PDA

View Full Version : Sao chỉ có 12 cty CK không đạt chỉ tiêu an toàn tài chính?



So in love
12-10-2011, 10:41 AM
----------------------
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 11/10/2011
Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/


Cty tui đang nằm trong danh sách “12 công ty chứng khoán không đáp ứng được điều kiện của Thông tư 226 của Bộ Tài chính về các chỉ tiêu an toàn vốn và đứng trước nguy cơ bị kiểm soát đặc biệt kể từ tháng 4/2012 (http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2011/10/12-cong-ty-chung-khoan-khong-dam-bao-ty-le-an-toan-von/#13183014591461&0,0,2,BalloonBanner)“, nhưng không rơi vào nhóm bị kiểm soát đặc biệt. Ở đây tui cũng không muốn biện minh cho tình trạng của cty tui, thậm chí xét ở khía cạnh minh bạch, tui còn tự hào nói rằng cty tui dám tính đúng tính đủ và báo cáo sự thật cho các bác quản ný. Tuy nhiên, do cái danh sách này được công bố trong thời điểm vô cùng nhạy cảm, tức là vụ nợ xấu của bà Như nào đó liên quan đến các cty Ck mà tiếc thay chưa cty nào dám thừa nhận có dính líu (bạn tui nói đùa là tụi khủng bố nó còn tỏ ra có trách nhiệm hơn khi có đánh bom ở đâu thì nó cũng tuyên bố nhận về mình ngay chứ 0 chờ điều tra), mà với cách viết lơ mơ như VNexpress nói trên chắc chắn sẽ có rất nhiều sự hiểu lầm. Do đó tui cũng muốn đề cập đến 1 số vấn đề của cái chỉ số đang được kỳ vọng là sẽ giám sát được chất lượng của các cty CK (giống như bên ngân hàng hay nhóm ngành tài chính khác).


Theo TT226 (http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/qppl?m_action=5&p_maVanBan=1995), chỉ tiêu an toàn tài chính dựa vào chỉ số Tỷ lệ vốn khả dụng, mà chỉ số này có ý nghĩ tương tự như chỉ số CAR của nhóm ngân hàng, tức là cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro thị trường & rủi ro hoạt động của cty CK. Có 3 loại rủi ro là rủi ro hoạt động (chi phí vận hành, thuê mướn, ĐT TSCĐ…), rủi ro thị trường (tự doanh, bảo lãnh…), rủi ro thanh toán (repo, margin…), tùy vào cấu trúc và đặc điểm của từng dịch vụ của từng cty CK mà có mức độ rủi ro khác nhau. Trong số 3 loại rủi ro trên, rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán thường là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng rủi ro do thời gian qua có rất nhiều cty vừa đánh tự doanh vừa đẩy mạnh dịch vụ tài chính, tuy nhiên để tính chính xác, đúng và đủ 2 rủi ro này đòi hỏi cty CK phải tự nguyện minh bạch cao. Ví dụ:


Đối với rủi ro thị trường, chẳng hạn là đối với hàng tự doanh là cp NY, thì rủi ro thị trường = số lượng CK ròng x giá GD gần nhất x 10% (sàn HOSE, hoặc 15% sàn HNX). Cách tính này không quan tâm đến mức thua lỗ (nếu có) của cty CK, tức là nếu cp càng rớt giá, cty càng lỗ nhưng rủi ro thị trường đối với loại tài sản này càng… nhỏ. Đổi lại, cty CK phải minh bạch trong vấn đề ghi nhận và hạch toán chính xác các khoản thua lỗ đó vào phần Vốn khả dụng. Nếu cty có khoản tự doanh chữ C, rõ ràng là không hạch toán (trích lập dự phòng giảm giá). Nếu vào cuối kỳ báo cáo, bỗng dưng ai đó nâng giá cp đó lên mấy phiên, cty sẽ không cần phải trích lập nhiều…


Đối với rủi ro thanh toán, ví dụ như margin cũ (trước 01/08) chẳng hạn, thì rủi ro thanh toán được áp theo nhiều hệ số tùy theo thời gian thanh toán quá hạn theo bảng dưới đây. Mức cao nhất 100% sẽ được áp cho các khoản nợ quá hạn 60 ngày, vấn đề là liệu trong vòng 60 ngày đó, các cty CK có cho phép KH được đảo nợ qua các GD thỏa thuận hay bất kỳ cách nào khác để nuôi các con nợ xấu?


http://hoangthachlan.files.wordpress.com/2011/10/heso_ruirothanhtoan.png?w=530&h=179 (http://hoangthachlan.files.wordpress.com/2011/10/heso_ruirothanhtoan.png)


Do đó, tui thấy rất khó tin khi chỉ có 12 cty CK có tỷ lệ an toàn tài chính dưới 180%, mà điều vui nữa là đa phần cty nhỏ. Những đại gia nổi tiếng về tự đánh hàng, về “xúi” KH xài nhiều đòn bẩy… lại chả thấy tên ai. Phải chăng mấy tháng qua các cty lớn đã bán hết cp tự doanh để chấp nhận hạch toán lỗ lớn trên BCTC như Kimlong, như SHS…, hay vẫn đang dấu đâu đó trên các tài khoản chữ C? Phải chăng mấy tháng qua các cty lớn đã rửa được hết các khoản chậm tiền hay margin kẹt hàng để những chuyện như bà Như chỉ xảy ra ở các cty nhỏ, hay vẫn đang dấu không báo cáo, không hạch toán hay thậm chí cho đảo hàng liên tục để không phải đưa vào trường hợp áp hệ số rủi ro thanh toán 100%?


