong đó đình đám nhất phải kể đến là vụ đầu tư 5 tỷ USD vào cổ phiếu ưu đãi của đại gia tài chính Goldman Sachs hôm 24/9/2008.
Việc tỷ phú Buffett quyết định đầu tư vào tập đoàn tài chính Goldman Sachs đã gây ngạc nhiên cho khá nhiều người, bởi những thương vụ trước đó vào cổ phiếu tài chính của ông không mấy thành công.
= > Nếu TTCK không tăng mạnh đến 31/12/2009 thì cần tránh các cp tài chính nầy hay các công ty mua bán cp, các công ty mẹ có các công ty con NY trên TTCK trong ngắn hạn do phải lập dự phòng tài chính .
Tuy nhiên, vụ Goldman lại là một ngoại lệ. Cổ phiếu của Goldman đã tăng vọt 11% sau tin tức này, chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 16 điểm. Sau khi đóng cửa ở mức giá 125,5USD, cổ phiếu của Goldman Sach tiếp tục tăng lên mức 138,88USD.
Không dừng lại ở đó, một năm sau, năm 2009, khoản đầu tư vào Goldman Sachs đã mang lại lợi nhuận 3 tỷ USD cho tỷ phú Warren Buffett, và cũng chính thương vụ thành công này đã đưa ông lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng của tạp chí Time.
Theo thông báo khi đó, tập đoàn Berkshire của tỷ phú Buffett mua 5 tỷ USD cổ phiếu ưu tiên dài hạn của Goldman với mức cổ tức 10%. Berkshire cũng được đảm bảo mua 5 tỷ USD cổ phiếu phổ thông, tức 43,5 triệu CP với giá 115 USD/cp trong vòng 5 năm, tương đương 9% cổ phần của Goldman.
Cho đến nay, “nhà hiền triết của Ohama” vẫn duy trì khoản đầu tư này với kỳ vọng giá cổ phiếu Goldman Sachs sẽ lên cao hơn nữa, trước khi tất cả những đảm bảo trên hết thời hạn vào năm 2013. Với thương vụ Goldman, một lần nữa, câu châm ngôn “hãy tham lam khi mọi người sợ hãi” của Warren Buffett lại đúng.
“Canh bạc” Burlington Northern
Hôm 3/11, ông chủ tập đoàn Berkshire Hathaway tuyên bố rót tiền mua lại hãng đường sắt Burlington Northern Santa Fe (BNSF). Tính cả khoản đầu tư và khoản nợ giả định lần trước của nhà tỷ phú thì vụ mua bán này có giá trị lên tới 44 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn nhất trong lịch sử của Berkshire Hathaway.
http://media.tinmoi.vn/2009/12/20/images1897809_Locophotos.jpgTỷ phú Buffett ví vụ mua BNSF là “canh bạc” lớn đối với nền kinh tế Mỹ. (Ảnh: Locophotos)
BNSF là hãng đường sắt lớn nhất Mỹ tính theo doanh thu, hoạt động tại miền Tây nước này. Năm 2008, BNSF có thu nhập trước thuế đạt 3,37 tỷ USD, doanh thu 18 tỷ USD.
Theo như hiệp định được ký kết, phía Berkshire mua 77,4% cổ phần của BNSF với giá 100 USD/cp. Trước đó, Berkshire đã nắm giữ 22% cổ phần tại hãng đường sắt. Sau vụ thâu tóm này, Berkshire đã nắm giữ gần như 100% BNSF.
Cổ phiếu của BNSF đã tăng tới 29%, trong khi cổ phiếu các công ty cùng ngành khác như Union Pacific, CSX Corp tăng trên 8%. Giới đầu tư nhận xét, thương vụ này của tỷ phú Buffett đã lôi kéo sự chú ý của Phố Wall vào nhóm cổ phiếu từng bị quên lãng.
Không chỉ vậy, vụ mua bán cũng mang đến cho ông chủ tập đoàn Berkshire một giám đốc điều hành giỏi, ông Matthew K. Rose, 50 tuổi, người có đủ năng lực để trở thành ứng cử viên quản lý hoạt động tập đoàn sau khi nhà tỷ phú Buffett rời khỏi chức vụ này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là thương vụ này đã cho thấy Berkshire, từ một quỹ đầu tư trong giai đoạn 1970-1990 với một vài hoạt động kinh doanh, đã trở thành một tập đoàn đa ngành đang đánh “một canh bạc lớn” đối với tương lai nền kinh tế công nghiệp Mỹ.
Berkshire Hathaway nguyên là một nhà máy dệt thành lập năm 1839. Năm 1962, Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire và tới năm 1965 thì nắm giữ đa số tại công ty này. Đến năm 1985, do không cạnh tranh nổi với các nhà máy dệt ở nước ngoài, tỷ phú Buffett dừng hoạt động sản xuất của Berkshire, chỉ giữ lại tên của công ty này cho tập đoàn đầu tư của ông.
Thương vụ Berkshire là một trong những quyết định đầu tư sáng suốt nhất của tỷ phú Buffett. Khi ông bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire, giá cổ phiếu này mới là 7,6USD. Còn ngày nay, giá của nó đã lên hơn 100.000USD.
Theo Time, những thương vụ còn lại nằm trong top 10 gắn liền với những tên tuổi hàng đầu như JP Morgan, ngân hàng BB&T, Ford, BlackRock, HP, Google, Time Warner và MeadJohnson.



Việt Hà (theo Time, CNBC, BBC)


Theo vietnamnet.vn


09:20 ngày 27/11/2009
CPI năm 2009 có thể dưới 7%



Theo Tổng cục Thống kê, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2009 tăng 4,35% so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008.

Mức độ tăng CPI này cao hơn mức tăng CPI của tháng 10 (0,37%) nhưng vẫn thấp hơn tháng 9 (0,62%). Như vậy, CPI của 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng cũng như việc tăng “nóng” giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy đối với CPI tháng 11. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân khiến CPI tăng. Theo dự báo của các chuyên gia, CPI tháng 12 có thể tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Vì theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm.

Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì CPI năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%.


V.B

(Theo KTDT)






= > Nếu tháng 12 có lạm phát mạnh thì tôi nghĩ cũng không quá 10% , vì thế cứ vô tư .

.................................................h ttp://i2.glitter-graphics.org/pub/1838/1838672dzyygg3v8u.gifhttp://glitter-graphics.net/images/empty.gif

TTTT1
28-12-2009, 11:27 PM
Sáng nay tổ chức mượn hàng trong nước để dìm nhưng không được, thế là dùng nước ngoài dìm ALT nhể . Lộ liễu quá http://f319.com/images/smilies/21.gif


Quý I/2010, dòng tiền sẽ quay lại TTCK
26/12/2009 07:24:04

http://******************.vn/images/tintuc/20091226072719Cao-Si-Kiem.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFJAJC/quy-i-2010-dong-tien-se-quay-lai-ttck.html#)
Ông Cao Sĩ Kiêm

(ĐTCK-online) Quý I/2010, chính sách tài chính, tiền tệ dự kiến sẽ tương đối ổn định, cộng với quy luật sau Tết Nguyên đán, nguồn vốn của các NHTM khá dồi dào, TS. Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, những yếu tố trên sẽ tạo thuận lợi cho dòng tiền quay trở lại nhiều thị trường quan trọng của nền kinh tế, trong đó có TTCK.

Ông có thể phân tích kỹ hơn cơ sở để dòng tiền sẽ quay lại TTCK, cũng như nhiều thị trường khác trong quý I/2010?
Thị trường tiền tệ trong quý I/2010 có hai đặc thù trái ngược nhau. Đó là từ nay đến Tết Nguyên đán, cung tiền sẽ căng thẳng do nhu cầu vốn tăng để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết, các DN cần vốn mua nguyên vật liệu dự trữ, trong khi khả năng huy động vốn của các NHTM hạn chế. Một lượng tiền khá lớn chi cho lương, thưởng Tết cũng gây áp lực đáng kể lên nguồn cung tiền. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, tình hình sẽ diễn biến ngược lại với cung tiền khá dồi dào nhờ các nguồn: tiền bán hàng Tết DN chưa sử dụng ngay, lượng tiền nhàn rỗi trong dân nhiều… Theo quy luật, sau Tết Nguyên đán, lượng vốn huy động được của các NHTM tăng khá mạnh, trong khi nhu cầu vay của các khách hàng, nhất là DN chưa nhiều, cộng với đầu năm gần như không bị áp lực khống chế tăng trưởng tín dụng, nên các NHTM sẽ mở rộng hầu bao đáp ứng nhu cầu đa dạng của người vay.

Diễn biến này của thị trường tiền tệ sẽ khơi thông dòng tiền cho TTCK, thưa ông?
Đúng vậy, sẽ có một dòng tiền đáng kể không chỉ chờ TTCK, mà nhiều lĩnh vực kinh doanh khác hấp thụ. Khi “cơn khát” dòng tiền được giải toả, cùng với các yếu tố kinh tế vĩ mô tốt lên, chắc chắn TTCK sẽ có bước tăng trưởng mới.

Tuy nhiên, nếu nhìn cả năm 2010, ông có cho rằng sẽ có nghịch lý trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, đó là một mặt phải đáp ứng được tốc độ tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế, nhưng phải đảm bảo cân đối vĩ mô, mà mục tiêu lớn là không để lạm phát quay lại?
Đây là mâu thuẫn mà việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm 2010 phải đối mặt. Nhìn vào các chỉ tiêu của nền kinh tế trong năm tới như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%, lạm phát dưới 7%, tổng mức đầu tư toàn xã hội trên 40% GDP..., có thể thấy định hướng tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế so với năm 2009. Điều này đòi hỏi các chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính - tiền tệ phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu trên. Tuy nhiên, yêu cầu này đang gặp thách thức, vì hiện tại mặt bằng lãi suất và tỷ giá USD/VND đã khá cao, nếu tăng nữa sẽ tác động không tích cực đến hoạt động sản xuất của DN, nhưng nếu giữ cứng quá thì ảnh hưởng đến lạm phát. Thêm vào đó, tình trạng thâm hụt ngân sách, nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ giảm… trong năm 2009, cũng sẽ gây áp lực cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm 2010.

Theo ông, làm thế nào để dung hoà hợp lý hai mục tiêu trên nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh, vững chắc của nền kinh tế?
Điều quan trọng là phải rất chú ý điều hành chính sách tài khoá linh hoạt, để hỗ trợ đắc lực cho chính sách tiền tệ. Trong đó, cần tập trung dồn sức cho giải ngân hiệu quả nguồn vốn FDI, ODA vào những dự án sớm hoàn thành, tạo ra nhiều hàng hoá, công ăn việc làm… Đối với các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần tiếp tục rà soát, loại bỏ các dự án kém khả thi, hiệu quả không cao, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Khi chỉ số ICOR giảm sẽ tiết kiệm nguồn vốn đầu tư cho cả khu vực công và khu vực tư. Để nền kinh tế thực sự có chuyển biến về chất, năm 2010 nên tạo đột phá trong việc “lái” các nguồn vốn đầu tư vào những khu vực, dự án có hiệu quả kinh tế cao. Trong bối cảnh xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới chưa đủ mạnh, thậm chí có quốc gia, khu vực chưa định hình một xu hướng rõ rệt, đòi hỏi việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm tới phải có những giải pháp mới, khôn khéo và linh hoạt.

Cụ thể là những biện pháp nào, thưa ông?
Đó là hoạt động dự báo, phân tích diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước phải rất sắc bén, nhanh nhạy, vì cũng giống như chẩn đoán bệnh nhân, nếu đưa ra nguyên nhân gây bệnh không đúng tất yếu sẽ điều trị sai và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Khi bắt đúng bệnh, cần đưa ra biện pháp xử lý ngay, vì thực tiễn diễn biến kinh tế phức tạp thời gian qua, nhất là trên thị trường tiền tệ chứng minh một giải pháp hôm nay đúng, nhưng ngày mai có thể sai. Cần nâng cao vai trò của hoạt động kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, thì mới có thể giảm thiểu những phản ứng dây chuyền gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế.
Hữu Hòe

TTTT1
31-12-2009, 12:39 AM
Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất
(24/12/2009 - 10:04 AM)



Tập đoàn quốc tế MasterCard đã khảo sát trên 24 nền kinh tế toàn cầu và vừa công bố: chỉ số niềm tin tiêu dùng (ICC) của Việt Nam đang có mức hồi phục cao nhất. Khảo sát này thực hiện tại 14 nước châu Á - Thái Bình Dương, sáu nước Trung Đông và bốn nước châu Phi.
Theo thông tin trên trang web www.masterintelligence.com (http://www.masterintelligence.com), niềm tin người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu ở mức 90%, bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. “Chỉ số của Việt Nam tăng mạnh so với sáu tháng trước (60%). Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất so với các thị trường châu Á - Thái Bình Dương và cả Trung Đông, châu Phi” - MasterCard cho biết. Cụ thể, ICC của Hà Nội là 94,6% và TP.HCM là 85,4%.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Việt Nam là Trung Quốc (85%) và Singapore (79,4%). Qatar dẫn đầu khu vực Trung Đông và Nigeria dẫn đầu nhóm châu Phi.

“Kinh tế toàn cầu bắt đầu ổn định trong nửa cuối năm 2009 và tình hình đã được cải thiện, đặc biệt rất nhanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương” - cố vấn kinh tế châu Á của MasterCard Yuwa Hedrick Wong nhận xét. Theo Reuters, kết quả khảo sát cũng cho thấy sự ổn định tiêu dùng tại các nước trong sáu tháng tới, một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự hồi phục kinh tế.

Khảo sát của MasterCard thực hiện trong hai tháng 10 và 11-2009, dựa trên phản hồi của 10.623 người tiêu dùng.


Nguồn: TT
.................http://dl2.glitter-graphics.net/pub/838/838552owlsjqga5m.gif

TTTT1
05-01-2010, 12:37 AM
Thứ Sáu, 01/01/2010 | 19:11
Việt Nam: Điểm đầu tư hấp dẫn nhất


Năm 2010 được đánh giá là một năm sẽ có nhiều chuyển biến cho nền kinh tế VN khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, XK có khả năng tăng mạnh. Đặc biệt với những gì VN đã cam kết thực hiện trong khuôn khổ WTO, năm 2010 cũng là năm hứa hẹn thu hút nhiều vốn từ FDI.
Trao đổi với DĐDN trước thềm năm mới 2010, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham cho rằng, năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì VN sẽ dỡ bỏ các hạn chế cả về hình thức đầu tư và về giới hạn quyền sở hữu của nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã cam kết trong WTO. Điều này sẽ đưa VN trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực.
Nhận định về nền kinh tế VN, ông Alain Cany cho rằng, tại VN trong vài tháng qua, sự phục hồi nhẹ của hầu hết các ngành công nghiệp cũng được ghi nhận: Tín dụng đã trở nên dễ tiếp cận, rẻ và luân chuyển dễ dàng hơn, thị trường chứng khoán đã tăng mạnh so với năm 2008. Điều này phần lớn là nhờ gói kích cầu kinh tế đầu tiên của Chính phủ, trong đó giảm 30% mức thuế suất thu nhập DN cho các DN NVV cho quý IV năm 2008 và cả năm 2009, và bằng cách cắt giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá và dịch vụ nhất định đến năm 2009. Kết quả là nền kinh tế VN sẽ tăng khoảng 5% năm 2009 và dự kiến sẽ tăng khoảng 6,5% vào năm 2010. Lạm phát được dự báo tương đối thấp trong cả hai năm này.
- Với những nhận xét sáng sủa như vậy, cộng với việc năm 2010, VN sẽ tiếp tục mở cửa một số ngành hàng theo cam kết WTO, theo ông, điều đó sẽ có tác động như thế nào tới việc thu hút đầu tư FDI của VN ?
Một lần nữa chúng tôi đặc biệt tin tưởng rằng việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết WTO của VN trong năm 2010 sẽ là một nhân tố cơ bản để VN thu hút dòng vốn FDI. Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì VN sẽ dỡ bỏ các hạn chế cả về hình thức đầu tư và về giới hạn quyền sở hữu của nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã cam kết. Thực hiện cam kết gia nhập WTO sẽ được xem như là một dấu hiệu của sự tin cậy từ nhà đầu tư nước ngoài. Nếu họ cảm thấy rằng các cam kết WTO được thực hiện đúng tiến độ, họ sẽ yên tâm hơn về sự ổn định khi đầu tư cũng như lợi nhuận đầu tư của họ.
Các nhà đầu tư đã mang một số lượng vốn rất lớn vào VN để kinh doanh, họ phải mất khoảng 3-6 tháng làm việc với sở KHĐT địa phương thì mới được chấp nhận. Sau đó đôi khi họ vẫn gặp phải những thủ tục rườm rà, hoặc những giải thích khác nhau về một quyết định của Chính phủ hay của một bộ nào đó. Đây là một vấn đề ở VN và tôi cho rằng Chính phủ cần quan tâm hơn. Việc thực hiện đầy đủ và kịp thời khi triển khai các cam kết WTO trên cả hai cấp tỉnh và quốc gia do đó sẽ là một khởi đầu tốt.
- Cuốn sách “Các vấn đề thương mại và kiến nghị” do EuroCham phát hành mới đây cho thấy mặc dù VN đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Châu Âu nói riêng. Xin ông cho biết VN cần phải cải thiện môi trường đầu tư như thế nào trong thời gian tới ?
Chúng tôi cho rằng, đường hướng đúng đắn của Chính phủ trong tình hình hiện nay là thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế sao cho có thể tăng năng suất và phát huy tối đa các tiềm năng tăng trưởng còn tiềm ẩn của quốc gia. Điều đó có nghĩa là tiếp tục quá trình cải cách trên tất cả các cấp, trước hết, cải cách vi mô. Chẳng hạn mở cửa ngành viễn thông, dược phẩm và bán lẻ để cạnh tranh với nước ngoài.
Thứ hai, cổ phần hoá các DN nhà nước và hơn nữa là giải quyết nạn tham nhũng và quan liêu. EuroCham tin tưởng rằng việc đẩy mạnh cải cách DN nhà nước, đặc biệt là cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh toàn bộ nền kinh tế.
Thứ ba, liên quan tới vấn đề cơ sở hạ tầng, chúng tôi đã chứng kiến sự chậm trễ đáng lo ngại ở nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, làm cản trở đến tăng trưởng lẫn hiệu quả.
Bất động sản được cho là lĩnh vực sẽ hút vốn FDI mạnh nhất trong năm 2010
Do đó chúng tôi khuyến nghị Chính phủ nên kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm đang thực hiện và đang bị trì hoãn. Nhu cầu vận chuyển container đang thách thức là công suất cảng, tình trạng các cảng quốc gia vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những rủi ro có ảnh hưởng hạn chế nghiêm trọng về đầu tư trong tương lại nếu không được giải quyết toàn diện và cấp bách.
Cuối cùng, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ VN thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết WTO của VN. Trong những năm qua, VN đã hưởng lợi rất nhiều từ dòng vốn FDI. Tự do hoá các ngành dịch vụ chủ chốt đã tạo ra những cơ hội phát triển kinh doanh đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối, ngân hàng và viễn thông. VN bây giờ cần phải cho cộng đồng quốc tế thấy được sự sẵn sàng tuân thủ các cam kết WTO của mình. Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết này sẽ là một yếu tố căn bản để VN thu hút nguồn vốn FDI. Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì theo cam kết WTO của VN nhiều hạn chế (cả về hình thức đầu tư và quyền sở hữu nước ngoài) trong các ngành dịch vụ sẽ được dỡ bỏ.
- Trong tình hình hiện nay, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DN VN cần chú trọng tới những vấn đề gì để đẩy mạnh phục hồi XK trong năm 2010 ?
Theo tôi, các DN xuất khẩu của VN thời gian tới nên tập trung cải thiện ở bốn lĩnh vực: Thứ nhất, kiến thức về nhu cầu của thị trường nước ngoài, Thứ hai, các hoạt động sau bán hàng và chăm sóc khách hàng, Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm của họ và chuyển dịch theo hướng chất lượng cao, Thứ tư là sự hiểu biết tốt hơn về chính sách thương mại và tài chính
Cụ thể hơn, các DN VN cần có nhiều kiến thức hơn về luật pháp quốc tế, hiểu biết nhiều hơn về thị trường nước ngoài cũng như khách hàng và cần linh hoạt hơn nếu được yêu cầu thay đổi. Họ cần biết rõ hơn các thị trường xuất khẩu cũng như nhu cầu của những khách hàng mua sản phẩm của họ.
Bên cạnh đó, các DN VN cũng cần linh hoạt hơn về quy hoạch và phát triển các lựa chọn thay thế. Họ phải hiểu rằng thị trường và khách hàng thay đổi rất nhanh chóng và cạnh tranh rất mạnh mẽ. Điều đó cũng có nghĩa, họ đã nhìn thấy cơ hội ở thị trường mới. Hiện nay, dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng là một khái niệm còn khá mới đối với nhiều nhà xuất khẩu VN, họ cần hiểu rằng một DN XK tốt, không chỉ đem lại một sản phẩm tốt, mà cần phải quan tâm đến khách hàng của họ khi có vấn đề với sản phẩm.
Điều đáng nói là hiện nay, nhiều nhà XK Việt vẫn xem giá rẻ như là nhân tố chủ yếu để khách hàng lựa chọn một sản phẩm. Tôi cho rằng đây là một nhận định sai, bởi hiện nay nhiều nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và châu Âu mang lại lợi nhuận không bằng cách cung ứng các sản phẩm tại địa điểm đầu tiên, nhưng bằng cách cung ứng dịch vụ có chất lượng cao cho sản phẩm và quan tâm tới dịch vụ "sau bán hàng" nên họ đã thành công. Ngoài ra, các DN XK VN cũng nên tập trung vào đổi mới làm ra các sản phẩm cao cấp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tê.
Hiện nay, hàng XK của VN chủ yếú cạnh tranh bằng giá, mà ít chú ý đến chất lượng và tiêu chuẩn. Đây cũng là lý do vì sao các nhà XK Việt thường thấy khó để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Đây là những thị trường mà các rào cản kỹ thuật được áp dụng rất nghiêm ngặt. Một lần nữa, tôi cho rằng tập trung vào các sản phẩm đơn giản và rẻ tiền không phải là lựa chọn cho VN ở thời điểm hiện nay. Các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thành công vì họ đã đầu tư để gia tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, chẳng hạn như điện tử....
Cuối cùng, tôi cho rằng các DN VN nên tham khảo và trang bị cho mình các kiến thức về thương mại quốc tế, các quy tắc của thương mại nước ngoài, điều này sẽ có ích cho họ trong việc cạnh tranh với các đối thủ . Các DN VN cần có suy nghĩ và hành động quốc tế ! Điều này đặc biệt đúng là liên quan đến hoạt động XK tài chính: nhiều DN XK VN chưa quan tâm đến các công cụ phái sinh và hoán đổi để đảm bảo lợi ích của họ và tránh thiệt hại khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Hơn nữa, một số DN đang lưỡng lự sử dụng Eur, điều này thường làm giảm hiệu quả trong các giao dịch XK với Châu Âu.
- Xin cảm ơn ông !

Ông Ashok Sud - TGĐ Standard Chartered tại VN : Mở hơn với tài chính
Tôi cho rằng, dự thảo Hướng dẫn sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được xem xét cùng với các bên tham gia và các chuyên gia từ bên ngoài ngành đảm bảo rằng quy trình áp dụng minh bạch và quy trình phê duyệt tập trung với NHNN để đảm bảo rằng quy trình hợp nhất có thể hoàn tất nhanh chóng nhằm đảm bảo sự ổn định trong hệ thống ngân hàng. Chúng tôi cho rằng, cần có sự minh bạch về phạm vi và thời gian tăng số lượng cổ phần vì điều này cho phép đối tác chiến lược và ngân hàng trong nước lập ra các phương án cuối cùng. Sự minh bạch này sẽ đem lại phương pháp tiếp cận mang tính xây dựng và có kế hoạch hơn cho ngành ngân hàng ở VN.

.v.v.

TTTT1
05-01-2010, 12:40 AM
(tt)
Hiện nay, VN có trên 80 ngân hàng, trong đó 20 ngân hàng hàng đầu được đánh giá là chiếm phần lớn thị phần ngân hàng. 25% số ngân hàng xếp hạng dưới cùng thì bất ổn định và thiếu khối lượng tới hạn cần thiết. Chính phủ đã đạt được các tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này, phần lớn thông qua Nghị định 59, quy định việc tăng vốn pháp định tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại cổ phần từ 1 nghìn tỷ đồng lên 3 nghìn tỷ đồng. Quy định này có thể dẫn đến các hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng. Để chuẩn bị cho việc này, một điều quan trọng là việc hợp nhất ngân hàng phải được hỗ trợ bởi khung pháp lý và thủ tục đảm bảo quy trình rõ ràng và hành động nhanh.
Ông Thomas Grunzke - Unilever Vietnam : Vẫn thiếu hướng dẫn
VN đã thông qua Luật Giao dịch Điện tử (Luật số 51/2005/QH11) tháng 11/2005, chứng tỏ sự quyết tâm của Chính phủ nhằm xúc tiến chuyển đổi sang một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn thiếu vắng những hướng dẫn thực hiện cho phép cộng đồng DN thực thi tốt các luật quy định. Cụ thể, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn, yêu cầu: (i) hoá đơn phải được phát hành và cung cấp cho khách hàng ngay sau khi hoàn thành các giao dịch bán hàng; và (ii) chỉ được sử dụng hoá đơn giấy làm tài liệu bằng chứng chính thức để kê khai và quyết toán thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, cũng như kế toán và thanh toán. Hơn nữa, hóa đơn giấy được sử dụng trong thực tế là bằng chứng duy nhất chứng minh hàng hoá được sản xuất và kinh doanh hợp pháp. Như vậy, phải luôn luôn có hoá đơn đi kèm theo hàng hóa thực tế trong lưu thông và vận chuyển. Do những yêu cầu nặng nề như vậy, mỗi lô hàng vận chuyển cần phải kèm theo một hóa đơn riêng. Điều này thường dẫn đến số lượng hóa đơn ngày càng tăng, kéo theo khối lượng công việc tăng tại các bộ phận hậu cần của tất cả các Cty và từ đó cản trở việc cải thiện hiệu quả và năng suất của các Cty có liên quan. Hơn nữa, hiện không có Trung tâm Trao đổi Dữ liệu Điện thử (EDI) quốc gia, nơi sẽ cho phép tất cả các Cty, bất kể quy mô và bí quyết công nghệ, trao đổi thông tin giao dịch theo định dạng điện tử. Chúng tôi cho rằng VN cần thực thi luật cho phép: (i) sử dụng chứng từ không phải là hóa đơn, ví dụ Phiếu Giao hàng, đối với hàng hóa trong vận chuyển; (ii) phát hành hóa đơn thường xuyên (trên giấy) định kỳ hàng tháng; (iii) sử dụng dữ liệu điện tử trong nhiều giao dịch thương mại chuẩn, quan trọng nhất là đơn đặt hàng và hóa đơn; (iv) dữ liệu điện tử được dùng làm chứng từ pháp lý cho thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, kế toán và tự kê khai và quyết toán thuế; (v) Cty dùng cách đánh số hóa đơn riêng của mình.
Ông Claus Jepsen - TGĐ GlaxoSmithKline tại VN : Liên kết với bằng sáng chế
Hiện VN chưa có một hệ thống để "kết nối" hệ thống đăng ký thuốc với hệ thống bằng sáng chế. VN cho rằng việc đưa thủ tục thực thi bằng sáng chế vào thủ tục quản lý nhà nước là không phù hợp, và không thể ban hành các quy tắc hay thủ tục hành chính để các cơ quan hành chính thực thi bằng sáng chế. VN đề xuất rằng trách nhiệm thực thi bằng sáng chế thuộc về nhà phát minh. Chúng tôi tin rằng việc ứng dụng liên kết bằng sáng chế với giấy phép là tốt cho chính sách công và kinh nghiệm của các quốc gia khác đã ứng dụng kiểu liên kết này cho thấy việc triển khai là tương đối dễ dàng. Về Độc quyền Dữ liệu, EuroCham thấy rằng hệ thống liên kết với bằng sáng chế mang lại một cơ hội có một không hai để khởi đầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả và có giá trị dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Cục Quản lý Dược (DAV) và Cục Sở hữu Trí tuệ VN (NOIP). Chúng tôi kiến nghị Chính phủ VN nên áp dụng hệ thống liên kết bằng sáng chế như là một bước tiến trong việc cải thiện chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ đang phát triển của VN.
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP


Thứ Sáu, 01/01/2010 | 18:21

“TTCK 2010 sẽ sớm hồi phục và tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn…”
http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=6081Một trong những biến động lớn nhất của thị trường tài chính Việt Nam trong năm qua phải kể đến thị trường chứng khóan với sự biến thiên dữ dội của chỉ số VN Index. Nhân dịp đầu năm, chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đắc Sinh – Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP. (HOSE) về chỉ số VN Index và những vấn đề liên quan đến thị trường này.
Ông đánh giá như thế nào về chỉ số VN-Index trong năm 2009?
Chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và diễn biến kinh tế trong nước không thuận lợi, Quý I /2009, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc đáng kể. Do đó chỉ số VN Index luôn có những đợt điều chỉnh giảm, khởi đầu ở mức 313,34 điểm vào phiên giao dịch đầu tiên trong năm và giảm đến mức thấp nhất là 235,5 điểm vào phiên giao dịch ngày 24/02/2009.
Tuy nhiên, từ quý II/2009, VN Index bắt đầu hồi phục và có xu hướng tăng nhờ những tín hiệu tốt lên của nền kinh tế Mỹ và thế giới cùng với sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán nước ngoài, cũng như xu hướng ổn định của các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vĩ mô trong nước. Đặc biệt sang quý III/2009, sau những đợt điều chỉnh nhẹ, VN Index đã đạt đến đỉnh cao mới. Trong phiên giao dịch ngày 22/10/2009, chỉ số VN Index đã đạt mức cao nhất 624,1 điểm, tăng trên 165% so với mức đáy hồi tháng 2. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch cũng liên tục xác lập những kỷ lục mới trong hai phiên giao dịch ngày 15/10 và 23/10 với lần lượt 107 triệu và 137 triệu chứng khoán được mua bán với giá trị đạt trên 5.600 và 6.452 tỷ đồng. Những con số kỷ lục này cho thấy niềm tin và sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán đã dần được củng cố.
Trong 2 tháng cuối năm, trước những diễn biến bất thường của giá vàng, tỷ giá cùng những thông tin vĩ mô về việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính phủ, tăng lãi suất cơ bản, ngưng hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán. Chỉ số VN Index có sự sụt giảm khá mạnh và liên tục có những đợt điều chỉnh giảm, trong phiên giao dịch ngày 17/12/2009 giảm còn 434,87 điểm, giảm 30,3% so với mức đỉnh 624,1 điểm hồi tháng 10. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần ổn định, tôi tin rằng thị trường chứng khoán năm 2010 sẽ sớm hồi phục và tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư.
Những thành tựu mà HOSE đã làm được trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn của năm 2009?
Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính từ năm 2008, HOSE cũng đã nỗ lực hết mình trong mọi hoạt động để giúp ổn định thị trường. Cụ thể SGDCK TP.HCM chính thức triển khai giao dịch trực tuyến vào ngày 12/01/2009. Giao dịch trực tuyến đánh dấu sự thay đổi căn bản về phương thức giao dịch trên thị trường, nâng cao hiệu suất nhập lệnh và thực hiện lệnh, giải quyết triệt để bài toán thắt nút cổ chai về lệnh giao dịch, đồng thời từng bước thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các Sở Giao dịch Chứng khoán trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ gửi lệnh đạt 50-70 lệnh/giây, nhanh gấp nhiều lần so với nhập lệnh thủ công trước đây (5-7 giây/lệnh). Công suất hệ thống cũng được nâng lên để có thể xử lý 900.000 lệnh/ngày và 600.000 lệnh khớp/ngày; từ đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch hiện nay của nhà đầu tư.
Quy mô giao dịch ngày càng được mở rộng. Tính đến ngày 8/12/2009, HOSE đã tổ chức thành công 242 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt 10,56 tỷ chứng khoán, tương ứng với giá trị 411.698 tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần khối lượng và 2,7 lần giá trị giao dịch năm 2008.
Năm 2009 HOSE đã tiến hành hoàn tất thủ tục hủy niêm yết đối với 24 công ty có vốn điều lệ nhỏ hơn 80 tỷ đồng để chuyển sang niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 28/05/2009. Động thái này nằm trong kế hoạch tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam của Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước với mục tiêu sàng lọc, phân loại doanh nghiệp niêm yết để phù hợp với tiêu chuẩn của từng thị trường, trong đó Sàn giao dịch chứng khoán TP. sẽ trở thành sàn niêm yết các cổ phiếu blue chip với điều kiện niêm yết được quy định cao hơn so với Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
.v.v.

TTTT1
05-01-2010, 12:41 AM
(tt)
Trong năm 2009, số lượng công ty chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. đã tăng lên đáng kể so với năm 2008. Tính đến 18/12/2009, toàn thị trường có 193 cổ phiếu, 61 trái phiếu, 4 chứng chỉ quỹ chính thức được niêm yết và giao dịch trên HOSE. Tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá của toàn thị trường lên đến 117.989 tỷ đồng, tăng 56,57% so với thời điểm 29/12/2008, trong đó giá trị cổ phiếu niêm yết là 102.129 tỷ đồng, tăng 78,5% so với thời điểm 29/12/2008.
Về Hợp tác quốc tế của HOSE ngày càng diễn ra sâu rộng. HOSE đã tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với 06 Sở GDCK ASEAN trong khuôn khổ Dự án kết nối giao dịch giữa các Sở trong khu vực.
Ông đánh giá thế nào về chất lượng các công ty niêm yết tại HOSE trong năm 2009?
Năm 2009 đã có thêm 48 công ty lên giao dịch trên HOSE (tính đến 18/12/09) nâng tổng số công ty niêm yết lên 193 công ty, trong đó phải kể đến 4 công ty lớn trong lĩnh vực tài chính là Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Phần lớn các công ty niêm yết trên HOSE đều có doanh thu và lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại vẫn còn một số công ty bị thua lỗ nhưng tỷ lệ rất thấp. Trong năm vừa qua cũng có nhiều công ty niêm yết thực hiện huy động vốn để mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh với tổng số đợt phát hành thêm là 68 đợt với tổng số tiền huy động được là 3.909 tỷ đồng. Nhìn chung năm vừa qua các công ty niêm yết trên HOSE đã hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng mạnh so với 2008 đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, cao su, thép, vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp mới lên niêm yết trong năm cũng là những công ty tốt, khi lên sàn đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm giúp cho giá trị giao dịch toàn thị trường tăng mạnh.
Ông nghĩ sao về việc nhiều nhà đầu tư cũng như các Công ty chứng khoán hiện nay cho rằng: để tạo thêm tính thanh khoản cho thị trường nên áp dụng thời gian thanh toán vẫn giữ nguyên là T+3 nhưng thời gian giao dịch cho phép rút ngắn lại? Nếu điều đó là khả thi thì theo Ông cần phải có một hành lang pháp lý như thế nào và cơ sở hạ tầng như thế nào mới phù hợp?
Tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian giao dịch để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp quay vòng vốn nhanh hơn đồng thời tăng tính thanh khoản cho thị trường. Việc rút ngắn thời gian giao dịch sẽ nhận được sự ủng hộ của các thành viên tham gia thị trường cũng như các nhà đầu tư, tuy nhiên vấn đề này hiện chưa có quy định pháp lý và còn phụ thuộc vào hệ thống của Trung tâm Lưu ký và phần mềm giao dịch tại các công ty chứng khoán thành viên. Để thực hiện vấn đề này trước hết cần có hướng dẫn từ Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định cho phép bán chứng khoán cũng như sử dụng tiền chưa về tài khoản. Có quy định pháp lý rõ ràng thì các công ty chứng khoán mới dễ dàng có cơ sở thực hiện và cơ quan quản lý có thể quản lý chặt chẽ hơn. Nếu không một số công ty sẽ lách luật và làm giảm tính minh bạch của thị trường, cũng như gây khó khăn trong quản lý. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa là hệ thống của Trung tâm Lưu ký có đáp ứng được yêu cầu về mặt quản lý khi thực hiện rút ngắn thời gian giao dịch hay không. Điều này cần có ý kiến từ phía Trung tâm lưu ký. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng phải chỉnh sửa lại phần mềm giao dịch cho phù hợp. Những vấn đề này cần có thời gian nhưng không phải là không thể thực hiện được.
Mục tiêu hướng đến của HOSE trong năm 2010?
Thị trường chứng khoán đến nay vẫn được xác định là một kênh dẫn vốn hiệu quả và quan trọng cho các hoạt động của nền kinh tế nước ta. Vì vậy trong năm 2010, ngoài việc đảm nhiệm vai trò của một cơ quan điều hành thị trường, HOSE còn hoạt động dưới vai trò của một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho thị trường. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung vào: phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm - dịch vụ cung cấp; Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ hiện đại; Tăng cường khả năng quản trị rủi ro và phòng chống khủng hoảng Phát triển cơ sở nhà đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của HOSE ; Nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế...
Cảm ơn ông!
Minh Long - CÔNG THƯƠNG


15:44 GMT - thứ năm, 3 tháng 12, 2009
Ngân hàng TG lạc quan

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/03/090322043326_vietgarmentlarge226170.jpgNgân hàng Thế giới lạc quan trước phát triển kinh tế tại Việt Nam

Cuộc họp của các nhà tài trợ cho Việt Nam hiện đang diễn ra tại Hà Nội. Đài BBC đã phỏng vấn bà Victoria Kwakwa, trưởng đại diện của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Đánh giá về mức độ cam kết của các đối tác trong cuộc họp năm nay, bà Kwakwa tỏ ý lạc quan.
Victoria Kwakwa: Tôi cho rằng các đối tác phát triển trong cuộc họp tại Hà Nội đều cam kết mạnh mẽ vì tương lai của VN. Cũng có thể sẽ có một số chủ đề khó mà các bên phải bàn đến, điều này không có nghĩa là chúng ta xa rời nhau. Báo chí có thể đưa tin về chủ đề này, chủ đề kia được mang ra bàn thảo, tuy nhiên tôi có thể nói rằng bàn luận không mấy liên quan đến cam kết tài trợ.

BBC: Bà có nhận xét gì về đường lối kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhất là các chính sách vĩ mô?
Victoria Kwakwa: Tôi có thể nói rằng mọi việc tiến triển khá tốt. Chính phủ điều hành kinh tế khá tốt. Nhiều nền kinh tế thế giới như ông biết rơi vào trì trệ do khủng hoảng tài chính. Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng khá, khoảng 5 phần trăm, như vậy là có thành tích. Nếu nhìn vào các vấn đề vĩ mô, thách thức cũng còn đó, tuy nhiên chính phủ đã đưa ra một số đối sách nhằm giải quyết mất cân đối.
Luôn luôn có ai đó nghĩ rằng VN sẽ tăng trưởng mạnh, chính phủ cần để ý đến lạm phát, và Hà Nội đã có chính sách đối ứng tốt, do vậy chính sách vĩ mô được thực hiện tốt. Tổng kết lại chúng tôi thấy chính phủ VN đã hành động khá kịp thời trong việc điều hành kinh tế năm nay.

BBC: Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong một cuộc trao đổi với đài BBC có nêu ra quan ngại của ông về thâm thủng mậu dịch, và tổng nợ trong GDP. Bà có chia sẻ với ông về hai quan ngại này hay không?
Victoria Kwakwa: Về thâm thủng mậu dịch tôi không biết ông kinh tế gia ấy nói về điểm nào cho nên tôi không bình luận. Về tỷ lệ nợ trong GDP, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chúng vẫn nằm trong giới hạn, VN vẫn có khả năng trả nợ bình thường. Sang năm chúng tôi sẽ đánh giá lại khoản nợ của VN. Bây giờ, không có lý do gì để nghi ngờ khả năng trả nợ của Việt Nam.

BBC: Nhân Hội nghị các nhà tài trợ, đại sứ Thụy Điển và Hoa Kỳ có nói đến sự hình thành xã hội dân sự ở VN là cần thiết cho phát triển kinh tế, vậy bà nghĩ sao?
Victoria Kwakwa: Hai ông đại sứ có nói đến việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, họ có nói đến quyết định 97 (hạn chế hoạt động tổ chức nghiên cứu tư nhân) gần đây, và tôi nghĩ ông nên đọc chúng.

TTTT1
09-01-2010, 04:06 PM
CPI năm 2009 thấp nhất trong 6 năm qua

19:11 31/12/2009

http://www.infotv.vn/images/stories/tuannn/31123.jpg(InfoTV) - Giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dùng CPI) tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp hơn 1%.
Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 12/2009 so với tháng 12/2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốc hội đã thông qua.
Qua đó, góp phần làm cho CPI bình quân năm 2009 chỉ tăng 6,88% so với năm 2008, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây (CPI bình quân năm 2004 t ăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%).
Theo ông Nguyễn Đức Hòa – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê – trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta đạt được thành công kép, vừa tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.


(http://www.infotv.vn/kinh-doanh-dau-tu/thuong-mai-dich-vu/40695-gdp-viet-nam-tang-dan-qua-tung-quy)

GDP Việt Nam tăng dần qua từng quý
13:21 31/12/2009

http://www.infotv.vn/images/stories/tbtphu/18110.jpg(InfoTV) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng (GDP) 5,32% so với năm 2008.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.

Tại buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2009 diễn ra sáng 31/12/2009, Ông Nguyễn Đức Hòa – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê – cho biết, tốc độ tăng GDP năm 2009 tăng dần theo từng quý.

Cụ thể, quý I/2009 là quý có mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, chỉ đạt 3,14%. Tuy nhiên, quý II, III và quý IV của năm 2009, tốc độ GDP đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, mức tăng GDP của Việt Nam là tương đối cao và là một thành công lớn.

“Hơn nữa, quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% trong quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% trong quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tăng trưởng.” – ông Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh.
Nguyễn Tuân

TTTT1
09-01-2010, 04:07 PM
Thứ năm, 07/01/2010
Nhiều dòng tiền đang đổ vào chứng khoán

Khi sàn vàng là đối thủ cạnh tranh bị tạm thời đóng cửa thì chứng khoán trở thành kênh hấp dẫn nhất thu hút nguồn vốn đầu cơ




Phiên giao dịch ngày 6-1, chứng khoán trên hai sàn diễn biến trái chiều: VN-Index tiếp tục tăng thêm 1,93 điểm và HNX-Index mất 3,7 điểm, giá trị giao dịch tính chung cả hai sàn đạt hơn 4.793 tỉ đồng, tăng 9% so với phiên trước.

http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/07/12-chot.jpg
Sau nhiều phiên tăng trần, ngày 6-1, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ. (Ảnh chụp tại sàn chứng khoán Bảo Việt). Ảnh: H.Thúy


Sau nhiều tuần ảm đạm, trong 3 phiên giao dịch từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) lại sôi động, thu hút nhiều nguồn vốn đầu cơ.

Được tiếp viện từ... vàng

Ngay sau khi có thông tin Chính phủ quyết định tạm ngưng hoạt động các sàn giao dịch vàng trên tài khoản vào thời điểm 30-3-2010, lập tức TTCK bùng nổ. Trong mấy ngày qua, giá cổ phiếu trên hai sàn tăng mạnh và giá trị giao dịch vọt lên khoảng 4.500 tỉ đồng/ngày, cao gấp 2-3 lần so với bình quân những ngày tháng trước.

Do hầu hết nhà đầu tư vàng đều đã có tài khoản chứng khoán từ trước nên mặc dù họ không ồ ạt tạo ra số tài khoản mới nhưng họ lại âm thầm chuyển “hỏa lực” sang chứng khoán, làm cho dòng tiền trên thị trường mạnh lên gấp bội. Đặc biệt, khi sàn vàng là đối thủ cạnh tranh tạm thời đóng cửa thì chứng khoán trở thành kênh hấp dẫn nhất thu hút nhiều dòng vốn đầu cơ.


Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có 19 đơn vị trên cả nước mở sàn vàng (trong đó ngân hàng chiếm phần lớn). Vào thời điểm sôi động nhất, tại sàn vàng Ngân hàng TMCP Á Châu, một ngày giao dịch cũng có doanh số hơn 8.000 tỉ đồng. Như vậy, nếu tính thị trường cả nước thì giá trị giao dịch vàng ảo mỗi ngày lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng, trong đó chủ sàn vàng cho nhà đầu tư vay trên 93%.

Mặc dù tiền ký quỹ chiếm chưa đầy 7% nhưng nếu tính toàn thị trường (với hàng ngàn nhà đầu tư tham gia) thì nguồn vốn tự có cũng rất lớn. Giờ đây, khi sàn vàng sắp đóng cửa, hàng ngàn nhà đầu tư vàng lại chuyển tiền sang chơi chứng khoán. Đồng thời, nguồn tín dụng trước đây ngân hàng cung cấp cho sàn vàng có thể sẽ chuyển sang cho nhà đầu tư chứng khoán vay, giúp chứng khoán có thêm nguồn lực.


Nhiều dòng khác cùng chảy vào

Tết đang đến gần, đó là thời điểm thị trường tiền tệ hoạt động mạnh. Những ngày đầu năm 2010, nguồn vốn cho vay kích cầu năm ngoái đang quay trở lại ngân hàng, nhờ đó hoạt động tín dụng tăng lên, doanh nghiệp được đáp ứng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau khi bán hàng xong, doanh nghiệp lại gửi tiền vào ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á, nhận định: với dòng vốn chu chuyển như thế, ra ngoài Tết âm lịch, tiền trong ngân hàng sẽ trở nên dồi dào và chứng khoán sẽ được hưởng lợi.

Ngoài ra, chứng khoán đang thu hút thêm nhiều dòng tiền khác ngoài kênh tín dụng. Do Việt kiều về thăm gia đình nhiều trong dịp Tết nên lượng kiều hối thời điểm này sẽ tăng đột biến. Một phần tiền trong dòng kiều hối cũng được đổ vào chứng khoán. Thời điểm này, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đang vào mùa vụ, mang lại thu nhập cao cho doanh nghiệp và cho người lao động, làm cho dòng tiền thu nhập trong xã hội tăng lên. Qua đó, một phần vốn nhàn rỗi trong dân cũng được rót vào chứng khoán...


Thạc sĩ Lê Văn Minh, Giám đốc Chi nhánh Công ty Chứng khoán Ngân hàng NN-PTNT tại TPHCM, cho biết thêm do thị trường tiền tệ đang trở lại trạng thái bình thường, nhiều đối tượng doanh nghiệp tiếp tục được hỗ trợ lãi suất tín dụng, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động tốt, nhiều chính sách mới sắp áp dụng cho chứng khoán (như áp dụng T+2, giao dịch ký quỹ...) nên tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn, vì vậy trong thời gian tới có thể TTCK sẽ phát triển ổn định hơn.
Trần Phú Minh
....................................http://dl4.glitter-graphics.net/pub/2138/2138814c15qzk3pcw.gif (http://www.glitter-graphics.com)

TTTT1
10-01-2010, 11:16 PM
Thứ 5, 07/01/2010
Ngày 06/01 : Ngân hàng Nhà nước bơm khoảng 15.000 tỷ đồng cho thị trường

Sau động thái bơm tiền của NHNN, lãi suất vay vốn giữa các ngân hàng đã giảm mạnh, kỳ hạn một tuần còn 11%/năm, vay qua đêm còn 8,5%/năm.




http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/07/116387khobac.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/07/116387khobac.jpg)




Theo báo Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 06/01/2010, Ngân hàng nhà nước đã bơm khoảng 15.000 tỷ đồng thông qua thị trường mở nhằm giải tỏa vấn đề căng thẳng về lãi suất tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua; giảm áp lực về thanh khoản cho NH và nền kinh tế.
Theo báo Tuổi trẻ, trước đó, lãi suất liên ngân hàng ở mức 16% - 17%, có thời điểm vượt 20%/năm. Sau động thái bơm tiền của NHNN, lãi suất vay vốn giữa các ngân hàng đã giảm mạnh, kỳ hạn một tuần còn 11%/năm, vay qua đêm còn 8,5%/năm.
Mục tiêu của NHNN là phải đưa lãi suất liên NH về ngang với lãi suất tái cấp vốn, khoảng 9%/năm.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đại học Kinh tế TP.HCM, trong năm 2009 các ngân hàng đã tận dụng hết nguồn vốn sở hữu của mình, đồng thời vòng quay vốn chậm quay về ngân hàng đã khiến các ngân hàng khan vốn trong thời điểm này.

Phương Mai

Mua chứng khoán ăn cổ tức
06/01/2010 23:16
http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201001/p7a.jpg (http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201001/p7a.jpg)
Nhà đầu tư có thể chọn mua CP vào thời điểm này để nhận cổ tức cả năm 2009 - ảnh: D.Đ.M


Có ít nhà đầu tư (NĐT) quan tâm đến mức cổ tức được chia bằng tiền khi mua cổ phiếu vì nó khá khiêm tốn so với sự biến động giá trên thị trường. Nhưng nếu biết chọn mua cổ phiếu có cổ tức cao thì đây cũng là một khoản lời chắc chắn.
Cao hơn lãi suất ngân hàng
Đối với NĐT, chỉ số P/BV (giá/giá trị sổ sách) là một trong nhiều yếu tố để lựa chọn cổ phiếu (CP) khi mua vào. Nếu P/BV nhỏ hơn 1, điều này cho thấy giá CP đó đang được giao dịch dưới giá trị sổ sách và theo lý thuyết, NĐT nên xem xét lựa chọn những CP này. Nhưng số CP này hiện trên thị trường khá hiếm, nhất là sau khi những phiên CP đã tăng mạnh. Trong khi đó, NĐT có thể tìm được những công ty sẽ chia cổ tức cao bằng tiền mặt để từ đó so sánh với thị giá và quyết định.
Xét trên những tiêu chí đó, hiện nay những CP có thể chọn xem xét để mua vào chờ nhận cổ tức đa số đều có giá dưới 30.000 đồng/CP, thậm chí dưới 20.000 đồng/CP và đa số đang giao dịch trên sàn Hà Nội.
Ví dụ CTCP sách và thiết bị trường học Long An (LBE) dự kiến mức cổ tức năm 2009 tối thiểu là 10% trong khi giá hiện tại là 12.000 đồng/CP. Nếu NĐT mua LBE vào lúc này và nắm giữ 5 tháng sau thì sẽ nhận được cổ tức 1.000 đồng. Nếu mang số tiền đó gửi vào ngân hàng với lãi suất hiện nay ở mức 0,866%/tháng, sau 5 tháng NĐT sẽ nhận được tiền lãi khoảng 520 đồng. Như vậy mức cổ tức nhận được cao gấp đôi lãi suất gửi ngân hàng.
Tương tự như CTCP Bao bì Bình Dương (HBD) có kế hoạch sẽ chia cổ tức năm 2009 từ 15-20%/mệnh giá (năm 2008 mức cổ tức của HBD chia cho cổ đông là 20%). Nếu mua CP ở thời điểm này, NĐT bỏ ra 16.000 đồng và sẽ thu về được số tiền lãi là 1.500 đồng trong 5 tháng. Nếu mang số tiền đó gửi vào ngân hàng NĐT sẽ thu về được 700 đồng sau 5 tháng. Như vậy, NĐT nắm giữ HBD sẽ có mức sinh lời hơn gấp đôi so với gửi tiết kiệm.
Hay CTCP NTACO (ATA) có kế hoạch chia cổ tức năm 2009 từ 32 - 36% nhưng hiện nay giá CP của ATA chỉ ở mức 29.000 đồng/CP...
Đó là chưa kể đối với một số doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng CP mà NĐT có thể xem xét thêm, tùy vào việc giữ lợi nhuận lại để phát triển sản xuất như thế nào.

Cao chưa chắc đã hấp dẫn
Mùa chia cổ tức cho năm 2009 đang diễn ra và các doanh nghiệp sẽ thực hiện kéo dài cho đến hết tháng 5.2010 (ngay sau kết thúc đại hội cổ đông thường niên). Vì vậy đây là cơ hội cho những NĐT lựa chọn CP để mua vào và nắm giữ mà không quá lo lắng đến biến động hằng ngày trên thị trường.
Thế nhưng, không phải CP nào có mức chia cổ tức cao cũng đồng nghĩa với việc cao hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng. Vì để đủ hấp dẫn NĐT thì phải xét cổ tức trên thị giá của CP đó. Nếu doanh nghiệp chia cổ tức đến 30% (3.000 đồng/CP) nhưng thị giá hiện nay lên đến 60.000 đồng/CP thì mua vào lúc này cũng chỉ tương đương gửi tiết kiệm ngân hàng. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp cổ tức chỉ ở mức 15-20% nhưng giá CP đang được giao dịch khá cao. Những CP này luôn có sự biến động giá khá mạnh khi thị trường tăng hay giảm nên mức rủi ro cũng lớn. Do vậy NĐT cần xem xét và chọn lọc dựa qua Nghị quyết của Đại hội cổ đông đầu năm 2009 về mức cổ tức sẽ chia là bao nhiêu. Công ty này đã tạm ứng cổ tức năm 2009 hay chưa và nếu có thì ở mức bao nhiêu? Mức cổ tức còn lại phải chia là bao nhiêu? Đặc biệt kết quả hoạt động kinh doanh cả năm của doanh nghiệp có đủ để đảm bảo lợi nhuận đạt được nhằm chia cổ tức như kế hoạch hay không?...
Giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM nhận xét, chỉ có những NĐT theo trường phái đầu tư cơ bản mới chọn mua CP để tính lời trên cổ tức được chia. Thông thường đó cũng là những NĐT theo hướng nắm giữ CP trung và dài hạn cũng như sức chịu đựng rủi ro thấp nhất. Riêng những NĐT theo trường phái đầu tư ngắn hạn hay “lướt sóng” thì sẽ có những tiêu chí lựa chọn riêng như thanh khoản cao, có thông tin tốt hỗ trợ, P/E kỳ vọng thấp...
Theo nhận định của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), chính sách cổ tức cao bằng tiền mặt luôn được NĐT đánh giá cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách trả cổ tức tương ứng với tình hình tài chính doanh nghiệp và không nên duy trì việc trả cổ tức cao khi không đủ nguồn lợi nhuận để chi trả. Đó là hình thức ăn dần vào vốn của chính cổ đông. Đây cũng là một trong những động lực để ban điều hành tự nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, kiểm soát chi phí trong hoạt động hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và vốn tự có.

Thủy Lưu


=> ALT hơn hẳn những cp trên về mặt GTSS + tài sản chưa phản ánh vào GTSS ... thế mà lại không được nhắc đến :nerves::beee: :bad:

:hehe:

TTTT1
11-01-2010, 07:57 AM
Thứ 7, 09/01/2010, 12:49
Nhận diện cơ hội tháng 1
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/09/thitruongvn1311a.jpg

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc khối Phân tích Đầu tư, CTCP Chứng khoán APEC cho rằng, trong tháng 1, TTCK vẫn có những cơ hội tốt cho NĐT.



Với nhiều yếu tố hỗ trợ: tín dụng bắt đầu được khơi thông, kết quả kinh doanh năm 2009 của các DN niêm yết sắp được công bố, triển vọng được bán chứng khoán T+2 trong thưòi gian tới…, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc khối Phân tích Đầu tư, CTCP Chứng khoán APEC cho rằng, trong tháng 1, TTCK vẫn có những cơ hội tốt cho NĐT. Tuy nhiên, cơ hội lên điểm không chia đều cho tất cả các cổ phiếu,
Một yếu tốđang nâng đỡ thị trường như nhận định của ông là tín dụng bắt đầu được khơi thông. Liệu yếu tố này có bền vững khi mà các ngân hàng đang đối mặt với sự mất cân đối giữa huy động và cho vay, ít nhất là từ nay đến Tết âm lịch, thưa ông?
Chuyện các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản vào dịp cận Tết âm lịch đã trở thành quy luật. Những tuần cuối năm 2009, các CTCK rất khó vay vốn từ ngân hàng, nhưng sau khi kết thúc năm 2009, các ngân hàng đã tiếp tục cung cấp tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán.
Dấu hiệu cải thiện tín dụng đối với chứng khoán thể hiện khá rõ nét khi khối lượng giao dịch gia tăng. Sau khi thị trường giảm sâu từ ngày 23/10, mức giảm của thị trường một phần do quá trình giải chấp khi chỉ số chứng khoán suy giảm mạnh, tuy nhiên đến nay các NĐT có tỷ lệ nợ vay lớn là không nhiều, dòng tiền trên thị trường đang ở trạng thái cân bằng.
Trong đó, phần nhiều NĐT đang sử dụng tiền "túi" để giao dịch đã giúp thị trường ổn định và vững vàng hơn, do vậy, các phiên điều chỉnh trong giai đoạn này rất ngắn và lực đỡ khá mạnh.
Mặt khác, tín dụng "bơm" vào TTCK không đơn thuần từ các tổ chức tín dụng, bởi khi thị trường có triển vọng tích cực, tự thân nó tạo ra lực hút đối với các dòng tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế và điều này dường như đang diễn ra.
Với những lực đỡ khá vững chắc như vậy, theo ông con "sóng" lần này sẽđi được bao xa?
Căn cứ vào diễn biến kinh tế vĩ mô, cũng như các yếu tố hỗ trợ thị trường cả trong và ngoài nước, khi VN-Index vào vùng 520 - 530 điểm đã đạt trạng thái khá cân bằng về cung cầu.
Có thể VN-Index sẽ gặp trở ngại khi tiếp cận ngưỡng 540 điểm. Tại khu vực này, sẽ xuất hiện những phiên điều chỉnh, nhưng theo tôi NĐT có thể "chờ đợi" những phiên suy giảm để mua cổ phiếu giá tốt. Việc thị trường có điều chỉnh kỹ thuật để NĐT ngắn hạn chốt lời sau giai đoạn tăng kéo dài là tất yếu, tuy nhiên, với sức nâng tốt và những thông tin hỗ trợ, VN-Index sẽ có thể chinh phục ngưỡng cao hơn từ 550 - 570 điểm.
Hiện nay, nhiều NĐT có nhận định khá lạc quan cho rằng, VN-Index sẽ sớm lên ngưỡng trên 600 điểm, thậm chí 650 điểm, nhưng tôi cho rằng, trong tháng 1, VN-Index sẽ chưa thể vượt qua khu vực 590 điểm. Tuy nhiên, với đà hồi phục của nền kinh tế, việc VN-Index vượt đỉnh cũ 633 (xác lập trong phiên ngày 23/10/2009) trong năm nay là hoàn toàn khả thi.
Trong bối cảnh thị trường như vậy, NĐT đang có những cơ hội nào, thưa ông?
TTCK lên điểm, nhưng cơ hội không chia đều cho các nhóm cổ phiếu, mà ngược lại yếu tố phân hoá đang tiếp tục diễn ra mạnh. So với đáy 434,87 điểm xác lập ngày 17/12, nhiều cổ phiếu trên sàn HNX đã tăng tới 60 - 80%.
Nếu trong danh mục của NĐT còn những cổ phiếu này, thì nên chốt lời sớm và cơ cấu sang nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thanh khoản cao, giá chưa tăng mạnh (khoảng 20 - 25%). NĐT nên nghiên cứu lịch sử giá, kết hợp với phân tích cơ bản để xây dựng danh mục mới.
Chốt lời nhóm cổ phiếu tăng mạnh và cơ cấu sang những cổ phiếu có giá hợp lý, thanh khoản cao nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ lợi nhuận. Việc bảo vệ lợi nhuận rất quan trọng, không có "kỹ năng" bảo toàn lợi nhuận, NĐT không thể theo đuổi chứng khoán lâu dài.

Theo Đầu tư chứng khoán





Thứ 7, 09/01/2010, 08:00
Nhà đầu tư Thái Lan tìm kiếm cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/09/CungdienThaiLan.jpg

Các nhà đầu tư Thái ấn tượng về tốc độ tăng GDP và khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2009.



Ông Somchai Kanjanapetcharat, Chief Retail Sales Officer của KT-ZMICO, 1 trong 5 CTCK đã niêm yết lớn nhất của Thái Lan cùng các nhà đầu tư Thái Lan sang thăm Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam vào ngày 08/01/2010.

Theo Ông Somchai Kanjanapetcharat khó khăn của các nhà đầu tư Thái Lan là chưa hiểu rõ về hệ thống hoạt động, các quy định về đầu tư gián tiếp đối với người nước ngoài, các chính sách…. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ và các quy định chưa thoáng như: nhà đầu tư chưa được mua/bán chứng khoán trong ngày…

Các nhà đầu tư Thái Lan ấn tượng về tốc độ tăng trưởng GDP cũng như khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2009. Ông Somchai Kanjanapetcharat tin tưởng Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn Thái Lan trong những năm tới cũng trong tương lai gần sẽ có nhiều nhà đầu tư Thái Lan cũng như nước ngoài tham gia vào TTCKVN.

Theo Ông Nguyễn Thế Nhiên – Phó Giám đốc điều hành TCSC, năm 2010 kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ sau những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thêm nữa, sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cùng những hỗ trợ của chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam là môi trường tốt mà các nhà đầu tư nước ngoài nên quan tâm.



Q. Nguyễn
Theo TCSC, KT-ZMICO



.......................................http://i7.glitter-graphics.org/pub/2141/2141717i3jfcdld8e.gifhttp://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

TTTT1
11-01-2010, 11:29 PM
09/01/2010, 10:24
Thị trường Việt Nam sẽ đón thêm dòng vốn ngoại


http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/09/TUI-TIEN.jpg

Năm 2010, TTCK Việt Nam được đánh giá sôi động và phát triển ổn định hơn so với năm 2009 cùng với chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô.


Sau giai đoạn khó khăn, các quỹ đầu tư đang đẩy nhanh việc huy động vốn và tiếp thị mạnh mẽ hơn với nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Vốn ngoại vào ròng, diễn biến đó có cơ sở để tin tưởng với thị trường Việt Nam.

Ông Phạm Thanh Sang, Giám dốc đầu tư Aureos Capital:

Aureos là một tổ chức lớn trong giới đầu tư quốc tế với 16 quỹ vùng khác nhau hoạt động trên toàn thế giới. Trước đây khi thành lập quỹ đầu tiên với quy mô 100 triệu USD hướng đến việc đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam, các NĐT của chúng tôi không đặt mục tiêu cụ thể cho Việt Nam. Nay, sau khi quỹ thứ nhất hoạt động tốt, chúng tôi đang tiến hành huy động quỹ mới với quy mô 250 triệu USD và trong mục tiêu đặt ra quỹ được sử dụng chỉ để đầu tư vào Việt Nam. Điều này cho thấy NĐT đã quan tâm hơn nhiều tới Việt Nam.

Với mục tiêu đầu tư trung và dài hạn vào các công ty, việc lựa chọn đầu tư của Atưeos được tiến hành rất kỹ càng và thận trọng căn cứ nhiều yếu tố như tiềm năng ngành, lợi thế cạnh tranh, thị trường, vị thế của công ty... và không thể bỏ qua vấn đề kinh nghiệm và tầm nhìn của ban lãnh đạo. Các ngành chúng tôi quan tâm liên quan tới lĩnh vực sức khỏe và bán lẻ. Với việc phân tích định lượng như vậy, các khoản đầu tư của chúng tôi đạt hiệu quả cao, vì thế các tổ chức, định chế góp vốn vào quỹ thứ nhất bày tỏ họ sẵn sàng đầu tư vào quỹ thứ hai.

Nếu hỏi rằng NĐT nước ngoài của chúng tôi quan tâm tới điều gì ở Việt Nam nhất trong năm 2010 thì câu trả lời là yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định còn những thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của quỹ nước ngoài tại Việt Nam thì được đánh giá khá thuận tiện. Một điều nữa là sau giai đoạn khủng hoảng, khó khăn về kinh tế, các NĐT tổ chức nước ngoài vốn đã thận trọng giờ lại càng thận trọng hơn bao giờ hết với đồng vốn của mình.


Ông Phạm Khánh Lynh, Phó tổng giám đốc VFM:

Trong kế hoạch huy động vốn của quỹ dầu tư năng động VFA, chúng tôi cũng nhấn đến các NĐT nước ngoài, nhưng với quy mô nhỏ như vậy (khoảng 300 tỷ đồng) chúng tôi chú trọng đến việc NĐT tham gia sau khi chứng chỉ quỹ được niêm yết nhiều hơn tham gia ngay giai đoạn huy động vốn.


Qua các cuộc tiếp xúc gần đây với giới đầu tư nước ngoài, chúng tôi nhận thấy mối quan tâm của các NĐT đối với TTCK Việt Nam đã tăng đáng kể so với trước, trong đó có nhiều NĐT khu vực châu Á. Mức độ sinh lời cũng như chỉ số P/E hiện tại có thể không hấp dẫn như giai đoạn trước, trong khi đó, tại một số TTCK khu vực giá cả cổ phiếu đã rẻ đi do khó khăn về kinh tế nhưng đổi lại, TTCK Việt Nam có những yếu tố hấp dẫn khác như chính trị ổn định, các giải pháp điều hành kinh tế khá linh hoạt, kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt.


Bên cạnh đó , yếu tố được đánh giá cao là thị trường năm 2010 có thể diễn biến theo hướng rất sôi động, đây là yếu tố quan trọng không kém với các NĐT khi đổ vốn vào Việt Nam. Ngày 9/1/2010, chúng tôi có buổi gặp gỡ với 200 NĐT Đài Loan và tới đây là các NĐT Singapore để giới thiệu cơ hội dầu tư vào Việt Nam.

Có một vấn đề mong muốn của những người làm đầu tư là cơ quan quản lý nên xem xét để ủng hộ việc thị trường có thêm nhiều sản phẩm mới, thuận tiện hơn cho NĐT bỏ vốn. Năm 2010, chúng tôi cũng hướng đến việc thành lập quỹ mở, bên cạnh chỉ có hình thức quỹ đóng như hiện nay.


Ông Nguyễn Thế Lữ, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ SAM:


Tôi nghĩ NĐT nước ngoài rất quan tâm đến TTCK Việt Nam và họ nhận thấy cơ hội rõ ràng, song dòng vốn nước ngoài có chảy vào thị trường hay không tùy thuộc vào giá chứng khoán thấp hay cao. Khó có thể nói chung chung về mặt bằng giá chứng khoán mà phải quan tâm cụ thể từng cổ phiếu vì hiện nay, NĐT nước ngoài không ngồi ở bên ngoài mà mua đại cổ phiếu blue-chip như trước kia nữa mà họ cần hỗ trợ của các nhà tư vấn trong nước về từng cổ phiếu cụ thể.


Họ có thể tham gia đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu ở thị trường Hà Nội hay trên UPCoM để kỳ vọng lợi nhuận cao do rủi ro hơn. Thay vì lựa chọn những cổ phiếu ổn, NĐT nước ngoài sẽ tìm kiếm các cổ phiếu nhỏ và vừa của doanh nghiệp bắt đầu vào thời kỳ tăng trưởng. Tất nhiên, đi kèm với chiến lược này là sự cẩn thận tỉ mỉ trong tìm hiểu thông tin phân tích doanh nghiệp.

Năm 2008, một vài quỹ đầu tư không có kết quả tốt nhưng năm vừa qua, với phương thức đầu tư mới, tôi biết một số quỹ có kết quả rất tốt.

Cá nhân tôi cho rằng, TTCK Việt Nam đã chững chạc hơn trước nên cách thức tham gia vào thị trường của NĐT nước ngoài cũng sẽ khác. Sau Tết chúng tôi mới tập trung huy động vốn cho quỹ mới. Đối tượng NĐT mà chúng tôi tập trung huy động vốn là các công ty có chiến lược đầu tư phát triển tại thị trường Việt Nam chứ không chỉ là các NĐT cá nhân thông thường.

Theo ĐTCK



09/01/2010, 16:38
Nhiều dòng tiền đổ vào chứng khoán

Thanh khoản tăng cao trong những ngày cuối tuần được giới chuyên gia nhận định có sự góp mặt của đòn bẩy tài chính, cho vay cầm cố, từ sàn vàng và một phần tiền nhàn rỗi.

Giao dịch chứng khoán tuần đầu tiên của năm mới có xu hướng tăng lên qua mỗi phiên giao dịch và ngày cuối tuần ghi nhận mức cao nhất 2 tháng qua.
Tín hiệu khả quan về thanh khoản, theo ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Tân Việt: "Ngoài một chút đòn bẩy tài chính, một số ngân hàng cũng đã bắt đầu giải ngân cho nhà đầu tư vay cầm cố, thì một phần tiền từ sàn vàng cũng tìm đến kênh chứng khoán trong tuần qua".
Cộng hưởng các yếu tố cùng với tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư khi thị trường tỏ dấu hiệu khởi sắc ở những phiên cuối năm ngoái, đầu năm nay, theo ông Quyến: "không ít người đã dốc hầu bao vào chứng khoán, tạo những phiên giao dịch 4.000-5.000 tỷ đồng".
Dự đoán dòng tiền mới sẽ tiếp tục "nạp" thêm vào thị trường, trước sự ra đời của nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như một năm kinh doanh khá tốt của các quỹ hiện hành, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Quốc Tế Việt Nam Phạm Linh lạc quan với thanh khoản chứng khoán từ nay cho đến giữa năm. Hơn nữa, nguồn tiền nhàn rỗi trước đó chưa tìm được nơi dừng chân, cũng đã nhanh chóng bỏ vào chứng khoán, góp phần tạo nên những phiên giao dịch đầy sôi động.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Mở TP HCM cũng cho rằng: nguồn tiền nhàn rỗi vốn nghe ngóng diễn biến của lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tình hình thu thuế chuyển nhượng chứng khoán ở những ngày đầu năm, hiện đã bung ra. Việc Ngân hàng Nhà nước giữ lãi suất cơ bản ổn định đến hết tháng 1, chấm dứt dư luận trước đó nghi ngại lãi suất cơ bản sẽ tăng để giải quyết khó khăn trong huy động vốn ở các nhà băng, đã có tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Những bỡ ngỡ về khấu trừ thuế thu nhập chứng khoán cũng nhanh chóng qua đi, khi nhà đầu tư nhận thấy cơ hội sinh lời vẫn ở mức hấp dẫn, chấp nhận được.
Điểm quan tâm của nhà đầu tư hiện nay là tiền từ sàn vàng sẽ chuyển sang chứng khoán với tỷ lệ bao nhiêu, khi sàn chính thức đóng cửa vào cuối tháng 3. Giới chuyên gia ước đoán lượng tiền dịch chuyển sang chứng khoán sẽ không nhiều, bởi tiền từ đầu tư trên sàn vàng thực chất là tiền ảo. Các sàn vàng hầu như chỉ yêu cầu khách hàng ký quỹ khoảng 7%, còn phần lớn số tiền giao dịch được cung ứng bằng cách cho vay.
Với 3 đối tượng tham gia giao dịch vàng hiện nay, ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) nhận xét: "Những nhà đầu tư chứng khoán chuyển sang vàng năm ngoái có khả năng quay lại chứng khoán với xác suất cao". Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn đang "chơi" quen vàng vật chất, vàng tài khoản có mức sinh lợi cao nên khó chuyển sang chứng khoán. Riêng những nhà đầu tư không chuyên nghiệp với số vốn nhỏ có thể sẽ tìm đến kênh khác, bởi chưa quen với hình thức đầu tư cổ phiếu.
Các chuyên gia cũng dự báo tín hiệu lạc quan của kênh chứng khoán sẽ còn kéo dài, ít nhất là đến Tết Nguyên đán. Tiền sẽ không ra khỏi thị trường, mà có thể phân hóa dịch chuyển từ ngành nọ sang ngành kia, nhất là khi những thông tin về kết quả kinh doanh quý IV hé lộ những dấu hiệu tích cực. Một số nhà đầu tư có thể dựa vào thông tin này mua vào, đón cơ hội giá cổ phiếu sẽ bật mạnh trong thời gian tới.

Theo Bạch Hường -VnExpress

.................................................. ..http://i10.glitter-graphics.org/pub/1639/1639670h8l24grv98.gif

hoangthanh_1
15-01-2010, 07:32 AM
Bác 4T vẫn trung thàng với em ALT à?

TTTT1
15-01-2010, 08:38 AM
Bác 4T vẫn trung thàng với em ALT à?
Không vào thêm , mà rải ra nhiều cp để khi cần thì cơ cấu lại , mua tiếp ALT .
ALT thuộc hàng rẻ nhất TTCK VN khi so sánh nội lực .v.v.
Vậy cớ gì phải nhảy vào các cp khác để bị các đại gia phía sau cắt tiết .
Chỉ có ALT là không thể bị cắt tiết thôi dù tăng có yếu .v.v. Nhưng thông qua đó sẽ phản ánh các cp khác còn nguy hiểm hơn & ALT trở nên an toàn nhất . Hehehe.

Bỏ tiền vào ngân hàng 1 tỷ thì chỉ sở hữu 1 tỷ & cổ tức hàng năm. Bỏ tiền vào ALT thì sở hữu ~ 1,8 tỷ & cổ tức ~ 30% năm .v.v.

Một công ty nào đó năm nay EPS ~ 10,000 chẳng hạn , rốt cuộc công vào GTSS của năm sau cũng chỉ ~ GTSS hiện tại + ~ 9,000 . Vậy với những cp có GTSS thấp thì dù EPS cộng dồn 3 năm chưa tính có thể EPS các năm sau sụt giảm vì khó duy trì được EPS cao kéo dài ... thì GTSS cũng chỉ ~ 40,000 - 50,000 , tức vẫn thua kém ALT về sự hấp dẫn vì giá thị trường rẻ , chỉ ~ 25,000 trong khi các cp kia đã ~ 80,000 trở lên .
Khi nào ALT tăng mạnh thì các cp kia không bị xem nguy hiểm khi đối chiếu mối tương quan, còn không thì trước mắt cần xem đó là nguy hiểm .v.v.

TTTT1
16-01-2010, 09:52 PM
Phương pháp đầu tư của Warren Buffett
http://www.vinaotc.com/images/research/47.jpg (http://www.vinaotc.com/images/research/47.jpg)
Nhà đầu tư chúng tôi muốn giới thiệu kỳ này là Warren Buffett - người được xem là nhà đầu tư tài chính thành công nhất thế giới cho đến hiện tại. Ông đã từng là người giàu nhất thế giới, và hiện tại là người giàu thứ ba thế giới.


Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/original/images789570_Warren-Buffett.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/original/images789570_Warren-Buffett.jpg)
Warren Buffett quan niệm rằng cổ phiếu chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty đó. Ông không đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty. Nói một cách khác, ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổ phiếu trong thời gian ngắn. Thay vào đó, ông áp dụng chiến lược “buy and hold” - mua và giữ - nghĩa là ông sẽ giữ cổ phiếu trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xác định là chiến lược của mình.

Đầu tư theo giá trị thực :

Warren Buffett chịu ảnh hưởng sâu sắc của Benjamin Graham - người tiên phong về đầu tư theo giá trị. Ông cho rằng về lâu dài giá thị trường của cổ phiếu sẽ phản ảnh giá trị nội tại của nó. Do đó những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp (underpriced) hơn giá trị nội tại của nó. Theo ông, khoảng cách giữa giá thị trường và giá trị nội tại này càng lớn thì biên độ an toàn, cũng như lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được từ cổ phiếu sẽ càng cao. Để có lợi nhuận, phải tính được giá trị thật hay giá trị nội tại của cổ phiếu hay công ty đó. Các nhà đầu tư nổi tiếng khác như Benjamin Graham, đôi khi đưa ra những công thức xác định giá trị thực theo kiểu của mình, dĩ nhiên dựa vào những công thức cơ bản. Riêng Warren Buffett thì không đưa ra một công thức cụ thể nào của riêng ông. Do đó, theo một số tác giả, công thức tính giá trị thực của ông là một bí ẩn. Tuy vậy theo phần lớn các tác giả và nhà nghiên cứu khác, Buffett sử dụng nguyên tắc xác định giá trị thật cơ bản như những nhà đầu tư, phân tích tài chính khác

Cái khác duy nhất làm cho ông thành công là ông nghiên cứu rất kỹ và rất sâu từng công ty ông sắp đầu tư. Ông đã từng nói : “Để là nhà đầu tư thành công, chúng tôi đọc hàng trăm, hàng trăm báo cáo thường niên của các công ty”. Ngoài những chỉ số tài chính, ông còn quan tâm hết sức đặc biệt đến vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty và năng lực của ban lãnh đạo.

Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn công ty/cổ phiếu để đầu tư:

- Công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không ? Warren Buffett chỉ muốn mua cổ phiếu của công ty có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc là công ty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó; hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không muốn đầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá bán. Ông còn xét xem công ty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị công ty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh hay không. Ông là người sáng chế ra từ “economic moat” ngụ ý công ty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra “hàng rào” ngăn cản sự cạnh tranh của các công ty khác

- Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Warren Buffett chỉ đầu tư vào các công ty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông biết rất rõ

- Lợi nhuận công ty tốt, tăng trưởng ổn định không?

- Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số lợi nhuận trên nợ có cao không? Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả được nhũng món nợ đến hạn không?

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không? Đây là một trong những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những công ty tạo ra mức lợi nhuận tốt.

- Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không?

- Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng?

- Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? Việc công ty chia cổ tức hay không chia cổ tức là một trong những điểm khác biệt giữa Benjamin Graham và Warren Buffett. Benjamin Graham cho rằng công ty nên chia cổ tức cho nhà đầu tư. Đối với ông, cổ tức được chia tốt hơn cổ tức được giữ lại trong công ty. Trong khi đó, Warren Buffett muốn công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Ông cho rằng, nếu như công ty đang làm ra lợi nhuận tốt - bằng hay cao hơn mức lãi suất mong muốn - thì công ty nên giữ lợi nhuận lại để tái đầu tư. Khi đó công ty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng tăng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép

- Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không? Buffett chỉ đầu tư vào những công ty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực.

Chọn thời điểm mua
Kế tiếp Buffet sẽ chọn thời điểm mua. Ông không bao giờ vội vã mua những cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng. Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được tổn thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, ví dụ như giai đoạn cổ phiếu các công ty Internet bùng nổ và sụp đổ. Tuy vậy, ông bị một số người phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn.

Không quan tâm
Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa.

Một điểm nữa khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều cổ phiếu của các công ty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những cổ phiếu khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm lợi nhuận cao tạo ra từ công ty/cổ phiếu chính yếu.

Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, nhà đầu tư càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội đầu tư ở công ty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng công ty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì lợi nhuận sinh ra càng cao bấy nhiêu.

Những câu nói hay
“Luật số 1: Đừng bao giờ thua lỗ. Luật số 2: Không được bao giờ quên luật số 1”. Nguyên tắc này khác hẳn với nguyên tắc cơ bản của các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công: phải biết chấp nhận thắng và thua.

“Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được”.

“Nếu là nhà đầu tư bạn hãy tập trung vào việc công ty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá thị trường của nó, và đó không phải là cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi”.

“Nguyên tắc để làm giàu: Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi”

TTTT1
16-01-2010, 09:53 PM
(Theo ông khi số đông “tham lam” sẽ đẩy giá cổ phiếu lên quá cao, vượt qua giá trị thật. Còn khi số đông sợ hãi sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống tạo ra những cổ phiếu có biên độ an toàn, và lợi nhuận trong tương lai cao).


Thời gian là kẻ thù của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và là bạn của doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 20-25%, thời gian là bạn của bạn. Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn mức bạn mong muốn thì thời gian là kẻ thù của bạn .


------------------------------------------
Tài liệu tham khảo: “How to pick stocks like Warren Buffett - Làm sao để chọn cổ phiếu giống như Warren Buffett” tác giả Timothy Vick; “What I learned before I sold to Warren Buffett - Những điều tôi học được trước khi tôi bán doanh nghiệp của mình cho Warren Buffett” tác giả Barnett C. Helzberg Jr.; “The Warren Buffett way - Phương pháp Warren Buffett” tác giả Robert G. Hagstrom; “The real Warren Buffett: Managing capital leading people - Warren Buffett trong việc quản lý tài chính và lãnh đạo con người” tác giả James OLoughlin và một số tài liệu khác

(Theo TBKTSG)

http://dl10.glitter-graphics.net/pub/2615/2615680p8dvvkdxix.gif (http://www.glitter-graphics.com/)http://dl10.glitter-graphics.net/pub/2615/2615680p8dvvkdxix.gif (http://www.glitter-graphics.com/)http://dl10.glitter-graphics.net/pub/2615/2615680p8dvvkdxix.gif (http://www.glitter-graphics.com/)http://dl10.glitter-graphics.net/pub/2615/2615680p8dvvkdxix.gif (http://www.glitter-graphics.com/)

http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=16867&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=18671&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1)
: Báo cáo tài chính 9 tháng [ GTSS ~ 40,000 + Nợ ít + .v.v. ]


(http://www..com/forum/showthread.php?p=86068)

TTTT1
26-01-2010, 01:01 PM
Chiến lược kinh doanh


- Chiến lược phân phối: Mở rộng hệ thống phân phối tại khu vực phía Nam đến 2010. Từ 2010 - 2015, mở rộng phân phối ra thị trường miền Trung - miền Bắc.

- Chiến lược giá: Tập trung cạnh tranh về đẳng cấp sản phẩm, không hạ thấp giá bán.

- Chiến lược thị trường: Nâng cao năng lực sản xuất với các sản phẩm hiện tại, củng cố khách hàng truyền thống và phát triển đối tượng khách hàng mới.

- Chiến lược nguồn nhân lực: Cải tiến cơ cấu tổ chức, chế độ lương, thưởng; tạo điều kiện cho lao động trong công ty có cơ hội sở hữu cổ phần.

........................http://dl6.glitter-graphics.net/pub/2674/2674346f1vw3kxcrx.gif

chungkhoan157
27-01-2010, 10:53 PM
Trời! Em bái phục bác 4T. 4R gì mà có mỗi mình bác. CĐ của ALT đâu hết rồi, không ai vào đây trò chuyện với bác.
Em không biết con ALT này trị giá thế nào, lời lỗ ra sao. Nhưng nếu chơi chứng 1 mình như bác thì buồn quá. CP gì mà không có fan nào ngoài bác cả.
Theo em thì bác tìm con khác đi. Chơi chứng cũng phải có người cùng cảnh ngộ để trao đổi.
Kiếm tiền là chín, vui là mười.

TTTT1
27-01-2010, 11:11 PM
Hahaha . Nhiều người lướt sóng quá lại rút ruột hết còn gì .
Mà ALT có 1 người nào đó lướt sóng mỗi ngày nhưng lại không viết bài, còn tôi thì viết bài lại không lướt sóng .

CĐ ALT có ai lướt sóng nhiều đâu vì lướt càng nhiều thì cả bên bán & mua , cả người lời & lỗ đều bị rút ruột mất 1 mớ tiền & phí cho Cty CK rồi .
Không khuyến khích .

Thà buồn còn hơn vào mấy sòng bạc khác, có mà bị cắt tiết còn thảm hơn . Nắm chắc phần lỗ ~ 90% , còn ALT thì nắm phần lời ~ 90% rồi , lại không sợ bị sả hàng khối lượng lớn do giá thị trường thấp hơn " GTSS + EPS 3 năm " + chưa vượt đỉnh tháng 6/2009 + tài sản lớn chưa đưa vào sổ sách + .v.v.
.................................................. ............http://i2.glitter-graphics.org/pub/2676/2676362bqlyzwehua.gifhttp://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

TTTT1
28-01-2010, 11:49 PM
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm



▪ DUY CƯỜNG (http://forum.vietstock.vn/home/tim-kiem.htm?key=Duy%20C%C6%B0%E1%BB%9Dng&bl=1&PageType=5)
28/01/2010 15:51 (GMT+7)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/28/N.jpg Chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm mạnh, nhờ thông tin loan báo về khả năng lợi nhuận của Honda và Sony sẽ khả quan - Ảnh: AP.

Ngày 28/1, chứng khoán châu Á đã tăng điểm trở lại sau chuỗi 8 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó
Ngày 28/1, chứng khoán châu Á đã tăng điểm trở lại sau chuỗi 8 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó, nhờ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết nền kinh tế Mỹ đang trong đà hồi phục.

Đây là một tín hiệu vui đối với giới đầu tư của thị trường chứng khoán khu vực, sau khi chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương mất tới 6,9% giá trị trong những phiên giảm điểm vừa qua. Các chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt ở Trung Quốc và việc Tổng thống Mỹ Obama đưa ra kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng chính là nguyên nhân đẩy thị trường chứng khoán khu vực nói riêng và chứng khoán thế giới nói chung giảm điểm.

Thực tế, biên độ tăng điểm ở nhiều thị trường phiên này vẫn ở mức khiêm tốn so với giá trị giảm những phiên trước đó, thậm chí chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc vẫn chưa vượt qua ngưỡng 3.000 điểm, nhưng một phiên tăng điểm như thế này cũng góp phần tạo nên tâm lý hứng khởi đối với thị trường.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,6% lên 118,83 điểm. Cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn tăng điểm là nguyên nhân giúp thị trường có được phiên khởi sắc.

Tại châu Âu, lúc 15h30, chứng khoán Anh, Đức, Pháp đang tăng 1%. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang tăng 0,4%.

Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm mạnh, nhờ thông tin loan báo về khả năng lợi nhuận của Honda và Sony sẽ khả quan. Nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu đã bật tăng và kéo thị trường đi lên. Cổ phiếu của Sony tăng 4,9%, cổ phiếu Honda lên 3,3%, cổ phiếu Canon tiến thêm 1,8%.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 162,21 điểm, tương đương 1,58%, chốt ở mức 10.414,29. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.

Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,78%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,88%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 0,96%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 1,04%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,61%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,59%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,41% .

...................http://i8.glitter-graphics.org/pub/2057/2057398jhl6f0a9fa.gifhttp://i8.glitter-graphics.org/pub/2057/2057398jhl6f0a9fa.gif

TTTT1
01-02-2010, 11:42 PM
Kinh tế Mỹ quý 4/2009 tăng trưởng mạnh nhất trong 6 năm


Thứ bảy, 30 Tháng 1 2010 07:56





Báo cáo hôm nay còn cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1/2010 cải thiện đến tháng thứ 2 liên tiếp. Các nhà máy đẩy mạnh mở rộng các dây chuyền sản xuất, công ty tăng cường đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị và phần mềm.

http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/30/TUI-TIEN.jpgBộ Thương mại Mỹ công bố kinh tế Mỹ quý 4/2009 tăng trưởng 5,7%. Như vậy kinh tế Mỹ có quý tăng trưởng tốt nhất từ quý 3/2003.

Việc các nhà máy củng cố lại hàng tồn kho đóng góp tới 3,4% GDP Mỹ, mức cao nhất trong 2 thập kỷ.

Báo cáo hôm nay còn cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1/2010 cải thiện đến tháng thứ 2 liên tiếp. Các công ty trong tháng 1/2010 mở rộng sản xuất với tốc độ nhanh nhất trong hơn 4 năm. Số lượng đơn đặt hàng và việc làm tăng lên.

Các chuyên gia đã kỳ vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,7%. Dự báo của chuyên gia dao động từ mức 3% đến 7,5%.

Tính cả năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 2,4%, năm tăng trưởng kém nhất từ năm 1946.

Tiêu dùng người dân, hiện đóng góp khoảng 70% vào tăng trưởng kinh tế Mỹ, tăng trưởng 2% trong quý 4/2009, cao hơn mức tăng trưởng 2,8% của quý trước đó.

Các chuyên gia đã cho rằng mức tăng trưởng này chỉ đạt 1,8%.

Tiêu dùng các hộ gia đình giảm 0,6% trong năm 2009, mức giảm sâu nhất từ năm 1974.

Sản xuất quý 4/2009 đã ngăn bớt đà đi xuống của trữ lượng hàng tồn kho.

Báo cáo mới nhất từ Bộ Thương mại cho thấy lượng mua hàng hóa thiết bị và phần mềm tăng 13% trong quý 4/2009, mức cao nhất từ năm 2006.

Xây dựng nhà ở tăng trưởng 5,7% trong quý 4/2009 sau khi tăng trưởng 1,9% trong quý 3/2009.
Theo Dân Trí/Bloomberg


Kinh tế tháng 1/2010:
Lạc quan từ những con số
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/02/01/vietnam30067.jpg

Nếu so với tháng 12/2009 thì giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 1/2010 chỉ bằng 95,4% nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng tới 28,4%.



Tháng đầu tiên của năm 2010, những tín hiệu tích cực của nền kinh tế đã khiến nhiều người lạc quan về một năm phục hồi của Việt Nam khi phần lớn các chỉ tiêu cơ bản đã vượt cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái và tháng trước đó.
Đà tăng trưởng đang trở lại
Nếu so với tháng 12/2009 thì giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 1/2010 chỉ bằng 95,4% nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng tới 28,4% và ước đạt 62.800 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự phục hồi đáng kể của nền kinh tế khi tháng đầu năm 2010 gần với dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cũng một phần do hoạt động sản xuất ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Tính trong tháng 1/2010, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc khu vực này đạt 2,35 tỷ USD, tăng 87,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số sản phẩm công nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng cao so với mức tăng chung của toàn ngành như điều hòa nhiệt độ tăng tới 283%, xi măng tăng tới 91,5%, kính thủy tinh tăng 72,8%, ô tô tăng 53,8%, lốp ô tô máy kéo tăng 149%, gạch lát tăng 103,4%...
Hoạt động xuất khẩu trong tháng 1/2010 cũng có nhiều khởi sắc khi những ngành sản xuất chủ chốt vẫn giữ được đà tăng trưởng từ cuối năm 2009 và ngày càng có nhiều đơn hàng cho năm 2010. Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước ta đạt 336 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm 2009.
Một số mặt hàng xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng đáng kể, kéo theo kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2010 ước đạt 4,9 tỷ USD, một con số khá cao so với tình hình kinh tế hiện nay.
Trong đó, sắn tăng tới 142% về kim ngạch và tăng 200% về giá, than đá tăng 32% về kim ngạch và 23,8% về lượng; tiếp theo, lần lượt tính theo lượng và giá trị thì chè tăng 69% và 27%, hạt tiêu tăng 27% và 44%, gạo tăng 22,7% và 50%, hạt điều tăng 9% và 29%...
Kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng tỉ lệ nhập siêu của tháng 1/2010 cũng khá cao do nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu một số lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đang trên đà tăng trưởng.
Trong tháng 1, tổng kim ngạch nhập khẩu là 6,2 tỷ USD, tăng 86,6%, đưa đến con số nhập siêu tháng 1/2010 ước lên tới 1,3 tỷ USD và bằng 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện 80-85% nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước đang phải nhập khẩu. Bên cạnh đó giá hàng hóa trên thế giới tăng với biên độ lớn so với cùng kỳ năm 2009 đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Đơn cử như giá xăng dầu đã tăng tới 47%, khí đốt tăng 45,6%, chất dẻo nguyên liệu tăng 41%, sợi các loại tăng tới 40%...Chỉ tính riêng phần giá hàng nhập khẩu tăng thêm đã khiến kim ngạch nhập khẩu trội lên 350 triệu USD.
Để thị trường tết không biến động
Một con số đang được các chuyên gia kinh tế và người tiêu dùng quan tâm là chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước trong tháng 1 tăng 1,36% so với tháng 12/2009 và tăng 7,62% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ tăng mạnh nhất, tới 2,11% so với tháng 12/2009, lương thực tăng tới 4,11%; ba nhóm hàng tăng mạnh kế tiếp đều có liên quan đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Cụ thể, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 1,66%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,24%. Theo nhận định của Tổng cục Thống kê thì giá cả tháng 1 không có nhiều biến động. Thị trường không có hiện tượng sốt giá. Hết tháng 1/2010, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 121.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so với tháng 12/2009.
Nhu cầu tiêu dùng cao và sự tăng giá nhẹ của một số mặt hàng vào dịp cuối năm âm lịch là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, thị trường không có những cơn sốt giá và công tác bình ổn thị trường đang được triển khai quyết liệt ở các bộ, ngành có liên quan.
Bộ Công Thương đã có chỉ thị và văn bản triển khai đến các Sở Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lo đủ nguồn hàng cung ứng cho dịp Tết, Cục quản lý thị trường và Ban chỉ đạo Chống buôn lậu và gian lận 127 cũng đã triển khai kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn hàng giả hàng nhái cũng như ngăn chặn các hiện tượng găm giữ đầu cơ hàng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Hải quan các cấp phối hợp với quản lý thị trường trong chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu; hai Bộ Tài chính và Công Thương cũng đang cùng nhau thực hiện quản lý giá trong dịp Tết, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu, không để tình trạng nâng giá tùy tiện. Công tác bình ổn giá thị trường trong dịp Tết Nguyên đán còn được các địa phương thực hiện khá quyết liệt. Hiện đã có 25 tỉnh, thành phố thực hiện tạm ứng tài chính bằng nguồn ngân sách tại chỗ cho doanh nghiệp dự trữ các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết với tổng số tiền tạm ứng khoảng 949 tỷ đồng. Dự báo, số tiền này sẽ còn tiếp tục tăng theo tiến độ thực thi của các tỉnh, thành phố còn lại.

Theo Duy Minh
....................................http://dl6.glitter-graphics.net/pub/2683/2683186xjshzxs934.gif

TTTT1
02-02-2010, 09:34 AM
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/02/02/thitruong17122.jpg

Báo cáo về ngành sản xuất Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cho thấy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu đang tăng tốc.



Chỉ số S&P 500 tăng 1,4% lên mức 1089,18 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 118,20 điểm tương đương 1,17% lên mức 10.185,53 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 23,85 điểm tương đương 1,11% lên mức 2.171,20 điểm.
Viện quản lý nguồn cung công bố lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 1/2010 tăng trưởng mạnh nhất từ tháng 8/2004, như vậy thêm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hồi phục nhanh hơn.
Tháng 1/2010, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất từ tháng 2/2009 do lo ngại về tính ổn định của việc kinh tế thế giới phục hồi, thị trường ngoài ra còn lo lắng khi Trung Quốc tiến hành hạn chế tín dụng, nỗi lo về khả năng Hy Lạp vỡ nợ tăng cao.

Thông tin sản xuất và thu nhập cá nhân tăng giúp thị trường chứng khoán Mỹ có một khởi đầu tháng tốt đẹp sau khoảng thời gian 3 tuần giảm điểm do những lo ngại về nền kinh tế.
Nhà đầu tư đã lạc quan từ thông tin công bố ngày thứ Sáu cho thấy kinh tế Mỹ quý 4/2009 tăng trưởng 5,7%, cao nhất từ năm quý 3/2003 và vượt kỳ vọng của giới chuyên gia.
Phiên đầu tuần, các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên, đà tăng điểm liên tục đươc củng cố trong suốt phiên giao dịch. Cổ phiếu nhóm công ty sản xuất cung cấp hàng hóa nguyên liệu tăng 3,84%. Cổ phiếu năng lượng tăng 2,68%. Cổ phiếu tài chính tăng 1,5%. Cổ phiếu công nghệ tăng 1,62%.

Ông Mike Shea, giám đốc điều hành tại Direct Access Partners LLC tại New York, nhận xét dường như tâm lý thị trường đã được giải tỏa sau suốt 3 tuần căng thẳng trước đó.
Viện quản lý nguồn cung công bố sản xuất Mỹ tháng 1/2010 tăng trưởng đến tháng thứ 6 liên tiếp và lên mức cao nhất từ tháng 8/2004. Viện quản lý nguồn cung thông báo sản xuất đang mở rộng khi các công ty khôi phục lại dự trữ hàng tồn kho.

http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/02/02/0202.jpghttp://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/02/02/0202.jpg

Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ phiên ngày 01/02(Nguồn: Google Finance)



Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 1/2010 tăng lên mức 58,4 từ mức 54,9 của tháng 12/2009, cao hơn dự báo 55,5 theo các chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
Báo cáo khác từ Trung Quốc và châu Âu cho thấy các nhà máy mở rộng mạnh sản xuất cả tại nội địa và ở nước ngoài trong tháng 1/2010, cổ phiếu các công ty công nghiệp vì thế tăng điểm.
Bộ Thương mại Mỹ công bố tiêu dùng cá nhân tháng 12/2009 tăng 0,2% và tăng đến tháng thứ 3 liên tiếp. Chính phủ cũng công bố thu nhập cá nhân tháng 12/2009 tăng trưởng mạnh hơn dự báo của giới chuyên gia.
Những thông tin trên mang tính hỗ trợ đối với thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sâu vào cuối tháng 1/2010, thị trường Mỹ tháng 1/2010 có tháng giảm điểm sâu nhất tính từ khi các chỉ số chính của thị trường rơi xuống mức thấp nhất trong 12 năm vào đầu năm ngoái.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones ngày 19/01 đã lên mức cao nhất trong 15 tháng là 10.725 điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones hiện đã giảm 5% tính từ mức đó. Chỉ số Dow Jones hạ 3,5% trong tháng 1/2010.
Giá trái phiếu giảm, lợi tức tăng cao hơn. Lợi tức trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng lên mức 3,66% từ mức 3,60% vào cuối ngày thứ Sáu.
Đồng USD hạ giá so với các loại tiền tệ lớn khác, giá vàng tăng.
Ông Kent Engelke, trưởng bộ phận chiến lược kinh tế tại Capitol Securities Management, nhận xét việc chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ đi lên mạnh trong tháng 1/2010 là tiền đề quan trọng cho báo cáo thị trường việc làm của chính phủ dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu và đây là báo cáo kinh tế quan trọng nhất.
Ông Engelke cho rằng báo cáo từ thị trường việc làm công bố ngày thứ Sáu này sẽ cho thấy tin tốt hơn dự kiến. Dù điều này tốt cho nền kinh tế, báo cáo tốt hơn về thị trường việc làm cũng sẽ có thể khiến người ta lo lắng khi FED có thể sẽ nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự báo của giới chuyên gia.
Việc nâng lãi suất cơ bản sẽ có thể lấy mất đà tăng của thị trường chứng khoán cũng như trái phiếu, cho đến nay đã hưởng lợi lớn từ lãi suất cơ bản ở mức 0% và một số biện pháp khác FED đã đưa ra để vực dậy các ngân hàng và thị trường nợ.
Hôm qua, Exxon Mobil công bố lợi nhuận vượt dự báo, cổ phiếu nhóm ngành năng lượng tăng điểm.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần

Ngày thứ Ba
Trước khi thị trường mở cửa: Doanh số bán xe ô tô Mỹ tháng 1/2010
10h sáng: Bộ trưởng Tài chính Mỹ có bài phát biểu
10h sáng: Doanh số nhà chờ bán
Ngày thứ Tư
8h15 sáng: Báo cáo về thị trường việc làm của ADP Employer Services
10h sáng: Chỉ số ISM của lĩnh vực phi sản xuất
10h30 sáng: Báo cáo về thị trường năng lượng Mỹ
Ngày thứ Năm
8h30 sáng: Báo cáo về số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
8h30 sáng: Báo cáo về năng suất và chi phí lao động
10h sáng: Báo cáo về số lượng đơn đặt hàng các nhà máy
Ngày thứ Sáu
8h30 sáng: Báo cáo về thị trường việc làm Mỹ tháng 1/2010
3h chiều: Báo cáo về tín dụng tiêu dùng Mỹ

Theo Dân Trí/Bloomberg,CNNMoney

thunv
02-02-2010, 02:05 PM
Có mỗi mình Bác độc diễn đất ALT hả? tính ra cũng chán nhỉ?
Bác có thể tóm tắt sơ bộ ALT giúp em không? Em mua ck mà lười đọc BCTC lém.

Nhadautu2003
18-02-2010, 03:28 PM
Lướt qua chỗ nào cũng thấy bài PR của bác TTTT1 nên mới hỏi bác rằng vì sao cp bác nói là cực tốt lại không tăng!

TTTT1
21-02-2010, 01:07 PM
ALT (sàn HNX): EPS ~ 2,000 - Giá trị sổ sách ~ 40,000. Nợ ít so với VCSH - Tài sản lớn .v.v.
http://alta.com.vn/pictures/advertising/SVDV2009_688m_35.jpg
[Sao vàng đất Việt trong nhiều năm, kể cả 2009]

Sau khi xem xét ~ 477 cp bạn có thấy ALT là tiềm năng nhất mà giá rẻ nhất & " thật sự ít ai biết tới nhất" không ?! chưa bị làm giá cao để bán trên TTCK VN. Không cần dùng đòn bẩy P/E vì giá thị trường còn dưới GTSS ~ 40,000 (http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%90%E1%BB%9Dis%E1%BB%91 ng/Vi%E1%BA%BFttheoy%C3%AAuc%E1%BA%A7ub%E1%BA%A1n%C4% 91%E1%BB%8Dc/1gi%C3%A2y20ph%C3%BAt400n%C4%83m/tabid/1219/Default.aspx)
[ Một công ty nào đó năm nay EPS ~ 10,000 chẳng hạn , rốt cuộc công vào GTSS của năm sau cũng chỉ ~ GTSS hiện tại + ~ 9,000 . Vậy với những cp có GTSS thấp thì dù EPS cộng dồn 3 năm chưa tính có thể EPS các năm sau sụt giảm vì khó duy trì được EPS cao kéo dài ... thì GTSS cũng chỉ ~ 40,000 - 50,000 , tức vẫn thua kém ALT về sự hấp dẫn vì giá thị trường rẻ , chỉ ~ 25,000 trong khi các cp kia đã ~ 80,000 trở lên .
Khi nào ALT tăng mạnh thì các cp kia không bị xem nguy hiểm khi đối chiếu mối tương quan, còn không thì trước mắt cần xem đó là nguy hiểm .v.v.]
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=16867&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=21026&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1) : Báo cáo tài chính 2009 của ALT.


ALTA PLAZA là một khu Trung tâm Văn hoá Thương mại và Giải trí toạ lạc tại 91B2 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình do Công ty ALTA đầu tư và xây dựng trên diện tích 1.760m2, và với tổng diện tích xây dựng là6.047m2.
= > Số vốn đầu tư lúc đó là ~ 60 tỷ đồng. Theo ước tính với chi phí các nguyên vật liệu hiện nay theo thị giá hiện nay ... phải mất hơn 100 tỷ đồng mới xây được tòa nhà nầy (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 ) .
http://alta.com.vn/pictures/product/lachongcenter_53.jpg
[ Điều cực kỳ quan trọng là tài sản của ALT rất lớn" nhưng" Nợ phải trả chỉ có : 55,171,329,843 đ (nhỉnh hơn Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1 tý), chứ không như VCG... nợ gấp ~ 12 (1,200%) lần Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vì thế cứ tưởng giá trị tài sản lớn là của VCG, nhưng kỳ thực là của ngân hàng ... ) ]



ALTA Tân Đức ~ 23,000 m2 , thời quá khứ "lâu lắt" có giá ~ 20 USD/m2 . Hiện nay giá trị của nó ~ 90 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 4.5 lần .
= > 23,000 m2 x (90 - 20) USD/m2 = 1,610,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 )


Nhà máy ALTA ~ 10,000 m2,thời quá khứ "lâu lắc" có giá ~ 40 USD/m2 . Hiện nay giá trị ~ 200 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 5 lần
Đã khấu hao - đã chuyển nhượng - không còn đất thuê .
= > 10,000 m2 x ~ (200 - 40) USD/m2 ~ 1,600,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 đ)


Tài sản của ALT rất rất ít ai biết hay chú ý tới ( dĩ nhiên Địa ốc ACB phải biết rõ ) :


Nhà số 9 CMT8 : ...

Nhà số 11 CMT8 :
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_TCK_M_27.jpg)Trung Tâm Chế Bản & Kỹ Thuật In


Phone : (848) 3842.6329
Fax : (848) 3849.4043


Nhà số 19 CMT8 : ...


Nhà số 169/8 CMT8 ( số mới : 927/8 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình) : Trung tâm Băng Nhạc Trùng Dương - Cty Cổ Phần Văn Hoá Tân Bình
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/LOGO_TDM_13.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/LOGO_TDM_13.jpg)
" Sản phẩm âm nhạc của mọi gia đình "

Nhà số 600 CMT8 : ...


Nhà xưởng 08 Đông Sơn ~ 550 m2 .


Nhà xưởng 47/4 Âu cơ ~ 1,840 m2 .


Nhà xưởng 105 Âu Cơ ~ 4,000 m2 .


284 HOÀNG VĂN THỤ

286 HOÀNG VĂN THỤ .
[ đã có sổ hồng cùng với 1 số tài sản khác . Hầu hết các khu nhà đất đã làm giấy tờ xong ...
Nhà số : 284 HVT + 286 HVT : đã được khởi công vào ngày 30/7/2009, xây tòa nhà ALTA với 9 tầng , diện tích ~ 100m2 đã có sổ hồng , đối diện nhà hàng Phương Đông ...
Giá lúc đầu tư ~ 100 USD/m2 . Hiện nay giá thị trường > 1,000 USD/m2 . Thực tế giá ở đây phải cao hơn nhiều so với mức ~ 1,000USD/m2 vì riêng khu Phú Mỹ Hưng vắng tanh người qua lại (có người qua lại đơn giản vì tổ chức hội chợ miễn phí ở đó mà) mà suất đầu tư đã là ~ 1,000 USD/m2 rồi.
Những nơi đông đúc , chật kín người qua lại như 284 HVT + 286 HVT thì làm gì có giá bèo thế :lol:
]

.v.v.

Thêm nhiều dự án mới được tiến hành :


- Động thổ tòa nhà ALTA tại số : 284 + 286 Hoàng Văn Thụ.

- Hoạt động sản xuất phim và chương trình truyền hình.

- Hoạt động hậu kỳ .
http://alta.com.vn/news.php?act=deta...ghe-kinh-doanh (http://alta.com.vn/news.php?act=detail&iNewsID=7&iCatID=1&sNewsName=bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh)

- Dự án sản xuất thẻ thông minh - Thành lập Công Ty TNHH Hợp Tác Phát Triển ĐAN VIỆT ( Đây là Liên Doanh Đan Mạch - Việt Nam theo chương trình B2B của Chính Phủ Đan Mạch & Việt Nam . Vốn góp mỗi bên là 50% ) .
http://alta.com.vn/press.php?act=det...he-thong-minh. (http://alta.com.vn/press.php?act=detail&iPressID=48&iCatID=2&sPressName=tom-tat-du-an-hop-tac-dan-mach-viet-nam-:-san-xuat-the-thong-minh.)


- Bệnh Viện Đa Khoa Song An


http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_SongAn_M_1.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_SongAn_M_1.jpg)Bệnh Viện Đa Khoa Song An

Công Ty Cổ Phần Y Khoa Song An



http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/HTK_SA1_1250481812.jpg




http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/H_SongAn_1250476562.jpg




- Đầu tư xây dựng Trường Trung học Phổ thông tại P 9, Quận Tân Bình .


Sự nối tiếp các dự án giúp ALT có nguồn thu ổn định & gia tăng.

Đầu năm 2010 , ở các nước Châu Âu - Bắc Mỹ đã "chính thức ngăn cấm hoàn toàn" việc sử dụng bao bì thông thường & phải dùng hoàn toàn "100% bao bì tự hủy sinh học " . Đây là mãnh đất tốt để ALT phát triển mạnh hơn trong năm nay với vai trò tiên phong trong sản phẩm bao bì tự hủy .
http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E...9/Default.aspx (http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%90%E1%BB%9Dis%E1%BB%91 ng/Vi%E1%BA%BFttheoy%C3%AAuc%E1%BA%A7ub%E1%BA%A1n%C4% 91%E1%BB%8Dc/1gi%C3%A2y20ph%C3%BAt400n%C4%83m/tabid/1219/Default.aspx)

Vùng giá đáy ~ 24,500 => Vùng đáy của ~ 9 tháng & ~ 1 năm 8 tháng tính từ 1/6/2008 . Nặng mông tích lũy & chưa bị làm giá kỷ lục TTCK VN :welcome:
.................http://i3.glitter-graphics.org/pub/1293/1293143iytipdwujw.gifhttp://i1.glitter-graphics.org/pub/216/216671knvp61xwv8.gifhttp://i10.glitter-graphics.org/pub/614/614680djq0l440oz.gifhttp://i1.glitter-graphics.org/pub/216/216671knvp61xwv8.gifhttp://i3.glitter-graphics.org/pub/1293/1293143iytipdwujw.gif

TTTT1
21-02-2010, 01:15 PM
Có mỗi mình Bác độc diễn đất ALT hả? tính ra cũng chán nhỉ?
Bác có thể tóm tắt sơ bộ ALT giúp em không? Em mua ck mà lười đọc BCTC lém.

=> Tóm lượt sơ bộ đã được mình gởi ở trên . Bạn xem ở trên nhé .
Mình bị hạn chế về số từ viết nên không thể đính kèm bài bạn lên trên với nội dung sơ bộ về ALT được , dù đã thay bài bạn viết bằng dấu " ... " .



Lướt qua chỗ nào cũng thấy bài PR của bác TTTT1 nên mới hỏi bác rằng vì sao cp bác nói là cực tốt lại không tăng!
=> Bạn hãy thử suy nghĩ các hướng sau & tự tìm cho mình câu trả lời :

1/ Bị dìm giá , bán quá mức (quá bán) .v.v.


2/ Chưa gom đủ hàng do lượng bán quá ít mà lòng tham lam thì quá nhiều .


3/ Nhiều người thích sóng hiện rõ mới nhảy vào ( nhưng với riêng ALT khi hiện rõ điều đó tính từ thứ 2 nầy thì : "mua không được" ) ...


4/ Các cp vượt " P/E = 6 " ( P/E > 6 ) & trên " Giá trị sổ sách + EPS 3 năm " đều đang bị làm giá dù có thể giá hiện nay của cp đó vẫn còn hấp dẫn ... nhất là so với lướt sóng mua bán BĐS ... thì TTCK hấp dẫn hơn rất nhiều & cực rẻ ở 1 số cp .


5/ TTCK VN đang có hiện tượng thao túng : chỗ thì thổi giá - chỗ thì dìm giá .v.v.


6/ Hầu hết CĐ nắm giữ ALT không lướt sóng vì thế không tạo sóng .v.v.


7/ .v.v.


8/ .v.v.


.v.v.

