PDA

View Full Version : Lúc này công ty niêm yết chỉ nên tập trung vào IR



1000percent
30-12-2011, 09:37 AM
-------------------------------------

Blogger: Hoàng Thạch Lân

Thời gian đăng: 26/12/2011

Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/
--------------------------------------



Nhân bài viết của 1 vị Phó Giáo sư tiến sĩ (viết tắt là bác PGS) trên ĐTCK tuần trước mà trang online của báo đã sửa tựa đề 1 chút là “Sống chết mặc bay (http://******************.vn/RC/N/CHCAJD/song-chet-mac-bay.html)“, theo đó bác PGS kết luận rằng lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì đó, chứ nhìn cổ đông bán rẻ tài sản là cái tội của họ. Tui vốn nửa ủng hộ nửa phản đối bác PGS, nhưng ở đây chỉ xin nói 1 chút về cái ủng hộ có tên tắt là IR (investor relation). Tất nhiên chỉ là kinh nghiệm cá nhân nên có thể sẽ có nhiều phiến diện, nhưng là blog mà…


Theo tui hiểu lơ mơ, IR là 1 hoạt đông tương tự như PR, tức là doanh nghiệp cũng cần tiếp cận cổ đông như khách hàng, như cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động để tạo niềm tin và sự kết nối. IR là hoạt động trao đổi thông tin hai chiều, doanh nghiệp phát tin ra và nhận tín hiệu phản hồi từ người nhận, sau đó điều chỉnh quan hệ và hoạt động giữa chính họ. Khi đã tạo và kết được tốt đẹp rồi thì doanh nghiệp sẽ đạt thuận lợi trong những giai đoạn cần sự ủng hộ của cổ đông để phát triển, mở rộng… ví dụ như phát hành tăng vốn, nhảy vào 1 lãnh vực kinh doanh mới, chơi với đối tác mới… Tuy nhiên, cho đến nay tui thấy có cty NY coi IR chả khác gì 1-2 kỳ họp ĐHCĐ thường niên, có cty coi IR như là 1 hoạt động công bố thông tin (CBTT) mà chủ yếu là theo quy định của các Sở GDCK, cũng có cty coi IR chỉ là những đợt làm roadshow mỗi khi đòi tăng vốn, mà trong những buổi như thế thì chỉ lo nói mặt tốt và tìm cách bao biện (thậm chí lờ) những cái chưa tốt mà có ai đó tọc mạch cầm micro nói ra…


Vào cái thời chứng trường còn sôi động (cũng mới 1-2 năm qua thôi chứ đâu xa) chắc nhiều người vẫn nhớ rằng rất nhiều cty CK thay nhau tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề với chuyên gia ktế, với cty NY… Cái đó là 1 phần của IR. Cty tui cũng tham gia khá tích cực vào mấy cái ì ven này, tuy nhiên, càng làm càng thấy khó, không chỉ với cty NY có tư duy kiểu như trên mà ngay cả đối với việc thuyết phục NĐT: nhiều người chỉ đi khi cho rằng đây là dịp cty tiết lộ tin gì đó có thể giúp cp tăng giá. Cp tốt đến mấy, EPS cao đến mấy, P/E thấp đến mấy… mà mai vẫn giá vẫn lình xình thì đi làm gì?


Thực tình, tui nghĩ rằng ở chứng trường nhà mình, nói đến cổ đông là cũng có nhiều loại cổ đông. Dài hạn có mà ngắn hạn còn nhiều hơn, thậm chí nếu xét theo cái tiêu chí này thì cũng còn có loại cứ cho mình dài hạn mà đánh đấm lướt lát suốt. Có người rất tâm huyết, mua cp nào là tìm hiểu tài liệu, tìm cách tham dự event và giao lưu với lãnh đạo cty NY dữ lắm; nhưng cũng có nhiều người chả quan tâm đến doanh nghiệp làm gì vì họ chỉ phân tích kỹ thuật và dự báo theo xu hướng, mã cp chỉ là 3 ký tự mà họ phải nhớ nhất thời thôi… Tui giả làm nhà thống kê học như vậy để nói rằng, xét từ góc độ lãnh đạo cty NY thì có những người cùng chí hướng với họ nhưng cũng có người không, có những người họ cần làm IR cho tốt nhưng cũng có những người mà họ chả cần phải biết là ai. Do đó, nếu nói rằng “việc để chính cổ đông của mình phải bán rẻ tài sản họ sở hữu, đó cũng là cái tội của ban lãnh đạo” như bác PGS nói, e là hơi nặng, khiến họ buồn rầu thêm vì họ còn đang bận gánh trên lưng những mối lo lãi suất, lợi nhuận. Còn nói họ theo cái cách giật tít thì lại càng mất tình nghĩa quá, đâu phải cty nào cũng chỉ chăm chăm bán giấy thu tiền đâu?


