PDA

View Full Version : Sự hy sinh của ngân hàng Lehman liệu có đáng giá?



VFinance
17-09-2009, 12:02 PM
Sự hy sinh của ngân hàng Lehman liệu có đáng giá?

Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy nhìn nhận lại vụ sụp đổ của quỹ hỗ tương Quản lý nguồn vốn dài hạn (LTCM).

Lễ kỷ niệm một năm ngày phá sản của ngân hàng Lehman Brothers đã được đánh dấu bởi hàng loạt sự kiện xung quanh vụ sụp đổ đó. Điều này không hề gây ngạc nhiên vì đây là sự kiện đã ám ảnh toàn bộ hệ thống tài chính trong suốt thời gian qua. Sự thất bại của ngân hàng Lehman đã khiến cho các quỹ tiền tệ và các đại gia tài chính khác sụp đổ đồng thời gây ra sự hoang mang trong giới ngân hàng, giới hoạch định chính sách và chính phủ các nước.

Trong lễ kỷ niệm như thông thường vẫn toàn những lời tự bảo chữa cùng với một vở kịch sự kiện thật sự tồi tệ về ngày cuối tuần định mệnh đó. Trong một phiên bản của câu chuyện, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Bộ tài chính Mỹ đã phạm một trong những sai lầm về chính sách tồi tệ nhất lịch sử và cái giá phải trả là nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Trong một phiên bản khác, ngân hàng Lehman không thể trả nổi nợ đến mức không thể xoay chuyển tình thế kể từ khi Fed chỉ có thể cho các ngân hàng có tính thanh khoản thấp nhưng vẫn phải có khả năng trả nợ và các ngân hàng đầu tư vay.

Sau đó, Fed và Bộ tài chính Mỹ chuyển hướng sang cứu trợ AIG với gói cứu trợ trị giá 85 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu họ cứu Lehman có thể đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn xảy ra theo hiệu ứng đô mi nô. Trò chơi này không có người chiến thắng, nhưng đã có thể dẫn một kết cục ảnh hưởng xấu hơn. Cũng không ai chiến thắng trong trò chơi đổ tội lẫn nhau.

Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman đã thu hút sự chú ý từ những bài học quan trọng hơn đáng lẽ ra phải học từ đầu năm 2008 và cả một thập niên trước.

Năm 1998, quỹ hỗ tương Quản lý vốn dài hạn LTCM sụp đổ – các thị trường tín dụng bất ngờ mất tính thanh khoản cùng với tỷ lệ vỡ nợ cao của trái phiếu chính phủ Nga. James Surowieki – cây viết về tài chính lão luyện của tờ The New Yorker đã băn khoăn rằng tại sao một sự kiện liên quan đến tính thanh khoản lớn đến như vậy lại không khiến cho thị trường tài chính suy sụp.

Rõ ràng phạm vi ảnh hưởng của LTCM là rất rộng và để tháo gỡ vấn đề có thể đặt ra những căng thẳng nghiêm trọng đối với thị trường tài chính mà theo Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York gọi là một cuộc họp của tất cả những ngân hàng lớn hướng tới một giải pháp hợp tác cho vấn đề này. Đó là công thức mà Fed và Bộ tài chính Mỹ cố gắng lặp lại đối với ngày cuối tuần định mệnh một năm trước đây. Công thức đó đã phát huy tác dụng vào năm 1998 khi khả năng vỡ nợ và sự tan rã của LTCM không hề gây hại cho toàn bộ thị trường.

Bài học rút ra từ năm 1998 là chúng ta cần một cơ chế cho cách giải quyết của những công ty lớn. Đáng lẽ nên rút ra bài học sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Bear Stearns và sau khi Fannie Mae và Freddie Mac phá sản. Nếu có một chính sách ưu tiên thì đã không xảy ra vụ lộn xộn hậu Lehman như thời gian qua. Bất ngờ và cũng đáng thất vọng là bài học đó trùng khớp với bản báo cáo năm 1999 về vụ sụp đổ của LTCM có tựa đề “Các quỹ hỗ tương, biện pháp đòn bẩy và những bài học về quản lý tài sản vốn dài hạn” của Nhóm công tác về thị trường tài chính Mỹ.

Quyết tâm tháo gỡ vấn đề diễn ra suôn sẻ là do có sự hỗ trợ của các công ty tài chính lớn khác và ngân hàng dự trữ liên bang New York. Bản báo cáo cho thấy toàn bộ phụ lục cho việc thảo luận sự không đồng nhất trong luật phá sản của Mỹ can thiệp vào việc giải quyết thị trường cá nhân trong các vấn đề nợ và các hợp đồng phái sinh của LTCM.

Bản bảo cáo còn cho rằng các thủ tục phá sản hiện hành thực chất không mang lại những giải pháp thị trường cá nhân trong những trường hợp phức tạp bao gồm cả những hợp đồng cho vay chuẩn và các hợp đồng phái sinh. Và do đó, cần phải chỉnh sửa những thủ tục đó.

Tại sao những vấn đề đó không được giải quyết? Tại sao chúng ta vẫn phải đánh vật với cùng một vấn đề như vậy? Các định chế tài chính còn lại vẫn rất yếu và phải nhờ đến chính sách tiền tệ nới lỏng và tiền thuế của người dân.

Đây là bài học chính chúng ta có được từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman. Chính phủ vẫn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc mang đến một môi trường pháp lý và thể chế mà trong đó các giải pháp dựa trên tính thị trường cho đến những vụ phá sản mang tính thể chế giống như LTCM và Lehman có thể diễn ra. Chúng ta đã giải quyết thành công được những loại sụp đổ khác thì không có lý do gì không đạt được mục tiêu này.

Câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là: Cơ quan nào với nhiều kinh nghiệm giải quyết những vụ phá sản hay cơ cấu lại nhất? Và câu trả lời đơn giản là Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang FDIC – cơ quan kiểm soát sức khoẻ của các định chế tài chính nằm trong tầm hoạt động của mình và bảo đảm họ không phá sản. FDIC hiện tại không phải là định chế đảm nhiệm vai trò giải quyết các công ty tài chính lớn. Nó có rất nhiều lỗi và về cơ bản dễ bị các ngân hàng chiếm đoạt và chịu nhiều áp lực mang tính chính trị.

Dường như có một cuộc chiến đưa ra nhằm thiết kế về một tổ chức hoàn thiện hơn làm giảm khả năng xảy ra cũng như độ nghiêm trọng của những cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Một phần là vì các chính sách của tổng thống Barack Obama không hiệu quả. Họ có xu hướng thiết lập nền tảng cho các chính sách cơ bản như là cải cách. Các chính khách và những nhà hoạch định chính sách không còn nhiều thời gian để hành động nữa vì họ đã ngủ quên suốt từ năm 1998.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e287/kinh_te_the_gioi/su_hy_sinh_cua_ngan_hang_lehman_lieu_co_dang_gia.h tm