PDA

View Full Version : Giá vàng sẽ lên tới đâu?



goldnews
13-11-2009, 01:23 PM
Thứ sáu, 13 Tháng 11 2009 11:26


[/URL] [URL="http://goldnews.vn/GN/images/stories/Vang/gold11.jpg"]http://goldnews.vn/GN/images/stories/Vang/gold11.jpg (http://www.addthis.com/bookmark.php)
Một cơn sốt vàng toàn cầu đang xảy ra do các quỹ đầu cơ (hedge funds), những tay đầu cơ giàu có và các chính phủ… đổ xô đi mua vàng để tích trữ.

Từ lâu vàng đã được coi là nơi trú ẩn cuối cùng cho những nhà đầu tư yếu bóng vía. Hiện nay Giá vàng (http://goldnews.vn/GN/thi-truong-vang/thi-truong-trong-nuoc.html) đang tăng dần theo đà suy yếu của đồng đô la Mỹ, thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của châu Âu và Mỹ, các ngân hàng (http://goldnews.vn/GN/tai-chinh/ngan-hang.html) trung ương tiếp tục bơm nhiều tỉ đô la vào các nền kinh tế đang suy thoái… tạo ra mối lo sợ về một bong bóng tài sản khác đang phình ra và sắp bùng nổ.

Bà Suki Cooper, nhà chiến lược về kim loại quý của Barclays Capital tại New York, nhận xét: “Không phải là vàng thay đổi, nhưng người mua vàng đã thay đổi. Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch mang tính cơ cấu ở phương diện đầu tư, từ các ngân hàng trung ương châu Á cho tới các nhà đầu tư cá nhân đang mua vàng thỏi để cất giữ”. Bà Cooper dự báo giá vàng sẽ lên mức 1.140 đô la Mỹ/ounce vào quí 2 năm tới. “Sức hấp dẫn của vàng đang tăng lên”, bà nói thêm.

Tuy vậy, ngay cả những người dự báo giá vàng tăng cũng bị sốc khi Chính phủ Ấn Độ công bố sẽ mua 200 tấn vàng của Quỹ Tiền tệ quốc tế với giá 6,7 tỉ đô la Mỹ, nâng tỷ lệ của vàng trong quỹ dự trữ của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ - hiện có giá trị khoảng 285,5 tỉ đô la Mỹ, từ 4% lên 6%.

Tiếp theo Ấn Độ, hôm thứ Năm tuần trước, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cũng công bố sẽ mua vàng. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong sáu năm qua đã lặng lẽ nâng gấp đôi lượng vàng dự trữ, nhưng với động thái của Ấn Độ hồi cuối tuần giới phân tích cho rằng đã có dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương đang xa rời dần các tài sản định giá bằng đô la như trái phiếu chính phủ Mỹ để chuyển sang dự trữ vàng.

Xu thế của các ngân hàng trung ương, một mặt xói mòn nỗ lực của Mỹ trong việc chào bán trái phiếu chính phủ để có tiền trang trải thâm hụt ngân sách, một mặt đẩy giá vàng lên cao.

Hôm thứ Hai 9-11, sau những động thái của Ấn Độ và Sri Lanka, giá vàng lập tức lên mức 1.106 đô la Mỹ/ounce, mức cao nhất trong 20 năm qua. Nhưng nếu điều chỉnh theo tỷ lệ trượt giá thì giá vàng hiện vẫn còn thấp so với mức 1.885 đô la Mỹ/ounce những năm 1980 (xem bảng).

Theo Hội đồng Vàng thế giới, trong quí 2-2009, lượng tiêu thụ vàng trang sức trên toàn cầu giảm 20% so với quí trước, trong khi nhu cầu mua vàng thỏi, vàng miếng của nhà đầu tư đã tăng tới 51%.

Một điểm mới đáng chú ý là nếu như trước đây người dân Trung Đông và châu Á thường mua vàng để tích trữ tài sản thì nay xu hướng đó đã chuyển sang Tây Âu và Bắc Mỹ. Đợt bán vàng hồi cuối tháng trước của siêu thị Harrods ở London ghi nhận “vàng thỏi bán chạy hơn tiền vàng; vàng thỏi 100 gam cho nhà đầu tư cá nhân bán chạy nhất” và lượng mua vàng thỏi loại dưới 100 ounce (khoảng 3 ki lô gam) đã tăng tới 80% so với cùng kỳ.