TTTT1
25-02-2010, 10:04 PM
Thứ Năm, 25/02/2010 | 08:53




Tiếp tục giữ lãi suất cơ bản bằng VNĐ ở mức 8%/năm

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8277
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ký Quyết định duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam so với tháng trước đó. Cụ thể, tại Quyết định số 353/QĐ-NHNN ngày 25/2/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2010. Quyết định này thay thế Quyết định số 134/QĐ-NHNN ngày 25/1/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
Theo NHNN, kể từ ngày 01/12/2009 đến nay (4 tháng liên tiếp), lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam đã được duy trì ổn định ở mức 8%/năm.
Viết Vinh (Theo SBV)

TTTT1
27-02-2010, 08:49 AM
Châu Á dẫn đầu sự phục hồi kinh tế
(Dddn) - 16 giờ trước


Cả thế giới đang trông chờ sự hồi phục sau khủng hoảng và các nền kinh tế Châu Á đã đi đầu trong tăng trưởng, mới đây nhất có Thái Lan, Đài Loan đã chấm dứt suy thoái, tiếp đó có thể là Malaysia.


http://c.uploadanh.com/proxy/v2/0/382/1d3f93e744a65eb96d2257fb845d17b0.jpg

United Microelectronics Corp. tăng mạnh vốn đầu tư trong năm 2010

Các quốc gia Châu Á đang mở đường cho sự phục hồi kinh tế của toàn thế giới để thoát khỏi sự khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái sau khi các ngân hàng trung ương trong châu lục giảm tỷ lệ lãi suất xuống mức kỷ lục thấp và chính phủ các nước này tăng mức chi lên hơn 1 ngàn tỷ USD.
Sức mạnh của sự hồi phục kinh tế Châu Á được các nhà quan sát nhận thấy khi giới hoạch định chính sách ở khu vực này đi đầu toàn cầu trong việc rút dần các gói kích thích kinh tế. Sự hồi phục của Châu Á đã diễn ra ít nhất trong hai quý vừa qua, trước Mỹ khá nhiều, thậm chí chính sách tiền tệ còn được tính toán đến cả chiến lược cửa ra trong một số thời điểm. David Carbon - trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế, tiền tệ của Cty DBS Group Holdings Ltd tại Singapore khẳng định, với tỷ lệ lãi suất của Mỹ vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, các ngân hàng trung ương Châu Á có thể theo đuổi chiến lược rút các gói kích cầu mà không phải lo ngại đến dòng vốn chảy vào cũng như vấn đề tiền tệ.
Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Ấn Độ và VN thậm chí đang siết chặt các điều kiện chính sách tiền tệ khi chỉ số cho thấy tăng trưởng mạnh kèm theo lạm phát và đôi chút nguy cơ về bong bóng nhà đất. Trong lúc đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới giảm tỷ lệ lãi suất từ 0,25 đến 0,75% hôm 18/2 vừa qua sau khi đã duy trì chính sách giữ nguyên tỷ lệ lãi suất chuẩn hơn một năm. Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm 12/2 đã yêu cầu các ngân hàng phải tăng lượng tiền dự trữ bắt buộc nhằm kiềm chế sự tăng trưởng tín dụng sau khi nhiều ngân hàng trong tháng 1/2010 đã đạt tới 19% mục tiêu cho vay cả năm 2010 (là 1,1 ngàn tỷ USD) và giá tiêu dùng tăng ở mức cao nhất trong 21 tháng qua. Bên cạnh đó, chứng khoán Châu Á cũng tăng ngoạn mục kể từ tháng 11/2009 trong sự suy đoán rằng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ben S Bernanke sẽ thông báo về sự áp dụng tỷ lệ lãi suất thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở Mỹ.
Tình trạng khẩn cấp của nền kinh tế thế giới trong cơn suy thoái toàn cầu đã thúc đẩy các Cty Châu Á tăng năng suất lao động và thuê thêm nhiều người lao động. Hai nhà sản xuất bộ vi xử lý (theo đặt hàng) lớn nhất thế giới là Taiwan Semiconductor Co. và United Microelectronics Corp. đều tăng mạnh vốn đầu tư trong năm 2010 sau khi đạt lợi nhuận quý 4/2009 cao hơn dự đoán của giới nhà phân tích. Trong lúc đó nhu cầu về máy tính, ôtô và hàng điện tử tiêu dùng là rất cao so với mấy quý vừa qua theo ý kiến của Richard Han - Giám đốc điều hành Hana Microelectronics Pcl, hãng chuyên sản xuất các bộ phận của máy tính, kể cả một số chi tiết điện thoại di động thông minh iPhone của hãng Apple Inc.
Tuần trước Singapore đã tăng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2010 lên mức 6,5% còn nền kinh tế Ấn Độ (trị giá 1,2 ngàn tỷ USD) có thể tăng trưởng với tốc độ 7,5% đạt mức cao nhất kể từ năm 2007. Goldman Sachs Group Inc dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển đến mức 11,4% trong năm nay. Tăng trưởng của Đài Loan trong quý 4/2009 cũng ở mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2004 và Thái Lan cũng đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất trong bảy quý vừa qua. Kevin Grice, một nhà kinh tế của Capital Economics Ltd ở London phân tích tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi Châu Á sẽ tiếp tục đạt mức cao trong những quý tới dù cho các quốc gia phụ thuộc lớn vào hàng hóa xuất khẩu sẽ tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn. Tựu trung, sự hồi phục của Châu Á sẽ không bị đình trệ và nó luôn cao hơn tất cả các nơi khác của thế giới.

Hoa Chi Theo Bloomberg

TTTT1
27-02-2010, 04:44 PM
Châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010
Ngày cập nhập:12/1/2010



Trong bản báo cáo mang tên “Triển vọng Kinh tế Thế giới”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo trong số các nước công nghiệp, Mỹ - nơi hệ thống tài chính và thị trường lao động đang có những dấu hiệu ổn định trở lại - sẽ tăng trưởng vượt Châu Âu – nơi đang phải đau đầu bởi lạm phát cao sẽ cản trở đà hồi phục kinh tế.

Thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, kinh tế thế giới dự kiến sẽ hồi phục trở lại vào năm 2010, với các nền kinh tế Châu Á tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng.
Sản xuất trên toàn cầu dự báo sẽ tăng 3,1% trong năm 2010, chủ yếu nhờ sự góp sức của các nền kinh tế mới nổi, như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi các ngành sản xuất trong tháng 10/2009 đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 18 tháng, và xu hướng đó vẫn tiếp tục duy trì trong 2 tháng cuối năm.
Giám đốc điều hành của IMF, Dominique Strauss-Kahn, nhận định mặc dù bão tố đã qua, giai đoạn tồi tệ nhất đã lùi vào dĩ vãng, song kinh tế thế giới sẽ còn khó khăn thêm một thời gian nữa, bởi nó đang ở trong tình trạng rất mong manh.
Liên Hiệp Quốc (U.N) cũng dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2010, và cũng cảnh báo rằng sự hồi phục sẽ rất mong manh. Các gói tài chính khổng lồ mà các chính phủ tung ra trên quy mô toàn cầu đang phát huy tác dụng. Tiêu thụ tăng lên, đầu tư tư nhân cũng tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới cũng tăng.
U.N dự báo sản lượng công nghiệp năm 2010 sẽ tăng, các thị trường cổ phiếu sẽ hồi phục, và thương mại quốc tế sẽ tăng trên toàn cầu. Những điều này rất có ý nghĩa sau khi mậu dịch thế giới, sản lượng công nghiệp, giá trị tài sản và cung tín dụng trên toàn cầu đều suy giảm, đẩy thế giới vào một cuộc Đại Suy thoái mới vào đầu năm 2009.
Về phía mình, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã điều chỉnh tăng gấp đôi mức dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2010 của 30 nước thành viên – bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức và Anh – lên 1,9%, so với mức 0,7% dự báo hồi tháng 6/2009.
Tuy nhiên, sự hồi phục vẫn chưa đủ để ngăn chặn xu hướng thất nghiệp tăng. Theo OECD, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng Euro trước năm 2011 chưa thể giảm khỏi mức 10,8%. Ngân sách của các chính phủ chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, và nợ ròng của hầu hết các nước OECD có thể sẽ vẫn cao hơn so với GDP của họ ngay cả vào thời điểm 2011. Việc giảm chi tiêu hay tăng thuế cũng không thể được áp dụng bởi nó sẽ làm giảm tốc độ hồi phục.
Theo IMF, phần lớn tăng trưởng toàn cầu năm 1010 sẽ phụ thuộc vào Châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, những nơi sẽ đạt mức tăng trưởng 9% và 6,4%. Các gói kích thích kinh tế của khu vực đang làm tăng nhu cầu nội địa. Tại Nhật Bản, nơi đang trong tình trạng giảm phát trầm trọng, hoạt động kinh tế ước tính giảm 5,4% trong năm 2009, mặc dù đã có những khoản kích thích kinh tế lớn, và phải đến năm 2010 kinh tế mới hồi phục khoảng 1,7%, chủ yếu nhờ xuất khẩu tăng nhẹ.
Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tới vào năm 2010. Tiêu dùng ở Mỹ vẫn còn yếu, song thị trường nhà đất đang hồi sinh, lạm phát thấp và giá chứng khoán sẽ tăng hơn nữa. Việc tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm trong tháng 11 đã làm dấy lên hy vọng về sự hồi phục kinh tế vững vàng vào đầu năm 2010. Ngoài kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 đã giảm xuống 10%, so với mức cao kỷ lục của 26 năm là 10,2% của tháng 10.
Sau 4 quý liên tục sụt giảm, kinh tế Mỹ đã trở lại tăng trưởng vào quý tháng 7 – 9/2009, dù mức tăng trưởng chỉ khiêm tốn ở 2,8%. OECD dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2010, tăng mạnh so với mức 0,9% dự báo hồi tháng 6/2009. Đó là thành quả của những biện pháp kích thích kinh tế, các điều kiện tài chính được cải thiện, nhu cầu mạnh từ những nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Châu Á - nhất là Trung Quốc, và sự ổn định trở lại của thị trường nhà đất.
Sau khi kinh tế hồi phục vững vàng, chính phủ Mỹ sẽ chuyển hướng chiến lược sang giảm dần khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ. Thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2009 lên tới 10% GDP, mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Để ổn định tình hình, Mỹ cần phải giảm thâm hụt xuống 3% GDP trong trung hạn.
Để duy trì sự hồi phục kinh tế kiểm soát lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giữ tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷ lục, gần 0% trong suốt một năm qua, và khả năng sẽ còn tiếp tục duy trì thêm một thời gian nữa. Làm như vậy, FED hy vọng toàn bộ người Mỹ và giới doanh nhân Mỹ sẽ đẩy tăng chi tiêu, góp phần làm hồi phục nền kinh tế nước nhà.
Những dự báo kinh tế khác cho năm 2010:
* Ở Trung Đông, giá dầu mỏ giảm và đầu tư nước ngoài giảm đã ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, việc các điều kiện tài chính toàn cầu được cải thiện gần đây và giá hàng hoá tăng đang góp phần đưa khu vực này trở laị quỹ đạo tăng trưởng. IMF ước tính tăng trưởng GDP ròng của khu vực đạt 2% trong năm 2009 và 4,2% trong năm 2010.
Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ - cung cấp khoảng 35% tổng cung dầu thế giới – đã giảm sản lượng dầu thô do suy thoái toàn cầu làm giảm nhu cầu. Song những dấu hiệu hồi phục kinh tế đang đẩy giá dầu tăng. Sau khi lập kỷ lục cao 147 USD/thùng vào tháng 7/2008, giá dầu thô đã giảm xuống chỉ 32 USD/thùng vào tháng 12/2008, và hiện đang ở quanh mức khoảng 70 – 80 USD/thùng sau khi trở lại mức cao kỷ lục của năm 2009 là 82 USD/thùng vào tháng 10/2009.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2010 sẽ tăng nhanh hơn chút ít so với năm 2009, nhờ các hoạt động kinh tế sôi động trở lại ở Châu Á và Trung Đông.
IEA dự báo nhu cầu dầu thô thế giới năm 2010 sẽ đạt 86,3 triệu thùng/ngày, tăng 1,7% so với năm 2009.
* Khu vực đồng Euro gồm 16 thành viên đã thoát khỏi cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ Hai vào quý III/2009 với xuất khẩu từ Đức và Pháp tăng mạnh bù lại cho việc các gia đình Eurozone vẫn lưỡng lự chưa tăng chi tiêu.
Jonathan Loynes, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Âu của Capital Economics nhận định: “Ít nhất thì khu vực cũng đã thoát khỏi suy thoái, và đang duy trì tăng trưởng suốt 3 tháng nay, và dự báo sẽ tăng trưởng 1,5% vào năm 2010. Tuy nhiên, vẫn cần thúc đẩy hơn nữa nhu cầu nội địa để làm cho tốc độ hồi phục được mạnh lên”.
Kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất Châu Âu - sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2010, nhờ xuất khẩu mạnh. Ngân hàng trung ương Đức, Bundesbank, ước tính kinh tế quốc gia giảm 4,9% trong năm 2009 trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2010.
* Mỹ Latinh, dẫn đầu là Brazil và Mêhicô, dự báo sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2010 sau khi suy thoái trong năm 2009, nhờ nhu cầu xuất khẩu hồi phục và giá nhiều hàng hoá tăng như dầu mỏ và đồng - những tài nguyên của khu vực này. Các quan chức kinh tế khu vực dự báo Brazil sẽ tăng trưởng 5% trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng và xuất khẩu cũng có dấu hiệu tăng. Mêhicô sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2010 sau khi giảm 7,2% trong năm 2009. Chilê sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2010 sau khi giảm 1% trong năm 2009.


(Vinanet)

TTTT1
28-02-2010, 01:26 PM
Năm 2010 là cột mốc cho tăng trưởng kinh tế châuÁ
22/02/2010 06:27


(HNM) - Tờ "Tài chính châu Á" của Hồng Công vừa dẫn lời ông Đêvơ Cabon, phụ trách nghiên cứu tiền tệ và kinh tế của ngân hàng hàng đầu Xingapo DBS, cho rằng năm 2010 sẽ là năm cột mốc cho tăng trưởng kinh tế châu Á, đánh dấu sự thay đổi cơ cấu lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Chuyên gia trên cho rằng, trong năm 2010, châu Á sẽ lần đầu tiên tạo ra nhiều mức cầu hơn Mỹ và trở thành động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo ông, trong suốt thập kỷ qua, nhiều nhà phân tích đã dự báo về sự trỗi dậy của châu Á bởi quá trình sa sút của Mỹ và châu Âu và ngày đó đang đến. Chuyên gia này giải thích bằng một phép toán đơn giản: "Giả sử nhu cầu của Mỹ là 1 USD về quy mô và mức tăng là 3% mỗi năm, như vậy mỗi năm tạo ra 3 xu nhu cầu mới. Trong khi đó, châu Á có nhu cầu khoảng 44 xu nhưng với mức tăng 7% mỗi năm sẽ tạo ra 3,08 xu nhu cầu mới. Như vậy, nếu Mỹ tạo ra được 1 USD nhu cầu mới thì châu Á là 1,02 USD".

TTTT1
01-03-2010, 08:07 AM
Các nền kinh tế mới nổi châu Á trỗi dậy nhanh
29/01/2010 | 11:15:00


http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=34269&at=0&ts=300&lm=634003608877030000
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

(http://www.vietnamplus.vn/Home/Cac-nen-kinh-te-moi-noi-chau-A-troi-day-nhanh/20101/32911.vnplus#)

Các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang trỗi dậy (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chau-A-la-dau-tau-phuc-hoi-kinh-te-the-gioi-2009/200912/28392.vnplus) nhanh hơn dự đoán, đang thoát khỏi tình trạng không ổn định của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên, vẫn còn mối quan ngại về lạm phát.

Đây là nội dung báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với nhận định chung rằng các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đang đón chờ viễn cảnh tốt đẹp hơn trong năm 2010.

Theo báo cáo, tiến trình hồi phục của nền kinh tế toàn cầu diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt, tăng trưởng của những nền kinh tế đang trỗi dậy tại châu Á nhanh hơn mong đợi. Tình hình tài chính của châu Á vững mạnh hơn so với Mỹ hay châu Âu.

IMF dự đoán mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 4% trong năm nay với sự đóng góp phần lớn của Trung Quốc và Ấn Độ.

Mặc dù vậy, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần sẵn sàng can thiệp để nâng đòn bẩy tài chính, làm sao để áp lực giá cả và nguy cơ lạm phát không ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhận định về kinh tế Trung Quốc, ông John O’Connor, chuyên gia kinh tế châu Á của Ngân hàng Quốc gia Australia cho rằng mức tăng trưởng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sẽ không đạt 10% như dự báo của IMF vì lạm phát là mối đe dọa chính đến quá trình phát triển kinh tế của nước này.

Tháng 12/2009, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 2% và con số này có thể tăng lên 5% vào cuối năm 2010.

Bên cạnh đó, giá bất động sản tăng cao và nguy cơ bong bóng bất động sản cũng là điều đáng lo ngại.

Cuối tháng 12/2009, giá bất động sản tại 70 thành phố của Trung Quốc đã tăng 8% so với một năm trước. Tại Thượng Hải, một căn hộ cao cấp được bán với giá gấp đôi so với một năm trước đó.

Trong khi đó, ông Jorg Decression, một chuyên gia của IMF, lại không cho rằng việc vay tín dụng dễ dàng là một vấn đề lớn tại thời điểm này đối với Trung Quốc.

Hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ tăng lãi suất trước tháng 6.

Về hình thình kinh tế Ấn Độ, báo cáo của IMF cho rằng Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cần phải hành động mau chóng hơn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, vì giá thực phẩm đang tăng chóng mặt tại Ấn Độ trong vòng bốn thập kỷ qua, đặc biệt là những mặt hàng chính yếu như gạo, đường và rau.

IMF dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ sẽ đạt 7,7% trong năm nay và lạm phát có thể khống chế được.

Tuy nhiên, ông Adit Jain, Chủ tịch Tổ chức IMA-India lại cho rằng lạm phát có thể chạm mức 10% trước tháng 3/2010 và nếu vậy, việc siết chặt tiền tệ có thể sẽ khó khăn hơn so với dự tính.

Ông dự báo Ngân hàng Trung ương Ấn Độ sẽ nâng lãi suất lên 3,75% vào trước thời điểm giữa tháng 6. Đây là biện pháp cân bằng chính sách hiệu quả để không cản trở quá trình phục hồi mong manh của nước này.

Hạn ngạch xuất khẩu cũng như nhu cầu nội địa ở Ấn Độ hiện có xu hướng tăng ở cả hai khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, điều này sẽ giúp kinh tế Ấn Độ phục hồi.

Các nhà phân tích cùng chung quan điểm rằng Trung Quốc và Ấn Độ chắc chắn sẽ đạt được chỉ tiêu đầy lạc quan của IMF nếu hai nước này duy trì được mức chi phí đối với nguyên liệu thô và không để giá thực phẩm tăng đột biến.

Hai ngày trước, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế của IMF, ông Olivier Blanchard cũng nhận định rằng kinh tế thế giới đang trong giai đoạn hồi phục, có thể đạt tốc độ tăng trưởng 4,3% trong năm 2011.

Nước có mức tăng trưởng cao nhất là Trung Quốc 10%, kinh tế Mỹ có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng 2,7%, trong khi kinh tế châu Âu vẫn "ì ạch" ở mức 1%./.


Thứ tư, 3/2/2010, 11:24 AM
TTCK dự báo sẽ thu hút mạnh nhà đầu tư ngoại
(Theo ATPVietnam (http://www.atpvietnam.com/vn/thuctechoick/47719/index.aspx) )


Các chuyên gia dự báo, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) sẽ tiếp tục tham gia mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Đón dòng khách ngoại
Trong năm 2009, số lượng NĐTNN cá nhân đăng ký mở tài khoản tại các công ty chứng khoán lớn như SSI, Bảo Việt (BVSC), ACBS, FPTS, Kim (http://anh.xalo.vn/celebrity/vip/Kim/1) Eng... gia tăng. Trong đó đáng kể nhất là lượng khách hàng đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, một số NĐTNN đến từ các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các công ty chứng khoán đã tuyển thêm nhân viên môi giới biết tiếng Nhật, tiếng Hoa để khai thác và phát triển khối khách hàng NĐTNN. Đơn cử như Kim Eng khai trương chi nhánh Chợ Lớn nhằm đẩy mạnh phục vụ cộng đồng người Hoa tại chỗ cũng như mới vào làm việc tại Việt Nam; SSI có riêng bộ phận môi giới dành cho NĐTNN...
Ông Trần Anh Dũng - Trưởng phòng Môi giới Công ty chứng khoán Bảo Việt chi nhánh TP.HCM - cho biết, đang lên kế hoạch tuyển thêm môi giới biết ngoại ngữ để chăm sóc khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân viên môi giới biết tiếng Nhật khá khó khăn vì ít người đáp ứng được các yêu cầu của công ty.
“Trong thời gian tới số lượng NĐTNN mở tài khoản để tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán sẽ tăng lên. Vì vậy cần phải có lực lượng môi giới am hiểu ngoại ngữ để trao đổi cũng như dịch các thông tin có liên quan đến cổ phiếu, đến doanh nghiệp khi NĐTNN có nhu cầu”, ông Dũng nói.
Còn nhiều hạn chế
Để giao dịch chứng khoán trên thị trường, NĐTNN phải làm đơn đăng ký mã số giao dịch chứng khoán kèm phiếu thông tin có công chứng, hợp thức hoá lãnh sự (hay còn gọi là lý lịch tư pháp) và bản sao hộ chiếu.
Việc công chứng và hợp thức hoá lãnh sự có thể thực hiện công chứng tại cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại, sau đó hợp thức hoá tại Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại. Hoặc công chứng tại lãnh sự quán nước sở tại ở Việt Nam sau đó hợp thức hoá lãnh sự tại Sở Ngoại vụ. Sau khi được trung tâm lưu ký chấp nhận và cấp mã số giao dịch chứng khoán, NĐTNN mới tiến hành làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tài khoản tiền tại ngân hàng...
Ông Dominic Scriven - Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital - nhận định, nhiều NĐTNN gần đây đã tăng cường sự tham gia trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian đăng ký để xin mã số giao dịch chứng khoán khá lâu khiến nhiều người e ngại. Thế nhưng trở ngại lớn nhất là nhiều mã chứng khoán NĐTNN quan tâm thì lại hết room (tỷ lệ sở hữu của NĐTNN theo quy định).
Bên cạnh đó, nhiều NĐTNN đã mở tài khoản nhưng vẫn chưa giao dịch vì theo quy định của thị trường Việt Nam, phải chuyển tiền trước mới mua được chứng khoán trong khi các nguyên tắc quản trị rủi ro kinh doanh của nước ngoài thì phải có hàng hoá mới giao tiền.
Ngoài ra, một yếu tố cũng hạn chế việc NĐTNN tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam là tìm kiếm thông tin về các công ty niêm yết rất khó khăn khi đa số đều được thể hiện bằng tiếng Việt.
Đồng quan điểm trên, nhưng giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài khác tại TP.HCM cho rằng, một số NĐTNN vẫn còn dè dặt vì thực tế một số doanh nghiệp niêm yết chưa đạt chuẩn về hệ thống quản trị. Trong đó việc xây dựng các quy chế về quản trị tài chính, quản trị đầu tư hay quản trị rủi ro không hề có. Nhiều công ty sau cổ phần hoá nhưng vẫn chưa linh hoạt trong điều hành, hoạt động mà vẫn theo kiểu tư duy bao cấp...
Theo ông Phạm Linh - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán quốc tế Việt Nam (VIS), có thể từng bước “gỡ” được các nút thắt để khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của NĐTNN vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước hết là thủ tục hành chính về việc cấp mã số giao dịch chứng khoán, mở tài khoản vốn đầu tư tại ngân hàng. Ví dụ hiện nay yêu cầu NĐTNN phải có lý lịch tư pháp nhưng cái này ở nhiều nước mất khá nhiều thời gian mới có. Vì vậy, có thể cho phép được xử lý hồ sơ scan gửi qua mail với sự cam kết bổ sung bản chính của công ty chứng khoán thì sẽ rút ngắn được thời gian xin cấp mã chứng khoán cho NĐTNN. Sau đó các cơ quan quản lý có thể từng bước nâng dần tỷ lệ room cho NĐTNN ở những ngành nghề phổ thông...
(Nguồn: TN, 3/2)

TTTT1
01-03-2010, 08:38 AM
Đầu tư vào Việt Nam cho lợi nhuận cao nhất thế giới
27/02/2010 16:23:24



Thống kê mới nhất của Grant Thornton International cho thấy 92% số công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam hy vọng sẽ có được lợi nhuận trong năm 2010. Đây là kết quả khả quan nhất mà tổ chức này ghi nhận được.
1. Việt Nam


http://www.maivietbio.com.vn/upload/89634326HoGuom.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 91 điểm (*)
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 92%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 95%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 64%

Cùng với động thái hạ giá đồng tiền trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Lợi thế này tiếp tục được khẳng định khi đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một lần nữa điều chỉnh tỷ giá đồng bản tệ so với đôla Mỹ. Giá trị đồng Việt Nam giảm cũng đồng nghĩa với việc Intel, hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, kiếm được nhiều tiền hơn từ dự án trị giá hơn 1 tỷ USD của mình tại Việt Nam. Và Intel không phải là trường hợp duy nhất.

(*) Điểm số do tạp chí BusinessWeek đưa ra dựa trên số lượng công ty dự báo khả quan về lợi nhuận.

2. Ấn Độ

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/2.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 65 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 72%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 79%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 56%

Tăng trưởng thần kỳ trong những năm qua, Ấn Độ là thị trường không thể bỏ qua đối với cả Ford Motor và Volkswagen. Hai gã khổng lồ trong ngành công nghiệp ôtô này dự kiến sẽ đầu tư vào quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này khoảng 6 tỷ USD trong vòng 2 năm tới. Ấn Độ cũng được đánh giá là một trong những địa chỉ lý tưởng cho các dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu.

3. Philippines

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/3.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 59 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 69%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 80%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 49%

Là trạm trung chuyển hàng hóa lý tưởng trên biển Thái Bình Dương, trong những năm gần đây, Philippines còn là nơi HSBC, Deutsche Bank, JPMorgan Chase, Dell, và rất nhiều đại gia trong ngành công nghiệp và viễn thông của thế giới lựa chọn để đặt nhà máy và các văn phòng đại diện khu vực. Không chỉ thúc đẩy hoạt động tài chính, lựa chọn này của các tập đoàn còn kích thích lĩnh vực xây dựng tại Manila và nhiều thành phố khác.

4. Brazil

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/4.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 57 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 64%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 76%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 63%

Sau 6 tháng suy thoái gây ra giảm phát trong năm 2009, nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin hy vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng 5,2% năm nay. Theo khảo sát của Grant Thornton, Brazil là sự lựa chọn hàng đầu của các công ty trong lĩnh vực khai mỏ và cơ khí. Đồng bản tệ tăng giá 34% trong năm 2009 so với đôla Mỹ đã kích thích tiêu dùng trong nước nhưng lại là trở lực lớn đối với xuất khẩu. Brazil hiện là nền kinh tế xuất khẩu nhiều cà phê và khí thiên nhiên nhiều nhất thế giới.

5. Chile

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/5.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 56 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 62%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 80%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 47%

Lớn thứ 5 và cũng là nền kinh tế ổn định nhất châu Mỹ Latin, thế mạnh của kinh tế Chile là lĩnh vực khai mỏ. Hãng khai khoáng lớn nhất thế giới BHP Billiton đã và đang đầu tư nhiều tỷ USD để mở rộng dự án mỏ đồng Escondida tại nước này. Vào tháng 1/2010, Chile trở thành quốc gia đầu tiên tại khu vực Mỹ Latin gia nhập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD.

6. Australia

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/6.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 54 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 63%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 68%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 50%

So với nhiều nền kinh tế lớn khác, Australia ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới do thị trường xuất khẩu chính của nước này là Trung Quốc tiếp tục có nhu cầu lớn đối với quặng sắt và than đá. Trong khi BHP Billiton và Rio Tinto tiếp tục khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực khai mỏ thì Chevron, ExxonMobil và Royal Dutch Shell đã biến Australia trở thành một gã khổng lồ về năng lượng với dự án khí thiên nhiên trị giá 43 tỷ đôla Australia tại bờ biển tây bắc nước này

7. Đan Mạch

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/7.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 50 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 64%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 57%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 27%

Những tín hiệu lạc quan đã trở lại với kinh tế Hy Lạp sau một năm 2009 đầy những khó khăn, khi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu này suy thoái 4,3%, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong vòng 4 năm. Gói kích thích kinh tế trị giá 10,6 tỷ USD và chính sách lãi suất thấp đã có tác dụng thúc đẩy chi tiêu tại quốc gia 5,5 triệu dân này. Ngân hàng trung ương Đan Mạch có công lớn trong việc giữ thị trường nhà đất ổn định. Giá nhà chỉ tăng 1,5% trong năm 2009 trong khi lương trung bình dự kiến sẽ tăng 2,2% vào đầu năm nay.
...

TTTT1
01-03-2010, 08:39 AM
Đầu tư vào Việt Nam cho lợi nhuận cao nhất thế giới
27/02/2010 16:23:24

.v.v.

8. Thụy Điển

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/8.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 50 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 61%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 65%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 41%

Thụy Điển là quê hương của rất nhiều hãng công nghiệp nặng nổi tiếng thế giới như Volvo AB, hãng sản xuất xe tải lớn thứ 2 thế giới, SKF AB, hãng chế tạo vòng - ổ bi lớn nhất thế giới… Những gã khổng lồ này là động lực chính giúp kinh tế Thụy Điển thoát khỏi suy thoái và Chính phủ nước này dự báo mức tăng GDP 3% trong năm nay.

9. Armenia

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/9.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 45 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 55%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 68%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 39%

Nền kinh tế 3,2 triệu dân của Armenia chịu ảnh hưởng nặng nề (GDP giảm 14,4%) từ suy thoái kinh tế thế giới cũng như những bất ổn trong khu vực nhưng Chính phủ nước này hy vọng kinh tế có thể tăng trưởng khoảng 1% trong năm 2010. Cùng với sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực gia nhập đời sống kinh tế châu Ấu, vốn đầu tư nước ngoài vào Armenia dự kiến tăng 50% trong năm nay.

10. Nam Phi

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2010/10.jpg
Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư: 44 điểm
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm lợi nhuận: 60%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm doanh thu: 71%
Số doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhân lực: 38%

Nam Phi là nước xuất khẩu bạch kim, mangan lớn nhất thế giới, và cũng là nước có sản lượng vàng đứng thứ 3 toàn cầu. Việc giá kim loại tăng trong năm 2009 đã mang lại nguồn lợi lớn cho các công ty khai mỏ có mặt tại nước này như Anglo American, BHP Billiton và Xstrata. Ngành tài chính ngân hàng cũng được xem là rất có tiềm năng tại Nam Phi khi những đại gia như Barclays hay Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đều đã có mặt tại quốc gia này. Với kim ngạch chiếm khoảng 7% giá trị xuất khẩu, ngành công nghiệp ôtô Nam Phi đang thu hút sự quan tâm của General Motors, Toyota và Volkswagen.


Ảnh: BusinessWeek - Theo Vnexpress

Nhadautu2003
01-03-2010, 11:54 AM
=> Tóm lượt sơ bộ đã được mình gởi ở trên . Bạn xem ở trên nhé .
Mình bị hạn chế về số từ viết nên không thể đính kèm bài bạn lên trên với nội dung sơ bộ về ALT được , dù đã thay bài bạn viết bằng dấu " ... " .



=> Bạn hãy thử suy nghĩ các hướng sau & tự tìm cho mình câu trả lời :

1/ Bị dìm giá , bán quá mức (quá bán) .v.v.


2/ Chưa gom đủ hàng do lượng bán quá ít mà lòng tham lam thì quá nhiều .


3/ Nhiều người thích sóng hiện rõ mới nhảy vào ( nhưng với riêng ALT khi hiện rõ điều đó tính từ thứ 2 nầy thì : "mua không được" ) ...


4/ Các cp vượt " P/E = 6 " ( P/E > 6 ) & trên " Giá trị sổ sách + EPS 3 năm " đều đang bị làm giá dù có thể giá hiện nay của cp đó vẫn còn hấp dẫn ... nhất là so với lướt sóng mua bán BĐS ... thì TTCK hấp dẫn hơn rất nhiều & cực rẻ ở 1 số cp .


5/ TTCK VN đang có hiện tượng thao túng : chỗ thì thổi giá - chỗ thì dìm giá .v.v.


6/ Hầu hết CĐ nắm giữ ALT không lướt sóng vì thế không tạo sóng .v.v.


7/ .v.v.


8/ .v.v.


.v.v.

Thị trường luôn có lý

AGF là bài học nhãn tiền cho những ai ôm mộng BV cao

T41 nói nhiều về giá trị tài sản tiềm ẩn nhưng đã đánh giá:
- Khả năng chuyển đổi tiềm năng thành ln của BLĐ
- Những tài sản đất mà ALT đang sử dụng là loại đất gì, quyền sử dụng ở mức nào (chỉ nói đang quản lý chưa thể hiện điều gì)
- Bao nhiều tài sản mua giá thấp có thể chuyển thành lợi nhuận (bạn tính giá trị chênh lệnh của việc thuê đất công nghiệp để đánh giá tiềm năng của DN là ngụy biện)
- Đồng ý quản điểm ALT có điều kiện để thổi giá


Bạn có thông tin gì về các vị trí đất mà ALT đang vận hành không (tính chất sở hữu, loại đất, ...)

TTTT1
02-03-2010, 08:35 AM
Thị trường luôn có lý

AGF là bài học nhãn tiền cho những ai ôm mộng BV cao

T41 nói nhiều về giá trị tài sản tiềm ẩn nhưng đã đánh giá:
- Khả năng chuyển đổi tiềm năng thành ln của BLĐ
- Những tài sản đất mà ALT đang sử dụng là loại đất gì, quyền sử dụng ở mức nào (chỉ nói đang quản lý chưa thể hiện điều gì)
- Bao nhiều tài sản mua giá thấp có thể chuyển thành lợi nhuận (bạn tính giá trị chênh lệnh của việc thuê đất công nghiệp để đánh giá tiềm năng của DN là ngụy biện)
- Đồng ý quản điểm ALT có điều kiện để thổi giá


Bạn có thông tin gì về các vị trí đất mà ALT đang vận hành không (tính chất sở hữu, loại đất, ...)
=>
1/ TTCK có cái lý của nó là điều nhảm nhí . Lý thuyết bình thường mà cứ như là kim chỉ nam , đúng 100% ấy .v.v.

2/ AGF là bài học tốt để người ta mua ALT. Vì sao thì nhìn AGF sẽ rõ.
Nhìn Công ty Hùng Vương mua nó sẽ rõ . Cũng như nhìn ACB vì sao không bán cp ALT ra .v.v. thì càng rõ .

3/ AGF thì 1 thời gian dài bị lỗ còn ALT thì chưa lỗ bao giờ .

4/ EPS của ALT cao hơn AGF .v.v.

5/ Khả năng chuyển đổi lợi nhuận cần có thời gian nhưng đầu tư dài hạn ai mà không biết :
sẻ bay cao cỡ nào cũng không bằng đại bàng bay thấp nhể. Tài sản của ALT ở Sài gòn ... nầy có thể được xem là Đại bàng chờ khai phá tiềm năng (khi so sánh giá thị trường với nội lực) .

6/ Tài sản ALT sở hữu thì vẫn như hầu hết các công ty khác thôi . Vấn đề là sở hữu tài sản BĐS lớn & gần nội thành chứ không ở vùng ven hay Thủ Đức - Bình Chánh - Q12 .v.v.
Tôi đã có đề nghị bên BGĐ ALT cung cấp Giấy chứng nhận sở hữu đất tuy nhiên họ nói đó là thông tin không công khai, cần hạn chế ... Điều nầy các công ty khác trên TTCK vẫn làm đấy thôi. Tôi sẽ cố gắng đề nghị họ phải công khai ...
[ bạn không nghĩ xem vì sao họ mua ALT rất nhiều với giá ~ 60,000 - 70,000 còn ta lại không dám mua ALT khi giá thị trường dưới 40,000 nhỉ ... ].
Để tăng khả năng chuyển đổi tiềm năng sẵn có (chứ không phải không có) thành tiền thật ALT mới cộng tác với Địa Ốc ACB dưới sự hậu thuẫn của Ngân hàng ACB & Công ty CP CK ACB .
.v.v.

7/ Giá trị chênh lệch của việc thuê giá đất công nghiệp là lợi thế cạnh tranh giúp ALT luôn có chi phí thấp hơn các công ty khác , nếu đem cho thuê thì cũng dễ sinh lợi hơn hẳn ...
Bạn có bao giờ thấy các đại gia .

8/ Nội lực tốt - Bản chất cp tốt & điều kiện thổi giá ALT là cực tốt ... thế chả phải hơn hẳn hầu hết các cp trên TTCK đó sao . Thổi giá trên những cp đểu - cp dỏm - nội lực tầm thường hoặc " giá thị trường đã cao hơn nội lực " ...

9/ Thứ 6 vừa rồi tôi đã góp ý ALT tìm cách có lời thêm ~ 15 - 30% lợi nhuận từ " Bao bì tự hủy sinh học " ... Mong là kết quả mỹ mãn trong thời gian tới .

10/ .v.v.

11/ .v.v.

.v.v.

Bao nhiêu đó là quá đủ cho 1 cái giá thị trường rẻ bèo như hiện nay. Thế bạn còn đòi hỏi gì nữa ?!!!!!!!!!!!!!!! Lòng tham nên có giới hạn :tongue2:

Thế còn muốn gì hơn nữa ?!!!!!!!!

TTTT1
02-03-2010, 11:11 PM
Thêm một quỹ đầu tư lớn vào Việt Nam


10:20 ngày 29/01/2010
Ngày 28/1, Saigon Asset Management (SAM), nhà quản lý đầu tư của hai quỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán Frankfurt, Đức là Vietnam Equity Holding (VEH) và Vietnam Property Holding (VPH), cho biết hiện SAM đang khởi động quỹ mới là Quỹ đầu tư thông minh - Smart Money.

Quỹ mới này sẽ đầu tư vào các dự án bất động sản, các công ty tư nhân chuẩn bị chuyển công ty thành đại chúng và các công ty niêm yết tại Việt Nam, kết nối những nhà đầu tư lớn và các chuyên gia trong mốt số lĩnh vực ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Theo ông Louis Nguyễn, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của SAM, những năm sắp tới là thời cơ tốt để đầu tư vào các công ty chuẩn bị thành công ty đại chúng và các tài sản bị định giá dưới giá trị thật.

SAM cũng nhận thấy cơ hội đầu tư xuất hiện nhiều vì Việt Nam hồi phục nhanh hơn các quốc gia khác sau cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu.


Theo baodatviet.vn




VN chủ toạ hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN

(Theo vietnamplus.vn (http://www.vietnamplus.vn/Home/VN-chu-toa-hoi-nghi-Bo-truong-kinh-te-ASEAN/20102/35904.vnplus) )
http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=37302&at=0&ts=300&lm=634029795702100000 Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Reuters)
Với vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng (http://anh.xalo.vn/celebrity/vip/V%C5%A9+Huy+Ho%C3%A0ng/1) đã điều hành hội nghị các bộ trưởng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không chính thức lần thứ 16, diễn ra ngày 27 và 28/2, tại Putrajay (Malaysia).

Trên cương vị chủ toạ hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phát biểu khai mạc hội nghị, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của ASEAN là thực thi đầy đủ cam kết và chương trình hợp tác kinh tế nội khối, hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

AEC sẽ không chỉ giúp ASEAN phát huy tốt nhất lợi thế của khu vực dựa trên ưu thế của từng thành viên mà còn là một bước cần thiết nhằm củng cố vững chắc uy tín và uy thế của ASEAN với các đối tác trên thế giới.

Đây là hội nghị cấp bộ trưởng kinh tế ASEAN đầu tiên diễn ra trong năm 2010 nhằm xác định kế hoạch, hướng đi và biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên kết nội khối cũng như thúc đẩy liên kết ngoại khối.

Tham dự hội nghị có các bộ trưởng kinh tế cùng nhiều quan chức cấp cao của 10 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.

Tại hội nghị lần này, các bộ trưởng đã tập trung thảo luận hướng hợp tác kinh tế chủ đạo của ASEAN trong năm 2010, theo đó tập trung nguồn lực nhằm sớm triển khai các thoả thuận liên kết quan trọng của hiệp hội, bao gồm Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 7 về dịch vụ ASEAN, trong năm 2010.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng khẳng định sẽ nỗ lực đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư.

Các đại biểu cũng thống nhất các biện pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nhằm thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác ngoại khối, các bộ trưởng đã thảo luận về vấn đề thực thi các cam kết trong khuôn khổ các khu vực tự do thương mại (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trong khu vực.

Đánh giá về hoạt động kinh tế của khu vực trong năm 2009, các bộ trưởng đều có chung nhận định rằng ASEAN đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy còn nhiều thách thức phía trước, song đến nay nhiều quốc gia trong khu vực đã tăng trưởng, trong đó có Việt Nam.

Nhân dịp này, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về xây dựng dự thảo Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo về phục hồi và phát triển bền vững tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7-9/4 tới./.

TTTT1
03-03-2010, 07:56 AM
Thứ 3, 02/03/2010, 15:40
Thị trường châu Á lên mức cao nhất trong 5 tuần
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/02/chauA2204.jpg

Thị trường lạc quan với thông tin tiêu dùng Mỹ, xuất khẩu Hàn Quốc và tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật. Đồng đôla Úc và đồng bảng Anh giảm giá.



Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,6% lên mức 119,64 điểm tại thị trường Tokyo, đây là mức cao nhất từ ngày 25/02/2010.
Đồng bảng Anh giảm giá đến ngày thứ 6 so với đồng USD, chỉ số S&P 500 tương lai không có nhiều thay đổi. Chỉ số Dow Jone Euro Stoxx 50 tăng 0,3%.
Tiêu dùng người Mỹ tăng trưởng, xuất khẩu Hàn Quốc tăng trưởng tháng thứ 4 liên tiếp, sản xuất Ấn Độ tăng mạnh nhất trong 1 năm rưỡi, tỷ lệ thất nghiệp Nhật bất ngờ giảm, đây là dấu hiệu cho thấy xuất khẩu hồi phục đang giúp người lao động hưởng lợi. Số liệu khiến nhà đầu tư lạc quan về khả năng tăng trưởng kinh tế ổn định.
Bà Shane Oliver, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại AMP Capital Investors, nhận xét: “Chúng tôi đang kỳ vọng đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ mạnh lên và đây sẽ là chỗ dựa quan trọng cho thị trường chứng khoán. Các chỉ số kinh tế liên tục biến động tốt và cho thấy sự phục hồi bền vững.”
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 0,49%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore tăng 0,21%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ 0,48%.
Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 1,3%, chỉ ố NZX 50 của thị trường New Zealand tăng 0,6%, chỉ số Bombay Stock Exchange hay còn gọi là chỉ số Sensex tăng 1,6% lên mức cao nhất trong 1 tháng.
Theo Dân Trí/Bloomberg






Thứ 4, 03/03/2010, 05:41


Thị trường Mỹ có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/03/thitruong2401.jpg

Nhà đầu tư lạc quan khi triển vọng lợi nhuận tại các ngân hàng sáng sủa hơn, thông tin về một loạt các vụ thâu tóm và khả năng vấn đề tài khóa Hy Lạp có diễn biến tốt.



Chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên gần mức cao nhất trong 6 tuần là 1.118,31 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2,19 điểm tương đương chưa đầy 0,1% lên mức 10.405,98 điểm.
Cứ 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm trên sàn New York.
Cổ phiếu của 7/10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 tăng điểm, chỉ số này nhờ thế đóng cửa ở mức cao nhất từ ngày 20/01/2010.
Cổ phiếu AT&T giảm điểm kéo cổ phiếu các công ty viễn thông giảm điểm sau khi ngân hàng HSBC hạ xếp hạng cổ phiếu này.
Cổ phiếu 16 ngân hàng thuộc chỉ số S&P 500 tăng 1,3% và ghi nhận mức tăng mạnh nhất so với cổ phiếu các nhóm ngành khác.

TTTT1
03-03-2010, 11:21 PM
Thứ 4, 03/03/2010, 11:53
Bắt đầu một chu kỳ tăng mới ?


Dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại thị trường, VN-Index tăng hơn 6 điểm trong phiên giao dịch sáng nay khi có tới 156 mã tăng giá vào cuối phiên.


st1\:*{behavior:url(#ieooui) } Báo Tuổi trẻ sáng nay đưa tin, theo các chuyên gia, việc cho phép các NH thương mại áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận với các khoản vay trung, dài hạn không đơn thuần giải quyết vấn đề tắc vốn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc mở rộng hơn cơ chế cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Như vậy, các NH có quyền thiết kế các sản phẩm cho vay với mục đích kinh doanh dài hơi hơn, cũng không loại trừ nguồn vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán.
Thời gian qua, thị trường bất động sản trầm lắng một phần do NH chỉ khuyến khích cho vay với các nhu cầu nhà ở thật sự. Khi được cho vay với thời gian dài, cũng có nghĩa người vay có thể nắm giữ chứng khoán, bất động sản dài hơn là phải lướt sóng như hiện nay.
Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (03/03), VN-Index tăng 6,32 điểm lên 507,32 điểm (mức tăng 1,26%). Khối lượng giao dịch phiên này đạt 37,83 triệu cổ phiếu, tương đương 1.546 tỷ đồng.
Sức mua vào cuối phiên tăng mạnh khiến 156 mã tăng giá (gấp đôi so với thời điểm đầu đợt 2), 29 mã giảm giá và 29 mã đứng giá. Không có mã nào giảm sàn.
Trong số 26 mã tăng trần vào cuối phiên, đáng chú ý có cổ phiếu PET của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO), mã này tăng trần 1.100 đồng lên 24.400 đồng/cp, khớp lệnh 1,5 triệu đơn vị;
KBC tăng trần trở lại lên 60.000 đồng/cp sau khá nhiều phiên lình xình tại mức giá từ 55 – 57 nghìn đồng/cp; HCM, ITA, VIP, VIS..tăng trần trong đó ngoài HCM, các mã còn lại đều có dư mua trần hơn 100.000 đơn vị vào cuối phiên; KBC, ITA giao dịch tăng đột biến lên trên 1 triệu đơn vị.
Trong nhóm bluechips, SSI, STB giao dịch trên 2,5 triệu đơn vị, SSI tăng 1.500 đồng lên 87.000 đồng/cp, trước đó đã có lúc giao dịch tại giá tham chiếu 85.5; STB tăng 400 đồng, các cổ phiếu ngân hàng khác như VCB, EIB tăng nhẹ, CTG giảm 600 đồng/cp.
Các cổ phiếu giảm giá phiên này là BVH, HLA, KSH, KHP, SCD…


http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/03/332010-120034-PM.png

Diễn biến Vn-Index (trái) và HNX Index (phải) trong ngày
Tại sàn Hà Nội, nhìn chung đà tăng điểm được duy trì trong suốt cả phiên giao dịch và HNX Index đã lần đầu trở lại mức 170 điểm kể từ ngày 15/1.
Tại thời điểm đóng cửa, HNX Index tăng 4,81 điểm (2,91%) lên 170,22 điểm. Toàn thị trường có 201 mã tăng, 34 mã đứng giá và 31 mã giảm.
Tổng cộng có 50 mã đóng cửa tại giá trần, trong đó có một số cổ phiếu lớn như BVS, VCG, VSP, HOM, VNR, HPC…
Nhóm Sông Đà và Vinaconex tiếp tục đà tăng với khá nhiều mã tăng mạnh như STL, SD3, SD7, SDA, SDP… V11, V12, VC5, VC6, VC7… Bên cạnh đó là những khác như PTS, DZM, CMC, VGS…
Giá trị giao dịch cũng trở lại trên mức 1.000 tỷ với 32,93 triệu đơn vị được khớp, trị giá 1.095 tỷ đồng. KLS được giao dịch với hơn 5,7 triệu đơn vị, tiếp đến là PVX (3,92 triệu), VCG (2,94 triệu), VGS (1,73 triệu)…

Phương Mai – Quốc Thắng

TTTT1
04-03-2010, 08:10 AM
Ông Lê Đức Thúy: CPI đang trong tầm kiểm soát
(04/03/2010 - 08:13 AM)

Mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng 25% và tăng tổng phương tiện thanh toán lên 25% so với năm ngoái là rộng rãi”. Nội dung trọng tâm của phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2, kết thúc hôm 3-3 là tập trung phân tích nguy cơ lạm phát và các giải pháp ứng phó.
Theo nhận định của Chính phủ, diễn biến tình hình từ đầu năm và dự báo những tháng tiếp theo cho thấy, việc “lạm phát tâm lý” có vẻ diễn biến nhiều hơn lạm phát thực tế vì các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Lạm phát không đột biến

Ông Lê Đức Thúy, theo chỉ định của Thủ tướng, lần đầu tiên xuất hiện tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ trong vai trò Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia để phân tích về diễn biến lạm phát và dự báo khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

Theo ông Thúy, tổng quát về tình hình 2 tháng đầu năm cho thấy, kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi tốt. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu tăng trưởng rất thấp, mức tăng tổng kim ngạch qua 2 tháng chỉ là 0,1%, tỷ trọng nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu còn cao (xấp xỉ 19,6% qua 2 tháng), trái phiếu nội tệ không đạt được mục tiêu trong quá trình phát hành do lãi suất thấp cũng là những tín hiệu đáng lưu ý. Thu ngân sách đã tăng trưởng ngay từ những tháng cuối năm 2009 và chi tiết kiệm, do vậy có thể không sử dụng hết mức bội chi giới hạn không quá 6,2% như mục tiêu đề ra.

Riêng về vấn đề lạm phát, ông Thúy khẳng định nếu chỉ xét về con số thì CPI 2 tháng qua không có gì là tăng.
Chính phủ và Bộ Tài chính khẳng định với báo giới chiều tối ngày 3-3 về việc giữ ổn định giá điện và giá bán than cho điện từ nay đến cuối năm. Như vậy, đề nghị của Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc tiếp tục tăng giá bán than cho điện trong quý4 năm nay chính thức bị bác bỏ
đột biến so với các năm (không tính 2 năm bất thường và suy thoái 2008, 2009). Theo đó, CPI tháng 2 của các năm 2003-2007 lần lượt tăng là 2,25%; 3%; 2,5%;2,1% và 2,2% kéo theo CPI 2 tháng các năm đó tăng tương ứng lần lượt là 3,1%; 4,1%, 3,6%; 3,3% và 3,2%. Nhưng các năm đó, mức lạm phát không cao và hoàn toàn trong tầm kiểm soát.

“Hai tháng đầu năm, mức tăng CPI thường chiếm 40-50% mức tăng CPI chung của cả năm nên chưa có gì đáng lo về lạm phát cao đang trở lại”, ông Thúy nói và cho biết đó là quan điểm của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; và sau đó trở thành kết luận của Thủ tướng ở phần cuối phiên họp Chính phủ.
Hơn nữa, người đứng đầu Ủy ban giám sát tài chính bổ sung rằng CPI tháng 3 thường tăng thấp hơn các tháng đầu năm hoặc giảm, nhưng chiều hướng CPI tháng 3 năm nay được dự báo là có thể tăng cao hơn bình thường so với các tháng cùng kỳ những năm trước do tác động của một số mặt hàng thiết yếu tăng giá, điều chỉnh tỷ giá... Ủy ban giám sát thì dự báo CPI tháng 3 vào khoảng 0,5% đến 1%, Bộ Tài chính dự báo tăng từ 0,5% đến 0,75% và Bộ Kế hoạch -Đầu tưcho rằng sẽ tăng khoảng 1%. “Do vậy, không nên hoang mang vì CPIđangtrong tầm kiểm soát và nhất là những ngày gần đây, giá cả đang giảm đi”, ông Thúynói.

Ông Thúy lưu ý Chính phủ rằng, vấn đề tối quan trọng hiện nay là kiểm soát chặt việc tăng giá các mặt hàng “ăn theo” giá điện một cách bất hợp lý. Ví dụ như giá thép sắp tới của một số công ty thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam dự kiến tăng thêm 10% do giá điện chiếm 10% trong tổng số chi phí đầu vào là bất hợp lý. “Vì giá điện chỉ tăng có 6,8%. Và việc tăng 6,8% trong tổng số 10% của đầu vào sản xuất thì không thể dẫn đến việc tăng giá đầu ra 10%”.
Không xài hết mức tăng trưởng tín dụng 25%

Đó cũng là nhận định của ông Thúy khi phân tích về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đang áp dụng cho thời điểm hiện tại và năm nay. “Mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng 25% và tăng tổng phương tiện thanh toán lên 25% so với năm ngoái là rộng rãi”. Lý do của nó là việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã và đang được áp dụng, việc cho vay hạn chế nhưng cũng phải cân nhắc việc thắt chặt thế nào để đầu năm không thắt quá mạnh rồi tới cuối năm lại nới lỏng, gây khó cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ kéo theo việc tăng trưởng vốn huy động rất thấp và hiện tỷ lệ huy động đang giảm qua 2 tháng đầu năm được ông Thúy cho rằng: “Tôi dự đoán tăng trưởng tín dụng năm nay nhiều nhất dưới 20%, thậm chí chỉ có thể tăng từ 10-12%. Như vậy, không dùng hết mức tăng trưởng tín dụng cho phép là 25%”. Tất nhiên, mức tăng này không nên quá thấp vì dư nợ tín dụng qua kênh ngân hàng là nơi đo độ cung cấp vốn cho nền kinh tế, dù mức tăng không đến mức 25% thì GDP vẫn có thể tăng 6,5%.

Ông Thúy nói Chính phủ cũng đồng tình với việc cơ bản ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm, không có điều chỉnh lớn để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước tình hình nguồn thu trái phiếu nội tệ giảm, để đảm bảo vốn đầu tư đầu vào cho nền kinh tế được trôi chảy, Bộ Tài chính sẽ tạm ứng ngân sách đầu tư từ Ngân hàng Nhà nước, các số tiền gửi của Kho bạc và Bảo hiểm nhà nước gửi ngân hàng theo hình thức cho vay ngắn hạn và trả lại theo đúng các quy định của pháp luật để không gây ảnh hưởng đến nguồn cung tiền.


Nguồn: TBKTSG

TTTT1
04-03-2010, 08:13 AM
S&P 500 lên mức cao nhất trong 1 tháng rưỡi
(04/03/2010 - 08:03 AM)

Thị trường đón nhận thêm thông tin cho thấy thị trường việc làm đang cải thiện, hiện tồn tại nỗi lo về khả năng quy định mới ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và công ty y tế. Cứ 4 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm trên sàn New York.
Chỉ số S&P 500 tăng chưa đầy 0,1% lên mức 1.118,79 điểm, như vậy so với mức đỉnh cao thiết lập vào tháng 1/2010, chỉ số này hiện chỉ còn giảm 2,7%.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 9,22 điểm tương đương 0,1% xuống mức 10.396,76 điểm.
ADP Employer Services công bố các công ty Mỹ sa thải 20 nghìn việc làm trong tháng 2/2010, mức thấp nhất trong 2 năm và dự báo việc làm trong lĩnh vực tư nhân có thể tăng trưởng trong tháng 3/2010.
Viện quản lý nguồn cung (ISM) công bố chỉ số của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực đóng góp 90% vào kinh tế Mỹ, tăng lên mức 53 từ mức 50,5 của tháng 1/2010, con số này như vậy cao hơn dự báo của giới chuyên gia.
Trong khảo sát kinh tế các vùng (Beige Book), FED nhận xét dù kinh tế cải thiện tại phần lớn các khu vực, nỗi lo về thị trường bất động sản thương mại và nhu cầu tín dụng vẫn còn rất lớn, thị trường lao động còn yếu.

Phiên hôm qua, thị trường tăng điểm ngay từ đầu phiên, đà tăng điểm được duy trì cho đến 2h chiều khi FED công bố khảo sát về tình hình kinh tế các vùng. Thị trường lo lắng khi FED nhận xét chưa mấy tích cực về thị trường lao động và bất động sản.
Báo cáo này khiến sự lạc quan của thị trường với báo cáo về lĩnh vực dịch vụ và việc làm được công bố trước đó giảm bớt. Chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên giảm 9 điểm.
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/04/0403.jpg

Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ phiên ngày 03/03(Nguồn: Google Finance)
Trước phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm 3 phiên liên tiếp vì thế đà tăng điểm chững lại cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Các chỉ số đứng ở mức cao nhất tính từ giữa tháng 1/2010. Từ giữa tháng 1/2010, chỉ số S&P 500 bắt đầu khoảng thời gian giảm điểm, mức giảm 9% do lo ngại thị trường trước đó đã tăng điểm quá nóng so với triển vọng kinh tế thực.
Môt nguyên nhân khiến thị trường tăng điểm phiên hôm qua chính là thông tin về một loạt các vụ sáp nhập doanh nghiệp. Hoạt động này chỉ có thể sôi nổi khi doanh nghiệp lạc quan về hướng đi của nền kinh tế.
Báo cáo của FED công bố vào buổi chiều khiến thị trường lo lắng về khả năng đà phục hồi kinh tế sẽ chậm lại khi nhu cầu đối với các khoản vay còn yếu và thị trường lao động đương đầu nhiều khó khăn.
Ông Tom Samuels, chuyên gia quản lý quỹ tại Palantir Fund ở Houston, cho biết hiện ông không nhìn thấy đủ dấu hiệu cho thấy số liệu kinh tế đã phục hồi mạnh để khiến nhà đầu tư lạc quan vào đà phục hồi của nền kinh tế.
Một loạt các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp gần đây khiến thị trường hy vọng vào khả năng doanh nghiệp sẽ tăng chi tiêu. Tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG vào đầu tuần đồng ý bán bộ phận kinh doanh tại châu Á cho Prudential với giá 35,5 tỷ USD.
Ông Nick Kalivas, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu tài chính tại MF Global ở Chicago, cho biết thông tin về vụ mua bán & sáp nhập trấn an nhà đầu tư rằng cổ phiếu đang không bị định giá quá mức bởi các công ty vẫn sẵn sàng theo đuổi các thương vụ.
Cổ phiếu nhóm ngành y tế giảm điểm vào cuối phiên sau khi Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội thông qua gói cải tổ ngành y tế mới của ông sau khi điều chỉnh với ý kiến của một số Thượng nghị sỹ **** Cộng hòa.
Chỉ số FTSE của thị trường Anh tăng 0,9%, chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,7%, chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp tăng 0,8%, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 0,3%.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Năm
8h30 sáng: Số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
8h30 sáng: Năng suất và chi phí lao động
10h sáng: Doanh số nhà chờ bán tháng 1/2010
Ngày thứ Sáu
8h30 sáng: Báo cáo về thị trường việc làm tháng 2/2010
3h chiều: Tín dụng tiêu dùng


Nguồn: Bloomberg,CNNMoney
http://i10.glitter-graphics.org/pub/1687/1687420i8j4tvv1uj.gif.http://i10.glitter-graphics.org/pub/1687/1687420i8j4tvv1uj.gifhttp://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

http://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

TTTT1
04-03-2010, 01:25 PM
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2009 bất ngờ giảm xuống Cập nhật lúc 18h27, ngày 29/01/2010




http://www.ktdt.com.vn/images_upload/small_192005.jpg Ảnh minh họa. KTĐT - Cơ quan thống kê Nhật công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2009 bất ngờ giảm xuống mức 5,1% từ mức 5,2%. Việc suy giảm này ngược hẳn với dự báo của giới chuyên gia.

Bộ Lao động Nhật công bố tỷ lệ việc làm/đơn xin việc tăng đến tháng thứ 4 liên tiếp, tỷ lệ ở mức 0,46 tương đương cứ 100 người nộp đơn xin việc thì có 46 việc làm.

Cơ quan thống kê Nhật công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2009 bất ngờ giảm xuống mức 5,1% từ mức 5,2%. Việc suy giảm này ngược hẳn với dự báo của giới chuyên gia.

Các công ty Nhật đang sa thải lao động với tốc độ chậm hơn khi xuất khẩu phục hồi trong năm 2009.

Tuy nhiên họ cũng không sẵn sàng tuyển dụng trở lại bởi lao động còn khá thừa, như vậy đây là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của thị trường việc làm nếu đến cũng sẽ phải sau một thời gian nữa.

Ông Nishioka, chuyên gia kinh tế trưởng tại RBS Securities Japan ở Nhật, nhận xét: “Thời kỳ xấu nhất đã qua. Thế nhưng các công ty chưa sẵn sàng tuyển dụng trở lại cho tới khi lợi nhuận của họ phục hồi mạnh.”

Đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 89,77 yên/USD từ mức 89,69 yên/USD trước khi báo cáo trên được công bố.

Bộ Lao động Nhật công bố tỷ lệ việc làm/đơn xin việc tăng đến tháng thứ 4 liên tiếp, tỷ lệ ở mức 0,46 tương đương cứ 100 người nộp đơn xin việc thì có 46 việc làm.

Báo cáo khác cho thấy cứ 100 người tìm việc thì có 87 thông báo tuyển dụng – mức cao nhất từ tháng 1/2009.

Các chuyên gia kinh tế coi đây như chỉ báo hàng đầu về thị trường việc làm.

Ông Yoshiki Shinke, chuyên gia kinh tế trưởng tại viện nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo, nhận xét: “Ít nhất thời kỳ xấu nhất đã qua, tuy nhiên tôi cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian tới.”


Theo Dân Trí/Bloomberg



Cập nhật lúc : 9:42 AM, 03/03/2010
Nhật Bản tăng ODA cho Việt Nam lên mức kỷ lục
http://vovnews.vn/avatar.aspx?ID=136363&at=0&ts=200&lm=634032062229470000
Cầu Cần Thơ - một trong những dự án thực hiện bằng vốn ODA Nhật Bản


Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp cho chính phủ Việt Nam 25,822 tỷ yen vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA) đợt 2 tài khóa 2009, sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2010.
Khoản vốn vay lần này đã đưa tổng cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 lên con số 145,613 tỷ yen, cao nhất từ trước đến nay.
Đây là nội dung công hàm về tăng khoản vốn vay ODA do Bộ trưởng Bộ Võ Hồng Phúc, thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Sakaba Mitsuo ký ngày 2/3 tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khoản vốn vay này sẽ được đầu tư cho 5 dự án trọng điểm là dự án xây dựng nhà ga hành khách-cảng hàng không quốc tế Nội Bài (12,607 tỷ yen); dự án đường Nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài (6,5 tỷ yen); dự án xây dựng cầu Cần Thơ (4,6 tỷ Yên); dự án khôi phục quốc lộ 1 giai đoạn 3, đoạn Cần Thơ-Cà Mau (1,03 tỷ yen); dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (1,005 tỷ yen).
Tại lễ ký bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói: “Những khoản vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ chỉ đạo sát sao các chủ dự án được đầu tư để hoàn thành đúng tiến độ, mang lại những hiệu thiết thực mà ngồn vốn vay mang lại.”
Đại sứ Sakaba Mitsuo cũng khẳng định, khoản vốn vay ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam tăng lên con số kỷ lục đã phần nào thể hiện về mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. "Chúng tôi sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong những giai đoạn phát triển tiếp theo," ông nói./.
TTXVN

TTTT1
04-03-2010, 01:34 PM
Tỷ lệ thất nghiệp 1/2010 tại Nhật bất ngờ giảm xuống 4,9%
10:11 02/3/2010

(http://infotv.vn/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL2luZm90di52bi9xdW9jLXRlLzQyNDA3LXR5L WxlLXRoYXQtbmdoaWVwLXRhaS1uaGF0LWJhdC1uZ28tZ2lhbS1 4dW9uZy00OQ%3D%3D)

(InfoTV) - Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng Một bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong mười tháng qua do nền kinh tế tạo thêm việc làm nhiều nhất trong ba mươi năm trở lại đây.


Tỷ lệ người không có việc làm giảm xuống còn 4,9% từ mức đã chỉnh sửa là 5,2% của tháng 12, cơ quan thống kê quốc gia Nhật công bố hôm nay tại Tokyo.

Một báo cáo khác cho biết các hộ gia đình đã tăng chi tiêu tiêu dùng tháng thứ sáu liên tiếp, dấu hiệu cho thấy việc xuất khẩu phục hồi mạnh đã bắt đầu có tác dụng tích cực. Tiêu dùng hộ gia đình tăng 1,7% trong tháng Một.

Nền kinh tế tạo thêm 540.000 việc làm trong tháng Một, mức nhiều nhất kể từ năm 1973.

Một dấu hiệu khác cho thấy thị trường việc làm đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất: tỷ lệ việc làm trên ứng viên tăng lên 0,46, có nghĩa là có 46 vị trí cho mỗi 100 ứng viên tìm việc, bộ Lao động Nhật cho biết.

Một số báo cáo đưa ra trong tuần qua cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật có thể tiếp tục tăng thêm nữa trong quý đầu tiên của năm 2010. Xuất khẩu tăng với tốc độ mạnh nhất trong ba mươi năm vào tháng Một trong khi sản lượng công nghiệp cũng tăng nhanh nhất kể từ tháng Năm năm ngoái.

InfoTV (http://infotv.vn/quoc-te/42407-ty-le-that-nghiep-tai-nhat-bat-ngo-giam-xuong-49/) (Theo Bloomberg)



Thứ tư, 3/3/2010, 19:57 GMT+7
Thanh tra quản lý giá cả xăng dầu



Việc quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu xăng dầu và thép tại Bộ Công thương là một trong 8 dự án đang được Thanh tra Chính phủ triển khai năm 2010.
Chiều nay, không tiết lộ nội dung cụ thể kế hoạch thanh tra xăng dầu nhưng Phó tổng thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho biết, sẽ tập trung vào việc nhập khẩu, giá cả và phân phối hàng này nhằm chấn chỉnh những lệch lạc trong quản lý.
"Đây là vấn đề quan trọng, Chính phủ rất quan tâm. Nhất là quy trình nhập xăng, rồi quản lý ngoại tệ, tỷ giá...", ông Bình trả lời VnExpress.net trong cuộc họp báo.
7 cuộc thanh tra khác cũng được Thanh tra Chính phủ triển khai trong năm nay là: dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; việc chấp hành chính sách, pháp luật tại tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt; thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội; quản lý lưu thông thuốc quốc gia phục vụ phòng chữa bệnh cho nhân dân...
Theo ông Mai Quốc Bình, kế hoạch thanh tra tập đoàn công nghiệp tầu thủy Vinashin đặt ra từ năm 2009, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vẫn tiến hành. Chỉ có điều, nó sẽ chậm lại so với thời điểm dự kiến.
"Hiện, Ủy ban Kiểm tra trung ương đang làm việc tại tập đoàn này. Cùng một lúc có hai đơn vị tới kiểm tra sẽ gây khó cho doanh nghiệp nên Thanh tra Chính phủ lùi một bước. Còn kế hoạch không có gì thay đổi", ông Bình giải thích.
Từ tháng 6, việc thanh tra Vinashin sẽ bắt đầu. "Nội dung sẽ tập trung vào diễn biến tài chính của tập đoàn này như mức độ đầu tư, nợ vay ngân hàng, khả năng thanh toán các khoản nợ... cũng như mua sắm thiết bị có phát huy hiệu quả không...Theo báo cáo sơ bộ, tình hình kinh doanh đầu tư ra ngoài ngành của Vinashin là khá lớn", Phó tổng thanh tra cho biết.
Năm nay, Thanh tra Chính phủ quyết tâm làm việc không chỉ tốt mà là xuất sắc để kỷ niệm 60 năm thành lập. Trong đó, quyết tâm giải quyết 70-80% các vụ khiếu nại, tố cáo tồn tại dai dẳng nhiều năm qua, thậm chí suốt 20 năm.
Tháng 1 và 2, một nửa trong số 6 cuộc thanh tra ra kết luận đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất phê chuẩn. Đó là thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất ở Quảng Bình; quản lý và khai thác khoảng sản ở Nghệ An; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, thực hiện các dự án khu công nghiệp, khu dân cư, thể thao du lịch ở Đồng Nai.
Qua đó phát hiện một số vi phạm như: cấp phép khoáng sản không đúng thẩm quyền, không đúng quy hoạch; công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa chặt chẽ, quy hoạch sử dụng dàn trải, không phù hợp với thực tế, giao đất tái định cư sai đối tượng...
Hai tháng qua, các bộ ngành và địa phương cũng đã triển khai hơn 760 cuộc thanh tra, kết thúc gần 300 cuộc. Tổng số sai phạm bị phát hiện hơn 47 tỷ đồng, và 170 ha đất. 22 tập thể và 56 cá nhân bị kiến nghị xử lý hành chính, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ và 8 cá nhân.

Hoàng Khuê

TTTT1
04-03-2010, 03:07 PM
16:54 26/2/2010
Việt Nam sẽ là nước có tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất trong năm 2010



http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:p5zqePBLBdS5eM:http://i580.photobucket.com/albums/ss246/navi_astro/viet-nam.jpg (http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://i580.photobucket.com/albums/ss246/navi_astro/viet-nam.jpg&imgrefurl=http://my.opera.com/SiMeLo/blog/2009/02/21/viet-nam-bai-tho-ben-song-bien-dong&usg=__nnyuqMFDIMpao9ApUOBlaAAHXxg=&h=964&w=763&sz=282&hl=vi&start=60&itbs=1&tbnid=p5zqePBLBdS5eM:&tbnh=148&tbnw=117&prev=/images%3Fq%3Dviet%2Bnam%26start%3D40%26hl%3Dvi%26s a%3DN%26gbv%3D2%26ndsp%3D20%26tbs%3Disch:1)(InfoTV )
- Hãng tư vấn Grant Thornton International vừa đưa ra điều tra xếp hạng Việt Nam là nước đứng đầu về tỷ lệ số công ty dự tính sẽ có lợi nhuận tăng trong năm 2010.

Bảng xếp hạng này được dựa trên điều tra 7.400 giám đốc các công ty tư nhân vừa và lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ sạch, thực phẩm và nước giải khát, dịch vụ, giao thông, chế biến, bán lẻ, dịch vụ tài chính, y tế, và công nghệ, tại 36 nước để xác định nơi có tiềm năng phát triển nhất trong năm 2010.

Việt Nam có điểm xếp hạng cao nhất trong ba hạng mục là việc làm, thu nhập và lợi nhuận. Các hạng mục khác bao gồm sự lạc quan (với Chile thứ nhất và Việt Nam thứ 4) cũng như xuất khẩu và nghiên cứu và phát triển.

Trong số 150 công ty được Grant Thornton điều tra tại Việt Nam, 95% tin tưởng sẽ có doanh thu lớn hơn và 92% cho biết lợi nhuận sẽ tăng trong năm 2010. Mức trung bình toàn cầu tương ứng là 54% và 47%.

Một điều tra khác của HSBC với các công ty vừa và nhỏ cũng xếp hạng Việt Nam đứng đầu về lòng tin kinh doanh tại châu Á.

Ken Atkinson của Grant Thornton Vietnam tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: "Mọi người đều khá lạc quan về năm nay. Tôi cho rằng nhiều công ty sẽ hoạt động hết năng suất trong năm nay hơn năm ngoái".

Không như nhiều nước khác, Việt Nam có một năm 2009 khá thành công với mức tăng trưởng GDP là 5,3%, tỷ lệ thất nghiệp thấp và chi tiêu tiêu dùng mạnh, tăng tới 20% tại một số khu vực.

Ngoài Việt Nam, nhiều công ty tại Ấn Độ, Philippines, Braxin và Chile cũng dự đoán sẽ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2010. Trung Quốc là nước có tỷ lệ các công ty dự định thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nhiều nhất, nhưng lại chỉ có chưa tới một nửa các công ty cho rằng lợi nhuận sẽ tăng.

Tại Mỹ và Anh cũng chỉ có khoảng 50% các công ty cho rằng sẽ có lợi nhuận và doanh thu cao hơn trong năm nay.

Nhật Bản là nước có triển vọng thấp nhất. Gần ba phần tư các công ty cho rằng lợi nhuận sẽ giảm hoặc không tăng, trái ngược hẳn với các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á. Nhật và Đức xếp hạng cuối trong hạng mục khả năng tiếp cận tài chính.
InfoTV (http://infotv.vn/quoc-te/42300-viet-nam-se-la-nuoc-co-tang-truong-loi-nhuan-lon-nhat-trong-nam-2010)
(Theo BusinessWeek)
.....................http://files.myopera.com/CAROBI/albums/182262/dsc_9796.jpg

TTTT1
04-03-2010, 09:35 PM
Giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng
04/03/2010 09:09:52




http://******************.vn/images/tintuc/20100304091109banle.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFAGIG/gia-thue-mat-bang-ban-le-tang.html#)
Giá thuê mặt bằng khu trung tâm vẫn tăng dù buôn bán đầu năm ế ẩm.
Bất chấp sức mua của thị trường bán lẻ đang giảm sút, giá cho thuê mặt bằng để mở cửa hàng trong tháng 3, dự kiến tăng 30%.


Ông Nguyễn, chủ hệ thống cửa hàng bán các loại túi xách thời trang với hơn 20 điểm bán trên địa bàn TP.HCM, than: “Một số chủ nhà thông báo sẽ tăng giá cho thuê mặt bằng”. Đơn cử: mặt bằng trên đường Nguyễn Trãi (quận 1) sẽ tăng thêm 200 USD/tháng, đường Lê Văn Sỹ tăng thêm 100 USD/tháng và đường Cách Mạng Tháng Tám tăng thêm 1 triệu đồng/tháng.

Nhiều lý do tăng giá

Nguồn cung văn phòng cho thuê tăng

Thị trường văn phòng cho thuê có mức tăng trưởng mạnh mẽ, với nguồn cung tăng 38% trong năm 2009.

Trong đó có sáu toà nhà hạng A và 31 toà nhà hạng B với tổng diện tích trên 475.000m² được đưa vào sử dụng trong quý 4/2009.

Tuy nhiên thời gian gần đây, giá thuê tại đây giảm nhẹ: hạng A dao động từ 55 - 60 USDm², hạng B còn khoảng 30 USD/m²/tháng.

Theo dự báo của Savills Việt Nam, trong năm 2010 sẽ có khoảng 240.000m² văn phòng cho thuê các hạng được đưa vào sử dụng, trong đó có tới 60% nguồn cung mới này tập trung ở quận 1.
“Chợ” bán quần áo thời trang Saigon Square mới khai trương vào cuối năm 2009 trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) chưa mở cửa bán hàng trở lại đầy đủ, nhưng một số quầy đã treo biển cho thuê hoặc sang sạp. So với giá gốc, giá cho thuê lại cao hơn khoảng 3 triệu đồng/tháng. Tương tự, tầng 3 trung tâm thương mại An Đông Plaza mở khu bán sỉ và lẻ thời trang vào quý 3/2009, nay một số quầy đang tìm khách cho thuê chỗ bán hàng, với giá cho thuê trên dưới 1.000 USD/quầy.

Bà Phương, người có quầy ở Saigon Square nói lý do phải nhượng chỗ kinh doanh do “lượng khách đến mua sắm không đạt doanh thu như mong muốn”, nên phải thu gọn số điểm bán hàng. Đúng như bà Phương nói, từ sau Tết sức mua có xu hướng giảm ở các siêu thị, cửa hàng, quầy sạp chợ. Thế nhưng giá mặt bằng cho thuê lại luôn “leo thang”.

Kết quả khảo sát của công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE) về thị trường bất động sản bán lẻ cho thấy, hiện nay thị trường mặt bằng bán lẻ của TP.HCM có khoảng 493.000m² cho tất cả các loại hình. Giá thuê trong quý 1/2010 có chiều hướng tăng nhẹ. Trong đó, giá thuê cao nhất đạt mốc 220 USD/m2/tháng cho ki-ốt trong Diamond Plaza (quận 1). Dự báo, cả năm 2010, diện tích mặt bằng bán lẻ sẽ có thêm 127.700m2 sàn mới, chiếm gần 50% tổng nguồn cung mới sẽ nằm ở quận 1.

Cung lẫn cầu tăng mạnh

Theo dự báo từ các công ty kinh doanh bất động sản, đến năm 2013 tổng nguồn cung bán lẻ tại TP.HCM sẽ lên đến 740.000m2, tăng gấp ba lần so với hiện tại. Riêng năm 2010, bộ mặt của ngành bán lẻ thành phố sẽ có những thay đổi khi những trung tâm thương mại có diện tích lớn ra đời. Trong khi đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ khu vực ngoài trung tâm thành phố cũng sẽ tăng 50% trong năm 2010 và tăng gấp bảy lần trong năm 2013.

Công ty CBRE cho biết, từ nay đến năm 2013, hàng loạt dự án bất động sản có quy mô lớn dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động. Đơn cử: dự án Everich (đường 3-2, quận 11) có tổng diện tích 24.000m2 sẽ được khai trương trong quý 1/2010; dự án Vincom Center (đường Lê Thánh Tôn, quận 1) có tổng diện tích sàn lên đến 48.000m2 khánh thành ngày 30/4/2010...

Có ý kiến lo ngại rằng, với số lượng diện tích mặt bằng bán lẻ hoàn thành trong vòng ba năm tới, nguy cơ “bội thực” thị trường này là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhu cầu thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm đang ở mức cao, đẩy giá cho thuê dù khá cao vẫn không còn chỗ trống. Chẳng hạn dự án Vincom Center (đường Lê Thánh Tôn, quận 1) do công ty Vincom JSC làm chủ đầu tư, dù tháng 4/2010 mới khai trương, song hiện đã có hơn 80% diện tích được khách hàng đăng ký thuê.

Đề cập đến vấn đề này, các nhà đầu tư cũng tỏ ra không lo lắng, vì với gần 9 triệu dân, TP.HCM được xếp vào nhóm đô thị lớn của thế giới. Theo một kết quả điều tra của các công ty chuyên quản lý bất động sản, 30% số người có thu nhập ổn định có nhu cầu mua sắm ở các trung tâm thương mại lớn. Do vậy các chuyên gia dự báo, mặt bằng phục vụ bán lẻ sẽ phát triển ổn định và là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, việc những nhà kinh doanh nước ngoài mở kênh phân phối tại Việt Nam sẽ tác động khá lớn đến giá cả mặt bằng bán lẻ.

Theo SGTT
.....................................http://dl6.glitter-graphics.net/pub/701/701366ei48x7px5c.gif

TTTT1
04-03-2010, 11:21 PM
VN-Index khẳng định xu thế tăng điểm
04/03/2010 11:31:20


http://******************.vn/images/tintuc/20100304113207VN-Index-2010-03-04.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFAHJH/vn-index-khang-dinh-xu-the-tang-diem.html#) (ĐTCK-online) Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện qua từng phiên đã giúp nhà đầu tư tự tin hơn vào xu hướng tăng điểm của thị trường và mạnh dạn giải ngân. Chính điều này đã giúp VN-Index duy trì được đà tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 4/3, cùng với đó, giá trị giao dịch tăng mạnh lên trên hơn 2.000 tỷ đồng.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 3,61 điểm lên 510,93 điểm (tăng 0,71%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.994.410 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 182,86 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 139 mã tăng (13 mã tăng trần), 55 mã đứng giá, 20 mã giảm giá (1 mã giảm sàn).
Đợt khớp lệnh liên tục diễn ra khá sôi động khi bên mua kỳ vọng giá tiếp tục tăng và mạnh dạn đẩy mạnh mua vào, còn bên bán đạt lợi nhuận kỳ vọng cũng không còn găm hàng. Khối lượng khớp lệnh tăng khá nhanh.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 5,6 điểm, lên 512,92 điểm (tăng 1,10%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 42.009.840 đơn vị, giá trị giao dịch 1.916,48 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/03/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 511,91 điểm, tăng 4,59 điểm (+0,9%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 47.852.720 đơn vị, tăng 32,36% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.166,665 tỷ đồng, tăng 46,99%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 3.109.950 đơn vị, với tổng giá trị hơn 145,9 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 50.962.670 đơn vị (+34,71%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.312,564 tỷ đồng (+49,55%).
Trong tổng số 214 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 124 mã tăng (15 mã tăng trần), 47 mã giảm (2 mã giảm sàn), 43 mã đứng giá. Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 5 mã tăng, 4 mã giảm, 1 mã đứng giá.
Cụ thể, HAG tăng kịch trần 3.500 đồng/cổ phiếu (+4,43%), đạt 82.500 đồng. VIC tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (+2,25%), đạt 91.000 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,16%), đạt 87.500 đồng.
CTG tăng 600 đồng/cổ phiếu (+1,89%), đạt 32.400 đồng. PVF tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,33%), đạt 30.800 đồng. BVH là mã duy nhất giữ nguyên mức giá tham chiếu là 42.900 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,43%), còn 23.300 đồng. STB giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,24%), còn 23.800 đồng. VCB giảm 700 đồng/cổ phiếu (-1,46%), còn 47.100 đồng. MSN giảm 800 đồng/cổ phiếu (-1,83%), còn 43.000 đồng.
Mã SSI dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 2,3 triệu đơn vị (chiếm 4,88% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 88.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.000 đồng (+1,15%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 19,33% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là KSS với mức tăng 5,00% lên 48.300 đồng (tăng 2.300 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 339 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm hết biên độ cho phép là 5%, APC đóng cửa ở mức 26.600 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì HAG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng lên mức 82.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 2,07 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, mã VNS lại giảm tới 2.500 đồng xuống còn 52.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 255 nghìn đơn vị.
Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng và 3 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 đứng ở giá tham chiếu là 13.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng lên 8.600 đồng (+2,38%). MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 5.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 5.900 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 77 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.676.310 đơn vị, bằng 3,50% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, VNM được họ mua vào nhiều nhất với 347.850 đơn vị, chiếm 82,23% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như DPM (259.810 đơn vị), CTG (173.350 đơn vị), PVD (130.370 đơn vị) và FPT (127.800 đơn vị).
Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là IMP (91,71%), VNM (82,23%), DHG (67,66%), VSC (67,59%) và TMT (61,02%).


...



Quang Sơn

TTTT1
05-03-2010, 08:36 AM
Thứ Sáu, 05/03/2010 | 07:20


S&P 500 thẳng tiến phiên thứ 5





http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8698(Vietstock) – Chứng khoán Mỹ khép lại phiên giao dịch ngày Thứ Năm 04/03 đầy biến động trong sắc xanh cùng với sự cải thiện của doanh số bán lẻ và thị trường việc làm. Ba chỉ số chính mở cửa tăng điểm và hơi chệnh choạng vào giữa ngày, nhưng nỗ lực leo cao vào buổi chiều, đặc biệt là trong giờ giao dịch cuối.
Trong khi đó, đồng USD mạnh đã ảnh hưởng hưởng đến giá cả hàng hóa cũng như cổ phiếu của các công ty đa quốc gia.
Giới tuyển dụng Mỹ ít sa thải nhân viên hơn
Số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần giảm xuống 469,000 người từ mức 498,000 người trong tuần trước, khả quan hơn dự đoán giảm xuống 470,000 người từ các nhà kinh tế.
Số người thuộc diện nhận trợ cấp thất nghiệp giảm từ mức đã được điều chỉnh 4.634 triệu người xuống 4.5 triệu người, thấp hơn dự đoán giảm xuống 4.6 triệu người.
Theo dự kiến, chính phủ sẽ công bố bản báo cáo việc làm trước giờ mở cửa phiên giao dịch ngày Thứ Sáu. Các nhà kinh tế dự đoán giới tuyển dụng đã cắt giảm khoảng 65,000 việc làm trong Tháng 2, cao hơn nhiều so với mức 20,000 việc làm vào tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp cùng kỳ được dự đoán tăng từ 9.7% lên 9.8%.
Thị trường nhà ở vẫn ảm đạm, doanh số bán lẻ và đơn đặt hàng khả quan
Theo Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản quốc gia (NAR), doanh số nhà chờ bán Tháng 1 lao dốc tới 7.6%, xấu hơn rất nhiều so với dự đoán do các cơn bão tuyết khắc nghiệt ở vùng bờ biển phía Đông.
Đây là một kết quả khá bất ngờ bởi đa số các nhà kinh tế đều dự đoán chỉ báo này sẽ tăng 1% sau khi đạt được mức tăng trưởng 0.8% trong Tháng 12/2009.
Doanh số bán hàng Tháng 2 của các nhà bán lẻ tăng mạnh tới 4%, đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp, đồng thời là tháng tăng mạnh nhất kể từ Tháng 11/2007.
Số đơn đặt hàng tại các nhà máy cũng tăng 1.7% trong Tháng 1, thấp hơn mức dự đoán 1.8% nhưng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng Tháng 1 sau điều chỉnh là 1.5%.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8699 http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8700 http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8701


Nguồn: Reuters
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 47.38 điểm (0.46%) lên 10,444.14 điểm. Chỉ số S&P 500 nhận thêm 4.18 điểm (0.37%) lên 1,122.97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 11.63 điểm (0.51%) đóng cửa tại 2,292.31 điểm.
Diễn biến của thị trường trong tuần qua khá khả quan với S&P 500 tăng 1.7% và Dow Jones trở lại tăng điểm trong năm 2010.
Dù vậy, hiện S&P 500 vẫn còn giảm 2.4% so với mức cao 15 tháng xác lập ngày 19/01 sau khi điều chỉnh giảm hơn 8% tính đến ngày 08/02.
Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.61% xuống 3.6%; đồng USD tăng so với đồng EUR và đồng JPY, từ đó tác động đến giá cả hàng hóa.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 4 trên sàn NYMEX giảm 66 cent xuống 80.21 USD/thùng, giá vàng COMEX giao Tháng 5 hạ 11.30 xuống 1,132.6 USD/oz.
Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm nhẹ sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) giữ nguyên lãi suất lần lượt ở mức 1% và 0.5% đúng như đa số các dự đoán trước đó.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0.11%, chỉ số DAX của Đức hạ 0.39% và chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0.37%. Thị trường chứng khoán Châu Á chìm trong sắc đỏ sau bốn ngày phục hồi liên tiếp.
Phạm Thị Phước (Theo Reuters, CNN Money)

TTTT1
05-03-2010, 09:20 AM
Asia Region
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME S&P ASIA 50 INDEX CME (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SAXCME:IND)2,921.8828.430.98%21:07 MSCI ASIA APEX 50 (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=MXAPEXA:IND)736.027.411.02%21:07 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Japan
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME TOPIX INDEX (TOKYO) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPX:IND)911.8814.241.59%20:47 TOPIX CORE 30 IDX (TSE) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPXC30:IND)516.207.441.46%20:48 TOPIX LARGE 70 IDX (TSE) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPXL70:IND)872.0215.141.77%20:48 TOPIX 500 INDEX (TSE) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPX500:IND)722.1311.531.62%20:48 TOPIX SMALL INDEX (TSE) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPXSM:IND)902.6711.311.27%20:48 TOPIX MID 400 INDX (TSE) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPXM400:IND)923.8815.431.70%20:48 TOPIX 100 INDEX (TSE) (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TPX100:IND)638.179.971.59%20:48 TSE2 TOPIX 2ND SECT INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TSE2:IND)2,096.756.530.31%20:48 NIKKEI 225 (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NKY:IND)10,362.33216.612.13%20:47 NIKKEI 300 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NEY:IND)185.662.961.62%20:48 NIKKEI 500 (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NKY500:IND)861.2514.271.68%20:48 JASDAQ: STOCK INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=JSDA:IND)51.420.581.14%20:47 NIKKEI JASDAQ (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NKYJQ:IND)1,219.141.990.16%20:47 TSE REIT INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TSEREIT:IND)915.153.090.34%20:48 TSE MOTHERS INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TSEMOTHR:IND)413.731.160.28%20:48 OSAKA SE HERCULES INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=JHERINX:IND)575.673.490.61%21:01 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Hong Kong
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME HANG SENG INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSI:IND)20,820.97245.191.19%20:52 HANG SENG COMPOSITE INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSCI:IND)2,932.9231.751.09%20:52 S&P/HKEx LargeCap Index (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HKSPLC25:IND)24,148.60-298.88-1.22%03/04 S&P/HKEx GEM Index (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HKSPGEM:IND)746.02-3.09-0.41%03/04 HS FREEFLOAT COMP INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSFCI:IND)3,138.3635.031.13%20:52 HANG SENG HK FREEFLT IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSHFCI:IND)2,290.1227.311.21%20:52 HANG SENG CHINA ENT INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSCEI:IND)11,915.89140.831.20%20:52 HANG SENG CHINA AFF.CRP (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSCCI:IND)4,041.4941.751.04%20:52 HS MAINLAND FREEFLOAT IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSMFCI:IND)6,636.3871.831.09%20:52 HANG SENG 50 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSF50:IND)2,930.9734.001.17%20:52 HANG SENG HK 25 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSFHK25:IND)2,166.2727.161.27%20:52 HANG SENG MAINLAND25 IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=HSFML25:IND)7,294.7781.341.13%20:52 HANG SENG H-FINANCIALS (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=H-FIN:IND)16,277.55185.411.15%20:52 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
China
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME CSI 300 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SHSZ300:IND)3,253.923.350.10%20:52 SHANGHAI SE A SHARE INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SHASHR:IND)3,170.520.290.01%20:52 SHANGHAI SE B SHARE INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SHBSHR:IND)250.371.000.40%20:52 SHENZHEN SE A SHARE INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SZASHR:IND)1,216.180.130.01%20:52 SHENZHEN SE B SHARE INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SZBSHR:IND)610.132.670.44%20:52 SHANGHAI SE COMPOSITE IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SHCOMP:IND)3,024.501.120.04%20:52 SHENZHEN SE COMPOSITE IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SZCOMP:IND)1,158.600.200.02%20:52 SHANGHAI SE 180 A SHR IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SSE180:IND)7,026.643.290.05%20:52 SHANGHAI SE 50 A-SHR IDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SSE50:IND)2,263.241.320.06%20:52 SHENZHEN G-SHARES (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SZNCOMP:IND)5,178.404.830.09%20:52 SHANGHAI G-SHARES (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SHNCOMP:IND)2,559.37-0.26-0.01%20:52 SSE COMPONENT STOCK IX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SICOM:IND)12,342.4429.550.24%20:52 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Taiwan
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME TAIWAN TAIEX INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TWSE:IND)7,669.0399.231.31%21:07 TAIWAN GRE TAI EXCHANGE (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TWOTCI:IND)134.351.871.41%20:48 TSEC TAIWAN 50 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=TW50:IND)5,285.7974.741.43%20:53 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
South Korea
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME KRX 100 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KRX100:IND)3,448.1327.470.80%20:46 KOSPI INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KOSPI:IND)1,631.0712.870.80%20:45 KOSPI 200 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KOSPI2:IND)213.751.840.87%20:46 KOREA KOSPI 100 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KOSPI100:IND)1,601.7613.860.87%20:46 KOREA KOSPI 50 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KOSPI50:IND)1,421.4711.830.84%20:46 KOSDAQ INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KOSDAQ:IND)509.541.950.38%20:46 KOSDAQ STAR INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KOSTAR:IND)1,255.146.010.48%20:46 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Australia
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME S&P/ASX 200 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=AS51:IND)4,771.3020.800.44%21:08 S&P/ASX 300 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=AS52:IND)4,763.7021.000.44%21:07 ALL ORDINARIES INDX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=AS30:IND)4,777.4019.800.42%21:07 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
New Zealand
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME NZX 50 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NZSE50FG:IND)3,218.224.660.15%20:46 NZX TOP 10 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NZSE10:IND)856.351.330.16%20:38 NZX 15 GROSS INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NZSX15G:IND)5,763.1412.500.22%20:39 NZX ALL INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=NZSE:IND)758.800.560.07%20:40 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Pakistan
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME KARACHI 100 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KSE100:IND)9,511.5392.100.98%03/04 KARACHI 30 INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KSE30:IND)9,968.78119.071.21%03/04 KARACHI ALL SHARE INDEX (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=KSE:IND)6,726.1665.080.98%03/04 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Sri Lanka
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

INDEXVALUECHANGE%CHANGETIME SRI LANKA COLOMBO ALL SH (http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=CSEALL:IND)3,805.8531.820.84%03/04 http://cdn.images.bloomberg.com/r06/global/odot.gif http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/tl.gif
Thailand
http://cdn.images.bloomberg.com/r06/markets/bl.gif

TTTT1
05-03-2010, 09:30 AM
Thứ ba, 2/3/2010, 20:27 GMT+7
GDP quý I có thể tăng 5,7-5,9% so với 2009



Căn cứ vào các chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản vừa công bố, Tổng cục Thông kê (GSO) cho rằng tổng sản phẩm trong nước 3 tháng đầu năm có thể tăng cao hơn so với cùng kỳ 2009.
Theo dự báo của GSO, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2010 theo giá so sánh của năm 1994 dự kiến tăng 5,6-5,8% so với cùng kỳ 2009. Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tăng 13,5-13,8% do các điều kiện kinh tế trong nước và thế giới hiện đã tốt hơn nhiều so với giai đoạn đầu năm 2009.
Chỉ số kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm - Chỉ số giá tiêu dùng (http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/02/3BA19193/) (CPI) - Xuất - nhập khẩu (http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/02/3BA19193/) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/03/3BA19395/) (FDI)Với lực đẩy là khả năng sản xuất và sức mua của người tiêu dùng đã được cải thiện, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế quý I/2010 dự kiến tăng khoảng 24% so với cùng kỳ 2009.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, với những yếu tố nêu trên, tổng sản phẩm trong nước trong 3 tháng đầu năm có thể tăng khoảng 5,7-5,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,1% của quý I/2009, khi mà nền sản xuất trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, dự báo của GSO cũng cho rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 14,2 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Nhập khẩu quý I dự kiến đạt 16,8 tỷ USD, đưa con số nhập siêu lên khoảng 2,6 tỷ USD, bằng 18,3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhật Minh




http://www.bloomberg.com/markets/stocks/wei_region3.html

TTTT1
05-03-2010, 10:35 AM
(http://en.infotv.vn/kinh-doanh-dau-tu/thuong-mai-dich-vu/42527-tphcm-du-kien-tang-truong-gdp-11-giai-doan-2011-2015) 06:50 05/3/2010

TPHCM dự kiến tăng trưởng GDP 11% giai đoạn 2011-2015

(http://en.infotv.vn/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL2VuLmluZm90di52bi9raW5oLWRvYW5oLWRhd S10dS90aHVvbmctbWFpLWRpY2gtdnUvNDI1MjctdHBoY20tZHU ta2llbi10YW5nLXRydW9uZy1nZHAtMTEtZ2lhaS1kb2FuLTIwM TEtMjAxNQ%3D%3D)

http://en.infotv.vn/images/stories/tbtphu/sieuthi5%284%29.jpgGDP bình quân trên đầu người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 4.700 USD vào năm 2015.

Theo cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh, chiều qua (3/3), Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã làm việc với Ban biên tập chuyên đề kinh tế chuẩn bị văn kiện Đại hội **** bộ TP khóa IX.

Sau khi nghe báo cáo của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và góp ý của các thành viên Ban Biên tập chuyên đề, Chủ tịch Lê Hoàng Quân chỉ đạo dự thảo 14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong giai đoạn 2011-2015.

Ông Lê Hoàng Quân định hướng trong thời gian tới, TP sẽ tập trung phát triển hạ tầng đô thị và ngành kinh tế dịch vụ nhằm tăng cường thế mạnh là trung tâm phát triển nhiều mặt của TP.

Chủ tịch UBND đề nghị tốc độ tăng GDP hàng năm của TP khoảng 11%, GDP bình quân trên đầu người ước đạt 4.700 USD vào năm 2015. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thống kê tổng hợp và chuyên ngành những thành tựu mà TP đã đạt được trong 5 năm 2006-2010, sự phát triển của TP về dân số, nhà ở, hạ tầng đô thị, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo…

Được biết, theo Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2009, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn TP đạt 332.076 tỷ đồng, tăng 8% (cùng kỳ tăng 10,7%). Chỉ số giá cả chỉ tăng 7,71%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010 sẽ phải đạt từ 10% trở lên. Đó là 1 trong 22 chỉ tiêu về nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh đã được Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VII thông qua tại Kỳ họp thứ 17.

(HCM Cityweb)

TTTT1
06-03-2010, 10:20 PM
Thứ Bảy, 06/03/2010 | 06:28


Wall Street tiến hơn 2%/tuần, Nasdaq với tới mức cao 18 tháng


http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8754
Nguồn: Gretty Images(Vietstock)
– Ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt “nhảy múa” trong phiên giao dịch cuối tuần khi nhận được tin vui các nhà tuyển dụng ít sa thải nhân công hơn và người tiêu dùng cũng bớt “keo kiệt” hơn. Đáng chú ý, chỉ số Nasdaq Composite leo lên mức cao nhất trong vòng 18 tháng qua nhờ sự tăng giá mạnh của cổ phiếu thành viên là Apple. Theo đó, cổ phiếu Apple tăng 4% lên mức cao kỷ lục 218.95 USD/cp khi hãng cho biết sẽ tung ra dòng máy tính bảng iPad được mong đợi lâu nay vào ngày 03/04 tới. Thông tin trên đã xoa dịu bớt lo lắng về khả năng trì hoãn sự xuất hiện của sản phẩm này trên thị trường.
Thị trường mở cửa tăng điểm và tiếp tục tích lũy giá trị cho đến khi kết thúc phiên giao dịch với sự lên giá của đa số các cổ phiếu. Từ đó giúp chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm thứ ba trong vòng bốn tuần qua.
Được biết, chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần trước do loạt báo cáo kém khả quan hơn mong đợi làm gia tăng mối quan ngại rằng thị trường đã quá lạc quan về tốc độ phục hồi của nền kinh tế.
Tuy nhiên, mối lo lắng đã phần nào lắng dịu trong tuần này khi phần lớn các số liệu về sản xuất, lạm phát và thị trường lao động đều khớp hay khởi sắc hơn dự đoán.
Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo tín dụng tiêu dùng Tháng 1 tăng lên 4.96 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên đi lên của chỉ báo này trong vòng 1 năm qua đồng thời là tốc độ gia tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2008. Nhờ đó, cổ phiếu tài chính có dịp hân hoan.
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đứng yên tại 9.7%
Các nhà tuyển dụng Mỹ đã cắt giảm tổng cộng 36,000 việc làm (http://www.vietstock.vn/ChannelID/772/Tin-tuc/146317-that-nghiep-my-dung-yen-tai-97.aspx) trong tháng trước, thấp hơn so với dự đoán cắt giảm 68,000 việc làm. Theo số liệu điều chỉnh thì trong tháng trước các nhà tuyển dụng đã sa thải 26,000 nhân công.
Còn theo kết quả của một cuộc khảo sát riêng biệt thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng yên ở mức 9.7%, thấp hơn dự đoán tăng lên 9.8%.
Hiện các nhà kinh tế vẫn chưa thể xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các cơn bão tuyết khắc nghiệt ở vùng bờ biển phía Đông lên các kết quả này.
Bản báo cáo việc làm cũng bộc lộ một số dấu hiệu khá lạc quan như lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng việc làm khá bền vững. Thêm vào đó, số công nhân làm việc tạm thời cũng trên đà gia tăng, đây được xem là một dấu hiệu tốt chứng tỏ thị trường lao động đang bắt đầu phục hồi.
Trong một diễn biến khác, Hạ viện Mỹ quyết định chỉnh sửa dự luật tạo việc làm trị giá 15 tỷ USD trước khi phê chuẩn. Điều này khiến dự luật có thể bị trì hoãn thông qua ít nhất là vào tuần tới. Được biết dự luật này phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi Tổng thống Barack Obama ký thành luật.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8751http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8752http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8753


Nguồn: Reuters
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones vượt mốc 10,500 điểm khi tăng 122.06 điểm (1.17%) lên 10,566.20 điểm. Chỉ số S&P 500 nhận 15.73 điểm (1.4%) đóng cửa tại 1,138.70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giành thêm 34.04 điểm (1.48%) lên 2,326.35 điểm.
Sau phiên giao dịch cuối tuần, hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đóng cửa tại mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua. Hiện chỉ số S&P 500 chỉ còn cách mức cao 15 tháng xác lập ngày 19/01 đúng 1%, ghi nhận sự phục hồi ấn tượng so với mức điều chỉnh hơn 8% tính tới ngày 08/02.
Cả ba chỉ số chính đều bắt đầu tăng điểm trong năm nay; tính cả tuần Dow Jones tăng 2.3%, Nasdaq cộng 3.9% và S&P 500 leo 3.1%.
Giá trái phiếu sụt giảm do nhà đầu tư cắt giảm các khoản đầu tư được cho là an toàn và để đổ tiền vào các kênh đầu tư rủi ro hơn như chứng khoán. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng mạnh từ 3.6% lên 3.68%, đồng USD giảm so với đồng EUR và tăng so với đồng JPY.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 4 trên sàn NYMEX tăng 1.29 USD/thùng lên 81.50 USD/thùng, giá vàng COMEX giao Tháng 5 cộng 2.1 USD/oz xác lập mức 1,135.20 USD/oz.
Thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi sau khi Hy Lạp phê chuẩn kế hoạch tiết kiệm khoảng 6.52 tỷ USD trong chi tiêu ngân sách và cắt giảm khoản thâm hụt đang ngày càng phình to. Tuy nhiên, sự phê chuẩn các biện pháp được xem là khắc nghiệt như tăng thuế và cắt giảm lương bổng đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình trên khắp các đường phố Hy Lạp.
Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1.3%, chỉ số DAX của Đức cộng 1.4% và chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 2.1%. Chứng khoán Châu Á cũng có phiên giao dịch đầy lạc quan với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng vọt 2.2%.
Phạm Thị Phước (Theo Reuters, CNN Money)



=> ALT vẫn chưa về đỉnh cũ ~ 40,000 ?!! Vẫn nằm gần sát vùng đáy của ~ 1 năm trước ?!!
Giá thị trường tương đương 1 công ty phá sản - giản thể hay bị sáp nhập hay bị thua lỗ ... !!!
http://i3.glitter-graphics.org/pub/1154/1154233vwjnnz8zai.gifhttp://i3.glitter-graphics.org/pub/1154/1154233vwjnnz8zai.gifhttp://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

TTTT1
07-03-2010, 08:33 AM
Thứ ba, 2/3/2010, 09:53 GMT+7

Giới đầu tư lạc quan vào kinh tế Mỹ



Giá trị đồng đôla cũng thị trường chứng khoán châu Á đi lên sáng nay nhờ những báo cáo tích cực từ Mỹ. Tuy nhiên tin tức từ Hy Lạp lại khiến nhà đầu tư lo lắng.
Chỉ số sản xuất Mỹ tháng 2 tăng trưởng sau 6 tháng liên tiếp đi lên, cùng lúc với chi tiêu tiêu dùng tăng tháng thứ tư là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này vẫn tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, nhiều số liệu kinh tế trước đó như doanh số bán nhà mới suy giảm kỷ lục khiến người ta lo ngại rằng phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Để xác định rõ xu hướng thị trường, các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào thứ 6 tới. Đây là số liệu phản ánh chân thực tình hình lao động Mỹ. Các chuyên gia dự báo trong tháng 2 đã có 50.000 người mất việc làm, so với con số 20.000 hồi tháng 1, đưa tỷ lệ thất nghiệp từ 9,7 lên 9,8%.
Hôm qua, Liên minh châu Âu thúc giục Hy Lạp tăng cường thêm các biện pháp mạnh tay để đối phó với khủng hoảng tài chính vốn đang đe dọa tính bền vững của toàn khu vực. EU vẫn giữ nguyên hứa hẹn sẽ giúp đỡ Athens vượt qua khó khăn này. Vài giờ sau đó, văn phòng Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố một cuộc họp vào ngày mai với chủ đề "ra quyết định đối với nền kinh tế". Người ta đồn rằng cuộc họp này sẽ ra nhiều giải pháp tiết kiệm mới, bất chấp làn sóng biểu tình phản đối các biện pháp cắt giảm ngân sách đang dâng cao trên toàn quốc.
http://w11.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/93/17/EU.jpg Thành viên Ủy ban kinh tế Liên minh châu Âu Olli Rehn rời buổi họp báo tại Athens hôm 1/3. Một nhóm các chuyên gia từ EU đang có mặt tại Hy Lạp để hỗ trợ nước này trong quá trình vượt qua khủng hoảng. Ảnh: Reuters Đồng euro tiếp tục giảm giá so với đôla Mỹ trước những diễn biến mới về kinh tế hai bên bờ Đại Tây Dương. Cuối phiên giao dịch ngày 1/3, một euro chỉ còn đổi được 1,3525 USD, giảm khá mạnh so với mức 1,3616 USD cuối tuần trước. Trong khi đó, một USD nay tương đương 89,23 yen. Chỉ số ICE Dollar tăng từ 80,385 lên 80,898 điểm.
Trong khi chờ những báo cáo kinh tế mới, thị trường vàng khá lặng sóng trong sáng nay. Tính đến 9h34 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.117,50 USD, chỉ mất 0,50 USD so với mở cửa và không mấy thay đổi so với hôm qua. Cùng lúc đó, thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong sáng nay, đưa chỉ số MSCI Asia Pacific Index lên mức cao nhất suốt 5 tuần lễ, một phần nhờ thông tin tiêu dùng từ Mỹ.
Sáng nay, dầu thô vẫn ở dưới mức 80 USD một thùng sau khi báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ dầu của nước này tăng trong tuần thứ 5 liên tiếp. Khi lượng dự trữ tăng, giới đầu tư cho rằng nhu cầu tiêu thụ đang giảm xuống, kéo giá mất 1,2% trên thị trường New York trong ngày 1/3. Đến sáng 2/3 tại Sydney, dầu tiếp tục giảm thêm 96 cent, còn 78,70 USD một thùng.
Theo báo cáo cũng trong sáng nay, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản bất ngờ giảm xuống 4,9%, mức thấp nhất suốt 10 tháng vừa rồi, khi số lượng việc làm được tạo ra cao nhất suốt 30 năm qua. Hồi tháng 12, tỷ lệ thất nghiệp là 5,2%. Giới đầu tư cũng lạc quan với một báo cáo khác đưa ra cùng thời điểm, công bố chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 tiếp tục đi lên tháng thứ 6 liên tiếp.
Sau Alan Greenspan, đến lượt một cựu Chủ tịch khác của Cục Dự trữ liên bang Mỹ là Paul Volcker lên tiếng về tình hình kinh tế Mỹ hiện tại. Ông nhận định trong hệ thống dự trữ ngoại tệ toàn cầu, vai trò của đồng đôla vẫn không ở thế nguy hiểm. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo các ngân hàng trung ương cần lưu ý khả năng lạm phát. Hiện tại lạm phát vẫn chưa xuất hiện, nhưng Volcker cho rằng FED cần hành động nhanh chóng khi giá cả bắt đầu đi lên.
Cùng lúc đó, sếp cao thứ hai trong Cục là Phó chủ tịch Donald Kohn tuyên bố từ chức từ ngày 23/6 tới. Đây sẽ là cơ hội lớn cho Tổng thống Barack Obama gia tăng ảnh hưởng lên ngân hàng trung ương bằng cách tiến cử người của mình vào vị trí vừa trống. Trong lúc đó, người ta cho rằng lập trường của Chủ tịch Ben Bernanke vẫn là bằng mọi cách duy trì sự độc lập của Cục, vốn là một nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng ra các chính sách kinh tế của mình.
http://w11.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/93/17/Argentina.jpg Nữ Tổng thống Argentina Cristina Kirchner tại Quốc hội hôm 1/3. Ảnh: AFP Cuối cùng thì Tổng thống Argentina cũng thành công trong việc rút 6,5 tỷ USD từ kho dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương nước này để trả nợ nước ngoài, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ nhiều nhà làm luật. Trước đó, người đứng đầu ngân hàng trung ương là Martin Redrado đã bị Tổng thống sa thải vì ngăn chặn nỗ lực rút tiền của bà.
Thanh Bình
http://i5.glitter-graphics.org/pub/693/693895zyt60hb9z8.gif (http://i5.glitter-graphics.org/pub/693/693895zyt60hb9z8.gif)http://i5.glitter-graphics.org/pub/693/693895zyt60hb9z8.gif (http://i5.glitter-graphics.org/pub/693/693895zyt60hb9z8.gif)http://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif (http://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif)

TTTT1
07-03-2010, 12:59 PM
22:02 (GMT+7) - Thứ Ba, 16/2/2010
Thị trường chứng khoán: Những năm tháng gieo hạt và ươm mầm

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/02/16/0177_260.jpg
Ông Lê Văn Châu.

Một buổi chiều, vào năm 1991, có 5 người gặp nhau trong một căn phòng làm việc. Ít ai ngờ, đó chính là một buổi chiều lịch sử, một hạt giống đã được gieo mầm. Kết tinh vào đó bao trí tuệ và công sức, hạt giống đã đâm trồi kết lộc và lớn lên với cái tên: thị trường chứng khoán.

Năm Canh Dần 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón một sự kiện trọng đại: 10 năm thị trường vận hành và hoạt động. 10 năm dù chưa phải là dài, nhưng với biết bao thăng trầm, bao cảm xúc…, thì đó là cả một chuỗi ngày đáng nhớ.

Ông Lê Văn Châu là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng là một trong những người đầu tiên có công gây dựng nên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong ký ức của ông Châu, thị trường chứng khoán Việt Nam có được như ngày hôm nay, không phải chỉ có 10 năm để sinh ra và lớn lên, mà còn có thêm gần 10 năm trước nữa với những tháng ngày gieo hạt và ươm mầm, tuy vất vả nhưng cũng mang đầy kỷ niệm.

Nơi hạt giống được gieo mầm

Ông Châu kể lại, cách đây gần 20 năm, bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế “chuyển mình” mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài ùa vào… Khi đó, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trở nên cấp thiết trong khi hệ thống ngân hàng đã quá tải.

Ông Lê Văn Châu hồi tưởng: “Hôm đó, đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Tổng bí thư mời 4 người gồm ông Lê Văn Châu (khi đó là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), ông Hồ Tế (Thứ trưởng Bộ Tài chính), ông Đậu Ngọc Xuân (Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư) và ông Đỗ Quốc Sam (Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) đến để “hiến kế” về một giải pháp tạo nguồn vốn cho nền kinh tế.

Ngay chiều hôm đó, một ý tưởng quan trọng đã được đưa ra: phải xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam, càng sớm càng tốt.

Vượt qua “lực cản”

Giờ đây, thị trường chứng khoán đã lớn mạnh và thực sự chứng minh được vai trò của nó. Nhưng 20 năm trước, liệu rằng ý nghĩ về việc phát triển thị trường chứng khoán trong một một nền chính trị xã hội chủ nghĩa có gặp phải “lực cản” nào không ?

Thời kỳ đó đúng là cũng có rất nhiều suy nghĩ khác nhau về quan điểm. Không ít người cũng tỏ ra băn khoăn rằng, thị trường chứng khoán là sản phẩm của tư bản, vậy thì liệu việc xây dựng thị trường chứng khoán có khiến Việt Nam “chệch hướng” hay không. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình, với kiến thức có được, tôi luôn tin tưởng rằng, tất cả những điều gì có lợi cho đất nước mình, cho dân tộc mình thì không bao giờ là “chệch hướng” cả.

Ngày đó, trong rất nhiều cuộc họp, nhiều buổi tọa đàm, tôi đã bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình, để chứng minh rằng, việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là cần thiết và đúng đắn.

Những ngày “ươm mầm”

Ngân hàng Nhà nước - nơi ông Châu làm việc - là một trong những cơ quan tích cực nhất trong việc chuẩn bị đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban Phát triển thị trường vốn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tỏ ra rất quan tâm, luôn luôn đôn đốc, theo dõi sát sao và luôn nhấn mạnh việc ra đời thị trường chứng khoán là một nhu cầu cần phải thực hiện gấp rút.

Đến năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp…

Tờ trình đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau đó được các thành viên thông qua vào năm 1995.

Sau đó, ông Lê Văn Châu đã tháp tùng Thủ tưởng Võ Văn Kiệt “bảo vệ” thành công đề án trước Bộ Chính trị và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra đời ngay sau đó.

Người chui vào “bụi rậm”

Khi Ủy ban Chứng khoán mới thành lập năm 1995, thị trường chứng khoán chưa hoạt động, tổ chức trung gian chưa có, doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư tất nhiên là cũng không…, chẳng có ai để mà “quản lý”. Trong khi đó, quy mô, quyền hành… của Ngân hàng Nhà nước đều lớn hơn nhiều. Vậy, tại sao đang là Phó thống đốc Ngân hàng với đầy uy quyền, ông lại sang là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán với hai bàn tay trắng?

Hồi đó ai cũng bảo tôi là bỏ đường quang để chui vào “bụi rậm”. Khi biết tin tôi nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhiều bạn bè thân tín gọi điện cho tôi can ngăn. Họ bảo, ông đừng có dại đi nhận cái chức đấy, nhận chức đấy khác nào bỏ đường quang để đâm vào… “bụi rậm”.

Thời kỳ đó, ai cũng biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới thành lập, với bộn bề khó khăn, cả con người và cơ sở vật chất hầu như không có gì. Trong khi đó, chứng khoán lại là một lĩnh vực quá mới, quá nhạy cảm…Bạn bè tôi nhiều người bảo rằng, ông làm cái đó là dại, nếu có thành công đi chăng nữa thì ông cũng chẳng được cái gì, còn nếu chẳng may có chuyện gì thì ông… toi.

Hồi đó, sau khi đại diện cho Ngân hàng Nhà nước hoàn thành đề án thành lập và phát triển thị trường chứng khoán, trình Chính phủ và Bộ Chính trị thông qua, tôi đã có ý định rút lui, trở về với công việc của tôi ở Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, khi thành lập Ủy ban Chứng khoán, nhiều người được đề nghị cho vị trí Chủ tịch nhưng họ đều từ chối… Cuối cùng, các đồng chí lãnh đạo lại gọi tôi lên động viên, thuyết phục rằng, đằng nào tôi cũng là người theo đuổi đề án xây dựng thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, nên đã theo thì theo cho chót.

Lúc đó tôi cũng biết, nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán vào thời kỳ đó sẽ là một thử thách, chắc chắn sẽ rất vất vả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, việc xây dựng thị trường chứng khoán là một chủ trương lớn đã được lãnh **** và Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện. Bây giờ, lãnh đạo giao nhiệm vụ, không lẽ vì khó khăn, vì ngại việc mà mình lại chối. Nghĩ vậy, nên tôi quyết tâm tiếp tục chèo lái con thuyền chứng khoán cho dù khi đó gần như chỉ có 2 bàn tay trắng: Nhân sự lúc bấy giờ mới đi chiêu mộ, cơ sở vật chất cũng chưa có một cái gì.

Sau khi đã có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những công việc đầu tiên ông đã làm để chuẩn bị cho việc ra đời thị trường chứng khoán vào năm 2000 là gì?

Ngay sau nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, công việc đầu tiên mà tôi làm là tuyển chọn nhận sự.

Nhân sự chủ chốt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời kỳ đó được lấy từ Ban Phát triển Thị trường vốn và một số vụ, cục từ Ngân hàng Nhà nước sang. Một số nhân sự khác do Bộ Tài chính cử sang. Còn lại, những nhân sự khác được tuyển mộ từ bên ngoài. Giờ đây, hầu hết những người được tuyển chọn thời kỳ đó để nắm giữ những vị trí chủ chốt tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Việc tiếp theo là xây dựng hệ thống pháp luật và hình thành các tổ chức tài chính trung gian.

Thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chưa ra đời, công ty chứng khoán hình thành mà chưa có doanh thu thì không phải ai cũng nhiệt tình cho ra đời công ty chứng khoán.

Khi đó, lực lượng công ty chứng khoán ban đầu dựa vào các tổ chức tài chính mạnh của nhà nước gồm Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Chỉ có 1 công ty tư nhân duy nhất xin thành lập công ty chứng khoán ngay từ ngày đầu là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Thời kỳ đó các doanh nghiệp không mấy ai nhiệt tình niêm yết. Khi chuẩn bị thành lập cũng có mười mấy doanh nghiệp “hứa” là sẽ niêm yết, nhưng sau đó còn sót lại chỉ có 2 cổ phiếu là REE và SAM lên thị trường ngày đầu tiên.

Thắng lợi từ đường lối

Bước vào năm Canh Dần 2010, thị trường chứng khoán ra đời đã có 10 năm trưởng thành và gần 20 năm từ khi ý tưởng ban đầu được “gieo mầm”. Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, những gì đã diễn ra có giống với những điều ông mường tượng từ hồi còn đang chuẩn bị xây dựng thị trường hay không ?

Những diễn biến cụ thể thì không thể giống hoàn toàn, nhưng về cơ bản, tôi thấy rằng, lộ trình phát triển của thị trường vừa qua cũng không khác nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đây, thậm chí có những điều vượt hơn mong đợi.

Chẳng hạn, thời kỳ đầu khi xây dựng thị trường, tôi và các đồng nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2010, thị trường chứng khoán sẽ chiếm 10-15% GDP, nhưng quy mô thực tế hiện nay của thị trường đã lớn hơn nhiều, chiếm tới 40-50% GDP. Còn lại, về cơ bản, sự phát triển của thị trường chứng khoán đã diễn ra khá gần với những gì mà chúng tôi mong muốn. Thị trường đã đi từng bước, từ không thành có, từ nhỏ bé yếu ớt thành to khoẻ, lớn mạnh. Lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán cũng đã được củng cố.

Tôi cho rằng, đây là thắng lợi to lớn thực sự. Đó là thắng lợi từ đường lối, chính sách đúng đắn của **** và Nhà nước. Đó là thắng lợi của sự hỗ trợ, chung tay giúp sức của các cơ quan, các bộ, ngành liên quan. Và cuối cùng, đó là thắng lợi của những người trực tiếp “chiến đấu”, làm việc hết mình để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán lớn mạnh như ngày hôm nay.
Chí Tín (Đầu tư)
http://i9.glitter-graphics.org/pub/517/517759tx4dnl3ye9.gifhttp://i9.glitter-graphics.org/pub/517/517759tx4dnl3ye9.gifhttp://i9.glitter-graphics.org/pub/517/517759tx4dnl3ye9.gif

TTTT1
07-03-2010, 09:48 PM
Thứ Bảy, 06/03/2010 | 11:25


Tuần 08 - 12/3/2010 : Cơ hội để tích lũy cổ phiếu trong những phiên điều chỉnh




(Vietstock) – Tuần giao dịch 08-12/03, thị trường không còn nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ, song tâm lý lạc quan của nhà đầu tư có thể kích thích nguồn tiền tiếp tục đổ vào thị trường. Như chúng tôi có nhận định trước đây, thị trường vẫn đang có các dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, việc tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hiện nay dường như khó xảy ra. Có thể sẽ tiếp tục có những phiên giao dịch “rung lắc”, đặc biệt khi áp lực chốt lời ngắn hạn ở một số cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua dần trở nên lớn hơn.
A. KINH TẾ TÀI CHÍNH TUẦN QUA
KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Mỹ: Thất nghiệp đứng yên ở mức 9.7%, kinh tế có dấu hiệu khả quan
Doanh số bán hàng tháng 02/2010 của Mỹ tăng mạnh (4%), và là tháng thứ 6 liên tiếp doanh số bán lẻ của Mỹ tăng trưởng dương. Đồng thời, theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu dùng của người dân nước này đã tăng 0.5% trong tháng 01/2010. Đây là tháng thứ tư liên tiếp chi tiêu dùng tăng trưởng.
Chỉ số ngành sản xuất trong tháng 02/2010 của Mỹ đã giảm từ mức 58.4 điểm của tháng 1 xuống còn 56.5 điểm. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng ở các nhà máy đã tăng 1.7% trong tháng 01/2010, mức tăng cao nhất trong vòng 4 tháng qua.
Doanh số nhà chờ bán giảm khiến thị trường không khỏi lo lắng. Hiệp hội địa ốc Mỹ (NAR) công bố chỉ số hợp đồng mua nhà tháng 01/2010 đã lao dốc tới 7.6% so với tháng 12/2009. Số lượng hợp đồng bán nhà rơi xuống thấp nhất kể từ tháng 4/2009.
Vào 04/03/2010 Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tạo việc làm nhằm cải thiện tình hình thất nghiệp cao. Dự luật này sẽ dành 4.5 tỷ USD trong tổng số dự kiến khoảng 13 tỷ USD để hỗ trợ chính quyền các bang bằng cách tăng cường trợ giá cho trái phiếu dùng để cấp vốn cho các dự án xây dựng. Dự luật này kỳ vọng sẽ có thể cứu vãn tình trạng thất nghiệp hiện nay và tạo khoảng 234,000 việc làm mới.
Ngày 5/03, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27/02/2010 đã giảm 29,000 so với tuần trước đó xuống 469,000 người. Theo số liệu của bộ này, tính đến ngày 20/02/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là gần 5.9 triệu. Theo kết quả của một cuộc khảo sát riêng biệt thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng yên ở mức 9.7%, thấp hơn dự đoán 9.8% của giới phân tích.
Châu Âu: Kinh tế vẫn cần nhiều động lực để tăng trưởng
Tình hình nợ của Hy Lạp đang dần dịu xuống nhưng chưa kết thúc hoàn toàn. Hiện tại trong lòng châu Âu vẫn đang tiềm ẩn các rủi ro khác khi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia và Ireland cũng đang thâm hụt ngân sách và ngập trong nợ công. Do đó, đà phục hồi của lục địa già dự báo vẫn sẽ gặp nhiều chông giai trong thời gian tới.
GDP quý 4/2009 của khu vực EU chỉ tăng 0.1% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng lại giảm 2.1% so với quý trước đó. Như vậy kinh tế khu vực EU vẫn đang chậm phục hồi. Điều này được thể hiện rõ trong tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư cố định vào khu vực này vẫn đang giảm 0.8% trong quý 4/2009. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực EU tháng 02/2010 giảm nhẹ xuống 9.9% so với mức 10% của tháng 01.
Trước bối cảnh nền kinh tế vẫn phục hồi chậm, Ngân hàng Trung ương (NHTW) châu Âu (ECB) và NHTW Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp lần lượt là 1.0% và 0.5%. Như vậy ECB đã giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục từ tháng 05/2009 với mục tiêu thúc đẩy đầu tư, tăng cường chi tiêu và cải thiện tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên kết quả vẫn không như ECB và các nước thành viên mong đợi.
Châu Á: Lạc quan trong thận trọng
Dù trong giai đoạn phải đối phó với bong bóng tài sản nhưng Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 ở mức 8%. Trung Quốc dự kiến sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tiêu dùng nội địa đồng thời hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng.
Tuy nhiên, các động thái gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lại phát đi tín hiệu sẽ nới lỏng tín dụng trong thời gian tới. Việc nới lỏng tín dụng lần này chủ yếu tập trung vào khu vực sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân. Các dự án của chính quyền địa phương tiệp tục bị hạn chế cho vay. Các biện pháp này nhằm ngăn nhặn sự chi tiêu quá mức vào các dự án bất động sản và các dự án khác, vốn có thể dẫn tới việc đầu cơ quá mức.
Một thông tin tích cực đến từ Nhật Bản là tỷ lệ thất nghiệp tháng 01/2010 bất ngờ giảm xuống còn 4.9% sau khi đã tăng 5.2 trong tháng 12/2009. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của xuất khẩu đã tạo thêm công ăn việc làm. Chi tiêu của người dân Nhật trong tháng 01/2010 cũng đã tăng 17% nhưng chưa đủ mạnh để kéo nước này thoát khỏi tình trạng giảm phát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2010 vẫn còn giảm 1.2% so với cùng kỳ năm trước.
TTCK thế giới: Một tuần giao dịch khởi sắc
Thương vụ Prudential mua lại AIA (chi nhánh châu Á) đã góp phần thổi luồng sinh khí mới cho chứng khoán thế giới. Kết thúc tuần giao dịch, hầu hết các chỉ số chính trên thế giới đều tăng, ngoại trừ Shanghai Composite của Trung Quốc giảm nhẹ.

Biến động một số chỉ số chứng khoán trong tuần
http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8762 KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
Các thông tin kinh tế vĩ mô tháng 2 công bố cho thấy kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu khả quan. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho thấy nhiều cải thiện khá tích cực trên thị trường tiền tệ.
Tín hiệu lạc quan trên thị trường tiền tệ
NHNN vừa có báo cáo cho thấy tính đến hết tháng 02, vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) còn dư khoảng 30,000 tỷ đồng. Như vậy, với số vốn khả dụng này cùng với cơ chế lãi suất đang dần được “nới lỏng và dòng tiền trở lại, thì vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng không còn đáng lo ngại quá mức.
Cũng theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2010 đạt 1.4%, tăng trưởng cung tiền M2 đạt mức 1.39%. Như vậy, so với cùng kỳ những năm gần đây và những tháng cuối của năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền này thấp hơn khá nhiều. Điều này cho thấy, các biện pháp kiểm soát trên thị trường tiền tệ của NHNN đã phát huy tác dụng. Mức tăng trưởng tín dụng khá thấp trong 2 tháng đầu năm là một tín hiệu tích cực, vì trong những tháng sắp tới tín dụng còn nhiều “room” hơn để tăng trưởng. Cần nhắc lại, mục tiêu tăng trưởng tín dụng do NHNN đặt ra cho năm 2010 là 25%.
Hiện tại, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều ngân hang đã hạ lãi suất huy động xuống dưới 10%. Lãi suất cho vay thực tế tuần qua cũng đang có dấu hiệu giảm không như lo ngại của nhiều người trước đây.
Sản xuất công nghiệp, bán lẻ khả quan. GDP quý 1 dự kiến tăng mạnh
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp trong hai tháng đầu năm nay tăng 13.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy cao hơn nhiều so với con số 2.5% của năm 2009, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 16.3% của năm 2008; 1.5% của năm 2007; 15.8% của năm 2006.
Như vậy, mặc dù chịu khá nhiều khó khăn trong 2 tháng đầu năm và kỳ nghỉ Tết kéo dài hơn bình thường, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao. Tín hiệu này một lần nữa cho thấy kinh tế trong nước đang có dấu hiệu dần phục hồi tích cực.
Tổng cục Thống kê cũng dự báo GDP quý 1/2010 có thể tăng khoảng 5.7 - 5.9% so với cùng kỳ năm trước, một mức tăng trưởng cao hơn đáng kể so với con số 3.14% của quý 1/2009.
Mức tăng trưởng dự tính này thấp hơn tăng trưởng của quý 3 và quý 4/2009. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu khá lạc quan vì tăng trưởng GDP trong quý 1 thường thấp hơn những quý còn lại trong năm. Tăng trưởng GDP trong quý 1 có đóng góp lớn từ tăng tiêu dùng.
B. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tuần đầu tiên của tháng 3/2010, cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan trở lại trước những tin tức khá tích cực về nền kinh tế. Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động và thanh khoản tăng vọt so với cuối tuần trước. Khối ngoại tiếp tục có một tuần bán ròng trên HoSE với tổng giá trị 124 tỷ đồng.
Chỉ số tăng nhẹ, thanh khoản tăng vọt
Các phiên giao dịch trong tuần này đều diễn ra khá giằng co với khối lượng đặt mua và đặt bán không chênh lệch nhiều. Tuy vậy, thị trường lại thể hiện một sự đi lên khá vững chắc khi khối lượng giao dịch trên thị trường liên tục được cải thiện. Nhiều cổ phiếu đã đạt được mức tăng điểm trên 20%.

TTTT1
07-03-2010, 09:48 PM
VN-Index đóng cửa ở mức 513.39 điểm, tăng 16.48 điểm so với cuối tuần trước, tương đương 3.32%. Trung bình trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 42.83 triệu đơn vị, giá trị đạt 1,755.04 tỷ đồng mỗi phiên. Giá trị và khối lượng giao dịch trung bình tuần này lần lượt tăng hơn 49% và 46% so với tuần trước. Khối lượng cổ phiếu đặt mua và bán trung bình mỗi phiên cũng tăng khá mạnh so với cuối tuần trước .

Kết quả giao dịch trên HOSE trong tuần
http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8763 Kết thúc tuần, HNX-Index đóng cửa mức 170.16 điểm, tăng 3.34% so với cuối tuần trước. Trung bình mỗi phiên, giá trị giao dịch đạt 27.77 triệu đơn vị, giá trị đạt 631.25 tỷ đồng. So với tuần trước giá trị và khối lượng giao dịch lần lượt tăng 142% và 154%.

Kết quả giao dịch trên sàn HNX trong tuần
http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8764 Nhóm cổ phiếu xây dựng, khoáng sản và sản xuất tăng mạnh
Trên HoSE, mã cổ phiếu VIS (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VIS&q=VIS) của Thép Việt – Ý tăng trưởng khá ấn tượng với mức tăng lên tới 25% trong tuần này. 2 mã cổ phiếu tiếp theo là KSS (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=KSS&q=KSS) và KSH (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=KSH&q=KSH) trong ngành khai khoảng cũng đạt mức tăng xấp xỉ 20%. Trong nhóm giảm điểm, APC (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=APC&q=APC) của Chiếu xạ An Phú đứng đầu với mức giảm hơn 11%.
Trên sàn HNX, những cổ phiếu thuộc ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng dẫn đầu mức tăng trưởng. Mã cổ phiếu VC5 (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VC5&q=VC5) tăng hơn 35%, tiếp theo là PTS (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=PTS&q=PTS) tăng 34.2%. Những mã cổ phiếu thuộc họ sông đà như SKS (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=SKS&q=SKS), SDA (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=SDA&q=SDA), S91 (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=S91&q=S91) cũng đạt được mức tăng khá ấn tượng. Trong nhóm giảm điểm, BDB (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=BDB&q=BDB) đứng đầu với mức giảm 15.45%. Hiện tại DBD đã giảm xuống dưới mệnh giá.

Nhóm cổ phiếu biến động nhiều nhất trên sàn HOSE và HNX
http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8765 Rất ít các mã cổ phiếu tăng mạnh trong tuần qua thuộc nhóm cổ phiếu lớn. Nhóm cổ phiếu họ Sông Đà và Vinaconex gần nhưng đồng loạt tăng điểm. Nhóm ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán) vẫn chưa phục hồi đáng kể. Nhóm ngành có số lượng cổ phiếu niêm yết nhiều trên sàn là bất động sản cũng chưa thể tăng mạnh.
C. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
VN-Index – Vẫn đang duy trì bên trên đường support trendline
Sự xuất hiện của shooting star và spinning top trong hai phiên gần đây cho thấy áp lực điều chỉnh của thị trường đang lớn dần. Tuy nhiên, sự cải thiện liên tục của khối lượng cho thấy song hành với việc chốt lời của các nhà đầu tư, dòng tiền mới đang đổ vào thị trường ngày càng mạnh. Nếu vẫn duy trì được tình trạng này trong vài phiên nữa, khả năng VN-index sẽ tiếp tục bứt phá là không nhỏ.
Với tổng cộng 3 lần test thành công trong thời gian gần đây, support trendline có thể được xem như một trong những yếu tố đáng tin cậy nhất trong ngắn hạn. Dù chưa thể vượt qua được hai ngưỡng kháng cự mạnh là resistance trendline và SMA 100, nhưng việc VN-Index vẫn còn nằm trên support trendline có thể khiến cho nhà đầu tư an tâm phần nào trước những phiên rung lắc của thị trường.


http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8766 Elder – Bull Power vẫn đang đạt giá trị dương
Tín hiệu này cho thấy thị trường vẫn đang ở trong xu hướng tăng. Elder – Bull Power đã tăng điểm khá mạnh trong 6 phiên gần đây nhưng vẫn còn cách mức đỉnh trong quá khứ một khoảng khá xa. Vì vậy, khả năng thị trường sẽ có thêm những phiên giao dịch khởi sắc trong thời gian tới là khá lớn.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8767 Chiến lược chủ đạo trong trung và dài hạn vẫn là ”buy & hold”. Tuy nhiên có một lựa chọn khác cho những nhà đầu tư theo trường phái thận trọng muốn bảo toàn lợi nhuận là có thể chốt lời tại vùng 525 – 530 điểm. Đây là vùng mà VN-Index sẽ đối mặt với một ngưỡng kháng cự quan trọng khác: Gann Fan số 1. Nếu vượt qua được ngưỡng này thì có lẽ chúng ta đều phải thừa nhận rằng thị trường đã bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
HNX-Index – DMA 25X5 bị phá vỡ hoàn toàn
Một trong những ngưỡng kháng cự quan trọng nhất của chỉ số này đã bị phá vỡ ngay từ đầu tuần. Đó là đường DMA 25X5. Đây có thể coi là tín hiệu quan trọng cho thấy HNX-Index đang đi vào uptrend.
DMS cũng cho tín hiệu khả quan khi +DI sau khi vượt lên trên –DI đã bứt phá rất mạnh. ADX cũng đã bắt đầu hướng lên chứng tỏ thị trường đã bắt đầu hình thành xu hướng rõ nét hơn.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8768 Dow Jones – Vẫn tiếp tục sideway ngắn hạn
Có một phiên tăng điểm khá mạnh nhưng nhìn chung Dow Jones vẫn đang trong quá trình tích luỹ và sideway ngắn hạn hơn là bứt phá. Với sự ổn định của khối lượng giao dịch (luôn xoay quanh mốc 4 tỷ) như hiện nay, nhiều khả năng xu hướng đi ngang sẽ tiếp tục trong 1 – 2 tuần tới.
Stochastic Momentum Index đã cho tín hiệu mua trở lại. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn sẽ báo hiệu cho một đợt tăng giá mạnh, vì tín hiệu mua này nằm rất gần vùng overbought nên độ tin cậy không cao.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=8769 D. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 08 – 12/03/2010
Tuần qua, chứng khoán thế giới phục hồi tích cực nhờ những thông tin khá khả quan về kinh tế thế giới. Tuy vậy, những phiên giao dịch vẫn diễn ra trong thế giằng co mạnh. Xu hướng tăng trưởng và phục hồi của kinh tế thế giới ngày càng rõ nét hơn, dù có phần khá chậm chạm và chưa bền vững.
Kinh tế trong nước xuất hiện một số tín hiệu khá tich cực. Sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tăng trưởng khả quan. Trên thị trường tiền tệ xuất hiện một số dấu hiệu tích cực khi lãi suất đang dần hạ nhiệt và căng thẳng thanh khoản được cải thiện, vốn khả dụng dư thừa khá lớn.
Cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index đã có một tuần tăng nhẹ. Nhiều cổ phiếu đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng. Thanh khoản trên thị trường liên tục được cải thiện qua từng phiên; khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh so với tuần trước. Rõ ràng, nguồn tiền vẫn dễ dàng được đổ vào thị trường ngay khi có tín hiệu tích cực xuất hiện.
Tuần giao dịch 08-12/03, thị trường không còn nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ, song tâm lý lạc quan của nhà đầu tư có thể kích thích nguồn tiền tiếp tục đổ vào thị trường. Như chúng tôi có nhận định trước đây, thị trường vẫn đang có những dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, việc tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hiện nay dường như khó xảy ra. Có thể sẽ tiếp tục có những phiên giao dịch “rung lắc”, đặc biệt khi áp lực chốt lời ngắn hạn ở một số cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua dần trở nên lớn hơn.
Khi mà triển vọng tích cực về trung và dài hạn còn tỏ ra hợp lý, những phiên giảm điểm của thị trường là cơ hội để tích lũy cổ phiếu và tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trong diễn biến thị trường như hiện tại, có thể các cổ phiếu penny sẽ dễ được thúc đẩy tăng giá hơn. Chúng ta cũng cần để ý thêm đến các cổ phiếu chưa được công bố thông tin nhiều trong thời gian qua (đồng nghĩa với việc thông tin chưa được phản ánh đầy đủ vào giá). Ngoài ra, dịp đại hội cổ đông sắp tới cũng làm gia tăng kỳ vọng đối với một số cổ phiếu nhất định.
Hồ Bá Tình – Nguyễn Quang Minh
http://i2.glitter-graphics.org/pub/1628/1628652e0ijal1uye.gif

TTTT1
08-03-2010, 12:18 AM
04/03/2010 | 09:29:00
CBRE: Giá thuê mặt bằng bán lẻ ở VN tăng mạnh




http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=37786&at=0&ts=300&lm=634032958329130000
Mặt bằng đạt chuẩn quốc tế vẫn thiếu (Ảnh: Internet)



Công ty tư vấn và tiếp thị bất động sản CB Richard Ellis (CBRE) dự báo rằng nhu cầu trên thị trường mặt bằng bán lẻ ở các thành phố lớn của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2010 sau khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn quốc tế và cam kết thực hiện các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, CBRE - có trụ sở ở bang California và đã thành lập Chi nhánh ở Việt Nam, cho biết trong năm nay sẽ có thêm nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế có mặt tại Việt Nam. Trong những tháng gần đây, các hãng nước ngoài đã cạnh tranh quyết liệt để giành hợp đồng thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại những thành phố lớn.

Trong khi đó, nhiều chuỗi nhà hàng sang trọng cũng đang được mở dọc theo những con phố chính của các thành phố trên khắp cả nước.

Công ty tư vấn quốc tế AT Kearney nhận định với việc giành vị trí thứ sáu về tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2009, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ kinh doanh đối với các nhà phân phối quốc tế.

Ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng mua sắm ở những trung tâm thương mại hiện đại cũng là một nhân tố khiến thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam nóng lên.

CBRE cho biết tỷ lệ thuê trung bình đối với mặt bằng cho thuê bán lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt mức tương ứng là 95% và 83%. Do nhu cầu tăng cao nên giá thuê mặt bằng dự kiến cũng sẽ tăng trong năm nay.

Theo Công ty tư vấn bất động sản Savills Vietnam, mặt bằng bán lẻ của Hà Nội sẽ tăng lên khoảng một triệu m2 trong vòng hai năm tới, tăng gấp đôi so với diện tích hiện nay do một số dự án xây dựng trung tâm thương mại lớn chuẩn bị đi vào hoạt động như chợ Hàng Da, chợ Mơ, chợ Ngã Tư Sở, Grand Plaza và Sky City Tower.

Trong khi đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có thêm khoảng 740.000m2 mặt bằng cho thuê bán lẻ được xây dựng trong vòng ba năm tới, tăng gấp đôi khả năng cung hiện nay./.

(TTXVN/Vietnam+)
http://dl4.glitter-graphics.net/pub/1259/1259744xorme2tqan.gifhttp://dl4.glitter-graphics.net/pub/1259/1259744xorme2tqan.gif

TTTT1
08-03-2010, 08:57 AM
Hơn 333 triệu USD đầu tư nước ngoài vào TP.HCM 07/03/2010 | 09:11:00



http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=38149&at=0&ts=300&lm=634035512781000000
Ảnh minh họa. (Nguồn: Văn Khánh/TTXVN).

Ông Lư Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hai tháng đầu năm nay, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 39 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn 333,4 triệu USD và 5 dự án tăng vốn, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo ông Phong, con số này còn thấp nhiều so với chỉ tiêu thu hút 8,4 tỷ USD vốn FDI trong năm 2010.

Thành phố thực hiện chủ trương thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng như cơ khí-tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin và vật liệu mới, ông Phong cho biết.

Trong 29 dự án đầu tư nước ngoài trong tháng Hai thì 27 dự án nằm ngoài các khu chế xuất-khu công nghiệp, hai dự án còn lại thuộc về khu đô thị mới Thủ Thiêm (120 triệu USD) và khu Nam Sài Gòn (7,5 triệu USD).

Hiện các khu công nghệ cao như Công viên phần mềm Quang Trung, các khu chế xuất-khu công nghiệp đã đưa ra các dự án mời gọi đầu tư nước ngoài với các điều kiện hấp dẫn, nhất là các dự án có giá trị gia tăng cao.

Thời gian qua, thành phố cũng đã tiến hành nhanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho các khu thu hút đầu tư trọng điểm như khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Cảng Hiệp Phước để làm chất xúc tác thu hút các nhà đầu tư.

Ngoài ra, thành phố cũng đã chấp thuận chủ trương đưa năm "khu đất vàng" nằm ở trung tâm quận 1 với vị trí đắc địa vào danh mục các dự án cần tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư./.

Hoàng Anh (Vietnam+)

http://i8.glitter-graphics.org/pub/694/694418wufdj1bpht.gifhttp://www.glitter-graphics.com/images/empty.gifhttp://i8.glitter-graphics.org/pub/694/694418wufdj1bpht.gifhttp://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

TTTT1
08-03-2010, 10:09 AM
Thứ sáu, 5/3/2010, 08:58 GMT+7Dow Jones tái lập ngưỡng tâm lý 10.400 điểm


Trong khi Wall Street bật mạnh sau phiên hạ nhiệt trước đó một ngày, chứng khoán châu Âu, Á lại quay đầu giảm điểm. Dow Jones nối dài chuỗi giao dịch tốt nhất kể từ đầu năm và tái lập ngưỡng tâm lý 10.400 điểm.
Khởi đầu ngày giao dịch trong xu thế hứng khởi, thị trường đón nhận hàng loạt các thông tin kinh tế hỗ trợ tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Thị trường việc làm tiếp tục phát đi tín hiệu tan băng, số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 26/2 giảm mạnh 29.000. Giới đầu tư lạc quan về bản thống kê tình hình lao động Mỹ trong tháng 2 sẽ được Bộ Lao động công bố hôm nay. Trong khi đó, năng lực sản xuất của nền kinh tế cũng nhảy vọt tới 6,9% trong quý IV/2009.
Nguồn tiền giải ngân mạnh trở lại với thị trường, hấp thụ gần như toàn bộ những cổ phiếu bị bán chốt lời trong phiên. Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones Industrial tích lũy thêm 47,38 điểm (0,5%), chinh phục vùng tâm lý 10.400 điểm, chốt tại 10.444,14 điểm. Cùng ghi nhận mức tăng 0,5%, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite leo lên 2.292,31 điểm. Hàn thử biểu Standard & Poor 500 tiến 0,4%, đóng cửa tại 1.122,97 điểm. Trên thị trường New York, số mã tăng gấp 4 lần số mã giảm.
Ở bờ kia Đại Tây Dương, giới đầu tư châu Âu đẩy mạnh bán ra nhằm cụ thể hóa lợi nhuận. Bảng điện tử các thị trường diễn biến trái chiều, khi chốt phiên chỉ số 9 trên tổng số 18 hàn thử biểu đóng cửa ở mức điểm dương. Chỉ số tổng hợp các sàn cổ phiếu thuộc khu vực Eurozone DJ Stoxx 600 nhích nhẹ 0,2%, lên 253 điểm, củng cố vững chắc đỉnh cao 6 tuần. Chứng khoán Anh điều chỉnh 0,1%. Các chỉ số DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp cùng thoái lui 0,4%. Ngày hôm qua, ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lần lượt quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục 0,5% và 1%.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á điều chỉnh phiên đầu tiên trong 5 ngày. Sau những phút giao dịch giằng co trong phiên buổi sáng, các thị trường chứng khoán quay đầu giảm mạnh đến cuối ngày trước áp lực chốt lời dâng cao. Cổ phiếu ngành tài chính bị xả hàng ồ ạt giữa những quan ngại tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc và Nhật Bản có dấu hiệu chậm lại. Chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI thoái lui 0,7% vào chung cuộc, xuống 120,05 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc chịu áp lực điều chỉnh mạnh nhất trong số 8 thị trường chủ chốt trong khu vực. Phong vũ biểu Shanghai Composite trượt 2,4%. Cũng không nằm ngoài xu thế chung, bảng điện tử HangSeng của Hong Kong cũng bốc hơi 1,4%. Thị trường Đài Loan giảm 0,8%.
Tại Tokyo, hàn thử biểu Nikkei 225 đóng cửa âm 1,1% trước sự thoái trào của cổ phiếu các công ty xuất khẩu do đồng yen mạnh lên trong giỏ 16 ngoại tệ mạnh khác. Các chỉ số Straits Times của Singapore và Kospi của Hàn Quốc lần lượt đi xuống 0,5% và 0,3%. Sau chuỗi 3 phiên thăng hoa tốt nhất kể từ đầu năm, chứng khoán Ấn Độ đã quay đầu hạ nhiệt 0,2% trong phiên này.
Ở chiều hướng ngược lại, chứng khoán Australia tiếp tục giữ được sắc xanh nhờ đà đi lên của các cổ phiếu ngành khai mỏ. Chỉ số S&P ASX 200 tăng 0,3%.

Nguyễn Hùng

=> ALT vẫn chưa về đỉnh cũ ?!
Phải biết kiêu ngạo như Lida Kiều , giá ~ 80,000 mới tất tay bán :p
http://dl3.glitter-graphics.net/pub/2525/2525853xhwcgiy30v.gifhttp://dl3.glitter-graphics.net/pub/2525/2525853xhwcgiy30v.gifhttp://dl3.glitter-graphics.net/pub/2525/2525853xhwcgiy30v.gif.

TTTT1
08-03-2010, 08:30 PM
Thứ 2, 01/03/2010, 17:46
Chiến lược đầu tư tháng 3


Dự báo TTCK tháng 3 có thể sẽ biến động mạnh hơn so với tháng 2. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô vẫn là nhân tố mấu chốt, quyết đinh xu hướng thị trường.



Bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều có khả năng thay đổi niềm tin của NĐT trên thị trường. Tin tức từ phía các DN niêm yết vẫn đóng vai trò thứ yếu trong quyết định giải ngân của NĐT.

Sau đây là nhận định thị trường tháng 3 của chúng tôi dựa trên ba hướng tiếp cận chính: phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý NĐT.
Phân tích cơ bản
Thông tin về các yếu tố vĩ mô sẽ tiếp tục chi phối thị trường tháng 3. Luồng thông tin chủ đạo nhiều khả năng vẫn là các thông tin kém lạc quan. CPI tháng 2 được công bố ở mức 1,96%, thấp hơn mức dự báo 2,4%, nhưng không được các NĐT đón nhận tích cực, vì chỉ số này chưa tính đến 9 ngày nghỉ Tết.
Đồng thời, NĐT e ngại khả năng CPI tháng 3 sẽ cao nhất trong một vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của mặt bằng giá cả điều chỉnh sau kỳ nghỉ lễ; giá xăng dầu tăng cuối tháng 2; và giá điện tăng 6,8% từ ngày 1/3/2010.
Đúng như giới phân tích nhận định, ngày 26/2/2010, NHNN đã mạnh tay gián tiếp bỏ quy định trần lãi suất với Thông tư 07/2010, cho phép thỏa thuận trực tiếp giữa DN và ngân hàng đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.
Chúng tôi nhận định, cũng giống như quyết định điều chỉnh tỷ giá giữa tháng 2, quyết định này chỉ mang tính chất tâm lý và công nhận thực tế thị trường, vì hiện nay đa số DN vẫn đang phải vay với lãi suất cao hơn nhiều so với trần lãi suất quy định do các khoản phụ phí phát sinh.
Mặc dù có nhiều lo ngại về sức ép về lãi vay đối với DN, điểm mấu chốt, tích cực của quyết định này là tạo nên cân bằng cung - cầu trên thị trường vốn, do đó nếu kiểm soát tốt sẽ có lợi cho thị trường trong dài hạn.
Với tình hình kể trên, hướng xử lý của NHNN ít có khả năng ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận của DN và cung tiền trong ngắn hạn. Việc DN công bố thông tin tình hình sản xuất - kinh doanh năm 2009 và các kế hoạch năm 2010 dường như vẫn chưa ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Nguyên nhân là do luồng thông tin vĩ mô và tâm lý NĐT đang lấn át các thông tin ở phạm vi DN. Do đó, theo chúng tôi, khó có khả năng xảy ra quá trình tái cơ cấu danh mục đầu tư lớn trong tháng 3, đặc biệt từ phía các NĐT cá nhân, nên khả năng hỗ trợ thanh khoản thị trường từ động thái này tương đối hạn chế.
Tuy nhiên, sau khi các yếu tố vĩ mô bình ổn, thị trường có thể sẽ diễn ra quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ, thể hiện đúng tiềm năng của các DN. Đối với NĐT dài hạn và lạc quan về thị trường năm 2010, đây là thời điểm tốt để thực hiện việc giải ngân và phân bổ lại danh mục đầu tư của mình - chuyển sang các nhóm ngành và cổ phiếu có tiềm năng và hấp dẫn hơn.
Cùng với nhận định trên, chúng tôi dự báo khả năng nới lỏng tín dụng ngay trong tháng 3 là không cao, đồng nghĩa với dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư không thay đổi nhiều so với hai tháng đầu năm. Điều đáng chú ý là ngay cả trong tháng 1 và tháng 2 khi tín dụng bị siết chặt, nhiều CTCK vẫn chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng cho phép nhằm hỗ trợ NĐT sử dụng đòn bẩy.
Khách hàng cá nhân vẫn giữ lượng tiền mặt khá lớn trong tài khoản, có khi tới 50 - 70%. Động thái này chứng tỏ thanh khoản thấp không phải hoàn toàn do NĐT thiếu vốn , mà từ tâm lý NĐT chưa mạnh dạn giải ngân khi xu hướng thị trường và những yếu tố vĩ mô chưa rõ ràng. Diễn biến của các phiên giao dịch sau Tết có thể sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 3 với mức thanh khoản thấp cho tới khi dòng thông tin thực sự được định hình.
Nhìn ở góc độ tương quan với các thị trường tài chính khác trong khu vực, xét về chỉ số P/E, đến cuối năm 2009, Việt Nam chỉ thấp hơn Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu loại bỏ 5 mã cổ phiếu có chỉ số P/E cao là VCB, ACB, STB, BVH, và VIC trong top 10 công ty có giá trị lớn nhất, thì P/E năm 2009 của thị trường nằm trong khoảng 13 - 15x, tức là tương đương mức trung bình của khu vực.
Trong 2 tháng đầu năm, VN-Index cũng giảm khoảng hơn 4%, tương đương với mức giảm trung bình của các chỉ số khác. Sự tăng giảm của VN- Index trong từng phiên giao dịch thời gian qua nhìn chung không có mối quan hệ chặt chẽ nào với các chỉ số toàn cầu.
Như vậy, với những khó khăn về kinh tế vĩ mô năm 2008 - 2009 và dự báo sẽ tiếp tục trong 2010, giá trị của thị trường Việt Nam đang dần trở về với mặt bằng chung của khu vực. Chúng tôi nhận định, trong ngắn hạn nguồn vốn từ NĐT nước ngoài đổ vào TTCK trong nước sẽ khó có đột biến và thị trường sẽ tiếp tục bám sát đà phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Nếu NĐT tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2010 và phân tích cơ bản, đây có thể là thời điểm tốt để bắt đầu giải ngân vào những mã cổ phiếu tết, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, bán lẻ, du lịch và hàng tiêu dùng.
Phân tích kỹ thuật (PTKT)
Qua nghiên cứa các công cụ PTKT khác nhau (bao gồm các sản phẩm tiêu chuẩn và các sản phẩm được phát triển riêng), chúng tôi nhận thấy kết quả dự báo của PTKT để giao dịch ngắn hạn trong tháng 1 và 2 tương đối thiếu chính xác. Lý do chính là thanh khoản của thị trường thấp và xu hướng giao dịch không rõ ràng, cầm chừng. Do đó, NĐT dựa hoàn toàn vào PTKT trong tháng 3, nếu tình hình thị trường chưa được cải thiện, sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.
Trong 2 tháng đầu năm, ngưỡng hỗ trợ - kháng cự 480 - 520 điểm khá bền vững và có khả năng tiếp tục được duy trì trong tháng 3, cho tới khi có luồng thông tin đủ mạnh để hỗ trợ tâm lý NĐT. Thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện mạnh nếu phá vỡ 2 ngưỡng trên.
Xét về dài hạn (6 - 9 tháng), nhiều kết quả PTKT đều có chung nhận định về khả năng phục hồi của thị trường. Tuy nhiên, sử dụng các kết quả PTKT dài hạn thường có rủi ro cao. Phân tích mối tương quan giữa chỉ số Index và khối lượng giao dịch trong 2 năm gần đây cho thấy, thời kỳ thị trường giằng co trong mức thanh khoản thấp thường là tín hiệu cho chu kỳ phục hồi trong tương lai không xa.
Có thể nhận thấy khối lượng giao dịch của VN-Index hiện nay đang tương đương, thậm chí thấp hơn tháng 7 và đầu tháng 12/2009, theo sau đó là chu kỳ tăng điểm và thanh khoản tương đối mạnh. Do đó, tháng 3 có thể là thời gian ổn định ở mức đáy của thị trường, chuẩn bị cho chu kỳ hồi phục trong quý II và quý III
Phân tích dựa trên tâm lý NĐT
Ngay từ hai hướng tiếp cận trên, tâm lý NĐT đã ít nhiều được nhắc đến. Tâm lý NĐT hiện nay đang chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Thứ nhất, tâm lý NĐT toàn cầu vẫn đang dao động mạnh; các chỉ số tăng giảm thất thường, mang tính chất khu vực và vẫn chưa xác lập được xu thế. Các thông tin tốt, xấu lẫn lộn, tạo tâm lý dè chừng cho các quyết định giải ngân với quy mô lớn. Nhìn chung, các chỉ số chính đều giảm kể từ đầu năm 2010. Chúng tôi nhận định thị trường Việt Nam tháng 3 sẽ tiếp tục bị chi phối một phần từ tâm lý của NĐT toàn cầu.
Thứ hai, ở trong nước, các động thái của NHNN vẫn chưa rõ ràng, chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ, chẳng hạn như quyết định điều chỉnh tỷ giá ngay trước Tết. Nhiều tin đồn về lãi suất, chính sách tiền tệ và các kịch bản kinh tế đối ngược trong năm 2010 đồng nghĩa với những rủi ro tiềm ẩn lớn cho NĐT. Tình trạng này có thể tiếp tục duy trì trong tháng 3.
Thứ ba, thanh khoản thị trường thấp không phải là điều kiện cho nhóm NĐT lướt sóng. NĐT đang giữ lượng tiền mặt lớn chưa mạnh dạn giải ngân vì nếu thị trường xấu đi, việc cắt lỗ sẽ gặp khó khăn. Đồng thời, nếu thị trường chưa bứt phá, lợi nhuận và mức độ rủi ro khi gửi tiền trong ngân hàng ngắn hạn đều khả quan hơn.
Đúng là thị trường đang diễn ra hết sức trầm lặng, trong khi các cách tiếp cận thị trường khác nhau không đưa ra được những nhận định thống nhất. Khi NĐT bị chi phối bởi tâm lý do các yếu tố vĩ mô, thị trường có khả năng biến động rất nhanh.
Chúng tôi khuyến cáo NĐT dần dần mua vào trong tháng 3 tại vùng giá hấp dẫn (480 điểm) hướng tới sự hồi phục của thị trường trong trung hạn, hạn chế các hoạt động mua - bán ngắn hạn, đồng thời theo dõi chặt chẽ những diễn biến của nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là các chính sách tiền tệ.

Theo Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Khôi phân tích - Đầu tư CTCK SME
ĐTCK

http://dl9.glitter-graphics.net/pub/2565/2565829hxoapdd911.gifhttp://dl9.glitter-graphics.net/pub/2565/2565829hxoapdd911.gif

TTTT1
09-03-2010, 10:45 PM
Lãi suất kỳ hạn ngắn liên ngân hàng giảm mạnh
09:38 (GMT+7) - Thứ Ba, 9/3/2010

▪ MINH ĐỨC (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Minh%20%C4%90%E1%BB%A9c&bl=1&PageType=5)
http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/03/09/bank9.3_260.jpg
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang được cải thiện.


Lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn ngắn trên thị trường liên ngân hàng tuần qua giảm mạnh, giảm từ 2,08% - 3,64%


Lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn ngắn trên thị trường liên ngân hàng tuần qua giảm mạnh, giảm từ 2,08% - 3,64%.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tuần từ 27/2 – 4/3, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng có sự sụt giảm rõ rệt so với tuần trước đối với tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,04% đến 3,34%/năm.

Trong đó lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần) có mức sụt giảm mạnh, lần lượt là 3,64% và 2,08%/năm. Lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng có mức giảm không đáng kể (0,28% và 0,04%/năm).

Lãi suất kỳ hạn qua đêm dao động từ 6,16% đến 8,47%/năm, bình quân ở mức 7,44%/năm, mức thấp trong nhiều tháng trở lại đây; lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng ở mức từ 9,07% đến 10,98%/năm. Lãi suất các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên vẫn ở mức trên 11%/năm với doanh số phát sinh ở các kỳ hạn này chiếm khoảng 8% so với tổng doanh số giao dịch toàn hệ thống.

Trong tuần, lãi suất cho vay cao nhất là 12%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 2,4%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn).

Đối với các giao dịch bằng USD, tuần này các giao dịch chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng). Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 2 tuần không đổi; lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng nhẹ (0,08%/năm); lãi suất các kỳ hạn còn lại giảm nhẹ so với lãi suất bình quân tuần trước. Lãi suất bình quân cao nhất là 1,41%/năm, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,56% đến 1,20%/năm.

Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần qua đạt xấp xỉ 86.589 tỷ VND và 2.052 triệu USD, bình quân đạt khoảng 14.431 tỷ VND/ngày và 342 triệu USD/ngày. So với tuần liền trước, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng kỳ này tăng 1.096 tỷ VND/ngày, tuy nhiên doanh số giao dịch bằng USD có sự sụt giảm, cụ thể là 110 triệu USD.

Tuần qua, doanh số giao dịch qua đêm bằng VND đạt 30.299 tỷ, chiếm tỷ trọng 35% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần. Doanh số giao dịch qua đêm bằng USD là 648 triệu USD, chiếm 32% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần.
http://i8.glitter-graphics.org/pub/1811/1811698xxi3xzrt5m.gifhttp://i8.glitter-graphics.org/pub/1811/1811698xxi3xzrt5m.gif http://www.glitter-graphics.com/images/empty.gif

TTTT1
10-03-2010, 07:55 AM
09/03/2010 11:30 (GMT+7)
“Trật tự” mới cho lãi suất huy động?

▪ MINH ĐỨC (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Minh%20%C4%90%E1%BB%A9c&bl=1&PageType=5)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/09/LS.jpg
Hiện phần lớn các ngân hàng đều đồng loạt áp lãi suất huy động ở mức 10,49%/năm, không phân biệt kỳ hạn - Ảnh: Quang Liên.


Sau khi kéo thẳng 10,49% ở hầu hết các kỳ hạn từ cuối 2009, lãi suất huy động VND đang chờ điều chỉnh để có “trật tự” mới
Sau khi kéo thẳng 10,49% ở hầu hết các kỳ hạn từ cuối năm 2009, lãi suất huy động VND đang chờ điều chỉnh để có “trật tự” mới.

Lúc này, nhiều con mắt đang nhìn về Ngân hàng Nhà nước chờ đợi. Thị trường cũng đang có những chuyển động ủng hộ cho sự chờ đợi này.

Vẫn còn trần lãi suất huy động

Cuối tuần qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có cuộc họp với đại diện các ngân hàng hội viên trong Nam, ngoài Bắc. Nội dung cuộc họp này chưa thông tin cụ thể và rộng rãi, nhưng giới thạo tin đề cập đến khả năng có thống nhất kiến nghị từ các hội viên tới Ngân hàng Nhà nước về việc bỏ trần lãi suất huy động hiện nay.

Ngày 2/12/2009, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 9484/NHNN-VP với nội dung chính: Để tạo sự ổn định mặt bằng lãi suất chung, các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất huy động VND cao nhất dưới 10,5%/năm. Những trường hợp tăng lãi suất huy động từ mức 10,5%/năm trở lên, phá vỡ mặt bằng huy động trên thị trường, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành xem xét toàn diện hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

Sau văn bản trên, một số ngân hàng thương mại vừa mới áp lãi suất huy động 10,5%/năm ở một số kỳ hạn vội vàng rút về mốc 10,49%/năm. Vô hình trung, mốc 10,5% đó trở thành trần lãi suất huy động VND. Từ đó đến nay, đa số các thành viên vẫn đang kéo thẳng mức 10,49% cho hầu hết các kỳ hạn, không phân biệt ngắn, trung hay dài hạn.

Định hướng trên của Ngân hàng Nhà nước không mới. Trong quá khứ, ngày 26/2/2008, cơ quan này cũng từng có Công điện số 02 yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động VND ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm.

Có thể hiểu định hướng của Ngân hàng Nhà nước là sự linh hoạt trong từng thời kỳ nhằm ổn định thị trường và hoạt động của hệ thống. Và nay, khi cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn đã được mở, thanh khoản hệ thống đã được cải thiện, mức trần 10,5%/năm nói trên có thể được xem xét để gỡ bỏ. Bởi theo ý kiến của lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, khi đầu ra đã mở, đầu vào cũng cần có cơ chế “thoáng” để tạo sự chủ động cân đối các nguồn vốn.

Ngược lại, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ định hướng lãi suất huy động VND nói trên, có thể hiểu đó là việc duy trì một chốt chặn tránh những biến động trên thị trường. Mức lãi suất huy động tối đa 10,5%/năm sẽ là một cơ sở để các nhà băng xác định lãi suất cho vay và duy trì một tỷ lệ lãi biên hợp lý.

Lãi suất huy động chờ điều chỉnh

Theo những thông tin Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây, thanh khoản của hệ thống đã được cải thiện, vốn khả dụng dư thừa tương đối. Lãi suất huy động một số thành viên lớn cũng đã được cơ cấu lại, không còn áp đồng loạt 10,49% để gọi vốn bằng được ở các kỳ hạn.

Dữ liệu giao dịch trên thị trường mở cũng cho thấy những thông tin đáng chú ý. Trước Tết Nguyên đán, lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ qua thị trường này có từ 12 – 15 nghìn tỷ đồng mỗi ngày. Tuần qua, lượng vốn bơm qua thị trường này đã giảm rõ rệt; nếu ngày 3/3 là 10 nghìn tỷ đồng thì ngày 4/3 chỉ 3,2 nghìn tỷ đồng, ngày 5/3 là 3,13 nghìn tỷ đồng. Phiên thứ 83 ngày 8/3 cũng chỉ có 2.308 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tuần qua cũng đã có sự sụt giảm rõ rệt so với tuần trước đối với tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,04% đến 3,34%/năm. Trong đó lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần) có mức sụt giảm mạnh, lần lượt là 3,64% và 2,08%/năm.

Thanh khoản hệ thống đã được cải thiện. Thông tin từ cuộc họp của VNBA với các hội viên cho thấy, một vấn đề đặt ra là các ngân hàng không quyết liệt gọi vốn khi kéo thẳng lãi suất 10,49% ở hầu hết các kỳ hạn. Thay vào đó, cơ cấu giữa các kỳ hạn đang chờ để thay đổi, đường cong lãi suất chờ một “trật tự” mới thay vì hầu như không phân biệt như hiện nay.

Giả thiết đặt ra, nếu trần 10,5% được bỏ, lãi suất huy động có thể sẽ tăng nhưng ở những kỳ hạn theo cơ cấu và nhu cầu vốn của mỗi ngân hàng. Một diễn biến đã định hình là một số thành viên đã có điều chỉnh theo hướng từ thấp đến cao theo kỳ hạn ngắn đến dài, như tại Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Đông Á (DongA Bank). Một số trường hợp như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng không áp đồng loạt 10,49% như nhiều thành viên khác hiện nay, mà chỉ tập trung ở một số kỳ hạn tập trung gọi vốn…

Nhưng lo ngại đặt ra là liệu khi bỏ trần 10,5%, lãi suất huy động có biến động mạnh, leo thang? Ngân hàng Nhà nước vẫn có sự chủ động trong điều tiết thông qua các công cụ chính sách, thậm chí có thể là một “cơ chế” trần linh hoạt.
http://dl7.glitter-graphics.net/pub/1811/1811687s7w28kdblc.gifhttp://dl7.glitter-graphics.net/pub/1811/1811687s7w28kdblc.gif

TTTT1
10-03-2010, 10:14 AM
Năm 2009 : ALT lên được ~ 3 tháng , nhưng mất ~ 9 tháng tiếp theo để giảm điểm liên tục và tê liệt - về lại vùng đáy cũ .


Thông thường LNST quý I hằng năm của ALT cao do ngành nghề giải trí ...
Theo tôi được biết thì năm nay LNST quý I/2010 khả quan hơn năm 2009 .
http://dl7.glitter-graphics.net/pub/1811/1811687s7w28kdblc.gifhttp://dl.glitter-graphics.net/pub/1811/1811691l661gps4hh.gif
06/03/2010 4:15:00 CH
Thị trường đang dần ấm lên http://www.bsc.com.vn/Images/spacer.gif
Đầu tư Chứng khoán điện tử



9
Tuần qua, dòng tiền đã chảy vào thị trường mạnh hơn khiến nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng tăng trưởng bền vững của chứng khoán Việt Nam. Mặc dù có những phiên điều chỉnh nhẹ, nhưng nhiều chuyên gia nhận định cơ hội đang đến với tất cả mọi người với triển vọng trung và dài hạn rất khả quan. Tuy nhiên, cùng với việc nhà đầu tư nội đẩy mạnh mua vào thì khối ngoại lại đang tranh thủ bán mạnh.



Kết thúc tuần giao dịch từ 01/03/2010 đến 05/03/2010, trên sàn HOSE có 4 phiên tăng, 1 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã tăng 16,49 điểm (+3,32%) và đóng cửa tại mức 513,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 195.412.640 đơn vị, tăng 101,64% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 8.080,65 tỷ đồng, tăng 88,65%.
...

Còn trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index trong tuần qua có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/03/2010, chỉ số HNX-Index đạt mức 170,16 điểm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số HNX-Index đã tăng 5,50 điểm (+3,34%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 136.266.200 đơn vị, tăng 175,98% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 4.656,28 tỷ đồng, tăng 182,89%.

...

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trong tuần qua trên HOSE nhưng mua ròng trên sàn HNX. Cụ thể, họ đã mua vào 11,556 triệu cổ phiếu (trị giá 629,08 tỷ đồng) và bán ra 16,301 triệu cổ phiếu (trị giá 758,75 tỷ đồng) trên sàn HOSE. Ngoài ra, họ cũng mua vào 2,063 triệu cổ phiếu (trị giá 72,24 tỷ đồng) và bán ra 1,422 triệu cổ phiếu (trị giá 48,43 tỷ đồng) trên HNX. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng hơn 153,48 tỷ đồng.

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%203.2010/Ha-GTGD-2010-03-05.jpg

CTCK Âu Việt (AVSC) nhận định, VN-Index đang có sự giằng co mạnh khi tiếp cận sát ngưỡng kháng cự 520 điểm và đường biên trên của kênh xu hướng tăng giá. Nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục và hướng sự chú ý đến các cổ phiếu bluechip chưa tăng mạnh trong thời gian qua.

CTCK Bảo Việt (BVSC) nhận định, dòng tiền nóng đang đổ vào thị trường và có dấu hiệu tăng lên. Điều này được thể hiện khá rõ qua việc tăng nóng của một số cổ phiếu/nhóm cổ phiếu và thanh khoản tăng đột biến của những cổ phiếu/nhóm cổ phiếu này.

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%203.2010/Ho-GTGD-2010-03-05.jpg

CTCK VNDirect lạc quan nhận định: “Thị trường đang bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới và các phiên điều chỉnh là cần thiết để tạo lập các mức giá cao hơn trong tương lai”.

Cùng chung nhận định lạc quan về thị trường, CTCK Vincom cho biế, thị trường có thể đã hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để hình thành một sóng tăng giá mạnh hơn. Dự báo trong tuần tới thị trường sẽ có thể gặp kháng cự khi tiến vào vùng 520 và 540 điểm và sự phân hóa theo nhóm ngành sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nhưng xu thế chung của thị trường vẫn tiếp tục là tăng điểm.

http://dl7.glitter-graphics.net/pub/1811/1811687s7w28kdblc.gifhttp://dl.glitter-graphics.net/pub/1811/1811691l661gps4hh.gif

TTTT1
10-03-2010, 10:53 PM
Thứ ba, 23/2/2010, 17:53 GMT+7
Hoàn tất kiểm tra chung cư làm văn phòng trước 30/3


Bộ Xây dựng đề nghị một số địa phương, nơi có nhiều nhà chung cư khẩn trương rà soát, trên cơ sở đó lập kế hoạch, lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi để chấn chỉnh kịp thời.
>Cấm sử dụng nhà ở chung cư làm văn phòng (http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/11/3BA15E75/)/Doanh nghiệp nhỏ khó khăn (http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/11/3BA1614A/)
Đây là nội dung văn bản của Bộ Xây dựng gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, thống kê việc sử dụng nhà chung cư làm cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ đó đề xuất lộ trình, phương án giải quyết phù hợp và báo cáo về Bộ trước ngày 30/3.
Theo Bộ Xây dựng, việc sử dụng căn hộ nhà chung cư làm cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng ở nhà chung cư. Các trường hợp sử dụng căn hộ để kinh doanh, bán hàng phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Riêng nhà nhiều tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp, có thể tách riêng các văn phòng với khu ở cần bố trí và quản lý các văn phòng này như đối với công trình kinh doanh, dịch vụ.
Trước đó, quyết định của Bộ Xây dựng khiến không ít công ty có quy mô vừa và nhỏ đứng ngồi không yên vì nỗi lo vô gia cư, trong khi giá văn phòng vẫn ở mức cao.
Hoàng Lan


Thứ tư, 10/3/2010, 11:30 GMT+7
"Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2010"


VN đã chống chọi với cuộc khủng hoảnh kinh tế toàn cầu một cách vững vàng và với chỉ tiêu tăng trưởng năm 2010 khoảng 6,5%, tôi tin VN sẽ đạt được” – đó là khẳng định của ông Mike Smith - Tổng Giám đốc Tập đoàn ANZ.
- Ông đánh giá thế nào về hoạt động của hệ thống ngân hàng VN trong thời gian qua trong sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung ?
Tôi nghĩ hệ thống ngân hàng của VN vẫn tiếp tục phát triển và cải cách. Và một điều chúng ta đều nhận thấy rằng khi giảm dần sự quản lý của Nhà nước thì hệ thống ngân hàng hay bất cứ một lĩnh vực nào đó, hoạt động này đều cần được tiến hành một cách từ từ theo lộ trình. Tôi nghĩ rằng NHNN thời gian qua cũng đã xử lý quá trình này một cách hợp lý. Ví dụ mặc dù NHNN vẫn còn hạn chế nhất định, như ngân hàng nước ngoài được mua bao nhiêu phần trăm cổ phần của ngân hàng VN, song song với quy định đó, Chính phủ VN vẫn cho phép các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại VN.
- Ông nói về dự báo tăng trưởng của VN 6,5%, cơ sở nào khiến ông tin vào điều đó trong khi nền kinh tế thế giới chưa thực sự chắc chắn về sự phục hồi ?
Thực chất VN đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách vững vàng. Cá nhân tôi cho rằng thậm chí VN có thể vượt tăng trưởng 6,5% nếu các nước trong khu vực tăng trưởng dương. Đặc biệt là Trung Quốc nếu tăng trưởng đúng như dự báo.
- Tuy nhiên, với chỉ số CPI những tháng đầu năm khá cao, nhiều chuyên gia lo lắng VN sẽ phải đối mặt với lạm phát tăng cao năm 2010 ?
Lạm phát luôn là một vấn đê đáng quan tâm, nhưng quan điểm của tôi là thà giải quyết vấn đề lạm phát còn hơn là phải đối mặt, đương đầu với phục hồi kinh tế quá chậm - thiểu phát mà nhiều nước hiện đang vấp phải.
- Và thưa ông, chắc chắn lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ?
Nếu có vấn đề lạm phát quay trở lại, khả năng áp dụng lãi suất tăng có thể xảy ra.
- Liệu chúng ta có rơi vào vòng luẩn quẩn không khi tăng lãi suất đương nhiên sẽ tác động trở lại đến lạm phát ?
Thực ra lãi suất là vấn đề rất khó để giải quyết triệt để bởi nếu chúng ta đụng chạm đến lãi suất, lạm phát sẽ trở lại. Vì vậy, tất cả các NHTƯ đều phải rất thận trọng quan sát cũng như kiểm soát lãi suất trong từng tháng. Đặc biệt các quốc gia Mỹ và Châu Âu hiện nay, điều quan trọng là làm thế nào giữ được tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài hơn là quan tâm đến vấn đề lạm phát. Chính vì vậy vấn đề làm thế nào giữ nguyên được lãi suất là vấn đề quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Động thái NHTƯ của các nước hiện nay là chưa tăng lãi suất vội, mà chờ xem dấu hiệu kinh tế thế giới phục hồi có thực sự bền vững hay không.
- Nghĩa là quan điểm của ông là VN cũng không nên tăng lãi suất vội ?
Điều quan trọng để đảm bảo sự phục hồi nền kinh tế là tạo ra nhu cầu muốn vay tiền để phát triển sản xuất. Còn nếu tăng lãi suất thì nhu cầu này có thể sẽ giảm, bởi vì các DN vay vốn sẽ khó khăn hơn.
Tất nhiên, để bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, có lãi, NHNN sẽ phải cân nhắc những yếu tố này. Tuy nhiên, theo tôi, các NHTM cũng cần phải chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động bằng uy tín của mình chứ không phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Nhà nước.
- Vậy ông nhìn nhận việc NHNN VN mới đây đã ban hành Thông tư áp dụng lãi suất thoả thuận cho các khoản vay tín dụng trung và dài hạn như thế nào ?
Việc áp dụng lãi suất thoả thuận cho các khoản vay tín dụng trung và dài hạn rất phù hợp với điều chỉnh thực tế, tạo sự cho vay trong môi trường cạnh tranh hơn so với trước đây.
- Còn về việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN thời gian qua, thưa ông ?
Việc giảm giá của đồng tiền của bất cứ quốc gia nào luôn là vấn đề rất khó khăn, bởi bao giờ cũng có những phản ứng tiêu cực. Nhưng tất cả những điều này chỉ là nhất thời, còn các nhà đầu tư sẽ nhìn vào yếu tố cơ bản, khả năng tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Rủi ro tỷ giá tiền tệ là vấn đề các nhà đầu tư luôn phải tính đến khi quyết định đầu tư để phải kiểm soát chứ không nên quá lo ngại, băn khoăn vấn đề này.
Đối với các quan điểm về kinh tế cũng như thị truờng, thì yếu tố quan trọng là tầm nhìn dài hạn. Và để duy trì nền kinh tế bền vững cao thì các DN cũng phải tính đến tầm nhìn dài hạn.
Trong từng thời điểm, NHNN sẽ đưa ra quyết đinh phù hợp, bởi giữ giá đồng tiền không để tăng lạm phát và giữ tăng trưởng là khó, nhưng điều quan trọng là làm thế nào FDI vẫn tìm đến và tiếp tục quá trình CPH DNNN. Và tôi tin tiềm năng của VN rất hấp dẫn.
- Xin cảm ơn ông ! (Nguồn: DDDN, 10/3)
............................http://dl10.glitter-graphics.net/pub/2585/2585630n3v3wnzvu7.gif

TTTT1
11-03-2010, 09:44 PM
08/03/2010 | 16:00:00
2010: Tập trung kiềm chế nhập siêu và chỉ số CPI



http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=38260&at=0&ts=300&lm=634036742489770000
May hàng phục vụ xuất khẩu (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)


Tại buổi giao ban trực tuyến tháng 2 của Bộ Công Thương, ngày 8/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, trọng tâm trong tháng Ba và từ nay đến cuối năm 2010 sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và khống chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Công nghiệp phục hồi, nhập siêu tăng mạnh

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm, thị trường trong nước diễn biến rất sôi động, hàng hóa sản xuất trong nước tiêu thụ mạnh.

Tính chung 2 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 114,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 8,1% (khu vực kinh tế Trung ương tăng 11,2%; khu vực kinh tế địa phương giảm 3,0%); khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng 15,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 15,4%.

Các sản phẩm công nghiệp như điện tăng 19%, than sạch tăng 8,7%, khí đốt tăng 12,3%, thuốc lá tăng 13,3%, bia tăng 18,8%... đã góp phần rất lớn vào việc ổn định sản xuất, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tuy nhiên, do giá hàng hóa trên thị trường thế giới và sự tăng giá đầu vào của xăng, điện… trong thời gian đầu năm có thể gây áp lực lên tình hình xuất khẩu.

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, riêng 2 tháng đầu năm, xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD. Nhưng thị trường thế giới biến động mạnh, giá bông tăng lên mức cao nhất (9.500 đồng - 11.000 đồng/kg) có thể tác động đến chỉ tiêu chung của ngành dệt may là 10,5 tỷ USD.

Về nhập khẩu, 2 tháng đầu năm đã đạt 10,66 tỷ USD, tăng 4,46% so với cùng kỳ, trong đó đáng chú ý là tất cả các nhóm hàng cần nhập khẩu, cần kiểm soát và hạn chế đều có dấu hiệu tăng lên.

So với cùng kỳ năm ngoái, 2 tháng đầu năm 2010 mức nhập siêu có xu hướng “nhích lên” và đây là dấu hiệu ngược so với cùng kỳ năm trước.

Giải thích điều này, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do giá bình quân của một số mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn tăng cao.

”Mức nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mức tăng trên 50%, trong khi sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chưa đáp ứng đủ thì vấn đề này cần phải được xem xét lại,” Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên lưu ý.

Sẽ giải quyết vốn cho doanh nghiệp

Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu đầu tư cho sản xuất cũng rất lớn. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn vay hiện rất khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Ninh, Hoàng Huy Tập nêu ý kiến, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là vốn vay, dù không nhiều nhưng một số doanh nghiệp đã phải vay trong dân với lãi suất cao gấp 2,5 - 3 lần so với vay ngân hàng.

Đại diện của Sở Công thương Bà Rịa-Vũng Tàu cũng cho biết, doanh nghiệp đang vay vốn với lãi suất lên đến 20%, vì vậy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, ngân hàng cần tháo gỡ các nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Thứ trưởng đơn cử, trong tình hình hiện nay, mức lợi nhuận cả năm của nhiều doanh nghiệp chỉ đạt 25% nhưng nếu lãi suất vay là 20% thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ báo cáo Thường trực Chính phủ và các bộ, ngành về vấn đề vốn cho doanh nghiệp. Tại cuộc họp Thủ tướng làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn dự kiến diễn ra trong tuần này, vấn đề vốn sẽ được nêu lên như một nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết gấp.

Kiềm chế tăng giá và nhập siêu

Kinh tế năm 2010 tiếp tục đà tăng trưởng nhưng còn đối mặt với nhiều khó khăn, tình hình thị trường sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm trước.

Trong 2 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,35% so với tháng 12/2009. Tuy việc tăng chỉ số giá có tính quy luật nhưng đây là mức cao trong 10 năm trở lại đây.

Nhưng trước yêu cầu không để nhập siêu năm 2010 tăng quá 20% so với kim ngạch nhập khẩu, sẽ là áp lực rất lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm khống chế CPI năm 2010 chỉ tăng ở mức 7% như Nghị quyết của Quốc Hội đề ra.

Tại cuộc họp giao ban, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, việc kiềm chế nhập siêu không chỉ là vấn đề hoàn thành nhiệm vụ mà nó liên quan đến cân đối vĩ mô, chính sách tiền tệ, ngoại hối, ngân hàng...

Trong khi đó, chênh lệch cán cân thương mại còn lớn, ở mức 16,9% dẫn đến mức nhập siêu quá lớn. Vì vậy, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng: “Thời gian tới cần tăng cường đầu tư, kiểm soát nhập siêu và đẩy mạnh xuất khẩu”.

Cụ thể, 10 tháng còn lại sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bù lại cho tháng 2 để đạt được mức tăng trưởng GDP cả năm 2010 là 6,5%.

Trong công tác điều hành giá cả, theo Bộ trưởng, các Tập đoàn và Tổng Công ty cần phối hợp tốt với địa phương để tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, tránh hiện tượng “tăng giá tâm lý” như thời gian qua.

“Việc tăng giá điện 6,8% theo đánh giá, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sản xuất, hiện tượng lợi dụng tăng giá điện bất hợp lý ở các nhà trọ sẽ phải xử lý nghiêm, cso thể áp dụng hình thức cao nhất là ngừng cung cấp điện,” Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh./.

Đức Duy (Vietnam+)
=> Tuy thực tế làm chưa tốt nhưng thành quả cũng có ...



Thứ tư, 10/3/2010, 08:57 GMT+7
“TTCK hiện đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng”


(ATPvietnam.com) - CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVSC) vừa đưa ra Bản báo cáo khái quát những đặc điểm nổi bật của TTCK trong từng giai đoạn nhằm giúp NĐT có thể nhận diện được diễn biến thị trường và có được những quyết định đầu tư phù hợp.
Theo AVSC, TTCK thông thường có 3 thời kỳ chính là Tích lũy, Tăng trưởng và Suy thoái. Trong thời kỳ tăng trưởng, TTCK có thể được chia ra làm 3 giai đoạn là: Giai đoạn đầu tăng trưởng, Giai đoạn tăng trưởng ổn định và Giai đoạn cuối tăng trưởng.
Thống kê những lần tăng trưởng của thị trường trước đây, AVSC nhận thấy mỗi giai đoạn tăng trưởng lại có những đặc điểm riêng biệt và những hình thái giao dịch khác nhau. AVSC nhận thấy TTCK hiện nay trong giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng.
Trong thời gian qua, các thông tin tốt mang tính chất hỗ trợ cho đà tăng trưởng của thị trường liên tục được đưa ra, như: Vốn khả dụng của toàn hệ thống Ngân hàng đạt 30.000 tỷ đồng, cao hơn so với mức 13.000 tỷ trước Tết; Lãi suất cơ bản trong tháng 3 được duy trì ở mức 8%; NHNN cho phép các Ngân hàng được thỏa thuận lãi suất cho vay trung và dài hạn với khách hàng; Tăng trưởng GDP trong quý I được Tổng cục thống kê dự báo tăng từ 5,7% - 5,9%; Thông tin về ĐHCĐ và chia cổ tức của các doanh nghiệp; Lãi suất bình quân liên Ngân hàng ở kỳ hạn ngắn giảm mạnh; Hiệu ứng từ đà tăng của TTCK thế giới; Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo một số Bộ ngành cùng NHNN thực hiện ngay một số biện pháp kiềm chế lạm phát cho thấy Chính phủ sẽ không để lạm phát cao quay trở lại; ….
Do đó, AVSC cho rằng, NĐT nên nhận diện đặc điểm giai đoạn này và xu hướng sắp bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định để có chiến lược đầu tư phù hợp.
Hải Anh
............................................http://dl10.glitter-graphics.net/pub/2587/2587450d5fev9cit3.gif

TTTT1
15-03-2010, 09:23 AM
Dòng tiền đổ mạnh vào chứng khoán
14/03/2010 11:18:22 AM
http://images..com/chungkhoan_rdwoprwg717249506large.jpg

http://images..com/chungkhoan_rdwoprwg717249506large.jpg


Hai phiên điều chỉnh giữa tuần không mang lại ảnh hưởng xấu mà chỉ khiến Vn-Index có thêm sức bật. Thị trường chứng khoán tăng tốc khi dòng tiền tiếp tục được khai thông.

Sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp từ ngày 3 đến 9/3, việc dự báo xu hướng điều chỉnh của thị trường trong 1-2 phiên là không khó đối với hầu hết các thành viên thị trường. Đa số nhà đầu tư đều cho rằng sự điều chỉnh là tất yếu và có lợi cho xu hướng đi lên của Vn-Index.
Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư là nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ báo sức khỏe sàn TP HCM không bị giảm điểm sâu trong hai phiên điều chỉnh vào giữa tuần qua. Ngay trong những phiên giảm điểm, thanh khoản thị trường vẫn được duy trì ở mức trên 50 triệu chứng khoán giao dịch mỗi phiên, cho thấy các thành viên thị trường đang tận dụng cơ hội để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Nhìn lại 5 phiên giao dịch tuần qua với 3 phiên “xanh” và 2 phiên “đỏ”, Vn-Index vẫn tăng tới 18,12 điểm, phá thành công 2 ngưỡng cản quan trọng là 520 và 530 điểm. Quan trọng hơn, xu hướng đi lên của Index là khá vững khi không xuất hiện những phiên tăng đột biến cũng như những cú giảm điểm quá sâu.
Thanh khoản thực sự là điểm sáng của các phiên giao dịch tuần qua khi khối lượng giao dịch trên sàn TP HCM đạt trung bình gần 57 triệu chứng khoán mỗi phiên, tương đương giá trị trên 2.500 tỷ đồng. Con số này vượt xa thanh khoản của tuần trước với 42,26 triệu chứng khoán và 1.753 tỷ đồng.
Khối lượng giao dịch tăng trên 30% trong 2 tuần liên tiếp cho thấy dòng tiền đang được đổ vào thị trường với một tốc độ đáng kinh ngạc. Các cổ phiếu của hai nhóm ngành tài chính - ngân hàng và bất động sản, những nhóm ngành có mức vốn hóa lớn nhất hiện nay cũng được các nhà đầu tư quan tâm hơn so với thời gian trước.
Tuy vậy, sự phân hóa lựa chọn của nhà đầu tư cũng trở nên rõ ràng. Các cổ phiếu của cùng một nhóm ngành hiếm khi tăng điểm đồng loạt trong cùng một phiên. Tình trạng giằng co giữa xu hướng chốt lời và giải ngân cổ phiếu của các nhóm đầu tư khá phổ biến, tạo nên những phiên giao dịch đầy kịch tính.
Một chi tiết đáng chú ý là khối nhà đầu tư nước ngoài, sau khi bán ròng trong tuần trước, đã trở lại mua ròng với hơn 3,3 triệu chứng khoán trên sàn TP HCM. Giá trị mua ròng đạt 267,11 tỷ đồng. Các cổ phiếu được khối ngoại ưu tiên mua vào vẫn là những địa chỉ có thanh khoản cao như VNM, HCM, PET, BVH và CTG . Trong tuần, khối này cũng bán ra khá nhiều cổ phiếu PGC, APC, CII,LCG, VIC …
Trong tuần, chỉ số HNX-Index của sàn Hà Nội cũng tăng được 3,29 điểm, Khối lượng giao dịch đạt trung bình 31,8 triệu cổ phiếu mỗi phiên, tương đương 1.065,53 tỷ đồng được luân chuyển trên sàn. Thanh khoản tiếp tục được cải thiện khoảng 15% so với tuần trước.
Theo nhận định của giới phân tích, 545 điểm sẽ là mục tiêu hứa hẹn nhiều thử thách với Vn-Index trong tuần tới. Ở ngưỡng này, thị trường sẽ rung lắc mạnh bởi lực cản tâm lý cũng như các yếu tố được chỉ ra trên đồ thị phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nhận định chung về thị trường vẫn tương đối lạc quan.

Theo Vnexpress


Tích cực & khả quan
14/03/2010 11:25:43 AM

http://images..com/chungkhoan_mkdvlcsm547222341large.jpg

http://images..com/chungkhoan_mkdvlcsm547222341large.jpgTích cực là kết quả tích cực trong nửa tháng qua, khả quan là xu hướng tăng lên trong thời gian tới.

Kết quả tích cực được thể hiện tổng hợp nhất và rõ nhất là số phiên và số điểm trên cả 2 sàn HOSE và HNX.
Trong 10 phiên, trên sàn HOSE có 7 phiên tăng, 3 phiên giảm (xem biểu đồ), trên sàn HNX có 6 phiên tăng, 4 phiên giảm, tức là số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm.
Ngày 12.3 so với ngày 26.2, VN-Index đã tăng 34,6 điểm (+7%), cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng 2,1% của cùng kỳ năm trước; HNX-Index cũng tăng 11,02 điểm (+6,8%). Như vậy, cả về số phiên, cả về số điểm, chứng khoán trong 2 tuần qua đã tiến nhiều hơn lùi, tính chung hai tháng rưỡi qua VN-Index đã tăng lên. Cụ thể, ngày 12.3.2010 so với 31.12.2009, VN-Index tăng 36,74 điểm (+7,43%).
Đây được coi là tốc độ tăng khá khi xét trên hai mặt: 1-So với tốc độ tăng giá trên các kênh đầu tư khác trong 2 tháng rưỡi (theo ước tính của người viết để so sánh): Giá tiêu dùng tăng khoảng 4%, giá USD tăng khoảng 0,3%, giá vàng giảm 5%, nhà ở và vật liệu xây dựng - một phần thể hiện thị trường bất động sản - tăng khoảng 4%; 2-Trong thời gian cùng kỳ năm trước, VN-Index giảm 20,5%.
Khả quan xuất phát từ xu hướng đi lên của 2 tuần qua (như đã nói ở trên) và tác động của các yếu tố trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô quý I nhiều chỉ tiêu có khả năng đạt khá, từ GDP, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư gián tiếp, tổng mức bán lẻ, kiều hối, khách quốc tế… Xuất khẩu tuy gặp khó khăn, nhưng tỷ lệ nhập siêu dưới mức 20%.
Điểm số tăng sẽ có tác động theo các chiều hướng khác nhau. Có thể sẽ làm cho cung chứng khoán tăng (nhà đầu tư bán ra, doanh nghiệp phát hành thêm, mã chứng khoán mới lên sàn…). Có thể sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư mới, hút thêm lượng tiền mới, khi mà “ông chứng khoán” được đánh giá là đang “khỏe” nhất so với 5 “ông hàng xóm” khác (vàng, đô-la, tiết kiệm, bất động sản, hàng hóa dịch vụ khác). Có thể sẽ hấp dẫn nguồn tiền từ đòn bẩy tài chính gần đây có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời gian giảm mạnh. Dư nợ tín dụng có xu hướng tăng lên từ tháng hai, nguồn vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại đã được cải thiện rõ rệt, thậm chí có dấu hiệu dư thừa và mức dư thừa đang tăng nhanh, trong khi cơ chế điều hành lãi suất chuyển từ khống chế trần sang lãi suất thỏa thuận. Các nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng. Tâm lý của nhà đầu tư trong nước đã hứng khởi hơn, không ào ào bán ra để chốt lãi hoặc cắt lỗ…
Với kết quả của nửa đầu tháng ba và các yếu tố tác động như trên, dự đoán tốc độ tăng trong tháng ba năm nay sẽ đạt cao, thấp nhất cũng bằng tốc độ tăng 14,2% của tháng 3 năm trước (nếu dự đoán này là đúng thì cuối tháng ba, VN-Index sẽ đạt khoảng 567,5 điểm). Nhân đây cũng xin thông tin để tham chiếu: Tháng 4 năm trước VN-Index tăng 14,6% - kỳ vọng có thể vượt đỉnh 26.10 năm trước ngay trong tháng 4 này.

Theo TN

TTTT1
15-03-2010, 04:16 PM
Chưa đến thời điểm ra hàng
15/03/2010
http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=130327&at=0&ts=236&lm=634042422209800000
Nhiều nhà đầu tư mong đợi VN-Index sẽ vượt qua 540 điểm vào cuối tháng 3.2010. Ảnh: TTXVN.

(LĐ) - Dù tâm lý chung của các NĐT hiện khá tích cực, thị trường vẫn tiếp tục tăng điểm, mốc 530 đã được vượt qua khá nhẹ nhàng, nhưng nhiều NĐT vẫn nơm nớp câu hỏi: Khi nào nên ra hàng (bán CP)?
Từng bước, từng bước, thị trường (TT) đang tăng điểm một cách khá vững chắc. Nhiều người đã cho rằng một chu kỳ tăng trưởng trung hạn đã được xác lập. Đỉnh của đợt sóng này (nếu đúng) sẽ là bao nhiêu? 540 điểm trong tháng 3 và tiến tới 580 điểm. Khi nào sóng yếu và tắt sóng? Những NĐT có kinh nghiệm trong khi vẫn mua và giữ đã bắt đầu tính toán thời điểm ra hàng.

Theo người viết thì chỉ nên ra hàng khi một trong các yếu tố sau xuất hiện, tuỳ theo yếu tố nào đến trước (các yếu tố khác như chia tách CP, tăng vốn, sự đầu cơ đẩy giá, sự thôn tính sáp nhập... không bàn đến ở đây): Về thời gian: Tuần cuối tháng 3 khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chỉ số tăng GDP, giá cả (CPI) và tốc độ tăng trưởng dư nợ được công bố.

Một số chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ khả quan, tốc độ tăng dư nợ cao hơn 2 tháng đầu năm, riêng CPI vẫn là con số khó đoán và nhạy cảm. Về chỉ báo nhận biết rõ ràng nhất là khi NĐT nước ngoài bán ròng từ 1 tuần trở lên (động thái bán ròng dứt khoát).

Về giá: khi giá CK mua xấp xỉ giá trần của nó trong vòng 1 năm trở lại đây (với CK không tăng vốn/không chia CP thưởng năm 2009 thì dễ nhận biết điều này, còn với CK đã chia tách, pha loãng thì phải xem lại giá ở phiên điều chỉnh).

Về khối lượng giao dịch trên tổng 2 sàn từ 4.500 -> 5.000 tỉ trở lên. Về VNi: Khi lên đến 560 điểm trở lên. Về lợi nhuận kỳ vọng: Từ 20% trở lên. Hoặc có những tin xấu đủ ảnh hưởng đến sự biến đổi của TTCK. Sở dĩ tin xấu được xếp cuối cùng trong các nhân tố có thể tác động đến thị trường.

Không có tin gì quá xấu

Từ suốt năm 2009 đến đầu 2010, rủi ro chính sách luôn là nhân tố lớn nhất tác động đến TTCK. Đã có những thời gian dài phân tích kỹ thuật không chỉ dẫn được cho các NĐT. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay có vẻ như thời gian tới không có tin gì quá xấu làm ảnh hưởng nặng đến thị trường.

Trước hết về động thái của NHNN: LSCB trong tháng 4 nhiều khả năng vẫn giữ nguyên mức 8%/năm. Cho vay ngắn hạn chưa thể được áp dụng cơ chế LS thỏa thuận. Lý do NHNN chưa thể có những động thái mạnh tay để kiềm chế lạm phát vì còn phải “giữ nhịp” cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chỉ số CPI nếu phân tích kỹ thì sẽ không quá lo lắng vì nhìn thực tế thì giá cả tuy vẫn ở mức cao, nhưng xu hướng ổn định dần.

Nhập siêu so cùng kỳ năm trước cũng sẽ không tăng nhiều; lợi nhuận DN niêm yết vẫn tốt so với cùng kỳ 2009. Tháng 4 muốn biết rõ về nền kinh tế, phải đợi số liệu thống kê xem diễn biến tình hình thế nào từ đó suy đoán chính sách và sau đó chính sách thực sự được ban hành.

Cho nên khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến tháng 4 thị trường sẽ vận động trong trạng thái mù mờ hoặc thiếu thông tin, lại đang bị đà quán tính tăng của TT dẫn dắt dễ làm NĐT không thể nhận định tình hình nên có thể khá hăng khi tham gia thị trường.

Vì vậy, trước mắt thị trường nhiều khả năng có một đợt sóng khá cao trước khi đi vào điều chỉnh, tuy nhiên tăng điểm vẫn là xu hướng chung của thị trường trong năm 2010. Dự báo của người viết là trong tháng 3.2010, VNi sẽ vượt qua 540 điểm. Và trong xu thế đi lên hình răng cưa, năm 2010, VNi sẽ dao động trong khoảng 600-650 điểm.

Thanh Hoa
................................http://dl4.glitter-graphics.net/pub/2587/2587944j4lk3s6vo6.gif

TTTT1
15-03-2010, 10:18 PM
Cổ phiếu tốt vẫn... ế
13/03/2010 10:02:04 AM

Cổ tức cao, giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách nhưng vẫn ế. Đó là tình cảnh của nhiều cổ phiếu (CP) trên thị trường hiện nay.
Chỉ số tài chính hấp dẫn...
Dù thị trường đã có những phiên tăng điểm khá mạnh nhưng một số CP vẫn đang giao dịch dưới giá sổ sách (chỉ số P/B < 1). Ví dụ như CAD (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=Uw4gFENt6D8=) - Công ty cổ phần (CTCP) chế biến và XNK thủy sản Cadovimex có giá sổ sách khoảng 23.000 đồng/CP nhưng hiện đang giao dịch ở giá dưới 15.000 đồng; trước đó vào đầu năm 2010, giá CP này về mức 12.000 đồng. Hoặc LBE (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=6Ujqqi5CoYM=) - CTCP sách và thiết bị trường học Long An cũng có giá sổ sách ở mức 16.000 đồng/CP nhưng thị giá hiện nay chỉ xoay quanh mức 11.000 đồng; CTCP Sara - SRB (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=lgbVWi0LTf0=) có giá sổ sách 10.460 đồng/CP và đang giao dịch ở giá 7.600 đồng,...

=> ALT còn tốt hơn những cp nầy nhưng không được đề cập tới ?!!!!!!!!!!!!

Ngoài chỉ số P/B hấp dẫn, nhiều CP còn có P/E thấp, trả cổ tức hằng năm đều đặn và cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Ví dụ CTCP sách đại học - dạy nghề (HEV (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=unicVdJGrbk=)) vừa trả cổ tức năm 2009 là 17% (tương đương 1.700 đồng/CP) trong khi giá CP đang giao dịch xoay quanh mức 16.000 đồng/CP; thu nhập mỗi CP này trong năm 2009 (EPS) đạt hơn 3.300 đồng/CP. Tính ra, P/E của HEV (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=unicVdJGrbk=) ở mức 4,8 lần. Tương tự, CP của CTCP cơ điện miền Trung (CJC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=pi6cLDZosOU=)) cũng có EPS năm 2009 là 6.714 đồng/CP, kế hoạch chia cổ tức là 25% nhưng hiện chỉ giao dịch ở giá xoay quanh 28.000 đồng. Tính ra P/E của CJC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=pi6cLDZosOU=) hiện ở mức khoảng 4,2 lần... Đặc biệt nhiều CP trên đều có hoạt động kinh doanh chính ổn định, ít bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trong và ngoài nước gặp khủng hoảng nên dẫn tới doanh thu và lợi nhuận hằng năm đều đạt kế hoạch đưa ra.
Nếu xét trên tiêu chí đầu tư thì đây là một chỉ số hấp dẫn trước tiên đáng để quan tâm. Tuy nhiên, các CP này vẫn trong tình trạng ế hàng. Một số NĐT lại "mắc cạn" khi mua các cổ phiếu này vì bán thì khó mà giá lại không tăng là bao.
...nhưng thanh khoản kém
Trong khi nhiều CP có giá cao ngất ngưởng, cổ tức thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn khiêm tốn... được tranh mua thì nhiều CP có giá hấp dẫn, chỉ số tài chính tốt, cổ tức cao vẫn không đủ sức hút dòng vốn trên sàn. Câu trả lời là do thanh khoản của các CP này quá kém khiến nhiều NĐT "ngại" giao dịch. Các CP như LBE (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=6Ujqqi5CoYM=), CLC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=SD53tBseOFU=), HEV (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=unicVdJGrbk=)... thường xuyên chỉ giao dịch ở mức 1.000 - 2.000 CP/phiên. Thậm chí có những CP tại sàn Hà Nội qua mỗi phiên không có giao dịch nào. Tính thanh khoản kém này phần lớn do vốn điều lệ của doanh nghiệp quá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 - 20 tỉ đồng. Khi đó, lượng CP được giao dịch trên thị trường tổng cộng cũng chỉ có từ 1 - 2 triệu CP. Ví dụ như trường hợp của LBE (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=6Ujqqi5CoYM=) chỉ có tổng cộng 1,1 triệu CP đang niêm yết, với thị giá đang ở mức 11.000 đồng/CP thì chỉ cần khoảng 1,2 tỉ đồng là có thể mua được toàn bộ công ty này. Thế nhưng với tình hình giao dịch yếu ớt thì NĐT có muốn mua số lượng lớn CP này e cũng không đủ kiên nhẫn. Còn khi đã mua xong thì có thể cũng không biết bán đến khi nào mới hết! Cũng do thanh khoản kém, các CP này rơi vào tình trạng khi thị trường giảm thì giá giảm theo nhưng khi thị trường tăng thì lại... giậm chân tại chỗ.
Chị An - một NĐT trên sàn Âu Việt - kể, chị có mua một ít CP CJC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=pi6cLDZosOU=) vào cuối năm 2009 khi giá CP này còn ở mức 30.000 - 31.000 đồng. Hiện nay khi thị trường đã tăng lên khá so với thời điểm chị mua vào nhưng CJC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=pi6cLDZosOU=) vẫn chưa thể tăng được bằng giá mua khiến chị khá sốt ruột. Tương tự, một NĐT tên Thúy cũng tâm sự chị có mua vài ngàn CLC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=SD53tBseOFU=) - CTCP Cát Lợi với mức giá cao hơn hiện nay khá nhiều. Và khi nhiều CP khác trên thị trường cứ tăng ào ào thì CLC (http://finance..com/WebPages/General_stock.aspx?MaCP=SD53tBseOFU=) vẫn không nhúc nhích. Cùng nỗi niềm này, anh Long, một NĐT khác cho biết, khi thấy giá CP lình xình, anh định bán lấy vốn đầu tư sang CP khác nhưng cũng khó khăn vì "bên mua chỉ đặt lệnh có 100 CP, 500 CP và cao nhất là 1.000 CP. Nếu mình đặt lệnh bán quá nhiều sẽ làm giá CP giảm sàn ngay. Như vậy mỗi ngày chỉ bán được tối đa có 1.000 CP, thử một lần là sợ đến già".
Như vậy chỉ có những NĐT cá nhân vốn ít, không chịu được mức rủi ro cao mới có thể chấp nhận mua vào những CP này để bảo toàn vốn chờ nhận được cổ tức. Nhưng chỉ sau một thời gian nắm giữ nhiều người cũng nản chí và "bỏ của chạy lấy người". Có lẽ các doanh nghiệp này cần tính đến chuyện phát hành thêm CP để tăng vốn điều lệ, mở rộng sản xuất mới mong cải thiện được tính thanh khoản trên sàn và giúp các NĐT quan tâm để đưa CP về mức giá trị thật của nó.

Theo TT
http://monantre.franceserv.com/image_089.gifhttp://monantre.franceserv.com/image_089.gif

TTTT1
16-03-2010, 08:06 AM
Niềm tin được củng cố
13/03/2010 10:22:53 AM


Nguy cơ lạm phát cao đang được dập tắt. Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá từ nay đến hết tháng 6/2010. Nếu việc thực hiện kéo dài thời gian giữa 2 lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN thì DN báo cáo liên bộ Tài chính - Công thương để thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC.

Cùng với biện pháp trên, Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 3 này, các đoàn thanh tra sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá và thuế tại các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh đối với mặt hàng xi măng, thức ăn chăn nuôi, thép xây dựng, khí hoá lỏng, phân bón hóa học, đường ăn. Bộ Tài chính sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Một vấn đề khác cũng khiến NĐT chứng khoán lo ngại trong thời gian qua, đó là lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng cao, chạm mức trần cho phép, có thể khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất cơ bản, tác động xấu đến TTCK. Tuy nhiên, NHNN đã cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất cho vay trung, dài hạn và xu hướng là sẽ bỏ trần lãi suất huy động, cho phép ngân hàng đưa ra lãi suất huy động thỏa thuận.
Cho đến thời điểm này, dường như nỗi lo về lạm phát và tăng lãi suất cơ bản, vốn đè nặng lên tâm lý NĐT trong những tháng qua, đã nhẹ bớt đi rất nhiều.
Nhiều thông tin dự đoán, lạm phát trong tháng 3 sẽ chỉ ở mức 0,5 - 1%, giúp NĐT yên tâm là kinh tế vĩ mô vẫn ổn định. Các chuyên gia dự báo, tính cả tăng giá điện và giá xăng dầu, thì lạm phát tháng này cũng khó vượt qua con số 1%.
Cho dù tăng giá nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới làm tăng nguy cơ lạm phát nhập khẩu ở mức cao, nhưng ít ra thì mọi việc đã được kiểm soát trước để lạm phát không còn là yếu tố bất ngờ và bất định. Chính điều này đã giúp củng cố tâm lý giới đầu tư rất nhiều.
Tuy nhiên, trên thị trường, nhiều NĐT vẫn giữ thái độ lạc quan vừa phải. Một số NĐT lớn thực hiện chiến lược nắm giữ cổ phiếu, chờ cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận hoặc chỉ đảo cổ phiếu để kiếm lời trong phiên, thay vì thực hiện các khoản đầu tư mới. Mặc dù TTCK liên tiếp tăng điểm, nhưng chưa có dấu hiệu tăng "nóng", dù đòn bẩy tài chính đã được một số NĐT sử dụng. Thực tế, VN-Index thời gian gần đây chỉ tăng nhẹ qua mỗi phiên và hai phiên vừa qua đã điều chỉnh giảm.
Không ít chuyên gia và CTCK nhận định, tâm lý NĐT ổn định, cộng với thông tin vĩ mô không xấu sẽ là động lực đẩy TTCK đi lên.
Theo ĐTCK
http://dl2.glitter-graphics.net/pub/1820/1820322yftqkizrr0.gifhttp://dl2.glitter-graphics.net/pub/1820/1820322yftqkizrr0.gif

TTTT1
16-03-2010, 01:49 PM
Sáng nay ALT chán quá nhỉ :p
Cố mua giá 22,700 mà không ai bán, chờ mỏi cả cổ. Hay chí ít có ai treo bán giá ~ 23,000 chẳng hạn .
Quay đi quay lại chỉ vài giây tự dưng đâu đâu cùng 1 lúc đặt bán & đặt mua ~ 9,000 cp trong vài giây giá 22,800 :lol::lol:
Thế mà sau đó tôi mua 100 giá 22,800 & 100 giá 22,900 lại chả ai thèm bán :lol: Éc , dìm giá lộ liễu dù cố tỏ ra là làm giá lên để bán :lol:
.................................................. ...............................http://img8.hostingpics.net/pics/4977771_20_30_.gif

TTTT1
17-03-2010, 09:52 PM
Bị lật tẩy nên hôm nay thấy không dám bán nữa :lol:
Dư bán nhỏ hơn dư mua . Có vẻ thận trọng hơn trước vì sợ quét sạch cổ phiếu đến trần nên không dám treo bán khối lượng lớn giá trần & trên giá mở cửa để dìm giá :p
Gần cả năm trời mà gom chưa đủ hay sao mà dìm ?!!!
Còn muốn bán thì cứ bán thấp là khớp thôi . Vốn ~ 50 tỷ mà giao dịch bán lèo tèo thế sao được, cứ bán thấp là khớp thôi :p
Đừng bán rồi lo tự mua lại như hôm kia nhé :lol:
....................
http://img10.hostingpics.net/pics/7984262094501224926423_79.gifhttp://img8.hostingpics.net/pics/4977771_20_30_.gifhttp://img10.hostingpics.net/pics/7984262094501224926423_79.gif



Thị trường châu Á lạc quan chờ FED
16/03/2010 3:39:20 PM


Cổ phiếu các tổ chức tài chính tăng điểm mạnh. Đồng yên tăng giá so với 15/16 loại tiền tệ lớn.

Thị trường lo lắng kế hoạch cứu Hy Lạp của châu Âu có quy mô không đủ lớn để cứu được nước này.

Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,3% lên mức 123,12 điểm tính đến 2h chiều tại thị trường Tokyo.

Đồng yên tăng giá lên mức 123,34 yên/USD tại thị trường Tokyo từ mức 123,83 yên/USD tại thị trường New York phiên ngày hôm qua.

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 0,28%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 0,27%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 0,09%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore tăng 0,38%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,53%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 0,4%.

Giá đồng giao sau 3 tháng tăng 0,8% lên mức 7.360USD/tấn. Chỉ số BDI, chỉ số đo chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng 1,9% trong ngày hôm qua và như vậy có phiên tăng thứ 4 liên tiếp.

Nhà đầu tư nay đã lạc quan hơn về việc các Ngân hàng Trung ương sẽ duy trì đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Trung ương Nhật có thể mở rộng quỹ hỗ trợ các ngân hàng. Quan chức của FED trong buổi họp ngày hôm nay dự kiến sẽ tranh luận về việc liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới đã cải thiện đủ mạnh để chấm dứt thời kỳ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục.
Chỉ số Standard & Poor’s tương lai tăng 0,1%. FED sẽ công bố quyết định về lãi suất cơ bản trong ngày hôm nay, dự kiến FED sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục.

Bộ trưởng Tài chính 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp dành cho Hy Lạp trong trường hợp kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách 6,6 tỷ USD của nước này không thành công.

Theo một quan chức kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, những khoản vay trực tiếp dành cho Hy Lạp sẽ đến từ các quỹ của chính phủ. Sau buổi họp tại Brussels ngày hôm qua, chính phủ các nước vẫn chưa đưa ra quy mô của gói hỗ trợ cụ thể dành cho Hy Lạp.
(Theo Bloomberg)


17/03/2010 8:21:27 AM
S&P 500 lập đỉnh mới sau quyết định của FED


Thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập mức đỉnh mới sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25% và nhất mạnh đến chủ trương này thêm một khoảng thời gian nữa.

Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số nhà mới khởi công ở nước này trong tháng 2/2010 đã giảm 5,9% xuống 575.000 căn - cao hơn so với mức dự báo 570.000 của giới phân tích. Trong khi đó, số giấy phép xây dựng nhà đã giảm 1,6% xuống 612.000 căn trong tháng 2/2010 - đây là tháng suy giảm thứ hai liên tiếp.

Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, giá nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ trong tháng 2/2010 đã giảm 0,3%, nhờ giá dầu và các sản phẩm từ dầu suy giảm. Đây là tháng đầu tiên giá cả suy giảm và giảm mạnh hơn mức dự báo 0,2% của giới phân tích.

Chuyển qua thông tin khác, Standard & Poor''''s vừa khẳng định sẽ không xem xét việc hạ định mức tín nhiệm nợ đối với Hy Lạp do Chính phủ nước này gần đây đã có nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, Standard & Poor''''s vẫn nhấn mạnh: “Dù đã có những biện pháp mới, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ là khó khăn cho Hy Lạp để nước này tuân theo đầy đủ những kế hoạch đã đặt ra - gồm giảm thâm hụt ngân sách xuống 5,6% GDP năm 2010 và 2,8% GDP năm 2012 - nếu nước này không thực thi ngay các giải pháp đó trong các năm tới”.

Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, FED đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và giúp ổn định thị trường lao động. Ngay sau khi quyết định này được công bố, thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng tích cực.

Dow Jones hướng tới đỉnh mới

Mở cửa với mức tăng điểm nhẹ nhưng cả ba chỉ số đã sớm giảm điểm trước thông tin số nhà mới khởi công suy giảm trong tháng 2. Tuy nhiên, thị trường cũng nhanh chóng lấy lại đà tăng khi mà các yếu tố hỗ trợ vẫn nhiều hơn, nhất là thông tin Standard & Poor''''s cho biết sẽ không xem xét hạ định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp.

Sắc xanh vẫn liên tục hiện diện ở cả ba chỉ số và có phần trùng xuống khi đến gần thời điểm FED công bố thông tin. Lúc hơn 14h, sau khi FED công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản, thị trường chứng khoán đã bật tăng và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày giao dịch.

Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã thiết lập mức đỉnh cao nhất trong 17 tháng qua. Còn Dow Jones cũng đang dần tiếp cận mốc 10.725 điểm vốn được thiết lập ngày 19/1/2010.

Với mức tăng hơn 4%, cổ phiếu GE và Intel là hai đầu tàu trong số 23/30 cổ phiếu tăng điểm giúp Dow Jones khởi sắc. Đây là tiền đề tích cực để thị trường tin tưởng chỉ số này sẽ sớm thiết lập mốc đỉnh cao mới trong những phiên giao dịch tới.

Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,89 tỷ cổ phiếu. Tại sàn New York, thị trường cứ có 11 cổ phiếu lên điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/3: chỉ số Dow Jones tăng 43,83 điểm, tương đương 0,41%, chốt ở mức 10.685,98.

Chỉ số Nasdaq lên 15,8 điểm, tương ứng 0,67%, chốt ở mức 2.378,01.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 8,95 điểm, tương ứng 0,78%, đóng cửa ở mức 1.159,46.
(Theo VnEconomy)

hoangthanh_1
17-03-2010, 10:07 PM
" Bị lật tẩy nên hôm nay thấy không dám bán nữa :lol:
Dư bán nhỏ hơn dư mua . Có vẻ thận trọng hơn trước vì sợ quét sạch cổ phiếu đến trần nên không dám treo bán khối lượng lớn giá trần & trên giá mở cửa để dìm giá :p
Gần cả năm trời mà gom chưa đủ hay sao mà dìm ?!!!
Còn muốn bán thì cứ bán thấp là khớp thôi . Vốn ~ 50 tỷ mà giao dịch bán lèo tèo thế sao được, cứ bán thấp là khớp thôi :p
Đừng bán rồi lo tự mua lại như hôm kia nhé :lol:"

Mấy tháng vừa rồi bác đầu tư vào ALT lời có nhiều không bác TTT1 ?

TTTT1
18-03-2010, 09:14 AM
Có lướt sóng đâu mà lời .
Lời thấy rõ nhất là so với giá trị sổ sách (chưa thẩm định lại tài sản BĐS vì thẩm định lại thì còn lời hơn nhiều .v.v. ) ~ 14,000 đ/cp ( các công ty khác lỗ thì giá cũng đã ~ GTSS rồi .v.v. ) :w00t: :liemmep:
:verycraz:
So với mua cp ngân hàng .v.v. không lỗ là tốt rồi. Bảo toàn được vốn mà không sợ mất cp .
Nhảy vào nhiều cp khác thì nắm phần thua là cái chắc, còn ALT thì yên tâm vùng đáy của ~ 1 năm ( thấp hơn đỉnh tháng 6/2009 ) .
...
.................................................. ............................http://monantre.franceserv.com/image_639.gif

TTTT1
19-03-2010, 08:55 AM
FPT chán như con dán .
Internet bị chập chờn , rồi có ngày thì bị đứt mạng . Tốn tiền gọi điện thoại & đến tận nơi .

Ghét cái tụi Internet VN . Nghĩ lại thì cũng còn đỡ hơn so với thằng điện thoại di động giá " SIÊU CẮT CỔ " mà cứ diễn kịch giả ~ 10 năm qua trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn chưa chán .



Vietstock Weekly: Tuần 15 - 19/3/2010
Cân nhắc đón đầu sự dịch chuyển của penny stocks


(Vietstock) – Chúng tôi cho rằng thị trường vẫn đang có những chuyển biến tích cực và CPI tháng 3 sẽ không đáng ngại quá mức. Các phiên điều chỉnh là cơ hội tốt để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Đối với hoạt động đầu tư ngắn hạn, việc phân bổ danh mục vào các cổ phiếu penny stocks có thể sẽ thú vị hơn, để đón đầu một sự dịch chuyển nhanh hơn vào thời gian tới. Phiên cuối tuần chứng khiến sự chuyển biến ở nhóm bất động sản, tài chính. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng một sự hứng khởi quá mức ở hai nhóm cổ phiếu này có thể là hơi sớm trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cũng không quên chú ý đến các cơ hội trên sàn HNX.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9093
I. KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Kinh tế thế giới tuần qua chứng kiến những bước hồi phục của kinh tế Mỹ, trong khi lo lắng về tình hình lạm phát của Trung Quốc vẫn chưa dịu lại.
Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu dần cải thiện khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm 6,000 người xuống còn 462,000 người. Ngoài ra, thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ cũng giảm 6.6% xuống còn 37.3 tỷ USD. Một trong những thông tin quan trọng nhất trong tuần phải kể đến việc Thượng viện Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ việc làm 149 tỷ USD. Đây có thể tiếp tục là động lực để nền đà hồi phục của nền kinh tế nước này tiếp tục được cải thiện
Lạm phát Trung Quốc đã ở mức cao nhất trong 16 tháng khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2010 tăng 2.7% so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng công nghiệp và tín dụng tiếp tục tăng trưởng nóng.
Trong khi đó, nỗi lo từ nợ công của Hy Lạp vẫn bao trùm lên khu vực Châu Âu, mặc dù chính phủ nước này ra sức trấn an thế giới. Hiện tại, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ Hy Lạp đang gặp phải sự phản đối từ phía người dân.
Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới diễn ra khá giằng co trước một loạt thông tin trái chiều từ các nền kinh tế lớn. Chứng khoán Mỹ diễn biến tích cực khi có các dấu hiệu tình hình thất nghiệp được cải thiện và triển vọng kinh tế dài hạn khả quan. Chứng khoán châu Âu khá ảm đạm trước những thông tin từ Hy Lạp cùng với các chỉ số kinh tế cho thấy khu vực này vẫn đang phục hồi khá chậm. Chứng khoán châu Á khép lại một tuần thành công mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về lạm phát ở Trung Quốc. Các dự báo về triển vọng kinh tế Nhật Bản đã giúp vực dậy thị trường vào cuối tuần.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9059
II. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
Kinh tế trong nước tuần qua tiếp tục đón nhận những thông tin khá tích cực trên thị trường tiền tệ. Sau Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn, thị trường tiền tệ tiếp tục có những phản ứng tích cực. Lãi suất cho vay đang có dấu hiệu hạ nhiệt, lợi suất trái phiếu giao dịch trên thị trường cũng giảm so với tuần trước.
Gần đây xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng NHNN nên xem xét bỏ trần lãi suất huy động và cho phép các khoản vay ngắn hạn được áp dụng lãi suất thỏa thuận. Nếu những kiến nghị này được thực thị trường tài chính Việt Nam sẽ trở lại giai đoạn tự do hóa lãi suất. Cũng có nhiều ý kiến e ngại việc tự do hóa lãi suất sẽ tạo ra một cuộc đua tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua tính thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện và hiện tượng cạnh tranh lãi suất không còn quyết liệt như trước đây.
Thị trường ngoại tệ tuần qua cũng xuất hiện khá nhiều tín hiệu tích cực. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức đã được co hẹp lại. Hiện nay, tỷ giá USD/VND trên thị trường chợ đen dao động từ 19,300 đến 19,320 VND/USD, cao hơn khoảng 200 đến 220 VND/USD so với tỷ giá niêm yết tại ngân hàng.

III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TTCK Việt Nam tiếp tục có một tuần lạc quan. Kết thúc tuần VN-Index đạt 531.51 điểm, tăng 3.35% so với cuối tuần trước. Khối lượng và giá trị giao dịch trung bình tuần này tiếp tục tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 30% và 40%. HNX-Index tăng 1.93% đạt mức 173.45 điểm, khối lượng giao dịch trung bình đạt 31.64 triệu mỗi phiên, giá trị trung bình đạt hơn 1,000 tỷ đồng, cao hơn 15% so với tuần trước.
Diễn biến giao dịch tuần qua cho thấy có sự dịch chuyển rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu. Việc đồng loạt tăng mạnh lần lượt diễn ra với nhóm cổ phiếu ngành thủy sản, sắt thép, chứng khoán, khai khoáng, xây dựng, bất động sản... Tuy nhiên, một số phiên sau đó các nhóm này cũng đã điều chỉnh giảm trở lại. Hiện tượng giao dịch đột biến ở một số cổ phiếu cũng diễn ra như KLS có phiên giao dịch gần 10 triệu đơn vị. Phần lớn các cổ phiếu bluechips không có đột biến mạnh, thay vào đó là sự dịch chuyển của nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa hạng trung và nhỏ.
Tuần này, dù là một tuần tăng điểm nhẹ của thị trường những vẫn có nhiều mã tăng khá mạnh. Trên HOSE có 2 mã tăng trên 26% là APC và STG, trên HNX có các mã tăng hơn 30% như TMX, LUT. Những mã giảm điểm chiếm không nhiều trên thị trường.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại mua ròng khá mạnh trên cả 2 sàn. Trên HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ đồng. Đáng chú ý là khối ngoại đang gia tăng mua ròng trên HNX, với giá trị mua ròng tuần qua đạt hơn 75 tỷ đồng. Những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng lớn là VNM và một vài mã trong ngành tài chính.

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
VN-Index – SMA 20 weekly bị break
Trong 2 tuần trước chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp của hai tín hiệu mua dài hạn từ DMA 3X3 và Parabolic SAR weekly. Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/03, một sự dịch chuyển dài hạn nữa lại được thiết lập: SMA 20 weekly bị break. Đây lại tiếp tục là một sự khẳng định cho xu hướng tăng trong trung và dài hạn.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9060 RMO Trade Mode cho tín hiệu khá lạc quan
Mặc dù EXIT Swing Signal (đóng vai trò như một trailing stoploss) đã đạt đến vùng overbought nhưng trong quá khứ indicator này hoàn toàn có thể dao động trong vùng này một thời gian dài. Điểm đáng chú ý là Swing trader đã cho tín hiệu mua với điểm cắt khá rõ nét của ST2 và ST3
Với tín hiệu này, nhiều khả năng VN-Index sẽ có thêm những phiên giao dịch khởi sắc trong thời gian tới.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9061 HNX-Index – TRIX vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều
Đường TRIX (một indicator dùng để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu ngắn hạn của giá) vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều. Sau khi cho tín hiệu mua với MATR, indicator này vẫn chưa dừng lại đà tăng và vẫn còn cách mức đỉnh 0.5 một khoảng rất xa. Điều này là cơ sở cho thấy tiềm năng tăng giá vẫn còn khá lớn.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9062 Dow Jones – Giá đang ở bên dưới PRT
Tín hiệu này cho thấy, áp lực điều chỉnh đã giảm đi đáng kể. Sự cải thiện rõ rệt trong khối lượng giao dịch và những phiên sideway giằng co ngắn hạn đã thiết lập nên một nền tảng đủ mạnh để chỉ số này có thể vượt qua được internal trendline bên trên.
Một điểm khác biệt cơ bản về mặt kỹ thuật của DJ so với các chỉ số chứng khoán Châu Âu (FTSE 100, DAX 30, CAC 40) là độ dốc của chỉ số này khá thấp, chỉ vào khoảng 38 – 40 độ. Điều này cho thấy khả năng tăng mạnh trong tương lai gần không phải là quá thấp đối với thị trường Mỹ.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9063 V. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 15 – 19/03/2010
Diễn biến trên thị trường tiền tệ có những bước tiến triển khả quan khi lãi suất đã không tăng (thậm chí còn hạ nhiệt) như những lo ngại ban đầu sau khi áp dụng lãi suất thỏa thuận. Những động thái của NHNN trong thời gian qua dường như nghiêng về hướng hỗ trợ thị trường tiền tệ tăng trưởng. Có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng tiền đang được đổ vào thị trường khá mạnh. Với việc thanh khoản ngân hàng có dấu hiệu cải thiện, hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán đang sôi động trở lại.
TTCK Việt Nam tỏ ra khá vững vàng trước hoạt động chốt lời ngắn hạn ở nhiều mã cổ phiếu. Ngoài ra, quan sát trên thị trường có thể thấy lệnh đặt mua lô lớn cũng đang tăng dần. Tuy vậy, việc dao động mạnh diễn ra ở một số nhóm cổ phiếu trong thời gian ngắn 1-2 phiên cho thấy dường như hoạt động đầu cơ ngắn hạn đang diễn ra phổ biến.
Các tính toán ngắn hạn không phải là không có lý khi tuần giao dịch 15 – 19/03, thị trường sẽ đón nhận thông tin về CPI tháng 3 của TPHCM và Hà Nội được công bố. Diễn biến tâm lý của thị trường sẽ bị tác động bởi những thông tin này, và hiện vẫn còn nhiều ý kiến thận trọng, quan ngại CPI tháng 3 tăng mạnh và lãi suất tiếp tục đứng ở mức cao.
Phải thừa nhận rằng tâm lý e dè và cẩn trọng là vẫn còn phổ biến trong giới đầu tư. Chúng tôi vì vậy không kỳ vọng quá nhiều về sự bứt phá mạnh mẽ của thị trường vào tuần 15 – 19/3. Tuy vậy, chúng tôi tin rằng vùng 520 đã trở thành một vùng hỗ trợ kỹ thuật khá mạnh của VN-Index. Có thể thị trường vẫn duy trì được đà hứng khởi ở những phiên đầu tuần, sau đó dù có giảm điểm thì thị trường cũng không giảm sâu.
Chúng tôi cho rằng thị trường vẫn đang có những chuyển biến tích cực và CPI tháng 3 sẽ không đáng ngại quá mức. Các phiên điều chỉnh là cơ hội tốt để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Đối với hoạt động đầu tư ngắn hạn, việc phân bổ danh mục vào các cổ phiếu penny stocks có thể sẽ thú vị hơn, để đón đầu một sự dịch chuyển nhanh hơn vào thời gian tới. Phiên cuối tuần này chứng khiến sự chuyển biến ở nhóm bất động sản, tài chính. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng một sự hứng khởi quá mức ở hai nhóm cổ phiếu này có thể là hơi sớm trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cũng không quên chú ý đến các cơ hội trên sàn HNX.
VI. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 08 – 12/3/2010

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9064
Hồ Bá Tình – Nguyễn Quang Minh

TTTT1
19-03-2010, 09:55 AM
Dòng tiền thực đang chảy trên thị trường
19/03/2010 08:30:05



http://******************.vn/images/tintuc/20100319083132ck.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFBAGF/dong-tien-thuc-dang-chay-tren-thi-truong.html#)
Tâm lý của các nhà đầu tư đang tốt hơn.
Thị trường chứng khoán rung lắc nhẹ hồi giữa tuần nhưng đã hồi phục vào ngày 18/3 (VN-Index tăng 8,88 điểm). Sự hồi phục này liệu có bền vững?


Trong khoảng 10 ngày giao dịch gần đây, thị trường đang trong xu thế tăng điểm. Chỉ số VN-Index tăng khoảng 30 điểm và giá trị giao dịch bình quân kể từ phiên giao dịch 4/3 đã vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng/phiên.
Giải thích về nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm trong 2 ngày 16 và 17/3, ông Nhữ Đình Hòa - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt - nói: "Có lẽ các nhà đầu tư bị ảnh hưởng tâm lý của thị trường chứng khoán quốc tế (suy giảm). Còn xét về góc độ phân tích kỹ thuật, 2 phiên này được coi như sóng điều chỉnh bởi thị trường đã tăng điểm một số phiên trước đó và là một diễn biến bình thường".

Về sự hồi phục của VN-Index sáng 18/3, ông Hòa nhận xét: "Khi tác động tâm lý từ thị trường quốc tế dịu bớt, các nhà đầu tư lại thay đổi ý nghĩ và điều này đã hỗ trợ thị trường".

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội nói: "Vào thời điểm này cũng nên cẩn thận với động thái của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ giờ cũng lướt sóng hệt như các nhà đầu tư cá nhân mà họ lại bắt thời cơ chạy nhanh hơn. Vì thế, lướt sóng cùng nhà đầu tư nước ngoài rất dễ bị "sóng ụp" nếu không chọn đúng thời điểm thoát".
Còn ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Thăng Long, bình luận, giá của nhiều loại cổ phiếu tăng trong ngày 18/3 có thể do tác động từ thông tin hành lang về việc chỉ số giá tháng 3/2010 sẽ chỉ tăng khoảng 0,71 - 0,73%. Bên cạnh đó, thông tin về việc tín dụng của các ngân hàng đang tăng trở lại cũng tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, ông Hào cũng cho rằng: "Tất cả mới chỉ là kỳ vọng chứ các nhân tố đó chưa có gì tác động rõ rệt trên thực tế. Các công ty chứng khoán đã bắt đầu cho nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhưng cũng ở mức thận trọng".

Ông Hào cũng tiết lộ, vào thời điểm này, các nhà đầu tư không dám mạnh tay dùng đòn bẩy như trước mà chỉ dùng ở mức vừa phải dù thị trường có những tín hiệu tích cực.

Một số chuyên gia về chứng khoán cho rằng, một yếu tố cũng góp phần làm tăng điểm VN-Index trong ngày 18/3 là sự phục hồi của thị trường chứng khoán quốc tế. Thị trường quốc tế tăng điểm đã góp phần hỗ trợ cho VN-Index hồi phục sau 2 phiên sụt giảm vào giữa tuần.