Nói mấy chữ chả cần biết là ai, tui nhớ lại 1 kỳ ĐHCĐ của 1 cty chưa NY nhưng cũng có tiếng ở OTC cách đây mấy năm mà tui dự. Trong cuộc họp đó, bác lãnh đạo cty cứ bị 1 anh chàng bủa vây bằng rất nhiều câu hỏi, chủ yếu là để phê phán. Nói chung là những thứ bác làm đang khiến cổ đông vừa chịu thiệt thòi vì giá rớt, vừa phải chuẩn bị nộp thêm tiền. Tuy nhiên, điểm hài hước của buổi trao đổi này là bác lãnh đạo, sau khi được 1 ban nào đó tư vấn, phát hiện ra chàng kia là dân môi giới OTC, vốn liên tục mua bán thường xuyên nhưng nay kẹt hàng, ức chế; đã trả lời đại ý rằng những việc bác làm chỉ phục vụ cho lợi ích của các cổ đông dài hạn, chư 0 quan tâm đến những cổ đông lướt sóng. Tui chả dám phán ai sai (tui nghĩ ai cũng có lý cả), nhưng rõ ràng ở những cty đại chúng luôn có nhiều loại cổ đông mà lãnh đạo doanh nghiệp không thể 0 để ý đến.


Vậy lúc này, nếu là lãnh đạo cty NY thì nên làm gì? Theo tui, ngoài việc hy vọng các bác quản lý tái chín chứng trường hay chờ ktế tốt hơn 1 cách thụ động thì cần tập trung vào công tác IR. Nên gia tăng CBTT qua truyền thông, báo chí, cánh môi giới (cty CK) hay tổ chức giao lưu bất thường như các bác bên HBC để truyền tải thông tin đến đúng người đúng chỗ (nhưng đừng có nổ quá). Chừng trường mình đang có 1 điểm chết người là 0 nhiều người tin vào các BCTC của cty NY. Ở cái ngành mà thông tin còn có giá hơn… tiền bạc, những phàn nàn kiểu CBTT thụ động, sơ sài… tui không nói, mà BCTC vốn là thông tin có giá nhất mà để NĐT không tin thì chết rồi. Phải gia tăng trao đổi thông tin, giải trình trung thực và cung cấp thêm tài liệu thuyết minh để lấy lại niềm tin của NĐT.


Ngoài ra nếu được, cty NY nên thuê làm các bản định giá cty (vốn trước đây chỉ làm khi có đối tác muốn mua cổ phần) và công bố rộng rãi cho thiên hạ. Cũng có thể mở cửa mời thành viên mới mua cổ phần từ những người cũ (nhưng 0 nên mua từ cổ đông cốt cán cũ như vụ THV). Tuy nhiên, đỡ giá bằng cách bỏ túi ra mua vào (mua cp quỹ) hay hô hào bà con đừng bán suông chỉ có tác dụng tâm lý ngắn hạn. Tui nghĩ không nhiều cty có đủ tiềm lực để có thể “chống lại” những kẻ đang có nhu cầu xả hàng kẹt, hàng nợ… vào lúc này đâu. Tiền kinh doanh đang khó, tín dụng thì hiếm, nay mà lại nghe xui để bỏ tiền ra đỡ giá trên sàn có khi chết chùm. Kéo giá lên lại phiêu lưu, có thể tạo sóng ngắn chứ khó bền, do chứng trường cũng phải “tuân theo” tình hình ktế nói chung, ktế không tốt hơn lên trước, chứng trường còn lâu mới bật được như thời hoàng kim trước kia.