PDA

View Full Version : Ngân hàng rục rịch kế hoạch niêm yết



VFinance
17-08-2009, 04:39 PM
Ngân hàng rục rịch kế hoạch niêm yết [img]http://vfinance.vn/Data/Images/2009/8/17/Vfinance_nga_hang_niem_yet.jpg" class="image" width="250px">

Theo
lộ trình của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Công văn số 1044/UBCK-QLPH),
các công ty đại chúng trong đó có ngân hàng buộc phải chọn lên sàn
UPCoM hoặc sàn chính thức để niêm yết trong năm nay.


thế, nhiều ngân hàng đến thời điểm này đang xem xét kế hoạch đưa cổ
phiếu lên niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE).

Cho
đến đầu năm nay, hầu như chưa có thêm ngân hàng nào muốn đưa cổ phiếu
của mình lên giao dịch tại sàn chính thức (trừ Vietcombank và
Vietinbank là hai ngân hàng quốc doanh được cổ phần hóa) vì những lý do
như giá cổ phiếu chỉ được dao động trong biên độ cho phép của mỗi sàn,
thời gian thanh toán vẫn phải là T+3...

Thế nhưng, với áp lực
trước sau gì cũng phải niêm yết nên các ngân hàng đang phải xem xét vấn
đề này. Theo ý kiến của các chuyên gia, thời điểm hiện nay cũng khá phù
hợp để các ngân hàng niêm yết vì thị trường đã có xu hướng hồi phục và
khối lượng giao dịch cũng dồi dào hơn.

Theo ông Trần Đắc Sinh,
Tổng giám đốc HOSE, đã có ít nhất ba ngân hàng là Ngân hàng Quân đội
(MB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng TMCP
Sài Gòn (SCB) tỏ ý định rõ ràng và đang tiến hành các thủ tục để niêm
yết cổ phiếu trên HOSE. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì có thể
chỉ mỗi Eximbank là có khả năng niêm yết cao nhất trong năm nay, các
ngân hàng khác sẽ phải đợi đến năm sau.

Ngày 31/7, Eximbank đã
chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến về việc niêm yết cổ phiếu tại
HOSE. Theo dự kiến, có thể tuần này ngân hàng sẽ hoàn thành việc xin ý
kiến và nếu không có gì thay đổi cổ phiếu Eximbank sẽ chính thức được
giao dịch trên HOSE vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

Vì lý do
này cộng với xu hướng tăng của thị trường chứng khoán mà giá cổ phiếu
của Eximbank đã tăng khoảng 20% từ lúc chốt danh sách và có giá trên
26.000 đồng/cổ phần vào ngày 10/8. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng
thuộc loại cao nhất trong số các cổ phiếu giao dịch trên thị trường
OTC. Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, đơn vị được ủy thác quản lý sổ
cổ đông cho Eximbank, hiện mỗi ngày có khoảng từ một đến hai triệu cổ
phiếu Eximbank được chuyển nhượng.

Trong khi đó, ông Phạm Anh
Dũng, Tổng giám đốc SCB, cho biết, Ngân hàng sẽ đưa cổ phiếu lên giao
dịch tại HOSE vào đầu năm sau. Theo kế hoạch đã đề ra của SCB, cổ phiếu
của ngân hàng lẽ ra sẽ được niêm yết vào tháng 9 năm nay, nhưng do phải
sửa đổi một số điều lệ cho phù hợp với quy định niêm yết trên HOSE, và
đặc biệt là cần phải bổ sung thêm một thành viên HĐQT để đạt năm người
như quy định, nên ngân hàng phải đợi đến đại hội cổ đông thường niên
vào đầu năm sau để xin ý kiến, thế là việc niêm yết phải lùi lại.

Còn
đối với MB, một nguồn tin từ ngân hàng cho biết, MB mới đang trong giai
đoạn tìm hiểu các quy định liên quan đến việc niêm yết và trao đổi với
các cơ quan chức năng như HOSE, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước nên hiện vẫn chưa có kế hoạch niêm yết cụ thể. Sau khi
nghiên cứu, hội đồng quản trị ngân hàng sẽ quyết định kế hoạch cụ thể.
Nhưng theo nguồn tin này, nhiều khả năng là việc niêm yết sẽ không kịp
trong năm nay.

Một ngân hàng khác cũng có kế hoạch sẽ niêm yết
vào đầu năm sau là Ngân hàng TMCP Liên Việt, một ngân hàng mới thành
lập. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc ngân hàng, cho biết, trong năm
nay Ngân hàng Liên Việt đang thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới và
tìm thêm cổ đông chiến lược để củng cố năng lực, và năm sau mới tính
đến việc niêm yết trên sàn HOSE. Ông Hưởng cho biết dự kiến Liên Việt
sẽ đạt mức vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng khi niêm yết trên HOSE vào năm sau.

Việc
niêm yết trên thị trường chứng khoán theo các ngân hàng sẽ có lợi hơn
cho ngân hàng về vấn đề thương hiệu, uy tín, giúp cổ phiếu của các ngân
hàng trở nên thanh khoản hơn và cũng góp phần giúp các ngân hàng về mặt
huy động vốn trong tương lai. Theo ông Sinh, thêm nhiều ngân hàng niêm
yết trên HOSE sẽ giúp thanh khoản của sàn TP.HCM cũng như tính đại diện
của VN-Index đối với nền kinh tế Việt Nam tăng lên nhiều.

Trên
phương diện nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Quản lý
quỹ Việt Nam (VAM), cũng có cùng nhận định với ông Sinh khi cho rằng
việc nhiều ngân hàng niêm yết sẽ càng giúp VN-Index phản ánh đúng hơn
tình hình kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam. Ông Minh nói, với
sự non trẻ và tốc độ phát triển nhanh, ngành ngân hàng luôn thu hút sự
quan tâm lớn từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước nhưng hiện nay,
các quỹ đầu tư nước ngoài (trong đó có các quỹ đầu tư do VAM quản lý)
hầu như không thể mua được cổ phiếu ngân hàng ở thị trường OTC. “Vì
vậy, chúng tôi sẽ rất quan tâm đến việc niêm yết này”, ông cho biết.

Ngoài
ra, theo ông Minh, nếu có thêm cổ phiếu ngân hàng niêm yết thì sẽ làm
tăng lượng cầu cho thị trường chứng khoán từ phía các nhà đầu tư nước
ngoài vốn chưa mua được cổ phiếu ngân hàng trên OTC, chứ không e ngại
làm tăng mạnh lượng cung vì hiện nay các cổ phiếu ngân hàng đều đang
được giao dịch trên thị trường OTC bởi các nhà đầu tư trong nước.

Nguồn: [url="http://vfinance.vn/">http://vfinance.vn/Link gốc: