PDA

View Full Version : CTCK & QĐT



nguoisaigon
14-11-2006, 10:58 PM
Xin chào các thành viên VST!


Tôi thấy trên diễn đàn 'cổ phiếu SSI' các bác choảng nhau dữ quá về vấn đề giá cả, về sự hơn thua ... mà không thấy có bài phân tích nào về CTCK để mọi người cùng thảo luận một cách khoa học và có một cái nhìn đúng đắn về CTCK. Tôi muốn nêu vấn đề này ra để tránh sự tranh cải vô ích như đã từng xảy ra và giúp mỗi người tự đưa ra quyết định đúng đắn cho mình khi đầu tư vào CTCK.


So sánh chức năng của CTCK & QĐT:


CTCKQĐT


1. Môi giới CKcókhông có


2. Tư vấn tài chính doanh nghiệpcó không có


3. Tư vấn cổ phần hóa+ niêm yết cókhông có


4. Bảo lảnh phát hànhcókhông có


5. Tự doanhcócó


6. Quản lý danh mục đầu tư.có không có


7. Tín dụngcókhông có


8. Market markercókhông có


- 1. Môi giới CK ($$$) : giao dịch càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. UBCKNN phấn đấu tới năm 2010 sẽ nâng quy mô TTCK lên 15 tỉ USD. Giả sử khi đó TT trao đổi hàng ngày là 1% quy mô trên, tức 150 triệu USD, phí môi giới hai chiều là 0.5%, tuần giao dịch 5 buổi, 1 năm 50 tuần thì tổng phí môi giới kỳ vọng là:150*0.5%*5*50*16.000 = 3.000 tỉ VNĐ/năm


Nhưng trong thu nhập của CTCK thì phần phí MGCK chiếm tỷ trọng không lớn lắm.


- 2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp ($$) : ngoài việc thu phí CTCK còn được hưởng lợi gián tiếp vì được hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mà họ tư vấn.


- 3. Tư vấn cổ phần hóa+ niêm yết ($) : việc này hết sức có lợi cho việc tự doanh của các CTCK.


- 4. Bảo lảnh phát hành ($$$$): Bảo lảnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Đây là nghiệp vụ đem lại khoản lợi nhuận to lớn cho CTCK. VD như: BLPH CP Ree, TP của tổng CT Điện lực .... vì vậy đòi hỏi các CTCK phải tăng vốn điều lệ, càng nhanh càng tốt, để đáp ứng yêu cầu BLPH trong giai đoạn hiện nay và sau này.


- 5. Tự doanh ($$$$$):


+ Đ/v CTCK: Đây là khoản thu nhập siêu lợi nhuận vì giao dịch của CTCK có thể so sánh với giao dịch nội gián khi mà CTCK nắm trong tay số lượng nhà đầu tư cũng như lượng tiền mà họ có trong tk cộng với sự hiểu biết về tổ chức niêm yết mà họ tư vấn thì phần tự doanh này có thể nói là phần thắng tới 99%. Các khoản lợi nhuận chỉ được hạch toán sau khi đã thanh lý HĐ. Ngoài ra CTCK còn có thể vay thêm tiền để tự doanh để tăng hiệu ứng đòn bẩy tài chính.


Năm sau, khi mà UBCK cho phép các CTCK được tổ chức giao dịch cp OTC thì thu nhập của các CTCK sẽ ra sao khi họ hưởng chênh lệch từ việc niêm yết giá Bid, Ask chứ không phải là phí MG: Khủng khiếp.


+ Đ/v QĐT: chỉ là mua bán CK bình thường mà không có được lợi thế như CTCK và các khoản lãi/lỗ được hạch toán ngay cuối ngày giao dịch, được thể hiện bằng NAV.


- 6. Quản lý danh mục đầu tư ($$$$) : giống như CT quản lý quỹ, CTCK sẽ được chia % lợi nhuận có được trên các khoản đầu tư.


- 7. Tín dụng ($$$): đây là nghiệp vụ cho vay cầm cố CP niêm yết, repo cp OTC ... với lãi suất cao mà rủi ro thấp hơn nghiệp vụ tín dụng của NH. Sau này, khi có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn thì nghiệp vụ này sẽ phát triển nhiều hơn.


- 8. Market marker (nhà tạo lập thị trường) ($$$$$): đây là nghiệp vụ rất quan trọng bắt buộc phải có khi thị trường phát triển và đi vào hoàn thiện. Hiện nay chưa có CTCK nào ở VN có thể làm được nghiệp vụ này. Nó đòi hỏi các CTCK phải liên kết lại vối nhau với quy mô vốn gấp vài chục lần hiện giờ trở lên mới thực hiện được nghiệp vụ này.


Vậy theo Tôi, để định giá CTCK không thể dựa vào NAV như QĐT vì CTCK không phải là QĐT , vị trí của CTCK hơn hẳn QĐT rất nhiều. QĐT chỉ là một nghiệp vụ trong rất nhiều nghiệp vụ của CTCK. Nếuđịnh giá CTCK bằng NAVthì REE cũng được định giá bằng NAV chứ k phải 98 như sáng nay.


Vài ý kiến nông cạn, Rất mong được các cao thủ góp ý.