Trường hợp của CK Rồng Việt (VDSC) cũng là tình huống hài hước. Theo TT226, cty CK bị đặt vào tình trạng kiểm soát do không đạt an toàn tài chính khi tỷ lệ này giảm xuống dưới 150% và sẽ được ra khỏi tình trạng kiểm soát nếu làm cái gì đó để đưa mức này lên 180%. Điều này có nghĩa là 180% là chuẩn để được coi là đạt an toàn tài chính (cho dù trên TT226 không có 1 dòng nào trực tiếp nói như thế), từ 150-180% là giai đoạn bắt đầu mất an toàn nhưng xuống dưới 150% thì các bác quản ný mới chính thức tuyên bố cty CK không đạt an toàn. Như vậy là các báo hay website nào gán 3 chữ không an toàn cho VDSC là đã … vượt quyền, do đã có bác quản ný lào chính thức lói VDSC không an toàn đâu??? Ngoài ra, mức 150% lại là chuẩn để cty CK được phép thực hiện GD ký quỹ mà bản chất là 1 dạng dịch vụ tài chính, và theo 1 nguồn tin bên VDSC thì họ cũng vừa mới được cấp phép làm. Không an toàn tài chính (dưới chuẩn 180%) vẫn được làm dịch vụ tài chính (trên chuẩn 150%) quả là … hài về mặt chữ nghĩa.


Tại sao chỉ có 12 cty không đạt chỉ tiêu an toàn tài chính? Liệu nhiều cty CK đang NY trên sàn đang làm ăn thua lỗ và cp có giá chỉ bằng tiền gửi xe máy vẫn đạt chỉ tiêu an toàn tài chính??? Tui nghĩ câu trả lời ở đây (trích lời VNeconomy (http://vneconomy.vn/20111010060711200P0C7/cong-ty-chung-khoan-tu-kham-chuong-da-reo.htm)): “những số liệu về tỷ lệ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán hiện nay hoàn toàn là những con số các công ty tự tính toán và báo cáo, không ngoại trừ trường hợp có công ty tính toán không đúng quy định. Về bản chất, Thông tư 226 giống như một công cụ để công ty chứng khoán tự “khám bệnh” cho mình, để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Còn trong quá trình tự tính toán mà công ty chứng khoán cố tình lẩn tránh thì sẽ tự ảnh hưởng đến công ty đầu tiên, vì giống như khi khám bệnh mà anh cố tình nói dối thì sẽ không thể chữa khỏi bệnh được“. Vấn đề ở đây là con bệnh chỉ nói thật với bác sĩ nào có thể chữa được bệnh cho họ, hay cái văn hóa xã hội đặt nói thật mọi lúc mọi nơi là 1 tiêu chuẩn sống? Ở chứng trường xứ ta, Nếu cty CK là con bệnh thì bác sĩ sẽ là ai? Là ngân hàng mẹ, cty mẹ, cổ đông lớn nhất hay là các bác quản ný? Nói thật với các bác quản ný liệu được cái gì khi mà đầy cty nói dối, làm dối vẫn chả sao cả? Nói thật có được chữa bệnh không, hay các bác ấy lại “chém” thêm mấy phát như bắt ngưng dịch vụ, cắt giảm chi tiêu hay thậm chí buộc ngừng hoạt động?
Mở rộng hơn nữa, cũng vẫn theo TT226 thì d/s cty CK nằm trong diện kiểm soát sẽ không được công khai, trừ trường hợp “… xét thấy là cần thiết để bảo đảm quyền lợi của khách hàng”. Như vậy về nguyên tắc, 12 cty nêu trên không được công khai. Tuy nhiên, tui vốn ủng hộ mọi chuyện công khai, từ công khai tự doanh hàng ngày, công khai BCTC hàng tháng, công khai các dịch vụ tài chính… nên tui cũng ủng hộ việc công khai các cty không đạt chỉ tiêu an toàn tài chính. Chỉ có điều là vào thời điểm này, do có nhiều sự việc nhạy cảm diễn ra trên thị trường, cũng như việc báo cáo là hoàn toàn tự nguyện và không ai dám chắc hơn 100 báo cáo đều đã được kiểm tra để cho thấy là báo cáo đúng, báo cáo đủ nên việc nêu tên này không khiến 12 cty đó tâm phục khẩu phục. VDSC thì họ đã lên tiếng không phục rồi, tui nghĩ sếp tui cũng không phục luôn.