PDA

View Full Version : VCB: Tiền gửi tại NHNN lên đến hơn 19 nghìn tỷ



1000percent
28-10-2011, 08:50 AM
--------------------------
Blogger: NGHIATQ
Blog: http://nghiatq.wordpress.com/
Thời gian đăng: 27/10/2011

--------------------------


Excess Reserves


Excess Reserves là khoản tiền gửi tại NHTW vượt mức so với tiền gửi phải duy trì gọi là Dự trữ bắt buộc (Require reserves). Cả hai khoản này tạo thành một tài khoản dự trữ, cũng là vốn khả dụng của một NHTM (fractional-reserve banking system).



Tùy môi trường và chiến lược, khoản ER có thể cao hoặc thấp, tuy nhiên, sử dụng vốn hiệu quả khi ER thấp (nếu các cân đối khác được đáp ứng). ER cũng biểu hiện thanh khoản của thị trường, tất nhiên là ER cao thì thanh khoản tốt và ngược lại, thậm chí âm, tức là thiếu DTBB! Tuy nhiên, ER cao quá cũng biểu hiện một thị trường không tốt, hoặc đang e ngại, lo sợ một điều gì đó (ví dụ như trong tháng 9 năm nay, nhiều lúc các khoản dự trữ qua đêm ở hệ thống NH Châu Âu tăng mạnh trước lo ngại khủng hoảng nợ công và khung hoảng NH!)


Với những nước như Mỹ, ER luôn cao kể từ khủng hoảng hai năm trước, lý do là nhiều, ban đầu là thanh khoản và tránh bank run, sau đó là không thể hoặc không dám cho vay dưới dạng tín dụng ra thị trường,…mặt khác, họ cũng có lý do là vốn ngắn hạn quá rẻ do Ls Fed quá thấp, lãi suất interbank tại Mỹ cũng như tại Anh (Libor) quá thấp,…trong khi Ls trả cho khoản Reserves này là khá hấp dẫn, bằng với mức cao nhất của Fed fund rate: 0.25%/năm (http://nghiatq.wordpress.com/2011/09/23/interest-rate-on-excess-reserves/), xem thêm: Cung tiền (http://nghiatq.wordpress.com/2010/08/13/cung-ti%E1%BB%81n/)). Đó là mặt bằng chung toàn nền kinh tế.


Nhưng, trong môi trường thắt chặt như VN hiện tại, rõ ràng, ER cao là một bất thường. Tất nhiên là không thể cao! Vì Ls LNH đang quá cao!


Tuy nhiên, nhìn vào BCTC (http://editor.ndhmoney.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=1884479&folderId=35702&name=DLFE-7766.pdf) của VCB, tôi thấy khoản tiền gửi tại NHNN (SGD) lên đến hơn 19 nghìn tỷ tại ngày 30/9/2011. Trong khi đó, theo dự đoán, khoản tiền gửi DTBB của NH này chỉ vào khoảng 8.500 – 9.000 tỷ. Họ đã duy trì một lượng ER lên đến 10.000 tỷ? Với quy mô thị trường VN, đó thực sự là con số lớn, bằng khoảng ½ – 1/3 dư nợ (http://nghiatq.wordpress.com/2011/07/14/premature-easing/) trên thị trường OMO toàn thị trường vào thời điểm đó, doanh số bơm/rút (ròng) trên OMO hàng ngày cũng chỉ khoảng 1.000 – 2.000 tỷ! Con số này nếu “đi vào thị trường” sẽ tạo nên một khoản tiền gửi (cung tiền) cho hệ thống vào khoảng 30.000 tỷ nếu giả sử số nhân tiền tệ ở mức 3x)


http://nghiatq.files.wordpress.com/2011/10/vcb-q3-reserves.jpg?w=400&h=85 (http://nghiatq.wordpress.com/2011/10/27/excess-reserves/vcb-q3-reserves/)



Số dư tại một ngày chưa nói lên điều gì, tuy nhiên, lớn quá cũng rất bất thường, mặc dù cơ chế duy trì DTBB hiện tại của VN là tính lũy kế, tức là có thể “dồn toa” chạy trong những ngày cuối tháng. Nhưng con số cao quá thì không thể, vì rất rủi ro! Vậy làm gì?


Check qua việc thanh toán các khoản nợ, nổi bật là trạng thái thanh khoản trong 1 tháng tiếp theo bị shortage khoảng 52 nghìn tỷ (ròng) (xem báo cáo RRTK), trong đó, trả nợ cho NHNN vào khoảng 9.200 tỷ, trả KBNN vào khoảng 16.76 tỷ (xem F/S, Các khoản nợ Chính phủ và NHNN). Việc đáp ứng các nhu cầu thanh toán khác (trong khoản 52 nghìn tỷ) thì cũng phân bổ rộng cho cả tháng, chứ cũng không thể “dồn toa” (trong đo có thể sử dụng khoản đến hạn 59.972 tỷ từ các TCTD khác!).



Tôi thiên về giả thuyết là trả KBNN để sử dụng nhiều hơn, còn trả SBV thì có lẽ sẽ trả trong nhiều ngày và có thể vay lại ngay. Một giả thuyết khác không đủ mạnh là…duy trì theo yêu cầu của SBV (cho SBV vay (http://nghiatq.wordpress.com/2011/07/20/central-bank-balance-sheet/)) để SBV thực hiện mục đích CSTT nào đó? (Nếu VCB trả cho KBNN, và KBNN dùng để thanh toán các món bond đáo hạn đầu tháng sau, thì cung tiền cũng tăng lên, tuy nhiên có lẽ là không phải!)


Như vậy, vấn đề còn lại là phải chăng họ “nghe ngóng” hay dự báo được điều gì trước đó (30/9) và có chiến lược duy trì thích hợp? Khi đầu tháng 10, Ls Tái cấp vốn và Ls cho vay/thấu chi qua đêm lên 16% (tăng 1điểm %) và Ls trên thị trường LNH nhảy vọt (http://nghiatq.wordpress.com/2011/10/24/golden-eggs/) với mức chóng mặt, tăng từ 5 – 15 điểm %, lên trên 20%, thậm chí có lúc lên đến hơn 30%/năm! Vậy Ls NH tăng mạnh vừa qua có liên quan đến điều này (trả TCV, KBNN rút, hay những NH lớn phải thanh toán quá nhiều, hay một sự chủ ý có mục đích/”âm mưu” gì,…? http://s0.wp.com/wp-includes/images/smilies/icon_smile.gif?m=1309109350g )

bsg
18-05-2012, 11:04 AM
VCB có tăng gấp 3 lần giống như BVH hay không?