Theo giới phân tích, ngoài nỗi lo sợ trước tương lai bấp bênh, người giàu Âu-Mỹ còn lo ngại những xu hướng chính trị gần đây - chẳng hạn việc các ngân hàng Thụy Sỹ phải cung cấp danh tánh các khách hàng Mỹ giàu có cho chính quyền Mỹ - làm cho việc gửi tiền ở ngân hàng không còn “bí mật” nữa. Họ muốn đầu tư vào những tài sản có thể cất giấu dễ dàng khỏi sự soi mói của nhân viên thuế vụ và vàng là lựa chọn hợp lý nhất.

Trước những xu thế như vậy, ông Jim Rogers - một nhà đầu tư nổi tiếng trong ngành kinh doanh cổ phiếu hàng hóa, dự báo trên Đài Truyền hình Bloomberg đầu tuần trước rằng giá vàng sẽ lên tới 2.000 đô la Mỹ/ounce.

Nhận định của ông Rogers lập tức nhận được sự phản bác mạnh mẽ của Giáo sư Nouriel Roubini - nhà kinh tế - đã tiên đoán sớm và chính xác việc nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính (http://goldnews.vn/GN/tai-chinh.html) toàn cầu.

Tại một cuộc hội nghị ở New York thứ Tư tuần trước, Giáo sư Roubini nói rằng, dự báo của ông Rogers là “hoàn toàn phi lý”. Theo ông Roubini, hiện chưa có áp lực lạm phát hoặc áp lực kinh tế nào có thể đẩy giá vàng lên mức 2.000 đô la Mỹ/ounce.

Tuy vậy, Giáo sư Roubini thừa nhận các biện pháp kích thích kinh tế mà các chính phủ đang thực hiện đã tạo ra những quả bong bóng tài sản, đẩy giá cổ phiếu và giá bất động sản tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo ông, nếu các biện pháp này không sớm chấm dứt, nền kinh tế thế giới (http://goldnews.vn/GN/tin-tuc/kinh-te-the-gioi.html) có khả năng rơi vào một cuộc suy thoái thứ hai trong một tương lai không xa. Giáo sư Roubini đã không xét tới vai trò của vàng như một phương thức thanh toán và dự trữ được giới đầu tư chọn lựa trong những thời điểm mà tương lai có vẻ bấp bênh. Chính vì vậy lập luận của Giáo sư Roubini về xu thế của giá vàng xem ra ít sức thuyết phục.

TTTT1
25-11-2009, 12:57 PM
Vàng tăng mạnh thể hiện sự suy đồi đạo đức của thế giới - những sự vụ tham nhũng lan tràn ỏ các nước XHCN & TBCN - sự phân hóa tài sản XH trong từng nước & giữa các nước còn quá bất công - .v.v.

Tôi nghi ngờ trình độ quản lý của Hoa Kỳ , của Châu Mỹ - Châu Âu - .v.v. Nơi luôn tự hào về trình độ siêu đẳng và dẫn dắt tương lai cho thế giới.
Họ chỉ hơn ta ở 1 nền tảng tốt là TBCN , còn ta nền tảng XHCN . Và cũng chỉ đơn giản vì thế mà chênh lệch GDP của họ & ta cách xa nhau 1 trời 1 vực .
.v.v.

Có vẻ giai đoạn nầy vàng vẫn sẽ trên 1,000 USD/oz khi trình độ của những nước dẫn dắt thế giới chưa vượt trội như nhu cầu cần có .

( Ng.Tấn Quan )

khongbietthihoi
25-11-2009, 09:22 PM
Giá vàng lên đến một mốc nào đó mà khả năng đêm về lợi nhuận lớn nhất cho FED và tất cả những quốc gia nhập khẩu vàng từ FED sẽ chấp nhận những khoản giá cao cắt cổ, rồi họ nhin những đồng vàng khó khăn kiếm được trông chốt lát thành mây khói và những hệ lụy từ việc xem vàng là Bản Vị trong giao dịch thế giới.
Chúng ta (vn) không tránh khỏi những thiệt hại từ vàng thay đổi Bản Vị, mà lý do đơn giản nhất là lòng tham của nhà đầu tư nhỏ lẻ tạo nên.
Nhiều NĐT nhỏ góp thành to---> nhà nước dù muốn hay kô cung phải nhập vàng từ FED, chứ TQ kô có nhiều vàng như chúng ta tưởng đâu? heeeee

stockwizard
13-11-2010, 08:58 AM
Giá vàng sẽ đi về đâu?

(Vietstock) - Chỉ trong 2 ngày 08 và 09/11/2010, giá vàng đã tăng vọt thêm 3 triệu đồng/lượng, lên trên mức 38.2 triệu đồng/lượng. Mức giá này đã vượt xa giá vàng thế giới khi quy đổi ngay cả theo tỷ giá thị trường tự do cộng thêm chi phí nhập khẩu. Vietstock điểm lại một số diễn biến, phân tích biến động trong thời gian tới và dự báo giá vàng ngắn hạn dựa trên phân tích kỹ thuật.

* Giá vàng nhảy từng giờ lên 38,2 triệu đồng, USD leo thang

* Giá vàng leo thang lên đỉnh mới 1.410 USD

Giá vàng thế giới và sự suy yếu của đồng USD

Giá vàng thế giới đã tăng vọt khi có tin Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, bằng quyết định tung 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ, và làm đồng USD suy yếu. Chỉ số USD-Index(*) lập tức sụt giảm từ mức đỉnh 88 điểm vào đầu tháng về mức 76 điểm vào ngày 06/11, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay. Như vậy, USD-Index đã giảm gần 14% từ mức đỉnh hồi tháng 6 năm nay.

Kể từ đầu năm đến cuối tháng 7/2010 dường như USD-Index và giá vàng có mối tương quan thuận chiều. Đây có thể là một điều không bình thường, vì giá vàng thường đi ngược chiều với giá trị của đồng USD. Điều này có thể giải thích là do trong giai đoạn này, khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã khiến cho đồng USD trở nên có giá. Đồng thời, rủi ro kinh tế gia tăng khiến giá vàng cũng tăng theo.

Biến động giá vàng và USD-Index trong năm 2010

Nguồn: USGold và tổng hợp của Vietstock

Kể từ giữa tháng 8 đến nay, USD-Index không ngừng sụt giảm và khiến giá vàng tăng vọt. Giá vàng tăng từ 1,188 USD/oz từ đầu tháng 8 lên mức 1,411 USD/oz vào ngày 09/11/2010, tức tăng gần 20% chỉ trong vòng 3 tháng.

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân chính của việc giá vàng tăng mạnh trong 3 tháng gần đây là do đồng USD mất giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao khi mà hầu hết các NHTW vẫn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Ngoài ra, việc NHTW nhiều nước tăng tích trữ vàng thay vì USD cũng gây sức ép lên giá vàng.

Giá vàng trong nước vượt xa giá vàng thế giới

Giá vàng vào ngày 09/11 đã được đẩy lên mức 38.2 triệu đồng/lượng. Với mức giá này thì giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 1.8 triệu đồng/lượng, quy đổi theo giá vàng thế giới là 1,411 USD/oz và tỷ giá thị trường tự do là 21,500 VND/USD. Nếu quy đổi theo tỷ giá chính thức là 19,500 VND/USD thì mức chênh lệch này lên tới 5 triệu đồng/lượng.

Việc giá vàng trong nước cao hơn gần 2 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới, ngay cả khi với được tính theo tỷ giá cao nhất trên thị trường, là một điều không bình thường. Với mức giá này, những nhà kinh doanh vàng hoàn toàn có thể nhập vàng vào kho ngoại quan để kiếm lợi một cách dễ dàng. Điều này cho thấy giá vàng tăng mạnh không chỉ do giá vàng thế giới và tỷ giá tăng; mà có thể do giới đầu tư lo ngại trước vấn đề tỷ giá hoặc giới đầu cơ đang “làm xiếc” với giá vàng trên thị trường.

Kể từ năm 2008 đến nay, giá vàng tăng mạnh thường là một tín hiệu báo trước việc điều chỉnh tỷ giá. Gần đây nhất, vào thời điểm trung tuần tháng 11/2009, cơn sốt giá vàng cũng đã xảy ra. Chỉ trong 1 ngày giá vàng đã tăng vọt thêm hơn 2 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân chính của đợt tăng giá vàng này là do có tin đồn tiền đồng sắp bị giảm giá. Thực tế sau đó, ngày 25/11/2009, NHNN đã tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5.44%, trước áp lực của tỷ giá trên thị trường. Do vậy, một kịch bản tương tự trong thời điểm hiện nay là điều hoàn toàn có thể diễn ra.

Tỷ USD/VND trần và trên thị trường tự do từ 2008 đến nay

Nguồn: NHNN và tổng hợp của Vietstock

Giá vàng sẽ đi về đâu?

Với quyết định cho phép nhập khẩu vàng của NHNN, chúng tôi cho rằng sẽ khó tiếp tục xảy ra hiện tượng chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Hiện tại, giá vàng đã giảm xuống quanh mức mức 36.5 triệu đồng/lượng. Biến động của giá vàng trong thời gian tới chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố là tỷ giá và giá vàng thế giới.

