PDA

View Full Version : Tại sao trước đây NH nhỏ có thể tăng lãi suất huy động mà vẫn không sợ lỗ?



So in love
20-09-2011, 03:13 PM
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 15/09/2011
Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/

-------------------------


Nhân đọc bài “giá của đồng vốn (http://nguyenvanphu.blogspot.com/2011/09/gia-cua-ong-von.html)” trên blog của bác N.V.Phú (hình như là bác hay viết trên TBKTSG, mà tui vốn hâm mộ bất kỳ ai đăng bài được trên tờ báo này), tui nhớ lại rằng chính tui cũng từng rút ra suy nghĩ như bác ấy vậy. Chỉ có điều, giờ tui lại có được 1 kinh nghiệm thực tế khác nên ngứa ngáy muốn viết ra đây.


“Xé rào lãi luất” là cụm từ được coi là nguyên do khiến mặt bằng lãi suất ở nước mình cao vời vợi, mà những kẻ xé rào như thế cũng được quy cho những ngân hàng (NH) nhỏ. Một anh giám đốc chi nhánh của 1 NH quốc doanh lớn mà tui quen từng than thở trong vòng 1 tuần, nơi anh bị rút cả ngàn tỷ đồng chỉ vì có NH khác trả cao hơn trần 14%. Cho dù khách hàng có nhiều cty lớn từ lương thực đến BĐS, cho dù nguồn thu chính vẫn được coi là ổn định thì anh ấy vẫn lo. Cái lo đó, tui không hiểu nổi, thậm chí còn nghĩ rằng anh ấy đang kiếm cớ, đổ lỗi cho NH khác để NH mình cũng được xé rào.


Có không ít lần tui lý luận với bạn bè rằng tín dụng xứ mình chủ yếu nằm trong tay các NH lớn, là NH của nhà nước (bao gồm cả NH cổ phần nhưng nhà nước nắm tám chín chục %), nên nếu cứ giữ lãi suất huy động dưới 14% thì chấp cho NH nhỏ xé rào để kéo KH, NH lớn vẫn luôn giành lợi thế về đầu ra (cho vay). NH nhỏ huy động lãi suất cao, tất cho vay cao hơn, như thế sẽ 0 địch nổi NH lớn và chả chóng thì chầy cũng phải hạ lãi suất. Cho nên chuyện các NH lớn than vãn và rồi cũng lách trần lãi suất huy động chỉ là kiếm cớ để gia tăng lợi nhuận. Có gì thì cứ đổ cho NH nhỏ, cam làm quýt chịu cũng được chứ sao.


Tuy nhiên, lại có 1 người bên NH đòi chỉnh cái lập luận của tui. Anh ấy bảo: chú 0 ở trong ngành người ta thì đừng có lôi lý thuyết ra. Các NH nhỏ họ đã xé rào cả năm trời, nay họ vẫn sẽ tiếp tục xé rào, NH lớn không chờ họ “chết” được đâu. Lý do họ xé rào được là bởi họ cho vay được, tất nhiên lãi suất cũng cao. Ở xứ mình không phải là cạnh tranh hoàn hảo, nên chưa chắc NH có lãi suất cao hơn thì 0 có người vay. Chú làm trong ngành chứng, chú phải hiểu rằng chính các chú và NĐT của các chú là các khách hàng mà các NH nhỏ họ cho vay. Ngoài ra, nhiều NH đang cho vay BĐS, mà cái ngành này lại là loại siêu ngạch, làm 1 ăn ít nhất cũng 1 trở lên, nên vay tầm 20%/năm không là cái đinh. Làm sao chết được?


Đó là chuyện cách đây cỡ 1 năm mà tui không cãi lại được. Người đi vay lãi suất cao có 2 dạng: 1 là loại đang kinh doanh trong những nhóm ngành có khả năng đạt siêu lợi nhuận trong ngắn hạn, 2 là buộc phải vay để tiếp tục sống (chắc cũng còn dạng nào đó nữa mà tui không biết). Lấy ví dụ là chứng, ngành của tui. NĐT nếu “thấy” thị trường lên, họ sẵn sàng vay với lãi suất 30%. Giá tăng 5%-7% 1 ngày nên cái 30% kia, tương đương 0,083%/ngày vẫn còn nhỏ nhoi lắm. Lại nữa, có nhiều KH đang kẹt nợ hàng tỷ đồng (thậm chí nhiều hơn), hợp đồng đến hạn 0 tất toán được, phải đảo nên họ buộc chấp nhận lãi suất mới cao hơn. Nói chung, khi nói về cái câu “lợi nhuận cao đi kèm rủi ro lớn” mà nhiều bác chuyên gia hay tìm cách răn người ta, thì ở chứng trường người ta thích đọc bản gốc “high risk, high return”. Tức là nơi nào rủi ro cao thì sẽ có lợi nhuận lớn, không liều làm sao có tiền đi nhậu???


BĐS cũng vậy thôi. Có NĐT nào đi buôn đất buôn nhà mà không liều? Mà có khi không ít ông chủ NH cũng là những tay buôn đất buôn nhà cỡ bự, NH dám không cho chủ mình vay? Hay gửi tiết kiệm, chuyện tưởng chừng đơn giản mà nay so với chứng, với đất chưa chắc đã khác gì nhau ở khoản liều. Tuyên truyền bảo người dân đừng thấy lãi suất cao mà ham, khó nghe lắm. Dân mình vốn có niềm tin là chả NH nào chết được, mà đã có ai chỉ tên được NH nào sắp chết đâu mà bảo người dân đừng đi tìm nơi có lãi suất cao?


Quay lại chuyện anh bạn tui, anh ấy nói có thời kỳ các NH nhỏ xé rào mã vẫn không sợ lỗ, cho đến khi NHNN siết tín dụng, đặc biệt là tín dụng phi sản xuất. Chỉ khi đầu ra bị chặn lại, các NH nhỏ mới thấy có vấn đề: BỆNH. Bệnh vốn đã có triệu chứng từ các chỉ số tài chính, chỉ số của Basel II… nhưng lúc đó chắc chả mấy ai quan tâm. Bệnh đã lây sang cả hệ thống. Bây giờ nếu không chữa bệnh của hệ thống, tất cả sẽ là “tiếng hót trong bụi mận gai”. Muốn chữa bệnh của hệ thống, phải chữa bệnh của các ngân hàng nhỏ. Mà có khi, “dẹp” luôn 1 số chú trọng bệnh cũng là 1 cách chữa.