PDA

View Full Version : Một số lưu ý khi đầu tư vào các công ty có “cổ tức cao”



So in love
21-10-2011, 08:24 AM
----------------------
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 19/10/2011
Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/ (http://hoangthachlan.wordpress.com/2011/10/19/ngh%e1%bb%81-minh-ma-265-m%e1%bb%99t-s%e1%bb%91-l%c6%b0u-y-khi-d%e1%ba%a7u-t%c6%b0-vao-cac-cty-co-c%e1%bb%95-t%e1%bb%a9c-cao/)

Báo ĐTCK đúng là tờ báo không thể thiếu đối với dân chứng như tui, nhưng có vẻ càng ngày tờ này càng mỏng dần, khiến tui cũng ít có cơ hội tám loạn. Như tờ sáng nay, tính ra chỉ có duy nhất 1 bài viết khiến tui ngứa ngáy là “Cổ phiếu rẻ, cổ tức cao ba chấm (http://******************.vn/RC/N/CHJEDG/nhung-co-phieu-co-ty-le-co-tuc-khung.html)” của tác giả Nguyễn Quang (link trên web đã đổi tựa bài).


Trước tiên, tui thấy bài viết này có vài điểm không hợp lý lắm. Thứ nhất là cái danh sách khoảng gần 70 mã được cho là có mức lợi tức cổ phần cao (yield = cổ tức tiền mặt / thị giá) hơn lãi suất tiết kiệm, mà đứng đầu là CAD (ngoài ra, bài viết còn thống kê được 157 mã có yield > 14%). Cái danh sách này cần xem lại 1 chút bởi vì mức cổ tức được dẫn chứng là cổ tức thuộc họ “Hứa”, tức là chỉ theo kế hoạch chứ chưa chắc được thực hiện. Lấy ngay CAD làm ví dụ, tui không dám tin là cty này sẽ trả được 1.000 đ cổ tức cho năm tài khóa 2011, bởi vì đến giữa năm doanh nghiệp đã lỡ lỗ mất hơn 10 tỷ, và mục lãi chưa chia cũng âm nốt gần 40 tỷ. Tất nhiên CAD không phải là đại diện cho cả cái danh sách này, nhưng do… đứng số 1 bất hợp lý quá. Theo tui, nếu đã công phu thu thập số liệu thì tác giả cũng nên tính các mức cổ tức khả thi, tức là xác suất chi trả nổi mức đó trong thời gian tới là cao. Để tìm mức cổ tức khả thi này, nên chú ý đến các chỉ số có liên quan như EPS, khoản mục lãi chưa chia, tốc độ tăng trưởng… và nhất là chính sách cổ tức của cty qua mấy năm gần đây (xem xét payout ratio hoặc so sánh DPS hàng năm).


Thứ hai là so sánh việc hưởng cổ tức với hưởng lãi tiết kiệm ngân hàng. Hai ví dụ được nêu ra là SHB (yield = 18,42%) và HBB (22,22%) để so sánh với chính mức lãi suất tiết kiệm (tầm 14%/năm) của các ngân hàng đó. Tuy nhiên điều cần nói lại chưa nói, đó là khi bạn gửi tiết kiệm thì cái lãi suất đó là lợi nhuận đầy đủ của bạn, còn khi bạn nhận cổ tức thì chưa chắc, bởi vì lợi nhuận từ việc đầu tư vào cổ phiếu còn phải tính đến cái mức chênh lệch giá bán – mua. Gửi tiết kiệm thì được rút đủ gốc, còn bán cổ phiếu có bằng giá mua hay không thì lại nằm ngoài tầm… blog này.
Nói vậy thôi chứ bản thân tui cũng thấy tình hình thị trường lúc này là cơ hội tiềm năng cho những NĐT dài hạn, nếu nhìn từ góc độ (hay cũng có thể coi là 1 phương thức) đầu tư vào cp hưởng cổ tức. Giống như chuyện tái ông mất ngựa, chứng trường xấu như vầy lại cho phép thực thi phương thức đầu tư ăn cổ tức, miễn là lọc cái danh sách trên kỹ hơn chút nữa, và cũng tùy mã, tùy lúc mà vào tiền.


Nếu bạn gõ mấy từ tiếng Anh lên Google, đại ý là đầu tư ăn cổ tức, bạn sẽ thấy có rất nhiều website chỉ cách đầu tư vào những mã sắp trả cổ tức. Xin nói rõ là sắp trả, chứ không phải là mới hứa trả. Ngoài ra, quay lại 1 số mã ở chứng trường nhà mình như SHB, HBB nói trên thì vào ngày ex-dividend HNX sẽ trừ béng các mức cổ tức ra khỏi thị giá, điều này có thể khiến NĐT dài hạn cảm thấy chả “ăn” được cái gì, nhưng thực sự nó sẽ góp phần… đạp giá xuống thêm 1 chút nữa, mà đối với các ngân hàng này (SHB mới chốt ngày hôm qua 19/10 với mức 800 đ/cổ), viêc đạp giá chỉ làm cp thêm rẻ chứ không sợ như trường hợp DVD.


Như vậy, việc đầu tư vào các cổ phiếu có thị giá thấp, cổ tức cao cũng là 1 phương án tốt trong thời điểm này cho các NĐT dài hạn. Chỉ cần lưu ý 1 số vấn đề là thị giá sẽ còn bao nhiêu sau khi trừ mức cổ tức , liệu cty có trả nổi mức cổ tức như đã “hứa” hay không (tốt nhất là có thông tin chốt quyền) và cuối cùng là cty đó có phải là loại DVD hay sẽ sống qua thời buổi khó khăn này.