Ông Phan Đức Trung - Tổng giám đốc FPT Capital - thì bình luận: Điểm tích cực của thị trường chứng khoán là dòng tiền đang giao dịch là tiền thực; tiền ảo (tiền do đòn bẩy tài chính mà có - PV) khá ít.

"Trước đây, thị trường giao dịch ở mức 8.000-9.000 tỷ đồng, tiền ảo là rất lớn nên khi đòn bẩy tài chính bị cắt, tiền ảo không còn, thị trường bị tụt giảm thê thảm. Với giá trị giao dịch bình ổn ở mức trên 2.000 tỷ đồng, thị trường đang được giao dịch với các đồng tiền thận trọng của nhà đầu tư và vì thế khả năng trồi sụt bất thường của thị trường chứng khoán là khó xảy ra", ông Trung nói.

Về việc lãi suất cho vay có tăng lên trong những ngày gần đây, ông Trung lại cho rằng đó là tín hiệu đáng mừng. Lý do là lãi suất đã phân hóa thành một dải khá rộng từ 12-18%/năm nên các nhu cầu về vốn cho cả đầu tư sản xuất lẫn đầu tư chứng khoán ở mức hợp lý đều có thể được đáp ứng. Điều này giúp khơi thông đầu ra của đồng vốn và không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn hỗ trợ cả các nhà đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, ông Trung cũng nhận định: thị trường vẫn chịu tác động của yếu tố tâm lý nhưng "sẽ không có chuyện khi có tin đồn là VN-Index dựng ngược lên như trước đây".

Theo TN


=> ALT còn thật hơn nhiều . Hãy đến các công ty Chứng khoán hỏi xem có nơi nào cho cầm cố hay margin ALT không thì biết .
http://img7.hostingpics.net/pics/658620Chantoune4Creations124861146819.gifhttp://img7.hostingpics.net/pics/658620Chantoune4Creations124861146819.gifhttp://img7.hostingpics.net/pics/658620Chantoune4Creations124861146819.gif

TTTT1
19-03-2010, 10:36 AM
Mấy tháng vừa rồi bác đầu tư vào ALT lời có nhiều không bác TTT1 ?
=> So với gởi ngân hàng thì lỗ kha khá .
Ví dụ : có 1 tỷ thì hàng năm lời ~ 110 triệu. Có 2 tỷ thì hàng năm lời ~ 220 triệu .v.v.
Nếu dùng cho vay bên ngoài thì lãi suất còn cao hơn nhiều ...

Chôn vốn ~ 1 tỷ - 2 tỷ vào cổ phiếu thời gian qua ~ 1 năm liệu có lời được ~ 110 - 220 triệu đồng không hay chỉ là : huề vốn .

Vậy trước mắt vẫn là : LỖ .

Lỗ về :

1/ Tiền .

2/ Thời gian .

3/ Công sức .

4/ Chất xám .

5/ Cơ hội cho những việc khác .

.v.v.

.................................................. ......http://img7.hostingpics.net/pics/673082flamme03qx3.gifhttp://img7.hostingpics.net/pics/673082flamme03qx3.gifhttp://img7.hostingpics.net/pics/673082flamme03qx3.gif

TTTT1
22-03-2010, 09:15 AM
ALT đã chuyển khu đất " Đầu tư xây dựng Trường Trung học Phổ thông tại P 9, Quận Tân Bình " sang xây dựng chung cư cao cấp dưới sự hậu thuẫn của tuyến hậu phương Công ty Địa Ốc ACB để tận dụng lợi thế đầu tư giá đất thấp & thu lợi nhanh ...
Chả biết nói sao vì thế nào cũng được, miễn ALT trở về giá đỉnh ngày xưa là được :106:

TTTT1
23-03-2010, 04:46 PM
Thứ ba, 23/3/2010, 08:42 GMT+7
Cất gánh nặng CPI


http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi-truong/2010/03/3B9C73EB/CPIto.jpg (http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi-truong/2010/03/3B9C73EB/CPIto.jpg)
Suốt tuần qua, thông tin về tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 được đồn thổi trên khắp các diễn đàn cũng như các dự đoán khác nhau của các CTCK. Thị trường biến động rất mạnh với VN-Index chênh lệch giữa thời điểm cao nhất và thấp nhất tới 5,4%, mức dao động lớn nhất trong 7 tuần gần đây.
CPI sẽ không đột biến

Tốc độ tăng CPI của hai tháng đầu năm 2010 nhận được nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại là mức tăng 3,32% khá cao, dồn gánh nặng lên con số CPI tháng 3. Theo tổng hợp từ các dự đoán lẫn phân tích của nhiều CTCK trước thời điểm công bố CPI của hai địa bàn là Hà Nội và TPHCM, con số được nhắc đến nhiều nhất là khoảng 0,7-0,9%, thậm chí có dự đoán sẽ tăng tới 1%.

Ngày 19.3, số liệu CPI của Hà Nội và TPHCM đã được công bố với con số tương ứng 0,75% và 0,78%. Số liệu này được công bố hơi muộn sau khi phiên giao dịch cuối tuần đã kết thúc. Như vậy mức tăng bình quân CPI của hai địa bàn trọng điểm này là 0,765%. Vậy khả năng mức tăng CPI cả nước sẽ cao hơn hay thấp hơn mức bình quân này?

SSC cuối tuần qua đã thông báo sẽ tổ chức họp với các CTCK và ngân hàng lưu ký để chuẩn bị triển khai dự thảo hướng dẫn quy định về giao dịch bán chứng khoán sau ngày giao dịch (giao dịch T+2). Như vậy, sau một thời gian khá dài chậm trễ, mà chủ yếu là do yếu tố kỹ thuật của các CTCK, hoạt động giao dịch T+2 đã được khởi động và có thể sẽ sớm cho phép áp dụng.
Thị trường hiện tại dĩ nhiên kỳ vọng nhiều hơn về khả năng mức tăng giá của các địa bàn còn lại sẽ kéo chỉ số CPI cả nước xuống thấp hơn CPI hai thành phố lớn. Điều này không phải là không có cơ sở. Số liệu cùng kỳ năm 2009 cho thấy tháng 3 năm ngoái, CPI của Hà Nội giảm 0,07% so với tháng 2 và TPHCM tăng nhẹ 0,03%. CPI cả nước là -0,17%.

Như vậy, cùng kỳ 2009, bình quân CPI của các địa bàn còn lại đã giảm mạnh hơn CPI Hà Nội và TPHCM. Liệu hiện tượng này sẽ lặp lại cho năm 2010? Số liệu tháng 2.2010 cũng cho thấy trong khi bình quân tăng CPI của Hà Nội và TPHCM là 2,154% thì CPI cả nước chỉ có 1,96%. Điều đó cũng cho thấy ngay từ tháng 2, mức giá tiêu dùng ở nhiều địa phương khác đã đi xuống.

Tại phiên chất vấn hôm 19.3, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh dẫn số liệu bình quân hai tháng của giai đoạn từ năm 2003 đến nay cho thấy, mức tăng CPI tháng 2 và 2 tháng vừa qua là tương đương với mức tăng của các tháng trong các năm điều kiện kinh tế bình thường, không có đột biến và theo xu hướng biến động giá cả có tính quy luật hằng năm. CPI tháng 3 dự báo ở khoảng 0,5%-0,6%. Như tính chung 3 tháng chiếm khoảng 50% chỉ số giá mà Quốc hội cho phép là dưới 7%. Theo thống kê của nhiều năm cộng với sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ và các giải pháp đã có, Chính phủ tin tưởng khả năng khống chế được và có đầy đủ các điều kiện, yếu tố để khống chế được CPI ở mức cho phép.

Sẽ có lực đẩy mới?

Phân tích của các CTCK khá thống nhất, khẳng định tuần giao dịch này sẽ là tuần của những tác động từ thông tin vĩ mô. “Một vài số liệu vĩ mô tích cực có thể sẽ được công bố bao gồm thông tin chỉ số CPI, tăng trưởng GDP của Hà Nội hay khả năng giữ nguyên lãi suất cơ bản. Khi chỉ số CPI được công bố chính thức sẽ giải tỏa lo ngại lạm phát tăng mạnh trong năm 2010. Ngoài ra, khả năng giữ nguyên lãi suất cơ bản 8% trong tháng 4 là khá cao bởi thanh khoản của hệ thống ngân hàng thời gian gần đây đã có dấu hiệu được cải thiện” - CTCK FPT bình luận.

Theo các phân tích này, trong tình huống xấu là cho dù lãi suất cơ bản được nâng lên thì cũng không có nhiều ý nghĩa vì với chính sách cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận các khoản vay của DN và người dân trên thực tế đã cao hơn trần lãi suất. NĐT cần có cái nhìn tỉnh táo về vấn đề này để có những ứng xử hợp lý, tránh các quyết định vội vã. “Chúng tôi đánh giá những thông tin trên là khá tích cực có thể nâng đỡ thị trường trong tuần”.

Ông Quách Mạnh Hào - Phó TGĐ CTCK Thăng Long - thì cho rằng, điều quan trọng lúc này là lạm phát không phải do nguyên nhân tiền tệ. Do vậy, việc thắt chặt thêm tiền tệ lúc này sẽ đẩy lãi suất và chi phí sản xuất lên cao và gây thêm lạm phát. Ngược lại, lạm phát ở mức vừa phải, không phải do nguyên nhân tiền tệ, DN thiếu vốn có thể là những lý do chính để NHNN dần theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng kể từ quý II. Cuối tháng 3, tin về GDP cũng sẽ được công bố với kỳ vọng có thể đạt xấp xỉ 6%, tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục tốt của nền kinh tế.

Theo báo cáo của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, từ sau Tết âm lịch đến nay, huy động vốn tăng trở lại. Có thời điểm cuối tháng giêng, vốn huy động ngân hàng giảm đến 3,2% và giảm đi 57.000 tỉ đồng, có lúc thanh khoản của nền kinh tế có khó khăn. Đến nay đã huy động tăng lại 1,04%, trong đó đặc biệt là tiền gửi dân cư đến ngày 16.3 đã tăng 8%. Lượng vốn huy động tăng cùng với chính sách thỏa thuận lãi suất sẽ góp phần phục hồi đà tăng trưởng tín dụng vốn rất thấp trong hai tháng đầu năm nay .

(Theo laodong.com.vn)


Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: GDP quý 1 tăng 5,7-5,9%

▪ ANH QUÂN (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Anh%20Qu%C3%A2n&bl=1&PageType=5)
22/03/2010 21:31 (GMT+7)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/22/Hoithaohaukhunghoangto.jpg (http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/22/Hoithaohaukhunghoangto.jpg)
Hội nghị “Tăng trưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước đang phát triển châu Á”, do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức ngày 22/3.

“Việt Nam là một trong số ít các nước có nền kinh tế tăng trưởng và đã phục hồi lên mức 5,7-5,9% vào quý 1/2010”
“Việt Nam là một trong số ít các nước có nền kinh tế tăng trưởng và đã phục hồi lên mức 5,7-5,9% vào quý 1/2010”.

Đó là phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu tại hội nghị “Tăng trưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước đang phát triển châu Á”, do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức ngày 22/3.

Như vậy, căn cứ theo thông tin từ Thống đốc, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1/2010 của Việt Nam đã thấp hơn quý 4/2009 trước đó khoảng 1 điểm phầm trăm (so với 6,9%). Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2009, GDP quý 1/2010 cao hơn khoảng 2,6-2,8 điểm phầm trăm.

Phát biểu trước lãnh đạo cấp cao của IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), các đại sứ nước ngoài tại Việt Nam và chuyên gia kinh tế đến từ 16 quốc gia trên thế giới, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói: “Cho tới nay, Việt Nam đã đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu tương đối tốt. Đầu năm 2009, hoạt động kinh tế suy giảm mạnh. Tuy nhiên, nền kinh tế đã phục hồi tích cực trong những quý sau, với sự hỗ trợ của chương trình kích cầu mạnh mẽ bao gồm việc nới lỏng chính sách tiền tệ và gói kích thích tài khóa lớn”.

Năm 2009, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn thế giới tăng trưởng âm, Việt Nam là một trong số ít các nước có tăng trưởng, đạt mức 5,32% với chỉ số giá tiêu dùng cả năm được khống chế ở mức tăng 6,88%.

Tình hình xuất khẩu những tháng cuối năm 2009 được cải thiện rõ rệt, giúp kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 57 tỷ USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm qua vẫn ở mức khả quan với 21,5 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm xuống còn khoảng 12%, và chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 là giảm xuống còn 10-11% .

TTTT1
25-03-2010, 04:48 PM
Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam duy trì ở mức 8%/năm
Thứ Năm, 25/03/2010, 16:06



Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ký Quyết định duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam so với tháng trước đó.


Cụ thể, tại Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 25/3/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2010. Quyết định này thay thế Quyết định số 353/QĐ-NHNN ngày 25/2/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Như vậy, kể từ ngày 01/12/2009 đến nay (5 tháng liên tiếp), lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam liên tục được duy trì ổn định.

CKH - SBV.GOV.VN




Dubai World được hỗ trợ 9,5 tỷ USD

Thứ năm , 25 / 3 / 2010, 15: 29 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/32010/25/_152955500.jpg

Chính phủ Dubai sẽ hỗ trợ 9,5 tỷ USD cho tập đoàn Dubai World để tập đoàn này cơ cấu lại các khoản nợ.



Tháng 11/2009, sau khi Dubai World tuyên bố sẽ xin hoãn trả khoản nợ 26 tỷ USD, thị trường tài chính toàn cầu đã chấn động.Tuyên bố mới nhất từ chính phủ Dubai có đoạn viết: “Chính phủ Dubai, thông qua quỹ hỗ trợ tài chính Dubai, sẽ hỗ trợ tài chính cho tập đoàn Dubai World bằng tiền, trong đó có khoảng 9,5 tỷ USD cho kế hoạch kinh doanh thời gian sắp tới. Tiền dành cho việc hỗ trợ này sẽ đến từ khoản 5,7 tỷ USD tiền vay mà chính phủ Abu Dhabi và từ nguồn tiền của chính phủ Dubai.”
Dubai World và công ty địa ốc Kakheel PJSC sẽ thảo luận chi tiết đề xuất với các chủ nợ, quá trình tái cơ cấu sẽ mất vài tháng. Những kế hoạch hiện tại có mục tiêu bảo vệ các công ty, chủ nợ và cổ đông.”
Tháng 11/2009, tập đoàn Dubai World cho biết sẽ cố gắng trì hoãn các khoản nợ cho đến tháng 5/2010, thị trường chứng khoán các nước đang phát triển giảm điểm sâu. Tập đoàn Dubai World và công ty bất động sản trực thuộc Nakheel PJSC và Limitless LLC sử dụng tiền cho các dự án bất động sản như dự án đảo cọ bên bờ biển.
Dubai, nước lớn thứ 2 trong nhóm nước thuộc nhóm các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. Tập đoàn đầu tư nhà nước Dubai World và nhiều tập đoàn nhà nước khác đã vay tiền rất nhiều để biến Dubai thành trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ tài chính.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính tổng số các khoản nợ của Dubai World ở mức khoảng 109,3 tỷ USD, một phần trong số tiền này đã tiêu tốn cho các dự án xây dựng ở thời kỳ thị trường bất động sản bùng nổ năm 2008. Việc thị trường nợ đóng băng sau thời khủng hoảng tín dụng ảnh hưởng xấu đến khả năng huy động tiền vay và khiến giá bất động sản tại Dubai giảm 50%.
Hiện có hơn 90 ngân hàng là chủ nợ của Dubai World, có thể kể đến một số cái tên như HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland, tập đoàn ngân hàng Lloyds, ngân hàng Standard Chartered, Bank of Tokyo.

Theo Dân Trí/CNBC

TTTT1
25-03-2010, 08:26 PM
Việt Nam chưa sử dụng nguồn vốn từ IMF
▪ ANH QUÂN (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Anh%20Qu%C3%A2n&bl=1&PageType=5)
23/03/2010 14:38 (GMT+7)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/23/hopbao223to.jpg Họp báo kết thúc hội nghị “Tăng cường và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước dang phát triển châu Á” chiều ngày 22/3 - Ảnh: Anh Quân.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước và IMF trả lời báo giới về tình hình tài chính của Việt Nam
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đã có lúc căng thẳng, trong khi phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt ngân sách và đầu tư gặp khó khăn. Liệu đã có động thái nào hỗ trợ cán cân thanh toán của Việt Nam từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)?

Tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị “Tăng cường và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước dang phát triển châu Á”, diễn ra chiều 22/3, đại diện Ngân hàng Nhà nước và IMF đã trả lời nhiều nội dung báo giới nêu.

IMF đã có hỗ trợ nào cho Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua để cải thiện tính hình tài chính?

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chúng tôi xin khẳng định rằng trong suốt thời gian vừa qua, kể từ khi chúng ta nối lại quan hệ với IMF, WB (Ngân hàng Thế giới) và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, IMF luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh tế vĩ mô.

Trong quá khứ, chúng ta cũng đã có rất nhiều lần có chương trình với IMF và cũng nhiều lần vay mượn những khoản tiền khá lớn và hết sức thiết yếu trong những giai đoạn nhất định.

Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước và IMF thường xuyên có những cuộc trao đổi chính sách và tư vấn cho nhau, để Việt Nam có những chính sách đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

Ngoài các đoàn công tác thường xuyên, các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao của IMF sang Việt Nam, các cuộc gặp gỡ của Chính phủ Việt Nam với lãnh đạo cấp cao IMF, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn chính sách của IMF.

Vừa qua, việc phân bổ nguồn vốn của IMF cho Việt Nam cũng làm tăng thêm dự trữ ngoại hối cho chúng ta. Về nguyên tắc, trong trường hợp cần thiết Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này để hỗ trợ cho dự trữ ngoại hối của mình, cũng như hỗ trợ cán cân vãng lai, cán cân thương mại. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, Việt Nam vẫn chưa sử dụng đến nguồn này.

Là một thành viên của IMF, là một nước đang phát triển, Việt Nam có quyền được tiếp cận với các thể thức cho vay mới của IMF. Ngân hàng Nhà nước đang làm việc với IMF để chuẩn bị toàn bộ những điều kiện cần thiết và khi cần thì có thể tiếp cận nguồn vốn này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đều khẳng định trong phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua răng, trong quý 2 tới đây, việc phát hành trái phiếu, tín phiếu sẽ thuận lợi hơn so với năm 2008-2009. Có thông tin cho biết, tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ mua tín phiếu ngắn hạn do Bộ Tài chính phát hành. Xin ông cho biết thời điểm và liều lượng của đợt phát hành này?

Ông Nguyễn Văn Bình: Chúng ta đã triển khai các chính sách tài chính và tiền tệ rất thành công trong giai đoạn năm 2008 và 2009 để chống lại sự suy giảm kinh tế và đảm bảo duy trì mức tăng trưởng kinh tế khá cao, được thế giới và trong nước đánh giá tương đối tích cực. Chúng ta cũng đã tiến hành gói kích thích kinh tế tương đối lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để có được gói hỗ trợ đó, chúng ta đã có những khoản chi lớn của ngân sách. Do đó, để giảm mức thâm hụt ngân sách, tạo ra cân đối vĩ mô trong năm 2010 và những năm tiếp theo thì việc huy động các nguồn vốn trong dân cư, trong nền kinh tế trong nước cũng như các nguồn ngoài nước là hết sức quan trọng.

Vừa qua, chúng ta đã chứng kiến Chính phủ Việt Nam thành công trong việc phát hành ra thị trường quốc tế trái phiếu chính phủ và chúng ta đã phát hành được 1 tỷ USD. Cũng có một chương trình như vậy đối với phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước. Do vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.

Về câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có mua trái phiếu, hay tín phiếu của Bộ Tài chính hay không, thì quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã được quy định rất rõ trong Luật Ngân sách, cũng như Luật Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng nhu cầu tạm thời khi nguồn thu ngân sách chưa có được đầy đủ thì đó cũng là một trong những khả năng được pháp luật cho phép.

Còn việc tiến hành như thế nào thì chúng tôi còn phải tiếp tục theo dõi các diễn biến trên thị trường để có được hình thức phát hành, cũng như mức mua hợp lý, vừa phù hợp với luật pháp Việt Nam, nhưng cũng đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.

IMF đánh giá như thế nào về tình hình nợ công của Việt Nam, hiện vào khoảng 40% GDP?

Ông Anoop Singh, Giám đốc Vụ Châu Á - Thái Bình Dương của IMF: Chúng tôi không thấy có vấn đề gì, tuy rằng quan ngại cũng nảy sinh trong vài năm gần đây do thâm hụt của Chính phủ có tăng, trong năm ngoái vào khoảng 9% GDP. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là do Chính phủ có ý định rõ ràng với gói kích cầu để ngăn ngừa ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới đến Việt Nam.

Chúng tôi hài lòng với việc Chính phủ đã nói rõ gói kích thích kinh tế như thế sẽ giảm và thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến sẽ thấp hơn thâm hụt ngân sách của năm 2009. Đó là một bước đi tôi nghĩ là tốt.

Hơn nữa, tăng trưởng của Việt Nam sẽ quay trở lại mức tăng 6%. Như thế rất phù hợp với ý đồ của Chính phủ để bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách.

Nhiều khuyến cáo của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này? Và IMF có gợi ý gì không?

Ông Nguyễn Văn Bình: Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Các chính sách này góp phần quan trọng giúp Chính phủ Việt Nam đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khủng hoảng vừa qua.

Tuy nhiên, đứng trên bình diện quốc tế cũng như từng nước, nếu chúng ta không cải cách để củng cố hệ thống tài chính cũng như hệ thống ngân hàng thì đó có thể là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tiếp theo. Do vậy, cải cách là việc thường xuyên phải tiến hành và đặc biệt phải tiến hành mạnh mẽ ngay sau cuộc khủng hoảng này .



Lãi suất ~ 18 -20%/ năm là mấy chiêu làm giá " cắt cổ" của các ngân hàng ... mà thôi .
Thực tế rất nhiều Doanh nghiệp chỉ vay ~ 6,5 - 10%/ năm với hợp đồng vừa ký 1 vài tháng gần đây & hiện nay cũng vậy .
Xem qua các DN cho thấy mức tối đa nhiều Doanh nghiệp chấp nhận & ký kết chỉ ở mức ~ 12% - 13% / năm và chiếm tỷ trọng " nhỏ" .

Cao hơn mức đó chỉ có mấy DN cần vay nóng mà thôi & chiếm tỷ lệ không nhiều cũng như DN đó không có chút tên tuổi .

.v.v.

(N.T.Quan)

TTTT1
26-03-2010, 08:09 AM
Chương trình đại hội cổ đông :

http://alta.com.vn/UserFiles/File/Da...1269413154.pdf (http://alta.com.vn/UserFiles/File/DaiHoiCoDong/2010/Chuong_trinh_DHCD_2010_1269413154.pdf)

http://alta.com.vn/UserFiles/File/Da...1269413628.pdf (http://alta.com.vn/UserFiles/File/DaiHoiCoDong/2010/totrinh_HDQT_DHCD_2010_1269413628.pdf)

Vào những phút chót có bổ sung thêm 1 số vấn đề mà trong Tờ trình DHCĐ còn thiếu .

TTTT1
26-03-2010, 09:41 PM
GDP quý 1/2010 tăng 5,83%
10:02 (GMT+7) - Thứ Sáu, 26/3/2010


http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/03/26/kt260_260.jpg
Có thể cho rằng, sản xuất thực đã phục hồi mạnh mẽ so với giai đoạn đáy suy giảm vào quý 1/2009.


Cả ba khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ đều có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ


Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, GDP quý 1/2010 đã tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009.

Kết quả này tương đối khả quan nếu so với cùng kỳ năm 2009, một lãnh đạo Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê), nơi tham gia tính toán con số này nhận định.

Cơ sở cho nhận định này là GDP quý 1/2010 tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP của cùng kỳ năm 2009, tới 2,73 điểm %, và cũng cao hơn GDP quý 2/2009 tới 1,37 điểm %.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn tăng trưởng GDP hai quý trước đó (GDP quý 4/2009 tăng 6,9%; quý 3/2009 tăng 6,04%). Nhiều năm qua, quý đầu năm thường có tốc độ tăng GDP thấp hơn so với cuối năm.

Nhìn trên 3 “trụ cột” chính đóng góp cho tăng trưởng, cả ba khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ đều có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã khởi sắc hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Từ mức đóng góp rất thấp của cùng kỳ năm ngoái, chỉ tăng 1,5%, quý 1 năm nay lĩnh vực này đã tăng tới 5,65% (chênh lệch 4,15 điểm %). Do đây là khu vực có tỷ trọng đóng góp vào GDP cao, nên công nghiệp và xây dựng trở thành động lực chính cho tăng trưởng của quý 1 năm nay.

Cũng trong nhóm “bứt phá” còn có nông, lâm, ngư nghiệp. Khu vực 1 đã đóng góp vào tăng trưởng 3,45% trong quý 1/2010, vượt xa so với mức tăng 0,4% của cùng kỳ năm 2009.

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ đạt cao nhất, tăng tới 6,64%. Với tỷ trọng tương đối lớn trong đóng góp vào GDP, đây cũng là khu vực tạo ra mức tăng trưởng cao hơn trong quý 1 năm nay, dù chênh lệch so với cùng kỳ năm ngoái không nhiều (quý 1/2009 tăng 5,4%).

Với kết quả này có thể cho rằng, sản xuất thực đã phục hồi mạnh mẽ so với giai đoạn đáy suy giảm vào quý 1/2009.

Như VnEconomy đã đưa tin, cách đây 4 ngày, tại một hội nghị tổ chức tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng đã cung cấp thông tin sơ bộ về tăng trưởng GDP quý 1/2010, với mức 5,7-5,9%.

Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội thông qua nội dung nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 với chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5%, chỉ số giá tiêu dùng không quá 7%.
ANH QUÂN (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Anh%20Qu%C3%A2n&bl=1&PageType=5)



Tiêu chí đầu tư ngược
(24/03, 03:59)

http://www..vn/medialib/images/2010/2/Chungkhoan/dtu%20nc%20ngoai%2051.jpg

http://www..vn/medialib/images/2010/2/Chungkhoan/dtu%20nc%20ngoai%2051.jpg Cổ phiếu thị giá thấp, thông tin càng mù mờ càng tốt, có tin đồn, có nhóm làm giá chơi, lượng cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường ít.. là những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu đầu tư của nhiều NĐT trên thị trường hiện nay.

Theo giám đốc một CTCK, những cổ phiếu lớn như HAG, HPG, HSG, hay minh bạch thông tin như REE hiện tại không được yêu thích nhiều, bởi lẽ tỷ suất lợi nhuận mà các cổ phiếu này mang lại cho NĐT trong một thời gian ngắn không cao như các cổ phiếu mù mờ về thông tin.
Cổ phiếu DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang là một ví dụ. Thị trường có tin đồn Điện Quang dự kiến đạt lợi nhuận năm 2010 tương ứng với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 10.000 đồng. Ngay lập tức, cổ phiếu DQC có những phiên tăng giá ngoạn mục.
Những cổ phiếu thuộc dạng trên có thể kể đến là LAF, TAC, MCG, TCM... Những cổ phiếu này vẫn có xu hướng tăng điểm, thậm chí tăng trần trong những phiên thị trường giảm điểm, khi các cổ phiếu lớn có yếu tố cơ bản tốt phần lớn đều điều chỉnh giảm giá.
Bất chấp lời khuyên của các chuyên gia, rất nhiều NĐT đang mua vào những cổ phiếu có yếu tố đầu cơ cao như vậy. Không loại trừ khả năng việc “làm giá” các cổ phiếu nói trên có sự tiếp tay của cổ đông nội bộ ở vị trí lãnh đạo cấp cao của DN.
Tin đồn về lợi nhuận đột biến, về chia thưởng cổ phiếu được truyền tai nhau lan ra khắp thị trường, đẩy giá các cổ phiếu đó tăng cao và một nhóm NĐT nắm bắt được thông tin nội bộ hưởng siêu lợi nhuận.
Tin đồn thường khá ngắn gọn và thường chỉ là một phần của thông tin chính thống. Ví dụ. có tin chia cổ phiếu thưởng, những thời gian thực hiện không rõ là khi nào.
Hay tin về lợi nhuận đột biến, nhưng không có kế hoạch rõ ràng khi nào DN hạch toán “cục” lợi nhuận đó. Từ khi tin đồn đến khi có tin xác thực, giá cổ phiếu trồi sụt diễn ra vài ba sóng...
Những NĐT có mối quan hệ đặc biệt, bám theo các con sóng này và xu hướng thị trường có cơ hội hưởng lợi lớn. Siêu lợi nhuận là lý do vì sao ngay cả những NĐT rất am hiểu về phân tích cơ bản cũng thích tham gia cổ phiếu có tính đầu cơ cao dựa trên thông tin mù mờ.
NĐT chuẩn bị được phép bán chứng khoán ngày T+2. Nếu không hạn chế được vấn nạn tin đồn thì tình trạng đầu cơ cổ phiếu như vậy rất có thể sẽ ngày càng phổ biến, một mặt kích thích giao dịch, nhưng mặt khác ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường.

Thành Nam

TTTT1
27-03-2010, 03:10 PM
Alta : Chờ đợi “ Cầu vồng” sau cơn mưa

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=9668
Cụm rạp chiếu phim 3D do ALT (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ALT&q=ALT) đầu tư tại Alta Plaza, Tân Bình, TPHCM.


(Vietstock) – Sáng 26/03, ĐHĐCĐ CTCP Văn hóa Tân Bình - Alta (HNX: ALT (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ALT&q=ALT)) đã thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức và trả thưởng cũng như tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2010 là 16%. Năm 2009, Alta đạt doanh thu 158.978 tỷ đồng, bằng 81.9% so với năm 2008 và 72.3% kế hoạch. Công ty tăng doanh thu ở các dự án đưa vào hoạt động như Rạp Cinema 4D Max Suối Tiên, Trung tâm thương mại Alta Plaza, Rạo 3D Turboride và các loại hình giải trí khác dẫn đến doanh thu dịch vụ tăng 2.4 lần.
Lợi nhuận sau thuế cùng kỳ là 9.145 tỷ đồng, đạt 85% so với năm 2008 và bằng 69.68% kế hoạch với EPS đứng ở mức 1,949 đồng. Theo ông Hoàng Văn Điều – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty thì năm qua Alta gặp rất nhiều khó khăn bởi các đơn hàng về in, nhựa tụt giảm mạnh do suy thoái kinh tế. Vì vậy, con số lợi nhuận không được như mong đợi nhưng công ty vẫn đảm bảo mức chia cổ tức cho cổ đông là 16%.

Trong năm qua, Alta đã tiến hành chuyển niêm yết và giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX vào ngày 27/07/2009 và tăng vốn điều lệ từ 49 tỷ đồng lên 53 tỷ đồng (trả cổ tức bằng cổ phiếu). Bên cạnh đó, công ty thực hiện một số dự án lớn như dự án đầu tư mở rộng mảng kinh doanh và hợp tác Laser Game, xây dựng văn phòng cho thuê tại 284-286 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, xây dựng và trang thiết bị xưởng Đan Việt.
Đáng chú ý là việc ký kết hợp đồng thành lập công ty liên doanh Đan Việt với Công ty Formula sản xuất thẻ thông minh theo chương trình tài trợ kết nối doanh nghiệp B2B giữa Việt Nam và Đan Mạch. Hiện đã xây dựng xong khu vực sản xuất và đang đi vào giai đoạn sản xuất thử.
Trong mảng kinh doanh bất động sản, theo ông Hoàng Văn Điều thì hoạt động của tòa nhà Alta Plaza hiện nay chưa thực sự hiệu quả, vì thế công ty có kế hoạch tái cấu trúc lại toàn bộ tòa nhà này với một diện mạo hoàn toàn mới.
Đồng thời ông cũng bày tỏ niềm lạc quan vào kết quả sản xuất năm 2010 khi đưa ra chỉ tiêu doanh thu 200 tỷ đồng, tức tăng 25.8% so với năm 2009, lợi nhuận trước thuế 13.125 tỷ đồng, vượt 43.51% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Điều cho rằng đây sẽ là năm bắt đầu bừng sáng lại cho công ty với nhiều sự trợ lực từ chính các cổ đông.
Cơ sở của niềm lạc quan này dựa trên một số dự án mới của công ty như dự án đầu tư chuỗi dịch vụ giải trí tổng hợp tại TPHCM và mở rộng ra một số tỉnh thành khác, hạ tầng công nghiệp Khu công nghiệp Tân Đức thuộc địa phận Long An, góp 50% vốn thành lập Bệnh viện Đa khoa Song An tại Khu quy hoạch tái định cư của TPHCM, Quận 12, góp vốn đầu tư thành lập CTCP Nhựa Xuất khẩu.
Phạm Thị Phước

http://img7.hostingpics.net/pics/104400dsu18.gif

Việt Nam có thể là "cứ điểm sản xuất" ở khu vực 26/03/2010 | 19:23:00



http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=40693&at=0&ts=300&lm=634052337097530000
Công trình Đại lộ Đông-Tây sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)



Chiều 26/3, hơn 200 đại diện các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản đã dự hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Sự kiện này do chính quyền thành phố Tokyo phối hợp với Trung tâm Nhật Bản-ASEAN tổ chức.

Tại hội thảo, ông Seiji Aikawa, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh doanh châu Á-Aikawa đã giới thiệu khái quát về lịch sử Việt Nam, về môi trường đầu tư ở Việt Nam, xu hướng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản và triển vọng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong 10 năm tới.

Theo ông Aikawa, nhờ công cuộc đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã thoát khỏi hình ảnh một đất nước chiến tranh trong quá khứ, trở thành một điểm thu hút du khách và đầu tư nước ngoài, trong đó có du khách và các doanh nghiệp Nhật Bản.

Năm 2006, Việt Nam đứng thứ tư trong số năm nước có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã vượt Thái Lan, vươn lên hàng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Lý do các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là do tình hình chính trị, xã hội ổn định, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực trẻ, ưu tú, giá lao động rẻ và là một thị trường tiềm năng.

Ngoài ra, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng muốn tránh rủi ro của việc tập trung đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc.

Ông Aikawa cho rằng, với kế hoạch của Chính phủ Việt Nam tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ là một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và có thể trở thành một “cứ điểm sản xuất” ở khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)

TTTT1
27-03-2010, 10:12 PM
Biến động giá dầu giảm xuống mức đáy trong 27 tháng 26/03/2010 1:22:52 PM

http://images..com/chungkhoan_cvklwnop197578406large.jpg
http://images..com/chungkhoan_cvklwnop197578406large.jpg
Mức biến động giá của dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 27 tháng liên tục ngày thứ hai khi dầu giao kỳ hạn dao động nhẹ tại New York .

Các hợp đồng quyền chọn đáo hạn trong 30 ngày biến động 27.7% vào lúc 17:00 giờ New York, mức thấp nhất kể từ ngày 24/12. Hôm qua, mức biến động là 29%.

Dầu giao kỳ hạn tháng 5 giảm 8 cent, giao dịch ở mức giá $80.53/thùng trên sàn New York, cũng là mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 15/3. Dầu giao sau giao dịch trong biên độ $68-$84/thùng kể từ tháng 10 và không phá mức cao nhất trong tháng 1 $83.95 tuần trước.

Hợp đồng quyền chọn bán tháng 5 có giá $76 giao dịch nhiều nhất hôm nay trên sàn giao dịch. Hợp đồng này giảm 6 cent xuống còn 63 cent/thùng, tương đương $630/hợp đồng. Khối lượng giao dịch là 1,075 lot.

Còn hợp đồng quyền chọn bán tháng 5 có giá $80 sụt 7 cent xuống $1.89/thùng với khối lượng giao dịch 997 hợp đồng.

Dữ liệu chính xác về các hợp đồng quyền chọn sẽ được công bố vào ngày mai. Lãi suất mở và tổng khối lượng giao dịch chưa được phép công khai, trong khi giá thanh toán sẽ được biết vào cuối ngày hôm nay.
(Theo GV)



Giá dầu tiếp tục đi xuống do nguồn cung tại Mỹ tăng cao hơn dự đoán
25/03/2010 3:34:41 PM

http://images..com/chungkhoan_dcdeeleq219979791large.jpg
http://images..com/chungkhoan_dcdeeleq219979791large.jpg
Giá dầu sụt giảm ngày thứ 2 trên thị trường New York sau khi Mỹ công bố trữ lượng dầu tồn kho tăng cao hơn dự báo. Điều này càng khiến giới đầu tư lo lắng về đà hồi phục chậm chạp của nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ.

Dầu thô đã kết thúc hai ngày tăng giá trong phiên giao dịch hôm qua sau khi Bộ Năng Lượng cho biết trữ lượng của Mỹ tăng thêm 7,25 triệu thùng. Giá dầu tuột dốc do đô la bật mạnh, leo lên mức đỉnh 10 tháng so với đồng Euro. Đà hồi phục của USD phần nào kiềm chế sức hấp dẫn đầu tư của thị trường hàng hóa.

Toby Hassall, chuyên gia phân tích của CWA Global Markets Pty nhận xét: “Có vẻ như đà tăng nhu cầu nhiên liệu của Mỹ đang rất chậm chạp và thiếu ổn định.”

Cụ thể là, giá dầu giao tháng 5 đánh mất 41 cent, tương đương với 0,5%, xuống còn $80.20/thùng trên nhánh điện tử của sàn Nymex. Tính tại thời điểm 11:49 a.m giờ Singapore, hợp đồng loại dầu này được giao dịch với mức giá $80.37/thùng.

Lúc 11:30 a.m giờ Singapore, đô la được giao dịch tại ngưỡng $1.3329 so với đồng Euro. Đà suy giảm trên thị trường dầu thô phần nhiều là do sự xuống hạng của Bồ Đào Nha, khiến giới đầu tư lo ngại rằng cuộc khủng hoảng tài khóa tại Hy Lap có thể sẽ lan rộng khắp châu Âu.

Trên sàn ICE Futures Europe, dầu Brent giao tháng 5 giảm 36 cent, tương đương với 0,5%, đạt mức $79.26/thùng. Lúc 11:22 a.m giờ Singapore, hợp đồng loại dầu này đứng ở ngưỡng $79.33/thùng.
(Theo VnEconomy)

TTTT1
28-03-2010, 07:59 PM
Bẫy của giới đầu cơ
27/03/2010 2:45


http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201001/p7a04707301.jpg
Nhà đầu tư nên thận trọng trước các thông tin thiếu cơ sở - ảnh: D.Đ.Minh


Thị trường đang có những uẩn khúc mà nếu không giải mã, sẽ có những nhà đầu tư (NĐT) bị sập bẫy mà không hiểu lý do vì sao.
Sự sụt giảm khó hiểu
Đang hồ hởi tăng giá bởi thông tin chia cổ phiếu thưởng, chia cổ tức, phát hành thêm... trước mùa đại hội cổ đông, chứng khoán đột nhiên quay đầu giảm liên tục. Không khí trên các sàn giao dịch trở nên nặng nề khi các NĐT truyền tai nhau khả năng lãi suất cơ bản sẽ tăng 0,5% trong tháng 4 tới. Ngân hàng HSBC "bồi" thêm một đòn khá mạnh khi dự báo lãi suất cơ bản sẽ tăng gấp đôi mức này, lên tới 1%... Và chứng khoán liên tục sụt giảm, NĐT hối hả xả hàng vì sợ chậm chân... Chiều ngày 25.3, Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng về việc giữ nguyên lãi suất cơ bản 8% trong tháng 4 này. "Câu chuyện lãi suất" đã được hóa giải nhưng thị trường vẫn không thoát lên được dù có tăng nhẹ.
Trên thực tế, việc tăng lãi suất cơ bản không mấy ảnh hưởng đến thị trường. Căn nguyên của nỗi sợ hãi này là tăng lãi suất cơ bản sẽ dẫn đến tăng chi phí vay vốn của doanh nghiệp niêm yết, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Nặng hơn là doanh nghiệp sẽ không dám vay vốn để triển khai dự án vì lãi suất cao hơn mức sinh lời từ hoạt động kinh doanh...
Có thể nói, nỗi lo này là thừa vì lãi suất vay trung và dài hạn đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thỏa thuận nên mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng hiện nay cũng lên tới 15 - 18%... Thậm chí, ngay cả trước khi được phép thỏa thuận lãi suất trung, dài hạn thì việc cộng thêm các loại phí, lãi suất cho vay thực tế ở các ngân hàng cũng đã lên tới mức 15 - 18%. Vì vậy, dù không tăng thì lãi suất cơ bản hiện nay cũng đã cao hơn mức 8%. Thế nên, nỗi lo sợ của NĐT về lãi suất cơ bản là hoàn toàn vô căn cớ vì thực tế thị trường đã áp dụng mức lãi suất này trong cả tháng qua.
Bỏ quên thông tin tốt
Trong khi rất dễ hoảng hốt vì những điều không thực tế như câu chuyện lãi suất kể trên, thì NĐT lại "bỏ quên" hàng loạt các thông tin tích cực khác. Nếu xét về các yếu tố nền tảng, tháng 3 năm nay là thời điểm thị trường tích lũy rất nhiều thông tin tốt. Đầu tiên, áp lực về lạm phát (CPI), nỗi lo lớn nhất của năm đã không còn nặng như tháng trước vì thời điểm công bố tăng giá điện, giá xăng, giá nước... đã qua. CPI tháng 3 đã được kiểm soát dưới 1%, nghĩa là áp lực về lạm phát cũng đã giảm mạnh.
Cuối tháng 3 là thời điểm các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 1, theo thống kê chưa đầy đủ thì rất nhiều các doanh nghiệp niêm yết đã khởi động rất tốt về lợi nhuận đạt được trong quý đầu tiên năm. Việc Bộ Tài chính cho phép giao dịch ký quỹ và rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ từ T+4 xuống T+2, giúp NĐT quay vòng dòng tiền nhiều lần, thanh khoản sẽ được cải thiện... Còn nhớ thời điểm giữa và cuối tháng 3 năm trước, chứng khoán sôi động với thông tin ngày 31.3 các quỹ đầu tư sẽ "đẩy" thị trường lên để chốt NAV (giá trị tài sản ròng). Tuy nhiên năm nay, thông tin này cũng bị "lờ" đi...
Điều gì đang thực sự xảy ra? Tại sao bất chấp những thông tin tốt, thị trường lại rối ren vì các tin đồn, lao dốc bởi sự hoang mang vô căn cứ...?
Theo ông Lê Đạt Chí, chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM, thị trường đang bị ghìm xuống bởi bàn tay của giới đầu cơ. Các thông tin bất lợi đang được tung ra, các thông tin tích cực bị ém đi với mục đích "ghìm" chứng khoán xuống. Khi giá cổ phiếu đã xuống tới ngưỡng kỳ vọng, giới đầu cơ sẽ gom hàng. Đến thời điểm "rộ" mùa công bố báo cáo tài chính, các thông tin tích cực sẽ được tung ra, chứng khoán tăng trưởng, họ hốt bạc. Phương pháp không mới nhưng vẫn hết sức hiệu nghiệm do tâm lý của nhiều NĐT quá yếu, dễ bị tác động và họ chính là đối tượng bị "làm thịt" đầu tiên trong phi vụ này.
Theo dự báo, tuần sau chứng khoán sẽ tăng trở lại vì tâm lý NĐT về việc tăng lãi suất cơ bản đã được giải tỏa. Thứ hai tuần tới cũng là ngày cuối tháng 3, thời điểm các quỹ đầu tư chốt NAV nên khả năng thị trường được đẩy lên để làm đẹp báo cáo đã được tung ra từ phiên giao dịch cuối cùng của tuần này... Nếu kịch bản xảy ra đúng như vậy, những NĐT đổ xô bán chứng khoán trong các phiên giao dịch vừa qua đã chính thức bị sập bẫy.
Tâm lý số đông, việc "thẩm thấu" thông tin thiếu phân tích... là những nhược điểm của nhiều NĐT cá nhân mà giới đầu cơ chuyên nghiệp tận dụng tối đa để thao túng thị trường theo ý đồ riêng của mình.
Nguyên Hằng

Có nên đu theo mua?
20/03/2010 11:27


http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201001/TieuKhuong/03/20/11a.jpg
Nhiều nhà đầu tư cố đu theo mua những cổ phiếu có thông tin chia thưởng - Ảnh: Ngọc Thắng
(TNTT&GT) Mặc dù hôm qua 19.3, VN-Index giảm 3,74 điểm, nhiều cổ phiếu (CP) blue-chips giảm giá nhưng có những CP vẫn tăng trần với khối lượng giao dịch khá lớn, hầu hết đó là những CP có thông tin chia thưởng trong năm 2010.
Điển hình nhất là REE của CTCP Cơ điện lạnh. Ngay sau khi REE ra nghị quyết phát hành CP thưởng theo tỉ lệ 1:1 và trả 20% cổ tức bằng CP trong năm 2010, ngay lập tức REE trở thành CP hot nhất trên sàn TP.HCM. Từ mức giá 48.000đ/CP trong phiên đầu tuần, REE đã tăng trần liên tục và luôn luôn ở tình trạng dư mua với khối lượng lớn. Đặc biệt trong phiên hôm qua 19.3, nhiều NĐT bắt đầu bán ra để chốt lời REE khá mạnh nhưng vẫn ở giá trần, đến cuối phiên, do lượng cung tăng quá mạnh khiến cho REE đóng cửa chỉ ở mức sát trần là 54.500đ/CP.
Phiên 19.3, có đến 6,67 triệu CP của REE được giao dịch thành công. Khối lượng khủng này có thể được xem là một phiên phân phối đỉnh vì so với khối lượng giao dịch trung bình trong thời gian qua nó đã vượt lên khá nhiều lần. Tuy nhiên, có thể trong số những NĐT đã mua REE trong phiên hôm qua với mức giá 54.500-55.000đ/CP vẫn còn tiếp tục kỳ vọng vào một sự bứt phá mới, đặc biệt với tâm lý “sau khi chia tách giá REE chỉ còn ở mức 3x thì sẽ dễ tăng trở lại”.
Ngoài hiện tượng REE, phiên hôm qua các NĐT cũng chứng kiến sự trỗi dậy của KBC (CTCP Kinh Bắc) khi lực cầu cuối phiên quá mạnh, khiến giá CP này tăng lên hết biên độ và đóng cửa ở mức 64.000đ/CP. KBC đang được nhiều NĐT kháo nhau về khả năng chia thưởng 2:1 trong thời gian tới.
Tương tự, những CP nào có thông tin chia thưởng cũng đều đã tăng giá khá mạnh và đang đứng ở mức cao như SSI, LCG, ITA ... Rủi ro chính của việc chạy theo sóng chia thưởng này là mang tính đầu cơ cực ngắn, nhiều CP chỉ tăng được 1-2 phiên rồi lại giảm vì các thông tin chưa có gì chắc chắn.
Điều quan trọng nhất là việc chia thưởng quá ồ ạt này là chỉ có tác động về mặt tâm lý đến NĐT, vì xét trên giá trị thực, khi phát hành thêm CP thì tổng số lượng CP hiện có tăng lên khiến cho thu nhập trên một CP (EPS) đó sẽ bị giảm xuống tương ứng.
Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài tại TP.HCM nhận định, việc các doanh nghiệp phát hành thêm CP cần phải được xem xét cẩn thận, điều đó khiến cho nguồn cung CP trên thị trường gia tăng trong khi nguồn cầu khó tăng kịp nên rủi ro giảm giá là khá cao. Đó là chưa kể nhiều doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động được của cổ đông từ đợt phát hành nên EPS càng ngày càng giảm xuống. Rốt cuộc, các cổ đông vẫn luôn là người chịu thiệt thòi nhất vì không đạt được lợi nhuận tương xứng. Do đó, ông cho rằng các NĐT đừng mê cái lợi ngắn để nhận lấy rủi ro cao hơn cho mình. Nếu bản thân doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả, NĐT sẽ nhận thấy được giá trị của CP đó, và chắc chắn giá CP sẽ tăng lên mà không cần đến động tác chia thưởng CP.
Trung Trực

TTTT1
28-03-2010, 11:29 PM
IMF có thể trợ giúp Hy Lạp 20 tỉ euro
Thứ Năm, 25/3/2010, 20:45 (GMT+7)

http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/31760/4c09b_imf_200.jpg
Theo ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế của Goldman Sachs, EU có thể đồng tài trợ cho Hy Lạp cùng với IMF, nhưng đây sẽ là giải pháp thứ hai. Ảnh: Reuters (TBKTSG Online) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) có thể trợ giúp cho Hy Lạp khoảng 20 tỉ euro (27 tỉ đô la Mỹ) trong hơn 18 tháng, theo Goldman Sachs. Ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế châu Âu của Goldman Sachs, ngày 25-3 cho biết Hy Lạp đang thiếu nhiều tiền mặt và có thể đề nghị IMF hỗ trợ trong vài tuần (và có thể trong vài tháng) bởi nước này đang chật vật để cắt giảm mức thâm hụt ngân sách lớn nhất trong Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đang thúc đẩy IMF phát huy vai trò trong việc viện trợ cho Hy Lạp. Quan điểm này ban đầu mâu thuẫn với quan điểm của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người mong muốn Hy Lạp được viện trợ bởi các nguồn từ châu Âu.
Hiện, Hy Lạp cần khoản tài trợ 20 tỉ euro cho các trái phiếu đáo hạn trong tháng 4 và tháng 5. Thủ tướng nước này, George Papandreou, ngày 19-3 cho biết ông có thể quay sang nhờ IMF khi không có nhận được sự viện trợ từ châu Âu.
Thu Hằng - (Theo Bloomberg)



Thị trường mặt bằng bán lẻ lên ngôi
27/03/2010 5:18:50 PM

http://images..com/chungkhoan_fgczjhzn274585556large.jpg http://******************.vn/images/tintuc/20100327103845a-t34.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFBDCC/thi-truong-mat-bang-ban-le-len-ngoi.html#)



Một dự án bán lẻ thành công cần có các hệ thống cửa hàng kết hợp với rạp chiếu phim, siêu thị, khu giải trí...


Mặt bằng bán lẻ cho thuê vẫn là điểm sáng trong bức tranh thị trường bất động sản thương mại cho thuê trong thời gian suy giảm kinh tế vừa qua. Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE) nhận định, năm 2010 sẽ là một năm thịnh vượng của thị trường mặt bằng bán lẻ.

Giá thuê đắt đỏ
Cụ thể, trong năm 2010, TP. HCM sẽ có thêm khoảng 209.870 m2 từ các dự án đang đầu tư, song giá cho thuê mặt bằng ở các kênh mua sắm hiện đại vẫn tăng. Theo báo cáo thị trường từ hai công ty tư vấn bất động sản CBRE và Savills Việt Nam, giá cho thuê mặt bằng sẽ tăng, tập trung ở khu vực trung tâm thành phố. Theo Công ty CBRE, khung giá dự kiến chào thuê mặt bằng tại tòa tháp thương mại Vincom Plaza và Bitexco Financial (quận 1) sẽ trên 200 USD/m2/tháng đối với vị trí đẹp. Hiện tại, giá thuê cao nhất tại khu vực quận 1 có nơi đã lên tới 250 USD/m2/tháng. Theo CBRE, giá thuê mặt bằng đã tăng khoảng 25% so với quý III/2009. Kết quả nghiên cứu do Savills công bố cũng cho thấy, giá thuê mặt bằng cao nhất Việt Nam là 220 USD/m2/ki ốt tại trung tâm thương mại Diamond Plaza. Các mặt bằng khác trong tòa nhà Saigon Center, chợ Bến Thành cũng đứng trong hàng “top” điểm bán lẻ có giá thuê đắt đỏ.
Còn tại Hà Nội, hiện nay có 10 trung tâm mua sắm, cửa hàng lớn, đại siêu thị, 81 siêu thị và siêu thị điện máy, 2 trung tâm bán buôn và 11 chân đế bán lẻ, cung cấp cho thị trường tổng số gần 372.602 m2 diện tích sàn bán lẻ. Trong quý IV/2009 có thêm 2 siêu thị và một siêu thị điện máy mới mở, đóng góp thêm tổng cộng 15.000m2. Ngoài ra có thêm 3.000 m2 chân đế The Garden cho Big C thuê lại. Công suất thuê trung bình trên toàn thị trường tăng nhẹ từ khoảng 90 - 95% trong quý III/2009 lên 92 - 95% trong quý IV/2009. Giá thuê bình quân hàng tháng ở các trung tâm mua sắm và chân đế bán lẻ vẫn duy trì ổn định trong khoảng từ 20 - 150 USD/m2.
Cũng theo Savills Việt Nam, thị trường mặt bằng bán lẻ tại Đà Nẵng có khoảng 72.000 m2, với giá thuê tại các trung tâm thương mại dao động từ 6 - 35 USD/m2/tháng, chưa bao gồm VAT. Tỷ lệ thuê của thị trường bán lẻ trong quý IV/2009 đạt khoảng 96%. Từ năm 2010 đến 2013, thị trường mặt bằng bán lẻ tại Đà Nẵng dự kiến sẽ tiếp nhận thêm khoảng 13 dự án với diện tích hơn 163.000 m2. “Ngày càng nhiều người tiêu dùng tại Đà Nẵng chuyển thói quen mua sắm từ các chợ truyền thống sang các trung tâm bán lẻ hiện đại. Trong vòng 4 năm trở lại đây, doanh thu bán lẻ tại Đà Nẵng tăng đáng kể, khoảng 25%/năm. Tại thành phố du lịch này, doanh thu bán lẻ từ các khách du lịch cũng hứa hẹn mang lại nhiều nguồn thu lớn”, Savills Việt Nam nhận định.
Thị trường mặt bằng bán lẻ tại Bình Dương, Nha Trang, theo Savills Việt Nam, triển vọng tương lai là tương đối khả quan trong những năm tới do kinh tế cải thiện và thu nhập đầu người đang ngày càng tăng.
Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn
Trước nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ tăng cao, nhiều nhà đầu tư không ngần ngại đổ vốn xây thêm các trung tâm thương mại. Song nguồn cung tăng khiến việc cạnh tranh thu hút khách thuê sẽ gay gắt hơn. Đặc biệt, các trung tâm thương mại ở khu vực ngoại thành sẽ phải đối mặt với nguy cơ không cho thuê hết diện tích giống như Saigon Paragon ở TP. HCM và The Garden ở Hà Nội thời gian qua.
Ông Nathan Cumberlidge, Giám đốc kỹ thuật của Công ty tư vấn bất động sản Colliers lnternational tại Hà Nội cho rằng, nguồn cung dồi dào trong 5 năm tới có thể gây áp lực lên giá cho thuê. Do đó, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ xu hướng thị trường để đảm bảo khả năng thu hút khách thuê cũng như khách mua sắm trong tương lai thì mới có thể giữ được giá cho thuê cao. Thực tế cho thấy, nếu một trung tâm thương mại không thiết kế, bố trí gian hàng và pha trộn khách thuê hợp lý thì dù vị trí đắc địa cũng có thể thất bại.
Theo ông Cumberlidge, một dự án bán lẻ thành công cần phải có các hệ thống cửa hàng kết hợp với rạp chiếu phim, siêu thị, khu giải trí... Và điều quan trọng không kém là phải thu hút được các nhà bán lẻ chủ chốt, có tiếng tăm để kéo theo các nhà bán lẻ khác và khách mua sắm. Chiến lược này đã được trung tâm thương mại The Garden áp dụng thành công. The Garden khá vắng khách kể từ lúc khai trương cách đây nửa năm, nhưng gần đây lượng khách mua sắm đã tăng dần lên nhờ thu hút được khách thuê có thương hiệu là Big C để mở một siêu thị rộng 3.000 m2 dưới tầng hầm.
Giám đốc dịch vụ bán lẻ của Savills, ông Mark Farquhar cũng khuyến cáo rằng, các nhà đầu tư trung tâm thương mại cần chú ý hơn đến khuynh hướng tiêu dùng trong tương lai để thiết kế trung tâm thương mại hợp lý. “Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của các nhà bán lẻ trước khi làm việc với các kiến trúc sư. Bởi nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh trung tâm thương mại là phải xem khách thuê mục tiêu như một bộ phận chính của nhóm thiết kế”, ông Mark Farquhar nói.


Theo DTCK

TTTT1
30-03-2010, 12:07 AM
Chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng tăng
Thứ hai, 29/3/2010, 22:00 GMT+7


(ATPvietnam.com) -Bước vào phiên giao dịch mới, Phố Wall đã đi lên ngay từ đầu sau khi có các thông tin mới khá tích cực từ cả trong và ngoài nước.


Phố Wall bước vào phiên giao dịch này với thông tin chi tiêu của người dân Mỹ tăng trong tháng 2 và tăng tháng thứ 5 liên tiếp.

http://atpvietnam.com/library/images/72/2010/03/consumer.jpg

Thông tin về Hy Lạp cũng đang dần được tháo gỡ phần nào, với thông tin mới nhất là Châu Âu thống nhất kế hoạch giải cứu Hy Lạp (http://atpvietnam.com/vn/quocte/50926/index.aspx).

Theo đó, các nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) vừa đi tới một kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng nợ công. Kế hoạch bao gồm sự tham gia của các chính phủ trong khối và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm mục đích chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ đang xói mòn sức mạnh của đồng Euro.



http://cdn.images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_UKX.png?960991
Phiên đầu tuần, chứng khoán Châu Á tiếp tục đi lên, với chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng được 0,97% tuy nhiên thị trường Châu Á có ngày giao dịch trái chiều khi sắc đỏ xen lẫn khá nhiều với màu xanh ở các thị trường.


Xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc
11/03/2010 | 21:06:00


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhận định mặc dù đợt nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài hơn mọi năm nhưng kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc.

Phát biểu tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/3, ông Nguyễn Thành Biên cho rằng các giải pháp chính sách kinh tế đã ban hành tiếp tục có tác động tích cực trong năm 2010, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nêu rõ nhiều cơ chế, chính sách được ban hành đã đi vào cuộc sống, góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động nhiều hơn các nguồn lực cho phát triển và giải quyết tốt hơn các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường.

Riêng trong chính sách tiền tệ, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND mới đây đã phát huy rất tốt tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, môi trường đầu tư tiếp tục khả quan, cam kết ODA dành cho Việt Nam năm nay đạt mức cao nhất từ trước đến nay cũng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển; việc mở rộng các hợp tác song phương của Việt Nam sẽ tạo thêm môi trường và thị trường cho doanh nghiệp.

Nhiều ngành sản xuất trong nước có tiềm năng phát triển do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh mở ra triển vọng về mở rộng thị trường, phát triển những mặt hàng mới mà thế giới có nhu cầu cao là rất lớn.

Trong năm nay và các năm tiếp theo, chắc chắn các dự án này sẽ đem lại nguồn lực sản xuất to lớn để đóng góp vào hoạt động mở rộng xuất khẩu của khu vực công nghiệp.

Cũng theo ông Nguyễn Thành Biên, năm nay vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức. Trước hết là ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế của năm 2009, sự phục hồi kinh tế chưa ổn định, chưa đồng đều, khó lường; những vấn đề hậu khủng hoảng như bảo hộ mậu dịch, rào cản kỹ thuật có thể gây khó khăn cho một số mặt hàng. Hoạt động của hệ thống tài chính còn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn...

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong hai tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được hơn 8,9 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Một số hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tích cực giúp các doanh nghiệp về các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng trong việc giải quyết những tranh chấp thương mại tại WTO, tại Mỹ.../.


Hà Huy Hiệp (Vietnam+)

TTTT1
31-03-2010, 10:05 PM
Sắc xanh trở lại Phố Wall


▪ DUY CƯỜNG (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Duy%20C%C6%B0%E1%BB%9Dng&bl=1&PageType=5)
10/03/2010 07:32 (GMT+7)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/10/AP9.jpg
Sau 1 năm, chỉ số S&P 500 đã phục hồi 68% giá trị, trong đó có 41% số cổ phiếu trong chỉ số này đã tăng gấp đôi - Ảnh: AP.



Ngày 9/3, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại, đánh dấu một năm phục hồi ấn tượng, sau khi thị trường xuống thấp nhất trong 12 năm được thiếp lập ngày này một năm về trước.

Cả ba chỉ số chứng khoán mở cửa ngày giao dịch với mức giảm nhẹ, tuy nhiên thị trường đã sớm lấy lại đà tăng điểm và duy trì vị thế này đến hết ngày giao dịch. Tuy biên độ tăng cuối phiên là khá khiêm tốn so với mức tăng 0,5% đến hơn 0,75% vào thời điểm đầu giờ chiều, nhưng đây vẫn xem là phiên thành công khi thị trường đã lấy lại đà tăng điểm vốn có của nhiều phiên khởi sắc trước đó.

Cổ phiếu khối công nghệ là đầu tàu nâng đỡ thị trường, trong đó cổ phiếu Intel tăng 0,82%, cổ phiếu AT&T lên 1,15%, cổ phiếu Apple tiến thêm 1,88%. Cổ phiếu khối ngân hàng cũng có đóng góp quan trọng đối với sức tăng của thị trường khi chỉ số KBW tăng 0,6%, trong đó cổ phiếu Capital One Financial lên 2,1%, cổ phiếu Citigroup tăng 7,3%...

Cùng với xu hướng chốt lời gia tăng, thanh khoản của thị trường đã tăng mạnh trở lại khi trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng khớp lệnh đạt 9,24 tỷ cổ phiếu.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 11,86 điểm, tương đương 0,11%, chốt ở mức 10.564,36. Nasdaq tiến thêm 8,47 điểm, tương ứng 0,36%, chốt ở mức 2.340,68. S&P 500 nhích 1,95 điểm, tương ứng 0,17%, đóng cửa ở mức 1.140,45.

Cùng ngày này năm 2009, thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi vào tình trạng tồi tệ khi các chỉ số đã xuống thấp nhất trong vòng hơn 12 năm. Tâm lý nhà đầu tư lúc đó hoang mang, còn giá nhiều cổ phiếu từng là những blue-chip thì đã rơi xuống thấp hơn 5 USD/cổ phiếu, thậm chí là dưới 1 USD/cổ phiếu.

Tuy nhiên, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế và chính sách duy trì lãi suất cơ bản thấp kỷ lục trong thời gian dài, thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự phục hồi mạnh mẽ.

http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/10/1year.jpg
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ trong 12 tháng qua - Nguồn: G.Finance.

Sau 1 năm, chỉ số S&P 500 đã phục hồi 68,57% giá trị, trong đó giá cổ phiếu của 490 công ty thuộc chỉ số này lên điểm và chỉ có 10 công ty giảm điểm. Có 41% số cổ phiếu trong S&P 500 đã tăng gấp đôi sau 1 năm, những cổ phiếu có sự phục hồi ấn tượng nhất trong chỉ số này gồm có Genworth Financial (+1830%), Office Depot (+1030%), Fifth Third (+875%), Wyndham Worldwide (719%), Ford (+643,1%), Gannett (+634%), CB Richard Ellis (+421,03%)…

Trong khi đó, so với 1 năm trước khi Dow Jones về 6.547 điểm, chỉ số này phục hồi được 61,36% và hiện đang dao động trong biên độ 10.000 - 10.500 điểm. Trong đó, cổ phiếu khối ngân hàng đánh dấu mức phục hồi mạnh nhất: Bank of America (+346%), American Express (+273%) và JPMorgan (+168%). Còn chỉ số Nasdaq đã tăng hơn 84,51% sau một năm.

Không chỉ riêng thị trường Mỹ, chứng khoán thế giới cũng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 12 tháng qua. Xét trên giá trị phục hồi thì thị trường Nga dẫn đầu thế giới với mức tăng hơn 160%, tiếp theo là thị trường Argentina (+143%).
http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/10/BD2.jpg


http://vneconomy.vn/20100310072959237P0C7/sac-xanh-tro-lai-pho-wall.htm



Điểm tin quốc tế sáng 31/3/2010
http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Quoc-te/2010/03/3B9C7878/world.stock.02.jpg
Chứng khoán thế giới tiếp tục xu thế tăng điểm dù ở một số thị trường bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh nhẹ. Chỉ số Nikkei của Nhật bứt phá lên mức điểm cao nhất trong 18 tháng sau khi chỉ số chính tại các thị trường lớn khác như Mỹ và Đức đã làm được điều tương tự.
TTCK Mỹ tăng điểm nhẹ: Trong phiên giao dịch đóng cửa sáng nay theo giờ Việt Nam, chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp do triển vọng lợi nhuận các công ty công nghiệp khiến nhà đầu tư lạc quan, cộng với chỉ số niềm tin người tiêu dùng và giá nhà đất tăng tốt hơn dự báo. Chỉ số S&P 500 tăng chưa đầy 0,1% lên mức 1.173,27. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng chưa đầy 0,1% lên mức 10.907,42 điểm.
TTCK châu Âu giảm nhẹ: Trong phiên giao dịch ngày 30/3, thị trường chứng khoán châu Âu giảm nhẹ sau khi tổ chức định giá Standard & Poor’s hạ mức tín nhiệm đồng nội tệ của Iceland, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại vấn đề nợ chính phủ sẽ kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế. Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của khu vực Eurozone giảm không đáng kể, chốt tại 263,87 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 0,2%, đóng cửa ở mức 6.150 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,7%, chốt tại 5.672,32 điểm.
TTCK châu Á tiếp tục khởi sắc: Trong phiên giao dịch ngày 30/3, chứng khoán châu Á tăng phiên thứ 3 liên tiếp nhờ thị trường Mỹ tiếp tục tăng điểm. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 1% lên 126,23 điểm - đây là mức cao nhất kể từ ngày 18/1/2010. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 1% lên mức 11.108,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,15% lên 3.128,47 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,63% lên 21.371,94 điêm.
Giá vàng quay đầu giảm: Ngày 30/3, giá vàng giao tháng 6/2010 giảm 5,80 USD/ounce, tương đương 0,5%, xuống mức 1.105,70 USD/ounce tại thị trường New York do nhà đầu tư bán vàng để chuyển qua chứng khoán - kênh đầu tư sinh lời nhiều nhất hiện nay.
Giá dầu thô giảm nhẹ: Ngày 30/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 5/2010 giảm 20 cent, tương đương 0,2%, xuống mức 82,37USD/thùng tại thị trường New York bởi niềm tin vào kinh tế phục hồi dù đồng USD tăng giá hạn chế phần nào đà tăng của giá dầu và nhà đầu tư thận trọng trước thềm báo cáo về trữ lượng dầu của Mỹ.
Phát hiện vụ giao dịch nội gián lớn tại châu Âu: Ngân hàng lớn nhất Đức Deutsche, tập đoàn BNP Paribas tại Pháp và quỹ đầu cơ Moore Capital đã có nhân viên bị bắt do bán thông tin mật của các công ty và ngân hàng trên về những đợt phát hành cổ phiếu, chia thưởng hay các báo cáo tài chính mật cho thương nhân trên thị trường.
Giá bán nhà Mỹ giảm tháng thứ 4: Chỉ số giá nhà đất 20 thành phố của Mỹ (S&P Case Shiller) tháng 1/2010 bất ngờ tăng 0,3% so với tháng 12/2009 và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2009. Giá nhà ở tháng 12 sụt mạnh đến 3.1%. Như vậy, sau 5 tháng tăng liên tiếp, giá nhà ở lại liên tục sụt giảm trong 4 tháng vừa qua.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng: Tổ chức Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 3/2010 tăng lên mức 52,5 từ mức 46,4 của tháng 2/2010, khả quan hơn dự đoán tăng lên 51 điểm của các nhà kinh tế.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi: Hội đồng vàng thế giới cho biết nhu cầu vàng tại Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Tiêu thụ vàng tại Trung Quốc trong năm 2009 đã đạt hơn 14 tỷ USD.
FPTS tổng hợp

(Theo Bloomberg, Thomson-Reuters, AP, Dow Jones, Yahoo Finance, Google Finance)

TTTT1
31-03-2010, 10:49 PM
Thứ tư, 24-3-2010
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 23/3/2010
http://www.vinanet.com.vn/inc/thumb.aspx?w=180&name=/twfiles/hoa/chungkhoan.jpg
(Vinanet) Thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 23/3, trong đó chứng khoán Mỹ lên mức cao nhất của 18 tháng nhờ triển vọng lạc quan về sự hồi phục kinh tế.
Cổ phiếu của một số công ty, bao gồm Apple Inc và Cisco Systems Inc leo lên mức cao nhất của 52 tuần trở lại đây. Cổ phiếu Caterpillar đã tăng tới 4,1% sau khi Wells Fargo nâng mức giá kỳ vọng lên nhờ triển vọng tăng trưởng tốt. Động thái này khiến nhà đầu tư gom mạnh các cổ phiếu cùng ngành khác.
Với 28/30 cổ phiếu tăng điểm, chỉ số Dow Jones đã lên mức cao nhất trong 18 tháng qua và đang tiến dần tới ngưỡng 10.900 điểm. Chỉ số S&P 500 phiên này cũng đã tăng khá mạnh và lên mức cao nhất trong 18 tháng qua. Chỉ số Nasdaq hiện ở mức cao nhất kể từ ngày 18/8/2008.
Lúc cuối phiên, Dow Jones tăng 102,94 điểm lên 10.888,93 điểm, chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 8,36 điểm lên 1.174,17 điểm, Nasdaq tăng 19,84 điểm lên 2.415,24 điểm.
Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết, doanh số bán nhà trong tháng 2/2010 đã giảm 0,6% xuống 5,02 triệu căn - cao hơn so với mức dự báo 5 triệu căn của giới phân tích, từ mức 5,05 triệu căn của tháng 1/2010.
Đồng USD hôm qua tăng so với Euro do nỗi lo các nhà hoạch định chính sách khu vực Eurozone chưa thể đưa ra gói trợ cứu cho Hy Lạp tại cuộc họp các nhà lãnh đạo EU tuần này.
Chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương MSCI tăng 0,6%. Chứng khoán châu Âu tăng lên mức cao nhất của 17 tháng.
Giá dầu thô hôm qua tăng nhẹ lên gần 82 USD/thùng. Giá vàng cũng tăng trở lại sau 2 phiên giảm trước đó.






Thứ sáu, 19-3-2010
Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010: phục hồi khả quan hơn dự báo
http://www.vinanet.com.vn/inc/thumb.aspx?w=180&name=/twfiles//hoa/ktthegioi1.jpg
Các tổ chức kinh tế điều chỉnh tăng mức dự báo
Tốc độ phục hồi kinh tế thế giới diễn ra khả quan hơn so với dự đoán là yếu tố tích cực cho phép Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 lên 4%.
Trước đó, hồi tháng Giêng, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ phục hồi và có thể đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2010 sau khi suy giảm 0,8% trong năm 2009.
Báo cáo về ổn định tài chính toàn cầu cũng được IMF công bố mới đây khẳng định các thị trường tài chính đã phục hồi từ mức thấp hồi tháng 3/2009 và các thị trường vốn cũng đã mở lại nhờ các điều kiện kinh tế được cải thiện và các hành động chính sách mạnh mẽ của chính phủ các nước.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo các chính phủ vẫn cần duy trì các gói kích thích kinh tế nếu muốn duy trì đà phục hồi này.
Vai trò của Châu Á trong tiến trình hồi phục
IMF nhận định kinh tế châu Á sẽ đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2010.
Tháng 12/2009, ADB cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á lên 6,6% so với mức 6,4% đưa ra ba tháng trước đó, căn cứ vào triển vọng sáng sủa của 44 nền kinh tế thành viên ADB. Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Haruhiko Kuroda cũng cho rằng các nền kinh tế châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2010, bất chấp những nguy cơ giảm sút tiềm ẩn của kinh tế Trung Quốc, một trong các nền kinh tế đầu tàu trong khu vực. Ông Kuroda khẳng định những dự báo của ADB cho thấy kinh tế thế giới đang phục hồi theo hình chữ V.
IMF nhấn mạnh nền kinh tế các nước phát triển phục hồi chậm chạp và vẫn phụ thuộc vào các gói kích thích kinh tế nhưng các nền kinh tế mới nổi phục hồi nhanh nên nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn nhiều so với dự báo trước đây.
Giám đốc thị trường vốn và tiền tệ của IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế cần dũng cảm cải tổ khu vực tài chính nhằm giảm nguy cơ bất ổn định trong tương lai và làm cho khu vực này hiệu quả hơn và linh hoạt hơn. Các nền kinh tế mới nổi cũng cần hoạch định lại chính sách để quản lý tốt hơn dòng vốn đang tái xuất hiện.
Theo các tổ chức kinh tế, sự phục hồi kinh tế thế giới vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định chính sách và các hành động chính sách.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết tiếp tục những biện pháp kích thích tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng hợp lý trong năm nay, với lý do nền kinh tế nước này chưa hoàn toàn hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát nhịp độ, cường độ và trọng tâm của việc thực hiện chính sách, đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa việc hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.


Những xu thế mới của kinh tế thế giới trong tương lai (http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vitinfo.com.vn/5-xu-the-moi-cua-kinh-te-the-gioi-trong-tuong-lai/3995173.epi)
Trong tình hình kinh tế suy thoái sâu như hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia phân tích kinh tế, trong vòng 5 năm tới kinh tế toàn cầu sẽ có nhiều sự thay đổi mới. Đồng thời các nhà phân tích cũng đưa ra năm xu thế mới cho nền kinh tế toàn cầu trong tương lai không xa.
Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Theo như nhận định của các chuyên gia, tính kết cấu của kinh tế toàn cầu sẽ đi vào chiều sâu hơn. Kinh tế của các quốc gia mới nổi sẽ đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi. Bên cạnh đó, tính đa nguyên của các đồng ngoại tệ mạnh được mở rộng khiến đồng USD có xu hướng giảm dần thế mạnh của mình. Kinh tế của các khu vực như EU, Bắc Mỹ, Đông Á sẽ là ba trụ cột chính và sẽ dần dần được hình thành thay thế các thế lực kinh tế lớn hiện nay. Cũng theo các nhận định này thì nguồn lực kinh tế như “kinh tế sạch”, “kinh tế than đá”, “kinh tế mạng internet” và “kinh tế môi trường” sẽ trở thành các ngành mũi nhọn trong tương lai.
Thứ hai, cạnh tranh mở rộng. theo đó cạnh tranh nguồn tài nguyên truyền thống sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dầu thô và khí đốt sẽ là hai mặt hàng khiến va chạm thương mại diễn ra sôi động. Bên cạnh đó do áp lực dân số tăng, biến đổi khí hậu…khiến cuộc chiến lương thực xảy ra mạnh mẽ và trở thành nguy cơ của thế giới. Các lĩnh vực khác như cạnh tranh trên không, trên biển và mạng Internet cũng diễn ra gay gắt. Ngoài ra, do ảnh hưởng của chủ nghĩa bá quyền, các cuộc cạnh tranh chạy đua vũ trang, quân sự hóa cũng sẽ là một trong các xu thế mới diễn ra mạnh mẽ trong tương lai.
Thứ ba, thế giới đa cực có nhiều thay đổi. Xu thế đơn cực sẽ bị đẩy lùi mà thay vào đó là xu thế đa cực do sự lớn mạnh không ngừng của nhiều quốc gia mới nổi với tiềm lực quân sự và kinh tế lớn mạnh. Do chịu tác động của khủng hoảng và cuộc chiến chống khủng bố nên con số thâm hụt ngân sách của các quốc gia sẽ tăng mạnh và chịu tác động nhiều nhất là các nước trong nhóm BRIC. Song song với đó là sự hợp tác kinh tế giữa phương Tây và các nước BRIC cũng sẽ tăng trưởng nhanh chóng, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.
Thứ tư, trật tự thế giới có sự phân hóa toàn diện. Theo đó cơ cấu quyền lực thế giới sẽ bị phân tán sẽ chuyển từ các nước chủ đạo phương tây sang các trong nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi. Đồng thời tiền lực kinh tế của phương tây cũng giảm đi đáng kể. Ngoài ra tầm ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế phi chính phủ sẽ được mở rộng., vai trò điều hành kinh tế nhà nước và tập thể bị giảm sút rõ rệt. Bên cạnh đó sự trỗi dậy của các nước kinh tế đang phát triển của là một thế lực mới của kinh tế toàn cầu. Sự điều hành kinh tế đa phương trở nên linh hoạt hơn bao giời hết. Đồng thời, do tác động của các nhân tố như biến đổi khí hậu, tình hình chính trị mất ổn định, nguồn năng lượng, y tế, quân sự..khiến sự va chạm giữa các nước phát triển và đang phát triển khiến trật tự thế giới ngày càng trở lên phức tạp.
Cuối cùng, môi trường an ninh toàn cầu bị tác động. Các báo cáo mới đây đều cho thấy hầu hết các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ đều có kế hoạch thay đổi hàng loạt các trang thiết bị mới cho quân đội, điều này khiến chi phí quân sự toàn cầu tăng vọt. Bên cạnh đó, do nhu cầu về năng lượng cho sản xuất công nghiệp nên có thể nổ ra chiến tranh cục bộ, khiến anh ninh thế giới bị đe dọa từ đó kéo theo sự tác động không nhỏ tới môi trường an ninh kinh tế toàn cầu.
(Vinanet)
http://img7.hostingpics.net/pics/239662gl4.gif (http://www.hostingpics.net/)http://img7.hostingpics.net/pics/239662gl4.gif (http://www.hostingpics.net/)

(http://www.hostingpics.net/)

TTTT1
01-04-2010, 11:05 PM
Dự báo quý II/2010 TTCK sẽ tăng khá mạnh.
Mong rằng trong đó có ALT sẽ là cp nằm trong top cổ phiếu tăng mạnh nhất do thời gian tích lũy lâu nhất ở vùng đáy & càng lâu thì khả năng bùng nổ càng cao càng mạnh .


Nhà đầu tư Trung Quốc ào ạt đổ tiền vào chứng khoán

Thứ tư , 31 / 3 / 2010, 9: 23 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/32010/31/_9234593.jpg

Trung Quốc sẽ bắt đầu giao dịch các chỉ số tương lai vào ngày 16/04/2010. Số lượng tài khoản chứng khoán mới được mở ngày một nhiều khi hoạt động gửi tiền mất hấp dẫn.



Nhà đầu tư Trung Quốc mở số lượng tài khoản chứng khoán cao nhất tính từ tháng 11/2009.
Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Trung Quốc cho thấy tổng số 432.897 tài khoản chứng khoán mới đã được mở trong tuần trước – mức cao nhất tính từ tuần kết thúc ngày 27/11/2009.
Trung Quốc sẽ bắt đầu giao dịch các chỉ số tương lai vào ngày 16/04/2010, mục tiêu để giúp hỗ trợ giá cổ phiếu và nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong việc huy động vốn cho hoạt động phát triển kinh tế.
Việc đưa vào giao dịch các chỉ số tương lai đã được nhà đầu tư kỳ vọng từ lâu, nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm những lựa chọn đầu tư mới.
Thông báo trên được đưa ra trên trang web của Ủy ban chứng khoán Trung Quốc, Ủy ban cho phép Cơ quan giao dịch các chỉ số tài chính tương lai có trụ sở tại Thượng Hải thực hiện các giao dịch tương lai trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.
Thông báo từ Ủy ban chứng khoán Trung Quốc nêu rõ chỉ số Shanghai-Shenzhen 300 Stock Index cần được đưa ra theo đúng quy định để ngăn sự thao túng trên thị trường.
Đầu năm nay, Trung Quốc thông báo đang thử nghiệm giao dịch ký quỹ và dự kiến sẽ sớm cho phép giao dịch các chỉ số chứng khoán tương lai.
Trước đây, các nhà điều tiết Trung Quốc không muốn cho phép giao dịch ký quỹ và các chỉ số tương lai tại thị trường Thượng Hải và thị trường Thâm Quyến bởi lo lắng việc đó sẽ tạo ra quá nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập một thị trường giống thị trường Nasdaq của Mỹ. Thị trường này sẽ bắt đầu giao dịch vào tháng 10 tại Thâm Quyến với cổ phiếu của 28 công ty.
Những hợp đồng đầu tiên giao dịch sẽ có thời hạn vào tháng 5, tháng 6 và tháng 9/2010. Nhà đầu tư nên trả số tiền mặt tương ứng với 15% giá trị hợp đồng vào tháng 5 và tháng 6/2010, con số này với các hợp đồng thời hạn sau đó là 18%.
Hợp đồng tương lai là công cụ giúp nhà đầu tư đặt cược vào sự tăng điểm và giảm điểm trong tương lai trên thị trường thông qua việc mua chỉ số này ở mức giá nhất định vào một ngày nhất định.
Nhà đầu tư cần có tối thiểu 500 nghìn nhân dân tệ tương đương 73.200USD trong tài khoản giao dịch các chỉ số tương lai.
Thanh Vân
Theo Dân Trí/Bloomberg





Dow vượt ngưỡng 10.900 điểm
Thứ năm, 1/4/2010, 21:47 GMT+7
(ATPvietnam.com) -Bước vào phiên giao dịch mới, Phố Wall đã phát đi tín hiệu đầy tích cực khi chỉ số Dow Jones tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 10.900 điểm dễ dàng.

http://cdn.images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_INDU.png?163138 (http://atpvietnam.com/news/chatbox_popup.aspx)
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, Phố vWall đón nhận thông tin về thị trường việc làm khi thông cáo từ chính phủ cho biết, trợ cấp thất nghiệp đã giảm trong tuần trước, thêm vào đó trong một báo cáo thương mại cho biết sản xuất đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến.

Liên tục trong các phiên gần đây, chứng khoán Mỹ luôn có thông tin hỗ trợ. Trước đó, thông tin đơn đặt hàng tại các nhà máy Mỹ trong tháng 2/2010 vừa qua đã tăng 0,6%, sát với mức dự đoán mà giới chuyên gia đưa ra trước đó là 0,5%. Đây đã là tháng tăng thứ 10 trong tổng số 11 tháng vừa qua.

Cùng lúc, một báo cáo khác cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ trong tháng 3/2010 tiếp tục được mở rộng.

http://atpvietnam.com/library/images/72/2010/04/job-us.jpg

Trong lúc đó, nhiều thị trường chứng khoán châu Âu đang tăng điểm mạnh, các chỉ số chứng khoán chủ đạo của thị trường Châu Âu đều đang tăng trên 1% giá trị.



http://cdn.images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_UKX.png?162963
Phiên vừa qua, chứng khoán Châu Á cũng đồng loạt tăng điểm mạnh, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 1,85%.

__________________

TTTT1
02-04-2010, 10:05 AM
Dow Jones lên mạnh, tiến gần mốc 11 nghìn điểm
Cập nhật lúc : 8:07 AM, 02/04/2010
http://www.taichinhdientu.vn/avatar.aspx?ID=46658&at=0&ts=177&lm=634057924807670000 Dấu hiệu phục hồi của sản xuất toàn cầu, số lượng người thất nghiệp lần đầu giảm khiến nhà đầu tư lạc quan. Thị trường Mỹ hoàn thành tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Chỉ số S&P 500 tăng 0,7% lên mức 1.178,1 điểm tại thị trường New York. Chỉ số này hoàn thành tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp – chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất trong 1 năm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 70,44 điểm tương đương 0,7% lên mức 10.927,07 điểm.
Cứ 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chỉ số S&P 500 lấy lại được số điểm đã mất khi số liệu từ chính phủ cho thấy số lượng người thất nghiệp lần đầu trung bình trong tháng qua rơi xuống mức thấp nhất từ năm 2008, như vậy có thể thấy các công ty đang đẩy mạnh giữ nhân viên khi kinh tế phục hồi.
Số người thất nghiệp lần đầu trong tuần trước giảm 6 nghìn xuống 439 nghìn, đúng theo dự báo của giới chuyên gia.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ vào ngày thứ Sáu được dự báo sẽ cho thấy giới chủ Mỹ tuyển dụng thêm 184 nghìn lao động trong tháng 3/2010, mức cao nhất trong 3 năm.
Viện quản lý nguồn cung công bố chỉ số của lĩnh vực sản xuất tháng 3/2010 tăng lên mức 59,6 từ mức 56,5 của tháng 2/2010. Mức tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất như vậy cao nhất từ tháng 7/2004.
Dù thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa trong ngày thứ Sáu, giao dịch buổi sáng trên thị truờng trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ sẽ cho nhà đầu tư thấy nhà đầu tư phản ứng ra sao với báo cáo về thị trường việc làm Mỹ tháng 3/2010.
Ông Daniel Penrod, chuyên gia tại California Credit Union League, nhận định: “Báo cáo về thị trường việc làm sẽ có ảnh hưởng dây chuyền và hiệu ứng tâm lý. Chỉ số về thị trường việc làm sẽ giúp tất cả các chỉ số khác cải thiện.”
Vào đầu tuần, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi báo cáo từ chính phủ Mỹ cho thấy tiêu dùng người Mỹ tháng 2/2010 tăng trưởng đến tháng thứ 5 liên tiếp. Điều này khiến người ta kỳ vọng nhiều hơn vào đà phục hồi của kinh té Mỹ.
Quý 1/2010, Dow Jones có quý 1 tăng điểm mạnh nhất từ năm 1999, chỉ số S&P 500 có quý 1 tăng điểm mạnh nhất từ năm 1998.

(Theo Dân Trí/Bloomberg/Reuters)

TTTT1
02-04-2010, 10:09 AM
Chính phủ: Sẽ hạ mặt bằng lãi suất

02/04/2010 09:42:38
http://******************.vn/images/tintuc/201004020945250166.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFBFJG/chinh-phu:-se-ha-mat-bang-lai-suat.html#)
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp báo chiều 1/4 - Ảnh: T. Nguyên.
Để đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo chính sách tiền tệ theo hướng có lợi nhất cho nền kinh tế.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt lại tại buổi họp báo vào chiều 1/4.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại phiên họp trước đó của Chính phủ, diễn ra trong hai ngày 31/3 và 1/4, Thủ tướng đã kết luận, dù tăng trưởng GDP quý 1/2010 tăng cao hơn cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn quý 4/2009. Hơn nữa, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: mặt bằng lãi suất ngân hàng vẫn khá cao, tăng trưởng tín dụng chậm, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu giảm sút, nhập siêu tăng mạnh...

Đặc biệt, giá cả trong những tháng đầu năm nay vẫn tăng khá cao so với các năm trước. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2010 đã tăng 0,75% so với tháng 2/2010. Nếu so với tháng 12/2009, CPI tháng 3/2010 đã tăng 4,12%.

Với thực tế đó, Thủ tướng kết luận, nhìn chung kinh tế vĩ mô hiện vẫn chưa vững chắc, lành mạnh. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế những bất lợi có thể xảy ra.

Vay ngắn hạn sẽ theo cơ chế thỏa thuận

Liên quan tới việc các doanh nghiệp có các dự án sản xuất kinh doanh vay vốn dưới 12 tháng không được hưởng lãi suất vay thỏa thuận, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong phiên họp Chính phủ trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất bãi bỏ quy định này.

“Về cơ bản Chính phủ đã chấp thuận và sẽ được cụ thể hóa trong Nghị quyết phiên họp tháng 3, sẽ được ban hành trong ngày 2/4”, ông Tiến cho biết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, dù Chính phủ có thông qua kiến nghị trên thì cũng chỉ áp dụng đối với những dự án hiệu quả, không triển khai một cách tràn lan.

Ngoài ra, ông Tiến cũng cho biết, hiện lãi suất tại Việt Nam là tương đối cao, chứ không hẳn như một số phân tích đã lấy lạm phát của tháng 3 so sánh với mức lãi suất rồi kết luận là lãi suất âm. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là điều hành làm sao để lãi suất thực luôn luôn dương, có nghĩa là trên mức lạm phát trung bình của một thời kỳ, chứ không phải là lạm phát của một tháng hay một quý.

Do đó, theo ông Tiến, nếu tính trung bình trong một thời kỳ thì lãi suất hiện nay vẫn là dương, song nhược điểm là ở mức hơi cao.

Hơn nữa, dù tổng mức huy động vốn trong quý 1 tăng không cao nhưng bù lại là vẫn huy động được một lượng lớn vốn trong dân thông qua tiền gửi tiết kiện tăng khá cao, đạt khoảng 9%. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn một kênh vốn nữa là từ Ngân hàng Nhà nước.

“Hiện chúng tôi đang tích cực đưa vốn vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thương mại bằng các nghiệp vụ, với chủ trương là tương đối “dài hơi”, có thể lên đến 3 tháng với hy vọng là sẽ giảm được lãi suất huy động trong thời gian tới”, ông Tiến nói.

Hạ dần lãi suất, tránh điều hành giật cục

Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tài chính, thị trường vốn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân phúc cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, phấn đấu thấp hơn năm 2009, tạo mặt bằng lãi suất phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn thị trường, theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suất. Bảo đảm lượng tiền trong lưu thông hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

Thủ tướng đề nghị việc điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và yêu cầu phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện thực tế của nền kinh tế, tránh điều hành giật cục.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; rà soát, đánh giá được thực trạng hoạt động của từng ngân hàng thương mại và của hệ thống ngân hàng để chủ động có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng, điều chỉnh bổ sung các quy định về quản lý rủi ro và an toàn tài chính, trước hết là đối với các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.

Nhiều vấn đề “bình thường”

Trả lời câu hỏi của PV về việc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản đề nghị các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngừng cung cấp thông tin về khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, ông Tiến cho rằng, thực chất đây là một động thái rất “bình thường”.

Lý do được ông Tiến đưa ra là bởi, vào thời kỳ đầu của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải thu thập đầy đủ, kịp thời các thông tin về tình hình thế giới.

Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín trao đổi, cung cấp thông tin với Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo tính thời sự.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, đến nay khủng hoảng cũng gần như đã qua, nên Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị các tổ chức này không cung cấp những thông tin đó nữa.

Ông Tiến cũng lưu ý, việc ngừng cung cấp thông tin trên là việc bình thường, song nếu ai đó xem xét không kỹ hoặc hiểu không đúng bản chất sẽ có “cảm giác” có việc gì đó bất ổn, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.

Liên quan đến việc Thủ tướng vừa yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) báo cáo kết quả đầu tư ngoài ngành, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, hiện Chính phủ vẫn là đơn vị chỉ đạo trực tiếp các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Do đó, việc Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam báo cáo kết quả đầu tư ngoài ngành là việc cần thiết để nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này, từ đó có những biện pháp cụ thể, đồng ý hay không đồng ý... Đó là việc “bình thường” trong điều hành, quản lý các tập đoàn kinh tế của Chính phủ.

"Hoàn toàn không có gì bất thường tại Petro Vietnam thông qua yêu cầu của Thủ tướng vừa qua", Bộ trưởng Phúc khẳng định.

Liên quan đến những thông tin về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) được công luận quan tâm thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết, hiện Chính phủ đang chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành các hoạt động của tập đoàn này. Sau khi công tác thanh tra kết thúc, có kết quả, Chính phủ sẽ xem xét xử lý và công bố chính thức.
Theo VNE

=> Thế là giảm tối đa hiện tượng "đầu cơ tiền " nhé .

TTTT1
03-04-2010, 02:50 PM
Số người Mỹ được tuyển dụng trong tháng 3/2010 tăng mạnh nhất trong 3 năm

Thứ sáu , 2 / 4 / 2010, 23: 39 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/42010/2/_233934753.jpghttp://s5.60s.com.vn/image/42010/2/_233934753.jpghttp://www.bloomberg.vn/Portals/2/Images/2010/4/2/140877.png
Số lượng việc làm trong tháng 3/2010 tăng 162 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 9,7%.


Số liệu việc làm của tháng 3/2010 có tính cả 48 nghìn lao động được chính phủ Mỹ tuyển dụng để tiến hành khảo sát năm 2010, ngoài ra số lượng việc làm trong lĩnh vực xây dựng và y tế cũng tăng lên.
Chính phủ Mỹ cũng điều chỉnh số liệu trên thị trường việc làm Mỹ tháng 1 và tháng 2, số lượng việc làm tháng 3/2010 vì thế tăng 224 nghìn.
Công ty máy xây dựng Caterpillar, một trong nhóm công ty tuyển dụng thêm nhiều lao động trong tháng qua, cho rằng đà phục hồi của kinh tế bắt đầu vào quý 2/2009 đang bắt đầu khiến số lượng việc làm đang tăng đủ để giúp tiêu dùng cải thiện và duy trì đà phục hồi kinh tế.
Ông Scott Brown, chuyên gia kinh tế trưởng tại Raymond James & Associates ở Florida, nhận xét: “Có nhiều thông tin tốt từ báo cáo này. Rõ ràng kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ tiếp tục.”
Số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân trong tháng 3/2010 tăng 123 nghìn.
Số lượng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, nhà hàng ăn uống và công ty bán lẻ, tăng 121 nghìn trong tháng 3/2010. Con số này tăng 33 nghìn trong tháng 2/2010. Các công ty dịch vụ tư nhân tuyển mới 82 nghìn việc làm trong tháng 3/2010.
Số lượng việc làm trong lĩnh vực giáo dục và dịch vụ y tế tăng 45 nghìn, mức tăng mạnh nhất từ tháng 8/2008.

Theo Dân Trí/Bloomberg




Sản xuất châu Á đã hồi phục lên mức trước khủng hoảng tài chính

Thứ sáu , 2 / 4 / 2010, 10: 22 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/42010/2/_102235156.jpg
http://s5.60s.com.vn/image/42010/2/_102235156.jpghttp://nganhangonline.com/administrator/uploads/hinhanh/diem1/%212846.jpg
Chỉ số của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 3/2010 có mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2004. Sản xuất Trung Quốc tháng 3/2010 tăng trưởng tháng thứ 12 liên tiếp.

Các nhà máy trên khắp thế giới đang mở rộng sản xuất, điều này khiến người ta lạc quan vào khả năng đà phục hồi của kinh tế toàn cầu đang vững chắc hơn.
Chỉ số của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 3/2010 có mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2004. Sản xuất Trung Quốc tháng 3/2010 tăng trưởng tháng thứ 12 liên tiếp.
Sản xuất tại khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng tăng trưởng mạnh, sản xuất Đức tháng vừa qua đi lên mạnh nhất trong 1 thập kỷ. Chỉ duy nhất tại Hy Lạp, nước đang khó khăn với những vấn đề nợ nần, sản xuất đi xuống.
Nền kinh tế Mỹ, tất nhiên, hiện vẫn đương đầu với nhiều khó khăn trong đó bao gồm ảnh hưởng từ tình trạng thắt chặt tín dụng trên toàn cầu, sự không chắc chắn về việc chính phủ các nước rút đi kế hoạch kích thích, nhu cầu tiêu dùng hạn chế khi thất nghiệp ở mức cao.
Bằng chứng về sự hồi phục của các nhà máy có thể nhìn thấy ở chỉ số PMI được thực hiện dựa trên khảo sát với những nhà máy, đối tượng mua hàng hóa, nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất hàng hóa.
Tại Mỹ, Viện quản lý nguồn cung công bố chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 3/2010 tăng lên mức 59,6 từ mức 56,5 của tháng 2/2010. Chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tháng 3/2010 tăng lên mức 55,1 tù mức 52 của tháng trước đó. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
Xét đến sản lượng, sản xuất tại nhiều vùng của thế giới vẫn còn lâu mới đạt mức trước khủng hoảng. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, sản lượng ngành sản xuất tháng 1/2010 thấp hơn 16% so với mức đỉnh cao vào tháng 4/2008, trong khi đó sản lượng các nhà máy tại Mỹ tháng 2/2010 thấp hơn 12% so với mức trước khủng hoảng. Chỉ duy nhất tại châu Á, sản lượng của lĩnh vực sản xuất vượt mức trước khủng hoảng tài chính.
Sản xuất là lĩnh vực đầu tiên của nền kinh tế hồi phục sau thời suy thoái kinh tế. Thế nhưng tính từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, suy thoái kinh tế lần này sâu và kéo dài hơn bất kỳ đợt đi xuống nào của kinh tế thế giới.
Ngọc Diệp - Theo Dân Trí/WSJ

TTTT1
03-04-2010, 11:04 PM
Đại hội CĐ ALT trôi qua 1 cách êm xuôi , không tranh luận gay gắt - bức xúc .v.v. như những công ty khác .


Các CĐ lớn , CĐ nắm giữ số cp khá khá tranh thủ đóng góp các ý kiến cho ALT :

Chị Phương - Chủ tịch công ty Kim Minh, kiêm thành viên Hiệp hội quảng cáo cũng như ALT ... đã tận tình đề nghị ALT cần cử 1 người sang Hiệp hội để nhận 1 xuất học bổng đi nước ngoài đào tạo nâng cao trình độ .

Anh Can , công ty BĐS ĐH sẽ cộng tác với ALT để tận dụng & tiến hàng khai thác các khu nhà đất Bất động sản mà ALT đang có.

Anh Tuấn - anh Trung , đại diện cho ngân hàng ACB & công ty CK ACB đóng góp cho ALT 1 số ý kiến, và phía ngân hàng ACB cam kết sự hỗ trợ của Ngân hàng ACB về mặt chính sách cho những người mua nhà nếu ALT xây nhà bán ( mọi giấy tờ ALT đã có đủ , không như nhiều công ty khác giấy tờ nhà đất còn thiếu để xây dựng Chung cư cao cấp - Trung cấp .v.v. để bán ) với mức ưu đãi hơn & số năm trả dần tăng lên ~ 20 năm thay vì 10 - 15 năm như hợp tác với các công ty khác ...

Bản thân tôi đề nghị : các dự án đã & sắp có ( 284 - 286 Hoàng Văn Thụ) dùng cho thuê cần dành 1 tầng để .v.v.

.v.v.

HĐQT trao đổi về những hoạt động của ALT hiện nay :

1/ Tăng cường mở rộng các rạp chiếu phim 3D - 4D ra các Tỉnh thành : Hà Nội - Đà Nẵng - Cần Thơ - Nha Trang - Huế ... để phát triển kinh doanh nhận tiền tươi mà không cần phải trữ nguyên vật liệu & bán gối đầu cũng như đòi nợ.

2/ Tiếp tục giải ngân cho dự án Bệnh viện Song An với sự hợp tác với các Giám độc củấn số ít Bệnh viện tư nhân đi trước & đi vào thị phần riêng biệt .

3/ Trung tâm Thương mại ALT sẽ triển khai dự án mới trong thời gian tới để tận dụng & phủ lấp 3 tầng lầu .

4/ Dự án trường Trung học chuyển đổi công năng sang xây dựng Chung cư cao cấp - Trung cấp & dành riêng tầng trệt " cho thuê " .v.v.

5/ Đầu tư hạ tầng để sử dụng khu công nghiệp Tân Đức hiệu quả hơn . Mở rộng cho thuê khu công nghiệp đồng thời với sản xuất kinh doanh.

6/ Đã xây dựng xong khu vực sản xuất, đang sản xuất thử & chuẩn bị đi vào hoạt động Công ty Liên doanh Đan Việt (Đan Mạch - Việt Nam) .

.v.v.
http://monantre.franceserv.com/image_089.gifhttp://monantre.franceserv.com/image_089.gif

TTTT1
05-04-2010, 09:32 AM
Thời gian qua ALT đã không còn xuất sản phẩm bao bì tự hủy sang thị trường Hoa Kỳ vì thế vụ chống bán phá giá vừa mới bắt đầu bên Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng nặng đến ALT.


TP.HCM ra tay chấn chỉnh nhà chung cư

Cập nhật lúc 08:14, Thứ Sáu, 02/04/2010 (GMT+7)
,

http://www.vietnamnet.vn/common/v3/images/vietnamnet.gif – Từ nay đến tháng 6, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ phối hợp với các sở ngành có liên quan ra quân kiểm tra, kê khai nhằm chấn chỉnh, xử lý những vi phạm nhà biệt thự, nhà chung cư, làm cơ sở hoạch định chiến lược quản lý bảo tồn và phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới.


Kế hoạch này vừa được Sở Xây dựng TP.HCM ban hành sáng 1/4. Theo đó, toàn bộ nhà biệt thự, nhà chung cư trên địa bàn thành phố (trừ các loại nhà sử dụng cho an ninh quốc phòng) đều phải được kê khai, phân loại đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn để phục vụ cho công tác quản lý theo đúng qui định.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201004/original/images1944572_nha_chung_cu.jpg
Lùm xùm từ những chung cư trên cả nước thời gian qua khiến người dân cảm thấy ngán ngẩm. (Ảnh: Ca Hảo) Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – Trưởng đoàn kiểm tra Đỗ Phi Hùng cho biết, trên địa bàn TP.HCM hiện có 1.002 nhà chung cư (432 chung cư xây dựng trước giải phóng) và vài chục ngàn nhà biệt thự. Tuy nhiên, công tác quản lý các loại nhà trên còn chưa chặt chẽ.
Mặc dù đã có những qui định xử phạt từ 15 – 20 triệu đồng đối với những vi phạm như sử dụng căn hộ không đúng chức năng, vi phạm về phòng cháy chữa cháy, vi phạm về xây dựng khác với thiết kế được phê duyệt… nhưng hầu như chưa thấy các đơn vị liên quan kiểm tra, xử phạt các trường hợp này.
Dự kiến, trong tháng 7, Sở Xây dựng sẽ tổng hợp kết quả kiểm tra để báo cáo UBND TP.HCM.
Ca Hảo





04:39 GMT - thứ tư, 24 tháng 3, 2010
VN có thể tăng trưởng 6%-8%


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/03/090327111324_vietnam.jpg
Kinh tế Việt Nam được cho là hồi phục nhanh


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trên 6% trong năm 2010, thậm chí lên tới 8%.
Con số này được đưa ra tại Hội thảo quốc tế về "Tăng trưởng và giảm nghèo ở các nước đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn sau khủng hoảng" hôm thứ Hai 22/03 tại Hà Nội.
Ông Anoop Singh, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IMF, được trích lời nói: "Với đà phát triển như hiện nay, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng đến 8%."
"Chúng tôi mong rằng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm sắp tới của Việt Nam sẽ tạo nền tảng cho mục tiêu này.”
Ông Singh cũng cho rằng đây là cơ sở tốt cho nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ.
Việt Nam được cho là đã vượt qua khủng hoảng, với tốc độ tăng trưởng trên 5% vào năm ngoái.
Phó Tổng giám đốc IMF John Lipsky phát biểu tại hội thảo rằng nếu Việt Nam có chính sách tốt trong giai đoạn tiếp theo thì chắc chắn sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu khuyến cáo các nước Á châu nhanh chóng đưa ra giải pháp kinh tế hậu khủng hoảng, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới cơ cấu, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và ưu tiên bảo đảm an sinh xã hội.
Hội thảo trên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và IMF đồng tổ chức .
(BBC)

TTTT1
05-04-2010, 01:26 PM
=> So với CĐ GIL [ CĐ REE : các năm trước ; .v.v. ] .v.v. thì CĐ ALT trông đoàn kết hơn, đầu tư lâu dài hơn, kiên nhẫn hơn, đóng góp nhiều công sức hơn cho ALT .v.v. dù về GTSS cũng ~ 33,087 + EPS ~ 5,503 .v.v.



Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010
Tranh luận quyết liệt, Tổng Giám đốc Gilimex muốn từ nhiệm
* Gilimex đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 26%

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10013
Cao ốc văn phòng Gilimex Building

(Vietstock) – ĐHĐCĐ thường niên CTCP SXKD & XNK Bình Thạnh (HOSE: GIL (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=GIL&q=GIL)) đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2009 với tổng tỷ lệ 45%. Trong đó, 20% đã chia trước bằng tiền mặt; 25% sẽ trả tiếp bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, các cổ đông không hài lòng với kế hoạch giảm mạnh lợi nhuận và cổ tức năm 2010 khiến cuộc bầu chọn thành viên HĐQT trở nên căng thẳng… ĐHĐCĐ Gilimex cũng đã thông qua lợi nhuận năm 2009 với doanh thu đạt 562.6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 56 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 5,812 đồng. Đây là mức hiệu quả kinh doanh khá cao so với các công ty niêm yết khác nhưng kế hoạch năm mới lại cho viễn ảnh trái ngược dù trong năm 2010 công ty sẽ đẩy mạnh mảng kinh doanh địa ốc với dự án chung cư cao tầng tại 78B Quốc Lộ 13, lập dự án sử dụng các khu đất tại Bình Quới.
Cụ thể, công ty chỉ đặt ra lợi nhuận sau thuế còn 41.25 tỷ, giảm mạnh 26.65% so với năm 2009, cổ tức năm 2010 cũng chỉ còn 16% so với mức 45% vừa duyệt chia. Ban lãnh đạo Gilimex cho biết, năm nay công ty có các khó khăn như Xí nghiệp may Phú Mỹ đang hoạt động cầm chừng vì thiếu lao động (!?), Cao ốc văn phòng Gilimex Building hoạt động không hiệu quả, mới cho thuê được 1/3 và vẫn chưa có cách giải quyết cụ thể.
Dù cổ đông phản đối, ban lãnh đạo công ty không giải thích thỏa đáng và chi tiết về kế hoạch tụt giảm này khiến nhiều cổ đông không hài lòng. Đến phần bầu chọn lại Hội đồng quản trị (HĐQT) cho nhiệm kỳ mới, các tranh luận bắt đầu nổ ra quyết liệt và dẫn đến một số kết quả bầu chọn khá bất ngờ.
Trước có sự chất vấn của cổ đông về số lượng thành viên HĐQT tăng từ 6 lên 9 người, một số thành viên trong Ban lãnh đạo, HĐQT cũ quyết định từ nhiệm. Danh sách bầu cử đột nhiên rút gọn sau khi 3 thành viên là ông Nguyễn Gia Vinh - Tổng Giám đốc; bà Phan Thị Ngọc Anh - Phó Tổng giám đốc và ông Lê Viết Mỹ - TV HĐQT đồng loạt từ chối có mặt trong danh sách được bầu cử.
Thay vì tăng số thành viên, ĐHĐCĐ Gilimex lại phải thông qua quyết định giảm số lượng xuống chỉ còn 5 người do chỉ có thêm 2 thành viên tham gia ứng cử. Danh sách HĐQT nhiệm kỳ mới bao gồm ông Nguyễn Băng Tâm - Chủ tịch HĐQT; ông Phan Quang Đài, ông Phạm Phú Hữu là TV HĐQT cũ; hai TV HĐQT ngoài công ty là ông Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc dịch vụ chứng khoán CTCK Bản Việt và ông Đoàn Ngọc Quang - Công ty VinaCapital Real Estate.
Một số thông tin khác do Vietstock ghi nhận tại đại hội cho thấy, ông Nguyễn Gia Vinh cũng có ý định từ nhiệm chức Tổng Giám đốc nhưng chưa được HĐQT phê duyệt. Bên cạnh đó, một đại diện trong Ban tổng giám đốc cho biết nội bộ công ty đang có nhiều khúc mắc cần phải giải quyết.
Hồng Giang - Tường Châu

TTTT1
05-04-2010, 10:43 PM
Một số ngân hàng đang cho vay với lãi suất dưới 14%/năm
Thứ hai, 5/4/2010, 15:36 GMT+7


Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, một số ngân hàng thương mại Nhà nước hiện đang cho vay ở mức lãi suất dưới 14%/năm, thậm chí các khách hàng thân quen của ngân hàng còn được hưởng mức lãi suất 12%.


Ông Giàu cho biết điều này sau cuộc họp với các ngân hàng phía Nam về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vay ngắn hạn trong thời gian tới. “Khi áp dụng lãi suất thỏa thuận, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau về lãi suất cho vay và theo đó các ngân hàng thương mại cổ phần cũng sẽ giảm lãi suất cho vay xuống, nếu không sẽ mất khách”, ông nói. Ông Giàu chưa nói thời điểm cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn hạn nhưng cho biết sẽ sớm thực hiện.
Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, cho biết khi thực hiện lãi suất thỏa thuận chắc chắn các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì có thể linh hoạt lãi suất cho các đối tượng khách hàng có độ rủi ro khác nhau. Hiện ngân hàng Việt Á đang cho vay lãi suất trung dài hạn khoảng 16%-17%/năm, nhưng ông Hưng cho biết rất ít doanh nghiệp chịu vay.
“Thời gian tới có lẽ sẽ phải hạ lãi suất cho vay xuống đồng thời lãi suất huy động cũng sẽ giảm dần theo”, ông Hưng nói.
Thống đốc cho biết đã họp bàn với các ngân hàng trên toàn quốc để làm sao trong thời gian tới đảm bảo bốn mục tiêu là đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ, và các cán bộ ngân hàng làm phải đúng luật.
Theo số thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng huy động quí 1 của toàn ngành ngân hàng là 3,8% so với cuối năm 2009, cao hơn nhiều so với con số ước trước đó là 1,45%. Trong đó, huy động vốn từ dân cư trong quí 1 tăng 9,2%.
Trong khi đó, con số tăng trưởng tín dụng thực tế trong ba tháng đầu năm được công bố là 3,34%, cao hơn so với con số ước 2,95% trước đó.
(Nguồn: TBKTSG, 5/4)

=> Ối giời . Khách hàng thân thiết chỉ cho vay ~ 6,5% - 10%/năm thôi . Cho vay cao hơn thì rất ít & khi nào cần vay noón đột xuất thì được nhưng cũng tối đa ~ 13%/ năm .
Còn " làm giá - đầu cơ tiền " thì cứ giữ lấy, tự kinh doanh đi ;)
Nếu người tiêu dùng không chịu thiệt để tiêu xài sản phẩm chất lượng chưa tốt .v.v. thì DN có mà méo mặt.

Vào lúc nầy TTCK Thế giới bao trùm 1 màu xanh chủ đạo, chỉ có ALT & 1 số ít cp khác ... là cắm đầu xuống đất .

