PDA

View Full Version : FDIC nới lỏng quy định về việc mua lại các ngân hàng phá sản



VFinance
31-08-2009, 11:36 AM
FDIC nới lỏng quy định về việc mua lại các ngân hàng phá sản

Các cơ quan quản lý liên bang đã nới lỏng những rào cản cho các nhà đầu tư tư nhân muốn mua lại các ngân hàng phá sản vì số lượng các ngân hàng sụp đổ ngày càng nhiều.

Ban lãnh đạo của tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ FDIC trong một buổi họp đã thống nhất xem xét lại các điều khoản đưa ra tháng trước theo cách giảm bớt số lượng tiền mặt mà các quỹ đầu tư tư nhân cần phải duy trì tại ngân hàng.

Theo chính sách mới, yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu đã giảm từ 15% xuống còn 10% tài sản của ngân hàng.

Từ đầu năm đến nay có 81 ngân hàng đã phá sản. Các vụ phá sản đã lấy đi hàng tỷ USD từ quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC. Số tiến này đảm bảo cho các tài khoản ngân hàng thông thường lên đến 250.000 USD và lấy từ tiền phí do các ngân hàng Mỹ.

Động thái của FDIC tiếp diễn sau một số sự kiện gần đây. Trong tháng 7, khi những người nắm giữ trái phiếu đã cứu trợ ngân hàng thương mại CIT Group Inc, đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào mùa thu năm ngoái, các nhà đầu tư cứu trợ một công ty tài chính lớn mà không có sự hỗ trợ hay giám sát từ liên bang.

Do giá nhà sụt giảm cộng thêm nạn thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ vỡ nợ gia tăng đã giáng một đòn đau cho các ngân hàng.

FDIC ước tính đến năm 2013, tập đoàn sẽ phải chi khoảng 70 tỷ USD cho các vụ ngân hàng phá sản. Vào cuối tháng 3, quỹ bảo hiểm tiền gửi của tập đoàn này chỉ còn 13 tỷ USD - mức thấp nhất từ năm 1993. Số tiền gửi được bảo đảm giảm xuống còn 0,27% - dưới mức tối thiều mà Quốc hội quy định là 1,15%.

FDIC mua lại các ngân hàng phá sản và tìm người mua các chi nhánh, tiền gửi và số nợ chưa lấy lãi suất “soured loan”. Với số vụ phá sản nhiều như hiện nay, cơ quan này cho biết các công ty hay nhà đầu tư tư nhân có thể bơm vốn vào hệ thống, đặc biệt là với các ngân hàng yếu kém để thâu tóm chúng.

Josh Lerner – chuyên gia tài chính tại Trường kinh tế Harvard nhận định để làm được điều trên thì cần rất nhiều tiền từ phía tư nhân vì hiện nay có rất nhiều nguồn vốn không được huy động hay quay vòng.
Luật sư của công ty luật Jones Day tại Atlanta – ông Chip MacDonald cho biết các công ty tư nhân có thể mua ngân hàng có khối lượng tài sản từ khoảng 5 đến 20 tỷ USD. Nằm trong khoảng này có ngân hàng BankUnited FSB ở bang Florida với 12,8 tỷ USD tài sản tính đến cuối tháng 5. BankUnited được bán với giá 900 tỷ USD cho một nhóm các nhà đầu tư bao gồm công ty của tỷ phú Wilbur Ross mà không có tác động của chính sách mới của FDIC.

Các công ty đầu tư vốn tư nhân có xu hướng mua các công ty gặp khó khăn, hạ thấp giá rồi sau một vài năm mới bán lại. Họ đầu tư vốn của mình để mua một công ty, bơm tiền của các nhà đầu tư khác vào.

Công cụ đòn bẩy như vậy để mua các công ty trung bình theo tỷ lệ 3-1 cho các doanh nghiệp vốn tư nhân. Chẳng hạn cứ mỗi 3 USD tiền thì họ chỉ đầu tư 1, còn lại là của người khác. Khoảng 2.000 công ty đầu tư vốn tư nhân tại Mỹ có tổng vốn là 450 tỷ USD – theo Hội đồng đầu tư vốn tư nhân Mỹ, một tổ chức bảo vệ nền công nghiệp nước này mới thành lập được 2 năm.

Quỹ đầu tư vốn tư nhân bao gồm các quỹ hưu trí, quỹ ủng hộ trường đại học và các tổ chức từ thiện.
Lao động có tổ chức vẫn lên án các công ty vốn tư nhân là những kẻ trục lợi và sa thải hàng loạt nhân công. Các tổ chức công đoàn đã nhận được sự cảm thông từ nhiều nghị sĩ **** Dân chủ trong Quốc hội vào năm 2007 khi một số nhà hoạch định chính sách chủ chốt đẩy mạnh việc tăng thuế đối với quản lý các công ty vốn tư nhân cũng như các quỹ đầu cơ. Tuy nhiên kế hoạch thuế đó không được thông qua.

Theo nhận định của ông Stephen Lerner, giám đốc dự án đầu tư vốn tư nhân của Công đoàn những người làm trong lĩnh vực dịch vụ quốc tế, nền công nghiệp đầu tư vốn tư nhân đang khai thác cuộc khủng hoảng kinh tế để làm giàu cho chính mình.. Ông còn cho biết các công ty này đang nỗ lực hết sức để tận dụng tiềm lực chính trị và tài chính để mua lại các ngân hàng phá sản với giá thấp, ít rủi ro.
Tuy nhiên khủng hoảng và suy thoái kinh tế khiến cho tốc độ các ngân hàng phá sản đẩy lên cao nhất kể từ thời kì khủng hoảng tiết kiệm và tín dụng năm 1992. Các cơ quan chức năng đang xây dựng cơ chế hỗ trợ sử dụng nguồn tài chính của các công ty vốn tư nhân để thúc đẩy nền công nghiệp này phát triển.

Chủ tịch FDIC – bà Sheila Bair tuyên bố hồi đầu tháng 7 khi cơ quan này đề xuất quy định nới lỏng việc mua lại các ngân hàng phá sản “Chúng tôi cần những nhà đầu tư kiểu mới. Chúng tôi rất cần vốn mà nguồn vốn lại có sẵn ở khối ngành tư nhân”.

Những người quản lý cũng nên bắt đầu vươn ra các thị trường nước ngoài.

Hôm thứ 6, FDIC đã thâu tóm ngân hàng Guaranty - một ngân hàng cho vay lớn ở bang Texas và bán gần hết cho chi nhánh của ngân hàng lớn thứ 2 của Tây Ban Nha – Banco Bilhao Vizcaya Argentaria SA. Guaranty là ngân hàng lớn thứ 2 phá sản trong năm nay với 13 tỷ USD tổng giá trị tài sản. Vụ mua bán này đánh dấu lần đầu tiên trong suốt thời kỳ khủng hoảng, một ngân hàng nước ngoài mua lại một ngân hàng phá sản của Mỹ.

Trong chính sách đề xuất của FDIC, yêu cầu quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư vốn tư nhân là phải có đủ tiền mặt trong các ngân hàng dựa trên tính toán cán cân cơ cấu vốn“capital leverage ratio”. Tỷ lệ đó tính toán đến sức khoẻ của ngân hàng đồng thời phản ánh được nguồn vốn trên tổng tài sản của ngân hàng.

Các nhà đầu tư phải duy trì tỷ lệ này ít nhất là mức 15% trong vòng 3 năm. Hầu hết các ngân hàng có tỷ lệ thấp hơn mức này. Ví dụ như tập đoàn Citigroup Inc. báo cáo tỷ lệ này là khoảng 9% vào ngày 30/6. Tỷ lệ bắt buộc có thể giảm xuống 10% hoặc thấp hơn.

Trong giải pháp của FDIC để đối phó với việc các ngân hàng phá sản các quỹ đầu tư vốn tư nhân có thể tham gia vào một chương trinh của Bộ tài chính để mua lại các tài sản đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp của các ngân hàng. Mục đích của chương trình là giải phóng hơn 40 tỷ USD tài sản xấu của các ngân hàng mà giá trị sẽ theo sát giá bất động sản.

Nhưng một số chuyên gia phân tích đặt ra câu hỏi liệu chương trình có mang lại nhiều lợi ích không. Tỷ lệ thất nghiệp cùng với tỷ lệ vỡ nợ tăng có vẻ như đã vượt quá tầm kiểm soát và trở thành mối đe doạ với ngành tài chính.

Nguồn: http://vfinance.vn/


Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e236/kinh_te_the_gioi/fdic_noi_long_quy_dinh_ve_viec_mua_lai_cac_ngan_ha ng_pha_san.htm