PDA

View Full Version : Lý do FED phải in tiền và in tiền để kéo dài mạng sống leo lắt của Mỹ



chan_lon_choi_co_canh
25-08-2011, 09:27 PM
Thêm những dấu hiệu cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lần thứ 2 ;)


Nguồ'n: http://pgbankresearch.wordpress.com
Đăng: 25/8/2011

CDS tăng gần lên mức đỉnh cao 2008

CDS – là một công cụ tài chính dựa trên nguyên tắc của swap, tuy nhiên có nguyên tắc giống như một hợp đồng bảo hiểm. Phí CDS phản ánh rủi ro của tài sản mà nó bảo hiểm.

Tại thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, AIG là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới và là nhà bảo lãnh CDS lớn nhất vào thời điểm ấy. Với mức xếp hạng AAA, AIG không phải trả các khoản đặt cọc cho các CDS của mình bán ra. Tuy nhiên, ngày 15/09/2008, ngay khi Lehman Brothers phá sản, AIG bị cả Standard & Poor’s và Fitch’s hạ mức xếp hạng. Ngay lập tức, AIG mất lợi thế của mình trên thị trường CDS và phải chuẩn bị một lượng tiền rất lớn để nộp đặt cọc. Vì vậy, Chính phủ Mỹ đã phải can thiệp và bơm một lượng tiền lớn vào giải cứu AIG.
Tại thời điểm hiện tại, nhiều người đang lo ngại liệu rằng lịch sự một cuộc khủng hoảng sẽ lập lại khi CDS (cho TPCP Mỹ kỳ hạn 5 năm) của Bank of America (BoA) ngày 23/8/2011 đạt mức 388 điểm, tiến sát tới mức đỉnh 390 điểm lập ngày 30/3/2009 trong cuộc khủng hoảng 2 năm trước.BoA là ngân hàng lớn nhất tại Mỹ, nếu tính về tổng tài sản, và xếp thứ 2 nếu tính về vốn hóa thị trường. Nếu như BoA sụp đổ và cần đến sự trợ giúp, liệu rằng FED sẽ một lần nữa ra tay cứu giúp?
http://i1112.photobucket.com/albums/k487/pgbankresearch/CDSBoA-1.jpg (http://s1112.photobucket.com/albums/k487/pgbankresearch/?action=view&current=CDSBoA-1.jpg)
Bên cạnh đó, biểu đồ dưới đây cho thấy, rủi ro vỡ nợ hệ thống đang hiện hữu khi CDS không chỉ của BoA mà các ngân hàng lớn khác trên thế giới như Citigroup (Mỹ), BNP Paribas, Societe Generale (Pháp), UBS, Credit Sussie (Thụy Sĩ) cũng đều đang tăng cao. Một khi các ngân hàng đồng loạt cần đến sự giúp đỡ của Chính phủ các nước trong bối cảnh nợ công của Mỹ và Châu Âu đều tăng cao và các gói hỗ trợ dự phòng đã dần cạn kiện, khả năng vỡ nợ hệ thống là điều khó tránh khỏi.
http://i283.photobucket.com/albums/kk283/lleofx/CDS5bigbanks-1.jpg (http://s283.photobucket.com/albums/kk283/lleofx/?action=view&current=CDS5bigbanks-1.jpg)
Lợi suất TPCP Mỹ sụt giảm
Từ đầu năm đến nay, giá TPCP Mỹ ở các kỳ hạn 2 năm, 5 năm, 10 năm tăng cao, đồng nghĩa với việc lợi suất TPCP Mỹ ở các kỳ hạn tương ứng sụt giảm mạnh. Điều này thường xẩy ra khi thị trường chứng khoán hay hàng hóa tiềm ẩn quá nhiều bất ổn, rủi ro, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các sản phẩm đầu tư an toàn như TPCP Mỹ.
Điều tương tự đã xảy ra trước cuộc khủng hoảng 2008 – 2009. Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2008 đến 12/2008, lợi suất TPCP Mỹ cũng liên tục sụt giảm. Tuy nhiên, lợi suất thấp nhất của TPCP kỳ hạn 2 năm ở thời điểm đó ghi nhận mức 0,66%, vẫn cao hơn mức lợi suất 0,22% ngày 23/8 vừa qua. Tương tự, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 5 năm thấp nhất trong giai đoạn 2008 – 2009 ở mức 1,26% (18/12/2008) vẫn cao hơn mức 0,88% ngày 18/8/2011.

http://i283.photobucket.com/albums/kk283/lleofx/yieldcurveusbonds.jpg (http://s283.photobucket.com/albums/kk283/lleofx/?action=view&current=yieldcurveusbonds.jpg)


QE2 không hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, QE3 cũng vậy!
Hiện tại, cả thế giới đang chờ ngóng liệu rằng gói QE3 có được chính phủ Mỹ đưa ra sau khi gói cứu trợ QE2 không giúp nước Mỹ thoát khỏi bờ vực của sự suy thoái. Trong khoảng thời gian sử dụng QE2 Chính phủ Mỹ đồng thời vẫn duy trì mức lãi suất cận kề 0 nhưng mục tiêu kích thích chi tiêu vẫn không đạt được. Biểu đồ dưới cho thấy trong khoảng thời gian QE2 có hiệu lực (11/2010 – 6/2011), khoảng cách tín dụng và tiết kiệm vẫn càng ngày càng nới rộng bởi tiết kiệm ngày càng tăng còn tín dụng vẫn giảm sút. Trong khi chính phủ Mỹ trông chờ tín dụng tăng trưởng để kích thích tiêu dùng cũng như đẩy mạnh sản xuất.
http://i1112.photobucket.com/albums/k487/pgbankresearch/depositorsvsloans-1.jpg (http://s1112.photobucket.com/albums/k487/pgbankresearch/?action=view&current=depositorsvsloans-1.jpg)
Bởi vậy, giới phân tích cho rằng nếu gói QE3 được đưa ra cùng với mức lãi suất tiếp tục được giữ ở mức thấp như hiện nay chỉ đủ để thị trường chứng khoán phục hồi trong thời gian ngắn chứ không giải quyết được những vấn đề dài hạn của Mỹ. Thậm chí một số nhà kinh tế còn cho rằng, gói cứu trợ sẽ khiến suy thoái đến nhanh hơn do hủy hoại giá trị đồng đô la và hạ mức tín nhiệm của Mỹ.
Kết luận
Những phân tích trên một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại rằng nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung có thể đang bước vào một cuộc suy thoái toàn cầu sau cuộc suy thoái nghiêm trọng cách đây chưa đầy hai năm (2008 – 2009).