TTTT1
08-04-2010, 10:12 AM
Ngân hàng Nhà nước “bơm” vốn để giảm lãi suất
08:15 | 06/04/2010


(Chinhphu.vn) – Trong 2 ngày cuối tuần qua, NHNN đã xuất 8.200 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 8%/năm và 2.500 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 7,5%/năm nhằm tăng thêm vốn cho các NHTM, tạo tính thanh khoản, từ đó các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay.

http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/nguyenvanhuan/20100406/Tien%20VND.jpg
NHNN đã có động thái tích cực hỗ trợ các NHTM. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã tăng thêm phiên giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở lên 2 phiên/ngày (buổi sáng và buổi chiều). Trong đó phiên giao dịch buổi sáng cho kỳ hạn 28 ngày và phiên giao buổi chiều cho kỳ hạn 7 ngày. Đây là động thái tích cực của NHNN nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc giảm lãi suất cho vay và tăng tính thanh khoản.
Chuyên gia tài chính- ngân hàng Doãn Hữu Tuệ cho rằng, đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Việc các ngân hàng áp dụng lãi suất quá cao ở mức 18-19%/năm đã khiến nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, với mức lãi suất vay khoảng 10-14%/năm thì doanh nghiệp có thể vay được, bởi sau khi trừ các chi phí vốn cộng với trả lãi suất vay, doanh nghiệp mới có lợi nhuận.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo các NHTM ngày 2/4, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện đã có một số ngân hàng lớn có thể cân đối cho vay với lãi suất dưới 14%/năm với các khoản ngắn hạn và 14,5%/năm với các khoản trung, dài hạn; một số trường hợp lãi vay chỉ khoảng 12%/năm.
Dự kiến về lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc cho biết thêm, khi cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vay ngắn hạn, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau về lãi suất cho vay và theo đó, các NHTM cổ phần cũng sẽ giảm lãi suất cho vay xuống để thu hút khách hàng.
Giang Oanh


Thứ Ba, 06/04/2010 | 17:52

Sắp có cuộc đua giảm lãi suất

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10097

Trong vòng hai tháng tới, thị trường ngân hàng sẽ chứng kiến cuộc đua ngược, lãi suất cho vay có thể giảm mạnh từ đỉnh cao gần 20% hiện nay xuống mặt bằng mới 14-14,5%, thậm chí có nơi dưới 12%. Điều khiến Ngân hàng Nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mở rộng cơ chế lãi suất thỏa thuận chính là nguy cơ chạy đua tăng lãi suất nếu không kiểm soát tốt, bởi ngân hàng có nhiều lợi thế hơn so với người đi vay. Tuy nhiên, các ngân hàng thuộc hàng đại gia khá ăn ý và đồng thuận với nhau tại buổi làm việc với Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cuối tuần qua, ai nấy đều thống nhất ổn định mặt bằng lãi suất để lo đầu ra cho xã hội.
Lãnh đạo của ba ngân hàng quốc doanh Vietcombank, Vietinbank và Agribank đều cho rằng do bị khống chế mức trần, để huy động được tiền trong dân các ngân hàng phải khuyến mại, cộng thêm lãi suất, vô hình chung tạo ra hệ thống lãi suất ngầm, thiếu minh bạch và khó quản lý. Lãi suất huy động sau khi đã cộng các khoản khuyến mãi lên tới 11% ở các ngân hàng quốc doanh và 12% ở các ngân hàng cổ phần, cao hơn nhiều so với mức trần 10,5%.
"Nên bỏ các hình thức khuyến mại, cộng thêm lãi suất, để ổn định mặt bằng huy động như hiện nay tiến tới giảm dần", Tổng giám đốc Vietinbank Phạm Xuân Lập gợi ý.
Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Phước Thanh có chung quan điểm này và cho rằng phải ổn định lãi suất đầu vào mới có được lãi suất đầu ra hợp lý cho doanh nghiệp. Tiếng là cơ chế thỏa thuận đã mở với các khoản vay trung dài hạn từ cuối tháng hai, nhưng Vietcombank đến nay chưa áp dụng nhiều, vẫn cứ lấy lãi suất tiết kiệm cộng với chênh lệch vài phần trăm để cho ra lãi suất cho vay 14-14,5%. "Cao hơn thế không cho vay được", ông Thanh lý giải.
Với các ngân hàng cổ phần quy mô lớn, chạy theo lãi suất của khối quốc doanh cũng không phải là điều quá khó khăn. Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank) cho VnExpress.net biết: "Thời gian tới, nếu cho vay theo cơ chế thỏa thuận với tất cả các khoản vay, ngân hàng An Bình có thể duy trì ở khoảng 14,5 - 15% là có thể đảm bảo hiệu quả. Song, để đảm bảo tính thanh khoản cho nhà băng và kéo mặt bằng lãi suất cho vay về ngưỡng hợp lý thì lãi suất huy động cần được giữ dưới 12%". Ông Thanh cho biết thêm ABBank đang hướng tới việc loại bỏ khuyến mại cộng thêm lãi suất, và duy trì mặt bằng lãi suất huy động khoảng 10,5 -11%".
Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ACB&q=ACB)) cho biết, khi Ngân hàng Nhà nước đã cho áp dụng lãi suất thỏa thuận với cả vốn vay ngắn hạn sau khi đã cho áp dụng với vốn trung - dài hạn, lãi suất khó có thể tăng mà ngược lại sẽ giảm.
"Mức độ rủi ro của khách hàng đi vay đã được ngân hàng quy ra tỷ lệ phần trăm cho vay. Hiện tại, tính thanh khoản ở ACB (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ACB&q=ACB) vẫn tốt nên có thể đáp ứng cho mọi đối tượng vay", ông Toại nói.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á cho biết DongA Bank đang áp dụng lãi suất cho vay trung dài hạn dao động quanh 16%. "Thời gian tới, nếu lãi suất huy động được giữ dưới mức 12% thì ngân hàng có thể cho vay ở khoảng 14 - 15% vẫn đảm bảo hiệu quả", bà Vân cho biết.
Phó chủ tịch Ngân hàng Liên Việt Nguyễn Đức Hưởng dự báo từ nay đến giữa tháng 5, thị trường sẽ chứng kiến cuộc đua xuống đáy, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh nhau để giảm lãi suất. Mặt bằng lãi suất cho vay khi đó có thể chạm tới 12%, trong khi lãi suất huy động sẽ xuống dưới 10%.
"Lãi suất cao sẽ giết chết sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường trả cổ tức 10% một năm là cao. Lãi suất cho vay mà vượt 12% thì quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp. Nếu không sớm điều chỉnh sẽ có doanh nghiệp thà đem tiền gửi ngân hàng rồi đi chơi chờ hưởng lãi còn hơn vất vả bỏ vốn vào kinh doanh", ông Hưởng phân tích.
Lãi suất cho vay cao nhất tại LienVietBank hiện là 15%. Với khách hàng tiềm năng, dự án hiệu quả, ngân hàng chủ động chào mức 12%. Thực tế vẫn có khách hàng nhiệt tình xin vay với lãi suất 18-20%, nhưng Liên Việt rất thận trọng với những trường hợp này. "Vay trên 12% một năm đã là liều. Những anh nào vay 20% chắc chắn chỉ đánh quả, làm ăn ngắn hạn", ông Hưởng nói.
Theo ông Hưởng, nếu các ngân hàng vẫn cứ cho vay lãi suất cao chắc chắn sẽ đón đầu sự đổ bể trong năm tới. Trong trường hợp các ngân hàng lớn đồng thuận hạ lãi suất, các ngân hàng nhỏ nếu không theo sẽ đối mặt với rủi ro bởi phải ôm vốn huy động lãi suất cao trước đây mà không thể đẩy ra cho vay.
"Xu hướng của tương lai là các ngân hàng phải cạnh tranh hạ lãi suất, nâng cấp chất lượng dịch vụ mới mong có khách hàng tốt. Mà khách hàng sống được thì ngân hàng mới có lợi nhuận", ông Hưởng nói thêm.
Song Linh - Lệ Chi
Vnexpress

TTTT1
09-04-2010, 09:36 AM
Sáng nay ALT có trò hay nhỉ .

VKP rởm hơn , bị đưa vào diện Cảnh Báo thế nhưng đã tăng trần & vượt 1/2 Giá trị sổ sách .
( Không có lợi thế của BĐS trong quá khứ .v.v. )

ALT LNST > 1,900 & năm nay tốt hơn lại có giá thị trường ~ 1/2 GTSS. Xác định rõ LNST năm nay với độ chính xác > 100% là cao hơn năm trước ...
( Có lợi thế của BĐS trong quá khứ .v.v. )

TTCK có những trò diễn kịch - lừa bịp .v.v. hay quá nhể .

TTTT1
09-04-2010, 10:05 AM
Nếu so sánh VKP - PTC - CKV .v.v. với ALT thì rõ là ALT hơn hẳn nhưng giá chỉ ~ 1/2 GTSS .

Nếu so sánh ALT với NHW - SDP - KSS - ATA - DAG - HPS - ANV .v.v. thì ALT là cực rẻ (rẻ hơn nhiều) mà lại khá tốt .


Thứ Ba, 06/04/2010 | 21:08

Lãi suất liên ngân hàng giảm khá mạnh

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10107
Tuần qua, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) trên thị trường liên ngân hàng giảm khá mạnh, giảm từ 0,43% - 0,55%. Báo cáo chiều 6/4 của Ngân hàng Nhà nước cho biết, so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước, tuần qua lãi suất giao dịch bình quân bằng VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) trên thị trường liên ngân hàng tuần này có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng và 12 tháng).
Các kỳ hạn đều có mức giảm khá mạnh với các mức giảm từ 0,43% - 0,55%, chỉ có kỳ hạn 1 tháng lãi suất giảm rất nhẹ (giảm 0,01%). Riêng lãi suất các kỳ hạn 3 tháng và không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước với mức tăng từ 0,02% - 0,33%. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn giữ mức 12%.
Ngay từ đầu tuần trước, lãi suất kỳ hạn qua đêm các ngày đều trên mức 7,3%/năm, nhưng từ giữa tuần trở đi lãi suất đều giảm xuống dưới 7%; bình quân ở mức 7,04%/năm, giảm 0,43%/năm so với tuần trước. Lãi suất bình quân các kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng vẫn tương đối cao (11,69% và 12%/năm), nhưng doanh số phát sinh đối với 2 kỳ hạn này chỉ chiếm 2% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần.
Trong tuần, lãi suất cho vay cao nhất là 12%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 5%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn).
Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 3 tháng và 12 tháng giảm, trong đó giảm mạnh nhất là lãi suất kỳ hạn 12 tháng từ 2,28% xuống còn 0,48% (giảm 1,8%). Lãi suất các kỳ hạn 2 tuần, 1 tháng lại có xu hướng tăng nhẹ so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước. Tuần này xuất hiện giao dịch ở kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất bình quân là 0,51%. Lãi suất bình quân cao nhất là 0,85%/năm (kỳ hạn 1 tháng), lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,38% đến 0,79%/năm.
Theo báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần qua đạt xấp xỉ 79.954 tỷ VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND)VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND)/ngày và 279 triệu USD/ngày. So với tuần trước, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) tăng 5.661 tỷ đồng và giao dịch bằng USD tăng 46 triệu USD. và 1.396 triệu USD, bình quân đạt khoảng 15.991 tỷ
Trong tuần, các giao dịch bằng VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn dưới 12 tháng, trong đó doanh số giao dịch qua đêm đạt 40.858 tỷ, tăng 10.038 tỷ so với tuần trước và chiếm tỷ trọng 51% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần. Doanh số giao dịch qua đêm bằng USD là 772 triệu USD, chiếm 55% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần.
Về diễn biến của tỷ giá USD/VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND), Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, thị trường ngoại hối đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại và thông tin từ thị trường, các doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ.
Từ giữa tháng 3 đến nay, trạng thái ngoại tệ của hệ thống tổ chức tín dụng liên tục dương và trong hầu hết các ngày số ngoại tệ mua được lớn hơn số ngoại tệ bán ra.
Thùy Duyên
TBKTVN

TTTT1
09-04-2010, 10:10 AM
Tôi đã có đề nghị HĐQT ALT từ ~ 3 tháng trước & gần đây có nhắc lại việc chuyển đổi ALT lên thành Tập đoàn . Họ đang suy nghĩ & tính toán cho việc nầy .
So với DAG .v.v. thì ALT không hề thua kém mà còn hơn hẳn nên việc chuyển thành tập đoàn là điều cần phải làm đổng thời cổ phần hóa các công ty con .

.v.v.

TTTT1
11-04-2010, 02:34 PM
Ngày 07.04.2010 Giờ 20:17
Hội đồng kinh tế ASEAN: 12 ưu tiên thực hiện năm 2010
Hội nghị thường niên của Hội đồng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã diễn ra ngày 7.4.2010 tại Hà Nội. Đây là hội nghị lần thứ ba kể từ năm 2007, khi ASEAN thông qua kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint).
Hội đồng AEC đã rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể về xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN trên bốn trụ cột. Đó là xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, có trình độ phát triển đồng đều và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới vào năm 2015.
Tồn tại lớn nhất trong ba năm qua, và cũng là thách thức trong những năm tới, theo đánh giá của hội đồng AEC, là một số nước quá chậm trễ trong việc phê chuẩn các hiệp định, cam kết đã ký, cũng như trong quá trình triển khai chúng. “Hội đồng AEC đề nghị lãnh đạo cấp cao ASEAN chỉ đạo và can thiệp giải quyết việc tăng cường cơ chế giám sát thực hiện các biện pháp đã được thống nhất và qui định trong AEC Blueprint”, ông Nguyễn Văn Long, Chánh văn phòng Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế nói.
Hội đồng AEC cũng đặt ra 12 ưu tiên thực hiện trong năm 2010 này. Trong đó, nhiệm vụ khả thi nhất được thực hiện quỹ hoán đổi ngoại tệ CMIM, theo sáng kiến Chiang Mai, với tổng cam kết 120 tỉ USD, có hiệu lực từ 24.3.2010 và sẽ được thực hiện khi các nước ASEAN + 3 thông qua cơ chế giám sát khoản vay. Hội đồng AEC cũng hy vọng thực hiện được cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư theo Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á.

H.P
http://www.sgtt.com.vn/HTMS/Box/185/185.jpg
12 lĩnh vực trọng tâm thực hiện trong năm 2010:
1. Thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) bao gồm lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại, thực hiện cơ chế hải quan một cửa ASEAN, tiêu chuẩn chất lượng và thỏa thuận công nhận lẫn nhau
2. Hoàn thành gói cam kết thứ 8 thuộc hiệp định khung về Thương mại dịch vụ ASEAN; triển khai chương trình xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
3. Thực hiện hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
4. Thực hiện Sáng kiến đa phương hóa Chiang Mai (CMIM) trong lĩnh vực hợp tác tài chính
5. Thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư theo Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á
6. Hoàn thành thực hiện hội nhập nhanh những ngành ưu tiên
7. Thúc đẩy thực hiện chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
8. Thực hiện hợp tác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
9. Phát triển cơ sở hạ tầng
10. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
11. Thu hẹp khoảng cách phát triển
12. Thúc đẩy hợp tác với các đối tác đối thoại.
http://www.sgtt.com.vn/HTMS/Box/185/185.jpg
Những tiến bộ đạt được từ khi thông qua kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (2007):
1. Từ 1.1.2010, các nước ASEAN 6 đã hoàn thành mục tiêu xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế, còn ASEAN 4 (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đã đưa 98,86% số dòng thuế về mức 0-5%.
2. Từ 1.1.2010 ASEAN bắt đầu thực hiện hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN – Úc & New Zealand, ASEAN - Ấn Độ (hàng hóa). 9/10 nước thành viên ASEAN (trừ Philippines) đã hoàn thành gói 7 về cam kết dịch vụ theo Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), bao trùm hơn 65 phân ngành dịch vụ.
3. FDI nội khối năm 2008 đạt 10,8 tỉ USD, chiếm 18,2% tổng mức FDI (59,7 tỉ USD). Giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN tăng 8,6%, trong đó FDI nội khối tăng 42,6%.
4. ASEAN đã thiết lập Thỏa thuận công nhận lẫn nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển của hướng dẫn viên du lịch trong khu vực. Bộ tiêu chuẩn chung về năng lực của nhân viên ngành du lịch đã được thiết lập.
5. ASEAN đã thiết lập Khung khổ hợp tác thống nhất về an ninh lương thực, xây dựng Chương trình hành động chiến lược trung hạn về an toàn thực phẩm ASEAN.
6. Hiệp định an ninh dầu khí ASEAN đã được thông qua nhằm giảm thiểu rủi ro và ứng phó hiệu quả trong những trường hợp khẩn cấp về năng lượng.
7. Hiệp định đa phương ASEAN về dịch vụ hàng không và hiệp định đa phương ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng không đã được ký kết, góp phần tạo ra một thị trường hàng không thống nhất trong ASEAN. Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho môi trường vận tải và logistics.




Thứ Bảy, 10/04/2010 | 23:14
TP.H CM đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 11%

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10288
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố khoảng 11% trong năm 2010. Thành phố tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng cung cầu hàng hóa trên thị trường nhằm bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.
Các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá tình hình cung-cầu các mặt hàng để tổ chức thị trường hợp lý, bảo đảm hàng hóa lưu thông thuận lợi, tiết kiệm chi phí. Thành phố coi việc tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá trên thị trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của năm 2010.
Cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết, các vi phạm sẽ được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Thành phố sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện chủ trương của chính phủ về việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện, nước; giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá, không để xảy ra biến động, gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng triển khai, thực hiện tốt chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng trên địa bàn; tiến hành ngay kế hoạch xúc tiến thương mại để khai thác tốt thị trường nội địa, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam."
Năm 2010, thành phố triển khai các biện pháp khai thác, quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước; phấn đấu thu ngân sách năm nay đạt và vượt tối thiểu 5% so với dự toán. Đồng thời thành phố tập trung vốn cho các dự án quan trọng cấp bách, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm. Mặt khác, thành phố tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng trên địa bàn; tăng cường đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho biết thêm, thành phố đang xây dựng kế hoạch bình ổn giá chín mặt hàng thiết yếu cho suốt cả năm 2010, phát huy hiệu quả trong sáu năm thực hiện việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.
Kế hoạch này sẽ được ban hành trong tháng Tư./.
Hà Huy Hiệp-VIETNAM+

TTTT1
12-04-2010, 09:57 AM
Thứ Hai, 12/04/2010 | 02:20
EU sẽ bơm cho Hy Lạp 30 tỷ EUR



http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10295
Ủy viên Phụ trách các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu - Olli Rehn
(Vietstock) – Các bộ trưởng tài chính eurozone hôm Chủ Nhật 11/04 chính thức thông qua gói cứu trợ khẩn cấp khổng lồ trị giá lên tới 30 tỷ EUR (tương đương 40.12 tỷ USD) với lãi suất 5% cho Hy Lạp, nhưng nhấn mạnh rằng Hy Lạp chưa yêu cầu thực hiện kế hoạch này. Cùng với khoản giải cứu dự kiến ít nhất 10 tỷ EUR từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong năm đầu tiên thì đây có thể được xem là gói cứu trợ tài chính đa quốc gia lớn nhất trong lịch sử.
Theo đó, trong cuộc điện đàm diễn ra vào cuối tuần, các bộ trưởng tài chính của 16 quốc gia eurozone đã ủng hộ kế hoạch chi tiết về việc Hy Lạp sẽ vay mượn chính phủ các nước trong khu vực và IMF với lãi suất thấp hơn thị trường.
Về phía Hy Lạp, các quan chức Bộ Tài chính nước này cho rằng, dự đoán gói giải cứu có thể lên đến 80 tỷ EUR trong thời gian 3 năm là hợp lý. Con số này làm cho gói giải cứu trước kia mà IMF dành cho Mexico và Argentina trở nên nhỏ bé.
Số tiền kếch xù trên, dù có thể không được giải ngân, nhưng vẫn có tác dụng trấn an nhà đầu tư và khuyến khích họ mua trái phiếu Hy Lạp. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn về việc giảm "núi nợ" của Hy Lạp vẫn còn là một bất ổn lớn và có thể xóa sạch niềm tin vào đồng EUR.
Các nhà chức trách Hy Lạp cho hay, chính phủ sẽ quyết định có nhận hay không gói cứu trợ này trong vài ngày tới. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc lãi suất tại Hy Lạp có đi xuống hay không sau khi chạm mức cao mọi thời đại vào hôm Thứ Năm tuần trước.
Ủy viên Phụ trách các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu, Olli Rehn, cho biết lãi suất đối với các khoản vay kỳ hạn 3 năm trên là 5%, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất trên thị trường 7.3%.
Được biết, chi tiết kế hoạch cứu trợ dành cho hai năm còn lại sẽ được quyết định sau. Theo ông Rehn, các quốc gia có quy mô vốn trong Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) càng nhiều sẽ trở thành các chủ nợ càng lớn. Do đó, Đức chính là nhà cho vay lớn nhất, theo sau là Pháp và Ý.
Dự kiến, các cuộc đàm phán hợp tác với IMF sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Hai.
Phạm Thị Phước (Theo Reuters)






Thị trường châu Á lên điểm phiên cuối tuần
Cập nhật lúc : 3:21 PM, 09/04/2010
http://www.taichinhdientu.vn/avatar.aspx?ID=47064&at=0&ts=177&lm=634064232925800000
Cổ phiếu các công ty viễn thông và sản xuất hàng tiêu dùng tăng điểm mạnh. Các công ty xuất khẩu Nhật nâng dự báo về triển vọng lợi nhuận. Cổ phiếu công ty xuất khẩu Hàn Quốc giảm. Trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương, cứ 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.


Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,2% lên mức 127,79 điểm tại thị trường Tokyo.

Chỉ số đã tăng 1% trong tuần này và đã tăng 12% từ mức thấp của năm thiết lập ngày 08/02/2010 nhờ thông tin kinh tế lạc quan và cam kết của FED về việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 1,4%, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,9%. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 0,3%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc hạ 0,5%. Chỉ số S&P/ASX của thị trường Úc tăng 0,2%.
Chỉ số S&P 500 tương lai không có nhiều thay đổi. Chỉ số này tăng 0,3% trong phiên giao dịch ngày hôm qua bởi thông tin doanh số bán lẻ tháng 3/2010 tăng mạnh nhất trong 11 năm. Nguyên nhân khác khiến thị trường tăng điểm còn là chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố ông không muốn để Hy Lạp vỡ nợ.
Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 6,1% trong năm nay, con số này đối với chỉ số S&P 500 và chỉ số Stoxx Europe 600 lần lượt là 6,4% và 4,9%.
(Theo Dân Trí/Bloomberg)

z550
12-04-2010, 12:36 PM
Khổ, con hàng này có mỗi một cụ tham gia thì chán nhỉ. Hàng ngon bị bỏ quên hả cụ

TTTT1
12-04-2010, 03:35 PM
Khổ, con hàng này có mỗi một cụ tham gia thì chán nhỉ. Hàng ngon bị bỏ quên hả cụ
Uhm. Bị lãng quên ;)
Vì bị lãng quên nên không sợ mua phải đỉnh :p




Chủ Nhật, 11/04/2010 | 23:05

Lãi suất cho vay VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) sẽ phổ biến dưới 15%/năm


http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10296

Hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất cho vay VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) theo cơ chế thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là 18%/năm. Ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND). Hạn nộp báo cáo là 13h cùng ngày.
Ngày 10/4, tại cuộc họp với UBND Tp.HCM (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=HCM&q=HCM) và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp thông tin về các mức lãi suất cho vay tối đa mà các ngân hàng thương mại sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Theo tài liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, chênh lệch mức lãi suất cho vay VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) tối đa không lớn giữa khối ngân hàng quốc doanh và khối cổ phần, nhưng ngay trong khối cổ phần lại có khác biệt lớn. Ngoài ra, mức tối đa cũng sẽ áp riêng cho một số nhóm đối tượng vay vốn khác nhau.
Cụ thể, khối ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, MHB) và hai thành viên vừa cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu lớn là Vietcombank và Vietinbank cùng thống nhất mức lãi suất cho vay VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND) tối đa trong thời gian tới từ 14% - 14,5%/năm; trong đó Vietinbank, BIDV, MHB thống nhất tối đa là 14%/năm.
Với tín dụng nông thôn và tín dụng xuất khẩu, nhóm ngân hàng trên chỉ áp tối đa từ 12% - 14%/năm.
Trong khối ngân hàng cổ phần, những thành viên như Maritime Bank, ACB (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ACB&q=ACB), Eximbank, VIB chỉ áp mức tối đa là 15%; cá biệt tại VPBank là 14,5%/năm, tại MB chỉ từ 13,7% - 14,5%/năm. Riêng tín dụng đối với xuất khẩu, nhóm này áp phổ biến dưới 14,4%/năm, tại MB tối đa chỉ 13,7%/năm.
Cá biệt, trong nhóm ngân hàng cổ phần, mức tối đa khá cao có tại Techcombank với 18%/năm, với tín dụng nông thôn tối đa là 17,5%, với tín dụng xuất khẩu là 16,5%/năm. Trả lời VnEconomy cuối tuần qua, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, giải thích rằng việc áp lãi suất cao hay thấp được căn cứ theo mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của các dự án; trường hợp phải áp lãi suất cao cũng được xác định theo những căn cứ đó, theo các mức độ rủi ro.
Những mức lãi suất tối đa các ngân hàng đưa ra nói trên chưa phản ánh yếu tố cạnh tranh, nhưng cùng có giá trị là bước đầu góp phần chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp vay vốn, khi trong thời gian qua nhiều trường hợp phải vay với lãi suất từ 16% - 18%/năm, thậm chí cao hơn. Và lãi suất tối đa đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp có thể được tiếp cận với những mức “mềm” hơn.
Để có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay, quan điểm chung mà đại diện một số ngân hàng lớn đưa ra là cần giảm chi phí đầu vào, trong đó lãi suất huy động là cơ bản. Tuy nhiên, hiện phần lớn các thành viên đều đang áp lãi suất huy động đồng loạt ở mức 10,49%/năm, hay 10,499%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.
Việc điều chỉnh lãi suất huy động trong thời gian tới như thế nào, hiện các ngân hàng đang chờ đợi tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước. Đó là việc cơ quan này sử dụng các công cụ điều tiết nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống, hay những cơ chế cụ thể hóa bằng các văn bản…
Tại cuộc họp nói trên với UBND Tp.HCM (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=HCM&q=HCM), một đề xuất cũng được đưa ra là Ngân hàng Nhà nước xem xét hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ thêm vốn cho các ngân hàng thương mại.
Ở một diễn biến khác, sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng phiên trên thị trường mở, tăng hỗ trợ vốn với lượng tiền qua mỗi ngày khá cao từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 (trên dưới 7.000 tỷ đồng mỗi ngày), thì cuối tuần qua giao dịch đã có dấu hiệu chùng xuống. Cụ thể, trong ngày 7 và 8/4 vừa qua trên thị trường mở, khối lượng trúng thầu qua các phiên giảm dần từ gần 4.000 tỷ đồng xuống dưới 2.000 tỷ đồng và phiên thứ 112 ngày 8/4 chỉ có 470 tỷ đồng.


Mức lãi suất cho vay tối đa áp dụng thời gian tới (đơn vị: %)


Ngân hàng



Mức tối đa



Tín dụng nông nghiệp



Tín dụng xuất khẩu

Agribank


14,5



13,2



14

Vietinbank


14



13,5



13,5

Vietcombank


14 -14,5

BIDV


14



13



12

MHB


14



14



13,5

Maritime Bank


15



12

Sacombank


15



13,8



14

ACB (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ACB&q=ACB)


15



14,5



14

DongA Bank


15,6



15



14,4

VPBank


14,5



14

Eximbank


15



15

Techcombank


18



17,5



16,5

MB


13,7 - 14,5



13,7

VIB


15



15
Minh Đức - Tbktvn

TTTT1
13-04-2010, 10:31 PM
Lãi suất thỏa thuận sẽ giảm mạnh?
13/04/2010 09:51:22
http://******************.vn/images/tintuc/20100413095305a-t30.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFBIEG/lai-suat-thoa-thuan-se-giam-manh.html#)
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong các quý tới cũng sẽ được cải thiện so với hiện nay.


(ĐTCK-online) Tại cuộc họp giữa UBND TP. HCM, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), doanh nghiệp cùng một số ngân hàng diễn ra ngày 10/4/2010, nhiều doanh nghiệp cho rằng, với áp lực lãi vay hiện nay, họ không thể tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Vì thế, theo kiến nghị của đa số doanh nghiệp, lãi vay thỏa thuận cần được điều chỉnh giảm so với hiện nay.

Theo các doanh nghiệp, nếu phải trả lãi vay ngân hàng 16 - 17,5%/năm, thì tỷ suất sinh lời trong hoạt động không đủ bù đắp chi phí. Trên thực tế, trong thời gian hơn 1 tháng qua, sau khi ngân hàng được thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận đối với khoản vốn trung, dài hạn, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại.
Chính Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng đưa ra ý kiến, với mức lãi suất cho vay thỏa thuận 17 - 18%/năm được áp dụng vào đầu tháng 3/2010, các doanh nghiệp đều tỏ ra lo ngại và lắc đầu trước áp lực lãi vay khi tiếp cận vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, phía ngân hàng cho rằng, cạnh tranh trong huy động vốn trở nên khốc liệt ở quý I/2010, nhất là thời điểm đầu năm 2010. Chi phí huy động thực tế đã vượt qua mức trần lãi suất tiền gửi 10,5%/năm, nên không thể giảm lãi vay đột ngột.
Vì thế, đòi hỏi đầu tiên đối với các ngân hàng là cắt giảm dần chi phí vốn đầu vào và các ngân hàng cũng đang bắt đầu thực hiện giảm chi phí huy động vốn để có điều kiện giảm lãi suất đầu ra. Theo đại diện một ngân hàng cổ phần có quy mô tại TP. HCM, trong những ngày vừa qua, Ngân hàng đã có chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc giảm chi phí trong huy động vốn từ mức 11,5%/năm (trước đây) đối với tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp xuống còn 10,8%/năm (huy động vốn bằng VND). Bên cạnh đó, nhà băng này cũng đã có chủ trương giảm lãi suất huy động tiền gửi bằng ngoại tệ, vì thời gian qua lãi suất huy động vốn USD đã tăng khá cao.
Tương tự, với khách hàng cá nhân, ngoài mức lãi suất huy động đang áp dụng đối với tiết kiệm lãi suất thả nổi ở mức trần 10,5%/năm, đại diện Ngân hàng trên cho biết, sẽ giảm bớt các chương trình khuyến mãi, tặng tiền mặt cho khách hàng. Qua đó, dần dần giảm được chi phí vốn đầu vào để giảm lãi suất cho vay thỏa thuận.
Tại ACB cũng có chủ trương tiết giảm chi phí huy động vốn để từng bước điều chỉnh giảm dần lãi suất cho vay thỏa thuận, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải cũng cho rằng, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ làm cho thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Đồng thời, khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn so với trước. Ông Hải dự báo, xu hướng lãi suất sẽ ổn định trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm và không tăng so với mặt bằng hiện nay. Hiện lãi suất cho vay thỏa thuận ACB áp dụng cho khách hàng VIP là 14%; khách hàng thường từ 14,5 - 15% và khách hàng mới từ 15,5 - 16%/năm.
Về tăng trưởng huy động vốn, theo các ngân hàng thì khả năng sẽ còn khó khăn. Theo SCB, tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng trong tháng 3/2010 đã được cải thiện, với tổng vốn huy động tính đến 31/3 đạt 48.670 tỷ đồng, tăng 41,30% so với cùng kỳ năm 2009.
Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc Maritime Bank cho biết, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ còn điều chỉnh sau khi NHNN có hướng dẫn về việc cho phép ngân hàng được thực hiện cơ chế thỏa thuận đối với khoản vay ngắn hạn. Mặt khác, theo ông Tùng, nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong các quý tới cũng sẽ được cải thiện so với hiện nay, vì theo mùa vụ, quý I/2010 tăng trưởng tín dụng không cao bằng các quý khác.
Các ngân hàng thương mại cũng vừa có báo cáo thông tin lãi suất cho vay thỏa thuận về Vụ Chính sách tiền tệ trong chiều ngày 9/4 theo yêu cầu của NHNN. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, một khi được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất sẽ giảm, cạnh tranh trong cho vay sẽ tốt hơn. Do đó, nếu ngân hàng nào vẫn áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận cao sẽ khó thu hút được khách hàng vay vốn.
Tuy nhiên, nhiều khả năng, lãi suất cho vay thỏa thuận ở ngân hàng nhỏ sẽ không thấp hơn ngân hàng lớn, vì chi phí vốn đầu vào của các ngân hàng nhỏ phải trả cao hơn.
Thùy Vinh

TTTT1
13-04-2010, 10:32 PM
Bắt đầu giảm lãi suất cho vay thỏa thuận
10/04/2010 09:37:18
http://******************.vn/images/tintuc/20100410094153a-t26.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFBHGA/bat-dau-giam-lai-suat-cho-vay-thoa-thuan.html#)

Lãi suất cho vay thỏa thuận của các ngân hàng quy mô nhỏ hiện cũng đã giảm khoảng 2 - 3%/năm.


(ĐTCK-online) Mặc dù NHNN chưa chính thức ban hành thông tư về chủ trương cho vay thỏa thuận đối với khoản vốn ngắn hạn, nhưng mặt bằng lãi vay đã bắt đầu được thiết lập lại. Các ngân hàng xắn tay vào việc cắt giảm lãi suất thỏa thuận để giải quyết bài toán vốn ứ đọng cũng như đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ sau khi chững lại ở quý I/2010.
Mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận đã được thiết lập ở mức thấp hơn so với mức thống nhất của khối ngân hàng quốc doanh trong kỳ họp với NHNN mới đây là 14%/năm. Trong đó, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần có nguồn vốn khả dụng dồi dào đang từng bước điều chỉnh giảm lãi vay.
Với khối quốc doanh bao gồm: Agribank, BIDV, MHBS và 2 NHTM cổ phần lớn là Vietcombank, Vietinbank đã điều giảm lãi suất cho vay thỏa thuận còn khoảng 14%/năm, đúng theo tinh thần đã thống nhất trước đó. Một cán bộ của Vietcombank cho biết, Ngân hàng sẽ từng bước tiết giảm chi phí đầu vào để giảm lãi đầu ra.
Tại BIDV, DN nào có dự án tốt còn được vay với mức 12%/năm và mức lãi suất tối đa được ngân hàng này áp dụng là 14%/năm kể từ 10/4/2010.
ACB cho biết, hiện lãi suất cho vay thỏa thuận được Ngân hàng áp dụng đối với khách hàng DN ở mức 14,5-15%/năm, thay vì 15 - 16%/năm như hồi đầu tháng 3/2010 khi vừa được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận với khoản vốn trung, dài hạn. Còn với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt và có dự án khả thi đang cần đến vốn vay, ACB chỉ áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận 14%/năm.
Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Trần Xuân Huy cho biết, khó có thể duy trì lãi suất cho vay thỏa thuận ở mức cao. Vì một khi áp lực chi phí tăng, DN sẽ tính lại bài toán tiếp cận vốn ngân hàng. Do đó, trong xu thế chung của thị trường, Sacombank cũng phải tính lại bài toán chi phí để điều chỉnh lãi suất xuống mức phù hợp. Theo đó, lãi suất cho vay thỏa thuận của Sacombank hiện được áp dụng chỉ dao động trong khoảng 13,5 - 14%/năm. Thậm chí, đối với khách hàng VIP, ngân hàng này áp dụng mức 13%/năm. So với đầu tháng 3/2010, Sacombank đã giảm 3 - 4%/năm lãi suất cho vay.
Cũng theo ông Huy, muốn điều chỉnh lãi vay đòi hỏi đầu tiên đối với Ngân hàng là tiết giảm chi phí đầu vào, song trước mắt vẫn khó giải quyết được bài toán này. Sacombank đã điều chỉnh nhẹ lãi suất đầu vào, nhưng cũng chỉ ở mức tương đối. Cụ thể, với lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn hàng (1 - 12 tháng) là 10,2 - 10,44%/năm, thay vì tiến sát trần cho phép 10,499%/năm như trước. Còn với lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 2 tháng trở lên, Sacombank áp dụng mức 10,2 - 10,32%/năm.
Theo đại diện của Maritime Bank, mặt bằng lãi suất thỏa thuận sẽ không còn nằm ở mức 16 - 17%/năm. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, lãi vay sẽ khó có thể giảm sâu, do chi phí huy động vốn đầu vào không thể giảm như mong muốn. Khả năng, lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong tháng này và tháng sau, nhưng phải đến giữa quý II/2010, nhu cầu vốn của DN mới tăng trở lại, dư nợ từ đó được cải thiện.
Không chỉ với các nhà băng quy mô và ngay cả với các NHTM cổ phần quy mô vừa và nhỏ cũng đang từng bước giảm dần lãi suất cho vay thỏa thuận. Đơn cử như VietBank, lãi suất cho vay thỏa thuận hiện áp ở mức khoảng 15%/năm, khách hàng có dự án tốt Ngân hàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn. Nếu so với tháng 3/2010, lãi suất cho vay thỏa thuận của các ngân hàng quy mô nhỏ hiện đã giảm khoảng 2 - 3%/năm, đồng thời nguồn vốn hỗ trợ khách hàng “dư dả” hơn trước.
Mặc dù mức lãi suất thỏa thuận đã được các ngân hàng điều chỉnh, song không ít DN vẫn “kêu” áp lực lãi vay vẫn đè nặng và mong muốn lãi suất thỏa thuận giảm thêm. Đánh giá về thực trạng này, ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM cho rằng, để đảm bảo mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương diện thanh toán là 20% nhằm chủ động kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế, việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh năm 2010 là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo.
Ông Hạnh cho biết thêm, 3 tháng đầu năm nay huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM chỉ tăng trên 7,77%. So với cùng kỳ của các năm trước tốc độ huy động vốn của ngân hàng trên địa bàn năm nay tăng ít hơn. Trong khi, lượng tiền gửi nộp vào của các NHTM tại Chi nhánh NHNN TP. HCM lại gia tăng. Điều này chứng tỏ, nền kinh tế không hấp thụ nhiều vốn. Do đó, tăng trưởng dư nợ 3 tháng đầu năm của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM chỉ có 0,37% so với cùng kỳ năm trước là 3 - 4%. “Vì thế, nếu lãi suất cho vay thỏa thuận vẫn ở mức cao và ngân hàng nào áp dụng mức 17 - 18%/năm, chắc chắn các DN sẽ không tiếp cận được vốn, vì áp lực lãi vay. Còn nếu DN nào tính đến chuyện vay vốn với mức lãi suất 17 - 18%/năm, chắc chắn phải xác định đến chuyện lỗ và rất khó có thể trả được nợ. Song để giảm mạnh lãi suất đầu ra trong bối cảnh hiện nay cũng không dễ dàng đối với các ngân hàng, vì chi phí huy động vốn thực tế đã lên đến 12 - 12,5%/năm”, ông Hạnh nói.
Vì vậy, theo ông Hạnh, các ngân hàng phải từng bước tiết giảm chi phí bằng cách cắt giảm các chương trình khuyến mãi, quà tặng… từ đó, giảm lãi suất cho vay.
Thùy Vinh

TTTT1
14-04-2010, 09:17 AM
Tự bán sau đó mua lại trong vòng vài giây ;) Nhảm nhí thấy ớn . Xài hoài không chán àh ;) :p





Dow Jones vượt ngưỡng 11.000 điểm

08.06am 13-04-2010

Thông tin Hy Lạp nhận gói hỗ trợ 45 tỷ Euro đã đẩy Dow Jones vượt ngưỡng 11.000 điểm trong phiên giao dịch ngày 12/4 - lần đầu tiên sau 19 tháng...
>> Hy Lạp nhận được gói hỗ trợ 45 tỷ euro (http://dantri.com.vn/c76/s76-390159/Hy-Lap-nhan-duoc-goi-ho-tro-45-ty-euro.htm)

http://news.image.soixam.com/content/718091_1S.jpg

Chỉ số Dow Jones đã vượt 11.000 điểm (ảnh: Reuters).
Chốt phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên mức 1.196,48 điểm tại thị trường New York. Chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên tăng 8,62 điểm tương đương chưa đầy 0,1% lên mức 11.005,97 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 3,82 điểm tương đương 0,16% lên mức 2.457,87 điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones như vậy đã trở lại mức trước khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Tháng 9/2008, ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, đánh dấu thời kỳ tệ hại nhất của khủng hoảng tài chính.
Các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg dự báo lợi nhuận của nhóm công ty thuộc chỉ số S&P 500 sẽ công bố lợi nhuận quý 1/2010 tăng 30%. Chỉ số S&P 500 hiện đã tăng 77% từ mức thấp trong 12 năm thiết lập vào tháng 3/2009 sau khi kinh tế tăng trưởng trở lại và FED duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục để đảm bảo đà phục hồi kinh tế.
Chỉ số CBOE, hay còn gọi là chỉ số VIX - chỉ số đo nỗi sợ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm xuống mức 15,57; mức thấp nhất từ tháng 7/2007.
Phiên hôm qua, các chỉ số tăng điểm mạnh ngay từ đầu phiên nhờ lạc quan về kế hoạch cứu Hy Lạp, đà tăng điểm sau đó yếu dần, đã có lúc chỉ số S&P 500 giảm 0,11%, các chỉ số sau đó hồi phục đầy khó khăn. Đến khoảng 1h chiều, mức cao nhất trong ngày giao dịch được thiết lập, Dow Jones tăng 0,28%, S&P 500 tăng 0,31%, còn Nasdaq tăng 0,4%.
Các chuyên gia phân tích nhận định việc chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa trên mức 11.000 điểm sẽ có thể mang đến hiệu ứng tâm lý quan trọng và thu hút thêm nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Mỹ.
Ông Jack Albin, trưởng bộ phận đầu tư tại Harris Private Bank ở Chicago, nhận xét: “Lượng tiền bên ngoài thị trường còn khs nhiều, việc thị trường tăng điểm trong phiên hôm nay sẽ có thể kéo thêm nhà đầu tư vào thị trường”.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã liên tục tăng điểm trong năm nay bởi dự báo tăng dần về việc kinh tế Mỹ sẽ giải quyết được vấn đề trên thị trường việc làm và khủng hoảng nhà đất.
Phép thử liệu chỉ số công nghiệp Dow Jones có thể duy trì trên mức 11.000 điểm sẽ đến trong khoảng 3 tuần tới khi hàng loạt các công ty công bố kết quả kinh doanh quý 1/2010. Nhà đầu tư đang chờ đợi liệu báo cáo tiếp theo về thị trường việc làm của chính phủ được công bố đầu tháng 5/2010 sẽ cho thấy giới chủ Mỹ trong tháng 4/2010 tiếp tục mạnh tay tuyển dụng lao động như tháng 3/2010.

Ngọc Diệp
Theo Reuters, Bloomberg

TTTT1
14-04-2010, 10:34 PM
“Sẽ bơm tiền ra, rút tiền về một cách hợp lý”

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/04/09/VNB260_260.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước.


▪ NGUYỄN HOÀI (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Nguy%E1%BB%85n%20Ho%C3%A0i&bl=1&PageType=5)
10:03 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/4/2010
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước)


Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường nhưng nếu các chủ thể không cùng chia sẻ lợi ích, chẳng hạn, tổ chức kinh tế vẫn mặc cả giá vốn với ngân hàng thì liệu thị trường có được bình ổn ?

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước).

Mới đây Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải điều hành theo hướng “giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường”. Ngân hàng Nhà nước xử lý vấn đề này như thế nào ?

Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước: “Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường”.

Điều này được hiểu, Chính phủ mong muốn tăng khả năng tiếp cận vốn ở mức hợp lý của doanh nghiệp, hộ sản xuất và các tầng lớp dân cư từ hệ thống ngân hàng, nhằm góp phần thực hiện thành công 3 mục tiêu mà Nghị quyết 18 đã đề ra là “ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010”.

Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ổn định thị trường nhưng không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chẳng hạn, bơm tiền ra - rút tiền về một cách hợp lý; sử dụng vai trò chủ đạo, điều tiết của các ngân hàng thương mại nhà nước; xử lý các vấn đề liên quan đến hỗ trợ thanh khoản trong hệ thống, nhất là đối với các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nắm giữ một lượng tiền đồng rất lớn, họ phải hành động như thế nào để thể hiện trách nhiệm “đầu tàu” đối với nền kinh tế thay vì đi mặc cả giá vốn với ngân hàng ?

Tôi cho rằng, trước mắt, các tập đoàn và tổng công ty phải tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để hỗ trợ cho các thành viên để giảm chi phí vay vốn ngân hàng. Mặt khác, họ phải có trách nhiệm góp phần ổn định thị trường tiền tệ bằng cách không mặc cả giá vốn với ngân hàng và không dịch chuyển nguồn vốn này trên thị trường với các kỳ hạn ngắn từ 1 đến 2 tuần, hạn chế thấp nhất việc gây nên những xáo trộn không đáng có.

Vậy còn vai trò “nhà tạo lập thị trường” của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước thì phải như thế nào, thưa ông ?

Trước hết, họ phải thực hiện cơ chế lãi suất theo nguyên tắc thị trường, hài hòa lợi ích của chính mình với bên gửi tiền và bên vay tiền. Kèm theo đó là các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích có lợi để thu hút người gửi tiền nhiều hơn.

Mặt khác, khi có hiện tượng dịch chuyển tiền gửi quá lớn của các tổ chức kinh tế nhà nước trong trường hợp họ không thực hiện đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 18 về việc góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô, phải thông báo kịp thời với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý cụ thể.

Cũng có ý kiến cho rằng, rất có thể khi nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiên phong giảm lãi suất huy động nhưng bên gửi tiền sẽ rút tiền ở các ngân hàng này, gửi sang ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn, gây nên hiện tượng “vốn chạy lòng vòng” như năm 2008 nhưng điều này là không đáng lo.

Bởi lẽ, về nguyên tắc, lãi suất có thể được điều chỉnh giảm nhưng sẽ không có sự xáo trộn. Bởi vì, mọi sự điều chỉnh giá vốn đều phải dựa trên quan hệ cung cầu vốn.

Cùng đó thì Hiệp hội Ngân hàng nên làm gì ?

Hiệp hội phải cùng với các thành viên thống nhất tạo ra một mức lãi suất chuẩn trên thị trường, định giá chuẩn các tài sản, để các thành viên hoạt động xung quanh mức lãi suất đó. Làm sao đó để cân bằng được lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trường tiền tệ cũng như góp phần bình ổn thị trường.

Phổ biến hiện nay ở các ngân hàng thương mại là sử dụng hình thức khuyến mại do Bộ Công Thương cấp phép để “lách luật”, đẩy lãi suất huy động lên cao, xử lý tình trạng này nên như thế nào, thưa ông ?

Có một số trường hợp Bộ Công Thương cấp giấy phép khuyến mại cho các ngân hàng thương mại nhưng không giám sát chặt chẽ việc thực hiện, dẫn đến hiện tượng lợi dụng khuyến mại cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo nên sự xáo trộn trên thị trường.

Vì thế, Bộ Công Thương cần tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa, nếu phát hiện vi phạm phải xử phạt hành chính và/hoặc áp dụng các hình thức xử lý nghiêm khắc khác, góp phần chung tay với Ngân hàng Nhà nước ổn định thị trường tiền tệ.

Theo ông, chênh lệch giữa “ra - vào” qua ngân hàng thì ở mức nào là hợp lý ?

Theo thông lệ thị trường thì mức chênh lệch trên ở vào khoảng 3%/năm - 5%/năm. Và hiện nay, lãi suất đầu vào của các ngân hàng thương mại khoảng 11%/năm - 11,5%/năm bao gồm cả khuyến mại là phù hợp.

Hiện tại, có nhiều mối quan tâm đến việc Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay ngắn hạn, bao giờ Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản này ?

Ngân hàng Nhà nước đang trao đổi với Bộ Tư pháp để ban hành văn bản này càng sớm, càng tốt và có thể trong tuần này chúng tôi sẽ hoàn tất.



Xu hướng tăng được hậu thuẫn
12/04/2010 17:24:40
http://******************.vn/images/tintuc/20100412173434a-t4b.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFBIDJ/xu-huong-tang-duoc-hau-thuan.html#)

(ĐTCK-online) Trả lời cổ đông về xu hướng lãi suất của thị trường trong thời gian tới, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho biết, lãi suất trong vài tháng tới sẽ ổn định và giảm nhẹ. Ông Hải cũng đánh giá Chính phủ có đủ công cụ để thực hiện điều này, như đã từng công bố.

Thông tin từ một ngân hàng cổ phần thương mại tư nhân lớn nhất nước khẳng định xu thế lãi suất cho vay sẽ giảm theo đúng chủ trương của Chính phủ. Mặc dù thông điệp này đã được Chính phủ thông báo cách đây một tuần, nhưng nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp còn bán tín bán nghi và chờ đợi cho đến khi điều này thành hiện thực trong hoạt động tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Nếu lãi suất giảm, thanh khoản của ngân hàng được cải thiện và doanh nghiệp vay được vốn ở mức lãi suất hợp lý cho dự án hiệu quả, thì đây là tin tốt hậu thuẫn cho xu thế tăng điểm của TTCK trong thời gian tới. Theo Công ty Chứng khoán Vina, sắp tới, tâm lý của giới đầu tư sẽ được định hình tùy theo cách các ngân hàng huy động vốn bơm vào nền kinh tế như thế nào. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có những hướng dẫn về việc cho vay các hợp đồng ngắn hạn rõ ràng hơn.
Tin tốt thứ hai là TTCK Mỹ đã có 6 tuần tăng điểm liên tiếp và tiến sát mốc 11.000 điểm vào cuối tuần trước. Diễn biến của thị trường Mỹ không phản ánh trực tiếp vào xu thế của thị trường Việt Nam mỗi phiên giao dịch như trước, nhưng việc thị trường này tăng điểm một cách vững chắc sẽ góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư ở Việt Nam hiện còn đang lo ngại về rủi ro của dòng tiền.
Xét trên yếu tố phân tích cơ bản, nhiều cổ phiếu có hoạt động cơ bản tốt vẫn ở mức giá tương đương P/E năm 2010 khoảng 8 - 9 lần, mức định giá còn hấp dẫn cho đầu tư dài hạn. Nếu khéo léo tìm hiểu thông tin, nhà đầu tư còn tìm được những cổ phiếu có mức định giá thấp hơn thế.
Về xu thế thị trường, Công ty Chứng khoán Vina nhận định: “Chúng tôi chuyển quan điểm từ xu hướng giảm giá sang tâm lý lạc quan hơn trong trung hạn. Cần quan tâm chú ý nhóm ngành được lợi từ việc thay đổi lãi suất vay vốn như ngành thép, xây dựng, bất động sản. Tuy nhiên, không nên thực hiện chiến lược theo đuổi này bằng mọi giá”.
Công ty Chứng khoán HSC thì cho rằng, thị trường có thể tăng ngay trong đầu tuần này và các mã blue-chip đang có mức định giá thấp, khi mà dòng tiền đã tập trung vào các mã cổ phiếu nhỏ trong gần một tháng qua.
Nhìn về xu hướng dài hạn, Công ty Chứng khoán VNDS vẫn khuyến cáo nhà đầu tư mua và giữ các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, chờ cơ hội chốt lời khi thị trường tăng đến các mốc điểm cao hơn. Công ty này nhận định và đưa ra các khuyến cáo khá chuẩn từ cuối năm 2009 trở lại đây.


Thành Nam

z550
14-04-2010, 11:06 PM
Bác nói thế cũng đúng, nhưng em này chẳng biết đâu là đáy.
Công ty thì vài tháng mới có 1 chút thông tin.

Uhm. Bị lãng quên ;)
Vì bị lãng quên nên không sợ mua phải đỉnh :p

hoangthanh_1
15-04-2010, 12:07 AM
Có mỗi ALT là lỗ nên thời gian qua phải làm quá nhiều việc để giúp , điều tôi chưa từng phải làm ở các cp khác ngoài việc PR & Marketingthật nhiều thôi ( dù có thể làm tốt hơn gấp nhiều lần ... ở các cp đó ) . Giờ thì không rãnh để PR & Marketing vì thời gian có hạn, vốn không nhiều mà hy sinh thời gian - cơ hội ... thì quá lớn. Hưởng thì thiên hạ hưởng , mình được mấy tý .v.v. Nhìn lại chỉ toàn là sự hy sinh .
Sau nầy tôi không rãnh để PR - Marketing nếu không quá cần thiết ...
Có lẽ ALT là 1 trong vài cp cuối cùng như thế nầy.

Nản rồi hả Cu? Kha Kha . Cứ tiếp tục giữ ALT đi . CP rẻ nhất TT Việt Nam ma`! Cu mà bỏ topic này thì anh em mất một chố vui đó .

TTTT1
15-04-2010, 08:57 AM
Bác nói thế cũng đúng, nhưng em này chẳng biết đâu là đáy.
Công ty thì vài tháng mới có 1 chút thông tin.

Tin thì ALT có nhiều khi có khá nhiều. Vấn đề là nhóm làm giá không có ở đây để đẩy & xả vào đầu người đến sau khi tăng hơn " GTSS + EPS 3 năm " hay hơn 60,000 đ/cp chẳng hạn, nên nó thế thôi .
Nhiều khi có tin tốt mà giá có lên đâu. Vì thế cp nào tăng quá mạnh thì cần cẩn thận dù là " có tin" . Cần tẩy chay nếu giá thị trường vượt " GTSS + EPS 3 năm " trong khi còn những cp như ALT .
Nhìn ALT thì biết những cp khác thế nào .

Ở đây chỉ có nhóm đang dìm giá thôi . Đẩy thì chưa có .
Đáy ~ 20,000 đó . Đáy thời suy thoái ~ 18,000 là thấp nhất rồi . Sau hơn 1 năm lợi nhuận tạo ra cũng kha khá .v.v. mà cp cứ "đâm đầu xuống đất, chổng chân lên trời " trông không giống ai :p
Thử nghĩ xem hồi tháng 4 - 5/2009 cứ mơ ALT về giá 20,000 để mua mà mơ hoài có được đâu, không ngờ sau hơn 1 năm lại về : ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG rồi đó .
Những cp như ALT hay cùng thời song hành giờ toàn vượt đỉnh tháng 6/2009 & tăng vài trăm %. Chỉ có mỗi ALT chả biết nói gì vì cp nầy tôi không tham gia làm giá - giữ giá hay gì cả.

Tốt - Rẻ .v.v. thì giới thiệu thôi .

TTTT1
15-04-2010, 09:23 AM
Nản rồi hả Cu? Kha Kha . Cứ tiếp tục giữ ALT đi . CP rẻ nhất TT Việt Nam ma`! Cu mà bỏ topic này thì anh em mất một chố vui đó .
=> Bài nầy xóa rồi nên bạn không cần phải trích đoạn đâu .
Tôi nghĩ bài đó là bài mang tính " mở " , tức có 2 - 3 hướng, chứ không phải 1 hướng duy nhất .
Chưa thể nói cụ thể là tôi sẽ theo hướng nào khi có nhiều sự kiện - vấn đề - điều kiện cần & đủ .v.v. chưa rõ ràng .

Vì thế sắp tới theo hướng nào thì chưa thể nói được . Chẳng hạn từ trích đoạn mà bạn đưa lên có thể được hiểu là :
Trụ lại tại ALT & ALT ... sẽ là cp cuối cùng để tôi dừng chân chẳng hạn.

Nói chung bạn nên chú ý tính " mở " của bài & tôi có sự lựa chọn trong 2 - 3 hướng, chứ không nhất thiết là chỉ theo 1 hướng mà bạn nói ;)

TTTT1
15-04-2010, 10:51 PM
Thứ Năm, 15/04/2010 | 17:32
Bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất cho vay



http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=10503

Việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chiều nay ra thông cáo công khai lãi suất tối đa trong hệ thống của mình được xem như hành động khơi mào cho cuộc đua ngược về lại suất của các ngân hàng. Theo tuyên bố của BIDV, lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống sẽ không quá 14% một năm. Riêng đối với các khoản vay trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, vay xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất tối đa là 13%. Với khoản vay hoặc dự án phục vụ sản xuất - kinh doanh trung và dài hạn, BIDV áp dụng lãi suất tối đa không quá 14,5% một năm.
Để đảm bảo ổn định đầu ra, BIDV cũng khống chế lãi suất huy động ở mức tối đa 11,5% một năm và yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống thực hiện nghiêm.
BIDV là ngân hàng đầu tiên ra thông cáo báo chí công khai lãi suất cho vay tối đa. Quyết định được đưa ra một ngày sau buổi làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với Hiệp hội Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bàn về việc cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cũng trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư hướng dẫn, chính thức cho phép ngân hàng thỏa thuận lãi suất cho vay, thay cho cơ chế lãi suất trần (không quá 150% lãi suất cơ bản trước đây).
Các ngân hàng quốc doanh khác chưa có động thái mới sau tuyên bố của BIDV. Tuy nhiên, tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước hôm qua, các ngân hàng đều đồng thuận giảm dần lãi suất cho vay và minh bạch hóa lãi suất huy động. Hầu hết ngân hàng cho biết có khả năng cho vay với mức 14% một năm và đều có chủ trương hạ lãi suất cho vay nông nghiệp, xuất khẩu.
Bà Cao Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Quân đội cho VnExpress.net biết ngân hàng có thể cho vay với lãi suất 13-14,5% tùy kỳ hạn và dự án. Tuy nhiên, bà dự đoán hồ sơ đề nghị vay vốn sẽ không tăng ồ ạt vì còn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=ACB&q=ACB)) đang cho vay với lãi suất từ 14-15,5%, tùy nhóm khách hàng, quy mô và mức độ rủi ro của từng khoản vay. Tổng giám đốc Lý Xuân Hải cho biết lãi suất sẽ điều chỉnh phù hợp với tín hiệu thị trường, khi các ngân hàng lớn bắt đầu giảm, để duy trì khách hàng, các ngân hàng khác cũng phải làm theo.
"Tuy nhiên, cạnh tranh bằng hạ lãi suất có giới hạn của nó, nếu vượt qua sẽ ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng. Muốn hạ lãi suất cho vay thì phải hạ lãi suất huy động. Bên cạnh đó nếu hạ lãi suất tiền đồng sâu quá sẽ ảnh hưởng xấu đến tỷ giá. Do vậy chúng ta cần có giải pháp trung dung cho bài toán này", ông Hải khuyến cáo.
Theo dự báo của ông Hải, trong vòng ba tháng tới, lượng cung vốn sẽ tăng lên và lãi suất có chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ giảm không quá sâu, mà ổn định ở mức hợp lý để các doanh nghiệp vay vốn hoạt động hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được giá trị đồng tiền VND (http://www.vietstock.vn/vstfinance/StockDetail.aspx?scode=VND&q=VND).
Song Linh - Vnexpress




Thứ tư, 14/4/2010, 10:02 GMT+7
Chứng khoán châu Á tiếp đà tăng

Nối tiếp đà tăng hôm qua tại Mỹ, chứng khoán châu Á nhích nhẹ đầu ngày hôm nay, trong khi đôla Mỹ giảm điểm khi các nhà đầu tư hồi hộp chờ báo cáo của FED.
Hôm qua, chứng khoán Mỹ nới rộng đà tăng khi giới đầu tư hồ hởi với báo cáo kinh doanh của các ngân hàng và công ty kỹ thuật lớn. Tuy nhiên, tốc độ tăng điểm bị giới hạn bởi một số báo cáo doanh thu khác không mấy tích cực. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên tăng 0,12% điểm, đứng ở mức 11.019,42. Standard & Poor's 500 cũng có thêm 0,07%, đóng cửa ngày ở 1.197,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite có mức tăng thuyết phục hơn với 0,33%.
http://w14.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AC/B2/trader.jpg
Nhà đầu tư làm việc tại sàn chứng khoán New York. Ảnh: Reuters Tại châu Á sáng nay, chứng khoán có ngày đi lên thứ 3 trong vòng 4 ngày gần đây, sau báo cáo doanh thu của Intel hôm qua. Cổ phiếu của Samsung Electronics, nhà sản xuất chip lớn thứ 2 thế giới sau Intel cũng nhờ đó tăng 2,1% giá trị. Chỉ số chứng khoán châu Á Thái Bình Dương MSCI Asia Pacific Index có thêm 0,6 điểm tính đến 9h22 theo giờ Tokyo. Nikkei 225 của Nhật Bản có mức tăng tương tự.
Trong khi đó, đồng đôla Mỹ tiếp tục giảm so với euro khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào hôm nay trước Ủy ban Kinh tế hợp nhất Quốc hội. Bên cạnh đó, thị trường cũng chờ báo cáo doanh số bán lẻ Mỹ và chỉ số giá tiêu dùng vào cuối phiên. Các chuyên gia kỳ vọng doanh số bán lẻ tháng 3 sẽ tăng 1,2% so với tháng trước. Hiện mỗi euro tương đương 1,3608 USD, so với mức 1,3596 USD vào cuối ngày hôm qua.
http://w14.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AC/B2/ben.jpg
Chủ tịch FED sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong ngày hôm nay. Các nhà đầu tư lo ngại rằng ông sẽ tiếp tục nhấn mạnh sẽ gia hạn mức lãi suất thấp thêm một thời gian nữa. Ảnh: Reuters Một quan chức cao cấp tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hôm qua phát biểu nền kinh tế Mỹ vẫn đang ở dưới ngưỡng phục hồi đầy đủ, nên không cần vội vàng áp dụng các biện pháp thắt chặt tài chính. Đại diện khác của FED cũng nói thêm lạm phát cho đến nay vẫn chưa xuất hiện. Trong ngày hôm nay, Chủ tịch Ben Bernanke sẽ có buổi thảo luận với Quốc hội về triển vọng kinh tế.
Morgan Stanley vừa thông báo với các nhà đầu tư rằng quỹ bất động sản trị giá 8,8 tỷ USD của họ có thể mất khoảng 5,4 tỷ USD, tương đương với hai phần ba quỹ do kết quả đầu tư yếu kém. Đây có thể là tổn thất lớn nhất trong lịch sử các quỹ đầu tư bất động sản tư nhân.
http://w14.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AC/B2/toyota.jpg
Dòng xe Lexus GX 460 của Toyota là là nạn nhân tiếp theo của hãng bị gặp hạn. Ảnh: AFPVận đen chưa buông tha nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản Toyota khi hôm qua, họ buộc phải dừng bán dòng xe Lexus GX 460 2010 sau khi một tờ tạp chí tiêu dùng Mỹ cảnh báo khách hàng không nên mua. Với những bài kiểm tra của riêng họ, tờ tạp chí cho rằng dòng xe này có thể gây tai nạn với lỗi liên quan đến hệ thống điều khiển điện.
Hôm qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev kêu gọi WTO đồng ý cho nước này một con đường linh hoạt hơn để vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Theo ông, đáng lẽ Nga đã được vào WTO từ lâu rồi nếu như đường vào của họ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị. Nga cũng kêu gọi cả Mỹ lên tiếng giúp họ được gia nhập Tổ chức càng sớm càng tốt sau 17 năm đàm phán.
Nhà đầu tư uy tín của Mỹ George Soros nhận định gói cứu trợ 30 tỷ euro mà EU dành cho Hy Lạp vẫn chưa đủ để giúp nước này vượt qua khủng hoảng nợ. Kể cả khi có thêm 15 tỷ euro từ IMF, sự giúp đỡ này vẫn chưa thấm vào đâu. Mặt khác, gói cứu trợ cũng sẽ khiến Hy Lạp lún sâu vào tình trạng nợ nần chồng chất. Theo ông, EU cần cho phép Hy Lạp hưởng thêm một số ưu đãi khác về lãi suất và thời gian trả nợ nhằm giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn về tình hình tài chính của quốc gia này.
Thanh Bình


=> TTCK toàn thế giới bao trùm hầu hết là 1 màu xanh, lúc nầy đây cũng vậy. Riêng TTCK Trung quốc bao trùm 1 màu đỏ giảm nhẹ do trận động đất với 617 người chết & 9,980 người bị thương .
http://img10.hostingpics.net/pics/272940368595ulfumkvf8n.jpghttp://img10.hostingpics.net/pics/272940368595ulfumkvf8n.jpg

TTTT1
16-04-2010, 09:16 AM
Phố Wall tăng điểm phiên thứ sáu liên tiếp
16/04/2010 07:48:37


http://******************.vn/images/tintuc/20100416075403reu3.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFCJGF/pho-wall-tang-diem-phien-thu-sau-lien-tiep.html#)
Hiện tại, Thomson Reuters cho rằng, mức lợi nhuận của các tập đoàn trong S&P 500 sẽ tăng trưởng 38,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 36,6% mà hãng đưa ra hồi đầu tháng 4.
Ngày 15/4, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm phiên thứ sáu liên tiếp nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu công nghệ, năng lượng và dịch vụ vận chuyển.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 10/4/2010 đã tăng 24.000, lên 484.000 người, từ mức 460.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 3/4/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,64 triệu.
Bộ này cũng cho biết, sản xuất công nghiệp của Mỹ trong quý 1/2010 đã tăng 7,8%, mức tăng mạnh nhất trong một quý kể từ năm 1999.
Cũng trong ngày 15/4, Bộ Tài chính Mỹ công bố, nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 2/2010 đã mua ròng lượng chứng khoán dài hạn của Mỹ với giá trị 47,1 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với tháng 1. Trong khi đó, nếu tính cả lượng chứng khoán ngắn hạn thì nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9 tỷ USD, từ mức bán ròng 10,2 tỷ USD trong tháng 1/2010.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, ba chỉ số chính ở Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức giảm nhẹ nhưng sau đó đã sớm tăng điểm trở lại. Sau khi tăng mạnh phiên trước đó, áp lực chốt lời gia tăng khiến các chỉ số không tạo được sự bứt phá mà dao động trong biên độ hẹp.
Trong ngày giao dịch, có lúc S&P 500 đã chạm ngưỡng 1.213,92 điểm, mức cao nhất trong 19 tháng. Còn Dow Jones có thời điểm lên 11.154,55, ngưỡng cao nhất trong 19 tháng qua.
Cổ phiếu của UPS phiên này đã tăng hơn 5% sau khi hãng thông báo lợi nhuận khả quan hơn mong đợi. Thông tin này đã giúp cổ phiếu khối dịch vụ vận chuyển tăng mạnh và tạo động lực giúp thị trường đi lên. Chỉ số Dow Jones khối vận chuyển tăng 1,7% lên mức cao nhất trong 52 tuần, trong đó cổ phiếu FedEx tiến thêm 1,7%.
Điểm đáng chú ý nhất trong phiên này chính là diễn biến giao dịch của cổ phiếu Citigroup. Phiên buổi sáng, cổ phiếu này lần đầu tiên vượt 5 USD/cổ phiếu kể từ cuối tháng 8/2009. Tuy nhiên, đến phiên buổi chiều, cổ phiếu này bị bán mạnh và chốt phiên giảm 2,4% xuống 4,81 USD/cổ phiếu. Dù lượng bán rất lớn, nhưng lượng cầu cũng ở mức cao, kết quả là có tới gần 1,5 tỷ cổ phiếu Citigroup được khớp lệnh, tương đương 25% tổng khối lượng khớp lệnh của sàn New York.
Cổ phiếu khối công nghệ tiếp tục tăng điểm mạnh trước khoản lợi nhuận Intel công bố và trước thời điểm Google, AMD công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm. Cổ phiếu Intel đã tăng 2,98%, Cisco tăng 1,23%, AMD lên 2,73% và Google tiến thêm 1,07%.
Đến sau giờ giao dịch chính thức, Google công bố lãi 2 tỷ USD, tương đương 6,06 USD/cổ phiếu, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái (4,49 USD/cổ phiếu). Doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ năm 2009 lên 6,78 tỷ USD. Tuy nhiên mức lợi nhuận của Google lại thấp hơn dự báo của giới phân tích và đẩy cổ phiếu giảm 4,6% xuống 568 USD/cổ phiếu.
Hiện tại, Thomson Reuters cho rằng, mức lợi nhuận của các tập đoàn trong S&P 500 sẽ tăng trưởng 38,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 36,6% mà hãng đưa ra hồi đầu tháng 4.
http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%204.2010/5507.jpg

Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 15/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/4: chỉ số Dow Jones tăng 21,46 điểm, tương đương 0,19%, chốt ở mức 11.144,57. Chỉ số Nasdaq tiến thêm 10,83 điểm, tương ứng 0,43%, chốt ở mức 2.515,69. Chỉ số S&P 500 lên 1,02 điểm, tương đương 0,08%, chốt ở mức 1.211,67.
Thanh khoản phiên này vẫn ở mức cao, trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng khớp lệnh đạt 10,16 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 8 cổ phiếu tăng điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm ở các bang; Bank of America, GE, Mattel & Gannett công bố kết quả kinh doanh.
http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%204.2010/stock4.jpg


Theo VNE

TTTT1
17-04-2010, 11:57 PM
Thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội, TP Hồ Chí Minh: Cung tăng, giá giảm
10:31 16/4/2010

http://www.infotv.vn/images/stories/nganvt/cao%20oc.jpg
(InfoTV) - Công ty Tư vấn BĐS Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo về thị trường BĐS quý 1/2010 tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thị trường văn phòng cho thuê giá có dấu hiệu giảm mạnh.


Nguồn cung tăng nhẹ

Savills cho biết, trong quý 1/2010 thị trường văn phòng TP.HCM có thêm một văn phòng hạng B và 7 văn phòng hạng C. Tổng nguồn cung cho thị trường văn phòng trong Q1/2010 tại TP.HCM tăng 5% so với quý 4/2009. Thị trường TP.HCM có tổng cộng 138 văn phòng của tất cả các hạng với diện tích cho thuê khoảng 838.000 m2.

Trong đó, nguồn cung hạng A có khoảng 100.000 m2, hạng B có 384.000 m2 và hạng C là 354.000 m2. quận 1 chiếm đa số thị phần cung văn phòng, chiếm 54%, quận Tân Bình chỉ chiếm 17%, đứng thứ hai sau quận 1.

Trong quý 2/2010, ước tính TP.HCM sẽ có 11 văn phòng mới sẽ đi vào hoạt động với tổng diện tích gộp khoảng 98.000 m2.

Vì vậy, nguồn cung tương lai tại TP.HCM tính đến cuối năm 2010 có thể chiếm đến 25% tổng cung tương lai với thêm khoảng 315.000 m2 diện tích gộp. Khoảng 50% nguồn cung tương lai trong năm 2010 chủ yếu đến từ 3 dự án lớn là Vincom Tower, Bitexco Financial Tower và A&B Tower.

Theo đó, quận 1 tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường với nguốn cung tương lai chiếm 55%. Đáng chú ý, quận 7 sẽ trở thành một trung tâm thương mại mới vì quận 7 sẽ cung cấp khoảng 250.000 m2 diện tích văn phòng, đứng thứ hai sau quận 1 và chiếm 20% tổng cung tương lai.

Còn tại thị trường Hà Nội, Savills ghi nhận thị trường quý 1/2010 có khoảng 610.000 m2 diện tích văn phòng, tăng nhẹ 3,5% so với quý 4/2009, bao gồm 86 văn phòng các hạng A, B, C phân bố trên 10 quận của thành phố.

Hai tòa nhà văn phòng mới là Hà Nội Tourism Tower (Quận Hoàn Kiếm) và Sky City Tower (Quận Đống Đa) đã bổ sung thêm khoảng 17.600 m2 diện tích văn phòng vào tổng nguồn cung.

Savills dự báo, trong 4 năm tới, Hà Nội sẽ có khoảng 1,9 triệu mét vuông văn phòng từ 120 dự án dự kiến sẽ có mặt trên thị trường, dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Ước tính khu vực quận trung tâm thành phố chỉ chiếm khoảng 5% lượng cung mới này.


http://www.infotv.vn/images/stories/giangpt/van%20phong%20thue.jpg

Hạng B, C "đắt" khách

Giá thuê trung bình cho tất cả các hạng và các quận tại TP.HCM được Savills ghi nhận khoảng 30 USD/m2/tháng, giảm 3% so với quý 4/2009 và giảm 11% so với cùng kỳ năm 2009. Công suất thuê trung bình cho tất cả các hạng và các quận đạt 89% và giữ ổn định so với quý 4/2009 mặc dù có thêm 42.000 m2 diện tích mới trong quý 1/2010.

Nhu cầu thuê văn phòng tại TP.HCM vẫn duy trì ở mức tương đối cao. Lượng diện tích văn phòng được thuê tại TP.HCM trong quý 1/2010 tăng thêm gần 39.400 m2 so với quý 4/2009.

Và đa số lượng giao dịch văn phòng tập trung vào diện tích nhỏ dưới 100 m2. Văn phòng hạng B vẫn được ưu tiên lựa chọn bởi khách thuê mới và khách thuê hiện hữu.

Hiện nay, lượng đầu tư nước ngoài mới tại TP.HCM đã cải thiện. Trong hai tháng đầu năm, 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 325 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản chiếm gần 60% tổng lượng vốn đăng ký này.

Đối với thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội, công suất thuê trung bình của thị trường văn phòng trong quý này đạt mức 85%, tăng nhẹ khoảng 2% so với quý trước và tương đương với mức tăng đạt được trong quý 3 2009.

Khác với thị trường TP.HCM văn phòng hạng B được khách thuê lựa chọn nhiều thì công suất thuê của văn phòng hạng B và C tại Hà Nội quý 1 cũng thu được dấu hiệu lạc quan hơn so với quý 4/2009. Trong khi đó, giá thuê văn phòng trên tất cả các hạng vẫn tiếp tục xu hướng giảm, thấp hơn 3,6% so với quý 4/2009, đạt khoảng 27 USD/m2/tháng.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu phục hồi kể từ cuối 2009 cũng như các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang dần quay lại, tuy nhiên nhu cầu văn phòng trong quý 1/2010 vẫn rất thấp. Quy mô văn phòng hạng A được thuê trong quý này tăng hầu như không đáng kể trong khi văn phòng hạng B thì giảm tới một nửa. Văn phòng hạng C vẫn tiếp tục đạt kết quả tốt nhất.

Trước những tác động ban đầu của quy định cấm sử dụng chung cư vào mục đích cho thuê văn phòng hoặc kinh doanh thương mại, văn phòng hạng C được dự đoán sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nữa trong các quý tiếp theo.

Giá thuê dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm, tuy nhiên, sẽ có thể phục hồi trong vòng 12 đến 16 tháng. Vào thời điểm này, dự tính nhiều khách thuê sẽ linh hoạt tìm địa điểm thuê mới tại các khu vực ngoài trung tâm khi nguồn cung trong khu vực trung tâm thành phố được phủ kín.
Thuý Ngân - InfoTV .

=> Dù mảng BĐS cho thuê có khó khăn như đã tiên liệu trước nhưng giải pháp tốt nhất là cho thuê rẻ hơn để có lời cũng như các phương án B - phương án C .v.v. dự phòng & tiến hành cùng 1 lúc để bổ sung khi cần.
Tận dụng văn phòng sẵn có để triển khai các dự án riêng & phục vụ thêm cho nhu cầu hiện nay.
Đẩy mạnh thu lời triệt để từ các sản phẩm khác.

.v.v.

Văn phòng cho thuê gặp khó khăn thì các công ty trên TTCK VN cũng đồng thời gặp khó khăn như ALT. Tuy nhiên đây chỉ là 1 phần trong mảng kinh doanh của ALT ... nên mức độ ảnh hưởng sẽ không có nếu chấp nhận cho thuê giá rẻ hơn.
Mọi sự bất lợi từ lo ngại sự cạnh tranh của các Trung tâm thương mại khác ảnh hưởng đến ALT, Khu CN Tân Đức ... đều đã được hoạch định để giải quyết :
Cùng là trung tâm thương mại nhưng mỗi bên có mỗi chức năng khác nhau ( ALT là Trung tâm TM cho thuê khá cao cấp với chi phí phù hợp : hạng B ) còn nơi khác thì vừa nhà Trung tâm thương mại cao cấp giá cao chót vót , vừa đan xen bán các căn hộ (dân cư) ... Vì thế mỗi Trung tâm thương mại sẽ đi 1 kênh thị phần riêng .
Bổ sung công năng cho KCN Tân Đức để tận dụng quỹ đất : vừa sử dụng vừa cho thuê với chức năng như 1 khu công nghiệp ...

TTTT1
21-04-2010, 12:02 AM
Thứ 3, 20/04/2010, 17:14
Lãi suất liên ngân hàng VND giảm từ 0,22% đến 0,75%
▪ THÙY DUYÊN (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Th%C3%B9y%20Duy%C3%AAn&bl=1&PageType=5)
20/04/2010 16:27 (GMT+7)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/04/20/Dcuong2.jpg

Tuần qua, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 78.471 tỷ VND và 1.530 triệu USD, bình quân đạt khoảng 15.694 tỷ VND/ngày và 306 triệu USD/ngày - Ảnh: Quang Liên.


Lãi suất liên ngân hàng tuần qua có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn, với các mức giảm từ 0,22% - 0,75%
So với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tuần qua có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn, với các mức giảm từ 0,22% - 0,75%.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần từ 9 – 15/4, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục có xu hướng giảm. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm mạnh nhất từ 11,56% xuống còn 10,81% (giảm 0,75%); tiếp đến là kỳ hạn 1 tháng giảm từ 10,18% xuống còn 9,48% (giảm 0,71%).

Trong tuần, chỉ riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,49% từ 10,28% lên 10,78%. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn đứng ở mức 12%. Tuần này phát sinh thêm giao dịch không kỳ hạn với mức lãi suất là 2,42%.

Các ngày đầu tuần, lãi suất kỳ hạn qua đêm đều dưới 7%/năm, nhưng cuối tuần đã tăng lên trên 7,2%; bình quân ở mức 6,9%/năm, giảm 0,27%/năm so với tuần trước. Lãi suất cho vay cao nhất là 12%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 5,2%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn).

Trong tuần, các giao dịch bằng USD phát sinh ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 2 tuần giảm với các mức giảm không đáng kể, lần lượt giảm 0,01% và 0,22%. Lãi suất các kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng lại có xu hướng tăng mạnh so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước; lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng mạnh từ 0,91% lên 1,75% (tăng 0,84%); lãi suất 1 tháng cũng tăng gấp đôi từ 0,43% lên 0,88%.

Tuần qua phát sinh thêm giao dịch bằng USD ở kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Lãi suất bình quân cao nhất là 2,59%/năm (kỳ hạn 12 tháng); tiếp đến là kỳ hạn 6 tháng là 2,03%; lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,38% đến 1,75%/năm.

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tuần qua, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 78.471 tỷ VND và 1.530 triệu USD, bình quân đạt khoảng 15.694 tỷ VND/ngày và 306 triệu USD/ngày. So với tuần trước, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND tăng 2.976 tỷ đồng và giao dịch bằng USD tăng 261 triệu USD.

Trong tuần, các giao dịch bằng VND chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn dưới 12 tháng; trong đó doanh số giao dịch qua đêm đạt 29.178 tỷ, tăng 406 tỷ so với tuần trước và chiếm tỷ trọng 37% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần. Doanh số giao dịch qua đêm bằng USD là 793 triệu USD, chiếm 52% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần. Trong tuần này doanh số của kỳ hạn 1 tuần tăng mạnh, tăng 5.647 tỷ so với doanh số giao dịch của tuần trước, đạt 28.536 tỷ đồng.

Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần qua (đơn vị: %) Qua đêm 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng KKH VND 6,90 7,55 8,25 9,48 10,81 12,00 10,78 2,42 USD 0,38 0,66 0,58 0,88 1,75 2,03 2,59


21:47 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/4/2010
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tại Hà Nội giảm nhẹ
http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/04/20/CPI2_260.jpg
Tại Hà Nội, giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,11% trong tháng 4.


Cục Thống kê Hà Nội cho biết, CPI tháng 4 của Hà Nội giảm nhẹ ở mức 0,2% so với tháng trước


Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Hà Nội giảm nhẹ ở mức 0,2% so với tháng trước, nhưng tăng 9,44% so với cùng kỳ năm 2009.

Tháng 4 năm nay có ba nhóm hàng giảm nhẹ so với tháng trước gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; văn hóa, thể thao, giải trí và nhóm bưu chính viễn thông, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm ở mức 1,11%. Chính mức giảm của những nhóm hàng này đã góp phần làm giảm chỉ số giá tháng 4.

Ngoại trừ nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có CPI tăng khá mạnh là 1,96%, các nhóm hàng còn lại gồm đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; giáo dục; hàng hóa và dịch vụ khác đều tăng nhẹ, dao động từ 0,03% đến 0,29%.

Cũng trong tháng 4, chỉ số giá vàng và USD đã hạ nhiệt so với tháng trước. Giá vàng giảm nhẹ ở mức 1,05% so tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng tới 33,52%.

Giảm thấp hơn một chút so với chỉ số giá vàng, chỉ số giá USD tháng 4 giảm 1,17% so với tháng 3, song tăng 8,75% so với cùng kỳ năm 2009.
Anh Tùng (Vietnam+)

thuyduong07
21-04-2010, 05:50 PM
Tai sao ALT tot nhu vay ma giao dich thap the, co le CP troi noi ngoai thi truong qua it de mua ban ah.

z550
21-04-2010, 06:48 PM
Thực ra còn này cũng, tốt nhưng có vẻ như ai đố muón thông tính công ty này. Nhưng nói thế thôi, chứ năm nào nó cũng có sóng cả, vấn đề là vào đúng lúc và ra đúng chỗ thôi. Đợt này kiểu gì chẳng lên 27

Tin thì ALT có nhiều khi có khá nhiều. Vấn đề là nhóm làm giá không có ở đây để đẩy & xả vào đầu người đến sau khi tăng hơn " GTSS + EPS 3 năm " hay hơn 60,000 đ/cp chẳng hạn, nên nó thế thôi .
Nhiều khi có tin tốt mà giá có lên đâu. Vì thế cp nào tăng quá mạnh thì cần cẩn thận dù là " có tin" . Cần tẩy chay nếu giá thị trường vượt " GTSS + EPS 3 năm " trong khi còn những cp như ALT .
Nhìn ALT thì biết những cp khác thế nào .

Ở đây chỉ có nhóm đang dìm giá thôi . Đẩy thì chưa có .
Đáy ~ 20,000 đó . Đáy thời suy thoái ~ 18,000 là thấp nhất rồi . Sau hơn 1 năm lợi nhuận tạo ra cũng kha khá .v.v. mà cp cứ "đâm đầu xuống đất, chổng chân lên trời " trông không giống ai :p
Thử nghĩ xem hồi tháng 4 - 5/2009 cứ mơ ALT về giá 20,000 để mua mà mơ hoài có được đâu, không ngờ sau hơn 1 năm lại về : ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG rồi đó .
Những cp như ALT hay cùng thời song hành giờ toàn vượt đỉnh tháng 6/2009 & tăng vài trăm %. Chỉ có mỗi ALT chả biết nói gì vì cp nầy tôi không tham gia làm giá - giữ giá hay gì cả.

Tốt - Rẻ .v.v. thì giới thiệu thôi .

TTTT1
21-04-2010, 10:52 PM
Tai sao ALT tot nhu vay ma giao dich thap the, co le CP troi noi ngoai thi truong qua it de mua ban ah.
=> Tôi cũng nghĩ vậy. Vốn ~ 50 tỷ mà giao dịch còn kém hơn những công ty có vốn ~ 10 - 40 tỷ khác rất rất nhiều.
Có thể do 1 trong các lý do hay vì nhiều lý do sau :

1/ Kỳ vọng cao nên chưa bán .

2/ Chủ yếu đầu tư Lâu & Dài . Không lướt sóng => Cơ hội để đầu cơ & làm giá . Tiếc là các nhóm đầu cơ lại có mũi không được thính. Mãi chạy theo mấy cp không tốt & làm giá để rồi nhai khó khăn hơn nhiều .

3/ Mua phải giá từ ~ 60,000 - 120,000 tuốt trên cao, ở đọt cây ...
Đã lỡ không bán thì giá nầy bán làm gì . Ít nhất cũng lời cho bỏ công chờ đợi ~ 2 năm qua, trong khi cũng số tiền đó với trình độ sẵn có bỏ vào cty nào cũng đã lời ~ 200 - 500% rồi mà em nầy vẫn còn lỗ . Nghĩ cũng ức quá. May là ĐHCĐ vừa rồi trôi qua êm đẹp chứ như mấy công ty có EPS cao như : SAM - GIL - PVD .v.v. xẩy ra các cuộc tranh luận nẩy lửa, cả hội trường như nóng lên & hàng loạt CĐ cực kỳ bức xúc khi thấy họ không có nhiều quyền lợi ( mua cp công ty mà không có lời .v.v. ) , CĐ thay phiên nhau chửi HĐQT - BGĐ ... :106:



Thực ra còn này cũng, tốt nhưng có vẻ như ai đố muón thông tính công ty này. Nhưng nói thế thôi, chứ năm nào nó cũng có sóng cả, vấn đề là vào đúng lúc và ra đúng chỗ thôi. Đợt này kiểu gì chẳng lên 27

=> Trời. Giá 27,000 là giá vốn của 1 số ít người để huề vốn thôi , trong đó có tôi ;) ( nếu không tính những tổn thất do bán các cp khác mua ALT trong khi các cp đó tăng thêm ~ 150 - 400% ) :mad:
Chủ yếu khối lượng giao dịch lớn toàn mua giá ~ 80,000 - 110,000 kìa :p

.v.v.

z550
22-04-2010, 02:23 PM
Bác ơi dân lướt sóng chỉ đến tầm giá đó là nhả, cao hơn để các bác đổ bô vào đầu à.
Mà em này chưa thu hút được lực cầu ngoài thị trường, cầu mấy hôm nay là của mấy ông ôm hàng giá cao mua TB giá thế thôi. Em lại tạm biết én rồi, hẹn mùa sau.



=> Trời. Giá 27,000 giá vốn của 1 số ít người để huề vốn thôi , trong đó có tôi ;) ( nếu không tính những tổn thất do bán các cp khác mua ALT trong khi các cp đó tăng thêm ~ 150 - 400% ) :mad:
Chủ yếu khối lượng giao dịch lớn toàn mua giá ~ 80,000 - 110,000 kìa :p

.v.v.

TTTT1
22-04-2010, 10:18 PM
Bác ơi dân lướt sóng chỉ đến tầm giá đó là nhả, cao hơn để các bác đổ bô vào đầu à.
Mà em này chưa thu hút được lực cầu ngoài thị trường, cầu mấy hôm nay là của mấy ông ôm hàng giá cao mua TB giá thế thôi. Em lại tạm biết én rồi, hẹn mùa sau.
=> Uhm, trong đó có tôi . Tôi cũng sẵn sàng mua thấp để bình quân giá đây tuy khối lượng không nhiều . Đi vui vẻ nhé :103:
Hẹn gặp nhau ở bãi đỗ 34,000 - 36,000 :7177:
:uongruou::banhsn::heo3:



Thứ ba, 20/4/2010, 08:51 GMT+7
Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế

Đường, trứng, ngũ cốc, thực phẩm, bia, rượu, ôtô chuyên dùng, linh kiện phụ tùng ôtô... cùng hàng trăm dòng thuế của Việt Nam đang được xem xét cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA).
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các đơn vị có liên quan để hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2010 - 2011.
http://c.upanh.com/proxy/v2/0/565/2cea4f91f050d53bb037f8f7d18a8519.jpg
Hàng điện tử sẽ ngày càng giảm giá. Ảnh: Hoàng Hà. Theo dự thảo, các mặt hàng thực phẩm, ngũ cốc, gia súc, gia cầm có thuế suất phổ biến ở mức 0%, 5%, 7%, 8% thay vì mức 5%, 10%, 15% và 20% như hiện tại. Các loại sữa, kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất lượng khác có thuế suất dự kiến 10%, thay cho mức 15% hiện hành. Sữa và kem cô đặc đã pha thêm đường và chất khác có thuế suất phổ biến 5%, 7% và 15%, thay vì mức 8%,10% và 20%.
Một số mặt khác như điều hòa, máy phát điện, thiết bị chiếu sáng cũng nằm trong đợt điều chỉnh thuế lần này. Mức thuế phổ biến áp dụng, 5%, 10% và 15%. Các mặt hàng khác như ôtô, xe chuyên dùng, máy bay các loại giữ nguyên theo thuế suất hiện hành…
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực từ đầu tháng 6/2007. Theo đó các nước này sẽ miễn thuế cho gần 8.000 dòng thuế từ Đông Nam Á. ASEAN cũng sẽ giảm thuế còn 0-5% cho 45% danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc.
Việt Nam cũng cắt giảm thuế suất của 200 dòng hàng giao thương đối với nước Hàn. Theo cam kết cắt giảm thuế quan AKFTA, thuế suất của không dưới 90% tổng dòng thuế trong biểu nhập khẩu mỗi nước ASEAN 10 sẽ phải giảm dần và loại bỏ hoàn toàn vào 2010, một số dòng thuế linh hoạt đến 2012. Trong khi đó, Việt Nam được cắt giảm thuế quan chậm hơn 6 năm nên thời hạn tương ứng là 2016 và 2018.
Theo đó, các mặt hàng có thuế suất trên 60% của năm 2006 được giảm còn 50% năm 2007, 40% vào năm 2008; sau đó cứ giảm tiếp 10% mỗi năm cho đến 2016 còn 0%. Thuế suất hiện tại ở mức 40-60% sẽ được cắt giảm còn 35% năm tới, 25% cho 2009, 20% rồi 15% và 10% lần lượt vào các năm 2011, 2013 và 2015.
Vào năm 2015, Việt Nam sẽ cắt giảm hầu hết danh mục thuế quan AKFTA xuống còn 0-5%. Một năm sau sẽ miễn thuế hoàn toàn, trừ vài dòng thuế linh hoạt.
Hồng Anh


13:04 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/4/2010
Một số khoản vay theo lãi suất thỏa thuận được hỗ trợ 100% lãi suất


http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/04/20/Ho_260.jpg
▪ P.V (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=P.V&bl=1&PageType=5)

Khi vay theo lãi suất thỏa thuận để mua xe tải nhẹ trọng tải dưới 5 tấn sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất.


Mua máy móc, thiết bị cơ khí để phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp,... được hỗ trợ 100% lãi suất

Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2870/NHNN-CSTT hướng dẫn các ngân hàng thương mại, công ty tài chính và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay đối với các khoản cho vay theo lãi suất thỏa thuận.



Theo đó, khi thu lãi tiền vay đối với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để mua các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí để phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp, xe tải nhẹ trọng tải dưới 5 tấn, máy vi tính để bàn, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ghi trong hợp đồng tín dụng (phụ lục hợp đồng tín dụng); số tiền lãi được hỗ trợ tính trên số tiền vay và thời gian thực tế.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại, công ty tài chính theo quy định hiện hành.

Cũng tại công văn này, Thống đốc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện việc kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các ngân hàng thương mại, công ty tài chính trên địa bàn thực hiện không đúng nội dung nêu trên.


Thứ Ba, 20/04/2010 (GMT+7)
Từ 21/4, Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu


(GD&TĐ) - Các tờ khai hải quan nhập khẩu xăng dầu từ ngày mai, 21/ 4, sẽ được giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống 17%. Các mặt hàng dầu như dầu hỏa, diezel áp dụng thuế suất 10%, thay cho mức 15% hiện hành.
http://c.upanh.com/proxy/v2/0/569/54e0fdf2db81669f0e4bb73a9b71c77d.jpg
Bộ Tài chính: giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cứu doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. (Ảnh minh họa, internet) Đây là quyết định của Bộ Tài chính vừa được ban hành nhằm tháo gỡ cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khỏi bị thua lỗ lớn; trong khi phải nhập xăng với giá cao nhưng lại không được tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước
Mức hỗ trợ thuế này được coi là đủ liều để doanh nghiệp tiếp tục kìm giá bán lẻ trong một thời gian nữa. Chủ trương của Bộ Tài chính là chưa tính đến phương án điều chỉnh giá bán lẻ trong nước bởi thời điểm hiện tại được coi là quá nhạy cảm. Nếu tăng giá bán lẻ, hàng loạt nhóm mặt hàng khác sẽ viện cớ để "té nước theo mưa". Do đó, sau thuế, cơ quan quản lý sẽ áp dụng thêm một số biện pháp hành chính khác trong trường hợp, dầu thế giới tiếp tục tăng cao, doanh nghiệp trong nước lỗ ngày càng nặng.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với giá xăng dầu thế giới nhập khẩu tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp chịu lỗ là khó tránh khỏi. Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu lần này nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện chỉ thị của Thủ tướng tiếp tục giãn các lần tăng giá từ nay đến hết tháng 6.
Quyết định trên được ban hành khi giá xăng thành phẩm giao dịch tại thị trường Singapore vọt lên trên ngưỡng 90 USD một thùng vào ngày đầu tuần. Giá các mặt hàng dầu cũng đang đứng ở ngưỡng rất cao trên dưới 93 USD một thùng. Với giá nhập khẩu như vậy, mỗi lít xăng dầu doanh nghiệp đang lỗ trên 1.000 đồng, đã trừ 300 đồng lợi nhuận định mức. Quỹ bình ổn đã xả được khoảng 500 tỷ đồng cũng chưa giúp doanh nghiệp thoát lỗ.

Giang Đông

TTTT1
25-04-2010, 12:20 AM
Thứ năm, 28/01/2010, 02:08 (GMT+7)

IMF: Kinh tế toàn cầu năm 2010 sẽ tăng trưởng gần 4%


Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 26-1 công bố báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” đánh giá kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm nay và sang năm 2011 là 4,3%.

Hãng Reuters dẫn lời các chuyên gia của IMF cho biết, kinh tế thế giới sẽ phục hồi không đồng đều. Các nền kinh tế phát triển sẽ phục hồi chậm chạp và phải phụ thuộc vào các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ, trong khi các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, dự kiến đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2,7% trong năm nay, trong khi đó các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có thể tăng trưởng 8,4% trong năm nay và năm sau.
Trung Quốc, đi tiên phong trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, có thể tăng trưởng tới 10%. Với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới (sau khi Trung Quốc vươn lên hàng thứ 2 trong năm 2009), IMF giữ nguyên mức dự đoán tăng trưởng là 1,7%. Dự đoán tăng trưởng GDP của 16 nước thuộc khu vực sử dụng đồng EUR cũng được IMF nâng từ 0,3% lên 1,0%.

Các nền kinh tế châu Á tuy đang dẫn đầu thế giới về tốc độ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, nhưng vẫn cần duy trì các gói kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, IMF cảnh báo vẫn tồn tại nhiều nguy cơ đối với quá trình phục hồi như tình trạng thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, nợ, giá dầu mỏ tăng cao…

V.L.


22/04/2010 | 17:44:00
Kinh tế thế giới tăng tốc trên đường phục hồi



http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=44065&at=0&ts=300&lm=634075641320300000
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)
(http://www.vietnamplus.vn/Home/Kinh-te-the-gioi-tang-toc-tren-duong-phuc-hoi/20104/42469.vnplus#)

Giới phân tích đang đưa ra những dự báo lạc quan về một thời kỳ tăng trưởng mới, khi các nhà máy trên khắp thế giới đang sản xuất với tốc độ kỷ lục, giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ nhanh hơn mọi dự báo cách đây chỉ vài tháng.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 21/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh hơn dự kiến và sản lượng toàn cầu dự báo sẽ tăng 4,25% trong năm nay, nhờ lòng tin đã trở lại với người tiêu dùng, giới kinh doanh và các thị trường tài chính.

Theo báo cáo, kinh tế thế giới sau khi giảm 0,6% năm 2009 sẽ trở lại tăng trưởng 4,2% năm nay và 4,3% năm 2011, với các thị trường đang nổi Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu sự phục hồi.

Tập đoàn tài chính Mỹ JPMorgan Chase cũng cho biết tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo toàn cầu trên đà tăng mạnh kể từ tháng 3/2010, đặc biệt ở Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc, với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của toàn thế giới đạt mức tăng cao nhất kể từ năm tháng 1/1998.

Tại Mỹ, Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết sản lượng của các nhà máy tăng tám tháng liên tiếp và đã đạt tới nhịp độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2004, với số lượng đơn đặt hàng tăng 60% trong tháng 3/2010.

Các công ty Mỹ sở hữu nguồn vốn dồi dào hơn 1.000 tỷ USD sẽ tiếp tục tăng thêm sản lượng tại các nhà máy trong nhiều tháng nữa, giúp tạo thêm 45.000 việc làm kể từ đầu năm nay và mở ra những xu hướng mới cho ngành công nghiệp chế tạo, vốn chiếm 22% trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong tháng Ba, chỉ số sức mua của Mỹ tăng từ 56,5 điểm tháng Một lên 59,6 điểm, vượt qua mọi dự báo của các nhà kinh tế.

Trong khi đó, sản lượng công nghiệp ở Anh cũng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 năm, còn nhịp độ tăng tại Khu vực đồng euro cũng ở mức cao nhất 5 năm.

Công nghiệp ôtô thế giới cũng đang phục hồi nhanh với tất cả các hãng xe hơi lớn trên thế giới đều có doanh thu tháng Ba tăng so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng thấp nhất của General Motors (Mỹ) cũng đã lên tới 21%, và mức tăng cao nhất 43% thuộc về Nissan Motor (Nhật Bản). Ford Motor (Mỹ) cũng đạt mức tăng doanh thu 40%.

IMF đánh giá các thị trường đang nổi ở châu Á sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu trên con đường phục hồi của kinh tế toàn cầu.

IMF dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong cả hai năm 2010 và 2011, còn GDP của Ấn Độ ước tăng 8,8% năm 2010 và 8,4% năm 2011, nhờ nhu cầu nội địa tăng cao.

Cùng với đó, Mỹ Latinh dự kiến cũng trở thành một trong những nền kinh tế khu vực có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất, với GDP dự báo tăng 4,1% trong năm tới, nhờ có các chính sách phù hợp và điều kiện cơ bản thuận lợi, như hệ thống tài chính vững mạnh, giúp thu hút nguồn vốn đầu tư.

Brazil -nền kinh tế tăng trưởng lớn thứ 2 khu vực, dự kiến đạt 5,5% nhờ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đầu tư tăng mạnh.

Tại Trung Đông, kinh tế cũng đang phục hồi với tốc độ mạnh mẽ, nhờ giá dầu tăng cao và chương trình chi tiêu hào phóng của chính phủ các nước giàu hơn trong khu vực. Theo IMF, kinh tế của Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng 4,5% trong năm nay và 4,8% năm 2011.

Báo cáo của IMF cho rằng kinh tế Mỹ, vốn nằm trong tâm bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ đảo ngược mức giảm 2,4% năm 2009 trở lại tăng trưởng ở mức 3,1% năm nay và 2,6% năm 2011.

Trong khi đó, do nằm trong số những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khủng hoảng kinh tế, các cường quốc ở châu Âu và Nhật Bản tiếp tục bị tụt hậu.

GDP của eurozone dự báo chỉ tăng 1% năm nay và 1,5% năm 2011, do tình trạng mất cân bằng tài khóa và tài khoản vãng lai giữa các nước thành viên.

IMF lưu ý cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, những khó khăn kéo dài trong khu vực ngân hàng và tình hình ngân sách của các công ty cũng như hộ gia đình có thể sẽ làm chậm đà phục hồi của châu Âu.

Ngoài khu vực Eurozone, kinh tế Anh dự báo cũng chỉ tăng 1,3% trong năm nay, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất trong 16 năm.

Tại Nhật Bản, IMF dự báo GDP sẽ tăng 1,9% năm nay và 2% năm 2011, sau khi giảm 5,2% năm 2009.

Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ nhận định những thành quả trong ngành công nghiệp toàn cầu sẽ báo trước sự phát triển tăng vọt trong buôn bán toàn cầu.

Tuy nhiên, các cơ quan dự báo cũng cảnh báo những nhân tố hiểm hoạ tiềm ẩn, như sức ép lạm phát, thị trường bất động sản tiếp tục suy yếu, thất nghiệp tăng cao và những căng thẳng trong quan hệ buôn bán.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng 75% trong năm 2009 đã bắt đầu gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế quốc gia và quốc tế.

Trong báo cáo vừa công bố, IMF cũng cảnh báo triển vọng kinh tế thế giới vẫn bất ổn một cách bất thường, mặc dù nhiều nguy cơ đã giảm bớt, do tỷ lệ thất nghiệp cao và các ngân hàng vẫn ngần ngại cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn.

Theo IMF, Mỹ và các nước phát triển khác đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc vừa kiềm chế thâm hụt vừa duy trì mức chi tiêu cao của chính phủ để kích thích kinh tế.

Điều này đang thể hiện rõ nhất ở Hy Lạp, và nguy cơ trong ngắn hạn đó là nếu không được kiểm soát, vấn đề nợ chủ quyền ở nước này có thể sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng trầm trọng.

IMF kêu gọi các nước thành viên thực hiện các chính sách cân bằng nhằm duy trì và củng cố đà phục hồi. Do nợ công gia tăng trong thời gian suy thoái, những chính sách "rút lui" của nhiều nền kinh tế phát triển cần chú trọng vào việc củng cố tài khóa và cải tổ khu vực tài chính.

Tuy nhiên, IMF cảnh báo việc rút lại các gói kích thích kinh tế quá sớm hoặc nhanh chóng thắt chặt lãi suất hiện ở mức gần 0% có thể làm chậm đà phục hồi./.
Phương Thảo-Anh Tuấn (Vietnam+)

TTTT1
25-04-2010, 10:24 PM
2/04/2010 | 11:22:00
Lạc quan về tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=43997&at=0&ts=300&lm=634075322894030000
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ngày 21/4, các cơ quan phân tích kinh tế thế giới đều đưa ra dự báo lạc quan về thời kỳ tăng tốc của tiến trình phục hồi kinh tế thế giới.

Các số liệu mới nhất cho thấy các nhà máy trên khắp thế giới đang sản xuất với tốc độ kỷ lục khiến nền kinh tế thế giới phục hồi nhanh (http://www.vietnamplus.vn/Home/IMF-Kinh-te-the-gioi-phuc-hoi-nhanh-hon-du-bao/20103/37994.vnplus) hơn mọi dự báo chỉ cách đây vài tháng.
Tại Mỹ, Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết, sản lượng của các nhà máy tăng tám tháng liên tiếp và đã đạt tới nhịp độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2004 với số đơn đặt hàng tăng 60% trong tháng 3/2010.

Công nghiệp chế tạo chiếm 22% nền kinh tế Mỹ. Các công ty Mỹ sở hữu nguồn vốn dồi dào hơn 1.000 tỷ USD sẽ tiếp tục đẩy sản lượng của các nhà máy tăng liên tục trong nhiều tháng nữa, tạo thêm 45.000 việc làm kể từ đầu năm 2010 và mở ra những xu hướng mới cho công nghiệp chế tạo.

Chỉ số sức mua tăng từ 56,5 vào tháng Một lên 59,6 trong tháng Ba, vượt qua mọi dự báo của các nhà kinh tế.

Theo số liệu của tập đoàn tài chính Mỹ JPMorgan Chase, công nghiệp chế tạo toàn cầu tăng mạnh kể từ tháng Ba năm nay, đặc biệt nhanh ở Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Sản lượng công nghiệp của các nhà máy ở Anh tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 năm qua.

Sản lượng công nghiệp của các nhà máy ở các nước thuộc khu vực đồng tiền chung euro tăng nhanh nhất trong 5 năm qua, đặc biệt ở Đức, Pháp, Hà Lan, Áo và Italy.

Số đơn đặt hàng xuất khẩu trên toàn cầu tăng cao nhất kể từ tháng 1/1998.

Công nghiệp ôtô thế giới cũng phục hồi nhanh với tất cả các hãng chế tạo ôtô lớn trên thế giới đều tăng doanh thu kể từ tháng Ba năm nay so với cùng tháng này năm trước, từ mức thấp nhất 21% của hãng General Motors (Mỹ) đến mức cao nhất là 43% của hãng Nissan Motor (Nhật Bản).

Hãng Ford Motor (Mỹ) cũng tăng doanh thu 40%.

Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ nhận định những thành quả trong công nghiệp toàn cầu này sẽ báo trước sự phát triển tăng vọt trong thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, các cơ quan dự báo kinh tế thế giới cũng cảnh báo những nhân tố hiểm họa tiềm ẩn đối với nền kinh tế toàn cầu như lạm phát, thị trường bất động sản tiếp tục suy yếu, thất nghiệp và quan hệ căng thẳng trong thương mại./.
(TTXVN/Vietnam+)


Thứ Tư, 21/4/2010, 20:42 (GMT+7)
Việt Nam đặt mục tiêu giảm 20-30% chi phí năng lượng
Mộng Bình

http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/33230/5a98b_hoithao_200.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (giữa) đang trình bày các vấn đề về năng lượng và biến đổi khí hậu tại diễn đàn kinh tế Đức-Việt Nam tại TPHCM ngày 21-4 - Ảnh: Mộng Bình

(TBKTSG Online) – Việt Nam đang phấn đấu đạt mục tiêu cắt giảm 20-30% chi phí năng lượng trong 5 đến 10 năm tới so với hiện nay, và kêu gọi các doanh nghiệp tham đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết tại Hội nghị kinh tế Đức-Việt Nam lần thứ nhất về chủ đề biến đổi khí hậu và năng lượng tại TPHCM ngày 21-4, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức ở nước ngoài (German Industry and Commerce) tổ chức với sự hỗ trợ của tập đoàn Siemens AG.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5 tới sẽ bao gồm các quy định và biện pháp cụ thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng cho rằng cần có các biện pháp chế tài để hạn chế các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, và điều này cũng sẽ được đưa vào dự thảo luật. Ngoài ra, Chính phủ sẽ có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng như sử dụng nguồn năng lượng này.
Trong chiến lược của năng lượng Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến các nguồn năng lượng mới, sạch và tái tạo sẽ đáp ứng 9-10% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam vào năm 2020. Và muốn đạt được điều này cần phải có khung pháp lý hiệu quả. Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nghị định dự thảo khuyến khích phát triển năng lượng mới. Cốt lõi của nội dung nghị định này là nhà nước sẽ hỗ trợ như thế nào để phát triển nguồn năng lượng này, mà trước hết là do các nhà đầu tư tư nhân, doanh nghiệp đầu tư.



Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, một số doanh nghiệp đề nghị lượng năng lượng sản xuất từ turbine gió được bán với giá 12-13 xu Mỹ/kwh, trong khi hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua điện của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện ở mức bình quân 5 xu Mỹ/kwh và bán lại cho người tiêu dùng với mức bình quân là 5,2-5,3 xu Mỹ/kwh. Do vậy, giá của các nguồn năng lượng sạch cũng cần phải được tính toán kỹ.
Việc đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch này, theo bộ trưởng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và do vậy trong nhiều trường hợp chính phủ phải giúp tìm nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Ông nói thêm cần phải có sự hỗ trợ, khuyến khích thì mới phát triển các nguồn năng lượng này ở Việt Nam.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết Việt Nam đã đề nghị với các tổ chức quốc tế và nước ngoài, trong đó có Đức, Phần Lan, Đan Mạch và Nhật hỗ trợ tìm các giải pháp phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả, giảm thiểu các tác động xấu của biến đổi khí hậu.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo, ông Rolf Schulze, Đại sứ Đức tại Việt Nam, cho biết Chính phủ Đức dành khoảng 1/3 trong tổng số hơn 150 triệu euro vốn ODA cam kết trong giai đoạn 2010-2011 cho lĩnh vực năng lượng và biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng đây là 2 trong số các lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hợp tác giữa Đức và Việt Nam.

Hội nghị kinh tế Đức-Việt Nam lần thứ nhất về chủ đề biến đổi khí hậu và năng lượng là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 35 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Hơn 200 khách mời đã tham dự sự kiện.
Hai chính phủ đã thỏa thuận tổ chức "Năm Đức tại Việt Nam" trong năm nay. Viện Goethe được ủy nhiệm tổ chức hơn 50 hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ chương trình "Năm Đức tại Việt Nam".


24/04/2010 | 10:10:00
"Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến"

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=44198&at=0&ts=300&lm=634077017704500000
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Reuters)

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), kết thúc ngày 23/4 tại thủ đô Washington của Mỹ, ra tuyên bố nêu rõ sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự kiến.

Tuyên bố nhấn mạnh kinh tế thế giới đã ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ trong quá trình phục hồi, chủ yếu nhờ nỗ lực phối hợp chính sách của G-20; đồng thời nêu rõ cam kết của các nước tiếp tục nỗ lực chung nhằm đảm bảo sự phục hồi bền vững.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng cũng hối thúc các quốc gia thành viên hành động để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng và ổn định hơn trong trung hạn.

Một chủ đề quan trọng được bàn thảo tại hội nghị lần này là kế hoạch rút dần các biện pháp hỗ trợ tài chính và kinh tế vĩ mô được chính phủ các nước áp dụng nhằm đối phó với khủng hoảng toàn cầu.

Theo quan chức tài chính các nước, đã đến lúc các nước cần cân nhắc một chiến lược thoái lui hợp lý, phù hợp điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Ngoài ra, giới lãnh đạo tài chính và ngân hàng G-20 cũng thảo luận phương thức tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu - một nhiệm vụ khó khăn do sự chênh lệch về tốc độ phục hồi giữa những nền kinh tế phát triển và đang nổi lên.

Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đã thoát khỏi sự suy thoái kinh tế tốt hơn nhiều so với Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu. IMF dự báo rằng các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng hơn 3% trong năm nay, trong khi con số này đối với các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển là hơn 6%.

Tại hội nghị, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G-20 đã yêu cầu Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cân nhắc áp dụng các mức thuế đối với những ngân hàng lớn nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Tuy nhiên, trong vấn đề này vẫn tồn tại bất đồng trong nội bộ G-20. Trước đó, IMF đã khuyến nghị các ngân hàng và các thể chế tài chính khác nộp lệ phí để bù đắp chi phí cho các gói cứu trợ của chính phủ trong tương lai.

Ngoài ra, các bộ trưởng còn cho rằng sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã lắng dịu, thế giới cần tập trung nỗ lực cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị đã bị phủ bóng đen bởi "bóng ma" vỡ nợ (http://www.vietnamplus.vn/Home/Hy-Lap--sau-hon-vao-cuoc-khung-hoang-no/20104/40809.vnplus) của Hy Lạp và những quan ngại rằng tình hình ở quốc gia này có thể lặp lại ở các nước khác thuộc khu vực đồng euro. Sau nhiều tuần cân nhắc, Athens đã yêu cầu khoản hỗ trợ 45 tỷ euro (khoảng 60 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và IMF nhằm vượt qua khủng hoảng nợ.

Các nước thành viên khu vực đồng euro như Bồ Đào Nha, Italy, Ireland và Tây Ban Nha hiện đang ngấp nghé "giới tuyến lửa". Trong khi đó, cũng có những ý kiến lo ngại về thực trạng kinh tế Mỹ và Anh.

Ra đời năm 1999 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1990 của thế kỷ trước, mục tiêu của G-20 là phối hợp hành động giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong việc giải quyết những thách thức lớn của nền kinh tế toàn cầu.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G-20 năm nay diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh mùa Xuân thường niên của hai thể chế tài chính đa phương lớn nhất thế giới là Ngân hàng thế giới (WB) và IMF./.
(TTXVN/Vietnam+)

TTTT1
27-04-2010, 08:55 AM
22/04/2010 2:18:49 PM
Giá dầu trượt giảm trước thông tin xấu
http://images..com/chungkhoan_ognqvyve609414801large.jpg
Giá dầu sụt giảm sau khi Ủy Ban Năng Lượng Hoa Kỳ công bố trữ lượng dầu lưu kho tăng cao bởi khối lượng nhập khẩu leo lên mức cao nhất kể từ tháng 09/2009 đến nay.

Toby Hassall, chuyên gia đầu tư của CWA Global Markets Pty tại Sydney nhận xét: “Có thể nhận thấy thị trường dầu tại Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ và báo cáo dầu dự trữ đêm qua dường như khá phù hợp. Thị trường đang có những phản hồi với các con số DOE đầy khả quan.

Cụ thể là, giá dầu giao tháng 6 tăng 36 cent, tương đương với 0,4%, chạm ngưỡng $83.32/thùng trên nhánh điện tử của sàn Nymex. Tính tại thời điểm 8:58 a.m theo giờ Singapore, hợp đồng loại dầu này đứng ở mức $83.35/thùng.

Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu sụt giảm do đô la tăng trở lại so với đồng Euro sau khi chi phí để Hy Lạp giải quyết vấn đề vay nợ đạt tới mức kỷ lục. Đà hồi phục của đồng USD phần nào kiềm chế sức hấp dẫn đầu tư của thị trường hàng hóa.

Lúc 10:36 a.m giờ Sydney, đồng dollar ít biến động quanh ngưỡng $1.3389/Euro.

Đầu phiên hôm qua, giá dầu tăng cao sau khi IMF công bố dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm nay. Theo dự đoán của tổ chức này, nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ tăng trưởng 4,2%.

Nối tiếp đà tăng, dầu Brent giao tháng 6 đánh mất 17 cent, chạm mốc $85.53/thùng trên sàn ICE Futures Europe exchange.

Phạm vi giao dịch trong ngày có ngưỡng hỗ trợ chính là 80.35 và ngưỡng cản chính là 85.55.
(Theo GV)

Chỉ số giá TP.HCM tháng 4 tăng 0,23%
22/04/2010 09:36:21
Cục Thống kê TP.HCM cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng IV/2010 trên địa bàn TP chỉ tăng nhẹ 0,23% so với tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số này có mức tăng 9,99%.
Sau khi tăng mạnh vào các tháng trước, các mặt hàng lương thực, thực phẩm tháng này bắt đầu giảm, góp phần kéo chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,26%. Đáng lo ngại là ăn uống ngoài gia đình đã tăng tới 0,62%.

Dẫn đầu nhóm tăng giá là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,96%. Trong đó tập trung vào các mặt hàng sắt thép tăng trên 7%.

Theo TT



21:47 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/4/2010
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tại Hà Nội giảm nhẹ

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/04/20/CPI2_260.jpg
Tại Hà Nội, giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,11% trong tháng 4


Cục Thống kê Hà Nội cho biết, CPI tháng 4 của Hà Nội giảm nhẹ ở mức 0,2% so với tháng trước

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Hà Nội giảm nhẹ ở mức 0,2% so với tháng trước, nhưng tăng 9,44% so với cùng kỳ năm 2009.

Tháng 4 năm nay có ba nhóm hàng giảm nhẹ so với tháng trước gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; văn hóa, thể thao, giải trí và nhóm bưu chính viễn thông, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm ở mức 1,11%. Chính mức giảm của những nhóm hàng này đã góp phần làm giảm chỉ số giá tháng 4.

Ngoại trừ nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có CPI tăng khá mạnh là 1,96%, các nhóm hàng còn lại gồm đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; giáo dục; hàng hóa và dịch vụ khác đều tăng nhẹ, dao động từ 0,03% đến 0,29%.

Cũng trong tháng 4, chỉ số giá vàng và USD đã hạ nhiệt so với tháng trước. Giá vàng giảm nhẹ ở mức 1,05% so tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng tới 33,52%.

Giảm thấp hơn một chút so với chỉ số giá vàng, chỉ số giá USD tháng 4 giảm 1,17% so với tháng 3, song tăng 8,75% so với cùng kỳ năm 2009.

Anh Tùng (Vietnam+)

z550
27-04-2010, 02:21 PM
Có mỗi mình bác cũng buồn nhỉ? Hôm nay em nó fl rồi, chắc lại về 20 thôi bác nhỉ :77:

TTTT1
27-04-2010, 09:36 PM
Có mỗi mình bác cũng buồn nhỉ? Hôm nay em nó fl rồi, chắc lại về 20 thôi bác nhỉ :77:
=> Nó về thì thây kệ nó bác àh . Còn tiền cứ canh những con nào khác có sóng lớnmà mua, con nầy cứ để đấy chờ ~ 60,000 rồi hẳn tính chuyện bán vì quay đi quẩn lại cả TTCK chỉ có mỗi vài em như ALT là còn vùng đáy & rẻ thôi . Bán rồi chả biết mua gì, thôi thì còn tiền thì lướt các em khác, riêng ALT để dành làm mắm.
TTCK mà đảo lộn, cp thế nầy mà có giá như mấy công ty phá sản - giải thể - sáp nhập do thua lỗ ... thì sự lộ liễu càng tăng, BBs càng mất phép, công lực càng suy yếu ... NHìn ALT mà thấy mặt trái của TTCK & biết chốt lời mấy em tăng quá cao .