Đối với giá vàng thế giới: Giá vàng thế giới hiện đã lên trên 1,400 USD/oz, mức cao nhất trong lịch sử. Có nhiều dự báo cho rằng giá vàng thế giới tiếp tục tăng do chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn đang diễn ra và tính mùa vụ trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, NHTW nhiều nước cũng đã thay đổi chiến lược dự trữ USD sang dự trữ vàng khi niềm tin vào đồng USD suy giảm. Tuy nhiên, khả năng giá vàng biến động bất thường dường như không lớn, vì kinh tế thế giới vẫn đang khá ổn định, và có thể sau đó đồng USD sẽ mạnh dần trở lại.

Đối với tỷ giá: Hiện tại, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã vượt qua mốc 21,000 VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức khoảng 8%. Điều này cho thấy sức ép buộc NHNN phải can thiệp vào thị trường là rất lớn. Việc NHNN tuyên bố sẽ bơm USD để ổn định tỷ giá trên thị trường đã mang lại hiệu quả ban đầu. Hiện tại, tỷ giá thị trường tự do đang ở mức khá cao và dường như đã đến ngưỡng kỳ vọng nên khó tăng mạnh thêm nữa.

Những phân tích trên cho thấy sự biến động mạnh của giá vàng trong ngày 09/11/2010 chỉ là một phản ứng thái quá của thị trường. Giá vàng hiện đã giảm lại về quanh mức 36.5 triệu đồng/lượng, cao hơn chút ít so với giá vàng thế giới khi quy đổi theo tỷ giá thị trường tự do.

Chúng tôi cho rằng giá vàng trong nước vẫn có thể tiếp tục tăng, nhưng sẽ không còn đột biến do tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và giá vàng thế giới đã bước vào ngưỡng khó tăng mạnh thêm nữa.

Phân tích kỹ thuật: Giá vàng sẽ không điều chỉnh quá sâu

Sau khi chạm mốc quan trọng 1,400 vào ngày 08/11/2010, giá vàng chưa có dấu hiệu chững lại đà tăng giá.

Theo đồ thị daily, trong vòng 2 năm qua giá đã hình thành một kênh tăng trưởng vững chắc. Điều đáng chú ý là hiện nay, giá vàng đã ở rất sát cận trên của kênh tăng giá này. Với 3 lần test rất thành công trong 2 năm qua, ngưỡng này nhiều khả năng sẽ ngăn cản đà tăng ngắn hạn của vàng bắt đầu từ cuối tháng 07/2010.

Theo chỉ báo chuyên dụng cho đếm sóng Elliott Wave Oscillator (EWO) thì một phân kỳ giá xuống đang hình thành. Điều này cho thấy, sóng 5 nhỏ (sóng cuối cùng trong 5 sóng đẩy) của sóng 1 tăng giá lớn có khả năng sẽ kết thúc trong vòng 2 - 3 tháng tới. Kể từ đó sẽ bắt đầu sóng hiệu chỉnh giảm với 3 sóng thứ cấp a, b, c theo lý thuyết về sóng Elliott.

Dự kiến giá vàng sẽ tạm thời điều chỉnh sau khi chạm vào vùng 1,450 – 1,500. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này sẽ không quá sâu. Có hai luận điểm chính để lý giải cho điều này:

Thứ nhất, đám mây giá Kumo của Ichimoku Kinko Hyo sẽ tiếp tục đóng vai trò chống đỡ cho giá giống như nó đã từng làm rất thành công trong giai đoạn tháng 06/2009, tháng 03/2010 và tháng 08/2010.

Thứ hai, cận dưới của kênh giá tăng có độ dốc khá thấp (xấp xỉ 30 độ) và số lần test thành công trên 5 lần nên độ tin cậy là cao.

Vì vậy, nếu có điều chỉnh thì khả năng giá vàng phá vỡ ngưỡng 1,250 trong vòng 6 tháng tới là rất thấp. Nhiều khả năng sẽ xuất hiện sóng Harmonic lồng vào trong sóng Elliott hiệu chỉnh dạng flat.

___________________

(*) USD-Index là một điểm chuẩn hàng đầu trên thế giới và được công nhận rộng rãi để đo lường giá trị quốc tế của đồng đô-la Mỹ. USD-Index được tính toán bởi tỷ giá giữa đồng USD và rổ 6 loại tiền tệ: EUR, JPY, GBP, CHF, CAD và SEK. Sử dụng USD-Index giúp các nhà đầu tư dịch chuyển các khoản đầu tư để có một danh mục tối ưu. Qua chỉ số này, chúng ta cũng có thể đo lường sức khỏe và biến động của các nền kinh tế.

Hồ Bá Tình – Nguyễn Quang Minh