PDA

View Full Version : Nhà đầu tư Việt Nam - Anh là ai?



-BMW-
29-08-2011, 12:01 AM
---------------------------
Nick: Nguyen Quan
Topic: Quán nhỏ ven đường (http://forum.vietstock.vn/threads/156664-Quan-nho-ven-duong/page6)
Thời gian đăng: 22 - 24/08/2011
---------------------------

Lớp nhà đầu tư thứ nhất: những nhà leo núi mạo hiểm.

Một điều thú vị là khi TTCK Việt Nam mới được mở ra, những người tham gia vào đầu tiên lại là một lớp NĐT nghiêm túc, thận trọng và đầy quyết tâm.

Những năm tháng đầu tiên của TTCK đầy mới lạ và chông gai. Đa số người dân vẫn vật lộn với nỗi lo cơm áo gạo tiền nên khái niệm đầu tư vô cùng xa xỉ. Hơn nữa, đầu tư vào một công ty hoạt động ở đâu đó rất xa, qua những trung gian phức tạp, khiến người dân và thậm chí nhiều tổ chức xem TTCK như một điểm đầu tư đầy rủi ro. Hơn nữa, quá trình đổi mới ở Việt Nam vừa mới bắt đầu, và TTCK vẫn được xem là tinh hoa của nền kinh tế tư bản nên vốn không dễ gì thâm nhập vào tiềm thức của người dẫn lẫn nhiều cán bộ nhà nước. Đâu đó vẫn còn nỗi lo tái quốc hữu hóa hoặc tịch thu tài sản tư hữu một khi nảy sinh vấn đề.

Lúc ấy chỉ có những người có kinh nghiệm chuyên ngành, hoặc cực kỳ mơ mộng vào tương lai tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam, vào quyết tâm đổi mới của Chính Phủ mới tham gia TTCK.

Chính vì vậy lớp người đầu tư mới thuộc nhóm người hoặc có trình độ cao, hoặc có quyết tâm lớn, hoặc có tài chính mạnh hoặc có tầm nhìn xa, hoặc có đủ tất cả những điều đó.

Đó đích thực là những con người đặt nền móng cho TTCK sau này và rất nhiều người tỏng số họ đã trở thành nhân vật không thể thiếu được của TTCK như Nguyễn Duy Hưng, Lý Xuân Hải, Trần Thanh Tân chẳng hạn:o

Lớp NĐT thứ nhất này trải qua nhiều thăng trầm cùng giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán và mặc dù có quyết tâm, không ít người trong số họ phải bỏ cuộc khi thị trường chứng khoán đi vào giai đoạn trầm lắng đầu tiên. Nhưng những người kiên trì với thị trường thì hưởng được lợi nhuận tuyệt vời sau đó.

Sự thành công của những NĐT thuộc lớp thứ nhất thật không dễ dàng, nhưng một khi họ thành công thì lại rất lớn. Xét cho cùng thì việc tham gia vào TTCK là để kiếm lợi nhuận và một khi khả năng kiếm được lợi nhuận lớn như vậy được chứng minh thì ngoài những NĐT thuộc lớp một tiếp tục tiến vào chiếm lĩnh TTCK, có thêm một lớp NĐT mới tham gia vào thị trường là điều dễ hiểu.

Lớp NĐT này thường không có đủ chuyên môn, kinh nghiệm và chiến lược như những NĐT thuộc lớp một, nhưng họ lại có tài chính, và quan trọng hơn họ có niềm tin vào lớp NĐT số một.

Họ có thể là khách hàng, là đối tác, là bạn bè của những người này và tham gia vào thị trường với sự tư vấn của lớp một.

Nhóm đầu tư này dù không mạnh hơn về tài chính nhưng đông hơn, sẵn lòng mua bán hơn nên từ đó thị trường cũng sôi động hơn.

Lớp nhà đầu tư thứ ba: Những con người cuồng nhiệt.

Cơn lốc cổ phiếu những năm 2005 - 2007 đưa những NĐT lớp một lên hàng đại gia của nền kinh tế và tạo ra ánh sáng huy hoàng của kim cương, vàng bạc từ TTCK. Ánh sáng này làm mê mẩn và thu hút hàng vạn NĐT lao vào thị trường.

Không cần biết phân tích, không cần có kế hoạch, chỉ cần mua là thắng, chỉ cần đặt lệnh là được, liều ăn nhiều. Có một giai đoạn mà bà bán xôi lại lãi gấp chục lần ông tiến sĩ kinh tế vì dám liều mua một loại cổ phiếu mà người có hiểu biết chuyên ngành không dám mua bao giờ:)

Lớp NĐT thứ ba này thậm chì không cần tiềm lực tài chính lẫn kỹ năng chuyên môn. Họ vay mượn rồi lao vào giành giật, mua bán trên thị trường. Nghe ngóng tin đồn, chạy theo tư vấn, thuê môi giới đặt lệnh,....

Điều mà họ có là niềm tin (hay ảo tưởng) vào lợi nhuận kếch xù mà TTCK sẽ mang lại cho họ. Một niềm tin gạt phăng sự Sợ hãi trên thị trường, chỉ để lại mỗi chữ Tham:surrender:

Lớp NĐT thứ tư: Có phải traders đang xuất hiện

Đợt sụt giảm khốc liệt của TTCK những năm 2007 - 2008 đã cuốn phăng đi nhiều NĐT với cả gia đình, tài sản và sự nghiệp, đặc biệt là những NĐT thuộc lớp 2, 3. Lớp một dẫu cũng tổn thất nhiều nhưng vẫn trụ lại được.

Sau cơn điên cổ phiếu, nhiều NĐT đã bàng hoàng nhận ra rằng đó là một cuộc chiến khốc liệt chứ không phải là một cuộc dạo chơi. Nhiều người cay đắng rời khỏi thị trường, nhưng cũng có nhiều người ở lại. Ngã ở đâu thì đứng lên ở đó, đặc biệt một khi anh đã mất mát quá nhiều ở CK thì chỉ có CK hay mấy món cờ bạc mới giúp anh lấy lại thôi, chứ làm công thì nhiều lúc cả đời cũng không trả nổi:(. Tuy nhiên, muốn ở lại, tồn tại và sống sót thì phải có gì đó, đặc biệt là kỹ năng và thông tin.

Vì vậy NĐT trở nên chăm học hơn, tìm tòi nghiên cứu hơn và trở nên chuyên nghiệp hơn. Một lớp NĐT mới ra đời, chú trọng nhiều đến diễn biến của thị trường ngắn hạn hơn các phân tích dài hạn, đặc biệt họ sử dụng nhiều các công cụ phân tích thị trường đang du nhập nhiều vào Việt Nam.

Phải chăng đã đến lúc TTCK trở nên chuyên nghiệp để nuôi dưỡng các traders;)