LỢI THẾ TRƯỚC MẮT - KHÔNG CẦN BÁNH VẼ TƯƠNG LAI : Chả mấy cty nào có thể lợi nhuận cao mãi ( nhất là nếu có đợt thanh tra thì mấy công ty có EPS ~ 8,000 trở lên đều có khả năng vào tù bóc lịch đấy ... ) ;)

.v.v.

TTTT1
28-04-2010, 10:23 AM
ALT có tin tốt rồi bà con ơi :p
LNST quý nầy so với năm trước tăng mạnh mẽ :chao: http://www..com/Images/Emoticons/6.gif
http://www..com/Images/Emoticons/69.gif

nhaque82
29-04-2010, 09:10 AM
ALT có tin tốt rồi bà con ơi :p
LNST quý nầy so với năm trước tăng mạnh mẽ :chao: http://www..com/Images/Emoticons/6.gif
http://www..com/Images/Emoticons/69.gif
3,18tỷ/VCSH 200 tỷ
Lợi nhuận quá ít
Hôm qua em đã mua một ít
Lên cùng tàu với bác cho vui

TTTT1
29-04-2010, 01:25 PM
3,18tỷ/VCSH 200 tỷ
Lợi nhuận quá ít
Hôm qua em đã mua một ít
Lên cùng tàu với bác cho vui
Nếu so sánh đơn giản thế thì rất nhiều cty trên TTCK đều có giá rất thấp & chỉ bằng ~ 1/2 - 1/10 so với giá thị trường hiện nay.

Số tiền ALT dùng đầu tư cho nhà đất với giá nhà nước ( khác xa giá thị trường ) vẫn ở dạng giá gốc, giá thành của lúc bỏ tiền ra đầu tư mà chưa tính đến giá trị thị trường vào thời điểm hiện nay hay sau ~ 45 năm tới .

Dựa vào bản chất vấn đề tôi thấy ALT là cp rẻ nhất trong vài cp rẻ nhất TTCK VN mà không cần bánh vẽ, kỳ vọng tương lai (có thể tốt mà cũng có thể xấu) .v.v.
Không ai dám chắc tương lai bất kỳ công ty nào đang tốt hiện nay sẽ tiếp tục tốt hay trở nên xấu đi ...
Vì thế chọn những cty có tình hình xấu nhất (phá sản , giải thể .v.v. với giá bèo mà mua cũng có những lý do chính đáng như thế. ALT thì tốt hơn hẳn thế, nhưng giá thị trường thì chả khác gì những cty nầy).
ALT là cp vùng đáy tồi tệ nhất có thể so sánh với cổ phiếu mấy công ty phá sản, giải thể, sáp nhập do thua lỗ .v.v.

Cp không cần dùng đòn bẩy P/E > 6 vì có giá thị trường dưới GTSS.

Cứ thử thành lập 1 công ty như ALT với mạng lưới hoạt động hiện nay - số năm kinh nghiệm - giá trị thương hiệu - mua được giá nhà đất theo giá nhà nước( không phải giá thị trường) .v.v. xem mất bao nhiêu tiền để được như thế ...

.v.v.

TTTT1
30-04-2010, 08:34 PM
Thứ ba, 20/4/2010, 10:14 GMT+7
Giám đốc lừa ngân hàng do thua lỗ chứng khoán


Giám đốc Công ty TNHH vận tải Tiến Hà vay tiền Techcombank Hà Tây mua 3 ôtô, rồi "qua mặt" nhà băng này lấy giấy tờ đăng ký gốc... đem đặt các xế hộp ở tiệm cầm đồ.
Chiều 19/4 Công an Hà Nội đã bắt Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Tiến Hà (quận Hà Đông) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi ông này đang trốn ở Bắc Giang.
http://forum.vietstock.vn/Files/Subject/3B/A1/B0/2C/1.jpg Nguyễn Mạnh Tiến. Ảnh: H.T. Theo cơ quan điều tra, nạn nhân của giám đốc Tiến là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Tây.
Tháng 8/2008, Techcombank Hà Tây và Công ty TNHH vận tải Tiến Hà ký hợp đồng tín dụng vay gần một tỷ đồng để mua 3 ôtô (2 hai Huyndai Getz và một Huyndai Santafe), thời hạn vay 36 tháng. Ngân hàng giữ giấy đăng ký xe bản gốc, còn Công ty Tiến Hà được quyền sử dụng xe.
Sau khi ký kết, ông Tiến làm thủ tục đăng ký 3 ôtô và chuyển 3 giấy hẹn lấy đăng ký xe cho Techcombank Hà Tây. Ngược lại, Chi nhánh ngân hàng này phải giải ngân khoản vay cho Công ty Tiến Hà.
Thấy ông Hà lần nữa không giao đăng ký xe dù đã đến ngày hẹn đi lấy, Techcombank Hà Tây cử cán bộ đến lấy đăng ký gốc được biết, trước đó ông Tiến đã nhận (bằng cách khai báo đánh mất giấy hẹn).
Sau đó, nhiều lần ngân hàng đề nghị ông Tiến nộp giấy đăng ký gốc 3 xe trên, nhưng không có kết quả. Trung tuần tháng 11/2008, ông Tiến gửi đơn đến nhà băng trình báo về hiện trạng 3 chiếc xe trên và cho biết đã mang tất cả đi cầm cố.
Theo cơ quan điều tra, một trong 2 chiếc Huyndai Getz đã bị ông Tiến mang cầm cố tại một cửa hiệu ở phố Thụy Khuê lấy 250 triệu đồng. Do thời gian quá hạn, chủ cửa hàng này đã bán lại cho một người khác. 2 chiếc xe còn lại cũng bị chuyển nhượng qua nhiều chủ (chưa xác minh được).
Tại cơ quan điều tra, vị giám đốc này khai do thua lỗ trong kinh doanh cổ phiếu đã nghĩ ra trò lừa trên.

Hoàng Anh

=> Có khi lỗ vì mua phải ALT cũng nên :sadwalk:



(29/04/2010 - 08:14 AM)
Vốn FDI trên toàn cầu hồi phục và tăng trưởng



Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã phục hồi trong quý I năm nay và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng tới.
Báo cáo giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho biết trong ba quý cuối năm ngoái, các dòng FDI vẫn duy trì ổn định ở mức 117 tỷ USD/quý và bắt đầu tăng trong quý I năm nay.
Một trong những lý do dẫn tới sự tăng trưởng này là giá trị của các vụ sáp nhập và mua lại giữa các công ty đạt mức 100 tỷ USD trong quý I/2010, tăng gấp đôi so với quý trước đó.
Thêm vào đó là những cải thiện về môi trường kinh doanh toàn cầu, sự lạc quan của các công ty xuyên quốc gia về triển vọng kinh doanh cũng như giá trị các thương vụ sáp nhập và mua lại tăng.
UNCTAD nêu rõ các công ty xuyên quốc gia đã trở lại với chiến lược đầu tư năng động hơn. Trong khi đó, chính sách của các chính phủ đối phó với khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng FDI song hành với tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội./.
Nguồn vietstock



Thứ ba, 27/4/2010, 14:03 GMT+7
Lãi suất đi xuống- dấu hiệu tăng của chứng khoán?


http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi-truong/2010/04/3B9C89DF/laisuatto.jpg
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay vốn bằng VND đã giảm khá mạnh trong tuần qua, được đánh giá là một yếu tố hỗ trợ khá quan trọng cho một chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường chứng khoán.
Mặt bằng lãi suất thấp đang tạo điều kiện cho một chu kỳ tăng trưởng mới của chứng khoán Theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, trong mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán, khi lãi suất tăng đến đỉnh cao nhất cũng có nghĩa là thị trường chứng khoán bắt đầu bước vào một chu kỳ tăng kéo dài. Ở Việt Nam, lãi suất huy động và cho vay đạt mức tăng “cực thịnh” vào tháng 3 và bắt đầu giảm từ tháng 4 này.
Cụ thể, sau khi tăng mạnh gần 12%/năm, lãi suất huy động VND hiện đã được các ngân hàng thành viên trong Hiệp hội Ngân hàng đồng thuận kéo về quanh ngưỡng 11,5%/năm. Lãi suất cho vay có thời điểm chạm ngưỡng 20%/năm cũng đã giảm về mức 14 - 15%/năm.
“Khi lãi suất tăng đến đỉnh cao nhất có nghĩa là lạm phát đã bị đẩy lùi. Sau đó lạm phát sẽ giảm và lãi suất giảm theo, thanh khoản tín dụng được khơi thông, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn. Và chứng khoán sẽ tăng mạnh khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, ổn định. Vì vậy, khi lãi suất tăng đến đỉnh cao nhất thì cũng là tín hiệu cho thấy thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ tăng giá mạnh, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ nhảy vào mua ngay chứng khoán để chụp cơ hội kiếm lời”, Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định.
Còn theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), khi lãi suất thể hiện rõ xu hướng giảm và tăng trưởng tín dụng cải thiện là những thông tin hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, “các yếu tố vĩ mô sẽ tích cực dần lên song tâm lý chốt lời sớm và dòng tiền vào cổ phiếu blue- chips còn do dự khiến thị trường nếu tăng cũng khó đi nhanh”.
Nhìn lại diễn biến của Vn-Index giai đoạn 2005 - 2010 so với mức tăng trưởng tín dụng có thể thấy, Vn-Index có xu hướng đi trước tăng trưởng tín dụng khoảng 3 tháng. Điều này cũng phù hợp với nhận định chung là thị trường chứng khoán sẽ đoán được và đi trước tăng trưởng kinh tế khoảng 3 - 9 tháng.
Qua quan sát có thể thấy, thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong năm 2006 và đạt đến đỉnh vào tháng 3/2007, còn tín dụng năm 2007 tăng trưởng 53,9% trước khi sụt giảm vào năm 2008 còn 25,4%; khi đó, diễn biến Vn-Index đã đi trước chu kỳ tăng trưởng kinh tế khoảng 6 - 9 tháng.
Năm 2006, tín dụng tăng mạnh được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến thị trường chứng khoán tăng mạnh. Chu kỳ chứng khoán luôn gắn bó khá chặt với chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, chính sách tiền tệ không có nhiều biến động, do đó, tăng trưởng tín dụng - vốn là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách tiền tệ - sẽ là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Vì thế, chu kỳ tăng trưởng tín dụng sẽ là một yếu tố có tính chất quyết định đến chu kỳ chứng khoán.
Thị trường chứng khoán đã đi ngang trong khoảng 505 điểm (30%) trong suốt quý I/2010. Với việc lãi suất tháng 4 đã giảm xuống, mức lãi suất cao trong tháng 3/2010 đã trở thành một đỉnh ngắn hạn.
“Chúng tôi xem xét các yếu tố cơ bản và thấy rằng việc hạ lãi suất - nới lỏng tín dụng trong tháng 4 này sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng trưởng, nhưng không phải là một chu kỳ tăng trưởng mạnh như đã từng xảy ra năm 200. Yếu tố khác quyết định đến chu kỳ tăng trưởng chứng khoán thành công là: P/E thấp với EPS growth cao”, PSI cho biết.
Một số công ty chứng khoán cho biết thêm, cùng với những tín hiệu tích cực từ thị trường tiền tệ, kết quả kinh doanh quý I/2010 của các công ty niêm yết sẽ là động lực để thị trường chứng khoán ghi thêm điểm. Kết quả kinh doanh vừa được một số công ty công bố cho thấy, dù không đạt được tốc độ tăng mạnh như cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng khá khả quan.
Doanh thu của FPT đạt 4.272 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 106% kế hoạch đề ra, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 2.021 đồng; SHS đạt 32,77 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 15,23 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 372 đồng; ITC đạt 103,26 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 33,475 tỷ đồng và EPS quý I/2010 đạt 1.454 đồng/cổ phiếu.
Và như vậy, căn cứ vào những yếu tố: lãi suất, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng tăng lên, tín dụng được hỗ trợ để tăng trưởng, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết… Công ty chứng khoán Dầu khí dự báo: Thị trường chứng khoán có thể hướng đến khu vực 550 - 570 điểm vào cuối quý II và khu vực 600 - 650 điểm vào cuối năm 2010.

(Theo dantri.com.vn)

peace dragon nhatientri
30-04-2010, 10:52 PM
Kaka...
Thấy các chú cầm ALT toàn nỉ non, kêu than, chán nản. Cứ kiên định đi, mình sẽ ủng hộ bà con bằng cách lắp thêm động cơ đẩy và kéo. Thời gian tới sẽ tăng tốc nhé! Bà con nào ủng hộ thì cứ góp thêm động cơ vào cho vui và tăng tốc cho nhanh, còn ai trên tàu thì đừng có nhảy lung tung mà hối hận về sau nhé! :flagfrance:

TTTT1
01-05-2010, 11:57 AM
Kaka...
Thấy các chú cầm ALT toàn nỉ non, kêu than, chán nản. Cứ kiên định đi, mình sẽ ủng hộ bà con bằng cách lắp thêm động cơ đẩy và kéo. Thời gian tới sẽ tăng tốc nhé! Bà con nào ủng hộ thì cứ góp thêm động cơ vào cho vui và tăng tốc cho nhanh, còn ai trên tàu thì đừng có nhảy lung tung mà hối hận về sau nhé! :flagfrance:
=> Tr.ym bị cắt cụt tới háng rồi, có còn tr.*m đâu mà chán với nản.
Thái giám thì làm gì còn cảm giác sướng hay buồn chuyện đó :zombie1::skeleton1::zombie1:

Dòng tiền không đổ vào cp vùng đáy mà đổ vào vùng đỉnh thì tự dòng tiền thiến tr.*m mình dâng cho người khác thôi .
Đã là dòng tiền thông minh thì phải lựa vùng trũng mà chảy thôi.
Sau đợt nầy tôi không chỉ báo tương lai nữa đâu đấy vì có thể vùng trũng sâu cũng chẳng còn để mà chỉ báo ( vì những cp kỳ vọng tương lai dựa vào " tình hình hiện tại" đã lên khá cao rồi ... ).

Mà có chỉ báo sớm thì chưa chắc đã lời ngay nhé vì thế nên để dành làm của riêng, 1 mình mình biết, chờ thời cơ mà nhảy vào đúng đáy của đợt tăng mạnh ... Thế thì không sợ bị tranh khi cần nhảy vào.

.v.v.

peace dragon nhatientri
04-05-2010, 03:16 PM
CTCP Văn hóa Tân Bình (mã CK: ALT): Doanh thu và LNST quý I/2010 của công ty là 32,71 tỷđồng và 3,116 tỷđồng. So với mức 32,76 tỷđồng doanh thu và 1,12 tỷđồng LNST quý I/2009, doanh thu quý I/2010 giảm nhẹ 50 triệu đồng nhưng LNST tăng 196%. Nguyên nhân LNST tăng trong khi doanh thu giảm nhẹ là do giá vốn hàng bán quý I/2010 giảm so với cùng kỳ.
:rifle: :rifle: :rifle: rifle: :rifle: :rifle: :rifle: rifle: :rifle: :rifle:
:ski::ski: :ski::ski: :ski::ski::ski: :ski::ski: :ski::ski::ski:

(Cổ đông ALT vào đây tụ cho vui nhé. Cái topic cũ đặt tên sai(ALTA), mỗi lần vào khó quá! Đúng là anh hùng không gặp thời.)

peace dragon nhatientri
04-05-2010, 04:50 PM
:rifle: :rifle: :rifle: :rifle::rifle: :rifle: :rifle: :rifle:
ALT - CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HOÁ TÂN BÌNH (HNX)
:plane::plane::plane: :plane::plane::plane:


24 1.5 6.67%

Tham chiếu 22.5
Mở cửa 23.9
Cao nhất 24
Thấp nhất 23.9
Khối lương 28,400
Hệ số thanh khoản 0.5551%


Biểu đồ Từ ngày 01/2008 http://www.cophieu68.com/imagechart/snapshot_alt.png 1 tháng (http://forum.vietstock.vn/chartsymbol.php?id=alt&s=01-04-2010&e=04-05-2010) 3 tháng (http://forum.vietstock.vn/chartsymbol.php?id=alt&s=01-02-2010&e=04-05-2010) 6 tháng (http://forum.vietstock.vn/chartsymbol.php?id=alt&s=01-11-2009&e=04-05-2010) 12 tháng (http://forum.vietstock.vn/chartsymbol.php?id=alt&s=01-05-2009&e=04-05-2010)
EPS 1,788 (http://forum.vietstock.vn/calculate_eps.php?stockname=alt)
PE 13.4
Vốn thị trường 129 tỷ
KL đang lưu hành 5.12 triệu
NN sở hữu 0.3 triệu
Giá Sổ Sách 40.4 ngàn
P/B 59.4%
ROA 3%
ROE 5%
Đòn bẩy TC 1.32
Beta (http://forum.vietstock.vn/calculate_beta.php?id=alt) 0.31 (http://forum.vietstock.vn/calculate_beta.php?id=alt)
EPS 4 quý trước (http://forum.vietstock.vn/calculate_eps.php?stockname=alt&year=2009&quarter=0) 2,305 (http://forum.vietstock.vn/calculate_eps.php?stockname=alt&year=2009&quarter=0)
PE 4 quý trước 8.6
KLTB 13 tuần 7,453
Hệ số thanh khoản 0.15%
CN 52 tuần 36
TN 52 tuần 17.9
Trên đây là các chỉ số và giá trị sổ sách => Ngon không nào?:106:

BSC_investor
05-05-2010, 03:46 PM
Dịch vụ giải trí, nhà hàng, trung tâm thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng.......! Với nguồn tài chính dồi dào và lành mạnh ALT sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Cầu 2-3 hnay đã lên khá nhiều, có lẽ sắp tới thời của ALT thôi.

TTTT1
07-05-2010, 09:01 AM
Dịch vụ giải trí, nhà hàng, trung tâm thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng.......! Với nguồn tài chính dồi dào và lành mạnh ALT sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Cầu 2-3 hnay đã lên khá nhiều, có lẽ sắp tới thời của ALT thôi.
Trước đây có Cty CK ACB tạo sóng . Sau đó thì không thèm lướt sóng nữa , chuyển cho Công ty địa ốc ACB. Vì thế ALT dạo nầy không có sóng là vậy ( tương tự HCT .v.v. lúc trước ) . Một khoảng trống an toàn trên TTCK cho BBs cá nhân :p
Tôi chỉ giới thiệu công khai . Không tham gia làm giá đâu đấy ... ;)

TTTT1
07-05-2010, 10:18 AM
Một khoảng vốn lớn ~ 16,78% VĐL đã bị rút ra khỏi thị trường giao dịch để đầu tư lâu dài .


Doanh nghiệp lỗ, cổ phiếu vẫn tăng nóng
07/05/2010 08:07:39
http://******************.vn/images/tintuc/2010050708131778.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFCEGH/doanh-nghiep-lo-co-phieu-van-tang-nong.html#)
NĐT đang đua lệnh gom những cổ phiếu penny. (Ảnh minh họa: Đức Thanh)
(ĐTCK-online) Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa yêu cầu CTCP Thương mại dịch vụ vận tải xi măng Hải Phòng (HCT) và CTCP Sản xuất thương mại dịch vụ Phú Phong (PPG), CTCP Sara Việt Nam (SRA) và CTCP Thiết bị Bưu điện (POT) giải trình về việc cổ phiếu của công ty tăng trần 5 phiên liên tiếp. Đây đều là những mã penny được nhiều nhà đầu tư đua lệnh gom cổ phiếu thời gian qua.
Trên HOSE, một loạt doanh nghiệp đã giải trình cổ phiếu tăng nóng là do thị trường, còn hoạt động của Công ty không có gì đột biến. Thậm chí, CTCP MTGas (MTG) cho biết, quý I, doanh nghiệp lỗ 718 triệu đồng. Trước đó, MHC cũng lỗ kỷ lục 49,5 tỷ đồng, cổ phiếu vẫn tăng trần liên tục. CTCP Cavico Việt Nam (MCV) và CTCP Mía đường nhiệt điện Gia Lai (SEC) cũng không có hoạt động gì nổi bật trong thời gian này.
Theo quy định tại Thông tư 09, doanh nghiệp niêm yết phải công bố các sự kiện liên quan có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường hoặc giá cổ phiếu niêm yết tăng trần hoặc giảm sàn từ 10 phiên liên tiếp trở lên.

T.Lê

peace dragon nhatientri
09-05-2010, 10:00 PM
ALT (sàn HNX): EPS ~ 2,000 - Giá trị sổ sách ~ 40,000. Nợ ít so với VCSH - Tài sản lớn .v.v.
http://alta.com.vn/pictures/advertising/SVDV2009_688m_35.jpg
[Sao vàng đất Việt trong nhiều năm, kể cả 2009]

Sau khi xem xét ~ 477 cp bạn có thấy ALT là tiềm năng nhất mà giá rẻ nhất & " thật sự ít ai biết tới nhất" không ?! chưa bị làm giá cao để bán trên TTCK VN. Không cần dùng đòn bẩy P/E vì giá thị trường còn dưới GTSS ~ 40,000 (http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%90%E1%BB%9Dis%E1%BB%91 ng/Vi%E1%BA%BFttheoy%C3%AAuc%E1%BA%A7ub%E1%BA%A1n%C4% 91%E1%BB%8Dc/1gi%C3%A2y20ph%C3%BAt400n%C4%83m/tabid/1219/Default.aspx)
[ Một công ty nào đó năm nay EPS ~ 10,000 chẳng hạn , rốt cuộc công vào GTSS của năm sau cũng chỉ ~ GTSS hiện tại + ~ 9,000 . Vậy với những cp có GTSS thấp thì dù EPS cộng dồn 3 năm chưa tính có thể EPS các năm sau sụt giảm vì khó duy trì được EPS cao kéo dài ... thì GTSS cũng chỉ ~ 40,000 - 50,000 , tức vẫn thua kém ALT về sự hấp dẫn vì giá thị trường rẻ , chỉ ~ 25,000 trong khi các cp kia đã ~ 80,000 trở lên .
Khi nào ALT tăng mạnh thì các cp kia không bị xem nguy hiểm khi đối chiếu mối tương quan, còn không thì trước mắt cần xem đó là nguy hiểm .v.v.]
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=16867&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=21026&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1) : Báo cáo tài chính 2009 của ALT.


ALTA PLAZA là một khu Trung tâm Văn hoá Thương mại và Giải trí toạ lạc tại 91B2 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình do Công ty ALTA đầu tư và xây dựng trên diện tích 1.760m2, và với tổng diện tích xây dựng là6.047m2.
= > Số vốn đầu tư lúc đó là ~ 60 tỷ đồng. Theo ước tính với chi phí các nguyên vật liệu hiện nay theo thị giá hiện nay ... phải mất hơn 100 tỷ đồng mới xây được tòa nhà nầy (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 ) .
http://alta.com.vn/pictures/product/lachongcenter_53.jpg
[ Điều cực kỳ quan trọng là tài sản của ALT rất lớn" nhưng" Nợ phải trả chỉ có : 55,171,329,843 đ (nhỉnh hơn Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1 tý), chứ không như VCG... nợ gấp ~ 12 (1,200%) lần Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vì thế cứ tưởng giá trị tài sản lớn là của VCG, nhưng kỳ thực là của ngân hàng ... ) ]



ALTA Tân Đức ~ 23,000 m2 , thời quá khứ "lâu lắt" có giá ~ 20 USD/m2 . Hiện nay giá trị của nó ~ 90 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 4.5 lần .
= > 23,000 m2 x (90 - 20) USD/m2 = 1,610,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 )


Nhà máy ALTA ~ 10,000 m2,thời quá khứ "lâu lắc" có giá ~ 40 USD/m2 . Hiện nay giá trị ~ 200 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 5 lần
Đã khấu hao - đã chuyển nhượng - không còn đất thuê .
= > 10,000 m2 x ~ (200 - 40) USD/m2 ~ 1,600,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 đ)


Tài sản của ALT rất rất ít ai biết hay chú ý tới ( dĩ nhiên Địa ốc ACB phải biết rõ ) :


Nhà số 9 CMT8 : ...

Nhà số 11 CMT8 :
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_TCK_M_27.jpg)Trung Tâm Chế Bản & Kỹ Thuật In





Phone : (848) 3842.6329
Fax : (848) 3849.4043


Nhà số 19 CMT8 : ...


Nhà số 169/8 CMT8 ( số mới : 927/8 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình) : Trung tâm Băng Nhạc Trùng Dương - Cty Cổ Phần Văn Hoá Tân Bình
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/LOGO_TDM_13.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/LOGO_TDM_13.jpg)
" Sản phẩm âm nhạc của mọi gia đình "

Nhà số 600 CMT8 : ...


Nhà xưởng 08 Đông Sơn ~ 550 m2 .


Nhà xưởng 47/4 Âu cơ ~ 1,840 m2 .


Nhà xưởng 105 Âu Cơ ~ 4,000 m2 .


284 HOÀNG VĂN THỤ

286 HOÀNG VĂN THỤ .
[ đã có sổ hồng cùng với 1 số tài sản khác . Hầu hết các khu nhà đất đã làm giấy tờ xong ...
Nhà số : 284 HVT + 286 HVT : đã được khởi công vào ngày 30/7/2009, xây tòa nhà ALTA với 9 tầng , diện tích ~ 100m2 đã có sổ hồng , đối diện nhà hàng Phương Đông ...
Giá lúc đầu tư ~ 100 USD/m2 . Hiện nay giá thị trường > 1,000 USD/m2 . Thực tế giá ở đây phải cao hơn nhiều so với mức ~ 1,000USD/m2 vì riêng khu Phú Mỹ Hưng vắng tanh người qua lại (có người qua lại đơn giản vì tổ chức hội chợ miễn phí ở đó mà) mà suất đầu tư đã là ~ 1,000 USD/m2 rồi.
Những nơi đông đúc , chật kín người qua lại như 284 HVT + 286 HVT thì làm gì có giá bèo thế ]

.v.v.

Thêm nhiều dự án mới được tiến hành :


- Động thổ tòa nhà ALTA tại số : 284 + 286 Hoàng Văn Thụ.

- Hoạt động sản xuất phim và chương trình truyền hình.

- Hoạt động hậu kỳ .
http://alta.com.vn/news.php?act=deta...ghe-kinh-doanh (http://alta.com.vn/news.php?act=detail&iNewsID=7&iCatID=1&sNewsName=bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh)

- Dự án sản xuất thẻ thông minh - Thành lập Công Ty TNHH Hợp Tác Phát Triển ĐAN VIỆT ( Đây là Liên Doanh Đan Mạch - Việt Nam theo chương trình B2B của Chính Phủ Đan Mạch & Việt Nam . Vốn góp mỗi bên là 50% ) .
http://alta.com.vn/press.php?act=det...he-thong-minh. (http://alta.com.vn/press.php?act=detail&iPressID=48&iCatID=2&sPressName=tom-tat-du-an-hop-tac-dan-mach-viet-nam-:-san-xuat-the-thong-minh.)


- Bệnh Viện Đa Khoa Song An


http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_SongAn_M_1.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_SongAn_M_1.jpg)Bệnh Viện Đa Khoa Song An

Công Ty Cổ Phần Y Khoa Song An






http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/HTK_SA1_1250481812.jpg






http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/H_SongAn_1250476562.jpg







- Đầu tư xây dựng Trường Trung học Phổ thông tại P 9, Quận Tân Bình .


Sự nối tiếp các dự án giúp ALT có nguồn thu ổn định & gia tăng.

Đầu năm 2010 , ở các nước Châu Âu - Bắc Mỹ đã "chính thức ngăn cấm hoàn toàn" việc sử dụng bao bì thông thường & phải dùng hoàn toàn "100% bao bì tự hủy sinh học " . Đây là mãnh đất tốt để ALT phát triển mạnh hơn trong năm nay với vai trò tiên phong trong sản phẩm bao bì tự hủy .
http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E...9/Default.aspx (http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%90%E1%BB%9Dis%E1%BB%91 ng/Vi%E1%BA%BFttheoy%C3%AAuc%E1%BA%A7ub%E1%BA%A1n%C4% 91%E1%BB%8Dc/1gi%C3%A2y20ph%C3%BAt400n%C4%83m/tabid/1219/Default.aspx)

Vùng giá đáy ~ 24,500 => Vùng đáy của ~ 9 tháng & ~ 1 năm 8 tháng tính từ 1/6/2008 . Nặng mông tích lũy & chưa bị làm giá kỷ lục TTCK VN :welcome:
.................http://i3.glitter-graphics.org/pub/1293/1293143iytipdwujw.gifhttp://i1.glitter-graphics.org/pub/216/216671knvp61xwv8.gifhttp://i10.glitter-graphics.org/pub/614/614680djq0l440oz.gifhttp://i1.glitter-graphics.org/pub/216/216671knvp61xwv8.gifhttp://i3.glitter-graphics.org/pub/1293/1293143iytipdwujw.gif

peace dragon nhatientri
12-05-2010, 08:01 AM
ALT (sàn HNX): EPS ~ 2,000 - Giá trị sổ sách ~ 40,000. Nợ ít so với VCSH - Tài sản lớn .v.v.
http://alta.com.vn/pictures/advertising/SVDV2009_688m_35.jpg
[Sao vàng đất Việt trong nhiều năm, kể cả 2009]

Sau khi xem xét ~ 477 cp bạn có thấy ALT là tiềm năng nhất mà giá rẻ nhất & " thật sự ít ai biết tới nhất" không ?! chưa bị làm giá cao để bán trên TTCK VN. Không cần dùng đòn bẩy P/E vì giá thị trường còn dưới GTSS ~ 40,000 (http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%90%E1%BB%9Dis%E1%BB%91 ng/Vi%E1%BA%BFttheoy%C3%AAuc%E1%BA%A7ub%E1%BA%A1n%C4% 91%E1%BB%8Dc/1gi%C3%A2y20ph%C3%BAt400n%C4%83m/tabid/1219/Default.aspx)
[ Một công ty nào đó năm nay EPS ~ 10,000 chẳng hạn , rốt cuộc công vào GTSS của năm sau cũng chỉ ~ GTSS hiện tại + ~ 9,000 . Vậy với những cp có GTSS thấp thì dù EPS cộng dồn 3 năm chưa tính có thể EPS các năm sau sụt giảm vì khó duy trì được EPS cao kéo dài ... thì GTSS cũng chỉ ~ 40,000 - 50,000 , tức vẫn thua kém ALT về sự hấp dẫn vì giá thị trường rẻ , chỉ ~ 25,000 trong khi các cp kia đã ~ 80,000 trở lên .
Khi nào ALT tăng mạnh thì các cp kia không bị xem nguy hiểm khi đối chiếu mối tương quan, còn không thì trước mắt cần xem đó là nguy hiểm .v.v.]
http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=16867&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 (http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=21026&menuup=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1) : Báo cáo tài chính 2009 của ALT.


ALTA PLAZA là một khu Trung tâm Văn hoá Thương mại và Giải trí toạ lạc tại 91B2 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình do Công ty ALTA đầu tư và xây dựng trên diện tích 1.760m2, và với tổng diện tích xây dựng là6.047m2.
= > Số vốn đầu tư lúc đó là ~ 60 tỷ đồng. Theo ước tính với chi phí các nguyên vật liệu hiện nay theo thị giá hiện nay ... phải mất hơn 100 tỷ đồng mới xây được tòa nhà nầy (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 ) .
http://alta.com.vn/pictures/product/lachongcenter_53.jpg
[ Điều cực kỳ quan trọng là tài sản của ALT rất lớn" nhưng" Nợ phải trả chỉ có : 55,171,329,843 đ (nhỉnh hơn Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1 tý), chứ không như VCG... nợ gấp ~ 12 (1,200%) lần Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vì thế cứ tưởng giá trị tài sản lớn là của VCG, nhưng kỳ thực là của ngân hàng ... ) ]



ALTA Tân Đức ~ 23,000 m2 , thời quá khứ "lâu lắt" có giá ~ 20 USD/m2 . Hiện nay giá trị của nó ~ 90 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 4.5 lần .
= > 23,000 m2 x (90 - 20) USD/m2 = 1,610,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 )


Nhà máy ALTA ~ 10,000 m2,thời quá khứ "lâu lắc" có giá ~ 40 USD/m2 . Hiện nay giá trị ~ 200 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 5 lần
Đã khấu hao - đã chuyển nhượng - không còn đất thuê .
= > 10,000 m2 x ~ (200 - 40) USD/m2 ~ 1,600,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 đ)


Tài sản của ALT rất rất ít ai biết hay chú ý tới ( dĩ nhiên Địa ốc ACB phải biết rõ ) :


Nhà số 9 CMT8 : ...

Nhà số 11 CMT8 :
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_TCK_M_27.jpg)Trung Tâm Chế Bản & Kỹ Thuật In





Phone : (848) 3842.6329
Fax : (848) 3849.4043


Nhà số 19 CMT8 : ...


Nhà số 169/8 CMT8 ( số mới : 927/8 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình) : Trung tâm Băng Nhạc Trùng Dương - Cty Cổ Phần Văn Hoá Tân Bình
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/LOGO_TDM_13.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/LOGO_TDM_13.jpg)
" Sản phẩm âm nhạc của mọi gia đình "

Nhà số 600 CMT8 : ...


Nhà xưởng 08 Đông Sơn ~ 550 m2 .


Nhà xưởng 47/4 Âu cơ ~ 1,840 m2 .


Nhà xưởng 105 Âu Cơ ~ 4,000 m2 .


284 HOÀNG VĂN THỤ

286 HOÀNG VĂN THỤ .
[ đã có sổ hồng cùng với 1 số tài sản khác . Hầu hết các khu nhà đất đã làm giấy tờ xong ...
Nhà số : 284 HVT + 286 HVT : đã được khởi công vào ngày 30/7/2009, xây tòa nhà ALTA với 9 tầng , diện tích ~ 100m2 đã có sổ hồng , đối diện nhà hàng Phương Đông ...
Giá lúc đầu tư ~ 100 USD/m2 . Hiện nay giá thị trường > 1,000 USD/m2 . Thực tế giá ở đây phải cao hơn nhiều so với mức ~ 1,000USD/m2 vì riêng khu Phú Mỹ Hưng vắng tanh người qua lại (có người qua lại đơn giản vì tổ chức hội chợ miễn phí ở đó mà) mà suất đầu tư đã là ~ 1,000 USD/m2 rồi.
Những nơi đông đúc , chật kín người qua lại như 284 HVT + 286 HVT thì làm gì có giá bèo thế ]

.v.v.

Thêm nhiều dự án mới được tiến hành :


- Động thổ tòa nhà ALTA tại số : 284 + 286 Hoàng Văn Thụ.

- Hoạt động sản xuất phim và chương trình truyền hình.

- Hoạt động hậu kỳ .
http://alta.com.vn/news.php?act=deta...ghe-kinh-doanh (http://alta.com.vn/news.php?act=detail&iNewsID=7&iCatID=1&sNewsName=bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh)

- Dự án sản xuất thẻ thông minh - Thành lập Công Ty TNHH Hợp Tác Phát Triển ĐAN VIỆT ( Đây là Liên Doanh Đan Mạch - Việt Nam theo chương trình B2B của Chính Phủ Đan Mạch & Việt Nam . Vốn góp mỗi bên là 50% ) .
http://alta.com.vn/press.php?act=det...he-thong-minh. (http://alta.com.vn/press.php?act=detail&iPressID=48&iCatID=2&sPressName=tom-tat-du-an-hop-tac-dan-mach-viet-nam-:-san-xuat-the-thong-minh.)


- Bệnh Viện Đa Khoa Song An


http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_SongAn_M_1.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_SongAn_M_1.jpg)Bệnh Viện Đa Khoa Song An

Công Ty Cổ Phần Y Khoa Song An






http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/HTK_SA1_1250481812.jpg





http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/H_SongAn_1250476562.jpg







- Đầu tư xây dựng Trường Trung học Phổ thông tại P 9, Quận Tân Bình .


Sự nối tiếp các dự án giúp ALT có nguồn thu ổn định & gia tăng.

Đầu năm 2010 , ở các nước Châu Âu - Bắc Mỹ đã "chính thức ngăn cấm hoàn toàn" việc sử dụng bao bì thông thường & phải dùng hoàn toàn "100% bao bì tự hủy sinh học " . Đây là mãnh đất tốt để ALT phát triển mạnh hơn trong năm nay với vai trò tiên phong trong sản phẩm bao bì tự hủy .
http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E...9/Default.aspx (http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%90%E1%BB%9Dis%E1%BB%91 ng/Vi%E1%BA%BFttheoy%C3%AAuc%E1%BA%A7ub%E1%BA%A1n%C4% 91%E1%BB%8Dc/1gi%C3%A2y20ph%C3%BAt400n%C4%83m/tabid/1219/Default.aspx)

Vùng giá đáy ~ 24,500 => Vùng đáy của ~ 9 tháng & ~ 1 năm 8 tháng tính từ 1/6/2008 . Nặng mông tích lũy & chưa bị làm giá kỷ lục TTCK VN :welcome:
.................http://i3.glitter-graphics.org/pub/1293/1293143iytipdwujw.gifhttp://i1.glitter-graphics.org/pub/216/216671knvp61xwv8.gifhttp://i10.glitter-graphics.org/pub/614/614680djq0l440oz.gifhttp://i1.glitter-graphics.org/pub/216/216671knvp61xwv8.gifhttp://i3.glitter-graphics.org/pub/1293/1293143iytipdwujw.gif

TTTT1
12-05-2010, 03:21 PM
Có 1 số điểm mới , ví dụ :

- Đầu tư xây dựng Trường Trung học Phổ thông tại P 9, Quận Tân Bình => Chuyển đổi sang xây Chung cư - cho thuê Trung cấp .v.v. để thu lợi trong ngắn hạn & nhanh hơn .

.v.v.

TTTT1
13-05-2010, 10:54 AM
ALT bị ảnh hưởng bởi tâm lý lo ngại về 3D đang được quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt nhiều tháng qua ... :lol::lol:
Tuy nhiên dựa vào phân tích chuyên sâu của cá nhân thông qua hơn 10 năm quan sát các lĩnh vực kinh tế của nhân loại thì những việc thế nầy không hề được phổ biến với ~ 99,5% dân số VN khi mà giá 1 chiếc TV 3D ... dự kiến sẽ > 40 triệu đồng (nếu trên 42 inch. Giá bán chính thức chưa được tiết lộ nhưng dự kiến sẽ có giá tối thiểu 3,200 USD, tức hơn 60 triệu đồng VN :p) .

Ngoài ra mảng 3D của ALT thì lại đánh vào thị trường bình dân giá rẻ với giá vé dưới 100,000 đ/vé nên việc quảng cáo rầm rộ 3D chỉ làm tăng thêm sự thu hút & tò mò về 3D, gián tiếp tốt cho ALT & mua vui trên lãnh thổ VN.

Ngoài ra ALT còn có phim công nghệ 4D , hơn hẳn sự quảng cáo rầm rộ về 3D trong thời gian qua .

.v.v.

Để 3D phổ biến phổ cấp thì mất ít nhất 5 năm nữa ( thực tế tôi nghĩ có khả năng mất đến 10 năm thì 3D mới có thể thông dụng) , mà lúc đó thì ALT đã chuyển hẳn sang 4D & các lĩnh vực khác rồi.
Hơn 1 tháng trước gặp HĐQT công ty ALT tôi cũng có nói về việc nầy. Công ty nên hoặch định để chuẩn bị chuyển dịch sản phẩm 3D sang các lĩnh vực khác sau 5 - 10 năm nữa.
...

TTTT1
13-05-2010, 03:09 PM
ALT bị ảnh hưởng bởi tâm lý lo ngại về 3D đang được quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt nhiều tháng qua ... :lol:
Tuy nhiên dựa vào phân tích chuyên sâu của cá nhân thông qua hơn 10 năm quan sát các lĩnh vực kinh tế của nhân loại thì những việc thế nầy không hề được phổ biến với ~ 99,5% dân số VN khi mà giá 1 chiếc TV 3D ... dự kiến sẽ > 40 triệu đồng (nếu trên 42 inch. Giá bán chính thức chưa được tiết lộ nhưng dự kiến sẽ có giá tối thiểu 3,200 USD, tức hơn 60 triệu đồng VN :p) .

Ngoài ra mảng 3D của ALT thì lại đánh vào thị trường bình dân giá rẻ với giá vé dưới 100,000 đ/vé nên việc quảng cáo rầm rộ 3D chỉ làm tăng thêm sự thu hút & tò mò về 3D, gián tiếp tốt cho ALT & mua vui trên lãnh thổ VN.

Ngoài ra ALT còn có phim công nghệ 4D , hơn hẳn sự quảng cáo rầm rộ về 3D trong thời gian qua .

.v.v.

Để 3D phổ biến phổ cấp thì mất ít nhất 5 năm nữa ( thực tế tôi nghĩ có khả năng mất đến 10 năm thì 3D mới có thể thông dụng) , mà lúc đó thì ALT đã chuyển hẳn sang 4D & các lĩnh vực khác rồi.
Hơn 1 tháng trước gặp HĐQT công ty ALT tôi cũng có nói về việc nầy. Công ty nên hoặch định để chuẩn bị chuyển dịch sản phẩm 3D sang các lĩnh vực khác sau 5 - 10 năm nữa.
...


Đón tin tích cực từ châu Âu, Phố Wall tăng điểm mạnh

▪ DUY CƯỜNG (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Duy%20C%C6%B0%E1%BB%9Dng&bl=1&PageType=5)
13/05/2010 07:21 (GMT+7)


http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/05/13/Getty.jpg Chứng khoán Mỹ đã có 3 phiên giao dịch liên tiếp thành công nhất trong 10 tháng - Ảnh: Getty Images.

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh trở lại, đưa thị trường có 3 ngày giao dịch liên tiếp thành công nhất trong 10 tháng qua
Ngày 12/5, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh trở lại, đưa thị trường có 3 ngày giao dịch liên tiếp thành công nhất trong 10 tháng qua.

Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại trong tháng 3 của nước này đã tăng 2,5%, lên 40,4 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt thương mại theo tháng lớn nhất kể từ tháng 12/2008.

Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tăng 3,2% lên 147,87 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 10/2008. Trong khi đó, nhập khẩu đã tăng 3,1%, lên 188,3 tỷ USD.

Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác đến từ châu Âu, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero cho biết nước này sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm đầu tư công, chi phí lương công chức để giảm thâm hụt ngân sách.

Theo kế hoạch, Tây Ban Nha sẽ thực hiện các biện pháp để cắt giảm thâm hụt ngân sách khoảng 15 tỷ Euro (19 tỷ USD) trong năm 2010 và năm 2011. Trong đó, nước này sẽ cắt giảm 5% lương công chức trong năm 2010 và cắt giảm 6 tỷ Euro đầu tư công.

Ngay sau khi thông tin này được phát đi, lợi tức trái phiếu của Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 3,97%, từ mức 4,02%, đồng thời thúc đẩy thị trường cổ phiếu châu Âu đồng loạt tăng điểm.

Chuyển qua diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ, cả ba chỉ số chính đã mở cửa ngày giao dịch với mức tăng trên 0,4% giá trị. Tín hiệu tích cực tiếp tục được phát đi trên thị trường chứng khoán khi lực cầu gom mua cổ phiếu luôn ở mức cao, nhất là lực cầu của cổ phiếu blue-chip khối công nghệ.

Xu hướng tăng điểm luôn được duy trì một cách vững chắc sau thông tin tích cực được phát đi từ châu Âu. Cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha giúp nhà đầu tư Phố Wall tin tưởng hơn vào khả năng đối phó khủng hoảng nợ công ở châu Âu, sau khi gói giải cứu 1.000 tỷ USD của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được công bố trước đó.

Sau phiên tăng điểm này, cả ba chỉ số chứng khoán đã có ba phiên giao dịch thành công nhất trong 10 tháng qua. Ở phiên hôm thứ Hai, ba chỉ số đã tăng từ 3,9-4,8%. Một ngày sau đó, thị trường đã điều chỉnh giảm nhẹ dưới áp lực chốt lời gia tăng.

Điểm đáng chú ý trong phiên này chính là lực cầu luôn được duy trì ở mức cao từ đầu phiên tới cuối ngày giao dịch. Việc lực cầu mạnh xuất hiện khi các chỉ số chứng khoán gần chạm mức điểm kháng cự mạnh cho thấy có nhiều cơ hội để Dow Jones tái lập mốc 11.000 điểm, S&P 500 có thể vượt qua 1.200 điểm.

Với sự dẫn dắt của cổ phiếu Microsoft, Intel, Cisco, IBM, cổ phiếu khối công nghệ đã tạo đà tăng mạnh mẽ, đóng góp rất lớn vào lực đẩy cho thị trường phiên này. Cũng chính nhờ cổ phiếu blue-chip tăng mạnh nên đã giúp chỉ số Nasdaq luôn luôn có được biên độ tăng điểm vượt trội so với chỉ số S&P 500 và Dow Jones.

Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu IBM tăng 4,56%, cổ phiếu Intel lên 3,64%, cổ phiếu Cisco tiến thêm 3%, cổ phiếu Microsoft nhích 1,94%, cổ phiếu Apple tăng 2,2%...

Giá hàng hóa cơ bản phiên này tiếp tục tăng mạnh, trong đó giá vàng lập đỉnh mới 1.249,2 USD/oz. Đây là nhân tố hỗ trợ cho cổ phiếu khối nguyên liệu cơ bản tăng mạnh, trong đó chỉ số PHLX khối vàng, bạc đã tăng 1%. Cổ phiếu của Freeport-McMoRan Copper & Gold tiến thêm 3,9%, cổ phiếu Alcoa lên 2,72%.

Trong chỉ số Dow Jones phiên này có 27/30 cổ phiếu tăng điểm, trong đó cổ phiếu IBM, Intel đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, tiếp đến là cổ phiếu Caterpilar (3,15%), Du Pont (3,04%)…

http://vneconomy.vn/20100513071855369P0C7/don-tin-tich-cuc-tu-chau-au-pho-wall-tang-diem-manh.htm

Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 12/5 - Nguồn: G.Finance.

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 12/5: chỉ số Dow Jones tăng 148,65 điểm, tương đương 1,38%, chốt ở mức 10.896,91. Chỉ số Nasdaq lên 49,71 điểm, tương ứng 2,09%, chốt ở mức 2.425,02. Chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,88 điểm, tương đương 1,37%, chốt ở mức 1.171,67.

Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 9,3 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 6 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.

http://vneconomy.vn/20100513071855369P0C7/don-tin-tich-cuc-tu-chau-au-pho-wall-tang-diem-manh.htm

Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber

TTTT1
24-05-2010, 09:17 AM
Huy động thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính Phủ



(HNMO) - Ngày 20/5, Sở Giao dịch Chứng khoán đã tổ chức đấu thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ.
Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, phát hành ngày 24/05/2010 và đáo hạn ngày 24/05/2012.
Phiên đấu thầu đã thu hút 20 thành viên tham gia với tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ là 7.825 tỷ đồng, nhiều gấp hơn 3 lần khối lượng gọi thầu.
Lãi suất đăng ký thấp nhất là 10,5%, cao nhất là 12% và lãi suất trần ở mức 10,9%.
Kết quả, toàn bộ 2.000 tỷ đồng đã được huy động thành công với lãi suất 10,9%.




18:23 (GMT+7) - Thứ Bảy, 22/5/2010
Nới quy định cho vay kinh doanh cổ phiếu
NGUYỄN LÊ (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Nguy%E1%BB%85n%20L%C3%AA&bl=1&PageType=5)


Chỉ có 6 ý kiến phát biểu trong gần một giờ khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 22/5.

Nhiều nội dung tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được sự đồng tình của các vị đại biểu. Trong đó có quy định về cho vay kinh doanh cổ phiếu.

Trong quá trình thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu và hoàn thiện dự án luật sau kỳ họp, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định cấm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như dự thảo luật.

Vì, cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu có mức độ rủi ro rất lớn, có thể gây mất an toàn đối với từng ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng có thể là nhân tố gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán khi các ngân hàng cho vay phải bán tháo cổ phiếu cầm cố.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục cho phép ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như quy định hiện hành.

Theo quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc, thị trường vốn của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế, do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.

Hơn nữa, việc cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.

Do vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là hoạt động rất rủi ro, do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cần thiết phải quy định các điều kiện, giới hạn mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay hoạt động này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bỏ quy định cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Dự thảo luật mới nhất đã được bổ sung quy định giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng cũng đã được chỉnh lý để mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại. Về cơ bản, sau khi chỉnh lý, dự thảo luật đã quy định đầy đủ và cụ thể phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các hoạt động ngân hàng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.

Theo đó, đối với các ngân hàng thương mại, ngay khi được cấp phép thành lập và hoạt động có thể được thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh. Chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro phải xin phép để được hoạt động.

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, sau khi được chỉnh lý, những quy định của dự luật đã tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tự chủ năng động hơn và sự giám sát cũng chặt hơn. Tuy nhiên một số nội dung còn mang tính định hướng, những vấn đề định lượng vẫn cần chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, về góp vốn mua cổ phần luật hiện hành đã ấn định số 11% của ngân hàng thương mại và công ty con của ngân hàng thương mại có thể được mua trong vốn điều lệ, nay lại giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định là một bước thụt lùi. Đại biểu Quyền đề nghị tỷ lệ này cần được xác định ngay trong luật để tránh tùy tiện.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên giải thích, việc giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định về một số vấn đề trong dự luật là xuất phát từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất trong nhiều năm qua và để phù hợp với tình hình của từng thời kỳ.

Theo chương trình kỳ họp, chiều 16/6 Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

TTTT1
24-05-2010, 10:28 PM
Thứ bảy, 22 Tháng 5 2010 09:53
Dubai World thoát hiểm



Tập đoàn tài chính Dubai World đã được ném phao cứu sinh sau khi các ông lớn ngân hàng đồng ý cho tái cấu trúc khoản nợ khổng lồ.
Sau cuộc họp giữa Dubai World với một ủy ban đại diện cho 90 chủ nợ, bao gồm cả HSBC, Royal Bank of Scotland và Bank of Tokyo, cuộc khủng hoảng nợ nần từng gây xáo động thế giới đã tìm được cách tháo gỡ. Theo đó, các ông lớn ngành ngân hàng đồng ý gia hạn một phần khoản nợ 23,5 tỷ USD cho tập đoàn Dubai World. Nhờ đó, tập đoàn này sẽ có thêm thời gian để huy động tiền trả nợ, thông qua một số hình thức như bán bớt tài sản, cắt giảm chi tiêu.
Trong tổng số nợ nần trị giá 23,5 tỷ USD, sẽ có 14,4 tỷ USD được gia hạn và chia làm hai đợt thanh toán. 4,4 tỷ USD sẽ được trả trong 5 năm và 10 tỷ USD khác sẽ được trả trong 8 năm. Ngoài ra, người anh em giàu có của Dubai là Abu Dhabi hỗ trợ 8,9 tỷ USD dưới dạng cổ phiếu như đã thông báo trước đó.
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C1/82/3372506869.jpg
Dubai World đã được cứu nguy sau nhiều tháng thảo luận với các chủ nợ. Ảnh: Gulf News Thỏa thuận này là kết quả của nhiều tháng thảo luận giữa Dubai World và các chủ nợ. Nguyên do mà các ngân hàng phương Tây sẵn sàng ký kết thỏa thuận cho vay xuất phát từ mục tiêu tạo bước đột phá ngắn hạn về niềm tin để duy trì mối quan hệ với Dubai – một trong những tiểu vương quốc nổi tiếng về nguồn tài nguyên dồi dào và sự giàu có. Mặc dù kinh tế Dubai bị trì hoãn vì nợ nần, nhưng đất nước này vẫn là nơi lý tưởng để kinh doanh.
Gulfnews dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Tài chính và cầm cố Dubai ông Shaikh Ahmad Bin Saeed Al Maktoum cho rằng: "Chính quyền Dubai hoan nghênh sự kiện quan trọng này, là kết quả từ sự nỗ lực đáng ghi nhận của phần đông các cổ đông chia sẽ quyền lợi chung trong tương lai với Dubai".
Hồi cuối năm ngoái, việc hai tập đoàn hàng đầu của Dubai là Dubai World và Nakheel xin hoãn trả nợ, đồng thời quyết định ngừng trả lãi đã gây một cú sốc cho thị trường thế giới. Hàng loạt sự cố sau đó như cuộc khủng hoảng nợ nần tại Hy Lạp khiến người ta càng bi quan vào tình hình tài chính tại các quốc gia mới nổi. Tuy nhiên, Dubai có phần may mắn hơn Hy Lạp do họ đã tự xoay sở bằng cách phát hành trái phiếu. Toàn bộ giá trị 20 tỷ USD trái phiếu phát hành đã được nước bạn láng giềng Abu Dhabi và các ngân hàng trong khu vực mua.
The New York Times dẫn lời của Giám đốc Tái cơ cấu của Dubai World ông Aidan Birkett nhận định: "Đề nghị này tạo nền tảng tài chính ổn định cho tập đoàn và phản ánh tinh thần hỗ trợ liên tục của chính quyền Dubai và các ngân hàng cho vay. Điều này giúp cho công ty có đủ khả năng để tối đa hóa giá trị tài sản từ trung hạn cho tới dài hạn"


vnecono.vn | VNE






Thứ ba, 18 Tháng 5 2010 12:19
Ý đồ của Mỹ - Âu trong khủng hoảng Hy Lạp


Cùng với việc giá cả hàng hóa thế giới liên tục tăng cao, Mỹ, Âu đang chấp nhận chịu áp lực lạm phát ngày càng trầm trọng.

http://www2.giavang.net/uploads/news/images/images1471137_dollar-euro_article_6923.jpg
Làm thế nào để ngăn chặn lạm phát? Người Mỹ hiểu rõ rằng, khi bong bóng nợ của nền kinh tế ngày càng căng phồng, việc dựa vào biện pháp nâng lãi suất để khống chế giá cả là hành động “tìm đến cái chết’. Như vậy muốn vừa quản lý giá cả, nhưng không cần đến biện pháp nâng lãi suất, thì phải làm thế nào? Một dấu hiệu gần đây nhất cho thấy, Mỹ đang bắt tay với châu Âu, dùng chính sách phi lãi suất để ngăn chặn lạm phát.

Tại châu Âu, vấn đề nợ của Hy Lạp cũng như của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang trở thành một công cụ, thường xuyên bị lôi ra bàn chuyện. Điều này không phải vì “cuộc khủng hoảng nợ” quá nghiêm trọng, mà là do Mỹ, Âu muốn nhân việc này để đạt được mục đích “áp chế đồng EUR, lôi kéo đồng USD” một cách “có kiểm soát”. Tại sao lại làm như vậy, bởi vì, giá hàng hóa quốc tế thường dùng đồng USD để trao đổi thanh toán, đồng USD tăng giá có thể khống chế giá hàng hóa tăng một cách hiệu quả, còn đồng EUR mất giá lại có thể nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.

Kỳ thực, ý đồ “phá giá đồng EUR, nâng giá đồng USD” còn có thể thăm dò từ động thái gây lộn xộn với “khủng hoảng nợ” của Đức, Pháp, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: Họ lúc thì nói cứu, lúc lại thấy quá do dự; Lúc nói cung cấp khoản viện trợ 110 tỷ EUR, lúc lại nói vừa đưa ra gói viện trợ 750 tỷ EUR. Tại sao lại như vậy? thực tế là, họ hy vọng đồng EUR mất giá, đồng USD tăng giá, nhưng lại không mong muốn thị trường biểu hiện thái quá, không muốn các nhà đầu tư mất đi lòng tin vào châu Âu.

Theo quan điểm của Warren Buffett, “khủng hoảng nợ Hy Lạp” chỉ là “một bộ phim điện ảnh rất khó xem”, về cơ bản ông không thèm xem. Bởi vì nó không giống với cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đã từng xảy ra ở một số nước (như Mexico, Hàn Quốc…), thứ mà Hy Lạp đã nợ là “nợ tiền tệ”, về cơ bản khủng hoảng nợ này sẽ không gây ra tình trạng phá sản cấp quốc gia.

Hiện tại, quốc gia vay nợ lớn nhất thế giới là Mỹ, lãi suất nợ của nước này không thấp hơn Hy Lạp là mấy, vậy tại sao nước này lại không có khủng hoảng nợ? bởi vì nợ của Mỹ hoàn toàn là nợ bằng đồng USD, nếu quá nhiều thì sẽ in tiền để trả nợ. Thứ mà Hy Lạp vay nợ lần này là nợ bằng đồng EUR, chỉ cần Ngân hàng ECB cam kết “Hy Lạp có thể dùng trái phiếu chính phủ của mình để vay thế chấp từ ECB”, khủng hoảng nợ này sẽ kết thúc. Nhưng, làm như vậy sẽ gây tổn hại tới lợi ích của các quốc gia khu vực Liên minh châu Âu khác. Hay nói cách khác, chính vì nguyên nhân, Đức, Pháp có thể lợi dụng quyền lợi trong tay họ, thông qua thái độ của mình để thao túng giá trị tiền tệ của đồng EUR, đồng EUR mất giá sẽ có lợi cho Đức, Pháp, bởi vì họ có thể nhân cơ hội này tăng cường xuất khẩu cho quốc gia của họ.

Tại Mỹ, sau khi Goldman Sachs liên tục bị điều tra, Morgan Stanley cũng đang bị điều tra do bị nghi ngờ gian lận trong các thương vụ hàng hóa. Hôm 11/5, có thông tin cho rằng, một chi nhánh của Ngân hàng Mellon New York cùng với hai cựu quan chức đã bị tổng chưởng lý bang New York Cuomo cáo buộc. Lời cáo buộc cho rằng, những người này đã che giấu khách hàng về vụ gian lận tài chính của siêu lừa Bernard Madoff.

Những đại gia tài chính Phố Wall, những công ty đã từng sống trong xa hoa hiện nay đang phải đứng trước một sự giám sát vô cùng chặt chẽ? Điều này đương nhiên có liên quan tới vai trò đáng hổ thẹn của các cơ quan này trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng việc này ít nhất về mặt khách quan cũng đã phát huy được tác dụng thứ hai: Ngăn chặn các ông lớn tài chính tại Phố Wall thao túng tùy tiền giá cả hàng hóa.

Thị trường đã chứng minh hiệu quả thực sự hành động liên thủ của Mỹ và châu Âu lần này: Từ thời gian cho thấy, sự sụt giảm giá hàng hóa xuất hiện trong mấy ngày gần đây trùng với thời điểm Goldman Sachs, Morgan Stanley bị điều tra, khủng hoảng nợ châu Âu khiến đồng EUR mất giá và đồng USD tăng giá.

Cho nên, đừng quá coi khủng hoảng nợ châu Âu là vấn đề nghiêm trọng, cũng đừng coi việc các cơ quan tài chính lớn của phố Wall như Goldman Sachs bị điều tra là những cống hiến quốc tế của người Mỹ. Điều quan trọng đó là, chúng ta cần phải làm gì.

vnecono.vn | GV

z550
24-05-2010, 10:53 PM
Bác vất vả quả, mấy hôm nữa em lại vào ủng hộ bác nhé

TTTT1
25-05-2010, 12:05 AM
Bác vất vả quả, mấy hôm nữa em lại vào ủng hộ bác nhé
:p


Thứ sáu, 21/5/2010, 15:17 GMT+7
Cả phố Wall và châu Âu đã xanh màu


Đà giảm ở các thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á đã có dấu hiệu đỡ bớt trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư tin rằng thị trường chứng khoán toàn cầu mấy ngày qua đã giảm quá đà và do đó sẽ sớm bật lại.

Mở cửa giao dịch chiều nay, chỉ số FTSE của Anh giảm 0,86%, CAC của Pháp giảm 0,9%, DAX của Đức giảm 1,26%. Chỉ số Stoxx 50 chung cho thị trường châu Âu giảm 0,84%.

Tuy nhiên sau đó, thị trường đã dè dặt tăng trở lại tại nhiều thời điểm. Dù chỉ số FTSE của Anh vẫn giảm nhẹ 0,2%, CAC của Pháp giảm 0,05%, DAX của Đức giảm 0,66% song chỉ số Stoxx 50 chung cho thị trường châu Âu đã tăng được 0,18%.

Hiện thị trường châu Âu vẫn còn đó những lo ngại về các biện pháp siết chặt khối tài chính của Mỹ và Đức tiếp tục ảnh hưởng nặng nền tới tâm lý nhà đầu tư.

Trong diễn biến mới nhất có liên quan, Pháp và Đức vừa cam kết giải quyết khủng hoảng nợ (http://www.atpvietnam.com/vn/quocte/54853/index.aspx). Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn chưa thấy có gì đảm bảo rằng các nước châu Âu sẽ xử lý xong khối u nợ nần trên những cơ thể kinh tế ở lục địa già.

Dù vậy, hoạt động săn hàng giá rẻ đã manh nha trở lại, khi mà hầu hết giá chứng khoán đã trở về những ngưỡng giá hấp dẫn được kỳ vọng, sau những phiên giảm dữ dội vừa qua.

Trong khi đó, các thị trường chứng khoán Châu Á vẫn chưa ngắt được cơn mất điểm của mình nhưng đã hãm được phần nào mức giảm, với chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương mất 0,48%.

Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 2,45%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,17%, CSI của Trung Quốc tăng 1,57%...

Mở cửa muộn hơn, chứng khoán Mỹ cũng có xu hướng bớt đi đà giảm và chỉ số Dow Jones đã có sắc xanh trở lại và có phần đậm đà hơn hẳn châu Âu, với cả 3 chỉ số đều tăng trên 1%.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 125,38 điểm tương đương 1,25% lên mức 10.193,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,1 điểm tương đương 1,5% lên mức 1.078,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 25,03 điểm tương đương 1,14% lên mức 2.229,04 điểm.

Chứng khoán châu Âu và Mỹ đã có dấu hiệu xanh màu trở lại là do khá nhiều nhà đầu tư cũng như giới chuyên gia tin rằng, những tin xấu về khủng hoảng châu Âu đã phản ánh quá nhiều vào giá chứng khoán, do vậy có thể sẽ không còn lao dốc nhiều.

Nhiều nhà đầu tư thậm chí cho rằng thị trường chứng khoán toàn cầu mấy ngày qua đã giảm quá đà, và do vậy đã xúc tiến mua vào với kỳ vọng giá bật lại nhanh chóng và mạnh mẽ.

TTTT1
25-05-2010, 03:06 PM
Nhiều cổ phiếu đã trở về mức giá rẻ
24/05/2010 15:14:47


http://******************.vn/images/tintuc/20100524153333a-t3.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFDJCI/nhieu-co-phieu-da-tro-ve-muc-gia-re.html#)

(ĐTCK-online) Thị trường tuột dốc khiến nhiều nhà đầu tư nội hoang mang và chấp nhận bán tháo cổ phiếu, trong khi nhà đầu tư ngoại vẫn giải ngân mạnh, giá trị mua ròng đạt trên 110 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Dưới góc nhìn của một số nhà đầu tư tổ chức, thị trường đã xuất hiện nhiều cổ phiếu có mức giá hợp lý cho đồng tiền nhàn rỗi.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc CTCK SHS
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức nào về lượng tiền đầu cơ hay cho vay đầu tư chứng khoán, vậy nên khó có thể đưa ra một đánh giá chắc chắn về vấn đề này. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính là có và không ngoại trừ khả năng có cả hiện tượng sử dụng đòn bẩy cho đầu cơ. Tuy vậy, TTCK giảm điểm mạnh thời gian vừa qua có lẽ là do nhiều nguyên nhân. Xuất phát điểm của đợt giảm điểm mạnh lần này trước hết xuất phát từ yếu tố tâm lý do ảnh hưởng từ phiên tuột dốc kỷ lục của TTCK Mỹ hôm 6/5. Áp lực từ việc sử dụng đòn bẩy đến sự biến động của TTCK Việt Nam ít nhiều là có, tuy nhiên theo tôi đánh giá thì nó là nguyên nhân đến sau, chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cũng chỉ ở một mức giới hạn nhất định.
http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%205.2010/Nguyen-Quang-Vinh.jpg
Ông Nguyễn Quang Vinh

Diễn biến của thị trường ngoài việc phản ảnh sức khỏe của nền kinh tế trong nước, có lẽ sẽ còn phụ thuộc vào cả diễn biến chung của TTCK thế giới. Hiện nay, các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang khá khó khăn và có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế khác. Vậy nên trong ngắn hạn, theo tôi, nhiều khả năng thị trường vẫn sẽ tiếp tục dao động quanh mức hiện tại và không ngoại trừ khả năng có thể tiếp tục đi xuống do diễn biến tâm lý của số đông người đầu tư hiện nay là khá xấu. Nếu tâm lý của người đầu tư ổn định và tích cực hơn, cùng với sự cải thiện tình hình của các TTCK khác trên thế giới, xu thế của TTCK Việt Nam sẽ trở lại trạng thái tích cực.
Đứng trên phương diện đầu tư giá trị và quan điểm đầu tư dài hơi một chút, tôi lại cho rằng, đây là một cơ hội khi mà chúng ta thấy có quá nhiều cổ phiếu đã quay về mức giá hợp lý với P/E dự kiến 2010 chỉ ở mức 10 trở lại. Đứng ở góc độ một nhà đầu tư tôi cho rằng chúng ta cần hết sức bình tĩnh, xử lý các áp lực đòn bẩy (nếu có) khéo léo và coi đây là một cơ hội hiếm có để đầu tư cổ phiếu giá rẻ không phải lúc nào cũng xuất hiện nếu có tiền nhàn rỗi.
Khi xem xét cổ phiếu, giá trị DN là một trong những điểm tựa đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nên xem xét lựa chọn những DN có giá trị cơ bản tốt, thể hiện qua khả năng sinh lời và tình hình hoạt động kinh doanh có tính ổn định cao, quản trị minh bạch và giá cổ phiếu đang ở mức hợp lý so với giá trị thực của DN.
Bên cạnh đó, trong những thời điểm thị trường có biến động mạnh, thường sẽ có khá nhiều thông tin được đưa ra để lý giải cho việc giảm điểm, vậy nên các nhà đầu tư cần có sự sàng lọc, nhận định khách quan và tỉnh táo đối với mọi nguồn thông tin, tránh quyết định vội vàng theo các tin đồn dễ dẫn đến thiệt hại cho chính mình.

http://www.******************.vn/images/upload/Image/Thang%205.2010/Hung1.jpg
Ông Nguyễn Việt Hùng


Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc khối Đầu tư, CTCK SME
Người ta nói nhiều đến đòn bẩy tài chính, song đây chỉ là một phần của nguyên nhân thị trường giảm điểm sâu, nhưng đóng góp trực tiếp vào đà lao dốc nhanh và mạnh của thị trường. Thị trường giảm điểm bắt đầu ảnh hưởng từ biến động mạnh và tiêu cực trên thị trường thế giới và NĐT chốt lời pennychip, nhưng do tỷ lệ sử dụng đòn bẩy cao khi VN-Index tiến gần mốc 550 điểm, hành động giảm tỷ lệ đòn bẩy để giảm chi phí, cắt lỗ và thậm chí giải chấp diễn ra khi VN-Index bắt đầu không có xu hướng đi lên như kỳ vọng; NĐT rút dần lượng tiền ra khỏi thị trường và liên tục đẩy nguồn cung lên cao. Tuy nhiên, khi đòn bẩy đã được giảm đến mức hợp lý, NĐT sẽ bắt đầu bắt đáy mua vào từ nguồn tiền nhàn rỗi.
Nhìn rộng hơn có thể thấy, kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam vẫn trong khả năng kiểm soát tương đối tốt, về cơ bản không thay đổi nhiều so với thời điểm thị trường lên 550 điểm. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu về ngắn hạn đối với hoạt động của DN trong nước tương đối thấp, nên thị trường chịu áp lực nhiều hơn về mặt tâm lý. Sau nhiều phiên quyết tâm xả hàng cắt lỗ, tỷ lệ đòn bẩy đã giảm mạnh nên áp lực cung cũng sẽ giảm dần trong 1-2 tuần tới. Thị trường được nhận định đang ở mức hấp dẫn nên chỉ cần được hỗ trợ tốt về mặt tâm lý sẽ có thể đảo chiều bất kỳ thời điểm nào. Diễn biến thị trường do đó sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào các chỉ số thế giới. Nếu các chỉ số thế giới chủ chốt tiếp tục đi xuống, khả năng thị trường trong nước giảm điểm xuống ngưỡng 450 rất cao; ngược lại, nếu thị trường thế giới đón nhận tin tức tích cực, ngưỡng 500 hoàn toàn trong khả năng của VN-Index từ thời điểm hiện nay tới cuối tháng 5.
Với điều kiện như vậy, giảm tỷ lệ đòn bẩy trong danh mục đầu tư và giải ngân dùng nguồn tiền nhàn rỗi được coi là phù hợp nhất, tránh rủi ro nếu thị trường tiếp tục xuống hoặc chưa hồi phục ngay trong ngắn hạn, tận dụng cơ hội mua cổ phiếu giá ‘rẻ’ trong điều kiện các yếu tố cơ bản của Việt Nam vốn không có nhiều thay đổi.



=> ALT trở về vùng đáy của ~ 1 năm 3 tháng trước & là cp rẻ nhất TTCK với LNST dương & LNST quý I/20010 tăng cao hơn năm 2009 & dự kiến cả năm + Cách đáy ~ 3,000 sau hơn 1 năm trời ròng rã thêm EPS 2009 ~ 1,900 .
__________________

TTTT1
26-05-2010, 09:26 AM
Thứ Sáu, 21/05/2010 | 09:24
Tháng 5: Xuất khẩu tăng, nhập khẩu đã giảm!

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12032
Xuất khẩu đạt 6,1 tỉ USD, tăng 37,5% so cùng kỳ, nhập siêu dừng ở mức 12,3% so với XK...là chỉ số thật ấn tượng, một tín hiệu vui đầu tiên về XNK, kể từ đầu năm đến nay (khác hẳn 4 tháng đầu năm : Kim ngạch xuất khẩu ì ạch, còn nhập khẩu cứ dần leo thang, nhập siêu luôn vượt mức cho phép). Tháng nhập siêu thấp nhất từ đầu năm
Theo một lãnh đạo Vụ Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 25,83 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009 (bằng 42,7% so với kế hoạch năm). Trong đó, khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 12,02 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,8 tỷ USD (kể cả dầu thô), tăng 25,9%.
5 tháng, xuất khẩu của nhóm nông, lâm, thuỷ sản tăng 7% so với cùng kỳ, do giá xuất khẩu tăng nên kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu tăng như: cao su tăng 85,3%, hạt tiêu 54,9%, nhân điều 24,7%,chè các loại 19,7%, thuỷ sản 18%, rau quả 17,3% ...đã đóng góp vào tăng kim ngạch XK chung. Bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng lượng XK giảm đã làm giảm kim ngạch XK như: cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 0,4% so với cùng kỳ chủ yếu do lượng dầu thô, than đá xuất khẩu giảm. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng cao nhất (11,6%) trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, trong đó có một số mặt hàng tăng cao như thép, tăng hơn 3,4 lần, hoá chất tăng hơn 3,4 lần, dây điện và cáp điện tăng gấp 2 lần, sản phẩm từ cao su tăng 91,6%, giấy và sản phẩm từ giấy, máy vi tính và linh kiện tăng hơn 30 %, dệt may tăng 17%...
Kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 6,85 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng 4 và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng ước đạt 31,2 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 18,2 tỷ USD, tăng 18,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 13 tỷ USD, tăng 50,5% .
Kim ngạch NK 5 tháng đầu năm tăng cao ở nhóm hàng nhập khẩu cần kiểm soát, tăng 64,8%, trong đó nhóm mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng cao 5,8 lần, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy tăng trên 70%. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 27,5% trong đó có một số sản phẩm kim ngạch NK tăng cao như lúa mỳ, bông, phôi thép, kim loại thường tăng gấp 2 lần, nguyên phụ liệu thuốc lá, sợi các loại,
Xuất khẩu tăng, nhập khẩu đã giảm dẫn đến nhập siêu tháng 5 chỉ ở mức 750 triệu USD, bằng 12,3% kim ngạch xuất khẩu, đây là mức nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm . Tổng kim ngạch nhập siêu 5 tháng đầu năm ước là 5,37 tỷ USD, bằng 20,8% kim ngạch xuất khẩu.
Nhận định chung và đôi điều đặt ra
Về Xuất khẩu:
-Tình hình xuất khẩu của cả nước đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng tháng có tăng nhưng không ổn định, trừ tháng 2 có mức thấp hơn mức bình quân tháng (theo kế hoạch năm) còn lại các tháng khác đều cao hơn mức bình quân. Với xu thế này thì việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cả năm có khả năng hoàn thành.
- Xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp đã có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2009. Đây là tín hiệu đáng mừng và là cơ sở để dự báo xuất khẩu năm nay sẽ tăng trưởng khá và bù đắp lại phần giảm giá trị xuất khẩu của nhóm nhiên liệu khoáng sản và vàng.
- Giá cả một số mặt hàng đã có sự hồi phục ở mức khá làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009. Giá hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng ( trừ cà phê), giá dầu thô và than đá cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, giá hàng hóa xuất khẩu 5 tháng tăng bình quân trên 8% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên 1,77 tỉ USD (mới tính các mặt hàng có lượng XK). Như vậy, giá cả xuất khẩu năm 2010 tăng khá là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho kim ngạch xuất khẩu không bị giảm nhiều trong khi khối lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm.
- Giá xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng chậm hơn so với giá nguyên liệu đầu vào. Cụ thể, giá bông tăng 25%, sợi tăng 34% nhưng giá mặt hàng dệt may xuất khẩu chỉ tăng 5-10%. Giá gỗ nguyên liệu tăng 25-30% nhưng giá xuất khẩu chỉ tăng 10%. Giá chất dẻo nguyên liệu tăng 43,7% nhưng giá sản phẩm nhựa chỉ tăng 20%...
Số lượng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm mạnh, như cà phê giảm 15,2%, gạo giảm 10,5%, sắn các loại giảm 51,3%, dầu thô giảm 49,8%, than đá giảm 12,3%.... Như vậy, lượng giảm làm cho kim ngạch giảm khoảng gần 1,5 tỷ USD.
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu 5 tháng đầu năm có kết quả khả quan. Tuy nhiên, theo phản ánh của các Hiệp hội, Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp xuất khẩu, hiện doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn liên quan đến giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng do giá điện, than và giá hàng hóa thế giới tăng; thiếu lao động phổ thông cho một số lĩnh vực sản xuất như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ; việc tiếp cận vốn bị hạn chế, lãi suất cho vay của các ngân hàng mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 13-14%. Những khó khăn này nếu không được giải quyết kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu các tháng tiếp theo.
Về Nhập khẩu:
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm đều tăng hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2009, tuy nhiên sang tháng 5 có chiều hướng ngược lại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tháng 5 so với cùng kỳ là 37,5%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ còn 19%.
- Nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh hơn nhiều so với nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do khối nước ngoài luôn xuất siêu nên việc nhập khẩu này dự báo sẽ là tích cực trong thời gian tới.
- Nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh về lượng trong thời gian gần đây cho thấy sản xuất, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh, trong khi đó giá hàng hóa xuất khẩu lại tăng không bằng giá nhập khẩu, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Rõ ràng những vấn đề đặt ra cần được tháo gỡ kịp thời. Để các tháng tiếp theo , chí ít cũng duy trì được các chỉ số XNK như tháng 5, có như vậy đến hết năm mới thực hiện được kế hoạch đạt ra.
Công thương



Thứ Sáu, 21/05/2010 | 21:42

Đẩy mạnh xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12078
Mặc dù mức nhập siêu trong tháng 5 thấp nhất kể từ đầu năm nhưng xuất khẩu vẫn phải đối diện không ít khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi những giải pháp điều hành đồng bộ và sự chủ động linh hoạt từ cộng đồng doanh nghiệp. Chiều nay (21/5), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty trong nước kiểm điểm tình hình xuất, nhập khẩu (XNK) 5 tháng đầu năm, chỉ đạo một số giải pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại trong thời gian tới.
Mức nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm nay
Theo Bộ Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng ước đạt hơn 300.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành công nghiệp chủ chốt đều đạt mức tăng trưởng cao hơn mức chung như điện tăng 17,7%, hóa chất 16,7%, máy móc thiết bị 47,5%, giấy 17%,…
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 25,83 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 42,7% so với kế hoạch năm. Trong đó, nhiều mặt hàng đã có mức tăng trưởng mạnh như xuất khẩu cao su tăng tới 85,3%, hạt tiêu tăng 54,9%, thủy sản 20%, dệt may tăng 18,9%...
Với xu thế hiện tại, Bộ Công Thương cho rằng xuất khẩu cả năm sẽ có khả năng hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Với diễn biến tích cực từ xuất khẩu, nhập siêu đang có xu hướng giảm dần, trong tháng 5 ở mức 750 triệu USD, bằng 12,3% kim ngạch XK và là mức nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Hoạt động thương mại hàng hóa trong nước 5 tháng tiếp tục sôi động, hàng hóa dồi dào, phong phú, không có tình trạng khan hàng, sốt giá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 610.500 tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo phản ánh từ các hiệp hội và doanh nghiệp, sản xuất xuất khẩu đang gặp trở ngại liên quan đến giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng, thiếu lao động phổ thông cho một số lĩnh vực sản xuất như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, việc tiếp cận vốn vẫn bị hạn chế, lãi suất vốn vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Xét ở phương diện vĩ mô, việc sản xuất, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng cũng làm cho nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu gia tăng trở lại.
Đặc biệt, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, tăng nhanh hơn giá bán sản phẩm nên ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh, sản xuất xuất khẩu cũng như lời giải cho bài toán cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán.
Giải pháp cho nhiều mục tiêu
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước là giải pháp đa mục tiêu, vừa nhằm góp phần tăng trưởng, vừa thay thế hàng nhập khẩu, giảm nhập siêu cũng như chủ động trong kiềm chế lạm phát.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 12%.
Trong đó, các ngành, lĩnh vực cần tập trung là các sản phẩm cơ khí trọng điểm, phân bón, vật liệu xây dựng, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Với xu thế giá các mặt hàng đầu vào tăng nhanh hơn giá bán sản phẩm, các doanh nghiệp phải tính toán lại thị trường, năng suất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Đồng thời, các ngành đầu vào như than phải xem xét cân đối tồn kho, ngành điện kiểm tra, huy động tối đa các nguồn, phục vụ cung ứng sản xuất ở mức cao nhất. Các Bộ, ngành cũng tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp
Thực hiện các giải pháp kỹ thuật hạn chế tình trạng nhập khẩu hàng hóa xa xỉ, không thiết yếu và có thể thay thế bởi sản xuất trong nước. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ XK theo đúng quy định, xúc tiến thương mại phải thiết thực hơn cho doanh nghiệp, đón đầu được những thị trường lớn của thế giới đang hồi phục.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước phát huy vai trò đầu tàu trong việc thực hiện chính sách nhập khẩu, không nhập quá nhu cầu, đảm bảo sản xuất.
Nguyên Linh
Chính Phủ

TTTT1
26-05-2010, 07:49 PM
Phố Wall ngoạn mục thoát hiểm cuối phiên Thứ ba, 25/5/2010, 14:36 GMT+7


ATPvietnam.com (http://www.atpvietnam.com/) -Chứng khoán toàn cầu chưa nguôi nỗi lo vỡ nợ châu Âu thì nay lại thêm nỗi lo mới từ bán đảo Triều Tiên.


http://atpvietnam.com/library/images/50/2010/05/korea%20may25b.jpg

Lính Hàn Quốc diễn tập sẵn sàng chiến đấu ngay biên giới liên Triều. Ảnh AP.

Trong diễn biến mới nhất, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Il vừa đặt quân đội vào tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu (http://atpvietnam.com/vn/quocte/55075/index.aspx) sau khi Mỹ, Hàn Quốc thông báo kế hoạch tập trận chống tàu ngầm trên Hoàng Hải, nơi tàu Cheonan bị chìm hồi tháng 3.

Lo sợ chiến tranh nổ ra sẽ làm đứt mạch thương mại, giãn nhịp đầu tư và làm xấu đi tình hình kinh tế khu vực cũng như thế giới, giới đầu tư vội vàng bán mạnh cổ phiếu để đi tìm nơi ẩn náu an toàn hơn với vàng.

Mở cửa giao dịch phiên mới, chứng khoán Mỹ ngay lập tức lao dốc mạnh mẽ, theo chân châu Âu và châu Á. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm ngay từ đầu gần 2%. Tuy nhiên càng về cuối đà giảm càng bớt đi và chung cuộc Dow vẫn trụ lại được ở mốc 10.000 trong một phiên giao dịch đầy cảm xúc:


http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_INDU.png?81268064307125
Lo ngại khủng hoảng nợ Châu âu được khơi lại cùng với nổi lo về một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra giữa 2 miền Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên đã tác động mạnh vào tâm lý nhà dầu tư trên phố Wall tạo ra một làn sóng bán tháo ngay từ đầu phiên giao dịch và một cây nến đỏ cực mạnh đã hình thành khiến Dow giảm gần 300 điểm ngay khi tiếng chuông vừa báo một phiên giao dịch mới bắt đầu.
Tuy nhiên, sau những phút hoảng loạn đầu phiên, tâm lý nhà đầu tư có phần bình ổn trở lại đã giúp đà lao dốc của Dow chựng lại và các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã hồi dần theo hình răng cưa trong một nỗ lực dành lại mốc 10.000 đã bị mất vào đầu phiên giao dịch.

Cuối phiên, chỉ số S&P 500 đã có màu xanh nhẹ,tăng trở lại 0.1% sau khi đã giảm trên 3% vào đầu phiên giao dịch. Trong khi đó chỉ số công nghiệp Dow và chỉ số công nghệ cao Nasdaq chỉ còn giảm nhẹ và Dow dành lại mức 10.000 trong một phiên giao dịch đầy cảm xúc.
Một yếu tố hỗ trợ cho phố Wall hồi phục trong phiên giao dịch đêm hôm qua là đồng EURO đã tăng nhẹ rở lại so với đồng USD và đồng YEN của Nhật đã làm dịu bớt nổi lo khủng hoảng nợ Châu âu, vốn là gánh nặng luôn đè lên Wall Street trong thời gian gần đây.
Một yếu tố khác hỗ trợ cho phố Wall là báo cáo của Chính phủ Mỹ về niềm tin tiêu dùng đã tăng mạnh trong tháng 5. Chỉ báo này đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm qua trong bối cảnh thị trường việc làm được dự báo nhiều khởi sắc trong thời gian tới.
Trong khi đó, nổi lo về cuộc chiến trên bán đảo Triều tiên vơi dần cũng đã tác động tích cực đế phố Wall vào cuối phiên hôm qua và những phiên tới.
Mở cửa sớm hơn, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đã lao dốc mạnh. Chỉ số FTSE của Anh giảm 2,47%, CAC của Pháp giảm 2,74%, DAX của Đức giảm 2,3%. Chỉ số Stoxx 50 chung cho thị trường châu Âu giảm 2,73%:

http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_UKX.png?81268064937125


Đóng cửa sớm hơn, các thị trường chứng khoán Châu Á tiếp tục duy trì sắc đỏ đã có từ sáng, với chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương chung cuộc rơi tới 3,84%.

Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 3,06% trong khi Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,91%, chỉ số CSI của Trung Quốc mất 2,07%, Kospi của Hàn Quốc tụt 2,75%...

Vậy chiến tranh có xảy ra?
Động thái của các bên tại bán đảo Triều Tiên được đánh giá chỉ là cách họ hù dọa và nắn gân nhau để tìm thế chủ động khi ngồi vào bàn đàm phán sau này. Chủ Tịch Kim Jong-II vừa đặt quân đội vào tình trạng báo động là phòng hờ bị tấn công và không phải chuẩn bị tấn công.

Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến Iraq thì không dại gì kích hoạt cuộc chiến tranh ở Bắc Triều Tiên, một đất nước nghèo lạc hậu để thêm gánh nặng khi mà tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng. Ông Obama được giải Nobel hòa bình thì một cuộc chiến để giải quyết xung đột phải được cân nhắc và khó xảy ra.

Họ nắn gân nhau để tạo thế chủ động khi ngồi vào bàn đàm phán. Trong những năm trước khi Bắc Triều Tiên thử tên lửa gây ra một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên làm thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mấy phiên rồi cuối cùng họ cũng phải ngồi vào bàn đàm phán vì chính bản thân họ cũng nhận thức được rằng chiến tranh là đổ máu và không có lợi cho đôi bên trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới vẫn còn những khó khăn cần giải quyết. Mọi việc trên bán đảo Triều Tiên được dự báo giải quyết trên bàn đàm phán trong thời gian tới.
Nối tiếp theo đà hồi phục của phố Wall, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, thị trường Châu á đã ổn định và hồi phục trở lại. Trên bảng điện tử cho thấy hầu hết các chỉ số Chứng khoán ở Châu á đã tăng điểm trở lại sau khi đã giảm mạnh trong piên giao dịch hôm qua, bản điện tử phủ một màu xanh, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã tăng trên 1.5% khi vừa mở cửa.
Chỉ số Dow future Index của Mỹ cũng đã tăng điểm trở lại đã chỉ ra rằng: Phố Wall sẽ khởi sắc vào đêm nay. Nhiều chuyên gia ở phố Wall cho rằng: Wall street đã rơi vào vùng quá bán trong các phiên vừa qua và khuynh hướng là sẽ hồi phục trở lại trong các phiên tới.
Thị trường trong nước: Tiếp tục ổn định và bật xanh trong phiên
Xu thế thận trọng trước những diễn biến của tình hình thế giới tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo trong nhà đầu tư sẽ kéo thị trường có khuynh hướng dần co vào đầu phiên giao dịch hôm nay.
Tuy nhiên, lực cầu ở vùng giá thấp trong bối cảnh giá nhiều cổ phiếu tốt đang ở mức hấp dẫn sẽ góp phần hỗ trợ thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.

Cùng với những diễn biến tích cực của thị trường thế giới đêm hôm qua và sáng nay sẽ tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư tạo động lực cho VN-Index và HNX- Index bật xanh trong phiên giao dịch hôm nay.
Ngoài ra, sức bật lò xo do bị nén quá mức cộng thêm những yếu tố kinh tế vĩ mô có nhiều điểm tích cực trong tháng 5 sẽ hỗ trợ cho thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.

Chúc nhà đầu tư có một phiên giao dịch thành công.

NVHOA



Thứ tư, 26/5/2010, 16:18 GMT+7
Chứng khoán toàn cầu hồi phục, Châu Âu bật tăng mạnh mẽ
ATPvietnam.com (http://www.atpvietnam.com/) - Mở cửa phiên giao dich hôm nay, chứng khoán Châu Âu bật tăng mạnh mẽ trong những phút đầu tiên.



http://cdn.images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_UKX.png?606157
Giới đầu tư ở Châu Âu tỏ ra hào hứng "bắt đáy" sau khi thị trường chứng khoán Châu Âu liên tiếp sụt giảm và xuống mức thấp nhất trong vòng 9 tháng qua. Các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu bị bán tháo nặng nề trong thời gian qua để mua vào như cổ phiếu Ngân hàng.

Bên cạnh đó, chứng khoán Châu Âu cũng theo sắc xanh có được từ thị trường Châu Á trong phiên giao dịch hôm nay, nhiều thị trường khu vực đã tăng điểm trở lại như: Nikkei 225 tăng 0,66% lên 9.522,66 điểm, Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,11% lên 19.196,45 điểm, CSI 300 của Trung Quốc dậm chân tại chỗ, trong khi đó ASX của Úc tăng được 1%, STI của Singapore tăng 2,44%...

Mặc dù chứng khoán toàn cầu đã tăng trở lại nhưng nhiều người vẫn còn lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu, đồng Euro giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp (http://atpvietnam.com/vn/quocte/55172/index.aspx) o với đồng Yen của Nhật và USD do lo ngại cuộc khủng hoảng nợ sẽ còn lan rộng và kéo tốc độ tăng trưởng của khu vực xuống.

http://atpvietnam.com/library/images/72/2010/05/happy-trader_1002731i.jpg

Ảnh: AP

Lúc này, trên thị trường giao dịch kỳ hạn Mỹ, các chỉ số cũng đều tăng đang tăng điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 63 điểm lên 10.088 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 7,6 diểm lên 1.080,6 điểm, chỉ số Nasdaq tăng 13 điểm lên 1.828,5 điểm.

Chứng khoán Việt Nam trong phiên sáng nay cũng diễn biến đầy tích cực khi hồi phục mạnh mẽ (http://atpvietnam.com/vn/san_hose/55119/index.aspx).

H.K


=> Tôi cứ đứng ngoài canh mãi chờ kụ dìm giá ALT bấy lâu nay tung hàng ra thế mà chờ mãi chờ mãi từ 8h30 - 11k3 vẫn chưa thấy ;)
Dạo nầy có mấy cụ nào cứ vào tranh hàng với tôi thế nhỉ, toàn mua trên không. Chả ăn được miếng nào :77:
Thế là đành để dành súng đạn, lương thực ... chờ ngày dìm giá của ai đó vậy :cool:

peace dragon nhatientri
26-05-2010, 09:31 PM
Phố Wall ngoạn mục thoát hiểm cuối phiên Thứ ba, 25/5/2010, 14:36 GMT+7

=> Tôi cứ đứng ngoài canh mãi chờ kụ dìm giá ALT bấy lâu nay tung hàng ra thế mà chờ mãi chờ mãi từ 8h30 - 11k3 vẫn chưa thấy ;)
Dạo nầy có mấy cụ nào cứ vào tranh hàng với tôi thế nhỉ, toàn mua trên không. Chả ăn được miếng nào :77:
Thế là đành để dành súng đạn, lương thực ... chờ ngày dìm giá của ai đó vậy :cool:

Con này ngon thế cụ nên đăng ký mua trần luôn từ đầu! Trần khoảng 5 phiên liên tục và phải giải trình HAX, lúc đó sẽ gây được sự chú ý của các nhà đầu tư...:p Sau đó sẽ có cơ hội vượt qua giá trị sổ sách + giá kỳ vọng...:cool:

z550
26-05-2010, 10:00 PM
Con này thỉnh thoản:thinking:g em vào chén một phát rồi lại chạy

TTTT1
27-05-2010, 09:41 AM
Con này ngon thế cụ nên đăng ký mua trần luôn từ đầu! Trần khoảng 5 phiên liên tục và phải giải trình HAX, lúc đó sẽ gây được sự chú ý của các nhà đầu tư...:p Sau đó sẽ có cơ hội vượt qua giá trị sổ sách + giá kỳ vọng...:cool:
=> ALT tuy là cp duy nhất có giá vùng đáy trong khi LNST năm 2009 dương & quý I/2010 dương cũng như tăng mạnh so với quý trước .v.v. nhưng vì tôi nắm giữ không nhiều cũng như không có sự liên kết nhóm để làm giá & do tôi quản lý nhiều TK trong đó có cp ALT ... ) nên tôi không thể làm như bạn nói được .
Lợi ích ít do nắm giữ cp ít thì không việc gì phải làm thế. Tôi chỉ có " trách nhiệm với bản thân " & giới thiệu cp tốt cho mọi người , thay vì đi mua cp dỏm & làm giá ... với mức rủi ro cao hơ nhiều :p
Ai nắm giữ nhiều thì họ " kích giá ", tạo mặt bằng giá mới thỏa đáng cho ALT mãi mãi là chuyện của họ .v.v.
Tôi nắm giữ được mấy tý mà lại đi làm thế nè ;) :p

TTTT1
30-05-2010, 04:39 PM
ALT hấp dẫn nhất TTCK vì giá thị trường thấp nhất so với đáy ( thời suy thoái cuối tháng 2/2009 : Ha Index ~ 80 đ ; Ho Index ~ 240 đ ) mà LNST tăng hơn năm trước ( không lỗ) , GTSS lớn & cổ tức hàng năm cũng > 20% - 30% .





TTCK có thể tăng 10-15% trong tháng tới
Thứ bảy, 29/5/2010, 22:52 GMT+7


(ATPvietnam.com) - Với xuất phát điểm thấp như hiện tại của các chỉ số, thì thị trường còn có thể tăng tiếp từ 10-15% trong khoảng 1 tháng tới.

(http://www.atpvietnam.com/vn/dulieuvaphantich/52788/index.aspx)

http://www.atpvietnam.com/library/images/50/2009/11/atpvietnam_buy_nov30.jpg

Ảnh: ATPvietnam.

Thị trường có thể tăng từ 10-15% trong khoảng 1 tháng tới (CTCP Chứng khoán Tp.HCM - HSC)
Hiện tại, tâm lý hoảng loạn dường như đã chấm dứt và các NĐTNN đang mua vào. Về bản chất, một cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu là cuộc khủng hoảng nợ quốc gia và các chính phủ như thường lệ đã chọn cách xử lý vấn đề là bơm thêm thanh khoản dưới hình thức các khoản cho vay khẩn cấp nhằm kéo dài thời gian.
Điều này một mặt chắc chắn sẽ không giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề nhưng mặt khác sẽ tạo ra thời gian cần thiết để các ngân hàng châu Âu củng cố nguồn vốn của mình để có thể đứng vững khi phải xử lý một số khoản nợ không thể tránh được của một số nước châu Âu trong những năm tới. Điều này hàm ý rằng nhiều khả năng TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần.
Môi trường kinh tế vĩ mô trong nước khá ổn định với khả năng lạm phát trong mùa hè sẽ đạt thấp, đồng thời các nhân tố khác như thâm hụt thương mại; tiền tệ và lãi suất cũng có xu hướng ổn định. Tất nhiên là việc thị trường trái phiếu sơ cấp sôi động sẽ tiếp tục hút phần lớn phần thanh khoản tăng thêm từ thị trường cổ phiếu.
Và hơn thế nữa là việc nguồn cung cổ phiếu dự kiến lớn trên thị trường cổ phiếu (từ các công ty đang niêm yết và từ các công ty tiến hành IPO) cũng sẽ hạn chế mức tăng trưởng của thị trường. Nhưng với xuất phát điểm thấp như hiện tại của các chỉ số, thì thị trường còn có thể tăng tiếp từ 10-15% trong khoảng 1 tháng tới.
VN-Index có thể sẽ thử thách lại ngưỡng 500 điểm (CTCP Chứng khoán VNDirect)
Khả năng sẽ có các phiên điều chỉnh trong tuần tới, VN-Index có thể sẽ thử thách lại mức hỗ trợ 500 điểm và cùng kháng cự 520-525 điểm là vùng cân bằng của cung và cầu. Thị trường cần có lực đẩy đủ mạnh để vượt qua.
Thời điểm này vẫn là lúc cần giải ngân và nắm giữ một lượng cổ phiếu nhất định. Các đợt điều chỉnh là cơ hội tốt cho NĐT tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp thay vì tranh lệnh mua giá trần trong các phiên tăng điểm.
TTCK tuần tới sẽ biến động trong vùng 510 - 530 điểm (CTCP Chứng khoán Đại Việt - DVSC)
Nền kinh tế vĩ mô trong nước đang diễn biến theo chiều hướng tốt, tăng trưởng cao và lạm phát trong tầm kiểm soát.

Tuy vậy, những khó khăn hiện tại vẫn còn và có thể ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của TTCK, nhập siêu vẫn cao, giá cả có xu hướng tăng dần, lãi suất cho vay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngoài ra, sự tăng vốn của các ngân hàng nhỏ và các doanh nghiệp niêm yết trong thời gian tới cũng có thể làm gia tăng nguồn cung cổ phiếu và ảnh hưởng đến dòng tiền của thị trường.
Dòng tiền trên thị trường hiện tại đang đứng ở mức thấp so với trước đây. Điều này có thể lý giải là do sự hạn chế của nguồn cung giá thấp, áp lực bán ra sẽ tăng lên theo đà tăng điểm của thị trường. Vì vậy xu hướng tăng điểm của thị trường trong những phiên tới sẽ phụ thuộc nhiều vào KLGD có được cải thiện hay không.
TTCK tuần tới sẽ biến động trong vùng 510 - 530 điểm, thị trường sẽ có những phiên điều chỉnh và NĐT có thể gia tăng danh mục cổ phiếu tại những phiên này (http://www.atpvietnam.com/vn/baotrothongtin/42833/index.aspx). Tuy vậy, rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn và việc sử dụng đòn bẩy là việc làm mạo hiểm.

Thị trường sẽ tiếp tục giằng co (CTCP Chứng khoán Miền Nam - MNSC)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/05, Vn Index tăng 3.18% đạt 512.99 điểm với tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 60 triệu cổ phiếu sang tay. Điều này cho thấy sự khởi sắc trở lại trong ngắn hạn, tuy nhiên phiên giao dịch thị trường lại tạo 1 gap trống khá lớn, vì vậy sự tăng điểm này có thể sẽ gặp trục trặc tại mốc này.
Thị trường sẽ tiếp tục giằng co giữa cung và cầu để quyết định xu hướng tiếp theo, nếu Vn Index vượt qua mốc 515 điểm _ tương ứng với Fibonacci 38.2% là mốc khá quan trọng _ kèm theo tính thanh khoản cao thì xu hướng tăng điểm sẽ được khẳng định và ngược lại.
NĐT nên quan sát vùng giá 520 điểm (CTCP Chứng khoán Vincom)
Không có nhiều điều đáng nói trong phiên giao dịch ngày 28/5 khi tâm lý các NĐT hưng phấn bởi phiên tăng điểm mạnh của thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 28/5 cùng với đó là việc các cổ phiếu Bluechips đã trụ vững trong phiên giao dịch T+4 khi cổ phiếu của các NĐT bắt đáy về tài khoản.
Trong nhóm cổ phiếu BCs thì ấn tượng nhất là VCG và PVX. Nói chung khi về VCG về vùng giá 38-40 là vùng giá hẫp dẫn và việc VCG có thể phục hồi theo hình chữ V như giai đoạn rớt xuống 35 hồi tháng 10/2009 là hoàn toàn có thể xảy ra.
Với phiên tăng điểm ngày 28/5, thị trường đã tạo ra một khoảng trống giá và ngưỡng hỗ trợ hiện tại sẽ là vùng 500 điểm. Và ngưỡng kháng cự hiện tại là vùng giá 520 điểm. Vùng giá 520 điểm sẽ là giai đoạn thử sức cầu quan trọng của thị trường. Do vậy các NĐT nên quan sát vùng giá này.
VN-Index sẽ tiền về mốc 530 điểm (CTCP Chứng khoán BETA - BSI)
Sau ba tuần điều chỉnh từ vùng điểm cao 551 điểm về chạm mức 480 điểm, VN-Index đã có một tuần giao dịch khá thành công khi bật lại từ vùng thấp quanh mức 480 điểm ứng với cản Fibonacci 26.3% được vẽ từ đỉnh 633 đến đáy 427 điểm thời gian qua. Chỉ số này vươn lên chốt tuần tại 513 điểm, thanh nến giao dịch tuần qua cũng đã vượt khỏi mức kháng cự trên 38.2% ứng với khu vực 500-505 điểm, khu vực này được xem là ngưỡng kháng cự tâm lý khá mạnh.
Tín hiệu từ chỉ báo Bollinger Band đang thu hẹp dần biên độ, đồng thời RSI hướng lên chạm mức giá trị 50. Trong khi đó, chỉ báo giá trị dòng tiền MFI đang đi ngang, KLGD tuần vừa qua giảm hẳn so với những tuần trước đó cho thấy áp lực bán đã giảm hẳn, mở ra tín hiệu khả quan hơn cho tuần tới khi mà KLGD bắt đầu tăng trở lại.
Với tín hiệu từ thị trường trong hiện tại, BSI kỳ vọng thanh khoản của thị trường sẽ khởi sắc hơn trong tuần tới, đồng thời VN-Index sẽ tiền về mốc 530 điểm.
Đức Tuấn

TTTT1
02-06-2010, 09:47 AM
Thứ Hai, 31/05/2010 | 09:48

Ngành nhựa giữ mức tăng trưởng 15%/năm




Đây là thông tin do ông Hồ Đắc Lam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN - đưa ra tại Triển lãm Vietnam Manufacturing Expo và Nepcon Vietnam 2010 cuối tuần trước.
Ông Lam cho biết, 80% nhựa sản xuất tại VN là dành cho tiêu dùng trong nước. Phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu và Trung Đông.
Các nhà sản xuất nhựa ở TPHCM đang mở rộng thị trường ra Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu về đóng gói và phụ kiện công nghiệp. Vì vậy, các DN này cũng cần có các máy móc và công nghệ mới để đối ứng với các thách thức mới.
Cũng tại triển lãm, ông Chanin Khaochan - GĐ Văn phòng phát triển liên kết công nghiệp (Build), Cục Đầu tư Thái Lan - cho biết, có một nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với các DN VN là phải được cập nhật về nhu cầu thị trường cũng như công nghệ để có thể đáp ứng được các nhu cầu này.
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường rất lớn nên nếu Thái Lan và VN hợp tác chặt chẽ hơn nữa về lĩnh vực phụ tùng công nghiệp thì sẽ rất khả quan.
“Hiển nhiên VN là một thị trường lớn đối với chúng tôi và có rất nhiều DN Thái Lan quan tâm đầu tư ở đây” - ông Chanin Khaochan nói.
L.Th
Lao Động






Thứ 2, 24/05/2010, 09:09
Hy Lạp không cần vỡ nợ hoặc tái cơ cấu


Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou bác bỏ hai khả năng trên khi trả lời phỏng vấn trên tờ El Pais của Tây Ban Nha hôm 23/05.


Ông nói: “Hy Lạp không cần phải vỡ nợ hay tái cơ cấu. Chúng tôi không lựa chọn hai khả năng này. Chúng tôi sẽ trả hết các khoản vay mà chúng tôi nhận được.”
Khi được hỏi, Thủ tướng Papandreou tin tưởng chính phủ của ông có thể đạt được mong muốn trong việc yêu cầu người dân ‘thắt lưng buộc bụng’ hơn nữa nhằm thuyết phục các thị trường rằng tình hình tài chính công vẫn đang ổn định.”
Chính phủ các nước EU đang nỗ lực vực dậy niềm tin nhà đầu tư sau nhiều tháng bất ổn đẩy chi phí vay mượn của nhiều thành viên EU tăng vọt, dẫn tới gói giải cứu 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp và gói tín dụng lên tới 1,000 tỷ USD nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng khắp châu Âu.
Ông Papandreou cũng cho rằng chính phủ các nước châu Âu đã phản ứng khá chậm chạp trong việc ngăn chặn khủng hoảng Hy Lạp lan rộng sang 15 quốc gia thành viên EU.
Khủng hoảng nợ đã gây ra khá nhiều bất ổn đối với đồng tiền 11 năm tuổi EUR và yêu cầu các nước thành viên EU phối hợp chặt chẽ hơn trong chính sách kinh tế cũng như củng cố tài chính.
Các biện pháp cắt giảm chi tiêu từng dẫn đến các cuộc bạo loạn của Hy Lạp được tiếp nối bởi các biện pháp nghiêm ngặt của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hai quốc quốc gia có thâm hụt ngân sách cao khuấy động các thị trường tài chính thời gian qua.

Quỳnh Khanh
Theo CNBC



Thứ 3, 01/06/2010, 18:37
Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm vượt mọi dự báo


Xuất khẩu của Đức tăng trưởng 10,7% trong tháng 3/2010, mức tăng mạnh nhất trong 18 năm.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tháng 5 giảm sâu hơn so với dự báo của các chuyên gia. Xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này tăng trưởng mạnh. Cơ quan thống kê Đức công bố số lượng người thất nghiệp tại Đức trong tháng vừa qua giảm khoảng 45 nghìn xuống 3,25 triệu người, mức thấp nhất từ tháng 12/2008.
Số lượng người thất nghiệp đã được dự báo chỉ giảm 17 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 xuống 7,7% từ mức 7,8%.
Ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế tại ING Group, nhận xét: “Thị trường lao động chuyển hướng tích cực hơn dự báo của nhiều chuyên gia. Sẽ chỉ mất vài tháng nữa để thị trường lao động trở lại trạng thái trước khủng hoảng.”
Nhu cầu của nhóm nước mới nổi đối với hàng hóa của Đức đang khiến nhiều công ty đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự. Dù khủng hoảng tài khóa châu Âu ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, khủng hoảng khiến đồng euro yếu, đồng tiền yếu có tác dụng quan trọng hỗ trợ xuất khẩu.
Từ đầu năm 2010 đến nay, đồng euro đã hạ giá 15% so với đồng USD.
Xuất khẩu của Đức tăng trưởng 10,7% trong tháng 3/2010, mức tăng mạnh nhất trong 18 năm. Số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tăng 5% trong tháng 3, cao gấp 3 lần dự báo của giới chuyên gia.
Đồng euro vẫn tiếp tục hạ giá so với đồng USD sau báo cáo trên và hiện đã giảm 0,9% xuống mức 1,2197USD/euro tính đến 9h sáng tại thị trường London.
Giá trái phiếu tăng, lợi tức trái phiếu chính phủ Đức giảm 6 điểm cơ bản xuống 2,597%.



Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/Bloomberg

hoangthanh_1
02-06-2010, 10:41 AM
Mong bác 4T spam mạnh hơn nữa để em nó về 15 cho tui nhập . Bác PR để cho em nó FL như hôm nay là tốt rồi . Bác cứ spam cho ngậpo các topic khác hộ em .Cố lên bác nhé !!!:wait:

TTTT1
02-06-2010, 10:43 AM
Thứ Tư, 02/06/2010 | 05:55


Đóng cửa thị trường:
Cổ phiếu năng lượng “hất cẳng” Wall Street


http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12578(Vietstock) – Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào những phút cuối của phiên giao dịch ngày Thứ Ba 01/06 khi nỗ lực mới nhất nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dầu tại Vịnh Mexico thất bại và chính phủ Mỹ tuyên bố tiến hành điều tra hình sự đối với thảm họa này. Thị trường mở cửa giảm điểm do báo cáo cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và đồng EUR tích tắc rơi xuống mức thấp 4 năm mới. Tiếp đó, các báo cáo khả quan hơn mong đợi trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất tại Mỹ đã ba chỉ số chính đổi màu, tuy nhiên thị trường lại hứng chịu cảnh xả hàng mạnh khi dần về cuối phiên.
Nhà đầu tư đã “trừng phạt” các cổ phiếu có liên quan trực tiếp đến sự cố tràn dầu và tốc độ bán tháo ngày càng mạnh vào những phút chót khi thị trường nhận thêm thông tin về việc Mỹ sẽ tiến hành điều tra hình sự đối với thảm họa này.
“Thực tế là không ai có thể xác định chính xác cái giá của thảm họa này. Có quá nhiều bất ổn và nhà đầu tư đã tiếp tục đứng bên ngoài thị trường.”, nhận định của ông Gary Bradshaw - Giám đốc quản lý danh mục đầu tư thuộc Hodges Capital Management, Dallas.
Đáng chú ý trong ngày, cổ phiếu của BP - tập đoàn sở hữu giếng dầu - lao dốc 15%. Kể từ khi xảy ra sự cố giàn khoan Deepwater Horizon hôm 20/04, cổ phiếu BP đã đánh mất hơn 1/3 giá trị.
Cổ phiếu của các công ty có hoạt động liên quan đến giếng dầu này như Halliburton và Transocean cũng lần lượt giảm sâu từ 12-15%, chỉ số S&P năng lượng rớt 4.3%.
Điều này cho thấy sự thất vọng trước những khó khăn trong việc ngăn chặn sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Được biết, Cục Điều tra Liên bang (FBI) cùng một số cơ quan khác sẽ tham gia vào vụ việc này.
“Nếu tìm thấy chứng cứ về hành vi phạm pháp nào, chúng tôi sẽ có biện pháp trừng phạt hết sức nghiêm khắc.”, nhận định của Tổng Chưởng lý Eric Holder tại New Orleans.
Chỉ số sản xuất ISM giảm nhẹ hơn dự báo; chi tiêu xây dựng tăng mạnh
Chỉ số sản xuất Tháng 5 của Viện quản lý nguồn cung (ISM) giảm từ 60.4 điểm xuống 59.7 điểm, khả quan hơn dự đoán giảm xuống 58.9 điểm từ các nhà kinh tế.
Mức trên 50 điểm thể hiện sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất và như vậy lĩnh vực này đã ghi nhận sự mở rộng tháng thứ 10 liên tiếp.
Chi tiêu xây dựng tăng 2.7% trong Tháng 4, bỏ xa kỳ vọng tăng 0.1% và mức cải thiện 0.4% trong Tháng 3.
Liên quan đến lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A), cổ phiếu của AIG rớt giá sau khi tập đoàn này từ chối thỉnh cầu của Prudential về việc hạ giá trị thương vụ 35.5 tỷ khi mua lại chi nhánh tại châu Á của AIG. Điều này làm gia tăng nguy cơ bất thành của thương vụ này.

http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12580 http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12581 http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12583


Nguồn: Reuters
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones rớt 112.61 điểm (1.11%) xuống 10,024.02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18.70 điểm (1.72%) xuống 1,070.71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trừ 34.71 điểm (1.54%) đóng cửa tại 2,222.33 điểm.
Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ từ 3.3% xuống 3.29%; đồng EUR giảm 0.5% xuống 1.2242 USD/EUR sau khi chạm mức thấp 4 năm trong buổi sáng, đồng USD giảm 0.3% so với đồng JPY.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 7 trên sàn NYMEX hạ 49 cent xuống 73.48 USD/thùng, tuy nhiên giá vàng COMEX giao Tháng 7 tăng 12.20 USD/oz lên 1,225.90 USD/oz.
Tại châu Âu, các chỉ số chính đóng cửa trái chiều với chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0.5%, CAC 40 của Pháp lùi 0.1% nhưng DAX của Đức tiến 0.3%. Các thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa phiên giao dịch cùng ngày trong sắc đỏ với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mất 0.6% còn chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rớt 1.4%.
Phạm Thị Phước (Theo Reuters, CNN Money)



=> TTCK Hoa Kỳ giảm vì cổ phiếu ngành năng lượng : xăng - dầu ...
Đây lại là cơ hội tốt cho các ngành nghề kinh doanh khác , nhất là chi phí cho nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa sẽ rẻ hơn khá nhiều nếu xăng dầu ... xuống giá . Đồng thời chi phí cho hoạt động mát móc ... cũng rẻ hơn.

peace dragon nhatientri
02-06-2010, 10:12 PM
Con này chỉ số tốt thật sao giá và thanh khoản hạn chế thế nhỉ? Thấy mỗi kụ TTTT1 post bài pro suốt cũng vất vả! Em bảo kê cho kụ giá 20 thằng nào mà đẩy quá em thiến luôn giúp kụ nhé:mn:

TTTT1
03-06-2010, 10:29 AM
Con này chỉ số tốt thật sao giá và thanh khoản hạn chế thế nhỉ? Thấy mỗi kụ TTTT1 post bài pro suốt cũng vất vả! Em bảo kê cho kụ giá 20 thằng nào mà đẩy quá em thiến luôn giúp kụ nhé:mn:
=> Thanks. Tôi và kụ cùng thiến tụi ấy nhé ;)
Vấn đề là chả thằng nào dám đánh xuống dưới 20 đâu kụ àh vì hiện đã cụt tới háng tụi nó rồi . Dìm rồi mà không mua được rẻ hơn ( hay quay lại với ALT) là tụi nó đang chịu lỗ đấy . Tuy ALT chưa lên mạnh & nhanh nhưng những ai mua giá thấp do bị dìm coi như là đã nhận sự hiến dâng tr** của tụi ấy rồi :p :p
Còn tôi mua giá cao hơn 1 chút thì xem như lỗ nhẹ :)


Vừa thấy vụ Kế toán trưởng xin nghỉ việc tôi cứ ngỡ ALT có biến, chắc là nội bộ có gì bất ổn rồi. Tôi đến trực tiếp, hỏi ra mới biết Kế toán trưởng nầy xin nghỉ việc do Chồng có công ty riêng, trồng bắp & xuất khẩu đi nước ngoài đã lâu, trong nhiều năm qua .
Vì làm việc cho ALT hơn 10 năm qua từ nhân viên lên Kế toán trưởng nên cũng cố gắng đi với ALT trong 1 thời gian dài .
Tuy nhiên nơi ở của chồng & 2 con so với của chị Điệp ( cùng tuổi với tôi ) thì cách nhau quá xa ( gần Tây Ninh ) & thời gian kéo dài hơn 10 năm qua nên giờ cũng đã đến lúc Châu về hợp Phố, vừa giúp đỡ cho chồng vừa gần chồng con ...
[ Dịp ĐHCĐ ALT, tôi có gặp & chị cũng có nói về hoàn cảnh hiện nay của chị là thế ... ]

Việc kinh doanh của ALT vẫn diễn tiến tốt đẹp & có dấu hiệu khởi sắc hơn ...

TTTT1
04-06-2010, 09:26 AM
Lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng giảm mạnh

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/06/03/bank3.6_260.jpg
So với mức những mức cao cuối tháng 4 và đầu tháng 5, lãi suất qua đêm đã giảm từ 0,5% - 0,85%.


▪ MINH ĐỨC (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Minh%20%C4%90%E1%BB%A9c&bl=1&PageType=5)
16:19 (GMT+7) - Thứ Năm, 3/6/2010
Lãi suất qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh sau hai tuần liên tiếp duy trì trên mức 7%/năm


Lãi suất qua đêm bình quân bằng VND giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh sau hai tuần liên tiếp duy trì trên mức 7%/năm.

Ngày 2/6, lãi suất qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức 6,48%/năm. Đây là mức thấp so với diễn biến tăng thể hiện từ cuối tháng 4 và trong tháng 5 vừa qua.

Cụ thể, cuối tháng 4, lãi suất qua đêm bắt đầu tăng khá mạnh, từ 6,81%/năm lên trên 7%/năm; mức bình quân ghi nhận trong tuần từ 7 – 13/5 lên tới 7,14%/năm và duy trì trên 7% ở tuần nối tiếp.

Tuy nhiên, trong một tuần trở lại đây, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã có xu hướng giảm mạnh qua các ngày giao dịch. Hai ngày qua lãi suất này chỉ ở mức 6,48%/năm. Trước đó, trong ngày 24/5 chỉ 6,29%/năm - mức rất thấp kể từ đầu năm.

So với mức những mức cao cuối tháng 4 và đầu tháng 5, lãi suất qua đêm đã giảm từ 0,5% - 0,85%. Đây cũng là mức giảm mạnh ít thấy kể từ đầu năm.


http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/05/31/ECB1704.jpg

Ông khẳng định khủng hoảng đã khiến người ta nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của nhóm nền kinh tế này và nhu cầu hội nhập vào thế giới.




Thứ 2, 31/05/2010, 08:23
Chủ tịch ECB: Nhóm nền kinh tế mới nổi đã vượt khủng hoảng rất ấn tượng



Ông Jean- Claude Trichet, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho rằng nhóm nền kinh tế các nước đang nổi đã vượt qua khủng hoảng toàn cầu tốt hơn so với các nền kinh tế phát triển.
Trong bài phát biểu mới đây, ông Trichet nói: “Nhóm nền kinh tế đang nổi chịu ảnh hưởng nặng nề, thế nhưng cả nhóm vẫn là nguồn tăng trưởng quan trọng của kinh tế thế giới. Vì thế không ngạc nhiên nếu khẳng định khủng hoảng đã khiến người ta nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của nhóm nền kinh tế này và nhu cầu hội nhập vào thế giới.”
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng trước đưa ra dự báo, nhóm nền kinh tế đang nổi, trong đó có Braxin và Nga, sẽ có thể tăng trưởng 6,3% trong năm nay, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của nhóm nền kinh tế phát triển.
Trong tháng 5/2010, lãnh đạo hàng đầu các nền kinh tế châu Âu đã cam kết về gói gần 1 nghìn tỷ USD để ngăn khủng hoảng nợ châu Âu.
Ông Trichet cho rằng cộng đồng quốc tế đã coi G20 như diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế.
Các nền kinh tế thuộc nhóm G20 đóng góp tới 85% GDP toàn cầu. Thành viên bao gồm Achentina, Úc, Braxin, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonexia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Mêhicô, Nga, Arập Saudi, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu.
IMF vào ngày 21/04/2010 dự báo kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 4,2% trong năm 2010 sau khi tăng trưởng âm 0,6% vào năm 2009.

My Vân
Theo Dân Trí/Bloomberg





Thông báo về việc thay đổi nhân sự.


Thông báo

V/v Thay đổi nhân sự





Căn cứ Nghị quyết Hội đồng quản trị số 04/10/NQHĐQT/2010 ngày 24/5/2010 về việc thay đổi Kế toán trưởng, Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình trân trọng thông báo như sau:
- Bà Nguyễn Thị Hồng Điệp thôi giữ chức vụ Kế toán trưởng theo đơn xin nghỉ việc kể từ ngày 01/7/2010.
Lý do : Chuyển nơi cư trú về Huyện Trảng Bàng - Tỉnh Tây Ninh
- Bà Nguyễn Thị Xuân - Kế toán phó được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng kể từ ngày 01/7/2010.

http://alta.com.vn/press.php?act=detail&iPressID=72&iCatID=1&sPressName=thong-bao-ve-viec-thay-doi-nhan-su.

TTTT1
04-06-2010, 10:18 AM
Muốn bán thì cứ thẳng tay đập giá sàn là khớp ngay. Ngày nào cũng treo khối lượng lớn giá cao để dìm thấy nhảm nhí quá nhể :bangin::bangin::bangin:

Gần cả năm nay vẫn cứ thế, ai cụt đến háng thì đã cụt rồi, làm gì còn cp bán thấp mà dìm mất công tốn hơn 10,000 cp bị chôn vốn ;) ;)
Hôm nay dư bán 18,400 ;)

nhaque82
04-06-2010, 02:35 PM
Muốn bán thì cứ thẳng tay đập giá sàn là khớp ngay. Ngày nào cũng treo khối lượng lớn giá cao để dìm thấy nhảm nhí quá nhể :bangin::bangin::bangin:

Gần cả năm nay vẫn cứ thế, ai cụt đến háng thì đã cụt rồi, làm gì còn cp bán thấp mà dìm mất công tốn hơn 10,000 cp bị chôn vốn ;) ;)
Hôm nay dư bán 18,400 ;)
Hôm nay em gom được thêm một ít.
Vài hôm nữa em chuyển quân chủ lực từ T.. sang các bác cho vui.
:v:

peace dragon nhatientri
07-06-2010, 09:37 AM
Muốn bán thì cứ thẳng tay đập giá sàn là khớp ngay. Ngày nào cũng treo khối lượng lớn giá cao để dìm thấy nhảm nhí quá nhể :bangin::bangin::bangin:

Gần cả năm nay vẫn cứ thế, ai cụt đến háng thì đã cụt rồi, làm gì còn cp bán thấp mà dìm mất công tốn hơn 10,000 cp bị chôn vốn ;) ;)
Hôm nay dư bán 18,400 ;)
Hôm nay thị trường chạy loạn thế mà không thằng địch nào dám xâm phạm phòng tuyến cố thủ 20...:GWARM:

TTTT1
07-06-2010, 11:17 AM
Hôm nay thị trường chạy loạn thế mà không thằng địch nào dám xâm phạm phòng tuyến cố thủ 20...:GWARM:
=> Cứ thằng nào chơi trò đại gian ác dìm ALT thì Nước ngoài lại nhảy vào ôm 1 mớ , bỏ vô tủ : khóa lại . Đau thế.
Hàng 1 đi không ngày quay lại, dù bán khống cũng khó mà mua rẻ hơn được nếu không muốn nói là : không thể ;)
Dư bán 900 cp , còn dư mua thì 16,100 cp . Thế lầy thì dìm giá coi như mất hết hàng họ, tự thiến vào tr.ym , càng dìm càng sa lầy .v.v. vì ALT là cp không ngân hàng nào cầm cố ( trình ngân hàng còi mà ) , lại chả mấy Cty CK nào margin ( nếu có thì thường chỉ ~ 20% ) => Áp lực giải thế chấp cực thấp => Bán khống coi như là : đứt bóng .

Lại thêm :

+ GTSS lớn
+ EPS gia tăng
+ Giá thị trường nhỏ hơn GTSS
+ không cần dùng đòn bẩy P/E vì giá thị trường tương đương những cty phá sản hay giải thể do thua lỗ ... và chỉ ~ 1/2 GTSS
+ VĐL chỉ ~ 50 tỷ
+ Chủ yếu CĐ đầu tư lâu dài & cổ phiếu trôi nổi ít
+ HĐQT & BGĐ chủ yếu mua giá ~ 65,000 - 75,000 đ/cp
+ Không lướt sóng , không bán ra
+ Giá thị trường cách đáy ~ 2,000 đ thời suy thoái , đều mà có năm mơ cũng khó tưởng tượng ra
+ .v.v.

Tóm lại với ALT : Càng dìm càng mất hàng càng sa lầy & vô sinh :p

TTTT1
07-06-2010, 01:42 PM
Àh, đính chính lại cho chuẩn xác 1 phần trong bài trên là :

Khi ngân hàng cho cầm cố hay Cty CK cho margin thì thường họ đặt quyền lợi của họ lên hàng đầu chứ không đặt quyền lợi của nhà đầu tư lên hàng đầu, vì thế cp họ cho cầm cố hay margin chưa chắc là đã tương đương 1 số ít cp mà họ chê mà có khi còn kém hơn về mặt phân tích cơ bản - cốt lõi bản chất ...
[điều nầy vô hình chung về lâu dài chính họ là người không có lợi ...]

Tôi mua cp nào cũng phải so sánh với ~ 533 cp khác & dựa vào quyền lợi của mình, với vai trò người Mua cái đã :D

Àh, quan trọng là giá vùng đáy ~ 18,000 của ALT đợt tháng 2/2009 là do hiện tượng bán khống rầm rộ ở tất cả các mã trên TTCK VN mà ALT chỉ là 1 trong các nạn nhân.

Lần nầy tình hình sản xuất kinh doanh khả quan hơn, giá về sát vùng đáy ... thì cần phải đặt vấn đề : phải chăng ALT lại đang bị Bán Khống với khối lượng lớn .

minhpg
07-06-2010, 01:47 PM
Bên bạn tớ nhận cầm cố margin ALT , LH: 0917-556-406 YM:thaothunguyen07

TTTT1
07-06-2010, 05:07 PM
=> Đã trao đổi . Sẽ sắp xếp liên hệ trực tiếp trng vài ngày tới ( vì điều khó nhất là chuyển TK đi, tốn nhiều thời gian & trục trặc hoặc tốn phí mua bán ) ...


Khủng hoảng nợ Hy Lạp không gây hiệu ứng Domino?

30/05/2010 14:24:29





http://bee.net.vn/bee_logo.png- Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang khiến cả thế giới đau đầu. Hy Lạp, tâm điểm của những bất ổn này, đang nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía do lo ngại phản ứng dây chuyền nếu nước này sụp đổ. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng khủng hoảng nợ ở đất nước thần thoại này không thể gây ra hiệu ứng Domino.

Giáo sư Joseph Hassid, chủ nhiệm khoa Kinh tế tại Đại học tổng hợp Piraeus, Hy Lạp nhận định: “Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ không gây ra hiệu ứng Domino”.

Trong vài tuần trở lại đây, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số nước Nam Âu khác đã phải chịu sức ép lớn của các thị trường quốc tế và các hãng xếp hạng tín dụng. Trong khi đó, Aten dường như lạc quan hơn với cơ chế cứu trợ tài chính mà Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhất trí triển khai trong tháng 5/2010.

Quốc gia này tin tưởng vào khả năng giảm thâm hụt ngân sách từ mức 13,7% GDP hiện nay xuống dưới ngưỡng 3% GDP trong 3 năm tới, thông qua các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" hà khắc, những cuộc cải cách và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images396427_dat_nuoc_than_thoai_dang_la_trung_tam _khung_hoang_no.jpg (http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images396427_dat_nuoc_than_thoai_dang_la_trung_tam _khung_hoang_no.jpg)
Đất nước thần thoại vẫn bị bóng đen nợ nần bao phủ
Ông Hassid đã gạt bỏ mối lo ngại của các chuyên gia quốc tế về khả năng lây lan của cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Ông nhấn mạnh bản thân cơ chế hỗ trợ của EU/IMF không phải là một giải pháp lâu bền. "Việc mà châu Âu có thể làm và cần làm trong tương lai là thuyết phục các chính phủ quan tâm tới các vấn dề mang tính cơ cấu và kiểm điểm lại các chính sách quốc gia. Châu Âu cần phải học cách làm việc hiệu quả hơn".

Đối với Hy Lạp, điểm cốt yếu để vượt qua khủng hoảng đó là triển khai các biện pháp tài chính. Tuy nhiên, ông cảnh báo về nguy cơ xảy ra một vòng luẩn quẩn. Hiệu quả tức thì của các biện pháp khắc khổ (như tăng thuế, giảm lương và trợ cấp hưu trí) sẽ làm giảm các hoạt động kinh tế. Hiện tượng này dẫn đến nguồn thu thuế tăng, nhưng thâm hụt cũng tăng (do hoạt động kinh tế giảm sút) và trong vài tháng hoặc sang năm Hy Lạp sẽ lại phải đặt ra các biện pháp khắc khổ mới.
http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images396430_mot_trong_so_nhung_ngoi_sao_nay_se_ta t.jpg (http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images396430_mot_trong_so_nhung_ngoi_sao_nay_se_ta t.jpg)
Khi nào khu vực đồng euro sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng này?
Theo ông, Hy Lạp có thể tránh được cái vòng luẩn quẩn này bằng việc kết hợp các biện pháp tài chính với các chính sách phát triển. Tuy nhiên, những giải pháp có tính bổ sung cho nhau này cần phải có nhiều thời gian mới phát huy tác dụng. Và con đường tốt nhất để đối trọng với tình trạng sụt giảm các hoạt động kinh tế tại Hy Lạp đó là triển khai các chính sách hướng ngoại.

Hy Lạp cần khuyến khích việc thành lập các công ty mới để tạo thêm việc làm và hướng các sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường quốc tế, chứ không phải là thị trường nội địa. Năng lực cạnh tranh và hướng ngoại là kim chỉ nan đối với kinh tế Hy Lạp. Hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc huy động các nguồn lực vẫn chưa phát huy hiệu quả (hoặc rất ít).
http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images396431_domino.jpg (http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images396431_domino.jpg)
Hy Lạp sẽ là con Domino đầu tiên?
Giáo sư Hassid không lo ngại về nguy cơ Hy Lạp sẽ bị loại ra khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), hoặc khu vực này sẽ bị tan rã, vì "điều này sẽ không đem lại ích lợi cho bất kỳ ai". Ông dự báo các cuộc biểu tình tại Hy Lạp sẽ dịu dần và kết thúc. Ông tỏ ý "lạc quan có điều kiện về tương lai của kinh tế Hy lạp, nếu chính phủ có được những bước đi cần thiết".

Bảo Minh (Tổng hợp)

TTTT1
08-06-2010, 09:21 AM
Giá cả tháng 6 được dự báo tiếp tục ổn định
▪ ANH QUÂN (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Anh%20Qu%C3%A2n&bl=1&PageType=5)
07/06/2010 10:18 (GMT+7)




http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/06/Thitlonto.jpg Thịt lợn chiếm quyền số khá cao trong nhóm thực phẩm sẽ tiếp tục giảm giá trong tháng 6.

Đa số các mặt hàng trọng yếu trong rổ hàng hóa tính CPI đều ổn định về giá
Theo một báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước, trong tháng 6, tình hình thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến khó lường và đã bắt đầu mùa du lịch nên có thể ảnh hưởng đến một số nhóm hàng như thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ còn dao động ở mức thấp, giá một số mặt hàng thiết yếu trong nước vẫn ổn định, hoặc giảm nhẹ. VnEconomy xin điểm qua dự báo giá cả một số mặt hàng có “độ nhạy” cao với chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Giá gạo còn ổn định

Với mặt hàng có tác động tích cực nhất đến chỉ số giá tiêu dùng trong vài tháng gần đây, lương thực, tình hình diễn biến trên thị trường thế giới đang có lợi cho việc duy trì một mặt bằng giá ổn định trong thời gian tới.

Tại thị trường châu Á, nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn ở mức thấp khi các nước nhập khẩu đã nhập gần đủ số gạo theo nhu cầu cho năm 2010 và tiếp tục trả giá thấp cho các hợp đồng mới, thận trọng trong việc nhập khẩu khi USD chưa rõ khuynh hướng. Trong khi đó, tồn kho cao ở Việt Nam, Pakistan và sản lượng gạo của Ấn Độ đang rất khả quan…

Các yếu tố trên đã giữ giá chào bán xuất khẩu gạo tiếp tục ở mức thấp như cuối tháng trước: gạo 100%B Thái Lan giá 460 USD/tấn, FOB; gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 360 USD/tấn, FOB.

Ở trong nước, các tỉnh phía Bắc đang bước vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, nguồn cung tăng nên giá gạo giảm nhẹ tại một số địa phương, ở mức khoảng 8-9,5 nghìn đồng/kg gạo tẻ thường.

Trong khi các tỉnh phía Nam giảm tồn kho đã có tăng nhẹ, gạo tẻ thường lên mức 7,5-8,5 nghìn đồng/kg, nhưng đang được bù đắp bằng lượng lúa gạo nhập khẩu ồ ạt qua biên giới với Campuchia.

“Dự báo thời gian tới, do giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức thấp, tiêu thụ gạo vẫn kém trong khi tại các tỉnh phía Bắc nguồn cung bắt đầu tăng từ vụ thu hoạch mới nên giá lúa gạo trong nước sẽ ổn định”, báo cáo nhận định.

Thịt lợn giảm giá do dịch bệnh

Trong nhóm thực phẩm, thịt lợn chiếm quyền số tương đối lớn và đang có xu hướng giảm giá nên nhiều khả năng chỉ số giá nhóm hàng này sẽ còn ổn định trong tháng tới.

Giá các loại thịt lợn hơi, tùy từng địa phương, giảm từ 1-3 nghìn đồng/kg và từ 5-10 nghìn đồng đối với thịt lợn mông sấn. Hiện giá thịt lợn hơi phổ biến ở mức 27-30 nghìn đồng/kg với miền Bắc và 29-33 nghìn đồng/kg với miền Nam; thịt lợn mông sấn tương tự là 50-55 nghìn đồng/kg và 50-60 nghìn đồng/kg.

Giá thịt lợn giảm có nguyên nhân chính do tình hình dịch tai xanh diến biến phức tạp khiến tiêu thụ giảm. Người tiêu dùng đang chuyển sang các sản phẩm thịt thay thế như thịt bò, gà…Theo dự báo, trong tháng 6 giá thịt lợn sẽ tiếp tục giảm nhưng giá thực phẩm thịt thay thế sẽ vẫn đứng ở mức cao.

Trong khi đó, giá cả nhiều loại rau, củ, quả tại miền Bắc vẫn ổn định hoặc có xu hướng giảm nhẹ, nhưng tại miền Nam thì tăng mạnh về giá do thời tiết nắng nóng, khô hạn và nguồn cung không dồi dào. Tại Tây Ninh, nhóm hàng này tăng từ 1-3 nghìn đồng/kg, tại Tp.HCM, cải bẹ xanh tăng 3,8 nghìn đồng/kg, cà chua tăng 2,8 nghìn đồng/kg, khoai tây tăng 1,4 nghìn đồng/kg…

Giá sữa còn cao

Cũng theo báo cáo kể trên, giá sữa trong nước sẽ vẫn ở mức cao do tác động từ giá nguyên liệu này trên thị trường thế giới.

Cụ thể, tại thị trường châu Úc, giá sữa bột nguyên kem tháng 5 đã tăng 8,8% so với tháng trước và tăng 20% so với đầu năm và tăng 82% so với cùng kỳ năm trước; sữa bột gầy tăng tương ứng 3%, 13% và 79%.

Tương tự, tại thị trường Tây Âu, sữa bột gầy tăng lần lượt là 5,8%, 4,7% và 48% trong cùng so sánh như trên; sữa bột nguyên kem tăng là 12,5%, 6,9% và 45%.

Giá đường sẽ ổn định trong 3 tháng tới

Trong tháng 5, giá đường trên thị trường thế giới biến động khá thất thường do ảnh hưởng của giá dầu thô và USD lên giá khuyến khích bán ra của một số quỹ đầu tư.

Tại thị trường London, trong tháng 5 giá đường trắng giao kỳ hạn tăng từ 470,1 USD/tấn (ngày 30/4) lên mức 499,8 USD/tấn (ngày 24/5), sau khi đã xuống mức thấp hơn, 437,8 USD/tấn vào ngày 7/5. Tuy vậy, mức giá hiện nay vẫn thấp hơn 30,8% so với hồi đầu năm, nhưng cao hơn cùng kỳ khoảng 10%.

Dự báo, giá đường thế giới sẽ còn diễn biến phức tạp nhưng nguồn cung vẫn khả quan nên sẽ chỉ dao động quanh mức 500 USD/tấn.

Ở trong nước, dù sản lượng đường công nghiệp thấp hơn gần 20 nghìn tấn so với vụ trước, nhưng tồn kho tại các nhà máy đường đến 15/5 vẫn đạt 336 nghìn tấn, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Vì lý do này, vụ nắng nóng năm nay, giá đường trong nước có xu hướng giảm nhẹ.

Nếu tính cả lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch đến hết 31/7 còn 128 nghìn tấn, Việt Nam có khoảng trên 450 nghìn tấn đường, hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong 3 tháng tới (mỗi tháng ước khoảng 100 nghìn tấn). Và giá đường tháng 6 sẽ tiếp tục ổn định, báo cáo khẳng định.

Giá thép sẽ giảm nhẹ trong tháng 6

Sau khi tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm, đến tháng 5, giá thép trên thị trường thế giới bắt đầu giảm mạnh do nhu cầu ở mức thấp. So với tháng 4, giá chào phôi nguồn CIS giảm 110-140 USD/tấn, hiện ở mức 500 USD/tấn FOB biển Đen; giá chào phôi thép tại thị trường Đông Nam Á giảm 70-80 USD/tấn, hiện giao động ở mức 590-600 USD/tấn CFR.

Giá chào phôi thép cho doanh nghiệp Việt Nam dao động ở mức 550-590 USD/tấn CFR, giảm 80-110 USD/tấn; tương tự thép phế loại giảm khoảng 100 USD/tấn so với tháng 4… Dự báo giá nguyên liệu thép tháng 6 trên thế giới tiếp tục chững lại và giảm nhẹ do cầu yếu và cung dồi dào.

Tương tự là thị trường trong nước. Tháng 5, sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng giảm mạnh so với tháng trước do tiêu thụ chậm và tồn kho còn lớn, nhiều công trình lớn giảm tiến độ thi công.

Ước lượng thép tiêu thụ tháng 5 đạt thấp nhất kể từ đầu năm, khoảng 260 nghìn tần và giảm 13% so với tháng 4. Theo tính toán, tồn kho cuối tháng 5 còn khoảng 300 nghìn tấn thép xây dựng, phôi dự trữ cho sản xuất tháng 6 còn 490 nghìn tấn. Do đó, Tổ điều hành dự báo giá thép sẽ giảm trong tháng này.

Xi măng tăng cầu nhưng giá sẽ không lên

Sản xuất và tiêu thụ xi măng đã giảm hơn trong tháng 5 cũng do nhiều công trình giảm tiến độ thi công và nhu cầu đối với vật liệu xây dựng nói chung chững lại.

Lượng xi măng sản xuất trong tháng 5 ước khoảng 4,36 triệu tấn, giảm 6% so với tháng trước đó, trong khi lượng tiêu thụ trong tháng ước đạt 4,31 triệu tấn, giảm 8% so với tháng 4. Tính đến cuối tháng 5, tồn kho xi măng khoảng 0,56 triệu tấn, clinker khoảng 1,2 triệu tấn.

Với tình hình trên, giá bán lẻ xi măng tiếp tục ổn định, dao động quanh mức 0,95-1,15 triệu đồng/tấn tại miền Bắc; và 1,1-1,4 triệu đồng/tấn tại miền Nam.

Theo Tổ điều hành, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng tháng 6 sẽ tăng hơn, nhưng do nguồn cung dồi dào nên giá bán xi măng tiếp tục ổn định.

Xăng dầu ổn định, gas giảm giá

Cũng theo Tổ điều hành, giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục ổn định, giá gas sẽ có xu hướng giảm nhẹ do LPG thế giới dự kiến sẽ tiếp tục giảm.

Trong tháng 5, giá dầu thô đã sụt giảm mạnh mẽ, chủ yếu do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua, trong so sánh với USD, trong khi tồn kho mặt hàng dầu của Mỹ đã ở mức cao hơn.

Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn đã giảm từ mức 86,15 USD/thùng vào ngày 30/4 xuống còn 69,41 USD/thùng ngày 18/5, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009. So với tháng trước, giá dầu thô bình quân tháng 5 giảm tới 11%; giá các sản phẩm xăng dầu thành phẩm giảm từ 3-7%.

Trong nước, ngày 27/5, Bộ Tài chính đã gửi đi thông báo số 168/TB-BTC, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm giá bán lẻ mặt hàng xăng 500 đồng/lít, từ mức 16.990 đồng xuống còn 16.490 đồng; đồng thời, mức sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng cũng được giảm từ 500 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít, kể từ ngày 28/5.

Với mặt hàng gas, do tác động của giá dầu thô giảm và nhu cầu sử dụng khí hóa lỏng LPG thay đổi khi thời tiết ấm dần lên, giá gas đã giảm trong tháng 5.

Tại thị trường trong nước, giá LPG nhập khẩu giảm, cùng với tác động từ giảm tỷ giá USD/VND khiến gas tại một số địa phương như Cần Thơ, Tp.HCM giảm khoảng 10 nghìn đồng/bình. Giá bán lẻ hiện khoảng 300-310 nghìn đồng/bình.

Giá thuốc chữa bệnh sẽ hạn chế điều chỉnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 5 ước giá trị thuốc sản xuất trong nước khoảng 73 triệu USD, thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 97 triệu USD, và trị giá nguyên liệu nhập khẩu đạt 19 triệu USD. Trong tháng qua, thị trường dược phẩm nhìn chung ổn định, giá thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh công lập ổn định và thường thấp hơn giá bán lẻ bên ngoài.

Còn theo báo cáo của Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam, khảo sát 60 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc với trên 6.500 mặt hàng trong tháng 5, xác định có 24 cơ sở điều chỉnh giá.

Cụ thể, tại Hà Nội có 42 lượt mặt hàng được khảo sát tăng giá với mức tăng bình quân 6,1%, nhưng có 20 mặt hàng giảm giá với mức giảm trung bình 5,9%. Khu vực Tp.HCM, khảo sát cho thấy nhìn chung giá thuốc ổn định, một số mặt hàng giảm giá, trung bình khoảng 5%...

Thuốc nhập khẩu có 25 lượt mặt hàng tăng giá với mức bình quân 6,5%; 27 lượt mặt hàng giảm giá với mức bình quân 5,2%. Nguyên liệu nhập khẩu giá ổn định.

Theo Tổ điều hành, dự báo trong tháng 6, thời tiết nắng nóng và dịch bệnh trên người gia tăng nên cầu về thuốc chữa bệnh còn tăng. Nhưng, do cung ứng thuốc đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu nên thị trường nhìn chung sẽ ổn định, giá thuốc hạn chế điều chỉnh trong thời gian tới do hầu hết các yếu tố đầu vào đã điều chỉnh trong thời gian qua và tỷ giá tiếp tục ổn định.

TTTT1
08-06-2010, 10:17 AM
Gửi vào 06/06/10 19:07


Nguy cơ khủng hoảng nợ như Hy Lạp không đe dọa Hungary

Sau khi xem xét lại, chính phủ Hungary tuyên bố rằng nguy cơ vỡ nợ không đe dọa nước này, trong khi trước đó, một quan chức cho biết Hungary chỉ có một cơ hội mong manh để tránh khỏi kịch bản khủng hoảng nợ như Hy Lạp.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2010/06/07/1275888870.img.jpg
Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Giới phân tích từ Liên minh châu Âu (EU) cho đến Moody’s Investors Service đều nhận định rằng thông điệp lần này là chính xác. Tuy nhiên, điều đó có thể không đủ để xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư cho đến khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiến hành những biện pháp cụ thể để đạt được mức thâm hụt ngân sách mục tiêu do EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra.
Gyorgy Barcza, nhà kinh tế của KBC Groep NV tại Budapest, cho rằng mặc dù thông tin này khá lạc quan, nhưng các tài sản trong nước chưa thể phục hồi một cách nhanh chóng bởi chính phủ mới đang gánh chịu thâm hụt về tín nhiệm và sẽ mất nhiều thời gian để vượt qua.
Giới chính trị gia Hungary tuần trước khuấy đảo các thị trường tài chính thế giới khi một số viên chức của chính phủ mới đắc cử so sánh tình trạng của nước này với Hy Lạp và cáo buộc chính phủ tiền nhiệm giả mạo các số liệu tài chính. Nhận định này được các hãng thông tấn truyền đi khắp thế giới, qua đó làm gia tăng mối quan ngại rằng khủng hoảng nợ châu Âu đang lan rộng cũng như châm ngòi cho sự sụt giảm 4.8% giá trị của đồng forint trong 2 ngày và đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Ngoại trưởng Mihaly Varga, trước kia là bộ trưởng tài chính, trong nỗ lực tìm kiếm phương thuốc xoa dịu những lo lắng này, cho rằng mức thâm hụt ngân sách mục tiêu 3.8% mà EU và IMF đã thông qua là có thể đạt được khi thay đổi kế hoạch thu chi.
Một tuần trước đó, ông này ước đoán mức thâm hụt ngân sách có thể vượt quá 7%.
Sau tuyên bố của Varga, Thủ tướng Orban bắt đầu cuộc họp nội các khẩn cấp trong 3 ngày để phát triển kế hoạch nhằm đạt được mức ngân sách mục tiêu.
“So sánh với Hy Lạp là không phù hợp”
“Bất cứ so sánh nào với những quốc gia có mức đánh giá khả năng vỡ nợ tín dụng cao hơn Hungary đều không phù hợp”, Varga phát biểu, “những nhận định về vấn đề này đều cường điệu và nếu nó được nói ra bởi những đồng nghiệp của tôi thì thật là đáng tiếc.”
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng hay công cụ chứng khoán phái sinh (CDS), một công cụ bảo vệ khỏi rủi ro vỡ nợ, đối với các khoản nợ của Hungary nhảy vọt 58% trong vòng 2 ngày lên 4.103% vào ngày 04/06. Đà tăng trong ngày thứ hai là mạnh nhất kể từ Tháng 10/2008, khi Hungary nhận 20 tỷ EUR từ khoản cứu trợ của IMF để đảm bảo rằng nước này có thể thanh toán cho chủ nợ.
Theo CMA DataVision, ngày 02/06, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đối với khoản nợ 5 năm bằng USD của Hungary ở 2.593%, so với 7.384% của Hy Lạp.
Điều này phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào chương trình thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng tiền nhiệm Gordon Bajnai khi đã giảm mức thâm hụt ngân sách xuống 4% vào năm ngoái từ mức 9.3% năm 2006.
“Bước tiến nguy hiểm”
Theo ước đoán của Ủy ban châu Âu (EC), thâm hụt của Hungary sẽ tăng lên 4.1% so với mức trung bình 7.2% của EU và 9.3% của Hy Lạp; nợ chính phủ leo lên mức 79% so với mức trung bình 80% của EU và 125% của Hy Lạp.
Giám đốc điều hành Dominique Strauss-Kahn của IMF cho biết ông ngạc nhiên với những nhận định của chính phủ Orban trong tuần trước.
Ủy viên phụ trách vấn đề tiền tệ và kinh tế châu Âu Olli Rehn cho rằng Hungary đã có bước đi nguy hiểm và những dự báo về nguy cơ vỡ nợ đều sai lệch.
Hungary sẽ không nối gót Hy Lạp bởi nước này đã thực hiện tốt những gì cần thiết, Kristin Lindow, Phó chủ tịch của Moody’s Investors Service, phát biểu.
“Tính sai” ngân sách
Varga cho biết một ủy ban điều tra được Orban bổ nhiệm đã phát hiện ra chính phủ trước giả mạo các số liệu ngân sách. Tuy nhiên ông cũng không đề cập chi tiết những thay đổi cần thiết trong thu chi để duy trì ngân sách mục tiêu.
Tình hình của Hungary đã được cải thiện và thâm hụt ngân sách mục tiêu có thể đạt được nhưng các biện pháp khắc phục lâu dài nên được công bố, ông phát biểu.
Peter Szijjarto, người phát ngôn của Thủ tướng Orban, hôm 04/06 cho biết chính phủ cam kết cắt giảm thuế và giảm thâm hụt bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Ông này cũng cho rằng lo ngại về nguy cơ vỡ nợ là không hề cường điệu.
Jay Bryson, nhà kinh tế toàn cầu của Wells Fargo Securities LLC tại Charlotte, North Carolina, cho rằng nếu muốn giảm thâm hụt thì việc cắt giảm thuế trong tương lai gần có thể không phải là cách phù hợp bởi người dân sẽ không sẵn lòng để tiến hành những bước đi cần thiết.
Ngày 03/06, Orban đề nghị EU và IMF nâng mức thâm hụt ngân sách mục tiêu tuy nhiên Chủ tịch EC, Jose Manuel Barroso đã từ chối.
Hai năm sau khi nhận viện trợ, Hungary vẫn đang trong tình trạng yếu ớt và không thể hoàn thành chính sách tài khóa vững chắc. Thị trường sẽ “lập tức trừng phạt” nước nào yêu cầu thâm hụt cao hơn trong khi các thành viên của EU từ Hy Lạp cho đến Đức đang cắt giảm chi tiêu, ông Barroso cho biết.
Vấn đề nghiêm trọng ở đây là bất cứ điều gì xảy ra ở Hungary hay bất cứ quốc gia nào dù nhỏ có thể châm ngòi cho phản ứng mạnh mẽ từ thị trường tài chính, Domenico Lombardi, Chủ tịch của Viện Oxford về Chính sách kinh tế, cho biết. Thị trường đang quan sát bất cứ dấu hiệu suy yếu nào, điều này càng khẳng định sự thiếu niềm tin vào sức mạnh của châu Âu.

TTTT1
08-06-2010, 11:14 PM
Tăng trưởng GDP quý 2 có thể đạt 6,3%
▪ ANH QUÂN (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Anh%20Qu%C3%A2n&bl=1&PageType=5)
08/06/2010 10:39 (GMT+7)



http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/08/re.jpg Khi dòng vốn quay trở lại, sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh về sản lượng - Ảnh: Reuters.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tăng trưởng GDP có thể đạt 6,2-6,3% trong quý 2
“Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 sẽ đạt khoảng 6,2-6,3%, quý 3 có khả năng sẽ đạt khoảng 6,5-7%”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự báo như vậy trong bản báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 mới đây.

Hôm 3/6, Ngân hàng Thế giới (WB) một lần nữa khẳng định quan điểm trên trong bản báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông Martin Rama, Kinh tế trưởng WB cho rằng, Việt Nam sẽ chứng tỏ có một năm tương đối thành công với tăng trưởng GDP vào khoảng 7% và lạm phát khống chế ở mức 1 con số.

Vì sao tin tưởng?

“Các chỉ báo về hoạt động kinh tế cho thấy xu hướng tốc độ tăng trưởng đang gia tăng chứ không giảm sút”, vị kinh tế trưởng WB khẳng định. Và điều này có thể cảm nhận được trong thực tế, cũng như tại các số liệu thống kê.

Khi mà ngày càng nhiều các doanh nghiệp trên dọc tuyến quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng trưng lên những bandroll tuyển dụng nhân lực, doanh số bán hàng của các siêu thị đều tăng chóng mặt... những cảm nhận về tăng trưởng cả về cung và cầu hàng hóa trở nên rõ ràng.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 5 tháng đầu năm, ước giải quyết việc làm cho 615 nghìn lượt người, một mức tốt hơn nhiều so với cùng kỳ.

Trong khi ở một góc nhìn khác, phụ tải điện toàn hệ thống 5 tháng đầu năm ước tăng 18,8% so với cùng kỳ, trong đó điện dùng cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 52% đã tăng 25,2%; điện dùng cho khu vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 11,6%...

Trong khi đó, về phía nhân tố quốc tế, giá cả một số mặt hàng xuất khẩu đã tăng trở lại cùng với sự hồi phục cầu hàng hóa thế giới. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng (trừ cà phê), giá dầu thô và than đá cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2009.

Cũng theo báo cáo của Bộ này, chỉ tính các mặt hàng có xác định về lượng, giá cả hàng hóa xuất khẩu 5 tháng tăng bình quân trên 8% so với cùng kỳ năm 2009, làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên 1,5 tỉ USD.

Quy mô thương mại quốc tế của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây, vừa cho thấy sự phục hồi của nhu cầu hàng hóa thế giới, cũng thể hiện “guồng máy” sản xuất trong nước đang bắt đà tăng trưởng trở lại.

Nhiều nhân tố hỗ trợ tăng trưởng

Nhìn trên kết quả 5 tháng đầu năm, các nhân tố hỗ trợ cho tăng trưởng đều đang đi theo chiều hướng có lợi. Đầu tư phát triển được đẩy mạnh, hỗ trợ sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước. Tiêu dùng tăng cao, cùng với hoạt động xuất khẩu tiếp tục được cải thiện...

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 36,5% kế hoạch cả năm; vốn ODA cho vay lại giải ngân cao hơn cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế tính đến ngày 31/5 đã tăng 7,5% so với tháng 12/2009...

Từ phía “trợ lực” ngoại, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2009; giải ngân vốn ODA cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2009…

Khi dòng vốn quay trở lại, sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh về sản lượng. Theo Bộ Công Thương, trong 33 mặt hàng công nghiệp chủ lực, có tới 29 loại đạt tăng trưởng về sản lượng trong 5 tháng qua, so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, sản xuất xăng dầu các loại tăng hơn 7 lần, khí hóa lỏng tăng hơn 2 lần, điều hòa nhiệt độ tăng gần 46%, máy công cụ tăng 45%...

Tại thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội 5 tháng đầu năm cũng tăng trên 27% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất từ đầu năm. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng khoảng 17%.

Trong khi đó, tình hình xuất khẩu cũng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp đã có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2009, là tín hiệu đáng mừng và là cơ sở để dự báo xuất khẩu năm nay sẽ tăng trưởng khá, bù đắp lại phần giảm giá trị xuất khẩu của nhóm nhiên liệu khoáng sản và vàng.

Trở lại với nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng báo cáo trình lên Chính phủ cho rằng, trong thời gian tới, các ngành, lĩnh vực kinh tế có triển vọng sẽ tiếp tục duy trì được xu hướng tăng trưởng của các tháng đầu năm.

“Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, cùng với sự phát triển của thị trường nội địa sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.

Chính phủ Hungary chính thức phủ nhận khả năng vỡ nợ
Thứ hai, 7/6/2010, 15:47 GMT+7

Chính phủ Hungary đã “đổi giọng” sau thời gian cuối tuần. Chính phủ Hungary tuyên bố không hề tồn tại rủi ro vỡ nơ sau khi suốt 2 ngày trước đó đã tuyên bố với cả thế giới rằng nước này đang ở trong khủng hoảng kiểu Hy Lạp.
(http://www.atpvietnam.com:81/atpforum/viewtopic.php?f=12&t=8923&sid=4d40741d4eda98441eb3c71c65f3cf81)

Các chuyên gia phân tích thuộc Liên minh châu Âu cho đến Moody, đều khẳng định thông điệp hiện nay mới là chính xác.
Dù vậy, động thái trên vẫn không đủ để khiến nhà đầu tư bớt lo lắng cho đến khi Thủ tướng Hy Lạp công bố biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách đưa ra bởi Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Nội các sẽ chấp thuận kế hoạch này trong ngày hôm nay và kế hoạch sẽ được chính thức đưa ra vào ngày mai.
Giới chính trị gia Hungary khiến thị trường toàn cầu lo lắng vào tuần trước sau khi họ so sánh Hungary với Hy Lạp và tuyên bố chính phủ tiền nhiệm đã nói dối về tình hình tài chính công thực tế của nước này.
Giới truyền thông thế giới lập tức đã loan tin, nhà đầu tư không khỏi lo lắng về khả năng khủng hoảng nợ châu Âu lan rộng, đồng forint, đồng nội tệ của Hy Lạp giảm tới 4,8% trong 2 ngày còn đồng euro rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Sau khi thông báo mới được đưa ra đồng forint đã hồi phục lại và vào lúc 9h sáng nay đã giao dịch ở mức 286,66 forint/euro. Lợi tức trái phiếu chính phủ đồng forint thời hạn 3 năm tăng. Chỉ số chứng khoán chính của thị trường Hungary lên điểm.
Ông Mihaly Varga, quan chức chính phủ hiện nay và trước đây từng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, đã cố gắng làm giảm những lo lắng của thị trường. Ông cho biết chính phủ nước này hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu thâm hụt ngân sách 3,8% GDP theo yêu cầu của EU và IMF. Trong khi 1 tuần trước đó, ông nói rằng thâm hụt ngân sách của nước này có thể vượt 7%.(Nguồn: Dantri, 7/6)

TTTT1
09-06-2010, 10:28 AM
08/06/10 13:01

"Nhảy vọt" trong giờ giao dịch cuối, Dow Jones tăng 123 điểm

Cổ phiếu tất cả các nhóm ngành tăng điểm. Khối lượng giao dịch lên mạnh. Dow Jones lên gần mức 10 nghìn điểm.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2010/06/08/1276040940.img.jpg
ảnh minh họa Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 123,49 điểm tương đương 1,26% lên mức 9.939,98 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 11,53 điểm tương đương 1,1% lên mức 1.062,00 điểm.
Chỉ số Nasdaq hạ 3,33 điểm tương đương 0,15% xuống 2.170,57 điểm.
Cổ phiếu các nhóm ngành đồng loạt tăng điểm. Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng 2,17%. Cổ phiếu công nghệ tăng 0,27%. Cổ phiếu năng lượng tăng 1,43%. Cổ phiếu tài chính tăng 1,37%.
Khối lượng giao dịch tăng vọt lên mức 11,5 tỷ cổ phiếu, mức cao nhất từ ngày 26/05/2010 và cao hơn 20% so với mức trung bình của năm 2010.


Phần lớn các cổ phiếu tăng mạnh trong giờ giao dịch cuối cùng, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 123 điểm. 2 ngày giảm điểm sâu trước đó đã đẩy chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ tới 440 điểm.
Phiên hôm qua, thị trường dao động nhiều lần giữa tăng điểm và giảm điểm dù chủ tịch FED khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái lần hai. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng điểm nhưng chỉ số Nasdaq vẫn giảm điểm sau bình luận u ám của một số chuyên gia về công ty thuộc lĩnh vực công nghệ.






Thứ 3, 08/06/2010, 08:42
Goldman Sachs dự báo S&P 500 tăng thêm 17% từ nay đến cuối năm 2010 http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/08/thitruong1105n2.jpg


Nhà đầu tư nên nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế chứ không phải chỉ những báo cáo riêng lẻ để thấy thực tế kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt.



Bà Joseph Cohen, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs, cho rằng những nhà đầu tư vẫn còn lo lắng về kinh tế toàn cầu có thể lạc quan rằng kinh tế Mỹ hiện tốt hơn phần lớn các nước phát triển khác trong đó có các nước tại Tây Âu hoặc Nhật.
Chủ tịch viện thị trường quốc tế của Goldman Sachs nhận xét: “Sự phục hồi của kinh tế Mỹ, dù ở mức độ ban đầu và chúng ta vẫn còn thất vọng với tốc độ tạo việc làm, nhưng đang tốt hơn rất nhiều nếu so với phần lớn các nền kinh tế nước phát triển.”
Dù bà Cohen cho rằng nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra trên khắp thế giới, đặc biệt là diễn biến tại các nền kinh tế châu Âu như Hy Lạp và Hungary, bà khẳng định phần lớn thiệt hại đều đã được tính đến.
Trong bài phỏng vấn gần đây với CNBC, bà Cohen dự báo chỉ số S&P 500 sẽ tăng 17% trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2010.
Bà nói: “Những tin xấu và bối cảnh tồi tệ nhất cũng đã được phản ảnh vào giá cổ phiếu tại Mỹ và châu Âu.”
Thay cho việc chỉ quan tâm vào những thông tin chi tiết như báo cáo về thị trường việc làm, bà khuyên nhà đầu tư chú ý đến bức tranh toàn cảnh: “Chúng tôi tin rằng nên nhìn vào sức khỏe thực của nền kinh tế nơi tăng trưởng GDP sẽ tiếp tục, việc làm sẽ tiếp tục được tạo rao. Đó mới chính là cái chúng ta cần chú ý đến trong những quý tới.”

Mai Tú
Theo Dân Trí/CNBC

TTTT1
10-06-2010, 11:59 PM
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn dự đoán
10/06/2010 | 18:18:00


http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=50287&at=0&ts=300&lm=634117958190000000
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)


Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, quý 1 năm nay, nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với dự đoán ban đầu do chi tiêu tiêu dùng và đầu tư vào nhà ở tăng rõ rệt.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức 4,9% dự đoán ban đầu, và tăng 1,2% so với quý 4 năm2009.

Cũng theo số liệu nói trên, chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản trong quý 1 tăng 0,4% so với mức 0,3% dự đoán ban đầu. Xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, tiếp tục là động lực đưa nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi suy thoái.

Nhu cầu về ôtô, các sản phẩm công nghệ cao và linh kiện máy móc tăng đã giúp nhiều công ty lớn ở Nhật Bản thu được lợi nhuận trong năm tài chính vừa qua.

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 4 tăng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5.580 tỷ yên (khoảng 56 tỷ USD), trong khi nhập khẩu tăng 26,1%, đạt 4.720 tỷ yên (khoảng 49 tỷ USD).

Theo một quan chức Văn phòng Nội các Nhật Bản, nền kinh tế nước này đang bước vào giai đoạn phục hồi, song chưa thể nhận định là phục hồi vững chắc.

Mặc dù tình hình giảm phát đã có dấu hiệu cải thiện, song Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm rằng nước này đang trong tình trạng giảm phát./.
(TTXVN/Vietnam+)


http://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gif
http://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifALThttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gif
http://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gif
ALT thuộc hàng hấp dẫn nhất TTCK vì giá thị trường thấp nhất so với đáy ( thời suy thoái cuối tháng 2/2009 : Ha Index ~ 80 đ ; Ho Index ~ 240 đ ) mà LNST tăng hơn năm trước ( không lỗ) hơn 100% , GTSS lớn & cổ tức hàng năm cũng > 20% - 30% .

.v.v.

TTTT1
11-06-2010, 12:05 AM
EUR và chứng khoán toàn cầu phục hồi, giá vàng giảmhttp://www.bsc.com.vn/Images/spacer.gif
scb.vn - 10/06/2010 3:04:39 CH -

1. Giá trị đồng USD chưa thể phục hồi trở lại dù Dow Jones trượt về dưới mốc 10,000 điểm.

Lướt nhanh diễn biến trên tất cả các thị trường tài chính trong ngày 09/06 cho thấy tâm lý chung của giới tư đang được cải thiện. Dòng vốn đầu tư chảy mạnh sang các tài sản có suất sinh lời cao hơn. Trên thị trường ngoại hối, đồng USD rớt giá sao với hầu hết các đồng tiền mạnh như EUR (tỉ giá EUR/USD tiếp tục chốt cuối ngày ngay dưới mức 1.20), AUD, CAD, GBP và CHF; riêng USD/JPY đứng yên không thay đổi. Chỉ số DXY, đo lường tương quan giá trị của đồng USD với một rổ gồm 6 đồng tiền mạnh (EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK), chốt ngày 09/06 ở mức 97.93 - giảm 0.37% so với mức đầu ngày. Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, chỉ số công nghiệp Dow Jones duy trì đà tăng, vượt qua ngưỡng tâm lý 10,000 điểm, tuy nhiên đến cuối phiên lại điều chỉnh và chốt phiên trong sắc đỏ.

Điều gì đã giúp các giới đầu tư và cả đầu cơ có được lạc quan trong ngày như vậy? Dấu hiệu nhen nhóm xuất hiện từ đầu phiên châu Âu với báo cáo kinh tế của Trung Quốc tháng 5. Theo hãng tin Reuters cho biết, xuất khẩu đã tăng gần 50% trong tháng 5 so với cùng kì năm trước, trong khi đó CPI chỉ gia tăng khiêm tốn với 3.1%. Điều này khiến nhiều người tin rằng nền kinh tế này không tăng trưởng chậm lại như những lo lắng trước đó. Sang thị trường châu Âu, không có thông tin kinh tế nào được công bố nhưng những phát biểu đầy quyết tâm của chính phủ mới của Anh đối với nền tài chính quốc gia đã gạt bỏ được những lo lắng khi Fitch cảnh báo về sự ổn định của nước này. Cho đến phiên Mỹ, trong buổi điều trần tại Ủy ban ngân sách thượng viện buổi sáng, chủ tịch FED - ông Ben Bernanke chỉ ra rằng nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi và khủng hoảng tại châu Âu không có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng của Mỹ trừ phi niềm tin của giới đầu tư trở nên bất ổn. Chia sẻ cùng quan điểm này, báo cáo Beige Book của 12 quận FED đều cho rằng nền kinh tế Mỹ đang tiếp tục được cải thiện.
Hôm nay, trong lúc nền kinh tế Mỹ đón nhận báo cáo cán cân thanh toán tháng 4, thì thị trường châu Âu sẽ đi trước với cuộc họp quyết định lãi suất của NHTW Châu Âu (ECB). Liệu chủ tịch ECB - ông JeanClause Trichet có cứu đồng EUR. Thị trường đang hồi hộp chờ những thông tin chi tiết và tích cực hơn; đặc biệt là bình luận của ngài Trichet sau buổi họp. Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng khó có thể xảy ra những tin tức đột biến có lợi cho đồng tiền chung Châu Âu bởi chủ yếu những lo ngại về sức khỏe đồng EUR đều xuất phát từ các nhà đầu tư ngoài khu vực EU trong khi ECB và chính phủ các nước vẫn tỏ ra khá bình thản trước tình hình hiện tại. Do đó, kì vọng đồng USD sẽ có một phiên điều chỉnh tăng trở lại so với hầu hết các đồng tiền trên thị trường.

2. EUR và chứng khoán toàn cầu phục hồi, giá vàng giảm.

Sau khi thiết lập đỉnh cao nhất của mọi thời đại vào ngày thứ ba, vàng quay đầu giảm điểm so với USD trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Chốt phiên giao dịch ở mức 1231.29 USD/Oz, vàng đánh mất gần 4 USD/oz so với mức mở cửa đầu ngày. Giá vàng tương lai giao trong tháng tám cũng giảm 15.70 USD xuống còn 1,229.90 USD trên Comex - sự sụt giảm lớn nhất kể từ 19/5 tới nay. Nếu trước đó vàng tăng trong lúc tình hình Châu Âu gặp nhiều bất ổn thì hiện tại những cải thiện đáng kể của thị trường này cũng là nguyên nhân khiến vàng mất điểm. Đồng EUR đã tăng 0,8% so với USD hôm qua khi những tín hiệu khả quan của khu vực được công bố. Các nhà chức trách Châu Âu cũng đã thống nhất về biện pháp cần thiết để giám sát thâm hụt ngân sách và ngăn bóp méo các số liệu kinh tế. Bộ trưởng Tài chính các nước Châu Âu đã thống nhất đưa ra kênh hỗ trợ tài chính trị giá 440 tỷ EUR tương đương 526 tỷ USD. Ngoài ra, thị trường chứng khoán phố Wall có phiên phục hồi khá mạnh sau lời phát biểu của chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke về kinh tế Mỹ đã làm yên lòng các nhà đầu tư.
Thêm vào đó, giá vàng cũng chịu áp lực từ báo cáo xuất khẩu của Trung Quốc tăng 50% trong tháng 5. Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia, trong bối cảnh thị trường hiện tại, vàng vẫn được hỗ trợ bởi sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Ví dụ như Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục nắm giữ lượng vàng lớn nhất từ trước đến nay 1,298.53 tấn trong khi nhu cầu nhập vàng của Ân Độ và các nước Châu Á vẫn tăng.
Hiện tại vàng đang được giao dịch tại mức 1230 USD/Oz, dự báo vàng sẽ giảm tạm thời trong ngắn hạn.

3. Nhà đầu tư chờ kết quả họp ECB - EUR tạm thoát khỏi guồng quay giảm giá.

Niềm kỳ vọng giới đầu tư đặt vào sự trợ giúp mà các quốc gia Châu Âu, nơi đang diễn ra trận bão khủng hoảng nợ công trầm trọng, sẽ nhận được từ phía Ngân hàng trung ương Châu Âu – ECB sau cuộc họp định kỳ của họ vào ngày hôm nay đã tạo lực giúp đồng EUR có một ngày tăng giá so với đồng USD vào hôm qua. Tỷ giá EUR/USD tăng 30 pips, đóng cửa ở mức EUR/USD 1.1989 so với mức EUR/USD 1.1959 mở cửa đầu ngày.

“Sau khi đồng EUR ngã ngủ trước đồng USD và tỷ giá EUR/USD lùi về mức thấp nhất trong vòng 4 năm, có quá ít thông tin để dự đoán chính xác xu thế của đồng tiền chung Châu Âu này trước khi ECB có quyết định lãi suất EUR chính thức vào ngày mai”, nhà phân tích tại PNC Bank, ông John Stotz nói. Trong bối cảnh rối ren hiện tại, khi mà nền kinh tế Châu Âu đang dần thấm các tác động tích cực từ đồng EUR yếu thể hiện qua sự mở rộng của các ngành chủ chốt: chế tạo, dịch vụ, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng tồi tệ, khó nói trước rằng liệu lãi suất thấp kỷ lục 1% hiện nay có được giữ nguyên hay không. Sẽ không quá khó dự đoán nếu các nhà làm chính sách ưu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế, khi đó, lãi suất đồng euro có thể sẽ được duy trì thấp kỷ lục nhằm tăng sức hấp dẫn cho hàng hóa xuất khẩu từ Châu Âu. Tuy nhiên thực tế là ECB không đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu và các nhà đầu tư đang tỏ ra rất dè dặt trong việc mua vào các tài sản mang quốc tịch “Châu Âu”, đồng thời còn đẩy chi phí vay mượn trong các nền kinh tế thụôc Châu Âu lên cao như một phần bù cho rủi ro vỡ nợ.

Gói trợ cứu trị giá 750 tỷ EUR của Ủy ban Châu Âu – EU đã không giúp các nhà đầu tư lấy lại niềm tin vào đồng tiền chung Châu Âu, sự mong đợi tiếp theo đặt vào ECB vì vậy kết quả cuộc họp hôm nay của ECB rất được chú ý. Đồng thời trong ngày hôm nay, ECB sẽ công bố kết quả dự báo cuối cùng về tốc độ tăng trưởng và chỉ số lạm phát nền kinh tế Eurozone. Trước khi kết quả chính thức được công bố, khả năng kỳ vọng của thị trường sẽ đẩy đồng EUR tạm thời tăng giá so với USD.



http://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gif
http://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifALThttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gif
http://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gifhttp://i781.photobucket.com/albums/yy97/nenvanhoai/anh%20nen%20dong/th_th762836k463new063.gif

TTTT1
14-06-2010, 12:16 AM
LHQ: Các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á sẽ tăng trưởng 7%

Phúc Minh
Thứ Hai, 7/6/2010, 17:21 (GMT+7)

LHQ: Các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á sẽ tăng trưởng 7%
Phúc Minh

http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/35637/17776_1007-20100602093417765_200.jpg
Một số nước châu Á sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu ở mức cao nhất trong 12 năm qua. Ảnh: Yikuo(TBKTSG Online) - Các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay, nhưng sẽ giảm 1 điểm phần trăm nếu các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái lần 2 – theo trợ lý Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) Ajay Chhibber ngày 7-6. Mức dự báo trên của LHQ thấp hơn so với mức dự báo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hồi tháng 4-2010, là 7,5%.
Ông Chhibber cho biết trong trường hợp suy thoái kinh tế lần 2, tình hình tại các nước lớn đang phát triển tại châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia sẽ tốt hơn so với các nền kinh tế nhạy cảm với xuất khẩu như Đài Loan, Malaysia và Singapore.
Ông Chhibber nói: “Rủi ro vẫn còn đó, và những rủi ro này không phải từ bên trong mà từ bên ngoài khu vực châu Á. Nếu các nước khu vực đồng euro rơi vào suy thoái, một số nước khu vực châu Á sẽ bị ảnh hưởng”.
Các nhà kinh tế mong đợi kinh tế toàn cầu sẽ tránh suy thoái lần nữa nhưng trong 6 tháng tiếp theo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ yếu vì thị trường lo ngại vấn đề nợ của châu Âu chưa được giải quyết.
(theo Reuters)

TTTT1
16-06-2010, 10:05 AM
Thứ 4, 16/06/2010, 05:30
Dow Jones tăng hơn 210 điểm và vượt 10.400 điểm







http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/16/thitruong1106d.jpg

Thông tin về lĩnh vực sản xuất New York giúp thị trường lạc quan rằng kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt, không chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu.


Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 tăng 25,60 điểm tương đương 2,35% lên mức 1.115,23 điểm – mức đóng cửa cao nhất từ ngày 18/05/2010.


Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 213,88 điểm tương đương 2,1% lên mức 10.404,77 điểm.


Chỉ số Nasdaq tăng 61,92 điểm tương đương 2,76% lên mức 2.305,88 điểm.


Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành đều tăng điểm. Cổ phiếu hàng hóa, tài chính, công nghệ và công nghiệp dẫn dắt sự đi lên của thị trường.
Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng 2,6%. Cổ phiếu năng lượng tăng 2,92%.


Cổ phiếu tài chính tăng 2,43%. Cổ phiếu các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ tăng 2,12%. Cổ phiếu công nghệ tăng 3,04%.

http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/16/1606.jpg
Diễn biến chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch ngày thứ Ba (Nguồn: Bloomberg)


Tại các thị trường khác, phiên ngày thứ Ba, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,29%. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 0,08%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 0,05%.


Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 0,3%. Chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp tăng 0,98%. Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Úc hạ 0,01%.


Kinh tế Mỹ vẫn tốt bất chấp khủng hoảng nợ châu Âu


FED tại New York công bố chỉ số kinh tế chính tăng trưởng tháng thứ 11 liên tiếp.

Chỉ số Empire State của lĩnh vực sản xuất tăng lên mức 19,6, đúng theo dự báo của các chuyên gia.
Cổ phiếu các công ty sản xuất chất bán dẫn tăng điểm mạnh nhất trên thị trường Mỹ phiên giao dịch ngày hôm qua, mức tăng đạt tới 4,2%.
Taiwan Semiconductor, hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, nâng dự báo về nhu cầu chip. Cụ thể hãng cho rằng tăng trưởng nhu cầu chip năm 2010 có thể đạt 30%. Cổ phiếu Intel sau thông tin trên tăng 2,8%.
S&P 500 vượt mức trung bình của 200 ngày giao dịch

Việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên ngày thứ Ba đã đưa chỉ số S&P 500 lên trên mức trung bình của 200 ngày giao dịch vừa qua, dấu hiệu lạc quan đối với nhà đầu tư giao dịch dựa trên nghiên cứu đồ thị.

Trước phiên ngày hôm qua, vào ngày 20/05/2010, lần đầu tiên S&P 500 ở dưới mức trung bình của 200 ngày giao dịch, S&P 500 ở trong trạng thái đó suốt 16 phiên giao dịch cho đến phiên ngày hôm qua.


Trong khoảng thời gian từ ngày 23/04/2010 cho đến ngày 07/06, chỉ số S&P 500 hạ khoảng 14% so với mức đỉnh cao thiết lập ngày 23/04/2010 bởi lo lắng khủng hoảng châu Âu sẽ cản đà phục hồi của kinh tế Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố tràn dầu BP.


Từ ngày 07/06, chỉ số S&P 500 đã hồi phục được 6,2% bởi nỗi lo về khủng hoảng châu Âu dịu bớt, số liệu tăng trưởng từ Trung Quốc và Mỹ khiến thị trường lạc quan hơn.


Giá dầu thô sau thông tin về sản xuất Mỹ vượt 77USD/thùng. Chỉ số Reuters/CRB của giá 19 loại hàng hóa tăng phiên thứ 7 liên tiếp và có chuỗi thời gian tăng dài nhất từ tháng 3/2007.


Lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp thời hạn 10 năm tăng 74 điểm cơ bản lên mức 9,08%.
Ngọc Diệp
Theo WSJ, Bloomberg



Thứ 4, 16/06/2010, 08:03
Nikkei 225 "vọt" lên trên 10 nghìn điểm
http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/16/chaua08044.jpg

Tính đến 9h40 phút sáng giờ Việt Nam, TTCK toàn châu Á vẫn lên điểm. Thị trường Nhật tăng mạnh nhất.


Tính đến 9h40 phút sáng theo giờ Việt Nam, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 1,55%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,58%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,29%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 0,43%
Tính đến 9h10 phút sáng theo giờ Việt Nam, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 1,62%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,35%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,29%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 0,43%
TTCK toàn châu Á tăng điểm nhờ tin tích cực về liĩnh vực sản xuất và kinh tế Mỹ và tin tốt từ các đợt phát hành trái phiếu chính phủ tại châu Âu.

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tính đến thời điểm cập nhật tăng 1,68% lên mức 10.035,85 điểm.
Các thị trường chứng khoán khác tại châu Á đồng loạt tăng điểm.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng K ông tăng 0,05%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,63%.
Phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm đầy ấn tượng.
Chỉ số S&P 500 tăng 25,60 điểm tương đương 2,35% lên mức 1.115,23 điểm – mức đóng cửa cao nhất từ ngày 18/05/2010.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 213,88 điểm tương đương 2,1% lên mức 10.404,77 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 61,92 điểm tương đương 2,76% lên mức 2.305,88 điểm.
Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành đều tăng điểm.Ngoài ra thông tin khác khiến thị trường lạc quan là Tây Ban Nha và Bỉ bất ngờ phát hành thành công trái phiếu chính phủ. Đối với Tây Ban Nha, đây là thông tin cực kỳ đáng lạc quan ở bối cảnh hiện nay.
Tiếp tục cập nhật...


Ngọc Diệp
Theo Reuters

TTTT1
17-06-2010, 09:01 AM
http://alta.com.vn/UserFiles/File/Th...1273201052.pdf (http://alta.com.vn/UserFiles/File/ThongTinCanBiet/2010/CONGNGHE4D_1273201052.pdf)
http://alta.com.vn/UserFiles/File/TinTucALTA/JOURNEYs_1276053324.jpg
http://i263.photobucket.com/albums/ii138/DEPDAA/backgrounddepwa.gif
__________________

TTTT1
20-06-2010, 09:04 AM
Mùa hè sôi động với Laser Game tại ALT :
[/URL]http://lh3.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB115dPI8wI/AAAAAAAAAhY/fggw4ANLsWI/flametanimado6fs.gif (http://lh3.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB115dPI8wI/AAAAAAAAAhY/fggw4ANLsWI/flametanimado6fs.gif)
http://alta.com.vn/UserFiles/File/TinTucALTA/Alta_LASERGAME_1275981459.jpg (http://alta.com.vn/UserFiles/File/TinTucALTA/Alta_LASERGAME_1275981459.jpg)
[U]..............................................http ://lh6.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB11cU1XBkI/AAAAAAAAAhU/SfaeGYizdx0/hatchaulua.gif (http://lh6.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB11cU1XBkI/AAAAAAAAAhU/SfaeGYizdx0/hatchaulua.gif)http://lh6.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB11cU1XBkI/AAAAAAAAAhU/SfaeGYizdx0/hatchaulua.gif (http://lh6.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB11cU1XBkI/AAAAAAAAAhU/SfaeGYizdx0/hatchaulua.gif)http://lh6.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB11cU1XBkI/AAAAAAAAAhU/SfaeGYizdx0/hatchaulua.gif (http://lh6.ggpht.com/_TGKh18MRXr8/TB11cU1XBkI/AAAAAAAAAhU/SfaeGYizdx0/hatchaulua.gif)

TTTT1
21-06-2010, 09:06 AM
Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
22/05/2010 15:54



http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201001/198909679.jpg
Các đại biểu thảo luận tại tổ - Ảnh Chinhphu.vn
Hôm nay (22/5), các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về Báo cáo của Chính phủ bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH và ngân sách Nhà nước năm 2009, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2010 và những tháng đầu năm 2010.

Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 ngày 20/5 vừa qua.
Theo đó, năm 2009 có nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bằng việc ban hành kịp thời, đồng bộ các chính sách kinh tế và xã hội cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện, kinh tế nước ta đã sớm vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, hoàn thành cơ bản các mục tiêu mà Quốc hội đề ra.
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho rằng, để đạt được các chỉ tiêu KT-XH từ nay đến cuối năm, nhất là việc kiềm chế lạm phát, đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn nữa. “Nếu không ngăn chặn được lạm phát, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động và rất khó ổn định được kinh tế vĩ mô”, ĐB Hải Phòng bày tỏ.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, bên cạnh nhiều lĩnh vực “tăng trưởng bền vững” cũng còn nhiều lĩnh vực “yếu kém kéo dài”. Ông Hùng lấy ví dụ như nhập siêu, chỉ số ICOR cao, bội chi lớn và cán cân thanh toán mất cân đối...
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô cần được ưu tiên và kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kinh tế vĩ mô bền vững, lâu dài và đồng bộ để tránh tình trạng ứng phó, mỗi năm lại thay đổi chiến lược phát triển kinh tế. Chính phủ cần quan tâm đến tái cấu trúc nền kinh tế và có chính sách phù hợp...
Các đại biểu nhận định, trong thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội có 17 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của Quốc hội , 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội và môi trường, trong đó lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có 2 chỉ tiêu và môi trường có 4 chỉ tiêu. gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững và chất lượng đời sống xã hội.
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM cho rằng, môi trường là vấn đề đáng quan tâm nhất. Ông lưu ý bên cạnh nâng cao đời sống, cần đặc biệt chú ý cải thiện chất lượng cuộc sống, cụ thể là cải thiện môi trường sống.
Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị Chính phủ nên tập trung giải quyết khó khăn về vốn, hạ lãi suất, có chính sách xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập siêu, giảm yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp; cần tập trung cải cách thủ tục hành chính; có chính sách, cơ chế đồng bộ, tăng mức đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn...
Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Đức Hiền (đại biểu Quảng Ngãi), các đại biểu Trần Đình Long, Trương Thị Xê (Đăk Lăk) đều cho rằng, các giải pháp của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng và hiệu quả đối với bà con vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Đức Hiền, để thúc đẩy những vùng đặc biệt khó khăn này “dần tiến kịp miền xuôi” như mong muốn của chúng ta đòi hỏi thực sự phải có giải pháp quyết liệt hơn nữa.
Các đại biểu Nguyễn Văn Thời (Thái Nguyên), Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đề cập đến vấn đề điện căng thẳng trong bối cảnh mùa khô năm nay, trình trạng thiếu điện khá nghiêm trọng.“Tôi thấy ngành điện không thực hiện được chiến lược “phải đi trước một bước” làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước như mục tiêu đề ra. Vì thế, cần đẩy nhanh lộ trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và các công trình thủy điện khác. Nếu không mục tiêu chiến lược đối với ngành điện “đi trước một bước” vẫn còn xa vời lắm”, ĐB này phát biểu.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Chứng khoán thế giới tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm bền bỉ
19/06/2010 8:39


http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201002/MinhNguyet/TH78557616.jpg
Phố Wall ghi nhận 2 tuần tăng điểm liên tiếp - Ảnh: Bloomberg
(TNO) Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (vào rạng sáng nay, 19.6, giờ VN), chứng khoán thế giới đã ghi nhận chuỗi tăng điểm dài ngày nhất của hầu hết các thị trường. Phố Wall ghi nhận mức tăng hai tuần liên tiếp lớn nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
(http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201025/20100619094853.aspx)

Tại châu Âu, những nỗ lực của cựu lục địa nhằm chiến đấu với cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đã có những tác động tích cực tới tâm lý các nhà đầu tư. Chứng khoán châu Á ghi nhận phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp.
Nhóm cổ phiếu năng lượng phiên này tăng 0,6%, tăng mạnh nhất trong 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500. Cổ phiếu của Exxon Mobil tăng 0,8%. Cổ phiếu của Newmont Mining tăng 2,6% khi giá vàng tại New York tăng lên mức kỷ lục 1.263,5 USD/ounce.
Thông tin trong ngành ngân hàng - tài chính cho biết Bank of America, JPMorgan Chase và HSBC Holding thi nhau mở rộng vốn đầu tư vào thị trường trái phiếu. Giới đầu tư đang tin tưởng hơn vào khả năng giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu. Cổ phiếu nhóm này cũng tăng khá tốt trong phiên cuối tuần. Cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 1,9%, dẫn đầu nhóm tăng điểm của Dow Jones.
Tổng kết phiên ngày 18.6 (giờ Mỹ), chỉ số thị trường S&P 500 tăng nhẹ thêm 0,1%, lên thành 1.117,51 điểm. Mức tăng cả tuần này của S&P 500 đạt 2,4%, sau khi đã tăng tới 2,5% trong tuần trước. Kể từ phiên ngày 7.6 tới nay, S&P 500 đã tăng 6,7%.
Chỉ số Dow Jones Industrial tiếp tục giữ vững và củng cố mốc 10.000 điểm khi tăng 0,2%, lên thành 10.450,64 điểm. Sau hai tuần tăng điểm liên tiếp, cả S&P 500 và Dow Jones đã giành lại được toàn bộ những gì đã mất trong khoảng thời gian từ đầu năm tới nay.
Tại châu Âu, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,2%. Đây là phiên tăng thứ 8 liên tiếp của chỉ số này, chuỗi ngày tăng dài và bền nhất kể từ tháng 7.2009.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,06%, xuống còn 5.250,84 điểm. CAC 40 và DAX biến động ngược chiều với cùng 0,11% tổng số điểm. CAC 40 của Pháp giành thêm 4,13 điểm, lên mức 3.687,21 điểm; trong khi DAX của Đức để mất 6,56 điểm, xuống còn 6.216,98 điểm.
Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha cũng tăng 2,22%; chỉ số PSI General của Bồ Đào Nha tăng 2,36%; chỉ số Athex Composite của Hy Lạp tăng 1,86%.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần tại châu Á (vào chiều qua, 18.6, giờ VN), chỉ số MSCI Asia Pacific đã tăng 0,3%, nâng tổng mức tăng tuần này lên 3,4%. Chỉ số MSCI World nhờ đó cũng ghi nhận được phiên tăng thứ 9 liên tiếp. Trong hai tuần qua (tính từ ngày 7.6), MSCI World đã tăng tổng cộng 7,1%.
Các thị trường chứng khoán chủ chốt trong khu vực thể hiện xu thế tăng giảm điểm đan xen. Chỉ số HSI của Hồng Kông tăng 0,74%, lên mức 20.286,71 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản chốt phiên cuối tuần ở mức 9.995,02 điểm, giảm 0,04% so với phiên trước đó.
Ghi nhận trên một số thị trường khác: Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 1,84%; Straits Times (Singapore) giảm 0,37%; KOPSI (Hàn Quốc) tăng 0,24%.

Duy Trần
(Theo Bloomberg, Reuters)

TTTT1
21-06-2010, 10:28 AM
Trùng bài .
.................................

TTTT1
21-06-2010, 11:25 PM
http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/CS_KhieuVu_1275982415.jpg (http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/CS_KhieuVu_1275982415.jpg)
http://dl9.glitter-graphics.net/pub/442/442999xga04iwd2p.gif (http://dl9.glitter-graphics.net/pub/442/442999xga04iwd2p.gif)http://dl6.glitter-graphics.net/pub/66/66316ok93eaxzhn.gif (http://dl6.glitter-graphics.net/pub/66/66316ok93eaxzhn.gif) http://dl6.glitter-graphics.net/pub/442/442956mq8ye78wq7.gif (http://dl6.glitter-graphics.net/pub/442/442956mq8ye78wq7.gif)http://dl2.glitter-graphics.net/pub/164/164112cyg057wt9p.gif (http://dl2.glitter-graphics.net/pub/164/164112cyg057wt9p.gif)


Thứ hai, 21/06/2010 05:28 PM
Thị trường châu Á lên mạnh nhất trong 7 tháng



Thị trường lạc quan về khả năng việc Trung Quốc chấm dứt chế độ neo tỷ giá sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.


Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 2,8% lên mức 119,40 điểm tính đến 4h chiều tại thị trường Tokyo và như vậy ghi nhận mức tăng trong phiên giao dịch mạnh nhất từ ngày 30/11/20009.
Chỉ số này hiện giảm 7,5% từ mức cao của năm thiết lập ngày 15/04/2010 bởi lo lắng về việc chính phủ Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp ngăn giá bất động sản tăng nóng và khả năng khủng hảng nợ châu Âu ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 2,43%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 3,07%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 1,62%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore tăng 1,72%.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 2,9%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 1,79%.
Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 3,3% trong tuần trước và ghi nhận tuần tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 12/2009. Báo cáo cho thấy niềm tin tiêu dùng người Mỹ tăng, lĩnh vực sản xuất Mỹ phát triển.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong ngày Chủ nhật đã loại bỏ khả năng nâng giá mạnh đồng nhân dân tệ, tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD đã được neo ở mức 6,83 nhân dân tệ/USD từ giữa năm 2008.
Chỉ Standard & Poor’s 500 tương lai tăng 1,6%. Chỉ số này tăng 0,1% trong ngày 18/06/2010 nhờ kỳ vọng nỗ lực ngăn khủng hoảng của châu Âu đang thành công.
Cổ phiếu BHP Billiton, hãng khai mỏ lớn nhất thế giới, tăng 2% bởi nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên.

Cổ phiếu Hang Lung Properties, công ty bất động sản Hồng Kông,tăng 3,9% tại thị trường Hồng Kông bởi dự đoán việc đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ giúp bất động sản Hồng Kông trở nên rẻ hơn đối với những người mua bất động sản từ Trung Quốc Đại Lục.

Theo

TTTT1
24-06-2010, 10:08 AM
Dow Jones tăng điểm bất chấp tin xấu

http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/24/thitruong1005k.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/24/thitruong1005k.jpg)

Doanh số bán nhà mới tại Mỹ tháng 5 xuống mức thấp kỷ lục. FED lo ngại những vấn đề bên ngoài biên giới Mỹ sẽ ảnh hưởng đến kinh tế nước này.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 4,92 điểm tương đương 0,05% lên mức 10.298,44 điểm.
Chỉ số S&P 500 hạ 3,27 điểm tương đương 0,3% xuống 1.092,04 điểm.
Chỉ số Nasdaq hạ 7,57 điểm tương đương 0,33% xuống 2.254,23 điểm.
Vào đầu phiên giao dịch, các chỉ số ngay lập tức giảm điểm bởi chính phủ Mỹ công bố doanh số bán nhà mới rơi xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 5/2010. Mức thấp nhất của ngày giao dịch được thiết lập vào khoảng sau 10h sáng, khi đó Dow Jones giảm 0,48%; S&P 500 giảm 0,84% còn Nasdaq hạ 1,09%.
Nhà đầu tư giao dịch cầm chừng trong trạng thái chờ đợi tuyên bố từ buổi họp của FED. Đến khoảng gần 1h chiều, Dow Jones lấy lại sắc xanh nhưng chỉ tăng điểm với biên độ rất nhẹ 0,08% đến 0,18%.
2h40 phút chiều, sau khi báo cáo từ FED được công bố, các chỉ số lên mạnh hơn. Gần 3h chiều, Dow Jones tăng 0,59% (mức cao nhất trong ngày giao dịch) còn S&P 500 và Nasdaq tăng khoảng 0,3%. Tuyên bố của FED không tạo được nhiều ngạc nhiên cho thị trường. Nỗi lo về các vấn đề từ bên ngoài nước Mỹ đã được đề cập tới trong nhận định của FED về kinh tế Mỹ.

http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/24/2406.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/24/2406.jpg)

Diễn biến chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên ngày thứ Tư (Nguồn: Bloomberg)
Nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào cổ phiếu các công ty chuyên cung cấp hàng tiêu dùng bởi tin nhóm cổ phiếu này vẫn tăng trưởng tốt ngay cả khi kinh tế khó khăn. Cổ phiếu Procter & Gamble tăng 1,1%, cổ phiếu hãng thực phẩm Kraft Foods và nhiều hãng sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu tăng.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, không thay đổi so với nhiều tuần nay. Giao dịch trong buổi sáng ở mức thấp bởi nhà đầu tư bận xem trận đấu giữa Mỹ và Algeria tại vòng chung kết bóng đá thế giới. Nhà đầu tư tại các sàn đã hết sức mừng rỡ khi Mỹ chiến thắng.
Đáng nói dù doanh số bán nhà mới lập mức thấp kỷ lục nhưng thị trường Mỹ không giảm điểm sâu, thậm chí Dow Jones giữ được đà tăng bởi nhà đầu tư đã quá quen và dự báo trước được thông tin này nên dù tin có xấu, họ cũng không còn hoảng loạn nữa.
Trên sàn NYSE, số lượng cổ phiếu giảm điểm nhiều hơn chút so với cổ phiếu tăng điểm, khối lượng giao dịch chỉ đạt 4,6 tỷ cổ phiếu, tương đương khối lượng phiên ngày thứ Ba.
Tại các thị trường khác, chỉ số FTSE của thị trường Anh hạ 1,3%, chỉ số DAX của thị trường Đức hạ 1%, chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp hạ 1,7% còn chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 1,9%.

Báo cáo của FED; doanh số bán nhà mới
FED tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp kỷ lục. Ủy ban thị trường mở (FOMC) thuộc FED tuyên bố: “Điều kiện trên thị trường tài chính đã không còn hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế nhiều như trước." Cổ phiếu GE, cổ phiếu tập đoàn năng lượng Chevron, cổ phiếu Microsoft giảm hơn 1,7% sau tin trên.
Ông Dan Greenhaus, trưởng bộ phận chiến lược tại Miller Tabak & Co, nhận xét: “Tuyên bố của FED phản ánh đúng sự thật. Kinh tế đang tăng trưởng, nhưng không được như người ta kỳ vọng hay giống những lần phục hồi trước đây. Tuyên bố được đưa ra với nhận xét đúng theo nhận định của chúng tôi, số liệu tăng trưởng yếu và số liệu lạm phát khiến chuyên gia không khỏi đau đầu.”
Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán nhà mới tại Mỹ tháng 5/2010 giảm 33% xuống mức 300 nghìn (tính trung bình theo 12 tháng). Doanh số bán nhà mới như vậy thấp nhất từ năm 1963. Số liệu về doanh số bán nhà mới các tháng trước cũng được điều chỉnh giảm.
Ông John Canally, chuyên gia kinh tế tại LPL Financial, nhận xét: “Tôi nghĩ thị trường đã quá quen với thông tin lĩnh vực nhà đất đi xuống khi không còn chương trình tín dụng thuế của chính phủ.” Chương trình đó kết thúc vào cuối tháng 4/2010 và ảnh hưởng tiêu cực khi chương trình chấm dứt sẽ không chỉ diễn ra trong tháng 5/2010.
Cổ phiếu các công ty xây dựng vẫn tăng điểm bất chấp doanh số bán nhà mới. Nguyên nhân chính là bởi nhà đầu tư cho rằng sự đi xuống của doanh số nhà và thị trường nhà đất đã được phản ánh vào giá cổ phiếu các công ty này từ trước đó. Chỉ số cổ phiếu của công ty xây dựng sau khi giảm 8,6% trong 5 phiên giao dịch trước, tăng 2,4% trong phiên ngày thứ Tư.

TTTT1
25-06-2010, 11:08 AM
Đẩy vốn ra nền kinh tế
Thứ năm, 24/06/2010, 15:44 (GMT+7)


Theo số liệu của NHNN tín dụng tháng 6 của hệ thống NHTM đã có dấu hiệu khả quan khi trong 15 ngày đầu tháng đã tăng đến 1%, đưa tăng trưởng tín dụng đến ngày 15-6 đạt mức 8,36% so với 7,36% cuối tháng 5. Trong khi những tháng trước tốc độ tăng trưởng tín dụng không quá 1%/tháng. Tuy nhiên, nhiều NH thừa nhận vẫn chưa thể tăng tốc tín dụng trong thời điểm hiện nay.
Thừa tiền liên NH
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc VPBank, cho biết thị trường liên NH những ngày gần đây đang thừa tiền rất nhiều. Vì thế các NH dư vốn gửi tiền đồng tại NH bạn từ 1 tháng trở lên hiện nay chỉ nhận kỳ hạn tuần và qua đêm. Lãi suất VNĐ liên NH kỳ hạn ngắn giảm rất mạnh, chỉ dao động 6-7%/năm, các kỳ hạn 1 tháng đến 3 tháng cũng chỉ ở mức 8-9,5%/năm.

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/06/images337284_d.jpg (http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/06/images337284_d.jpg)
Nền kinh tế đang rất cần vốn để phát triển. Ảnh: LÃ ANH

Theo thống kê của NHNN, tuần qua thị trường liên NH giao dịch sôi động nhưng chủ yếu là kỳ hạn 1 tuần và qua đêm, lãi suất VNĐ có xu hướng giảm nhẹ 0,02-0,04% ở các kỳ hạn tháng. Trước đây 1-2 tháng, lãi suất căng thẳng, các NH có xu hướng giành giật khách hàng tiền gửi bằng việc thỏa thuận lãi suất cộng khuyến mại nhiều hình thức, hiện nay tình trạng này đã giảm hẳn. Nhiều khách hàng tiền gửi không còn cơ hội để thỏa thuận lãi suất với NH nữa. “Áp lực huy động tiền gửi để duy trì thanh khoản hay kinh doanh cũng giảm đi nhiều. Chắc chắn các NH sẽ tính đến hiệu quả khi huy động vốn và lãi suất sẽ có điều kiện giảm trong thời gian tới” - ông Hưng nhận định.
Thực tế, điều này đang đi theo đúng mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, giúp đưa vốn NH ra nền kinh tế thay vì chạy lòng vòng trong hệ thống NH. Trong đó, một trong những động thái được xem là tích cực của NHNN là thực hiện cam kết mạnh mẽ về tái cấp vốn thông qua thị trường mở.
Trước đây, đối với hình thức tái cấp vốn hay hoán đổi ngoại tệ NHNN rất hạn chế, NHTM nào có vấn đề thanh khoản NHNN mới giải quyết. Còn hiện nay đối tượng vay đã được mở rộng, NH nào có nhu cầu, NHNN giải quyết và không “soi” nữa. Điều này triệt tiêu tình trạng vay nóng trên thị trường liên NH từng được xem là thị trường màu mỡ của các NH lớn. Như vậy năm nay cơ hội kiếm lợi trên thị trường liên NH xem ra càng khó khăn hơn. Lãnh đạo một NH cổ phần tiết lộ năm ngoái lợi nhuận từ kinh doanh trái phiếu, kinh doanh liên NH của NH ông đạt gần 1.000 tỷ đồng, nhưng năm nay lợi nhuận từ mảng này đã bị thu hẹp và khó có thể để đạt 1/2 của năm ngoái.
Tăng cường bơm vốn tiền đồng
Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, không NH nào muốn thừa vốn để cho vay trên thị trường liên NH lãi suất thấp, nhưng thực tế cho khách hàng vay vốn lãi suất thỏa thuận không phải dễ. Nhiều doanh nghiệp vay vốn tại Eximbank thừa nhận với mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng hiện nay họ vẫn còn dè dặt, chỉ vay cho những dự án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả. Đó cũng là lý do vì sao khi NHNN thay đổi chính sách cho vay ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp đã quay sang vay ngoại tệ thay vì vay bằng tiền đồng.
Vì vậy, thời điểm này các NHTM cũng đang cùng mục tiêu với NHNN và Chính phủ là đẩy mạnh đưa vốn ra nền kinh tế để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp NH gia tăng nguồn thu từ tín dụng. “Năm nay Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận 2.200 tỷ đồng, tăng gần 45% so với năm ngoái (1.300 tỷ đồng). Nhưng đến nay Eximbank mới đạt lợi nhuận 950 tỷ đồng nên việc hoàn thành kế hoạch năm trong điều kiện hiện nay cực kỳ khó khăn, nhất là chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay của các NH ngày càng giảm” - ông Phước cho biết.
Một lãnh đạo của ACB cho biết dù áp lực tăng lãi suất không còn cao nhưng giá vốn bình quân đầu vào của các NH cổ phần hiện nay đang ở quanh mức 12-13%/năm. Nếu có giảm lãi suất đầu vào xuống 10% cũng phải 1-2 tháng nữa. Trong khi các NH quốc doanh hiện nay có thể áp dụng lãi suất cho vay 12%/năm đối với một số khách hàng ở dạng ưu đãi. Đây cũng sẽ là áp lực buộc các NH cổ phần phải giảm mạnh lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này thừa nhận việc tăng giảm lãi suất không phải là vấn đề chủ chốt, mà quan trọng các NH làm sao có được chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và đầu ra nhiều hơn. Đây là vấn đề không đơn giản, muốn xử lý phải có giải pháp can thiệp vĩ mô của NHNN để khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế với hệ thống NHTM. Nhiều NH cổ phần cho biết trước mắt họ sẽ phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng ngoại tệ, chỉ ưu tiên cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp có bán ngoại tệ cho NH. Điều này sẽ giúp các NH tăng trưởng tín dụng tiền đồng trong thời gian tới.

Thanh Như


Cổ đông nội bộ còn không mua, cổ đông nào dám mua ?
25/06/2010 09:22:28

(http://******************.vn/RC/N/CFDHEF/co-dong-noi-bo-con-khong-mua-co-dong-nao-dam-mua.html) http://******************.vn/images/tintuc/20100625092358a-t9.jpg
Cổ đông nhỏ phải giao dịch sao trước hàng loạt thông tin lướt sóng của cổ đông nội bộ - Ảnh minh họa: Hoài Nam.

Cổ đông nội bộ có thể đưa ra nhiều mục đích từ các giao dịch mua bán CP, nhưng dù là thế nào thì hành động đăng ký vừa mua vừa bán cả trước và sau ngày chốt quyền phát hành thêm đang khiến nhiều NĐT nhỏ hoang mang.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Tổng hợp Hà Nội (SHN) thông báo giao dịch của các cổ đông nội bộ, tổng cộng đăng ký bán hơn 1 triệu cổ phiếu (CP) và đăng ký mua gần 500.000 CP, dự kiến thực hiện từ ngày 22/6 đến ngày 22/8.
Hầu hết các giao dịch (9 giao dịch) đều nhằm giảm tỷ lệ nắm giữ CP, chỉ có 1 giao dịch là giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ (bà Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng, đăng ký bán 8.500 CP và đăng ký mua 8.500 CP).
Cụ thể, ông Đinh Hồng Long, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đăng ký bán 350.000 CP và đăng ký mua 200.000 CP, giảm lượng nắm giữ từ 700.000 CP xuống 550.000 CP. Ông Nguyễn Thanh Sơn, ủy viên HĐQT đăng ký bán 200.000 CP và đăng ký mua 100.000 CP, giảm lượng nắm giữ từ 400.000 CP xuống 300.000 CP. Ông Đào Mạnh Kháng, Phó chủ tịch HĐQT đăng ký bán 170.000 CP và đăng ký mua 100.000 CP, giảm lượng nắm giữ từ 340.080 CP xuống 270.080 CP…
Mục đích của các giao dịch lớn này, theo công bố của SHN, là nhằm cân đối tài chính thực hiện quyền mua CP phát hành thêm trong đợt tăng vốn điều lệ từ 87,020 tỷ đồng lên hơn 324,533 tỷ đồng sắp tới (dự kiến chốt danh sách cổ đông trong tháng 7/2010). Theo đó, SHN sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu 23.321.360 CP theo tỷ lệ 1:2,68 với giá 11.000 đồng/CP. Phát hành 430.000 CP cho CBCNV với giá 12.500 đồng/CP, trong đó hạn chế chuyển nhượng 50% trong 3 tháng và 50% trong vòng 6 tháng kể từ ngày CP mới được niêm yết trên HNX.
Dù đây chỉ là đăng ký giao dịch, chưa biết giao dịch có thành công hay không, nhưng nếu nhiều cổ đông nội bộ đồng thời bán ra với số lượng lớn ngay trước thời điểm chốt quyền (dự kiến là trong tháng 7) và kéo dài đến sau ngày chốt quyền của SHN thì cổ đông thiểu số có đủ bản lĩnh để nắm giữ CP cho đến ngày chốt quyền? Cổ đông nội bộ còn bán, cổ đông nào dám mua?
Hơn thế, nếu cổ đông nội bộ muốn giảm áp lực về vốn trong đợt tăng vốn sắp tới thì sao không bán bớt mà phải đồng thời vừa mua vừa bán CP, sao không bán trước ngày chốt quyền mà còn lướt sóng cả sau thời điểm dự kiến chốt. Phải chăng họ có mục đích "lướt sóng" CP?
Trong khi đó, dù đã đăng ký nhưng cổ đông nội bộ có thể bán hay mua tùy thích, thậm chí không mua bán, lại được lướt sóng cả trước và sau ngày chốt quyền và chỉ đến khi hết hạn mới phải công bố kết quả giao dịch. Cổ đông nhỏ phải giao dịch sao đây trước thông tin lướt sóng thả nổi kể trên của cổ đông nội bộ?
Cổ đông nội bộ có thể đưa ra nhiều mục đích từ các giao dịch mua bán CP, nhưng dù là thế nào thì hành động đăng ký vừa mua vừa bán cả trước và sau ngày chốt quyền phát hành thêm như SHN đang khiến nhiều NĐT nhỏ hoang mang. Nên chăng, pháp luật cần cấm giao dịch vừa mua vừa bán của cổ đông nội bộ như vậy, giống như quy định cấm vừa mua vừa bán cùng một mã chứng khoán trong phiên trên sàn hiện nay.
Đỗ Giang (Hà Nội)

TTTT1
27-06-2010, 05:46 PM
THÔNG BÁO
ALTA đạt Danh hiệu " Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009 "

ALTA - GIC 2009
http://alta.com.vn/pictures/advertising/DNXK_31.JPG


Ngày 01/06/2010 Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 2879/QĐ-BCT về việc phê duyệt và ban hành Danh sách "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009" trong đó có Công ty Cổ phần Văn Hóa Tân Bình (ALTA).

Công ty ALTA được nhận Danh hiệu này do quá trình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Bao bì nhựa , Hạt màu chủ (Masterbatch) , Hạt nhựa CaCO3 , Bao bì tự phân hủy...đạt yêu cầu về chất lượng , thời gian giao hàng và giữ vững uy tín thương hiệu trong nhiều năm qua.

TTTT1
29-06-2010, 10:43 AM
Các link cũ chưa kịp gởi lên ALT :

http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)


http://.vn/20100423040026810CA33/cpi-thang-4-chi-tang-014.chn (http://.vn/20100423040026810CA33/cpi-thang-4-chi-tang-014.chn) : 24/4 .

(http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)http://langacorp.com/home/index.php?option=com_content&view=article&id=18344:nhng-cn-ien-2010-co-th-bt-u-sm&catid=52:phan-tich&Itemid=122 (http://langacorp.com/home/index.php?option=com_content&view=article&id=18344:nhng-cn-ien-2010-co-th-bt-u-sm&catid=52han-tich&Itemid=122) : Những Cơn Điên 2010 có thể bắt đầu sớm : 23/4 .
(http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)http://atpvietnam.com/vn/quocte/52297/index.aspx (http://atpvietnam.com/vn/quocte/52297/index.aspx) : 16/4 .
(http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)
http://atpvietnam.com/vn/lanhdao/52316/index.aspx (http://atpvietnam.com/vn/lanhdao/52316/index.aspx)
http://******************.vn/RC/N/CFBIDJ/xu-huong-tang-duoc-hau-thuan.html (http://******************.vn/RC/N/CFBIDJ/xu-huong-tang-duoc-hau-thuan.html) : 13/4
(http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)
http://vneconomy.vn/20100409095339439P0C6/se-bom-tien-ra-rut-tien-ve-mot-cach-hop-ly.htm[/URL][URL="http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus"] (http://vneconomy.vn/20100409095339439P0C6/se-bom-tien-ra-rut-tien-ve-mot-cach-hop-ly.htm)http://mhbs.vn/news/detail.do;jsessionid=51038385D9EF75F084750A27B30B9 4A9?id=59826 (http://mhbs.vn/news/detail.do;jsessionid=51038385D9EF75F084750A27B30B9 4A9?id=59826) : 12/4 .

http://vn.news.yahoo.com/tno/20100409/tbs-wb-cho-viet-nam-vay-ho-tro-682-trieu-7c38c8b.html (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)

http://vn.vnusa.com.vn/bizcenter/0/news/1532/17502


http://www.************/News/2010/4/6/103726/ngan-hang-nha-nuoc-bom-von-de-giam-lai-suat.aspx (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)


http://******************.vn/RC/N/CFBHJC/viet-nam-de-dang-dat-muc-tieu-tang-truong-6-5.html

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/04/3BA1A7DC/


http://www.vietstock.vn/ChannelID/822/Tin-tuc/149474-dieu-tiet-giam-dan-lai-suat-thi-truong.aspx (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)


http://ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/2010/06/3BA1CC7B/

http://******************.vn/RC/N/CFDDAE/tong-giam-doc-wto:-co-hoi-dang-rong-cua-voi-viet-nam.html

http://dantri.com.vn/c25/s25-378066/ly-giai-hien-tuong-hungary-boi-thu-giai-thuong-nobel.htm

http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/35637/

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/tuoitre.vn/Ngan-hang-giam-lai-suat-cho-vay/4380524.epi

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=187496

http://www.laodong.com.vn/Home/Tiep-tuc-bom-von-cho-cac-to-chuc-tin-dung/20106/187274.laodong


http://www..com/NewsDetail.aspx?newsid=62434&cat_id=7 : 5/5

https://docs.google.com/Doc?docid=0AWtJWbKvGwzbZGNyaGp4YmZfNHRka2g0N2c0&hl=vi : 3/5 .

http://www.vietstock.vn/ChannelID/822/Tin-tuc/151120-gia-co-phieu-viet-nam-qua-re.aspx : 28/4 (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)

http://www.vietstock.vn/ChannelID/768/Tin-tuc/151099-xuat-khau-bat-dau-da-tang.aspx : 28/4

http://******************.vn/RC/N/CFBHFI/viet-nam-se-de-dang-tang-truong-gdp-6-5-.html (http://www.vietnamplus.vn/Home/Chi-so-gia-tieu-dung-thang-4-bat-ngo-giam-toc/20104/42572.vnplus)


.v.v.

TTTT1
30-06-2010, 11:17 PM
Lãi suất cơ bản tiếp tục giữ ở mức 8%/năm
http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/06/24/tt_260.jpg
Kể từ ngày 1/12/2009 đến nay, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam liên tục được duy trì ổn định.


▪ N.ANH (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=N.Anh&bl=1&PageType=5)
17:35 (GMT+7) - Thứ Năm, 24/6/2010
Kể từ ngày 1/7, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/năm


Ngày 24/6/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1565/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 1/7/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/năm.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1311/QĐ-NHNN ngày 31/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Như vậy, kể từ ngày 1/12/2009 đến nay, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam liên tục được duy trì ổn định.

Cùng ngày, theo Thông báo số 220/TB-NHNN ngày 24/6/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo một số mức lãi suất áp dụng từ ngày 1/7/2010.

Cụ thể: lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 8,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm.









Sẽ giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/06/25/bank25.6_260.jpg
Dự kiến các ngân hàng sẽ có đồng thuận hạ dần lãi suất huy động theo lộ trình trong khoảng 3 tháng, từ mặt bằng phổ biến hiện nay quanh mức 11,5%/năm xuống 11%/năm và phấn đấu vào cuối tháng 9/2010 xuống mức khoảng 10,2% - 10,5%/năm.


▪ MINH ĐỨC (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Minh%20%C4%90%E1%BB%A9c&bl=1&PageType=5)
20:45 (GMT+7) - Thứ Sáu, 25/6/2010
Các ngân hàng thương mại lớn đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm


Các ngân hàng thương mại lớn đã đạt được đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm.

Ngày 25/6, tổng giám đốc một số ngân hàng thương mại tại Tp.HCM và Hà Nội đã có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). Cuối chiều 25/6, kết quả cuộc họp cũng đã được Ngân hàng Nhà nước công bố trên website của mình.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã chủ trì cuộc họp bàn về lãi suất với 5 tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng Ngoài quốc doanh.

Tại cuộc họp, ý kiến chung của tổng giám đốc các ngân hàng thương mại là quyết tâm tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm dần mặt bằng lãi suất kinh doanh.

Theo đại diện một số lãnh đạo ngân hàng thương mại thì hạ lãi suất không chỉ là mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước mà còn là yêu cầu tự thân của các tổ chức tín dụng để đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn đã huy động và tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh.

Các đại diện trên cho biết, trong những tháng qua các ngân hàng đã cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất. Đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tất cả các ngân hàng đều đã giảm lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác.

Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã cho các nhóm đối tượng trên vay trong khoảng 12%/năm. Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cho vay trong khoảng 12,5%. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong khoảng 13%.

Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác đến tháng 6/2010 cũng đã giảm từ 0,5% - 1%/năm so mức lãi suất tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Tại cuộc họp trên, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất là rất cần thiết cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, có sự đồng thuận của các ngân hàng thì việc giảm tiếp lãi suất kinh doanh VND là thực hiện được ngay từ đầu tháng 7 tới.

Trước mắt các ngân hàng thương mại quy mô lớn sẽ giảm ngay lãi suất cho vay VND cho ba đối tượng khách hàng ưu tiên (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo đúng mức khoảng 12% - 12,5%/năm; các ngân hàng thương mại khác sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tiến tới mục tiêu này.

Về lãi suất huy động VND, cũng ngay từ đầu tháng 7/2010, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) sẽ có đồng thuận hạ dần theo lộ trình trong khoảng 3 tháng, từ mặt bằng phổ biến hiện nay quanh mức 11,5%/năm xuống 11%/năm và phấn đấu vào cuối tháng 9/2010 xuống mức khoảng 10,2% - 10,5%/năm.

Tại cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu yêu cầu các ngân hàng thương mại không thực hiện thêm các khoản khuyến mãi gián tiếp làm tăng mức lãi suất huy động thực tế, để đảm bảo sự đồng thuận cao của các thành viên VNBA.

Tổng thư ký VNBA cho biết Hiệp hội sẽ làm việc thống nhất với tất cả hội viên vào đầu tuần tới.



//





Ngân hàng đầu tiên công bố rút lãi suất cho vay về 12,5%
http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2010/06/29/Vietinbank_260.jpg
Trước đó, từ đầu tháng 4/2010, mức lãi suất cho vay VND đối với doanh nghiệp Vietinbank áp dụng tối đa là 14%/năm, riêng với tín dụng nông nghiệp và xuất khẩu áp tối đa là 13,5%/năm.


▪ MINH ĐỨC (http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=Minh%20%C4%90%E1%BB%A9c&bl=1&PageType=5)
01:46 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/6/2010
Vietinbank công bố chính sách lãi suất cho vay mới bắt đầu thực hiện từ 1/7 tới, tối đa 12,5%/năm đối với 3 nhóm đối tượng


Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) công bố chính sách lãi suất cho vay mới bắt đầu thực hiện từ 1/7 tới, tối đa 12,5%/năm đối với 3 nhóm đối tượng.

Ngay sau khi thỏa thuận giữa các ngân hàng lớn (http://vneconomy.vn/20100625084414501P0C6/se-giam-lai-suat-cho-vay-vnd-tu-dau-thang-7.htm) đạt được cuối tuần qua, Vietinbank đã có thông báo áp chính sách lãi suất cho vay mới đối với các đối tượng ưu đãi theo Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/4/2010.

Theo đó, từ ngày 1/7 tới, Vietinbank áp chính sách lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 12,5%/năm đối với các doanh nghiệp thuộc 3 nhóm đối tượng: là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu. Riêng các doanh nghiệp xuất khẩu, để hưởng mức lãi suất trên phải có cam kết bán ngoại tệ cho Vietinbank.

Trước đó, từ đầu tháng 4/2010, theo tài liệu Ngân hàng Nhà nước công bố, mức lãi suất cho vay VND đối với doanh nghiệp Vietinbank áp dụng tối đa là 14%/năm, riêng với tín dụng nông nghiệp và xuất khẩu áp tối đa là 13,5%/năm.

Hiện Vietinbank đang có lãi suất huy động VND ở mức 11,5%/năm tại nhiều kỳ hạn, cũng như ở các kỳ hạn dài đối với tiền gửi doanh nghiệp.

Như vậy, đây là trường hợp đầu tiên công bố hạ “trần” lãi suất cho vay đối với một số nhóm đối tượng sau khi các ngân hàng lớn đạt được đồng thuận vào cuộc họp cuối tuần qua.

Tại cuộc họp đó, định hướng đặt ra trước mắt là các ngân hàng thương mại quy mô lớn sẽ giảm ngay lãi suất cho vay VND cho ba đối tượng khách hàng ưu tiên (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo đúng mức khoảng 12% - 12,5%/năm; các ngân hàng thương mại khác sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tiến tới mục tiêu này.

TTTT1
01-07-2010, 06:52 PM
Kinh tế Việt Nam: Tình trạng "sức khỏe" đã phục hồi 01/07/2010 | 11:07:00


[/URL]

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=52905&at=0&ts=300&lm=634135808852030000 (Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN)



[URL="http://www.vietnamplus.vn/Home/Ngan-hang-phi-nuoc-dai-voi-hanh-trinh-vuot-can/20106/50323.vnplus"] (http://www.vietnamplus.vn/Home/Kinh-te-Viet-Nam-Tinh-trang-suc-khoe-da-phuc-hoi/20107/51133.vnplus#)
Hạn 30/6 đã cận kề, nhưng nhiều nhà băng vẫn đang phải vật lộn với các kế hoạch huy động cho đủ số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.





Với tốc độ tăng trưởng GDP (http://www.vietnamplus.vn/Home/Sau-thang-dau-nam-tang-truong-kinh-te-tren-6/20106/50327.vnplus) sáu tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê công bố đạt 6,16%, cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2009, “sức khỏe” nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi rõ rệt sau "đại dịch" khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, những thách thức với một “cơ thể mới hồi phục” vẫn còn đó bởi tăng trưởng kinh tế hiện vẫn theo chiều rộng và các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc.

Thêm nhiều "gam sáng"

Ông Đỗ Thức - quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết mặc dù tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm chưa bằng mục tiêu 6,5% đề ra cho cả năm, nhưng với xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và tăng rõ rệt ở cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, bức tranh kinh tế xã hội sáu tháng qua đã có thêm nhiều “gam sáng” so với cùng kỳ năm 2009.

Giá trị sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm tăng 13,6%, trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 89,6% và tăng 14,7%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7%, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có kim ngạch tăng cao.

Bên cạnh đó, cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực với việc tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Mặc dù nhập khẩu tăng 29,4% so với cùng kỳ và tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chiếm 81,5% trong tổng kim ngạch, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhất là hàng xa xỉ như ôtô nguyên chiếc lại giảm rõ rệt cho thấy sản xuất công nghiệp trong nước đã được phục hồi trở lại sau khủng hoảng.

Đặc biệt, trong bối cảnh lương cơ bản tăng, giá một loạt nguyên, nhiên liệu đầu vào như điện, than, nước tăng gần như đồng thời nhưng lạm phát sáu tháng qua đã được kiềm chế ở mức 4,78% so với tháng 12/2009, đây chính là thành công quan trọng của nền kinh tế.

Thêm vào đó, với mức tăng bình quân tháng trong quý 2 đã giảm xuống còn 0,21%, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân tháng là 1,35% trong quý 1 chính là dấu hiệu tốt về sự ổn định kinh tế trong ngắn hạn.

Vẫn còn yếu tố bất ổn

Mặc dù kết quả đạt được trong sáu tháng qua là đáng ghi nhận nhưng nền kinh tế vẫn chưa có được "sức khỏe" mong muốn, thể hiện qua các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc.

Theo chuyên gia Tổng cục Thống kê Bùi Bá Cường, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 15,7% so với cùng kỳ 2009 nhưng với một nền kinh tế vẫn phụ thuộc khoảng 80% vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu thì thực chất giá trị tăng thêm của xuất khẩu là không đáng kể.

Trong khi đó, với tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu vẫn ở mức cao hơn 20% như hiện nay thì cán cân xuất nhập khẩu vẫn chưa vững chắc.

Cũng sáu tháng qua, mặc dù khoảng cách giữa tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế và tốc độ tăng GDP theo giá thực tế đã thu hẹp lại cho thấy dấu hiệu khả quan về sự phục hồi hiệu quả đầu tư nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực và thế giới thì chất lượng tăng trưởng của Việt Nam vẫn thấp, ông Cường nhấn mạnh.

Thêm vào đó, kết quả những cuộc điều tra thử nghiệm tiến hành trong những năm lại đây của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng GDP hiện vẫn chủ yếu dựa vào quy mô vốn với tỷ trọng lên tới 60-70%, trong khi yếu tố lao động chỉ chiếm dưới 20% và yếu tố năng suất toàn bộ cũng chiếm với tỷ trọng tương tự.

Trong khi đó, ở nhiều nước trong khu vực ASEAN, yếu tố lao động và năng suất đóng góp vào tăng trưởng GDP thường cao gấp đôi so với Việt Nam. Đây chính là một minh chứng rõ nét về sự bất ổn của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, còn chất lượng tăng trưởng chưa được chú trọng.

Cùng với sự thiếu bền vững các cân đối vĩ mô này, với dư nợ tín dụng trong sáu tháng qua chỉ tăng khoảng 10%, sản xuất công nghiệp trong nước sẽ không thể tăng trưởng mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (khu vực đóng góp khoảng 26% GDP và 30% giá trị sản xuất công nghiệp) không thể mở rộng đầu tư sản xuất do thiếu vốn.

Ngoài ra, nền kinh tế cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với thách thức bởi chưa thể đo lường hết được các tác động phức tạp từ khủng hoảng nợ ở một số nước EU; chính sách thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, thiên tai diễn biến không theo quy luật, nguồn điện cung cấp hạn chế.

Để tăng trưởng bền vững

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hiện nay cần được coi là ưu tiên hàng đầu, không chỉ là nền tảng bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý cho năm 2010 mà sẽ là tiền đề để tăng trưởng cao cho những năm sau và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Chính vì vậy, kiềm chế lạm phát ở mức trên dưới 8%, cải thiện cán cân thanh toán, giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục thực hiện quyết liệt trong sáu tháng cuối năm.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng để ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần thực hiện các giải pháp quyết liệt liên quan đến đầu tư, nhất là đầu tư công như nâng cao năng lực quản lý đầu tư; tăng hiệu lực công tác giám sát; đánh giá hiệu quả đầu tư nguồn vốn của Nhà nước.

Đặc biệt, để nền kinh tế tăng trưởng bền vững, dựa trên hiệu suất và chất lượng, chiến lược đầu tư lâu dài của Việt Nam cần tập trung cho các ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại./.

Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)



(http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/)
Thứ năm, 1/7/2010, 15:08 GMT+7

Tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt 6,5 - 6,8%


"Tốc độ tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm đạt 6,16%, tăng rõ rệt ở cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cho thấy kinh tế Việt Nam đang hồi phục tốt và có thể đạt 6,5%- 6,8% cho cả năm".
Ông Đỗ Thức, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định như trên tại buổi họp báo sáng nay về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm.
Khu vực nông lâm và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59% vào mức tăng GDP cả nước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,5% đóng góp 2,63%; khu vực dịch vụ tăng 7,05% đóng góp 2,94%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 6 tháng đầu năm tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%, trong đó sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 89,6% và tăng 14,7%. Ngành sản xuất và phân phối điện nước tăng 15,7%, duy có ngành công nghiệp khai thác giảm 4%.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/D9/1B/cn1.jpg Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,5% đóng góp 2,63% mức tăng GDP cả nước. Ảnh: Hoàng Hà. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7%, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có kim ngạch tăng cao. Cơ cấu xuất khẩu có sự thay đổi tích cực với việc tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng hàng nông lâm giảm nhẹ.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 38,9 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 22,7 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,2 tỷ USD. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chiếm 81,5% tổng kim ngạch.
Nhập siêu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó đáng lưu ý là nhập siêu từ Trung Quốc lên tới trên 6 tỷ USD. Nếu không tính xuất khẩu vàng và sản phẩm của vàng thì nhập siêu 6 tháng đầu năm đạt 8,1 tỷ, bằng 26,2% kim ngạch xuất khẩu.
Ông Đỗ Thức cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm có xu hướng quý sau cao hơn quý trước cho thấy triển vọng khả quan của nền kinh tế. Ngoài ra, mức tăng bình quân tháng của chỉ số giá tiêu dùng trong quý 2 đã giảm xuống còn 0,21%, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân tháng là 1,35% trong quý 1 là dấu hiệu tốt về sự ổn định kinh tế trong thời gian tới. "Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,5%- 6,8% cho cả năm", ông Thức nhận định.

Hoàng Lan

TTTT1
02-07-2010, 09:28 AM
Thị trường việc làm Đức phục hồi mạnh
Thứ tư , 30 / 6 / 2010, 18: 47 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/62010/30/_184726510.jpg (http://s5.60s.com.vn/image/62010/30/_184726510.jpg)

Kinh tế Đức đã hồi phục chậm trong năm qua, kinh tế toàn cầu phục hồi giúp xuất khẩu của Đức tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu hiện đóng góp quan trọng vào kinh tế Đức.


Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tháng 6/2010 giảm xuống mức 7,5% nhờ kinh tế tăng trưởng tốt. Cơ quan thống kê lao động Đức công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 6/2010 giảm xuống 7,5% từ mức 7,7%. Số lượng người thất nghiệp giảm 88 nghìn xuống 3,153 triệu người.
So với tháng 6/2009, số lượng người thất nghiệp giảm 257 nghìn.
So với tháng 5/2010, số lượng người thất nghiệp giảm 21 nghìn, mức giảm thấp hơn so với các tháng trước.
Người đứng đầu cơ quan thống kê lao động Đức, ông Frank-Juergen Weise nhận xét: “Đà phục hồi của thị trường lao động trong những tháng qua đã tiếp tục trong tháng 6/2010. Những chỉ báo kinh tế lại tiếp tục cải thiện.”
Kinh tế Đức đã hồi phục chậm trong năm qua, kinh tế toàn cầu phục hồi giúp xuất khẩu của Đức tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu hiện đóng góp quan trọng vào kinh tế Đức.
Trong khủng hoảng, tình hình thất nghiệp đã được kiểm soát tốt nhờ chính sách hỗ trợ của chính phủ. Chính phủ Đức cho phép các công ty để nhân viên làm việc ít thời gian hơn nhưng không sa thải.
Ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ING, nhận xét tình hình trên thị trường việc làm Đức cải thiện ấn tượng và cho thấy khả năng kiểm soát khủng hoảng tốt.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều nước tăng mạnh, thậm chí gấp đôi, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức hiện đã trở lại gần mức trước khủng hoảng.
Thanh Vân - Theo AP



IMF khẳng định kinh tế thế giới không suy thoái lần 2
Thứ tư , 30 / 6 / 2010, 18: 47 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/62010/30/_184740838.jpg (http://s5.60s.com.vn/image/62010/30/_184740838.jpg)

IMF đồng thời cũng có kế hoạch lập ra kênh tín dụng mới với ít điều kiện ràng buộc hơn.


Theo giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn, quỹ này đang đưa ra kênh tín dụng mới có thể áp dụng trong nhiều khu vực và ít điều kiện ràng buộc hơn so với hiện tại.

Ông Dominique Strauss-Kahn cho rằng chương trình này sẽ giúp ngăn ảnh hưởng từ hậu quả của các gói giải cứu từ IMF.
Thông thường các khoản vay từ IMF đi kèm với những điều kiện cực kỳ khắt khe, có thể khiến chi phí lãi vay của nước nhận gói giải cứu tăng lên và nước đó chìm sâu hơn vào khủng hoảng.
Ông Dominique Strauss-Kahn khẳng định kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi mà không rơi vào suy thoái lần 2.
Theo ông Dominique Strauss-Kahn, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu tăng lên thế nhưng cái nền nhìn chung vẫn tốt đủ để đảm bảo cho tăng trưởng.
Ông cho rằng chính phủ các nước cần tính đến giảm thâm hụt ngân sách, thắt chặt chi tiêu ở mức độ nào đó.
Ông nói thêm đồng euro yếu sẽ giúp các nước thuộc châu lục này có thặng dư thương mại cao và đồng euro yếu không tiềm ẩn rủi ro đối với kinh tế toàn cầu.
Ông Dominique Strauss-Kahn tin tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ giúp bù đắp cho việc kinh tế châu Âu và Mỹ còn đang tăng trưởng yếu, mong manh.
My Vân -Theo IMF



3 Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay về 12-12,5%/năm
Thứ tư , 30 / 6 / 2010, 16: 46 (GMT+7)
http://s5.60s.com.vn/image/62010/30/_164648680.jpg (http://s5.60s.com.vn/image/62010/30/_164648680.jpg)

BIDV giảm lãi suất lãi suất cho vay VND ngắn hạn về 12%. VCB áp dụng LS 12,3%/năm ngắn hạn 13%/năm với vay trung và dài hạn. Vietinbank giảm lãi suất về 12,5%/năm, từ ngày 01/7/2010.



Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính tới 30/6, đã có 3 NHTM nhà nước đã có thông báo điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN đã có công văn số 2887/CV-ALCO3 ngày 16/6 yêu cầu các chi nhánh của ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay VND ngắn hạn đối với phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa là 12%/năm.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống mức 12,3%/năm đối với ngắn hạn và 13%/năm đối với món vay trung và dài hạn, áp dụng từ ngày 01/7/2010.
Tại Ngân hàng TMCP Công thương, đối với những khoản vay VND ngắn hạn áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất được kéo xuống mức tối đa là 12,5%/năm, áp dụng từ ngày 01/7/2010.

Được biết 10 NHTM còn lại trong số 13 Ngân hàng tham dự cuộc họp ngày 25/6/2010 đồng thuận hạ lãi suất là là: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL và các NHTMCP: Kỹ thương, Quốc tế, Quân đội, Ngoài quốc doanh, Nhà Hà Nội, Á Châu, Sài Gòn Thương tín, Xuất nhập khẩu). Ngân hàng Nhà nước cho biết tuy chưa đăng tải thông tin nhưng các Ngân hàng trên đang lên phương án giảm lãi suất và sẽ sớm công bố trong một vài ngày tới.
Sáng ngày 29/6, Hiệp hội Ngân hàng đã có cuộc họp với đại diện các NHTM tại miền Bắc và sẽ họp tại miền Nam vào ngày 01/7/2010 để thống nhất với các thành viên đồng thuận về tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay VND.

V.Minh-Theo SBV






Từ 5-7: lãi suất huy động còn 11%/năm



Sáng 1-7, Hiệp hội Ngân hàng đã họp với các thành viên phía Nam về việc giảm thêm lãi suất huy động, cho vay.



Tại cuộc họp, các ngân hàng đã thống nhất hạ lãi suất huy động xuống quanh mức 11%/năm, bắt đầu áp dụng từ ngày 5-7.
Riêng với các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về nguồn vốn huy động được phép huy động tối đa 11,2%/năm. Theo lộ trình, chậm nhất là tháng 10 các ngân hàng phải đưa lãi suất huy động xuống còn 10%/năm.
Về lãi suất cho vay, các ngân hàng quốc doanh cũng cam kết cho ba đối tượng ưu tiên là doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống tối đa 12-12,5%/năm.
Với các ngân hàng cổ phần, lãi suất cho vay với các đối tượng này cao nhất 13-13,5%/năm. Với các đối tượng khác vẫn áp dụng lãi suất thỏa thuận.
Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ tiết giảm tối đa chi phí đầu vào để giảm lãi suất do thời gian qua tăng trưởng tín dụng rất thấp.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, dư nợ cho vay trong sáu tháng đầu năm chỉ tăng 6,6% so với cuối năm 2009, đạt 560.000 tỉ đồng.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đến cuối ngày 1-7 chưa có ngân hàng nào công bố giảm lãi suất huy động. Lãi suất huy động hiện tại dao động 11,5-11,6%/năm.

Theo A.H- Tuổi Trẻ

TTTT1
06-07-2010, 12:26 AM
Thứ hai, 5/7/2010, 17:50 GMT+7
Túi mua hàng tái sử dụng thường mất vệ sinh

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/DB/A0/tui1.jpg (http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/DB/A0/tui1.jpg)
Túi tái sử dụng cần được giặt thường xuyên, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa thực phẩm. Ảnh: Vũ Lê.
Nhận ra tác hại khôn lường của túi nilon, ngày càng nhiều siêu thị tung ra các loại túi (http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/07/3BA1DAD1/) tái sử dụng - túi có thể dùng nhiều lần - để bảo vệ môi trường. Nhưng ít người tiêu dùng nghĩ đến một yếu tố quan trọng: độ sạch của nó.
Tất nhiên túi mới sản xuất thì chưa từng được sử dụng, nên nó sẽ không nhiễm khuẩn. Và hầu hết người tiêu dùng cũng không hay kiểm tra độ vệ sinh của nó, theo Discovery.news.
Nhưng theo một nghiên cứu mới đây từ các nhà nghiên cứu ở Đại học Arizona và Đại học Loma Linda (Mỹ), người tiêu dùng nên làm điều đó.
Các tác giả đã tìm thấy gần như tất cả (97%) những người đi chợ mang túi tái sử dụng đều không thường xuyên (nếu không nói là chưa từng) giặt chúng. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều để lẫn thịt, rau và các thực phẩm vào nhau, và không nghĩ gì về điều đó.
Theo các tác giả, "túi tái sử dụng, nếu không được giặt thường xuyên, sẽ tạo ra nguy cơ lây nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm. Nguy cơ này đặc biệt cao đối với các loại thực phẩm không nấu (như củ, hoa quả)".
Thực tế, một nửa số túi mà các nhà nghiên cứu kiểm tra đều dương tính với vi khuẩn coliform, và 12% dính vi khuẩn gây tiêu chảy E.coli. Những loài vi khuẩn này và các loài khác góp phần gây ra 76 triệu ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm.
Vậy người tiêu dùng thân thiện với môi trường nên làm gì?
Câu trả lời thật đơn giản, hãy rửa tay, rửa thực phẩm và giặt sạch túi đi chợ. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy hơn 99% vi khuẩn bị loại bỏ sau khi túi được giặt bằng tay và bỏ vào máy.
Hãy sống "xanh" hơn, nhưng phải sạch, bạn nhé.

T. An


Ngày 05.07.2010, 12:51 (GMT+7)
Khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khoá VII:
Sáu tháng đầu năm, GDP tăng 11% so cùng kỳ


Sáng nay 5.7, kỳ họp Hội đồng Nhân dân (HĐND) TPHCM lần thứ 18, khóa VII khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong 3 ngày với các nội dung: báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2010; các đại biểu HĐNDTP sẽ xem xét, thông qua 3 tờ trình của UBNDTP; phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 3 sở tham gia gồm sở Giao thông vận tải, Quy hoạch - kiến trúc, Thông tin - truyền thong; bầu chức danh phó Chủ tịch HĐND TP.
Tại phiên họp sáng nay, ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch UBND TP.HCM đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2010.
Theo ông Tài, 6 tháng đầu năm 2010, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TP.HCM đạt 162.221 tỉ đồng, tăng 11% so cùng kỳ, cao hơn cả năm 2009 tới 8,5%. “Tốc độ tăng trưởng này bằng với mức tăng thời kỳ nền kinh tế TP phát triển mạnh nhất của 5 năm qua (từ năm 2006 đến nay)", ông Tài nhận định.
Cơ cấu kinh tế của TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục đà tăng trưởng vượt qua những khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm tăng 13,7%, trong đó cao nhất là các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo với mức 31,2%, các ngành điện, điện tử tăng 21,5%, sản phẩm từ cao su - plastic tăng 14,5%, chế biến thực phẩm đồ uống tăng 6,8%...
Tính đến hết tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP.HCM tăng 0,35% so với tháng trước, đưa CPI 6 tháng đầu năm của TP.HCM lên mức 4,86%. Hiện chỉ số này đang có dấu hiệu giảm dần và đi vào ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách trên toàn TP.HCM ước đạt 76.965 tỉ đồng, trong đó thu nội địa 42.495 tỉ đồng, đạt 50,11% dự toán cả năm và tăng 33,01% so với cùng kỳ năm trước, từ hoạt động xuất nhập khẩu 25.200 tỉ đồng, đạt 53,5% dự toán và tăng 9,49%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng tăng đến 33,1% so với cùng kỳ. Riêng tổng doanh thu du lịch tăng 26,9%. Báo cáo cụ thể của ngành du lịch TP cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế tại TPHCM chiếm hơn 50% lượng khách quốc tế của cả nước.
Để giữ vững tốc độ tăng trưởng, trong 6 tháng cuối năm, TP đề ra 5 giải pháp lớn. Trong đó, TP tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Với nhóm giải pháp này, TP tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp gắn với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp quan trọng khác là điều hành linh hoạt, thực hiện tốt chính sách tài chính, tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Trong nhóm giải pháp này, TP sẽ quyết liệt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu ngân sách ở tất cả các ngành cách cấp; tăng cường công tác kiểm tra thuế, xử lý nghiêm các vi phạm về thuế, nhất là thuế VAT; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, gian lận thương mại, đầu cơ buôn lậu.
Kế đến là giải pháp nhằm bảo đảm tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác phòng chóng tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí …
Theo bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐNDTP, 3 tờ trình của UBNDTP xoay quanh các vấn đề: xem xét chính sách dành cho cán bộ không chuyên trách ở phường, xã (có gần 7.000 người), với đề xuất hệ số lương được hưởng cao hơn quy định chung cả nước; xem xét cơ cấu, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện; xem xét đặt tên đường cho đại lộ Đông - Tây (đoạn từ giáp với quốc lộ 1A đến hầm Thủ Thiêm phía bờ quận 1) mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Kỳ họp tiếp tục vào buổi chiều với phần thảo luận tổ.
V.Nguyên tổng hợp

TTTT1
06-07-2010, 06:37 PM
Thứ Ba, 06/07/2010 | 09:01
Hy Lạp giảm 40% thâm hụt ngân sách nửa đầu năm 2010



http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=14353 (http://www.vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=14353)
(Vietstock) – Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, George Papaconstantinou, hôm thứ Hai 05/07 cho biết nước này sẽ cắt giảm 42% thâm hụt ngân sách vào cuối năm 2010 và có thể vay mượn trở lại từ các thị trường tài chính vào năm 2011. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp đang vượt mục tiêu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đặt ra theo các điều khoản của gói tín dụng khẩn cấp 110 tỷ euro (tương đương 88 tỷ đôla) đã được giải ngân một phần trong năm nay.
Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hy Lạp (BOG), thâm hụt ngân sách nửa đầu năm nay giảm xuống 11.5 tỷ euro từ mức 19 tỷ euro của cùng kỳ năm ngoái.
Thâm hụt 6 tháng đầu năm chiếm 4.9% GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5.8% của IMF.
Chính phủ Hy Lạp đã cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách cả năm xuống 8.1% GDP từ mức 13.6% trong cùng kỳ 2009 (tương đương 40%).
Theo Giáo sư Kevin Featherstone từ Trường kinh tế London thì thông báo của Bộ trưởng Papaconstantinou là không có gì ngạc nhiên mặc dù con số mới nhất và chính xác đã được cập nhật.
Theo Giáo sư Featherstone thì trong các tuần qua, Hy Lạp luôn đưa ra các nhận định về sự cải thiện của tình hình ngân sách.
Thị trường chứng khoán Athens đóng cửa giảm nhẹ 0.1% sau thông báo của Bộ trưởng Papaconstantinou.
Tuy nhiên, theo ông Featherstone các số liệu trên là một “tín hiệu đáng tin cậy” vì được ngân hàng trung ương, cơ quan độc lập về mặt chính trị, công bố.
“Quá bi quan”
Ông Papaconstantinou cho biết, tổng chi tiêu chính phủ giảm 15% xuống 30.1 tỷ euro, trong khi doanh thu tăng khiêm tốn 7% lên 23.2 tỷ euro. Các khoản thu nhập từ thuế bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái trong nước và giảm xuống dưới mức mục tiêu.
Dù vậy, ông vẫn cho rằng dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 4% trong năm nay của Chính phủ là “quá bi quan”. Ông dự báo GDP tăng trưởng âm gần 3%.
Cùng lúc đó, các biện pháp cắt giảm chi tiêu đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các công đoàn lao động. Trong các tháng vừa qua, Hy Lạp đã phải chống chọi với hàng loạt vụ đình công và dự kiến cuộc biểu tình lần 6 diễn ra vào thứ Năm tới, trùng với ngày Quốc hội nước này bỏ phiếu nâng số tuổi nghỉ hưu lên 65.
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến dư luận cuối tuần qua cho thấy người dân Hy Lạp bất đồng về các biện pháp nghiêm ngặt nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách với 49% đồng ý và 48% phản đối.
Trong số 49% ủng hộ thì có tới 35% cho rằng việc cắt giảm ngân sách là cần thiết nhưng không không bằng. Được biết, trước khi chi tiết của các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” được công bố, tỷ lệ ủng hộ lên đến 75%.
Nguy cơ vỡ nợ
Hy Lạp đã bị rút tên khỏi thị trường trái phiếu trong những tháng gần đây do nỗi lo sợ rằng nước này có nguy cơ vỡ nợ.
Chi phí bảo hiểm đối với các hợp đồng hoán đổi tín dụng của Hy Lạp, thước đo mức độ tín nhiệm quốc gia – vẫn còn đứng ở mức cao bất thường 12%/năm.
Tuy nhiên, ông Papaconstantinou cho rằng Chính phủ có khả năng vay mượn trở lại từ các thị trường vào năm 2011. Nước này hy vọng sẽ nhận được 9 tỷ euro tiền vay khẩn cấp vào tháng 9 tới và nhận thêm 9 tỷ euro nữa vào cuối năm nay.
Khả năng tiếp cận tới số tiền này sẽ phụ thuộc vào mức độ hài lòng của IMF và EU đối với sự tiến triển trong các biện pháp giải quyết thâm hụt của Hy Lạp.
Phạm Thị Phước (Theo BBC) (http://finance.vietstock.vn/StockDetail.aspx?scode=BBC&q=BBC)






Thứ 2, 21/06/2010, 15:07
Thị trường châu Á lên mạnh nhất trong 7 tháng


http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/21/chauA11062.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/06/21/chauA11062.jpg)

Thị trường lạc quan về khả năng việc Trung Quốc chấm dứt chế độ neo tỷ giá sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.


Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 2,8% lên mức 119,40 điểm tính đến 4h chiều tại thị trường Tokyo và như vậy ghi nhận mức tăng trong phiên giao dịch mạnh nhất từ ngày 30/11/20009.
Chỉ số này hiện giảm 7,5% từ mức cao của năm thiết lập ngày 15/04/2010 bởi lo lắng về việc chính phủ Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp ngăn giá bất động sản tăng nóng và khả năng khủng hảng nợ châu Âu ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 2,43%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 3,07%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 1,62%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore tăng 1,72%.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 2,9%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 1,79%.
Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 3,3% trong tuần trước và ghi nhận tuần tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 12/2009. Báo cáo cho thấy niềm tin tiêu dùng người Mỹ tăng, lĩnh vực sản xuất Mỹ phát triển.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong ngày Chủ nhật đã loại bỏ khả năng nâng giá mạnh đồng nhân dân tệ, tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD đã được neo ở mức 6,83 nhân dân tệ/USD từ giữa năm 2008.
Chỉ Standard & Poor’s 500 tương lai tăng 1,6%. Chỉ số này tăng 0,1% trong ngày 18/06/2010 nhờ kỳ vọng nỗ lực ngăn khủng hoảng của châu Âu đang thành công.
Cổ phiếu BHP Billiton, hãng khai mỏ lớn nhất thế giới, tăng 2% bởi nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên.

Cổ phiếu Hang Lung Properties, công ty bất động sản Hồng Kông,tăng 3,9% tại thị trường Hồng Kông bởi dự đoán việc đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ giúp bất động sản Hồng Kông trở nên rẻ hơn đối với những người mua bất động sản từ Trung Quốc Đại Lục.
My Vân
Theo Bloomberg

TTTT1
07-07-2010, 10:58 PM
ALT :

1 .
[/URL]http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/Logo_lachong_9.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/Logo_lachong_9.jpg)Trung Tâm Thương Mại & Giải Trí Lạc Hồng ALTA Plaza
ALTA PLAZA là một khu Trung tâm Văn hoá Thương mại và Giải trí toạ lạc tại 91B2 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình do Công ty ALTA đầu tư và xây dựng trên diện tích 1.760m2, và với tổng diện tích xây dựng là 6.047m2.
= > Số vốn đầu tư lúc đó là ~ 60 tỷ đồng. Theo ước tính với chi phí các nguyên vật liệu hiện nay theo thị giá hiện nay ... phải mất hơn 100 tỷ đồng mới xây được tòa nhà nầy (Vốn đ.tư của CSH ~ 53tỷ562 )http://alta.com.vn/pictures/product/lachongcenter_53.jpg (http://alta.com.vn/pictures/product/lachongcenter_53.jpg)
2.

http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logoTAN_DUC_M_15.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logoTAN_DUC_M_15.jpg)
ALTA Tân Đức ~ 23,000 m2 , thời quá khứ "lâu lắt" có giá ~ 20 USD/m2 . Hiện nay giá trị của nó ~ 90 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 4.5 lần .
= > 23,000 m2 x (90 - 20) USD/m2 = 1,610,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 )

3. Nhà máy ALTA ~ 10,000 m2,thời quá khứ "lâu lắc" có giá ~ 40 USD/m2 . Hiện nay giá trị ~ 200 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 5 lần.
Đã khấu hao - đã chuyển nhượng - không còn đất thuê .
= > 10,000 m2 x ~ (200 - 40) USD/m2 ~ 1,600,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 đ)
[URL="http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_luxta_M_17.jpg"]http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_luxta_M_17.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_luxta_M_17.jpg)Xí Nghiệp Giấy ALTA
Phone : (848) 2210.8351
Fax : (848) 3816.2887
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logoXNN_19.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logoXNN_19.jpg)Xí Nghiệp Nhựa Xuất Khẩu ALTA
Phone: (848) 3816.2674
Fax : (848) 3816.2887

TTTT1
07-07-2010, 10:59 PM
Tài sản của ALT rất rất ít ai biết hay chú ý tới ( dĩ nhiên Địa ốc ACB phải biết rõ ) :


4 - 5.
Nhà số 9 - 11 Tr ường Chinh : [/URL]http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg)




Trung Tâm Chế Bản & Kỹ Thuật In
Phone : (848) 3842.6329
Fax : (848) 3849.4043

Cửa hàng đồ chơi trẻ em.


6. Nhà số 19 CMT8 : ...


7. Nhà số 169/8 CMT8 ( số mới : 927/8 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình) : Trung tâm Băng Nhạc Trùng Dương - Cty Cổ Phần Văn Hoá Tân Bình
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_TCK_M_27.jpg)
Trùng Dương Audio & Video
" Sản phẩm âm nhạc của mọi gia đình "


8. Nhà số 600 CMT8 :

http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_IN_ALM_4.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_IN_ALM_4.jpg)


Công ty Cổ Phần In Thương Mại Quảng Cáo Âu Lạc


9. Nhà xưởng 08 Đông Sơn ~ 550 m2 .


10. Số 17 Đông Sơn :
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_media_M_2.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_media_M_2.jpg)ALTA Media Co ,.Ltd
Công Ty TNHH MTV Ứng Dụng Công Nghệ và Dịch Vụ Truyền Thông Âu Lạc
Web link (http://www.doanhnghiep.6x55.com/)[URL]http://www.doanhnghiep.6x55.com/
11. Nhà xưởng 47/4 Âu cơ ~ 1,840 m2 .


12. Nhà xưởng 105 Âu Cơ ~ 4,000 m2 .


13 - 14 :
284 - 286 HOÀNG VĂN THỤ
[ đã có sổ hồng cùng với 1 số tài sản khác . Hầu hết các khu nhà đất đã làm giấy tờ xong ...
Nhà số : 284 HVT + 286 HVT : đã được xây xong tòa nhà ALTA với 8 tầng , đã có sổ hồng , đối diện nhà hàng Phương Đông ...
Giá lúc đầu tư ~ 100 USD/m2 . Hiện nay giá thị trường > 1,000 USD/m2 . Thực tế giá ở đây phải cao hơn nhiều so với mức ~ 1,000USD/m2 vì riêng khu Phú Mỹ Hưng vắng tanh người qua lại (có người qua lại đơn giản vì tổ chức hội chợ miễn phí ở đó mà) mà suất đầu tư đã là ~ 1,000 USD/m2 rồi.
Những nơi đông đúc , chật kín người qua lại như 284 HVT + 286 HVT thì làm gì có giá bèo thế ]

15.
203 - 205 Võ Thành Trang , P11 - Quận Tân Bình .
.v.v.
http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappDN/view.asp?id=064111&ht=&loaihinh=DT : Những BĐS của ALT ( thiếu 1 số địa điểm sau nầy ) .

* Thêm nhiều dự án mới được tiến hành :


- Khai trươngALTA tại số : 284 + 286 Hoàng Văn Thụ.

- Hoạt động sản xuất phim và chương trình truyền hình.

- Hoạt động hậu kỳ .

- Sản xuất thẻ thông minh - Thành lập Công Ty TNHH Hợp Tác Phát Triển ĐAN VIỆT ( Đây là Liên Doanh Đan Mạch - Việt Nam theo chương trình B2B của Chính Phủ Đan Mạch & Việt Nam . Vốn góp mỗi bên là 50% ) .

- Bệnh Viện Đa Khoa Song An

http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/LOGO_TDM_13.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/LOGO_TDM_13.jpg) Bệnh Viện Đa Khoa Song An

TTTT1
07-07-2010, 11:02 PM
Công Ty Cổ Phần Y Khoa Song An
[/URL]http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/HTK_SA1_1250481812.jpg (http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/HTK_SA1_1250481812.jpg)

.........[URL="http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/H_SongAn_1250476562.jpg"]http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/H_SongAn_1250476562.jpg (http://alta.com.vn/UserFiles/Image/SongAn/H_SongAn_1250476562.jpg):welcome:

- Đầu tư xây dựng Chung cư Trung cấp tại P9, Quận Tân Bình .
- Liên kết với hàng trăm thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bán sản phẩm chính hãng ra thị trường với mức giá rẻ hơn các Trung tâm TM khác ~ 20 - 60% & bảo hành chính hãng ~ 1 năm .
- .v.v.


Sự nối tiếp các dự án giúp ALT có nguồn thu ổn định & gia tăng.

Đầu năm 2010 , ở các nước Châu Âu - Bắc Mỹ đã "chính thức ngăn cấm hoàn toàn" việc sử dụng bao bì thông thường & phải dùng hoàn toàn "100% bao bì tự hủy sinh học " . Đây là mãnh đất tốt để ALT phát triển mạnh hơn trong năm nay với vai trò tiên phong trong sản phẩm bao bì tự hủy .http://alta.com.vn/news.php?act=deta...ghe-kinh-doanh (http://alta.com.vn/news.php?act=detail&iNewsID=7&iCatID=1&sNewsName=bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh)

Vùng giá đáy ~ 22,000 => Vùng đáy của ~ 1 năm 6 tháng tính từ 1/12/2008 . Nặng mông tích lũy (& chưa bị làm giá) kỷ lục TTCK VN
http://dl3.glitter-graphics.net/pub/1154/1154233vwjnnz8zai.gif (http://dl3.glitter-graphics.net/pub/1154/1154233vwjnnz8zai.gif)

TTTT1
07-07-2010, 11:04 PM
[/URL]http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_SunnetM_3.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_SunnetM_3.jpg)SUNET Corp.
http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_SunnetM_3.jpg (http://alta.com.vn/pictures/sushi/logo_SunnetM_3.jpg)SUNET Corp.
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Hoa Hướng Dương



Chi tiết (http://alta.com.vn/partner.php?act=detail&iSushiID=30&iCatID=7&sSushiName=doi-tac)

http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_suoitien_M_21.jpg (http://forum..com/3534773/mce_src=) CTy CP Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên (http://alta.com.vn/partner.php?act=detail&iSushiID=21&iCatID=7&sSushiName=cty-cp-du-lich-van-hoa-suoi-tien)

(http://www.suoitien.com/)

Chi tiết (http://alta.com.vn/partner.php?act=detail&iSushiID=21&iCatID=7&sSushiName=cty-cp-du-lich-van-hoa-suoi-tien)

http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/logo_loft_M_23.jpg (http://forum..com/3534773/mce_src=)

Web link 1 (http://www.loft.vn/)
Web link 2 (http://thegioimohinh.vn/)


Chi tiết (http://alta.com.vn/partner.php?act=detail&iSushiID=23&iCatID=7&sSushiName=loft-%28alta-plaza,-91b2-pham-van-hai,-q.tb%29)
[URL="http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/Simex_34.jpg"]http://alta.com.vn/pictures/sushi/thumbnails/Simex_34.jpg (http://forum..com/3534773/mce_src=) Simex-Iwerks (http://alta.com.vn/partner.php?act=detail&iSushiID=34&iCatID=7&sSushiName=simex-iwerks)

Chi tiết (http://alta.com.vn/partner.php?act=detail&iSushiID=34&iCatID=7&sSushiName=simex-iwerks)

TTTT1
08-07-2010, 10:35 AM
Kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất

Theo ATPVietnam (http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/58493/index.aspx) - 7 giờ trước
Theo báo cáo của các tham tán kinh tế thương mại Liên minh châu Âu 2010 (hay còn gọi là Sách Xanh 2010), kinh tế Việt Nam đã chính thức vượt qua thời kỳ khó khăn nhất.


Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Sean Doyle nhận định: “Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, sụt giảm thương mại diễn ra trên thế giới, việc Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng GDP và xuất khẩu vẫn giữ ở mức cao hơn so với trung bình trong khu vực là nhờ chính phủ đã có những biện pháp chính sách mạnh dạn”.
Nhìn nhận về quan hệ thương mại song phương, báo cáo đánh giá: Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng giầy da và thuỷ sản Việt Nam. Cụ thể năm 2009, giá trị nhập khẩu từ giầy da đạt 1,9 tỷ USD và thuỷ sản là 1,1 tỷ USD. Châu Âu cũng trở thành nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 1,7 tỷ USD.
Trong năm 2010, châu Âu vẫn sẽ là thị trường lớn thứ hai đối với các sản phẩm Việt Nam, đứng sau Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng chỉ ra những yếu kém của nền kinh tế bộc lộ trong cuộc khủng hoảng và sự cần thiết phải tái cơ cấu một cách mau lẹ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước, để có thể mang đến sự tăng trưởng bền vững và gia tăng tính cạnh tranh.
Báo cáo của EU cho rằng, năm 2009 Việt Nam đã để lỡ cơ hội tái cơ cấu khu vực công của mình, mà ở đó đang tiếp tục chứng kiến sự suy giảm của sản xuất, giảm sút xuất khẩu và tạo ra ít việc làm hơn so với khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, báo cáo đưa ra khuyến nghị chính phủ cần sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế cần thiết để duy trì tăng trưởng,
Ngoài ra, các vấn đề về thâm hụt ngân sách quốc gia, sự quay trở lại của lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại ngày càng nới rộng là những thách thức mà Việt Nam vẫn tiếp tục phải giải quyết trong năm 2010.
Về các chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo, ông Sean Doyle cho rằng: “Việt Nam không nên cạnh tranh với ưu thế là một thị trường lao động giá rẻ, bởi sẽ có những thị trường lao động khác còn rẻ hơn. Việt Nam cần thiết phải gia tăng lĩnh vực sản xuất các sản phẩm giá trị cao. Ví dụ một điểm sáng trong quý I/2010, xuất khẩu lĩnh vực linh kiện điện tử của Việt Nam đã tăng tới 40%, tôi tin tưởng Việt Nam sẽ làm được nhiều điều khá hơn trong thị trường mới”.
Đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, ông Sean Doyle nhấn mạnh, điều quan trọng nhất có lẽ là các doanh nghiệp cần phải tìm một cách thức bổ sung thêm chuỗi giá trị của chính bản thân mình trong lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ, xuất khẩu cà phê thương phẩm có nghĩa là xuất khẩu những sản phẩm thô. Nếu như chỉ xuất khẩu cà phê hạt thì sẽ có ai đó, ở một nước nào đó sẽ làm những công đoạn còn lại. Các công đoạn này lại nhanh hơn, đơn giản hơn và kiếm được nhiều tiền hơn so với chính những người nông dân trồng cà phê ở Việt Nam...
“Điều tương tự cũng xảy ra với các mặt hàng khác như hàng thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Nói một cách ngắn gọn, các bạn cần phải dịch chuyển nhanh hơn trên các nấc thang của chuỗi giá trị và có lẽ đó là cơ hội duy nhất, cũng vừa sức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, nếu như các bạn muốn tăng trưởng mạnh mẽ”, ông Sean Doyle nói.
Đại sứ Sean Doyle cũng cho biết, vào ngày 15/7/2010, thuế chống bán phá giá (34,5%) mà Cơ quan phòng vệ thương mại của Uỷ ban châu Âu áp dụng đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bãi bỏ.
“Báo cáo của các Tham tán Thương mại EU 2010” là ấn phẩm thường niên do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và các sứ quán thành viên EU tại Hà Nội phối hợp xuất bản. Cuốn sách phân tích về những phát triển kinh tế và thương mại của Việt Nam trong năm 2009 và quý 1 năm 2010, đưa ra quan điểm chuyên môn về một số những ngành chính trong nền kinh tế Việt Nam.(Nguồn: TTXVN)


Thứ 4, 07/07/2010, 16:28
Việt Nam có thể vào nhóm nền kinh tế mới nổi BRIC
[/URL][URL="http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/07/BRIC.jpg"]http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/07/BRIC.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/07/BRIC.jpg)

Chủ tịch Tập đoàn HSBC dự báo Việt Nam sẽ là nền kinh tế ngày càng hấp dẫn và có thể tham gia nhóm các nền kinh tế mới nổi BRIC.



Theo nhận định của Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Hongkong-Thượng Hải (HSBC) Stephen Green, các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng khá nhanh trong hai thập niên sắp tới với việc nổi lên của hai nền kinh tế Indonesia và Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc hội thảo tài chính tổ chức ở London (Anh) ngày 6/7, ông Green nhấn mạnh Indonesia, Việt Nam và Bangladesh sẽ trở thành các nền kinh tế ngày càng hấp dẫn hơn, trong khi Hàn Quốc sẽ tiếp tục là một nền kinh tế mạnh mẽ.

Ông Green dự báo Indonesia và Việt Nam sẽ có thể tham gia nhóm BRIC, tên gọi bốn nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo TTXVN

chephoarong
08-07-2010, 11:18 AM
Hàng này sao không ai chơi nhẩy? ...................... :cuoisunrang:

TTTT1
09-07-2010, 12:44 AM
Hàng này sao không ai chơi nhẩy? ...................... :cuoisunrang:
=> Không ai chơi thì Cá mới hóa Rồng được :)
Khi tăng chắc là sẽ như tên lửa với mục tiêu đỉnh cũ ~ 120,000 ;) ;) ;)



Thứ năm, 8/7/2010, 16:09 GMT+7
Không tăng giá điện, hạn chế chỉnh giá xăng

Bộ Tài chính cho biết trong 6 tháng cuối năm sẽ không có bất cứ đợt tăng giá nào với các mặt hàng như điện, than, đồng thời giãn các lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu.

Theo đó, đối với giá điện từ nay đến hết năm sẽ không tính toán bất cứ phương án điều chỉnh nào. Đối với than, Bộ Tài chính cho biết cũng sẽ giữ ổn định tới đầu năm sau với than bán cho điện, xi măng, giấy, phân bón và nhiều hộ tiêu dùng lớn.
Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục giãn các đợt tăng giá xăng dầu. Ảnh: Hoàng Hà.

Hiện nay, giá xăng dầu thế giới cũng bắt đầu nhích lên. Chốt phiên giao dịch chiều tối 7/7 tại thị trường Singapore, xăng A92 được chào bán với giá 77,15 USD một thùng. Dầu diezel dao động quanh ngưỡng 81,72 - 82,22 USD. Còn dầu hỏa giá 81,41 USD. Cộng chung 30 ngày trở lại, xăng A92 có giá 81,27 USD, dầu diezel giá 86,43 USD còn dầu hỏa giá 86,13 USD một thùng.

Theo tính toán của Petrolimex, với giá nhập khẩu này, sau khi cộng thêm các khoản chi phí, thuế... mỗi lít xăng cơ sở vào khoảng 16.474 đồng. So với giá bán hiện tại 15.990 đồng, doanh nghiệp đang lỗ khoảng 484 đồng, chưa bao gồm lợi nhuận định mức 300 đồng.

Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết chuyện giá thế giới nhích lên, doanh nghiệp chịu lỗ là có thật. "Tuy nhiên, trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, chủ trương của chúng tôi là tiếp tục giãn các đợt tăng giá xăng dầu từ nay đến hết năm", quan chức Bộ Tài chính nói.

Hiện các sở tài chính cũng thực hiện kiểm tra việc niêm yết giá bán nhiều nhóm mặt hàng tại các địa phương trên toàn quốc. Những mặt hàng thuộc diện nhạy cảm tác động đến chỉ số CPI ngoài điện, than, xi măng còn có sắt thép, giá vé máy bay, vé xe bus...

Như Quỳnh

TTTT1
09-07-2010, 12:49 AM
Thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại
07/07/2010 21:59:47



http://******************.vn/images/tintuc/2010070722014599.jpg (http://******************.vn/RC/N/CFEAEB/thi-truong-se-som-phuc-hoi-tro-lai.html#)
Theo SSI, trong ngắn hạn, thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại (Ảnh minh họa)
Một số CTCK cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn khó khăn và khuyên NĐT nên thận trọng. Trong khi đó, theo SSI, xét về ngắn hạn thị trường đang ở trạng thái bán quá mức và thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại.
ĐTCK xin lược trích báo cáo nhận định của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 8/7.
Ngưỡng 495 điểm là ngưỡng hỗ trợ mạnh
(CTCK Âu Việt - AVS)
Một số nhà đầu tư có thể hoang mang khi ngưỡng 500 điểm phá vỡ, tuy nhiên, AVS cho rằng, ngưỡng 495 và xa hơn 480 điểm là ngưỡng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Sau thời gian giảm mạnh vừa qua, chúng tôi cho rằng, Dow Jones có thể phục hồi trong vài phiên tới và điều này sẽ giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Quan sát giao dịch chúng tôi nhận thấy, thanh khoản thấp trong thời gian đầu của phiên giao dịch thể hiện tâm lý nhà đầu tư vẫn đang thận trọng và chờ đợi VN-Index tiếp cận ngưỡng 500. Khi ngưỡng này bị xuyên thủng thì người bán sẵn sàng bán ra với giá thấp làm VN-Index càng giảm về cuối phiên.
Do đó, AVS khuyến nghị nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét giải ngân từng phần ở những cổ phiếu cơ bản tốt trên nền cổ phiếu sẵn có. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện chiến lược mua đỏ bán xanh nhưng với khối lượng vừa phải, do dòng tiền hiện tại tương đối yếu. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và theo dõi kỹ tình hình thế giới.

Thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại
(CTCK Sài Gòn - SSI)
VN-Index đóng cửa ở 496,91 điểm khiến cho chỉ số này rơi quá xuống dưới Lower Band ở mức -8,3%, Stochastic Oscillator cũng rơi xuống vùng bán quá mức Oversold và là mức sâu nhất trong vòng hơn 3 tháng qua.
Như vậy, xét về ngắn hạn thị trường đang ở trạng thái bán quá mức và chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại. Vùng hỗ trợ tiếp theo cho chỉ số VN-Index ở mức 490-495 điểm. Các nhà đầu tư có khung thời gian kỳ vọng lợi nhuận trung và dài hạn nên tận dụng cơ hội để tiếp tục giải ngân.

Cơ hội kiếm lợi nhuận cao của những NĐT bản lĩnh
(CTCK FPT - FPTS)
Cả 2 yếu tố chỉ số và thanh khoản sụt giảm trong phiên ngày 7/7 cho thấy nhà đầu tư đang có những phản ứng khá tiêu cực. Theo FPTS, nhiều nhà đầu tư đang mất kiên nhẫn đã đưa đến những phản ứng tiêu cực nói trên. Và thông thường khi nhà đầu tư mất kiên nhẫn nhất, bi quan nhất về xu hướng của thị trường thì đó sẽ là cơ hội kiếm lợi nhuận cao của một số ít nhà đầu tư có bản lĩnh, chiến thuật đầu tư rõ ràng.
Chúng tôi khuyến nghị, nhà đầu tư không nên bán bằng mọi giá khi thị trường xuống khá thấp trong bối cảnh như hiện nay. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mua vào những mã có sẵn trong tài khoản với các chỉ tiêu tài chính tốt, hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan.

Thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
(CTCK Đại Việt - DVSC)
Đồ thị kỹ thuật hiện tại đang cho mô hình không mấy tích cực, nhiều chỉ báo như: Aroon, MACD, Stochastic… đều cho dấu hiệu bán ra. Thị trường đang ở rất gần ngưỡng hỗ trợ 495 điểm, tương ứng Fibonacci 38,2%. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ biến động xoay quanh ngưỡng hỗ trợ này vào phiên giao dịch ngày 8/7.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng nếu nhà đầu tư không bị áp lực về tài chính thì nên hạn chế bán ra vào thời điểm này vì giá cổ phiếu hiện tại là quá thấp.
Nhà đầu tư ưa thích rủi ro, nhà đầu dài hạn có thể chọn lọc mua vào cổ phiếu với kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2/2010 tại vùng giá thấp trong những phiên thị trường giảm điểm, cổ phiếu các ngành: đường, thép, bất động sản, xây dựng, cao su nên được chú ý.

Nhiều khả năng VN-Index sẽ giằng co trong ngưỡng 493-495 điểm
(CTCK Quốc tế Việt Nam - VIS)
Rủi ro hiện tăng dần với các nhà đầu tư ngắn hạn. Các yếu tố vĩ mô trong nước vẫn đang trong chiều hướng hỗ trợ thị trường, nhưng diễn biến phức tạp tại một số nền kinh tế lớn trên thế giới đã tác động mạnh đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư trong nước.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà dấu hiệu khởi sắc trên các thị trường chứng khoán thế giới như Hoa Kỳ, châu Á chưa được rõ ràng, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư không nên sử dụng đến đòn bẩy tài chính.
Thật rất khó xác định xu hướng của thị trường khi mà tâm lý nhà đầu tư hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, ngưỡng hỗ trợ gần nhất theo chúng tôi đang nằm trong vùng 493-495 điểm. Nên nếu diễn biến của thị trường thế giới không quá xấu, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ giằng co trong khu vực này trong một vài phiên tới.
Theo chúng tôi, nhà đầu tư ngắn hạn cần theo dõi sát hơn những diễn biến của thị trường thế giới để có những quyết định mua bán hợp lý ở thời điểm hiện nay.

Có thể mua tích lũy dần khi VN-Index giảm xuống 480 điểm
(CTCK Bản Việt - VCSC)
Thị trường đang có một số lo ngại khi còn chưa đến 1 tuần nữa phiên họp quyết định số phận của Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), một trong những quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý liệu có phải bị thoái vốn hay không. Sự kiện này sẽ tác động phần nào đến tâm lý nhà đầu tư.
Do vậy, trong ngắn hạn thị trường vẫn đang chờ đợi những thông tin tích cực từ tình hình kinh tế vĩ mô trong nước cũng như thế giới để xác lập xu hướng rõ ràng hơn.
Chúng tôi cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn có thể đem lại một số cơ hội đầu tư hấp dẫn từ những cổ phiếu hướng đến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhà đầu tư có thể mua tích lũy dần các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt khi VN-Index giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 480.

Vùng 493-497 điểm được xem là điểm giải ngân
(CTCK Bảo Việt - BVS)
Trong phiên ngày 8/7, lực cầu nhiều khả năng sẽ được cải thiện và diễn biến giằng co sẽ diễn ra. Tín hiệu tích cực về xu thế sẽ xuất hiện trở lại nếu thị trường có một phiên dao động mạnh trong phiên trước khi đóng cửa tại mức điểm gần với hoặc cao hơn mức điểm mở cửa.
Trong trường hợp tiêu cực, nếu VN-Index sụt giảm về cuối phiên và không có một nỗ lực hồi phục đáng kể nào trong phiên, thị trường sẽ có thể quay xuống thử thách lại ngưỡng hỗ trợ mạnh tại 480 điểm trước khi hồi phục.
Vùng hỗ trợ 493-497 điểm được xem là điểm giải ngân cho các nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro cao đối với các mã cổ phiếu đã sụt giảm về quanh các ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần duy trì một tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và tránh mua đuổi theo các cổ phiếu đã tăng được trên 3 nhịp trong giai đoạn vừa qua.


Chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục tối đa là 50%
(CTCK Thái Bình Dương - PSC)
Sự suy giảm xuống dưới mức 500 điểm của VN-Index không khiến chúng tôi bất ngờ bởi chúng tôi đã nâng xác suất kịch bản giảm dưới 500 điểm của VN-Index vào ngày 6/7.
Lòng kiên nhẫn của các nhà đầu tư vốn bị thử thách quá lâu với những kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý II tích cực cũng như dòng tiền từ tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu bị xói mòn. Trong khi đó, các tin tức không tích cực về tình hình kinh tế thế giới, các dự báo về khả năng một cuộc suy thoái kép liên tục được đưa ra đã khiến không ít nhà đầu tư đưa ra quyết định giảm tỷ trọng danh mục để giảm thiểu rủi ro. Sự giảm điểm về cuối phiên ngày 7/7 của VN-Index cũng phản ánh các đòn bẩy tài chính đang được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, ít nhất trong ngắn hạn, cho tới 12/7, nhà đầu tư còn thận trọng bởi quyết định của cổ đông 2 quỹ lớn của Dragon Capital liệu có thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam hay không.
Trong thời điểm hiện tại, chúng tôi tiếp tục đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư nên thận trọng. Một sự giảm tốc của kinh tế thế giới đang dần lộ diện và sẽ không thể nhanh chóng kết thúc. Mặc dù nền kinh tế vĩ mô trong nước đang ổn định nhưng cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự giảm tốc sắp tới của kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục từ 30% và tối đa là 50% .

TTTT1
09-07-2010, 11:59 PM
Thứ hai, 21/6/2010, 18:05 GMT+7

'Việt Nam - lựa chọn mới ở châu Á'


Ít ngày sau phiên họp của các nhà tài trợ tại Kiên Giang, báo chí nước ngoài dồn dập đăng bài đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam, với những lời nhận xét khá tích cực.
Trung Quốc và Ấn Độ được coi là điểm đến cho các dòng vốn đầu tư vào châu Á. Tuy nhiên, theo Bloomberg, làn sóng đình công và áp lực tăng lương tại hai quốc gia này đang khiến các nhà đầu tư dần chuyển hướng tìm địa chỉ hấp dẫn hơn. Và Việt Nam có thể là một lựa chọn thay thế.
"Chúng tôi rẻ hơn - rẻ hơn rất nhiều", ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT - một công ty IT và phân phối điện thoại di động với doanh thu 1 tỷ USD nói. Theo ông Nam, Việt Nam đã sẵn sàng cạnh tranh trong cuộc đua hút vốn ngoại. "Chúng tôi đang nỗ lực để trở thành người đi đầu", ông Nam nói thêm.
Trước đây, các nhà đầu tư từng nghe điều tương tự từ Việt Nam, nhưng rồi họ phải ra đi trong thất vọng. Ngay sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vào năm 1994, làn sóng các doanh nghiệp ngoại quốc như Coca-Cola hay Procter & Gamble đổ bộ vào Việt Nam. Nhưng cơn sóng sớm tan trước tệ quan liêu, tham nhũng.
Ngày nay, Hà Nội đang bứt phá đi lên. Chính phủ đang nỗ lực giảm thuế và cam kết nâng cấp đường sá, cầu cảng. Chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân đã được thông qua, Việt Nam còn bàn tới kế hoạch làm đường sắt cao tốc. Các nhà lãnh đạo cũng quyết tâm đẩy lùi tệ quan liêu nhằm trấn an giới đầu tư.
Theo CNN, việc Diễn đàn Kinh tế Thế giới chọn TP HCM để tổ chức hội nghị về chủ đề Đông Á năm nay là một ví dụ cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Ban tổ chức lúc đầu chỉ hy vọng mời được 250-300 doanh nhân, nhưng thực tế hơn 400 người khắp nơi trên thế giới đã tới tham dự.
Các quan chức Chính phủ gần đây cũng khá năng động. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du khắp nơi để tìm kiếm cơ hội và bàn chuyện hợp tác làm ăn. Ông muốn Việt Nam trở thành địa điểm sản xuất mới của châu Á, sau Trung Quốc.
Tuyên bố này nghe có vẻ khó tin, bởi thực tế Việt Nam vẫn được xem là xưởng sản xuất các mặt hàng ít giá trị gia tăng như dệt may, da giày hay nội thất. Nhưng mọi thứ đang thay đổi theo thời gian. Cả Samsung và Canon đã đầu tư mạnh tay cho hoạt động sản xuất đồ điện tử nơi đây. Phần lớn các nhà sản xuất ôtô lớn của châu Á và cả Ford của Mỹ đều coi đây là căn cứ địa, trước mắt là phục vụ thị trường nội địa, về lâu dài sẽ đẩy mạnh xuất khẩu.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C9/2A/bbcs.jpg (http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C9/2A/bbcs.jpg) Nhân công giá rẻ, song tay nghề chưa cạnh tranh. Ảnh: BBC Năm 2008, cam kết FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục 70 tỷ USD, tăng gấp 3 lần 5 năm trước. Kết quả trong năm ngoái chỉ còn 20 tỷ USD, song điều này không quá tệ nếu xét tới bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tăng gấp đôi trong năm nay, đạt mức 15 tỷ USD.
Mùa thu này, nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn với số vốn đầu tư 1 tỷ USD của Intel sẽ khánh thành và đi vào hoạt động gần TP HCM. Compal, hãng sản xuất laptop Đài Loan cũng mới xây một nhà máy tại Việt Nam. Arthur Chiao, Chủ tịch Tập đoàn Điện tử và Điện dân dụng Đài Loan cho biết đang giúp đỡ các doanh nghiệp đồng hương mở nhà máy mới tại Việt Nam trong bối cảnh chi phí nhân công tại Trung Quốc gia tăng.
Tom Schneider, một doanh nhân Mỹ, vừa đầu tư 12 triệu USD xây nhà máy thuộc da ở khu công nghiệp ngoại thành TP HCM. Trong vòng 16 năm qua, anh xây 8 nhà máy khác nhau ở châu Á. Riêng Việt Nam, từ khâu tìm địa điểm, xây nhà máy và đào tạo nhân lực - anh chỉ mất 22 tháng, dự án có thời gian triển khai nhanh nhất từ trước tới nay. Giờ đây mỗi tháng nhà máy xuất xưởng một lượng da đủ để làm 1,5 triệu đôi giày. Timberland là khách hàng lớn nhất của anh.
Lý do để Tom chuyển tới Việt Nam trước hết là chi phí thấp. Lương trả cho lao động phổ thông của Việt Nam hiện chỉ bằng 60% lao động Trung Quốc. Nhiều khách hàng của Tom cũng đã có mặt hoặc ở gần Việt Nam. Sự can thiệp của nhà nước với hoạt động kinh doanh đã giảm bớt, điều mà Tom cho là tiêu chí quan trọng để đánh giá môi trường làm ăn.
Về lâu dài, Việt Nam sẽ là bàn đạp để các nhà đầu tư tiến tới thị trường rộng lớn mà nhân công cũng rẻ không kém là Campuchia và Lào.
BBC cũng cho rằng lực lượng lao động trẻ của Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Cách Hà Nội chừng 90 phút lái xe là Khu Công nghiệp Quế Võ với những văn phòng rộng rãi, hiện đại, được xây dựng và bố trí theo những mục tiêu khác nhau. Khu này nằm tại tỉnh Bắc Ninh, trung tâm công nghiệp mới của Việt Nam.
Phó Giám đốc Khu Công nghiệp Quế Võ, bà Nguyễn Thu Hương tỏ ra lạc quan: "Chúng tôi có 50 công ty nước ngoài ở đây, chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghệ cao... các hãng từ Triều Tiên, Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản."
Trong năm 2008, hãng Canon của Nhật đã chọn Quế Võ để đặt nhà máy sản xuất máy in laser và đây là nhà máy lớn nhất trên thế giới của Canon. Hãng này cũng đang xây thêm nhà máy thứ hai tại khu công nghiệp gần Quế Võ. Ở ngay gần Canon là Foxconn, một hãng quốc tế khác. Gần đây, hãng điện tử của Đài Loan phải cam kết tăng gấp đôi mức lương tại nhà máy chính ở Thẩm Quyến, Trung Quốc sau một loạt các vụ tự tử của công nhân.
Việt Nam đã tăng lương tối thiểu ở các công ty nước ngoài lên 28% trong năm nay. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu năm, nhưng nó cũng chỉ đưa lương lên ngang với mức của Campuchia. Lương trung bình ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với Thái Lan và Trung Quốc. Thu nhập của công nhân nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng hai phần ba mức của công nhân Trung Quốc.
Những công ty như Foxconn, hãng chuyên lắp ráp các thiết bị điện tử và điện thoại cho những công ty lớn trong đó có Apple và Sony, đang có mức lợi nhuận rất thấp. Họ dựa vào nguồn nhân lực dồi dào để có số lượng sản phẩm đầu ra lớn nhằm kiếm tiền lời.
Ông Toh Poh-Heng là Tổng Giám đốc của một hãng Đài Loan khác, Lovely Creations. Đồ chơi từ xưởng của ông cuối cùng sẽ xuất hiện tại các hãng bán lẻ giá rẻ như Walmart hay Family Dollar. Toh Poh-Heng cho biết lương tại các khu sản xuất quanh vùng duyên hải của Trung Quốc, chẳng hạn Ninh Phố, nơi ông có nhà máy chính, đã tăng từ 15-20% trong năm nay. Lợi nhuận của công ty đã giảm đi một nửa trong năm năm qua. Nhiều đối thủ cạnh tranh của ông đã phá sản.
"Lựa chọn cuối cùng của chúng tôi là chuyển sản xuất tới những nơi có giá thấp hơn như Indonesia hay Việt Nam", ông nói.
Nhưng lương thấp không phải là điều hấp dẫn duy nhất ở Việt Nam. Jeffrey Joerres, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn tuyển dụng lao động lớn thứ nhì thế giới, Manpower, tháng này có chuyến thăm đầu tiên tới TP HCM. Ông Joerres rất quan tâm tới Việt Nam, nước có một nửa dân số dưới tuổi 30. Theo ông, các công ty có thể có kế hoạch dài hạn ở đây.
"Nếu năm năm, hay 10 năm sau tôi tới đây, tôi thực sự có thể làm việc với những người ở độ tuổi 20, 30 này. Họ sẽ có cái nhìn cởi mở đối với cách chúng tôi kinh doanh, cách các công ty phương tây và cả phương đông làm việc", ông nói.
Nhưng năng suất lao động ở Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc và thậm chí còn giảm đi trong năm ngoái. Nhiều ngành ở Việt Nam phụ thuộc vào một nhóm tương đối nhỏ lao động có tay nghề, chẳng hạn ngành đồ gỗ hay may mặc thủ công. Những nhà máy lớn và hiện đại như ở Quế Võ vẫn chiếm số ít.
Một bất lợi lớn nữa ở Việt Nam là cơ sở hạ tầng. Tại Hà Nội, mạng dây điện treo lơ lửng trên các cột trên phố. Đường sá nhỏ và không bằng phẳng. Các hải cảng nhỏ và không được cơ giới hóa.
Giám đốc Gianfranco Lanci của Acer nói ông sẽ không chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. "Không có gì có thể thay thế được chuỗi dây chuyền sản xuất của Trung Quốc", ông nói.

Song Linh tổng hợp

TTTT1
10-07-2010, 12:00 AM
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 dự kiến chỉ tăng từ 0,3 đến 0,5%
08/06/2010 06:08





* Nhiều mặt hàng thiết yếu có xu hướng giảm giá
(HNM) - Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 5, giá nhiều mặt hàng có chiều hướng ổn định, thậm chí giảm giá. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 sẽ tăng nhẹ 0,3 đến 0,5% so với tháng 5.

Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động khiến CPI tăng cao như giá nguyên, nhiên liệu tăng theo đà phục hồi của kinh tế thế giới; dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tháng 6 là mùa cao điểm xây dựng nên nhóm hàng vật liệu xây dựng có xu hướng tăng giá.

Để bình ổn giá thị trường, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra yếu tố hình thành giá tại doanh nghiệp; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng triển khai đồng bộ những biện pháp kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô theo mục tiêu của Chính phủ.



Khánh Ly


Thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại
07/07/2010 21:59:47



Theo SSI, trong ngắn hạn, thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại (Ảnh minh họa) Một số CTCK cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn khó khăn và khuyên NĐT nên thận trọng. Trong khi đó, theo SSI, xét về ngắn hạn thị trường đang ở trạng thái bán quá mức và thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại.
ĐTCK xin lược trích báo cáo nhận định của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 8/7.
Ngưỡng 495 điểm là ngưỡng hỗ trợ mạnh
(CTCK Âu Việt - AVS)
Một số nhà đầu tư có thể hoang mang khi ngưỡng 500 điểm phá vỡ, tuy nhiên, AVS cho rằng, ngưỡng 495 và xa hơn 480 điểm là ngưỡng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Sau thời gian giảm mạnh vừa qua, chúng tôi cho rằng, Dow Jones có thể phục hồi trong vài phiên tới và điều này sẽ giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Quan sát giao dịch chúng tôi nhận thấy, thanh khoản thấp trong thời gian đầu của phiên giao dịch thể hiện tâm lý nhà đầu tư vẫn đang thận trọng và chờ đợi VN-Index tiếp cận ngưỡng 500. Khi ngưỡng này bị xuyên thủng thì người bán sẵn sàng bán ra với giá thấp làm VN-Index càng giảm về cuối phiên.
Do đó, AVS khuyến nghị nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét giải ngân từng phần ở những cổ phiếu cơ bản tốt trên nền cổ phiếu sẵn có. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện chiến lược mua đỏ bán xanh nhưng với khối lượng vừa phải, do dòng tiền hiện tại tương đối yếu. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và theo dõi kỹ tình hình thế giới.

Thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại
(CTCK Sài Gòn - SSI)
VN-Index đóng cửa ở 496,91 điểm khiến cho chỉ số này rơi quá xuống dưới Lower Band ở mức -8,3%, Stochastic Oscillator cũng rơi xuống vùng bán quá mức Oversold và là mức sâu nhất trong vòng hơn 3 tháng qua.
Như vậy, xét về ngắn hạn thị trường đang ở trạng thái bán quá mức và chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại. Vùng hỗ trợ tiếp theo cho chỉ số VN-Index ở mức 490-495 điểm. Các nhà đầu tư có khung thời gian kỳ vọng lợi nhuận trung và dài hạn nên tận dụng cơ hội để tiếp tục giải ngân.

Cơ hội kiếm lợi nhuận cao của những NĐT bản lĩnh
(CTCK FPT - FPTS)
Cả 2 yếu tố chỉ số và thanh khoản sụt giảm trong phiên ngày 7/7 cho thấy nhà đầu tư đang có những phản ứng khá tiêu cực. Theo FPTS, nhiều nhà đầu tư đang mất kiên nhẫn đã đưa đến những phản ứng tiêu cực nói trên. Và thông thường khi nhà đầu tư mất kiên nhẫn nhất, bi quan nhất về xu hướng của thị trường thì đó sẽ là cơ hội kiếm lợi nhuận cao của một số ít nhà đầu tư có bản lĩnh, chiến thuật đầu tư rõ ràng.
Chúng tôi khuyến nghị, nhà đầu tư không nên bán bằng mọi giá khi thị trường xuống khá thấp trong bối cảnh như hiện nay. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mua vào những mã có sẵn trong tài khoản với các chỉ tiêu tài chính tốt, hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan.

Thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
(CTCK Đại Việt - DVSC)
Đồ thị kỹ thuật hiện tại đang cho mô hình không mấy tích cực, nhiều chỉ báo như: Aroon, MACD, Stochastic… đều cho dấu hiệu bán ra. Thị trường đang ở rất gần ngưỡng hỗ trợ 495 điểm, tương ứng Fibonacci 38,2%. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ biến động xoay quanh ngưỡng hỗ trợ này vào phiên giao dịch ngày 8/7.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng nếu nhà đầu tư không bị áp lực về tài chính thì nên hạn chế bán ra vào thời điểm này vì giá cổ phiếu hiện tại là quá thấp.
Nhà đầu tư ưa thích rủi ro, nhà đầu dài hạn có thể chọn lọc mua vào cổ phiếu với kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2/2010 tại vùng giá thấp trong những phiên thị trường giảm điểm, cổ phiếu các ngành: đường, thép, bất động sản, xây dựng, cao su nên được chú ý.

Nhiều khả năng VN-Index sẽ giằng co trong ngưỡng 493-495 điểm
(CTCK Quốc tế Việt Nam - VIS)
Rủi ro hiện tăng dần với các nhà đầu tư ngắn hạn. Các yếu tố vĩ mô trong nước vẫn đang trong chiều hướng hỗ trợ thị trường, nhưng diễn biến phức tạp tại một số nền kinh tế lớn trên thế giới đã tác động mạnh đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư trong nước.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà dấu hiệu khởi sắc trên các thị trường chứng khoán thế giới như Hoa Kỳ, châu Á chưa được rõ ràng, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư không nên sử dụng đến đòn bẩy tài chính.
Thật rất khó xác định xu hướng của thị trường khi mà tâm lý nhà đầu tư hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, ngưỡng hỗ trợ gần nhất theo chúng tôi đang nằm trong vùng 493-495 điểm. Nên nếu diễn biến của thị trường thế giới không quá xấu, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ giằng co trong khu vực này trong một vài phiên tới.
Theo chúng tôi, nhà đầu tư ngắn hạn cần theo dõi sát hơn những diễn biến của thị trường thế giới để có những quyết định mua bán hợp lý ở thời điểm hiện nay.

Có thể mua tích lũy dần khi VN-Index giảm xuống 480 điểm
(CTCK Bản Việt - VCSC)
Thị trường đang có một số lo ngại khi còn chưa đến 1 tuần nữa phiên họp quyết định số phận của Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), một trong những quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý liệu có phải bị thoái vốn hay không. Sự kiện này sẽ tác động phần nào đến tâm lý nhà đầu tư.
Do vậy, trong ngắn hạn thị trường vẫn đang chờ đợi những thông tin tích cực từ tình hình kinh tế vĩ mô trong nước cũng như thế giới để xác lập xu hướng rõ ràng hơn.
Chúng tôi cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn có thể đem lại một số cơ hội đầu tư hấp dẫn từ những cổ phiếu hướng đến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhà đầu tư có thể mua tích lũy dần các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt khi VN-Index giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 480.

Vùng 493-497 điểm được xem là điểm giải ngân
(CTCK Bảo Việt - BVS)
Trong phiên ngày 8/7, lực cầu nhiều khả năng sẽ được cải thiện và diễn biến giằng co sẽ diễn ra. Tín hiệu tích cực về xu thế sẽ xuất hiện trở lại nếu thị trường có một phiên dao động mạnh trong phiên trước khi đóng cửa tại mức điểm gần với hoặc cao hơn mức điểm mở cửa.
Trong trường hợp tiêu cực, nếu VN-Index sụt giảm về cuối phiên và không có một nỗ lực hồi phục đáng kể nào trong phiên, thị trường sẽ có thể quay xuống thử thách lại ngưỡng hỗ trợ mạnh tại 480 điểm trước khi hồi phục.
Vùng hỗ trợ 493-497 điểm được xem là điểm giải ngân cho các nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro cao đối với các mã cổ phiếu đã sụt giảm về quanh các ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần duy trì một tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và tránh mua đuổi theo các cổ phiếu đã tăng được trên 3 nhịp trong giai đoạn vừa qua.


Chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục tối đa là 50%
(CTCK Thái Bình Dương - PSC)
Sự suy giảm xuống dưới mức 500 điểm của VN-Index không khiến chúng tôi bất ngờ bởi chúng tôi đã nâng xác suất kịch bản giảm dưới 500 điểm của VN-Index vào ngày 6/7.
Lòng kiên nhẫn của các nhà đầu tư vốn bị thử thách quá lâu với những kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý II tích cực cũng như dòng tiền từ tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu bị xói mòn. Trong khi đó, các tin tức không tích cực về tình hình kinh tế thế giới, các dự báo về khả năng một cuộc suy thoái kép liên tục được đưa ra đã khiến không ít nhà đầu tư đưa ra quyết định giảm tỷ trọng danh mục để giảm thiểu rủi ro. Sự giảm điểm về cuối phiên ngày 7/7 của VN-Index cũng phản ánh các đòn bẩy tài chính đang được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, ít nhất trong ngắn hạn, cho tới 12/7, nhà đầu tư còn thận trọng bởi quyết định của cổ đông 2 quỹ lớn của Dragon Capital liệu có thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam hay không.
Trong thời điểm hiện tại, chúng tôi tiếp tục đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư nên thận trọng. Một sự giảm tốc của kinh tế thế giới đang dần lộ diện và sẽ không thể nhanh chóng kết thúc. Mặc dù nền kinh tế vĩ mô trong nước đang ổn định nhưng cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự giảm tốc sắp tới của kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục từ 30% và tối đa là 50% .

TTTT1
10-07-2010, 08:57 PM
Thứ hai, 5-7-2010
Kinh tế xã hội vẫn đang trên đà phục hồi nhanh và phát triển theo hướng tích cực


Sáng 1/7, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã họp báo công bố số liệu thống kê chính thức về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm.Các số liệu thống kê cho thấy, kinh tế-xã hội vẫn đang trên đà phục hồi nhanh và phát triển theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước và tăng đều ở cả ba khu vực (quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm trước, ước tính quý II tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,5%, đóng góp 2,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,05%, đóng góp 2,94 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm tuy chưa bằng mục tiêu 6,5% đề ra cho cả năm nhưng là tốc độ tăng khá cao trong điều kiện sản xuất, kinh doanh trong nước còn gặp khó khăn. Nhìn lại cùng thời gian này năm ngoái, tốc độ tăng GDP 6 tháng 2009 so với cùng kỳ 2008 chỉ là 3,87%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm theo xu hướng mức tăng quý sau cao hơn quý trước và tăng ở cả ba khu vực cho thấy nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh và có khả năng đạt mức tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đỗ Thức, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, 6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội nước ta vẫn đang trên đà phục hồi nhanh và phát triển theo chiều hướng tích cực với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn. Kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính. Ở trong nước, một số cân đối kinh tế vĩ mô có biểu hiện chưa ổn định, cùng với hạn hán kéo dài và dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống dân cư.
Xuất khẩu những tháng đầu năm tăng thấp, nhưng từ tháng 4, đặc biệt là tháng 5, xuất khẩu tăng khá, từ con số tăng một vài %, đến hết 6 tháng, theo con số báo cáo, xuất khẩu đã tăng 15,7% về kim ngạch. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng kinh tế nước ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Số liệu thống kê có đề cập, xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu tăng cao hơn, do đó nhập siêu 6 tháng đầu năm là cao, chiếm 21,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. “Nếu chiều hướng này không được kiểm soát bằng những giải pháp xử lý hiệu quả và quyết liệt thì khả năng nhập khẩu, nhập siêu sẽ không giảm”, ông Đỗ Thức nhấn mạnh.
Về vấn đề cung cấp điện gần đây, theo Tổng cục Thống kê, sản lượng điện sản xuất tăng cao với 15,5% (trong khi cùng kỳ chỉ tăng 7,9%). Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn huy động từ thủy điện gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn kéo dài và nhu cầu tăng cao nên khả năng đáp ứng bị hạn chế. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng điện cung cấp cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30,5% so với cùng kỳ 2009; cung cấp cho ngành công nghiệp và xây dựng tăng 22,2%; cho ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 12,9%; cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 5,6%. Thực tế trên cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất trong nước đang phát triển với tốc độ nhanh cần có sự điều tiết hợp lý giữa sản xuất và phân phối điện cho các mục đích tiêu dùng, đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh để tình trạng thiếu điện kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
Nhìn lại vấn đề giá cả 6 tháng qua, tuy chỉ số giá tiêu dùng quý I có biểu hiện tăng cao trở lại với mức tăng bình quân là 1,35% nhưng sang quý II, mức tăng bình quân tháng đã giảm xuống còn 0,21%, bằng 15,6% mức tăng bình quân tháng trong quý I/2010 và bằng một nửa mức tăng bình quân tháng trong quý II/2009. Điều này cho thấy các chính sách bình ổn giá đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, giá trên thị trường thế giới còn có những biến động khó lường, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất do kinh tế thế giới trên đà phục hồi, nhiều nền kinh tế lớn đang kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao. Điều này chắc chắn sẽ tác động tới thị trường giá cả và sản xuất trong nước thời gian tới./.



Vốn vay hạ nhiệt 2%/năm
Lao Động số 138 - Ngày 18/06/2010


http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=139355&at=0&ts=236&lm=634124757977670000 Doanh nghiệp đã tiếp cận được vốn vay khi các NH hạ lãi suất. Ảnh: Giang Huy. (LĐ) - Dù không phải là mặt bằng chung song với động thái giảm lãi suất của một vài NHTM cổ phần, doanh nghiệp và một vài nhóm khách hàng ưu tiên hiện đã có thể tiếp cận được nguồn vốn VND rẻ hơn 1-2%/năm so với cách đây ít ngày.
Hạ từ từ

NHTM cổ phần Hàng hải (Maritime Bank) là ngân hàng (NH) mới nhất công bố chính sách giảm lãi suất cho vay VND đối với các khoản vay trung và dài hạn. Dù thừa nhận lãi suất huy động đầu vào vẫn còn cao, công bố mới nhất của Maritime Bank hôm 17.6 khẳng định sẽ giảm lãi suất cho vay VND từ 0,5 đến 1%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn và giảm đến 1%/năm đối với các khoản vay trung - dài hạn so với trước đây.

Các DN vay vốn có phương án kinh doanh hiệu quả theo đó có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ Maritime Bank với lãi suất ưu đãi quanh mức 14%/năm. Riêng đối với các khoản vay USD kỳ hạn ngắn, Maritime Bank có thể cho vay với mức lãi suất chỉ còn 4%/năm.

Đây không phải là NHTM duy nhất tung ra các chính sách giảm lãi suất cho vay, đặc biệt với các DN xuất khẩu và nhóm các khách hàng thuộc diện ưu tiên. Mới đây, một loạt các NHTM cổ phần như Habubank, TienPhongBank, MB hay ACB cũng tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm đối với các khách hàng là DN xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa và các khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên của ngân hàng.

Ở khối ngân hàng nước ngoài, HSBC mới đây tạo nên một cú sốc lãi suất khi chính thức áp dụng mức lãi suất 12-13%/năm đối với những khách hàng vay sản xuất – kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện cho vay. Điểm đáng chú ý, mức lãi suất mà HBSC chào vay được cho là mức lãi suất minh bạch khi mà khách hàng không phải chịu thêm bất kỳ phụ phí nào khác.

Chưa về sớm mức chỉ đạo

Diễn biến điều chỉnh nhẹ lãi vay VND được một vài NHTM cổ phần thực hiện trên đây thực tế không nằm ngoài các dự đoán trước đó của nhiều chuyên gia về việc chưa thể sớm đưa ngay lãi suất cho vay VND về mức 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ. Làm việc với NHNN, các NHTM mới đây cũng cho rằng cần có một lộ trình nhất định về việc giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Theo đó, trước mắt tập trung vào việc giảm lãi suất các kỳ hạn ngắn và giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng ưu tiên. Mấu chốt vấn đề theo các NHTM, cần giải quyết được mối quan hệ phù hợp giữa lãi suất trái phiếu chính phủ và lãi suất kinh doanh ngân hàng. Như thế các NHTM mới có căn cứ vừa giảm lãi suất kinh doanh mà vẫn thu hút được vốn từ nền kinh tế.

Một lãnh đạo NHNN trao đổi với báo chí cũng thừa nhận, lãi suất cho vay gặp phải nhiều khó khăn để có thể giảm xuống mức lãi suất 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ. Thứ nhất là do mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn đang chịu các tác động của cả nhân tố làm tăng, giảm đan xen nhau và quan trọng nhất lãi suất huy động cũng chưa thể giảm được trong thời gian trước mắt. Mức chênh lệch lãi suất đủ mang lại lợi nhuận của các NHTM cũng không cao và theo như tính toán của NHNN, mức chênh này hiện chỉ đạt khoảng 2,5%/năm.

Toàn bộ những yếu tố này cho thấy, việc giảm ngay mặt bằng lãi suất thị trường hiện nay là chưa thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Một lộ trình giảm dần lãi suất thị trường, như một vài NHTM đang làm đối với nhóm các khách hàng vay vốn sản xuất, phục vụ xuất khẩu để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung là rất cần thiết. Nhóm các khách có nhu cầu vay vốn phục vụ việc mua sắm và tiêu dùng cá nhân sẽ còn phải chờ đợi và “chịu đựng” mức lãi suất cao nhất thị trường trong một khoảng thời gian chưa ấn định...
Lãi suất liên ngân hàng biến động nhẹ

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch VND tuần qua chứng kiến mức giảm nhẹ ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và không kỳ hạn. Trong khi đó, lãi suất bình quân các kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng có xu hướng tăng nhẹ so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước. Mức tăng, giảm lãi suất bình quân trong tuần qua dao động từ 0,51% đến 0,36%. Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần qua đạt 83.720 tỉ VND và 1.979 triệu USD, bình quân đạt khoảng 16.744 tỉ VND/ngày và 396 triệu USD/ngày. So với tuần trước, doanh số giao dịch giảm tới 2.302 tỉ VND và 709 triệu USD. C.Văn


Văn Nguyễn

phatphattien
12-07-2010, 10:29 PM
gia sổ sách ALT 39000 mà giá hiện nay chỉ có 22400 quá rẻ,cổ phiêu chưa tăng giá. một khi tăng giá sẽ chạy như AGC.Ngày mai tôi bán AGC trần 10 phiên để mua ALT

phatphattien
12-07-2010, 10:35 PM
gia sổ sách ALT 39000 mà giá hiện nay chỉ có 22400 quá rẻ,cổ phiêu chưa tăng giá. một khi tăng giá sẽ chạy như AGC.Ngày mai tôi bán AGC trần 10 phiên để mua ALT

TTTT1
12-07-2010, 11:22 PM
gia sổ sách ALT 39000 mà giá hiện nay chỉ có 22400 quá rẻ,cổ phiêu chưa tăng giá. một khi tăng giá sẽ chạy như AGC.Ngày mai tôi bán AGC trần 10 phiên để mua ALT
=> Quá đúng :heart: :heart: :heart:
Nếu dựa vào GTSS , EPS .v.v. thì AGC chỉ đáng ~ 6,000đ/cp so với mặt bằng chung [ GTSS ~ 9,000đ/cp . EPS quý I/2010 ~ 60đ/cp .v.v. ] .
Tuy nhiên giá hiện nay của AGC đã ~ 25,700đ/cp .

Nếu ALT tương đương AGC thì sẽ có giá thị trường ~ 3 lần GTSS, tức ~ 100,000đ/cp . Choáng.
Nếu được như AGC thì hay quá .


Sẽ xử lý lãnh đạo ngân hàng vi phạm đồng thuận về lãi suất
07/07/2010 22:13:31


Hiện nhiều ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất huy động VND, nhưng một số thành viên lớn vẫn chưa có điều chỉnh cụ thể
Ngày 6/7/2010, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 5065/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện đúng nội dung đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND.


Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổng giám đốc các ngân hàng thương mại thực hiện đúng nội dung đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) về giảm lãi suất huy động vốn bằng VND.

Công văn trên cũng nêu rằng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm lãi suất huy động bằng VND của các ngân hàng thương mại (chi nhánh) trên địa bàn theo đúng nội dung đồng thuận giữa các thành viên của VNBA.

Đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đầu mối trực thuộc trên áp dụng ngay các biện pháp cần thiết và theo thẩm quyền để xử lý đối với các tổng giám đốc ngân hàng thương mại, giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại vi phạm nội dung đồng thuận về lãi suất, đồng thời báo cáo kịp thời kết quả xử lý về Thống đốc.

Cùng với thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, ngày 2/7 vừa qua, VNBA đã có Văn bản số 94/HHNH gửi Ngân hàng Nhà nước về việc các ngân hàng thương mại đã đồng thuận tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay bằng VND.

Theo đó, các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào khả năng của mình, điều kiện của từng khách hàng vay để từng bước điều chỉnh giảm dần lãi suất phù hợp với cân đối vốn của ngân hàng. Riêng với 3 đối tượng khách hàng là thuộc lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, mức lãi suất cho vay sẽ ưu tiên thấp hơn các đối tượng khác để dần tiến tới mục tiêu mà Chính phủ chỉ đạo, lãi suất cho vay đối với 3 đối tượng trên sẽ là 12% /năm vào những tháng cuối năm.

Từ đầu tháng này, một số ngân hàng thương mại lớn cũng đã lần lượt công bố chính sách hạ lãi suất cho vay theo định hướng trên. Và theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, với đối tượng cho vay là các doanh nghiệp xuất khẩu đã có ngân hàng hạ xuống 12%/năm, thậm chí đã có trường hợp áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn 12%/năm.

Về lãi suất tiền gửi, các ngân hàng thương mại cũng đã thống nhất từ 5/7/2010 điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống khoảng 11%/năm và không cộng thêm bất kỳ các hình thức thưởng trực tiếp bằng tiền, lãi suất.

Cụ thể, các ngân hàng thương mại dự kiến trong tháng 8/2010, mức lãi suất huy động VND sẽ giảm xuống còn 10,5%/năm; phấn đấu trong tháng 9/2010, mức lãi suất huy động điều chỉnh xuống còn 10%/năm.

Từ đầu tuần đến nay, nhiều ngân hàng thương mại, khá bất ngờ là các thành viên có quy mô nhỏ, đã đồng loạt hạ lãi suất huy động VND về từ 11% - 11,2%/năm; cá biệt có một số trường hợp giảm xuống dưới 11%/năm. Tuy nhiên, một số thành viên lớn, kể cả trong khối quốc doanh hiện vẫn chưa có công bố điều chỉnh như thỏa thuận nói trên.

Theo VNE




IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu 2010 lên 4,6%
Cập nhật lúc 07:33, Thứ Bảy, 10/07/2010 (GMT+7)



Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo của mình về tăng trưởng kinh tế của cả thế giới lên 4,6%, cao hơn mức dự báo 4,2% trước đó của tổ chức này cho năm nay.



[/URL][URL="http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201007/original/images1996410_GlobalGDP090710_IMF.jpg"]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201007/original/images1996410_GlobalGDP090710_IMF.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201007/original/images1996410_GlobalGDP090710_IMF.jpg) IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu 2010 lên 4,6%. (Ảnh: IMF)
Lý do IMF nâng triển vọng kinh tế toàn cầu lên cao hơn là do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh tại châu Á trong sáu tháng đầu năm và nhu cầu của khu vực kinh tế tư nhân của Mỹ phục hồi.

Tuy nhiên, IMF lại cảnh báo những rối ren trên thị trường tài chính châu Âu đang có nguy cơ kìm hãm sức phục hồi kinh tế toàn cầu, tuy không thể dẫn đến suy thoái kép.

Cũng vì thế, IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cho năm 2011 ở mức 4,3%, thấp hơn so với năm nay.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 đối với các nền kinh tế Anh, Canada, khối sử dụng đồng tiền chung euro, các nền kinh tế mới nổi và cả Nhật Bản.

Trước đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới đã giảm 0,6% trong năm 2009.


Quang Tuấn (Theo Reuters, AP)






Thứ Hai, 12/7/2010, 13:58 (GMT+7)
IMF: Thế giới đang ở giai đoạn cuối của khủng hoảng tài chính
Phúc Minh

Thế giới đang ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bắt đầu gia tăng khi đầu tư vào các thị trường mới nổi. Ảnh: VOA (TBKTSG Online) – Thế giới đang ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn, và điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bắt đầu gia tăng khi đầu tư vào các thị trường mới nổi. Tờ Financial Times (Anh) ngày 11-7 dẫn lời ông Kahn cho rằng các nền kinh tế mới nổi cần kiểm soát vốn vào như một biện pháp ngắn hạn.
Ông Kahn cũng nói tỷ giá hối đoái của nhân dân tệ vẫn bị định giá thấp nhưng cảnh báo ngay cả khi nhân dân tệ được định giá lại cũng sẽ không giải quyết được mọi vấn đề.
Ngoài ra, ông Kahn cho biết Hy Lạp dự kiến sẽ đạt được mục tiêu mà kế hoạch cứu trợ của IMF đề ra.
Các nền kinh tế mới nổi cần lo luồng vốn vào

Nhà kinh tế trưởng của IMF, ông Olivier Blanchard, cho rằng các nền kinh tế mới nổi cần quan tâm đến luồng vốn vào ồ ạt trong thời gian tới.
Báo cáo Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới mới được công bố của IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi sẽ khiến dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi ngày càng nhiều.
Ông Blanchard cho biết dòng tiền chảy vào các thị trường mới nổi sẽ mang đến những thách thức nghiêm trọng, cụ thể là phải xử lý chúng. Luồng vốn vào quá nhiều sẽ khiến giá bất động sản và chứng khoán tăng ảo. Nếu các luồng vốn này vừa chảy vào đã phải rút ra khi có những dấu hiệu khủng hoảng, tất cả sẽ sụp đổ.
Mặc dù ông Blanchard không đề cập nhưng một số nhà phân tích cho rằng quỹ cứu trợ lên đến 955 tỉ đô la Mỹ của châu Âu khiến dòng chảy của vốn càng thêm tồi tệ. Quỹ cứu trợ 995 tỉ đô la Mỹ cho phương Tây vay với chi phí thấp sẽ khiến nhiều dòng vốn chảy vào khu vực châu Á và châu Mỹ La tinh, nâng giá tài sản của các địa phương tại những khu vực trên, tạo nên bong bóng tài sản trong tương lai.
Gia tăng nhu cầu nội địa
Tuy nhiên, ông Blanchard cũng cảnh báo các chính phủ không sử dụng nội tệ mua đô la Mỹ để chống lại dòng chảy trên. Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, bằng cách mua đô la Mỹ xây dựng quỹ dự trữ ngoại hối lớn và do đó hạn chế sự tăng giá của nhân dân tệ. Ông Blanchard cho rằng Trung Quốc cho phép nhân dân tệ tăng giá là một tín hiệu tích cực.
Ông Blanchard cho biết thêm, nhiều thị trường mới nổi được lợi từ việc chuyển nhu cầu bên ngoài nước sang nhu cầu trong nước. Việc di chuyển này khiến các nền kinh tế mới nổi duy trì tăng trưởng kinh tế khi xuất khẩu sang các nước phát triển giảm, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước tốt hơn.
Ông Blanchard nói: “Để đạt được mục tiêu trên, các nền kinh tế mới nổi cần thiết phải cải cách cơ cấu và tăng giá tiền tệ”.
(theo WSJ)

TTTT1
15-07-2010, 09:31 AM
VN-Index bước vào sóng tăng ngắn hạn mới
19.50pm 13-07-2010


Theo các CTCK, thị trường nhiều khả năng sẽ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 14/7.
Việc VEIL và VGF do DC quản lý vẫn tiếp tục ở lại TTCK Việt Nam đã giải tỏa tâm lý nhà đầu tư, giúp thị trường có phiên bùng nổ. AVS cho rằng, thị trường đang bước vào sóng ngắn hạn mới, tuy nhiên theo FPTS, với phiên bùng nổ ngày 13/7, cho thấy khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn.

VN-Index bước vào sóng tăng ngắn hạn mới


(CTCK Âu Việt - AVS)
Việc VEIL và VGF vẫn tiếp tục ở lại thị trường Việt Nam với tỷ lệ ủng hộ cao đã tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 13/7
Trong phiên, hầu hết tất cả các ngành (ngoại trừ ngành thực phẩm đồ uống giảm 0,3%) đều có phiên tăng điểm như: bảo hiểm (+3,9%), ngành bán lẻ (+3,5%), ngân hàng (+2,5%). Đáng chú ý là ngành dịch vụ tài chính chứng khoán đã tăng 4,3% khi có 17 mã tăng trần như AVS, SSI, HCM, BVS,…
Trong hơn 3 tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm vốn qua thị trường mở với lượng vốn đưa vào thị trường đạt hơn 8.500 tỷ đồng. Điều đó cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc hạ lãi suất và nó sẽ tác động tốt đến thị trường trong thời gian sắp tới.
Việc HSBC ra báo cáo có nói về việc lạm phát trong năm nay của Việt Nam sẽ ở dưới 2 con số. Theo chúng tôi, tin này sẽ tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, điểm Break Out 503 của mô hình Falling Wedge được phá vỡ cộng với ngưỡng kháng cự 505 bị phá vỡ một cách dễ dàng đã tạo tâm lý hưng phấn cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, sau tín hiệu bán ra ngày 22/6, ngày 13/7 đường chỉ báo kỹ thuật AVT-AVS của chúng tôi đã cho tín hiệu mua vào, báo hiệu VN-Index bước vào sóng tăng ngắn hạn mới. Tuy nhiên, dòng tiền vào thị trường vẫn còn yếu nên chúng tôi cho rằng, các cổ phiếu blue-chips sẽ khó tăng mạnh. Các mã cổ phiếu vừa và nhỏ có tin cơ bản tốt vẫn sẽ là tâm điểm của đợt tăng ngắn hạn này.
Theo AVS, phiên giao dịch ngày 14/7 nhiều khả năng sẽ là một phiên tăng điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân vào những nhịp điều chỉnh của thị trường. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.


Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng

(CTCK Sài Gòn - SSI)
Ngày 13/7, VN-Index giằng co tích lũy quanh mốc 502-503 điểm khá lâu trong phiên khớp lệnh liên tục và sau đó thực sự bùng nổ tăng điểm mạnh sau những ngày bị đè nặng về tâm lý của giới đầu tư.
Mẫu hình đảo chiều tăng Falling Wedge đã thực sự hoàn thiện vào ngày 13/7 khi chỉ số vượt (Break out) qua mốc 502 điểm và bứt phá mạnh lên trên đường trung bình động 20 ngày SMA-20. Khối lượng giao dịch (Volume) tăng mạnh so với ba phiên trước đó, bên cạnh chỉ báo dòng tiền MFI cũng tăng trở lại cho thấy các nhà đầu tư đã quay mạnh trở lại thị trường.
Chúng tôi cho rằng, VN-Index đã chính thức xác nhận một sóng tăng điểm theo mẫu hình Falling Wedge. Các cổ phiếu bluechip tăng giá mạnh trở lại sẽ là yếu tố quan trọng cho một sóng có số điểm gia tăng mạnh hơn. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có xu hướng tăng vào phiên giao dịch ngày 14 tháng 7.


Ngưỡng 515 điểm sẽ thách thức đà phục hồi của VN-Index

(CTCK Dầu khí - PSI)
Thị trường trong phiên ngày 13/7 thể hiện sự bùng nổ sau khi Quỹ VEIL và VGF do Dragon Capital quản lý đã chính thức không thoái vốn khỏi Việt Nam.
Theo phân tích kỹ thuật, VN-Index tăng trưởng mạnh với khối lượng tăng hàm ý sự quay lại của dòng tiền. Tuy nhiên, mức kháng cự 515 trong ngắn hạn sẽ một lần nữa thách thức đà hồi phục của VN-Index. Trong trường hợp vượt qua kháng cự này, thị trường sẽ có khả năng xảy ra retest (điều chỉnh giảm, quay lại kháng cự) khi tiến tới khu vực 525 điểm.
Như vậy, nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm trong thời gian gần đây đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện tượng hưng phấn thái quá có thể dẫn tới sai lầm khi nhà đầu tư chạy theo những mã cổ phiếu đã tăng nóng. Giai đoạn hiện tại, kết quả kinh doanh quý II sẽ dẫn dắt sự vận động của thị trường, những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo sẽ thu hút được dòng tiền và nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để mua vào.


Thị trường có khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn

(CTCK FPT - FPTS)
Phiên tăng mạnh ngày 13/7 sẽ giúp tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn sau thời gian dài thị trường trầm lắng. Chúng tôi nhận thấy, nhà đầu tư đã phản ứng khá tích cực với thông tin các quỹ do Dragon Capital quản lý không thoái vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, một số báo cáo gần đây cho thấy khủng hoảng tại châu Âu đã đi qua giai đoạn tồi tệ nhất. Đó là lý do để nhà đầu tư có thể tin tưởng vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Tuy nhiên, sức tăng nóng trong phiên ngày 13/7 cho thấy khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn. Do đó nhà đầu tư nên thận trọng trong những phiên tới, tránh mua cổ phiếu bằng mọi giá.


Nhiều khả năng một xu hướng tăng điểm đang hình thành

(CTCK Đại Việt - DVSC)
Thông tin Quỹ VEIL không thoái vốn đã thổi một luồng sinh khí mới cho thị trường. Khởi đầu cho sự tăng điểm mạnh mẽ của thị trường trong phiên ngày 13/7 chính là sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu chứng khoán và nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ cao. Sau nhiều phiên giao dịch ảm đạm, nhóm cổ phiếu này bất ngờ tăng kịch trần tạo đà tăng điểm mạnh cho các mã cổ phiếu bluechips khác.
Thị trường đang được hỗ trợ tốt bởi các thông tin tích cực trong nước và quốc tế, nhiều khả năng một xu hướng tăng điểm của thị trường đang hình thành. Tuy vậy, việc tăng điểm mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 13/7 đã tạo một khoảng trống “Gap” khá lớn trên đồ thị kỹ thuật, điều này nhiều khả năng sẽ khiến cho thị trường giảm điểm trở lại để lấp đầy khỏang trống này trước khi tiếp tục xu thế đi lên.
Thị trường có vẻ khá hưng phấn trong phiên giao dịch ngày 13/7. Tuy vậy, dòng tiền mặc dù cải thiện đáng kể so với phiên giao dịch ngày 12/7 nhưng nhìn chung vẫn còn đứng ở mức thấp. Chúng tôi cho rằng, dòng tiền đóng vai trò rất quan trọng cho xu hướng thị trường trong những phiên tiếp theo, nếu dòng tiền tiếp tục gia tăng thì nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Ngược lại, nếu dòng tiền không có sự chuyển biến mạnh mà vẫn đứng ở mức thấp, sự thận trọng là không thừa.


Kỳ vòng thị trường vượt qua ngưỡng kháng cự 515 điểm


(CTCK Vietcombank - VCBS)
Phản ứng tích cực trước tin tốt, thị trường đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 13/7. Vượt qua đôi chút lưỡng lự trong phiên, thị trường củng cố đà tăng vào cuối giờ. Một số cổ phiếu bluechips đã tăng điểm rất mạnh. Đà tăng điểm mạnh cùng dòng tiền tăng mạnh cuối phiên gợi mở cho một phiên tích cực tiếp theo vào ngày 14/7 nếu như không có những diễn biến bất ngờ từ thị trường thế giới.
Xét trên khía cạnh kỹ thuật, trước mắt VN-Index sẽ cần vượt ngưỡng kháng
cự mạnh 515. Với diễn biến tăng điểm hỗ trợ của nhóm cổ phiếu chủ chốt trong phiên giao dịch ngày 13/7, chúng tôi kỳ vọng ngưỡng này sẽ được vượt qua. Nhà đầu tư đã mua cổ phiếu giá thấp trong tuần qua có thể kỳ vọng cho lợi nhuận tốt hơn.


Thứ 4, 14/07/2010, 10:05
Hy Lạp bất ngờ phát hành thành công trái phiếu
[/URL][URL="http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/14/euro23052.jpg"]http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/14/euro23052.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/14/euro23052.jpg)

Như vậy Hy Lạp vẫn còn có thể thuyết phục nhà đầu tư rằng nước này có thể vượt qua những vấn đề liên quan đến khủng hoảng nợ châu Âu.


Đồng euro tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng sau khi Hy Lạp phát hành thành công trái phiếu và thông tin lợi nhuận doanh nghiệp cao vượt dự báo.
Moody hạ 2 bậc xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha, từ mức A1 xuống AA2.
Moody cho rằng tăng trưởng kinh tế của Bộ Đào Nha sẽ ở mức thấp bởi xét trừ khi những thay đổi cấu trúc được đưa ra từ trong trung hạn cho đến dài hạn.
Hy Lạp phát hành thành công 1,625 tỷ euro trái phiếu với mức lợi tức 4,65% thấp hơn so với mức 5% mà nước này phải trả cho khoản vay từ Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Nhà đầu tư nước ngoài chiếm 20% trong tổng số nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ Hy Lạp phiên mới đây.
Như vậy Hy Lạp vẫn còn có thể thuyết phục nhà đầu tư rằng nước này có thể vượt qua những vấn đề liên quan đến khủng hoảng nợ châu Âu.
Đồng euro tăng giá so với cả đồng yên Nhật và đồng euro. Đồng euro giao dịch với đồng yên từ mức 110,68 yên/euro lên 112,94 yên/euro.
Ngoài ra, lãnh đạo thuộc liên minh châu Âu tự tin rằng kết quả đợt thanh tra ngân hàng châu Âu được công bố sau 10 ngày tới sẽ cho thấy tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng châu Âu, hệ thống ngân hàng châu Âu vẫn đủ mạnh.

Chính phủ Hy Lạp đã tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, nhiên liệu và rượu. Lương, thưởng của người lao động trong lĩnh vực công đã bị giảm. Theo kế hoạch cải tổ hệ thống tiền lương hưu, người lao động sẽ phải làm việc nhiều với mức lương thấp hơn khi về hưu.
Chính phủ Hy Lạp cũng bắt đầu đưa ra biện pháp mạnh tay ngăn trốn thuế. Chính phủ Hy Lạp có kế hoạch bán 2 công ty thuộc quản lý của chính phủ là Hellenic Railways Organization SA và Thessaloniki Water & Sewage Co SA để huy động được 3 tỷ euro.
Minh Tú
Theo IBNews

TTTT1
15-07-2010, 09:41 AM
Dòng vốn FDI đã bắt đầu quay trở lại Việt Nam
Thứ tư, 14/7/2010, 16:41 GMT+7


Nhiều dự báo cho thấy, năm 2010 nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ khả quan hơn. Nhiều tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài có dự án ở Việt Nam đang có xu hướng quay trở lại thực hiện dự án sau một thời gian dài tạm ngưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này đã góp phần thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng qua.


Cơ sở để vượt
Hiếm có năm nào tình hình diễn biến khả quan như năm nay khi ngay từ những tháng đầu năm, tốc độ giải ngân đã đạt mức rất cao. Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt 5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009. Bình quân mỗi tháng giải ngân vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 900 triệu USD.
Cuối năm 2009, do cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nên một số dự án FDI đã được cấp phép tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn từ công ty mẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm ngưng triển khai các dự án đã bắt đầu khởi động trở lại.
Tập đoàn Uni-President (Đài Loan) là một ví dụ, sau mấy tháng trì hoãn, đầu năm 2010 Tập đoàn Uni-President đã làm lễ khởi công cụm các nhà máy bột mì, mì ăn liền, thức ăn chăn nuôi thủy sản và gia súc trên diện tích 13ha tại Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc (Quảng Nam). Dự án có tổng vốn đầu tư 140 triệu USD, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào đầu năm 2011 và cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 400.000 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động.
Còn Dự án thép Guang Lian-Dung Quất với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD thuộc Công ty Guang Lian Steel (Đài Loan) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho tăng công suất thiết kế từ 5 lên 7 triệu tấn sản phẩm/năm sau hơn ba năm đình trệ.
Ngoài ra, Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới - cũng đã công bố dự án đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở miền Bắc với công suất ước tính là 89 triệu máy/năm.
Không dừng lại ở đó, nhà đầu tư đến từ Đài Loan này cũng đang xúc tiến lại việc triển khai dự án hạ tầng quần thể khu công nghệ cao - đô thị Tràng Cát, thành phố Hải Phòng thông qua việc hợp tác với một đối tác trong nước là Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC, dự án này có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD chỉ là để phát triển hạ tầng của dự án. Khi được đầu tư cơ sở hạ tầng, Foxconn – chuyên về sản xuất ngành điện tử Đài Loan, sẽ trực tiếp xây dựng các nhà máy sản xuất hàng điện tử lớn với vốn có thể lên hàng tỷ USD tại đây. Dự án đang được hai bên hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng vào cuối năm nay.
Theo tiến sĩ Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đầu tư nước ngoài (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), những tín hiệu khả quan về giải ngân vốn FDI từ đầu năm đến nay cho thấy mục tiêu giải ngân vốn FDI của cả năm nay có thể hoàn thành hoặc vượt mức.
Số vốn FDI thực hiện từ đầu năm đến nay tăng còn thể hiện niềm tin, cam kết đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đáng chú ý, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản được tích cực triển khai, do thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn hứa hẹn đầy tiềm năng khai thác.
Đánh giá lượng vốn FDI thực hiện từ đầu năm đến nay, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành cho rằng, đây là dấu hiệu tích cực đối với các cân đối vĩ mô. Nhờ nguồn vốn FDI thực hiện đạt cao mà cán cân vốn thặng dư khá lớn, do đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện hơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tăng khả năng hiện thực
Nhiều dự báo cho thấy, năm 2010 nguồn vốn FDI đổ vào nước ta sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm là làm thế nào để tăng tốc giải ngân có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này.
Ông Thắng khuyến nghị, thay vì quá tập trung vào việc tìm kiếm thêm dự án mới, năm nay cần chú trọng mục tiêu đẩy nhanh tiến độ giải ngân và triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã ký.
“Việc chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện là thách thức không nhỏ. Trong điều kiện hiện nay về quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như năng lực quản lý hiện tại của các cấp quản lý FDI... sức hấp thụ vốn cũng có giới hạn, khó kỳ vọng một con số giải ngân rất ấn tượng,” ông Thắng nói.
Theo các chuyên gia, vấn đề giải ngân thực hiện vốn được xem là mục tiêu trọng tâm trong thu hút đầu tư nước ngoài cho năm nay cũng như những năm sắp tới vì ở những năm trước, Việt Nam từng thu hút một lượng lớn vốn FDI đăng ký với những dự án có quy mô khá lớn, nhưng tỉ lệ giải ngân, tức là số vốn thực đi vào nền kinh tế, chưa cao. Năm 2008, cả nước thu hút trên 64 tỷ USD vốn FDI đăng ký, năm 2009 thu hút trên 21 tỷ USD vốn đăng ký nhưng trong 2 năm này mới giải ngân được 2l,5 tỷ USD, bằng khoảng 25% vốn đăng ký.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì vẫn còn những nguyên nhân khiến nhiều dự án FDI gặp khó khăn khi triển khai thực hiện. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều địa phương thường chậm, thủ tục hành chính phức tạp. Những yếu kém và chậm trễ trong phát triển cơ sở hạ tầng như các tuyến đường liên tỉnh, cầu, điện, cảng biển, giao thông đô thị… cũng làm ảnh hưởng tiêu cực tới các dự án FDI.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp 2010, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, năm nay sẽ tập trung mạnh vào các nhóm giải pháp về chính sách pháp luật, quy hoạch, cải thiện cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực, quản lý nhà nước và xúc tiến đầu tư. Ngay từ đầu năm, bộ đã triển khai nhiều đoàn công tác phối hợp với các địa phương tháo gỡ những ách tắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, ưu tiên những dự án có tính khả thi cao và phù hợp với quy hoạch.(Nguồn: TTX, 14/7)




Thứ 4, 14/07/2010, 14:59
TTCK châu Á lên mức cao nhất trong 3 tuần

http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/14/chauA1407.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/14/chauA1407.jpg)

Thị trường lạc quan sau khi Intel công bố có doanh thu kỷ lục trong quý 2/2010 và Singapore nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2010.



Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 1,3% lên 117,47 điểm tính đến 4h chiều tại thị trường Tokyo và có mức đóng cửa cao nhất tính từ ngày 22/06/2010.
Cứ 8 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Chỉ số hiện thấp hơn 6% so với mức đỉnh cao tính từ đầu năm 2010 thiết lập vào ngày 15/04/2010.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 2,7%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 0,53%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 1,32%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore tăng 0,69%.
Chỉ số SET của thị trường Thái Lan tăng 0,53%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,82%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 0,47%.
Triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn cũng khiến đồng yên sụt giá xuống mức khoảng 113,28 yên/euro từ mức 112,90 yên/euro phiên ngày hôm qua tại thị trường New York. So với đồng USD, đồng yên hạ giá xuống mức khoảng 89,11 yên/USD từ mức 88,74 yên/USD.
Đồng yên yếu giúp lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật thu về được nhiều hơn khi đổi ra đồng nội tệ.
Chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0,6%. Phiên ngày hôm qua, chỉ số này tăng 1,5% và kéo dài chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong 3 tháng.
Cổ phiếu Samsung, hãng sản xuất chip lớn nhất châu Á, tăng 3,5% tại thị trường Seoul – Hàn Quốc.
Cổ phiếu BHP Billiton, tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới, tăng 2,1% tại thị trường Sydney.
Cổ phiếu Toyota, tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, tăng 4% nhờ lạc quan đà phục hồi kinh tế sẽ giúp nhu cầu ô tô tăng.
Ngọc Diệp - Theo Reuters

TTTT1
21-07-2010, 12:24 AM
Thứ ba, 20/7/2010, 11:18 GMT+7Cổ phiếu nhỏ tăng trần trên HOSE




Vn-Index gây bất ngờ cho giới đầu tư khi liên tục chuyển trạng thái trong những phút cuối. Penny-stock tiếp tục là tâm điểm của thị trường trong khi các cổ phiếu lớn vẫn chưa cho thấy dấu hiệu khởi sắc.
Vn-Index đóng cửa phiên sáng nay giảm nhẹ 0,28 điểm, xuống 506,56 điểm. Cú giảm điểm này chỉ được khẳng định trong những phút cuối của đợt khớp lệnh đóng cửa sau khi chỉ số của sàn TP HCM liên tục chuyển trạng thái tại những thời điểm nhạy cảm.
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/E4/58/480.jpg Vn-Index diễn biến đầy bất ngờ trong những phút cuối phiên. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Mở phiên, trước những diễn biến trái chiều (http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2010/07/3BA1E43D/) của chứng khoán thế giới, nhà đầu tư trong nước tỏ ra khá thận trọng. Lệnh giao dịch được đưa vào với khối lượng không lớn khiến lượng cổ phiếu sang tay trong đợt khớp lệnh mở cửa chỉ đạt trên 3,1 triệu chứng khoán, tương đương 87,17 tỷ đồng. Trong khi đó, Vn-Index vẫn tăng nhẹ 0,2 điểm lên 507,04 điểm.
Tuy vậy, sự thận trọng của nhà đầu tư cũng như giao dịch kém lạc quan của các cổ phiếu lớn đã khiến thị trường lập tức rơi vào vùng giảm điểm ngay trong những phút đầu đợt 2. Phần lớn blue-chip bật chỉ báo đỏ hoặc giữ tham chiều vào thời điểm này. Trong những mã lớn, chỉ có ITA, OGC, SAM và SSI tăng điểm nhẹ.
Giao dịch trên sàn TP HCM diễn ra trong trạng thái ảm đạm suốt gần một giờ sau đó. Tính đến 9h40, giá trị giao dịch trên sàn TP HCM chưa vượt nổi 500 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường bắt đầu được cải thiện vào cuối phiên với lực đẩy đến từ các cổ phiếu nhỏ. Trên bảng điện tử sàn TP HCM xuất hiện gần 30 mã tăng trần, trong đó đa phần là penny-stock. Tuy nhiên, động lực này chỉ đủ để giúp VN-Index bật xanh trong những phút cuối đợt 2 và đầu đợt 3 chứ không thể giữ được thành quả của chỉ số này tới cuối phiên.
Kết thúc giao dịch, Vn-Index giảm nhẹ xuống 506,56 điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn tăng hơn 4 triệu chứng khoán so với phiên trước, đạt 47,75 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 1.408,28 tỷ đồng.
Sàn Hà Nội tiếp tục giảm điểm trong phiên sáng nay khi HNX-Index mất 0,22 điểm, xuống 160,15 điểm. Tuy vậy, khối lượng giao dịch trên sàn đã khởi sắc hơn phiên trước với gần 49,8 triệu chứng khoán được chuyển nhượng, tương đương 1.408,36 tỷ đồng.
Tính đến 11h trưa nay, UPCoM-Index của sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết giảm 1,4 điểm, xuống 57,02 điểm. Khối lượng chứng khoán giao dịch qua khớp lệnh đạt 647.100 cổ phiếu, tương đương 14,14 tỷ đồng.

Nhật Minh






Thứ ba, 20/7/2010, 11:19 GMT+7Chỉ số giá tiêu dùng TP HCM giảm lần đầu tiên sau 8 tháng



Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, vật liệu xây dựng, nhiên liệu điều chỉnh giảm trong kỳ tính CPI tháng 7, giúp chỉ số giá tiêu dùng TP HCM đi xuống kể từ tháng 11/2009.
> Giá thực phẩm TP HCM hạ nhiệt (http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2010/06/3BA1D5B3/)
Theo số liệu Cục thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 giảm 0,09% so với tháng 6. Đây là tháng đầu tiên kể từ khi TP HCM áp dụng cách tính chỉ số giá tiêu dùng theo rổ hàng hóa mới (http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/11/3BA15D9D/), CPI giảm so với tháng trước, chứ không còn một chiều đi lên.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, giá tiêu dùng toàn thành phố tăng 4,78% và so với cùng kỳ năm trước đã đi lên 8,71%. Bình quân một tháng trong 7 tháng qua, CPI tăng xấp xỉ 0,67%, cao hơn mức tăng trung bình 7 tháng năm ngoái (chỉ ở mức 0,52%).
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/E4/32/450x350.jpg Gia vị, đường đậu, dầu ăn, rau quả... bán ở các chợ rẻ hơn tháng 6. Ảnh: B.H. Ảnh hưởng lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng thấp nhất trong 2 tháng qua, với 0,05%. Trong đó, giá lương thực hạ tháng thứ 5 liên tiếp, 0,06%. Thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình nhích nhẹ 0,11 và 0,03%.
Đây cũng là tháng TP HCM thực hiện chương trình bình ổn giá cho cả năm 2010 và Tết Tân Mão 2011. Theo đó, thực phẩm thiết yếu như: gạo trắng thường, đường RE, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, được các doanh nghiệp tham gia bình ổn với giá bán thấp hơn giá thị trường ít nhất 10%.
Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông; bưu chính viễn thông là 3 nhóm giảm tháng 7. Giao thông sau khi lùi 0,62% ở tháng 6, tiếp tục sụt mạnh trong tháng này (1,05%), do hiệu ứng từ việc xăng dầu điều chỉnh ở tháng trước.
Các nhóm hàng còn lại đắt hơn tháng 6: 0,05-0,21%.
Không còn diễn biến trái chiều như hai tháng trước, chỉ số giá vàng và USD tháng 7 đồng loạt đi lên, 0,43-1,83%.

Bạch Hường

peace dragon nhatientri
21-07-2010, 08:18 AM
Nó không lên được các pak cứ đạp sàn cho em nó vài phiên! Sẽ tạo được sự hấp dẫn và tính thanh khoản, em này ngon thía mà chẳng ai chịu mua:D

TTTT1
21-07-2010, 11:14 PM
Nó không lên được các pak cứ đạp sàn cho em nó vài phiên! Sẽ tạo được sự hấp dẫn và tính thanh khoản, em này ngon thía mà chẳng ai chịu mua:D
=> Tình hình chung mà kụ .
Cp nào "hiện nay" mà thanh khoản & tăng giá thì phải có Thuyền trưởng - Đội lái làm giá ... hết.



Cuộc Bình chọn BCTN 2010: 30 DN được tôn vinh
21/07/2010 10:06:39


Các DN nhận giải BCTN tốt nhất năm 2010



(ĐTCK-online) Theo dự kiến ban đầu, Cuộc Bình chọn BCTN năm 2010 gồm có 03 loại giải chính: Giải BCTN xuất sắc nhất, giải BCTN tốt nhất và giải BCTN có thiết kế ấn tượng nhất. Tuy nhiên, điểm bất ngờ thú vị là BCTN của các DN tham dự Cuộc Bình chọn năm nay có chất lượng tốt hơn nhiều năm ngoái.
Kết quả chấm điểm cho thấy, trong 30 BCTN được trao giải, 9 báo cáo nằm trong top đầu có mức chênh lệch điểm khá nhỏ.
Các báo cáo thuộc nhóm này đều được làm đúng quy định, thiết kế đẹp và mỗi báo cáo có một sự sáng tạo riêng, mang lại giá trị thông tin cho người đọc. Sau nhiều lần thảo luận, cuối cùng Hội đồng Bình chọn và Ban tổ chức đã quyết định cơ cấu thêm một Giải đặc biệt cho báo cáo đạt điểm cao nhất (96/100) và tăng số lượng báo cáo đoạt giải xuất sắc nhất, nhằm khuyến khích và tôn vinh những DN đầu tư nghiêm túc và dành nhiều nỗ lực cho việc hoàn thành cuốn niên bản đặc biệt này.
Kết quả cụ thể như sau:
TÊN CÔNG TY
Mã CK
Sàn niêm yết
Danh hiệu
CTCP DƯỢC HẬU GIANG
DHG
HOSE
Giải Đặc biệt
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)
STB
HOSE
Giải BCTN xuất sắc nhất năm 2010
CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN
SSI
HOSE
TỔNG CTCP KHOAN & DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ
PVD
HOSE
CTCP TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH
TTF
HOSE
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
ACB
HNX
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)
SHB
HNX
NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM (EXIMBANK)
EIB
HOSE
CTCP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
VCS
HNX
CTCP HOÀNG ANH GIA LAI
HAG
HOSE
Giải BCTN tốt nhất năm 2010
CTCP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC
CMG
HOSE
CTCP VẬT TƯ XĂNG DẦU COMECO
COM
HOSE
TỔNG CTCP XNK VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX)
VCG
HNX
CTCP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
VNM
HOSE
CTCP XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH
HBC
HOSE
TỔNG CTY PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC
KBC
HOSE
CTCP FPT
FPT
HOSE
CTCP CHỨNG KHOÁN TP. HCM
HCM
HOSE
CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
HPG
HOSE
CTCP TẬP ĐOÀN HOA SEN
HSG
HOSE
CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC
TDH
HOSE
CTCP DỊCH VỤ TỔNG HỢP SÀI GÒN (SAVICO )
SVC
HOSE
TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT
BVH
HOSE
CTCP VĂN HÓA TÂN BÌNH
ALT
HNX
TỔNG CTCP XÂY LẮP DẦU KHÍ
PVX
HNX
CTCP VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM
VST
HOSE
CTCP XÂY DỰNG COTEC
CTD
HOSE
CTCP KHO VẬN GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG TP. HCM
TMS
HOSE
CTCP HÓA AN
DHA
HOSE
TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ
DPM
HOSE
CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN
SSI
HOSE
Giải BCTN có thiết kế ấn tượng nhất
CTCP DƯỢC HẬU GIANG
DHG
HOSE
DN được nhà đầu tư bình chọn là đơn vị công bố thông tin minh bạch nhất
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
ACB
HNX


=> ALT vào đến vòng cuối cùng, vượt qua ~ 520 công ty còn lại ;) [/URL]http://forum..com/Images/Emoticons/eusa_dance.gif (http://forum..com/Images/Emoticons/eusa_dance.gif) http://forum..com/Images/Emoticons/eusa_dance.gif (http://forum..com/Images/Emoticons/eusa_dance.gif)

Hèn gì sáng nay dìm giá để gom hàng :)



Thứ 2, 19/07/2010, 07:24
Warren Buffett cho rằng kinh tế Mỹ đã hồi phục 40 đến 50%
[URL="http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/19/buffet25062.jpg"]http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/19/buffet25062.jpg (http://images1..vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/19/buffet25062.jpg)

Theo ông Warren Buffett, nước Mỹ đã trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng và chưa thể hồi phục hoàn toàn. Kinh tế Mỹ mới chỉ hồi phục được khoảng 40 đến 50%.



Sau chuyến thăm tới một nhà máy của LG tại bang Michigan, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trả lời phỏng vấn NBS News.
Phóng viên Chuck Todd đã hỏi liệu có phải lãnh đạo các doanh nghiệp, trong đó có tỷ phú Warren Buffett nói với Tổng thống Obama rằng họ không đầu tư tiền để tạo việc làm bởi họ chưa chắc chắn về việc chính phủ sẽ quyết định thế nào đối với vấn đề thuế và quy định điều tiết thị trường.
Tổng thống Obama cho biết sẽ trả lời về những gì tỷ phú Buffett đã nói với ông.
Theo ông Warren Buffett, nước Mỹ đã trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng và chưa thể hồi phục hoàn toàn. Kinh tế Mỹ mới chỉ hồi phục được khoảng 40 đến 50%. Con đường còn rất dài.
Lý do những người đứng đầu doanh nghiệp chưa thật sự đẩy mạnh đầu tư và tạo nhiều việc làm như thị trường mong muốn chính là sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để mọi thứ trở lại như cũ.
Tỷ phú Warren Buffett nói đến thị trường nhà đất Mỹ nơi hàng năm có khoảng 1,2 triệu gia đình mua nhà hàng năm. Xu thế bao lâu nay vẫn vậy.
Thế nhưng đã có khoảng 4 đến 5 năm, do bong bóng và tín dụng dưới chuẩn và nhiều sai lầm trên thị trường thế chấp, 2 triệu căn nhà được xây dựng hàng năm. Hiện nay, số nhà xây dựng mỗi năm chỉ còn 500 nghìn.
Theo tỷ phú Buffett, sẽ lại có 1,2 triệu người mua nhà hàng năm nhưng dự trữ nhà đã ở mức quá lớn.
Vì thế thách thức hiện nay ở chỗ đưa ra biện phát thoát suy thoái và nắm bắt cơ hội trong tương lai.


My Vân
Theo CNBC

24hvietstock
22-07-2010, 12:06 AM
Hôm nay thanh khoản như thế là tốt! Các pak thế mà phát huy:D

TTTT1
24-07-2010, 07:57 PM
Hôm nay thanh khoản như thế là tốt! Các pak thế mà phát huy:D
Uhm. Tỷ lệ nắm giữ ALT cứ tăng dần lên giá rẻ :)
Thứ 5 là 6,400 cp .
Thứ 6 thì 3,000 cp.

Có khi thứ 2 là 10,000.
Thứ 3 thì .v.v. :scratch_one-s_head:

TTTT1
30-07-2010, 09:31 PM
Tuyển dụng đây , bà con nhảy vào đê : http://forum..com/Images/Emoticons/eusa_boohoo.gif (http://forum..com/Images/Emoticons/eusa_boohoo.gif)http://alta.com.vn/UserFile/File/Th...1280308663.pdf
http://forum.vietstock.images/vietstock/smilies/hes.gif (http://forum.vietstock.images/vietstock/smilies/hes.gif)



(http://******************.vn/RC/N/CFEDHI/dao-chieu-vao-phut-chot-dow-jones-vuot-10-200-diem.html)http://www.vinacorp.vn/news/vn-index-dang-tich-luy-don-con-song-lon-sap-toi/ct-403488

http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/59686/index.aspx

http://mhbs.vn/news/detail.do;jsessionid=DD850C2E6CC00F5881051494369F7 4D8?id=67952

http://******************.vn/RC/N/CFEDHI/dao-chieu-vao-phut-chot-dow-jones-vuot-10-200-diem.html

http://.vn/20100721064417937CA32/rcm-kinh-te-my-se-khong-suy-thoai-ttck-the-gioi-nua-sau-nam-2010-len-manh.chn

http://vinacorp.vn/news/penny-van-la-tam-diem-cua-thi-truong/ct-402900

http://vinacorp.vn/news/co-hoi-cho-ttck-6-thang-cuoi-nam/ct-402856

TTTT1
05-11-2010, 10:14 AM
Tầng trệt :
http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/2010/001_TRET_ngoai_vao_ab_1283984867.jpg

TTTT1
09-11-2010, 10:05 AM
Tầng một :
http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/2010/002_TANG_1c_(2)_1283985116.jpg

TTTT1
09-11-2010, 10:16 PM
Tầng 2 ( quầy ) :
http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/2010/002_TANG_2Cashier_2_1283985188.jpg

TTTT1
11-11-2010, 09:23 AM
Tầng 2 :
http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/2010/003_TANG_2b_1283985405.jpg

TTTT1
23-11-2010, 07:43 PM
Tổng thể cận ngoại cảnh :
http://alta.com.vn/UserFiles/File/ALTA_PLAZA/2010/005_Tong_the_ngoai_that_2_1283985511.jpg

TUANTU2012
25-03-2012, 09:50 AM
Khai quật ngôi mộ cổ vốn đã bị quên lãng & chìm sâu trong lòng đất ... :) :cuoichemieng: