PDA

View Full Version : Chẩn bệnh doanh nghiệp niêm yết



1000percent
22-08-2011, 03:23 PM
---------------------------------
Nick: Nguyen Quan
Topic: Quán nhỏ ven đường
---------------------------------

*DNNY - Sự đa dạng của hàng hóa trên TTCK
(13/08/2011)

Sự mê hoặc của hàng không chỉ đến từ chất lượng của chúng, mà còn đến từ sự đa dạng dạng về chủng loại, mẫu mã và số lượng. Không cứ hẳn là hàng chất, đẹp, sang mới là hấp dẫn, mới có người mua. Hàng ở Parkson Plaza hay Diamond Plaza có thể mê hồn thật, nhưng dân bán trà đà, lại chỉ còn độc mỗi cái quần như em mua được. Vì vậy em vào Coopmart, giá cả phải chăng mà chất lượng cũng được:o. Còn hôm nào chả bán được trà, em đành ra chợ chiều mua cá ươn, rau héo về làm tạm bữa tối cho qua thời bão giá.

Hàng hóa của thị trường chứng khoán là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, mà cổ phiếu là hàng hóa chính của thị trường. Cổ phiếu là tờ giấy chia nhỏ công ty, nến nói cách khác thì công ty là hàng hóa chính yếu được giao dịch trên TTCK. Có lúc người ta nghĩ cần đem lên sàn những doanh nghiệp chất lượng nhất, uy tín nhất thôi, còn đâu hàng dạt thì các chú thích đi chơi đâu kệ các chú. Nhưng lúc đó với khí thế đồng khởi, thiên hạ nhao nhao lên sàn, vạn người mua chỉ có trăm người bán nên tắc nghẽn giao thông, phải xếp hàng nhập lệnh.

Vì vậy UBCK phải dốc toàn lực để tạo ra nguồn hàng, huy động mọi nơi để có hàng bán cho dân chơi chứng, cho thỏa mãn thú ghiền bài bạc của dân ta. Sau 10 năm, TTCK tràn ngập hàng hóa và các bác ở trên xoa tay vui mừng, đi đâu cũng báo cáo thành lập tạo hàng của mình, xem đó là thành tích chính yếu sau 10 năm (vì ngoài ra thì chả làm được cái gì, mỗi chuyện T2 nhai cả 5 năm vẫn chưa chuyển các bác ạ, ấy là chưa nói đến các sản phẩm phái sinh).

Tuy nhiên, các bác trên ấy tăng cung hàng mà không chịu làm tốt khâu kiểm soát chất lượng nên vàng thau lẫn lộn, hàng dạt thì thành hàng sạch, hàng sạch thành siêu sạch, hàng hiệu. Hàng bèo vẫn vào siêu thị, thậm chỉ siêu thị hàng hiệu. Hàng hiệu thì khai vống giá lên gấp chục lần, dân tình cơ hồ không chịu nổi.

Giá như, chúng ta có một hệ thống đánh giá tín nhiệm, để gắn cho các DN mấy chữ AAA (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/AAA), BBB, CCC thì TTCK đỡ bát nháo hơn chăng?

*DNNY - Bệnh tật
(13/08/2011)

Nói cho công bằng thì trong 11 năm phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển của TTCK đã có rất nhiều tấm gương thành công của DNNY nói riêng và DN Việt Nam nói chung. Nhờ vào TTCK, chúng ta có một lớp doanh nghiệp phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển nhanh, hùng mạnh. Quản trị được nâng lên tầm cao, vốn được nâng lên khu vực, thương hiệu ra quốc tế. Nhờ một phần vào TTCK về cả vốn lẫn thương hiệu, chúng ta có VNM (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/VNM), có FPT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/FPT), có STB (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/STB), có ACB (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/ACB), có HAG (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/HAG),...

Tuy nhiên, muốn khen thì chả khó gì, cứ lấy mấy báo cáo tổng kết của UBCK hay mấy giải thưởng về báo cáo thường niên là được. Ở đây xin mở ngoặc ra (sau này em sẽ nói thêm khi đề cập đến UBCK và sự quản lý nhà nước đối với TTCK), là cái vụ báo cáo thường niên em thấy hơi giống một trò hề lãng phí, cả tâm sức lần tiền bạc, vì càng làm hoành tráng chừng nào thì vấn đề báo cáo muộn, báo cáo gian của các DNNY càng nhiều chừng ấy; chả khác gì mấy ông Giao Thông năm nào cũng có báo cáo thành tích và năm nào ta cũng hi sinh cả sư đoàn vì tai nạn giao thông cả, và nghe đâu là sắp lên cả quân đoàn rồi.

Vì vậy thay vì kể tốt (các bác cứ gúc gồ tra (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRA) UBCK là có khối báo cáo) thì em lại muốn đi bắt một bệnh cho các DNNY làm câu chuyện hầu trà ạ:bad:

* DNNY - Bệnh quan liêu
(13/08/2011)

Bệnh này thuộc dạng nhẹ, khá phổ biến ở xứ Đại Việt ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên bệnh nhẹ mà không chữa thì lâu ngày rất dễ thành bệnh nặng.

Cách đây tầm chục năm, DN còn ít, quy mô nhỏ, ai cũng biết ai, thì việc liên lạc với chủ tịch của REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) hay cafe với Giám Đốc của SAM (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SAM) không phải là quá khó, nếu cổ đông nhiệt tình. Em còn nghe giang hồ đồn rằng chị Mai Thanh đã từng bật khóc trước đại hội cổ đông năm nào do REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) bị lỗ tạm thời.

Thế nhưng khi các bác ấy lên tổng, lên tập (đoàn) thì bận rộn phải biết. Có Chủ Tịch công ty đã phát biểu với ông chủ của mình (tức là cổ đông) rằng chị bận lắm, chiều nay hẹn đi đánh tennis với một vị Tổng Giám rồi nên không rãnh để trả lời em về chuyện ngân hàng đòi nợ được

Mặc dù vẫn còn đó những ban lãnh đạo công ty nhiệt tình, sẵn sàng sắp xếp gặp mặt cổ đông thường xuyên và không thường xuyên để trao đổi về tình hình của công ty thì quan hệ cổ đông của nhiều công ty phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển lâu đời, có vốn to to chỉ là giao cho 1 chuyên viên nào đó mà công việc chinh là đọc số liệu báo cáo khi cần.

Điều này nghe có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng những điều nhỏ nhặt mới dễ khiến cho người ta chạnh lòng, vì thế các cổ đông nhỏ lẻ sau một thời gian ấm ức (vì cả nhiều chuyện khác) lặng lẽ rời những mã BCs cũ kỹ, quan liêu này đi, để cho các cổ đông nhớn và nội bộ chơi với nhau. Sự hấp dẫn dần biến mất, hoạt động của DN vì thế cũng đi vào lối mòn chả ai góp ý. Luồng tiền lặng lẽ đi ra, nhiều lúc chỉ vì một cuộc điện thoại hỏi thăm hoặc xin gặp không được đáp ứng.

Năm 2010 có một tay tổ chuyên lái hàng nóng, sau khi đề cập đến nhiều nguyên nhân lý giải tại sao hàng nóng đa phần là công ty nhỏ, mới lên sàn, đã nói thêm rằng: Em chả lái chị M.T., vì chị ấy giờ to rồi, nặng nề rồi và chị ấy chả bao giờ tiếp em, nên dù chị ấy có trả tiền chưa chắc em đã cho chị ấy lên tàu. Còn em về một công ty ven biển thì họ tiếp, họ mời em nhậu nên em nhiệt tình lái họ lên thiên đường mà chả đòi xu nào cả.

* DNNY - Bệnh luộm thuộm
(13/08/2011)

Bệnh này còn gọi là bệnh nông dân, bệnh nhà quê vì tác phong nông nghiệp, giờ dây thun quen rồi. Nhưng mà em lại không thích nói thế, các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, con cá nên họ chân chất thế, quê mùa thế, thương lắm. Vì thế họ có luộm thuộm một tí thì cũng vì là người quê cả, thế nó mới chân tình:o

Còn ở đây lại khác, toàn các vị chức vụ cực cao, trí thức đầy mình lại được hỗ trợ bởi dàn chuyên viên bằng cấp cứ gọi là đong bằng đấu, thế mà lại cứ luộm thuộm, khổ không cơ chứ.

À mà nhắc đến bằng cấp, em lại lan man chút, mấy hôm trước thấy có bác nghị, chức vụ cũng rất là cao, bằng tới hàng tiến sĩ, phát biểu rằng lạm phát Việt Nam chả cao, vì rau muống ở Thượng Hải đắt hơn rau muống ở Việt Nam đến mấy lần, em hãi quá các bác ạ. May mà hôm em đi bầu, bác ấy không ở tổ bầu cử của em, chứ không chả biết nói thế nào với thằng nhóc lớp 5 ở nhà cả.

Ôi, em lại lan man mất rồi. Dạo mấy tháng trước bị chứng chiếc nó hành quá, nên lẩm cẩm mất các bác ạ. Hôm nay Thứ Bảy, hai tiếng trước có ông bạn ghé làm chén trà, bảo là chuẩn bị đi ăn đám cưới. Thế đám cưới mấy giờ hở anh? - Mời 5h30 anh ạ, mình đi 30 phút là tới. Chết chửa, giờ hơn 6h rồi, anh đến trễ mất:eek:.

Anh bạn cười ha hả, bảo là trong này mới 5h30 thì 7h30 mới khai tiệc để dự phòng kẹt xe tới trễ. Nhiều lúc chả kẹt xe, nhưng mình tới 5h30 lại trơ mắt ngồi đợi à, đành 7h mới đến.

À ra thế, em pha xong chén trà nhìn lên Diễn Đàn, hôm nay 13.8 rồi, Vu Lan, thế mà Vietstock, nơi được xem là cập nhật báo cáo nhanh nhất, mới chỉ có 655/683 báo cáo quý II cần công bố thôi. Trong khi đó, theo lệ của UBCK thì 25.7 phải nộp đầy đù báo cáo.

Luôm thuộm thật đấy các bác ạ:bad:

* Bệnh sơ sài, ẩu tả
(13/08/2011)

Thời đại tên lửa, mạng xã hội, đến thằng cháu lớp 5 ở nhà em còn có trang riêng trên mạng, thế mà hàng trăm DNNY lại chả có cái trang Web.

Hàng trăm DNNY khác có Web lại chẳng ra hồn. Có DNNY niêm yết mới lên sàn, thậm chí đến số thứ tự danh sách HDQT cũng ghi sai. Danh sách trên cáo bạch một đường, ở trên Web một nẻo.

Và bệnh này thể hiện nhiều nhất ở các báo cáo: Không rõ là vô tình hay là hữu ý, nhiều báo cáo của DNNY cụt lủn, không đầu đuôi, theo soát xét. Báo cáo tiền hậu kiểm toán bất nhất hoặc thuyết minh cực kỳ sơ sài, đọc vào thì đến thánh cũng đành chịu không làm sao biết DNNY đó là như thế nào cả.

Bệnh này với bệnh luộm thuộm, quan liêu trên sẽ khiến cho NĐT dần cảm thấy cảm thấy bị bỏ rơi, và xa hơn nữa là nghi ngờ mình bị lừa, vì không có lửa làm sao có khói. Nếu tình hình công ty thực tốt, quản trị minh bạch thì trừ trường hợp bất khả kháng mới chậm, mới sai, mới ẩu báo cáo. Còn nếu chậm, ẩu, sai thì rõ ràng là DNNY có vấn đề.

Tiếc thay, những nghi ngờ đó lại thường là đúng cả.

Mấy bệnh này chả hiểu sao UBCK đủ thẩm quyền, đủ kỹ năng, đủ công cụ lại không chịu chữa. Bệnh lâu thành trọng, và một khi bệnh trọng rồi thì chữa vừa đắt, mà lại thành tật, cảm khái thay.

* DNNY - Bệnh thích nổ
(13/08/2011)

Bệnh này còn gọi là bệnh chém gió, bệnh ưa hoành tráng:D

Thật ra chém gió đúng mức thì không gọi là bệnh. Nhưng chém gió thành bão thì khả năng gây bệnh rất cao. Bệnh này đặc biệt hay xuất hiện khi DNNY đang có một sự kiện gì đó, ví dụ như phát hành thêm chẳng hạn.

Bệnh này phổ biến là đặt chiến lược phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển khủng bố, lên kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận hoàng tráng bất kể TT tốt xấu, công bố dự án khủng,... thậm chí có doanh nghiệp còn báo cáo lợi nhuận quý siêu phàm (nhưng lợi nhuận năm có kiểm soát thì lại tèo thảm).

Bệnh này thoạt đầu chỉ giúp cho DN hoành tráng thôi, nhưng lâu dần thì nó được sử dụng giúp cho giá cổ phiếu của DN hoành tráng:D, mà mặc dù là bệnh cho TTCK nhưng nhiều lúc lại tốt cho mấy ông lang băm trị bệnh hoài hổng hết, hoặc chính bản thân con bệnh thì được NĐT đường sữa thăm hoài. Bệnh này thường xảy ra với các DN có HDQT nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu hoặc DN đang muốn in giấy thu tiền. Nó có thể xuất hiện thành dịch ở các tập đoàn có đầu tư chéo lẫn nhau như Pxx hay Sxx, thành thử các bác bảo trọng.

* DNNY - Bệnh dự án lớn
(13/08/2011)

Từ chém gió thành chém thật cách nhau chả mấy. Từ việc mơ dự án khủng đến việc thực hiện dự án khủng rất gần, với sự cho phép của TTCK. Những năm 2007 đến nay, mặc dù thị trường chung là suy yếu nhưng việc phát hành thêm vốn lại nở rộ sau cơn mưa. Đặc biệt, lắm lúc chả hiểu DN hay BBs (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/BBS) tuyên truyền thế nào mà cứ cổ phiếu có quyết định phát hành thêm vốn thì được NDT ào ạt xông vào mua, đẩy trần cả chục phiên chưa thỏa.

Nếu tự làm ăn tích lũy vốn để phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển thì con đường thật là chông gai, lâu lắc nhưng phát hành thêm được vốn lại là chuyện khác. Nhanh và rất nhanh. Từ 10 tỷ VDL DN có thể nhảy ầm một nhát lên hàng trăm tỷ. Tiền ở đâu chạy về một cục, tiêu làm sao cho hết, chỉ có nước đi làm dự án lớn thôi.

Làm dự án lớn lợi 100 bề. Bề thứ nhất là thỏa mãn bệnh ưa hoành tráng. Bề tiếp theo là giúp cho sự phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển công ty, từ nay ai chả biết ta là dân làm ăn lớn. Bề tiếp theo là giải quyết công ăn việc làm cho bạn bè, người quen. Có thằng bạn nối khố xưa cù bất cù bơ, giờ kéo nó về làm giám đốc dự án, ân tình để đâu cho hết. Bề nữa là tăng thêm quan hệ, giúp đỡ đối tác, mối làm ăn,... Và còn một bề cực kỳ quan trọng, đó là làm dự án lớn mới có ăn lớn được. Tiền hoa hồng, tiền quản lý dự án, tiền nâng giá nguyên liệu, tiền phết phẩy bán sản phẩm,... Dự án thì kéo dài hàng mấy năm, lời lỗ ai mà biết được. Riêng ta biết là ta (chủ dự án) lời khẳm đạn!

Thế nên, không ít doanh nghiệp cố chết giữ lại lợi nhuận, chả chia xu nào cho NDT mặc dù lợi nhuận khủng. Thậm chỉ năm 2010 có công ty Axx báo cáo lợi những 100 - 200% so với vốn điều lệ, nhưng vẫn tiếp tục phát hành thêm để làm dự án.

Ôi giời!

*DNNY - Bệnh tập đoàn
(14/08/2011)

Phàm làm người thì có mơ mộng để tiến lên. Ai cũng có khả năng mơ mộng và bản năng cạnh tranh cả. Sếp của các DNNY cũng vậy. Công ty nhỏ thì mơ thành công ty to, công ty to thì mơ thành tập đoàn. Muốn biến ước mơ thành hiện thực thì phải làm. Làm kinh doanh sản xuất thì cứ từ từ mà tiến. Giả dụ như anh làm lãi 20% thì cũng mất 4 năm mới gấp đôi được công ty. Nhưng mà từ khi có TTCK thì điều đó lại dễ dàng hơn, dễ dàng về thương hiệu, dễ dàng về vốn và đôi khi dễ dàng về người nữa.

Có vốn và có vị thế trong tay, làm mãi mỗi công việc kinh doanh chính thì chán lắm. Hơn nữa, lắm lúc ngành nghề mình đang làm không còn khả năng phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển tiếp, như SAM (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SAM) đấy. Thế thì ta làm gì? Ta sẽ mở rộng ra các ngành nghề khác: ông bán mít thì đi mở ngân hàng, ông dệt may đi làm CK, và cả trăm ông to nhỏ lao vào BDS.

Một chị nổi tiếng là nữ hoàng ngành vận tải của một tỉnh miền Trung, đi đến đâu cũng xin được dự án. Dự án vận tải thì có xưởng xe, bến xe, nằm ở những thế đắc địa, cận thị, cận giang, lại đặc biệt là gần đường lộ. Đúng lúc BDS trở nên hot, đất đai thì sẵn, không làm thì phí. Tiền bạc đâu có thiếu, có gì thì vay. Làm được vài dự án hoành tráng thì công ty sẽ tăng tầm về thương hiệu, về lợi nhuận. Lợi nhuận BDS thì khỏi nói, khủng tới cỡ nào cũng được. Chị lại là người có tài, làm dự án chỉ là chuyện nhỏ. Thế là chị làm thôi.

Nhìn lý luận thì cực kỳ logic, cái gì cũng hợp lý cả. Nhưng điều không hợp lý mà ít người nghĩ đến là xưa nay mấy tập đoàn đa ngành, cả ta lẫn tây đều khó sống thọ. Các chaebol ở Hàn Quốc, các syndicate ở Nhật Bản đa số đều tèo, vì quản lý đa ngành chỉ tốt ở một vài giai đoạn nhất định, còn về lâu dài nó khiến cho giới lãnh đạo cao cấp mất tập trung, bối rối về chiến lược và con người,... Nó giống như một anh thợ đụng, làm gì cũng được nhưng chả làm được gì. Lý luận này áp cho cá nhân thì ai cũng thấy, khổ nổi nói với các doanh nhân tiêu biểu dường ấy thì họ lại không muốn thấy.

Quay lại câu chuyện của DN vận tải kia, một giải pháp hợp lý hơn có lẽ là bán phứt cho doanh nghiệp BDS nào đó lấy tiền tiêu. Nhưng thế làm sao giải quyết được bệnh thích dự án lớn và bệnh tập đoàn được. Thế nên DN đó thành lập một công ty con chuyên về BDS, lại thêm công ty con chuyên về giải trí,.... Xây dựng một loạt dự án cực hoành tráng như khách sạn năm sao, nhà nuôi yến mấy cả lại một khu vui chơi bự tồ:D.

Không đủ chuyên môn để đánh giá thị trường bất động sản nhưng thừa đủ quan hệ để vay tiền, việc thực hiện dự án là tất yếu, và dự án sau đó dính đòn suy thoái cũng là tất yếu.

Dự án BDS chết toi, kéo theo một khoản nợ vay khổng lồ. DN trước đó thì lo làm dự án, sau đó thì lo chạy tiền trả ngân hàng, không còn sức chăm lo cho mảng vận tải truyền thống. Các đối thủ cạnh tranh nhân dịp ngoi lên. Thế là tèo toàn tập.

Lỡ mang tiếng là đại công ty rồi (may mà chưa đặt tên thành tập đoàn) nên phải cố, thế là mắc thêm các bệnh kia:
- Bệnh dự án: đẻ tiếp ra dự án để kêu gọi đối tác đầu tư, để gỡ gạc tiếp kiểu dân thua bạc thì cố gỡ;
- Bệnh luộm thuộm: xoắn cả hết lên chuyện nợ vay, khó khăn nên chả còn tâm trí đâu để làm mọi chuyện cho đàng hoàng
- Bệnh quan liêu: Chả còn tâm trí nào để lo cho cổ đông nữa
- Bệnh ẩu tả (lừa dối): Làm báo cáo đẻ ra 300 tỷ doanh thu nhưng lật sang trang bên thì có 300 tỷ phải thu, và 300 tỷ phải thu này lại từ công ty con của nữ hoàng.

Chết nổi!

Có doanh nghiệp dệt may nọ, nổi tiếng không ít trong ngành. Lúc dệt may hết đà tăng trưởng là lúc TTCK lên cao. Thế là tiền tích lũy bỏ ra, lập một CTCK.

Lúc đầu với việc CTCK sốt sình sịch, giá toàn 10 lần 20 lần nên cổ đông hứng chí, mua quá chừng cổ phiếu dệt may.

Nhưng đánh CK đâu có dễ, dân dệt may đi quản lý dân CK là chuyện tréo nghoe, tuyển nhân sự không đủ khả năng nên CTCK nhảy vào nhầm đỉnh và cứ thế tuột dốc. DN dệt may thì mắc cạn ở CTCK, còn cổ đông của DN dệt may thì mắc cạn với cổ phiếu dệt may.

Em nghe giang hồ đồn đại là trận này, lắm anh hùng vỡ mặt. Chỉ nghe thế, chả biết đâu là thực.

Căn bệnh này nếu tiếp tục chẩn thì e rằng trong 10 chú to to, có công ty con, công ty mẹ trên sàn ít ra cũng hết 8.5 chú mắc bệnh không nặng thì nhẹ.

Mà không riêng gì các DNNY, câu chuyện Vi na xỉn ở ngoài còn khủng khiếp gấp cả vạn lần.

Vậy tại sao ở Việt Nam người ta hay thích lên tập đoàn và cứ lên tập đoàn thì lại bị faults?

Nền kinh tế Việt Nam vốn bé tạo, sức cầu trong nước không nhiều. Do vậy với tốc độ phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển nhanh, các doanh nghiệp với một chút may mắn rất sớm cụng trần thị trường, khó phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển hơn nữa. SAM (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SAM) xưa là một ví dụ. Đúng ra sau giai đoạn phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển nhanh đó, anh cần tăng cường nghiên cứu để đi vào thị trường chuyên sâu, tự tạo ra các sản phẩm mới độc đáo hơn để kích thích tiêu dùng chứ không bám mãi vào sản phẩm cũ, thị trường cũ.

Nhưng với nền khoa học xứ Việt ta, nghiên cứu là chuyện xa xỉ, ứng dụng lại còn xa xỉ hơn. Khoa học gia còn thế thì trách gì doanh nghiệp thích chộp giật, ăn sẵn. Vì vậy thay vì đổ sức cho nghiên cứu phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển để đào sâu thị trường, các DN đơn giản nhảy đi chỗ khác đánh quả. Được thì ở lại làm tiếp, không thì thôi. Phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển về chiều rộng nhanh hơn, đỡ nhức óc hơn mà lại được tiếng là đa dạng để giảm thiểu rủi ro.

Hơn nữa, ông bà xưa đã đúc kết rồi, Việt Nam ham to. DN to hơn, rộng hơn sẽ đem lại nhiều vị thế chính trị - kinh tế - xã hội cho những người chủ, những người quản lý nó. Các bác cứ đếm số doanh nhân năm nay ngồi trong Quốc Hội xem thử có mấy ông chủ tập đoàn là sẽ thấy. Danh vọng, quyền lực và quyền lợi đi kèm nó chính là cái thôi thúc các ông chủ và quản lý này đi lên tập đoàn.

Để quản lý và phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển được một tập đoàn (xin lưu ý là em đang tán nhảm về tập đoàn đa ngành), thì cần rất nhiều thứ:

- Ban lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, thật bao quát, xuyên qua và nối kết được các ngành, các thị trường trong nền kinh tế. Lớp lãnh đạo này e rằng xứ Việt ta không có nhiều đủ cho các tập đoàn mọc ra như nấm sau mưa;

- Có cơ chế quản lý chuyên nghiệp. Khó ai có thể một mình làm tất tật mọi thứ một cách giỏi giang được. Anh đi buôn mít thì việc quản lý ngân hàng anh cần phải thuê một người giỏi và có cơ chế cho người ta phát huy. Một cơ chế chuyên nghiệp. Nhưng mà Việt nam lại có ít cơ chế chuyên nghiệp lắm. Làm lãnh đạo thì nhìn đâu cũng thấy người dở, thậm chỉ nhìn thằng giỏi mình cũng lo, nó giỏi quá nó lừa mình thì khổ. Thế nên cái gì cũng nhúng tay vào, mà nhúng tay vào nhiều thế thì hư chuyện;

- Quản trị tài chính phải cực giỏi. Tập đoàn cần các giám đốc tài chính như tế tướng, đủ sức điều động binh mã (tài chính) qua nhiều chiến trường, chứ không phải là các kế toán trưởng chỉ biết chỉ đâu đánh đó, suốt ngày chạy đôn chạy đáo tìm hóa đơn để hợp lý hóa các khoản chi của sếp. Lớp giám đốc tài chính này e rằng còn thiếu hơn cả các quản lý tập đoàn. Và vì có TTCK nên nhiều chuyên gia tài chính bỏ đi chơi chứng rồi các bác ạ.

- Tài chính tập đoàn phải hùng mạnh mà ổn định, dòng tiền phải thông suốt để bơm khắp cơ thể tập đoàn. Các tập (thể) đoàn Việt Nam có thể có được một cục vốn từ phát hành thêm hoặc buôn bán dự án, nhưng điều đó hãy còn xa so với nhu cầu. Cộng thêm việc ưa thích làm dự án lớn, không biết khéo co cho ấm thì trước hay sau cũng đứt mạch máu, đứng thanh khoản.

Bàn sơ thế để thấy rằng bản thân việc lên tập đoàn không có tội, nhưng nó đòi hỏi quá nhiều điều kiện đối với 1 DN bình thường và con người bình thường. Người ta thường nói nhiệt tình + bằng hai lần phá hoại, nên các bác cần thận trọng với mấy ông vừa vừa, nhỡ nhỡ đang máu mê làm tập đoàn với những chiến lược hoành tráng.

*DNNY - Bệnh gia đình trị
(14/08/2011)

Bệnh tập đoàn, dù gì cũng có ý tốt ở đó. Đó là lãnh đạo DN có tham vọng vươn lên. Nếu đầu tư trúng cổ phiếu xịn như Mxx chẳng hạn từ lâu thì giờ lại giàu to, tất nhiên chọn được như thế không dễ dàng, nhưng nếu dễ dàng thì người ta đâu có gọi chứng trường là chiến trường, các bác nhỉ?

Có một bệnh khác, nghe rất đầm ấm, rất cộng đồng, tình thương mến thương, với hai chữ Gia đình thiêng liêng.

Nhưng trên thực tế, bệnh này nếu kết hợp với các bệnh khác, thì còn quá ung thư di căn các bác ạ:confused:: Bệnh gia đình trị

Bệnh này chắc không cần miêu tả dài dòng, vì ở xứ Đại Cồ Việt ta nó hiển hiện ở khắp mọi nơi mọi chốn, từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ thôn quê lên thành thị, từ cấp nhỏ đến cấp to, đủ cả!

Có lẽ vì văn hóa xứ ta là văn hóa cộng đồng, nên đi đâu cũng tình thương mến thương thế chăng?

Bệnh này nguy hiểm ở chỗ nó trở thành dịch, và nó lại tạo ra nhiều bệnh cơ hội khác. Nó là nguồn gốc gây ra bệnh luộm thuộc, ẩu tả, quan liêu, gián tiếp gây ra bệnh dự án, bệnh tập đoàn và cả bệnh đau bụng sau này mà em sẽ viết.

Viết về nó thì dài, và cần trình của một bác sĩ chuyên khoa. Bán quản vỉa hè như em chả đủ với, đành cóp nhặt vài câu chuyện trên TTCK làm quà thôi:p

REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE): Đạt đỉnh giá năm 2007 cùng với sự kiện con của chị Mai Thanh trở thành Thành viên Hội Đồng Quản Trị REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE), Giám Đốc Tài Chính của REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) Corps. Từ đó đến nay REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) nằm ở kênh giảm giá dài hạn, mặc dù vẫn được đánh giá là công ty thuộc hàng minh bạch nhất TTCK Việt Nam.

- Lưu ý:

+ Chương trình cổ phiếu thường cho nhân viên của REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) rất hào phóng;

+ và em không hiểu tại sao việc Chị Thanh, Chủ Tịch REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE), cam kết giữ giá REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) không cho xuống dưới 14,000 đ/CP trong năm 2011 lại không bị UBCK hỏi thăm. Giá REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) hiện nay đang loăng quăng mệnh giá

GTT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/GTT):

- Chồng con, dâu rể đều nằm ở Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc và Ban Kiểm Soát.

- Ngoài ra, con dâu rể đứng tên các công ty con, công ty có liên kết hoặc có giao dịch với GTT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/GTT). GTT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/GTT) có quan hệ mua bán với một công ty tên gọi CHC. Các bác cứ hỏi anh Gúc xem CHC có phải là Chương - Hằng - Cường và các anh chị này liên quan như thế nào với Chủ Tịch của GTT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/GTT) sẽ rõ.

GTT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/GTT) được xem như là một trong những công ty đi tiên phong trong việc định giá lại tài sản để khai tăng cổ phiếu khi lên sàn, và sẵn sàng bán dưới mệnh giá.

Hiện nay GTT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/GTT) đang có một đống nợ to đùng, và đại đa số thời gian lên sàn là giao dịch dưới mệnh giá:p

Em ăn trộm được một bài viết ở bên F319, giờ copy và sửa chữa tí để hầu chuyện các bác.

BGM:
Trong trang Web của công ty, bà Liên Hương là UVHĐQT kiêm Phó Tổng GĐ.
KTT là Trần Ngọc Châu

Còn trong cáo bạch thì không có tên bà Hương, HĐQT chỉ còn 4 người (không theo nguyên tắc số lẻ để bỏ phiếu)
KTT là Nguyễn Duy Quang (lưu ý rằng bà Hương là mẹ của ông Quang)

Bản cáo bạch bôi xóa chỗ này vội đến nổi STT bị đánh sai, chỗ ông Quang vẫn giữ STT là 4 và Nghiêm Đức Ngọc cũng là số 4[/URL]http://f319.com/images/smilies/21.gif (http://f319.com/images/smilies/21.gif)

Ngoài ra, em rất nghi ngờ Trưởng BKS Vũ Thị Thanh Mai, xét về họ tên và năm sinh, nơi sinh thì rất có thể là con hay cháu của CT HĐQT Vũ Văn Thảo (em không rõ Bắc Giang lắm nên các bác cứ xác nhận giúm).

Điều này đưa đến mấy nhận xét:
1. Đây là cty gia đình, chia CP trong con cháu với nhau cả. Mẹ là UVHĐ thì con làm KTT, cha làm Chủ tịch thì con là trưởng BKShttp://f319.com/images/smilies/24.gif (http://f319.com/images/smilies/24.gif), thế thì sau này cổ đông chỉ có nước kêu trời, vì làm sao kiểm soát được cty?
2. Trình độ quản lý rất yếu kém vì có trang Web cũng không chịu cập nhật đàng hoàng, hoặc là bản cáo bạch đó làm dối để lừa NĐT vì trên thực tế có khả năng bà Liên Hương vẫn là UV HĐQT với số CP khủng kia;
3. Tuy nhiên, việc bỏ tên bà Hương ra ngoài HĐQT rất có lợi, vì bà ấy có thể BÁN SẠCH số CP của mình mà không bị hạn chếhttp://f319.com/images/smilies/icon_smile_tongue.gif (http://f319.com/images/smilies/icon_smile_tongue.gif)

Ngoài ra, chỉ sau 1 năm thành lập mà BGM đã kịp bán 75% CP của mình ra bên ngoài, thế là lãi lớn[URL="http://f319.com/images/smilies/77.gif"]http://f319.com/images/smilies/77.gif (http://f319.com/images/smilies/77.gif) (bình thêm: cũng có thể HDQT chuyển sang tên người khác để dễ mua bán khi lên sàn - chủ quán trà)

*DNNY - Bệnh tham ăn và các chiêu móc túi cổ đông
(14/08/2011)

Trong các bệnh này bệnh kia thì nhiều lúc còn châm chước được, chứ bệnh tham ăn thì là bệnh trọng rồi. Bệnh này gây hậu quả nghiêm trọng: làm rỗng ruột hàng hóa trên sàn CK, làm mất lòng tin của NDT, làm cho vàng thau lẫn lộn,... Tuy nhiên, bệnh này lại cực kỳ khó chữa, mà có lẽ thuốc đặc trị tốt nhất là cán cân công lý mà thôi.

Tuy nhiên, TTCK hiện nay bị nhiễm từ, nên cán cân công lý chưa hoạt động tốt được.

Các DN sau khi cổ phần hóa đã trở thành công ty đại chúng và cổ đông là chủ sở hữu DN, còn những chủ DN xưa vừa trở thành đồng chủ sở hữu, vừa trở thành người làm thuê.

Về danh nghĩa mà nói, giữa ông chủ và người làm thuê thì ông chủ mới là người quyết định sống chết đối với người làm thuê. Khổ nổi, ông chủ ở đây lắm quá, mà lắm thầy lại thối ma.

Anh nào cũng là chủ thì sẽ trở thành không ai chủ cả, và lúc đó anh làm thuê lại là chủ, vì anh đang nắm sự vận hành của DN.

Thói thường, mỡ treo miệng mèo, nhịn thế nào được. Dẫu có đòn roi trừng phạt thì mèo vẫn ăn vụng (như câu chuyện Enron, Worldcom ở Tây), huống gì ở ta toàn giơ cao đánh khẽ, lại chủ trương giáo dục đạo đức tốt cho mèo để không ăn vụng. Thế nên kết quả tất yếu là mèo không những ăn vụng, mà còn rủ nhau và rủ cả chuột ăn vụng nữa.

*DNNY - Nấu báo cáo
(14/08/2011)

Nấu báo cáo là một chiêu cổ điển xưa nay, được áp dụng trong nhiều trường hợp như lên sàn, phát hành thêm,... Chiêu này cổ xưa nhưng không dễ làm, đòi hỏi phải kiên nhẫn, vì báo cáo cũng phải mất mấy năm thành hình mới có giá trị, thu hút được NĐT cơ bản vào nhiều.

Để làm được điều đó, các cổ đông sáng lập có thể tập trung sức lực, tìm, chuyển dự án về cho DN mục tiêu. Ví dụ như có công ty KS bán mấy khu mỏ thật đẹp, ký hợp đồng bán quăng cho DN mục tiêu thật thấp, khiến cho báo cáo tài chính của DN mục tiêu đẹp lung linh. Chịu khó vài ba năm như thế đến lúc DN đó lên sàn, đàng hoàng định giá thật cao đúng theo mấy mô hình định giá tài chính, thế là ối anh mắc cạn.

Chiêu này cần kiên nhẫn và trình độ, đồng thời yêu cầu môi trường thuận lợi cho DN từ đầu nhưng mức độ ảnh hưởng cực ghê gớm, một đòn đánh ra là không ai đỡ nổi, có thể hạ gục cả những quỹ đầu tư sừng sỏ.

Năm 2010 có một doanh nghiệp công nghệ viễn thông nọ lên sàn. Bản cáo bạch đẹp lung linh với tốc độ tăng trưởng đạt trên 100% năm, EPS 8 - 10,000 đồng. DN này được CTCK số 1 thị trường làm tư vấn niêm yết (CTCK này đã kịp mua được một số cổ phiếu lớn) và các mô hình định giá đưa ra mức giá từ 65 - 93,000 đồng.

Chỉ có một điều nếu ai tinh mắt sẽ thấy rằng mặt dù lợi nhuận khủng trong nhiều năm thế nhưng giá trị sổ sách của DN/vốn điều lệ khi lên sàn là rất thấp, vì bao nhiêu lợi nhuận được chia thành cổ tức và cổ phiếu hết rồi. Thậm chí DN này có chia đến 25% cổ phiếu thưởng ngay trước khi lên sàn.

Khi lên sàn DN được giao dịch với giá từ 5x về 3x, rất hấp dẫn so với mức giá trị mà các chuyên viên tư vấn đánh giá, và cũng rất hấp dẫn với giá vốn của những người nắm giữ ngay từ đầu (sau khi nhận nhiêu đó cổ tức và cổ phiếu thưởng). Chỉ cần bán số cổ phiếu thưởng trước khi lên sàn với giá 40 là dư đủ để thu hồi vốn mà vẫn còn đủ cổ phiếu để kiểm soát công ty. Quả là tuyệt diệu:teeth:

Và sau đó lợi nhuận của công ty mẹ từ từ teo dần, đến quý II/2011 thì lỗ!

Đúng là: thánh họ:confused:

*DNNY - Chiêu định giá vốn góp
(15/08/2011)

Có một doanh nghiệp khoáng sản mới thành lập năm 2008, chưa làm ăn được gì nhiều. Vốn điều lệ đăng ký là 160 tỷ và vốn thực góp ban đầu là 600 tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ệu.

Năm 2009 vốn thực góp được nâng lên hơn 20 tỷ bằng tiền và tài sản của cổ đông hiện hữu.

Năm 2009 vốn thực góp được nâng lên 160 tỷ bằng tiền và tài sản (chi phí làm đường mỏ, nhà xưởng,...). Ở trang Web của công ty có ảnh cái xưởng xây bằng bờ lô và lợp tôn, các bác ạ.

Sau đó DN thuê một công ty định giá để xác định số tài sản đã góp là đúng giá trị (công ty định giá này là của người Việt xứ ta:turn_evil:)

Quý II DN lên sàn thì quý I ra báo cáo lợi nhuận (chỉ duy nhất báo cáo lợi nhuận) lãi 17 tỷ, vượt xa so với cả năm 2010. DN tự đặt lợi nhuận đến 84 tỷ cho năm 2011 và định giá lên sàn 30,000 đồng/cổ phiếu. Sau khi lên sàn giảm hết ga về giá 14 - 15 thì bắt đầu có thanh khoản nhưng lượng bán vẫn mạnh (NDT không biết ở đâu ra) giúp giá cổ phiếu trôi về 8,000 đ/cổ phiếu thì có thanh khoản. Chiêu treo giá cao rồi bán rẻ này còn được gọi là chiêu bán hàng sale-off mà sau này em hy vọng sẽ có dịp tán nhảm với các bác khi nói về các chiêu làm giá cổ phiếu trên thị trường.

Tổng cộng có đến mấy tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ệu cổ phiếu đã được giao dịch trong thời gian qua mà có thể nói chắc rằng không phải do NDT trên sàn chốt lãi.

Lưu ý: CTCK tư vấn niêm yết cho DN này là CTCK của họ khoáng sản.

Em tò mò tự hỏi: Chỉ cần bán ra mấy tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ệu cổ phiếu dù với giá dưới mệnh giá thì nội bộ công ty đã thu hồi đủ vốn thực góp chưa nhỉ?

Đúng là: tuyệt diệu!

*DNNY - Chiêu góp vốn ảo xoay vòng
(15/08/2011)

Góp vốn ảo tương tự chiêu định giá tài sản, nhưng ít thô hơn, áp dụng cho các DN có mức độ xoay vòng tài chính cao, đặc biệt có chuyên ngành đầu tư tài chính là ổn nhất. Chiêu này còn gọi là lấy mỡ nó rán nó.

Trong thời qua, một số DN thuộc các ngành kinh doanh có điều kiện, nhất là ngân hàng, được yêu cầu phải tăng vốn để đảm bảo kinh doanh.

Mà loại DN thường to đùng, tăng vốn trong điều kiện TTCK suy giảm là không dễ xơi tí nào. Tìm cổ đông chiến lược khó bởi vì kinh tế khó khăn không dễ bị có người đầu tư một khoản lớn, lại còn bị hạn chế bởi % sở hữu. Cổ đông nhỏ nghe tăng vốn thì bỏ chạy, còn cổ đông lớn muốn chạy cũng chịu thua. Góp 1- 2 tỷ còn cố để làm được, nhưng mấy cổ đông phải góp 100 - 200 tỷ thì làm thế nào?

Góp vốn ảo tương tự chiêu định giá tài sản, nhưng ít thô hơn, áp dụng cho các DN có mức độ xoay vòng tài chính cao, đặc biệt có chuyên ngành đầu tư tài chính là ổn nhất. Chiêu này còn gọi là lấy mỡ nó rán nó.

Trong thời qua, một số DN thuộc các ngành kinh doanh có điều kiện, nhất là ngân hàng, được yêu cầu phải tăng vốn để đảm bảo kinh doanh.

Mà loại DN thường to đùng, tăng vốn trong điều kiện TTCK suy giảm là không dễ xơi tí nào. Tìm cổ đông chiến lược khó bởi vì kinh tế khó khăn không dễ bị có người đầu tư một khoản lớn, lại còn bị hạn chế bởi % sở hữu. Cổ đông nhỏ nghe tăng vốn thì bỏ chạy, còn cổ đông lớn muốn chạy cũng chịu thua. Góp 1- 2 tỷ còn cố để làm được, nhưng mấy cổ đông phải góp 100 - 200 tỷ thì làm thế nào?

Ngoài ra, một số DN muốn phát hành thêm giấy để thu tiền thì bản thân các đại cổ đông cũng phải nộp tiền, mà mình đang đi thu tiền thiên hạ, giờ lại bắt mình nộp tiền thì nước chảy ngược đường ư? Chơi thế thì làm khó nhau lắm, ta phải xoay xở thôi. Mà xoay xở thì xứ Việt ta giỏi lắm.

Các bác cứ thử tưởng tượng thế này: Trước hết đại cổ đông này sẽ đi vay ngân hàng số tiền trên, sau đó góp vốn vào DN một cách đàng hoàng. DN sau đó sẽ cho vay lại tương đương số tiền góp vốn vào. Có thể không cho đại cổ đông vay trực tiếp, mà cho DN thuộc sở hữu của đại cổ đông vay cũng được để trả lại tiền cho ngân hàng. Số tiền cho vay này có thể thu theo lãi suất cho vay của ngân hàng rồi book lợi nhuận cho DN. DN sau đó lại trả ra cổ tức cho cổ đông.

Thế là:
- vốn điều lệ tăng lên như mơ
- báo cáo tài chính đẹp
- quan trọng hơn là một số cổ phiếu ra đời mà không tốn nhiều vốn.

Tất nhiên những cái này đều tốn chi phí, bị đánh thuế thu nhập. Nhưng nếu xử lý khéo léo, đại cổ đông có thể bán được cổ phiếu với giá tốt, thừa sức trả lại các chi phí đó.

Thử lấy một ví dụ thế này:
- Một DN 1000 tỷ đang có lợi nhuận 250 tỷ. Giờ nhờ chiêu tăng vốn ảo, tăng lên 2000 tỷ, trong đó có 1000 tỷ ảo ghi nhận là khoản cho vay với lãi suất 15%. Doanh thu tài chính có được là 150 tỷ. Tổng lợi nhuận là 400 tỷ / 2000 tỷ vốn điều lệ. Trả cổ tức 15%..
- Đẹp quá, và nhờ vậy đại cổ đông có thể bán ra 1000 tỷ cổ phiếu với giá 12, thành 1200 tỷ.

Tất nhiên, nếu thị trường quá xấu thì chiêu này có thể bắn ngược lại vào chân: giá 1000 tỷ cổ phiếu rơi xuống 600 tỷ khiến cho đại cổ đông cứ quăng ở đấy. Thế là biết đâu DN lại có một khoản nợ khó đòi.

Các bác cứ để ý báo cáo của nhiều công ty đang có khoản cho vay cá nhân, và đợt rồi UBCK dọa KDC (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/KDC) về việc cho vay cá nhân đấy ạ:mad:

* DNNY - Chiêu rút ruột công ty mẹ bằng công ty con
(15/08/2011)

Chiêu này được chia ra nhiều chiêu nhỏ:
1. Chiêu chuyển lãi: Lập công ty con để đảm trách các phần lãi béo bở của công ty mẹ;
2. Chiêu chuyển vốn: Lập công ty với sở hữu riêng rồi công ty mẹ mua lại;
3. Chiêu chuyển dự án: Lập công ty con rồi định giá để liên doanh với công ty mẹ, ...

Thật là thiên hình vạn trạng các bác ạ:happy:

* DNNY - Chiêu chuyển lãi
(15/08/2011)

Chiêu này vốn có từ thời bắt đầu FDI cơ. Các DN FDI có dạo hay báo lỗ vì chi phí đầu vào, đặc biệt các chi phí liên quan đến công ty mẹ như nhượng quyền, nguyên liệu chính,.. Công ty con ở Việt Nam báo lỗ để tránh thuế, bao nhiêu lợi lộc chuyển về công ty mẹ qua đủ thể loại chi phí có thể nghĩ ra.

Giờ DNNY cũng học theo chiêu này:
- Trước hết thành lập các công ty con, tốt nhất là âm thầm lập các công ty TNHH. Một DN chuyên về XK thủy sản thì nội bộ lập một công ty con để phân phối, giá cả do công ty phân phối ấn định. Một doanh nghiệp BDS thì có các công ty TNHH của người nhà ban lãnh đạo cung cấp cơ điện lạnh, thang máy, ... Cái này béo bở và hợp pháp, cổ đông chỉ có rên trời, trừ ai đó làm trong ngành và có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp mới phân tích được. Nhờ vào các công ty TNHH này, DNNY có thể điều chỉnh lỗ lãi rất linh hoạt. Thường thì chỉ để cho công ty mẹ đủ lợi nhuận theo kế hoạch, ăn phần ngon ở TNHH con. Lúc nào cần in giấy bán tiền thì chuyển lại lợi nhuận về công ty mẹ, sau khi bán giấy xong lại về công ty con. Đảo như rang lạc thế thì cổ đông ngoài chỉ còn nước xoay vòng rồi ngất xỉu.

- Nhưng nhiều lúc lập TNHH, nội bộ không ăn rơ lại lôi nhau ra đấu tố cũng kỳ. Thế thì ta sẽ lập công ty con cổ phần. Công ty mẹ sẽ bơm vốn và thương hiệu, sẽ chia cho công ty con các dự án béo bở, hoặc các mảng dịch vụ nội bộ hái ra tiền. Nhưng công ty mẹ không hoàn toàn sở hữu công ty con, mà để lại một phần cho các cá nhân nội bộ góp vào, vài năm đầu dự án ngon, dịch vụ tốt, riêng cổ tức cứ ăn thật dày vào. Thế là ấm bụng, sau đó áp dụng chiêu tiếp theo để thoái vốn đi làm việc khác.

* DNNY - Chiêu nuôi vịt siêu trứng
(16/08/2011)

Nói về độ siêu lãi thì thì mua bán giấy lấy tiền được xem thuộc hàng lãi đỉnh nhất, vượt xa cả buôn ma túy, mà lại không bị trừng phạt nghiêm khắc như thế, đặc biệt là ở Đại Việt ta (nhiều khi đọc trại ra thành Đếm Vịt).

Vì vậy việc thành lập công ty con để bán giấy thu tiền nói chung luôn được áp dụng và biến hóa mọi lúc mọi nơi. Chiêu này gồm nhiều chiêu nhỏ, như Thiên thủ phật chưởng đánh ra 1 chia thành 2, 2 chia thành 4,...

Đối với các công ty lớn, nội bộ kiểm soát tỷ lệ cổ phiếu cao thì nó thật là đắc sách.

Các bác thử tưởng tượng nhé. Em là chủ tịch của một công ty Dxx, là một tổng, hay cao hơn là một tập (thể) đoàn, em mở ra và mua lại quá chừng công ty con. Công ty con này em chả dại gì cho Dxx sở hữu toàn bộ cả, chỉ cho Dxx sở hữu 50% thôi, vì nói cho cùng em đâu có sở hữu 100% Dxx:bad:, phần còn lại của công ty con thì em và bạn bè nắm giữ.

Em sẽ bơm dự án cho công ty con để có được báo cáo lợi nhuận tốt và sau đó đem ra bán cho NDT. Lãi thì em vừa hưởng trực tiếp, vừa hưởng từ việc tăng lợi nhuận của Dxx. Điểm hay ở đây là vì em nắm Dxx nên em muốn tạo ra bao nhiều công ty con để bán cũng được.

Chiêu này ngày xưa có tập đoàn Sdxx là cực kỳ nhuyễn. Sdxx mẹ đẻ ra Sdyy con một đống, rồi Sdyxx con để ra Sdzz cháu. Sdzz cháu lại mua bán lẫn nhau, mua bán cả Sdyy. Sau đó cả đám tập trung mua một chú Sdyy nào đó, dồn sức cả tập đoàn tôn chú này lên thật đẹp sau đó bán ra, thế là cả tập đoàn tưng bừng ghi lãi. Chồng chéo đến mức giờ ở Sdxx chả biết ai là con ai làm mẹ, phân tích cơ bản đằng giời cũng bó tay.

Tóm tắt chiêu này gọi là ly tâm chưởng, lực hướng ra ngoài để đổ vỏ lên NDT, cực kỳ hữu dụng khi TTCK có tính đầu cơ cao.

Chiêu ly tâm chưởng cũng có rủi ro, đó là nếu TTCK suy yếu thì cả tập đoàn lẫn nội bộ đều kẹp hàng. Cái này nhan nhản trên TTCK hiện nay, lắm lúc các bên tham gia lôi nhau ra tố khổ, vặt nhau suốt ngày vì tội ham ăn uống làm cả đám kẹp chân.

Tuy nhiên, cao thủ làng ấp trứng bao giờ chơi cũng có dự phòng. Nếu bán ra bên ngoài không được thì ta bán nội bộ. Chiêu này được một tập đoàn truyền thông Fxx xài khá nhiều.

Sau những bước lập và nuôi dưỡng công ty con, chia chác nhau cổ tức và dự án trong đó, phát hành thêm vốn ảo thật nhiều, đến thời điểm cần bán lại cho công ty mẹ thì sẽ có nhiều chiêu làm đẹp giá.

Lúc đó có thể đẩy công ty con lên rồi công ty mẹ mua vào. Chiêu này hơi thô, nên lắm lúc cổ đông mẹ lên tiếng phản đối cũng rách việc.

Thế thì ta công bố thông tin tốt ở công ty mẹ, đẩy giá công ty mẹ lên, rồi sát nhập theo hướng phát hành cổ phiếu. Đơn giản nhất là phát hành 1:1. Công ty con báo cáo đẹp như mơ, tỷ lệ lãi còn cao hơn cả mẹ. Công ty mẹ thì tăng giá vù vù, cổ đông nào chả thích, thế là nhập vào. Người lợi hơn cả chính là cổ đông nội bộ có cổ phiếu ở hai công ty Chiêu này gọi là hướng tâm chưởng, đem vỏ đổ thẳng lên đầu ông chủ của mình.

Sau khi công ty con về mẹ rồi thì từ từ vài năm sẽ lộ ra, các bác ạ. Cổ đông nhỏ lẻ công ty mẹ cứ thế mà sau này chịu đựng thôi. Giá mà các bác ấy lập công ty nhỏ, vinh danh cổ đông cho một người một ít cổ phiếu theo tỷ lệ ở công ty mẹ, sau này chia đều thì thật là lý tưởng nhỉ?

Mơ à!


*DNNY - Lập TNHH để liên doanh
(16/08/2011)

Mấy chiêu trên dù sao cũng nhân đạo, vì bản thân công ty mẹ cũng có thể hưởng lợi được một phần từ công ty con.

Có một số DN khác ăn dày hơn, mà tục gọi là ăn cả bít tất. Thay vì lập công ty con, các cao thủ này âm thầm lập công ty TNHH.

Hoặc giả các TNHH này cung cấp các dịch vụ béo bở cho công ty mẹ, lúc nào hết béo bở rồi tính sau.

Hoặc giả các TNHH này sử dụng một tài sản nào đó của cổ đông nội bộ, như một căn nhà chẳng hạn, khai khống giá trị lên rồi đưa vào liên doanh với công ty mẹ. Chiêu này đặc biệt xài tốt trong ngành BDS. Dự án lập ra xong, phần nào xót ruột như thành lập dự án, chạy giấy tờ thì công ty mẹ làm, phần nào ngon như phân phối dự án thì TNHH làm.

Dự án vào guồng rồi thì ta lại bàn tính đến chuyện mua lại TNHH trên danh nghĩa là thâu tóm dự án, tiện việc quản lý. Giá mua thì vì có dự án "ngon" nên cao hơn bình thường tí. Chuẩn kinh

*DNNY - Chiêu phân phối nội bộ
(16/08/2011)

Một số ngành có doanh thu rất lớn, sản phẩm giá trị cao như XK, BĐS và việc phân phối các sản phẩm này có thể đem lại lợi nhuận lớn cho người tham gia, vì vậy ưu tiên nội bộ là điều thường khó tránh khỏi:p

Một doanh nghiệp nọ trong ngành BDS vốn là một BCs kỳ cựu. Hai năm trước khởi công một dự án lớn về chung cư cao cấp, được đánh giá cao bởi vị trí đắc địa. Dự án này được kỳ vọng đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, nhưng ít ai biết rằng khoảng 20% số căn hộ đã được dành cho nội bộ và đi làm "ngoại giao".

Trong một chung cư, các bác cũng biết là giá trị căn hộ thay đổi tùy vị trí, mà số 20% trên toàn nằm ở vị trí đắc địa, các bác ạ. Nội bộ nhờ đó vừa được giá chiết khấu, lại toàn ở vị trí vàng nên rất dễ bán ra:D. Dự án của công ty mẹ trở thành đầu voi đuôi chuột, vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận bé tí, chỉ cần lãi suất tăng lên là đứt. Trong khi đó mấy ông cổ đông tay không bắt giặc, bao giờ bán được căn hộ mới trả tiền lại cho công ty.

*DNNY - Ăn chặn lợi nhuận của cổ đông
(16/08/2011)

Có nhiều doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận rất hoành tráng, tiền mặt dồi dào nhưng lại rất keo kiệt khi chia tiền cho cổ đông.

Hãy đọc qua một loạt báo cáo tài chính và nghị quyết DHCD. Nhiều công ty trích thưởng cho nội bộ 10% lợi nhuận sau thuế (sau thuế nhá) và 10% phúc lợi xã hội:ranting_w:. Chiêu này áp dụng cho DN có cổ đông nội bộ nắm giữ cổ phiếu nhiều hoặc DN có nhà nước giữ tỷ lệ chi phối, và nội bộ được ủy quyền đại diện. Cổ đông nhỏ lẻ thấp cổ bé miệng đành ngửa mặt lên trời cười 3 tiếng và khóc 3 tiếng rồi rời Đại hội thôi. Vì thế nên nhiều lúc các phân tích về EPS và P/E bị lệch cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, các bác nhỉ?

Chiêu này còn có nhiều biến tướng khác. Ví dụ như một doanh nghiệp có hàng nghìn tỷ tiền mặt hiện nay đem gởi ngân hàng, nhưng ghi nhận trên báo cáo tài chính một doanh thu tài chính kém cỏi.

Hiện tại các ngân hàng hầu hết có đều chênh lệch giữa lãi suất huy động danh nghĩa (áp trần 14%) với lãi suất thực trả. Một khoản tiền gởi 1000 - 3000 tỷ là mỏ vàng cho các ngân hàng chào mời, và các bác nghĩ các khoản chênh lệch này rơi vào túi ai?

Ngon thật!

Làm tốt thì được thưởng, đặc biệt làm tốt hơn kế hoạch thì được thưởng nhiều hơn. Đó là điều bình thường, đặc biệt bình thường đối với các công ty đại chung có ban lãnh đạo chỉ nắm một phần nhỏ cổ phiếu của công ty.

Hàng năm các DNNY đều họp DHCD để thông qua kế hoạch kinh doanh của công ty. Hầu hết các DN đều có kế hoạch khen thưởng ban lãnh đạo DN nếu DN đạt và vượt kế hoạch. Vấn đề là, hầu như chỉ có ban lãnh đạo công ty mới hiểu được tình hình doanh nghiệp rõ nhất, và từ đó hiểu được khả năng kiếm lợi nhuận tốt nhất.

Thế nên đã không ít lần DNNY bị cổ đông phàn nàn vì đặt kế hoạch lợi nhuận thấp, sau đó lợi nhuận cuối năm lại tăng vọt lên nên ban lãnh đạo được chia thưởng khổng lồ.

Nói ngay đâu xa, có DN xuất khẩu nông sản, DHCD vừa thông qua kế hoạch lợi nhuận ở mức khiêm tốn do lo ngại về tình hình kinh tế khó khăn chung, thì quý I DN này đã hầu như đạt đủ lợi nhuận đề ra do giá XK tăng vọt.

Quá giỏi!

*DNNY - Phát hành cổ phiếu nội bộ
(16/08/2011)

Phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên để giữ chân các nhân viên giỏi, để khuyến khích ban lãnh đạo DN xây dựng các chiến lược dài hạn để từ đó nâng giá trị của DN và thị giá cổ phiếu lên, đem lại lợi ích cho cả hai bên: chủ DN (cổ đông) và lãnh đạo DN (quản lý), là một chiến lược hợp lý. Chiến lược này có thể đem lại lợi ích lâu dài nếu nó được thực hiện và điều hành hợp lý.

Than ôi, TTCK và môi trường doanh nghiệp VN lại bị thiếu chữ hợp lý. Một khi môi trường thì ô nhiễm, DN thì bệnh đủ loại, chiến lược trên lại trở thành nơi mà người ta có thể lợi dụng để móc túi cổ đông.

Một DN chuyên về khí hóa lỏng, có ông chủ lớn là nhà nước (tức là nhân dân, tức là một ông chủ vô cùng dễ thương, ở chỗ là ông chủ ấy chả quản nổi đầy tớ bao giờ) sau khi có thông tin lợi nhuận rất cao, được đội lái đẩy lên vùng giá 4x - 5x thì ra quyết định phát hành thêm vốn hơn gấp đôi, hơn 22 tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ệu cổ phiếu mới. Điều đặc biệt ở đây là có gần 800,000 CP được bán cho CBCNV với mệnh giá. Nếu số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 2 - 3 năm như thường thấy, để thưởng công cho CBCNV làm việc tốt và khuyến khích họ làm tốt hơn trong tương lai thì không có gì để bàn.

Nhưng nghị quyết phát hành vốn lần này lại cho phép số cổ phiếu này được chuyển nhượng ngay. Sau khi chốt quyền, giá cổ phiếu của DN điều chỉnh về vùng 2x và các bác có thể thấy là CB CNV lãi ngay hàng chục tỷ. Thế này thì còn làm việc gì cho nó mệt nữa các bác nhỉ. Giàu rồi, nghỉ cho nó khỏe, MAKENO mấy ông chủ khốn khổ nghĩ gì. Đầy tớ sắm chiếc Lexus vù đi biển chơi.

*DNNY - Bệnh ghiền chứng khoán
(16/08/2011)

Chứng khoán ở xứ Việt chắc hơi hơi giống cờ bạc nên nó gây ra bệnh ghiền các bác ạ. em đây bị nó cắt cụt đuôi, hoảng hốt nhảy ra ngoài mà vẫn chưa cảm thấy bỏ được, phải mở quán vỉa hè bên cạnh Sở giao dịch CK nghe thiên hạ bình chính sự cho đỡ ghiền.

Vì thế nên các DN tiền bạc một thời rủng rẻng, lại tham gia đúng lúc TTCK bùng nổ thì không thể hoãn cái sự sung sướng lại được. Có một thời hầu như DN nào cũng có một danh mục đầu tư từ lớn tới bé cả.

Có DN mau chóng nhận ra đó là con đường khó khăn nên cắt giảm và quay trở lại ngành chính, đó là những doanh nghiệp cần được đánh giá cao;

Có DN nhận ra có thể tận dụng các khoản đầu tư CK để làm bước đệm cho chiến lược mở rộng công ty, cho thâu tóm sát nhập,... Đây là bước đi táo bạc và cần đánh giá kỹ lưỡng cho từng trường hợp;

Có DN lại cảm thấy rằng đầu tư tài chính nhẹ nhàng hơh, lãi nhiều hơn và từ đó chấp nhận đầu tư tài chính là một ngành kinh doanh chính của mình. Bước đi này dẫu rủi ro nhưng ít nhất cũng có thể tha thứ phần nào do có chiến lược đàng hoàng (Xin nói thêm ở đây là em chưa thấy DN nào bỏ qua tài chính mà lại thắng cả)

Tuy nhiên, có nhiều DN hành xử như một NĐT, đó là chơi thua thì cố gỡ bạc, không có quy trình kiểm soát, không có kế hoạch rõ ràng thì thật là đại họa. Cách đây ít lâu chắc các bác còn nhớ vụ cổ đông đòi chủ tịch một công ty mía đường giải trình và giải quyết các khoản đầu tư CK thua lỗ do ông chủ tịch này vác tiền công ty tự chơi CK.

* DNNY - Bệnh ghiền chứng khoán dạng 1
(16/08/2011)

Bệnh ghiền chứng khoán này nói chung có hai dạng chính:
Một dạng là vì mong muốn tốt cho DN
Một dạng là vì lợi ích cá nhân.

Dạng 1 còn đáng được tha thứ, mặc dù nhiệt tình cộng thường bằng hai lần phá hoại, nên việc chơi CK mà không đủ trình thì tệ hại chả kém gì tham nhũng cả.

Có một số DNNY, lúc đầu chơi chứng khoán thấy có lãi thế là tăng thêm tài chính để chơi, nhưng dân tay ngang lại nhảy vào TT ở đỉnh thì kẹp suốt mấy năm trời. Càng kẹp càng mua, càng mua càng kẹp, riết một hồi lãnh đạo DN chỉ chăm lo chuyện gỡ hàng kẹp, bình quân giá, sóng lên sóng xuống của thị trường. Rồi lại lo giải trình với cổ đông, chuốt báo cáo cho đỡ mất mặt, dự phòng giảm giá,... nên chẳng còn mấy tí hơi sức mà lo công việc chính. Các bác cứ xem nghị quyết DHCD của SAM (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SAM) về việc kiên quyết cắt lỗ cổ phiếu (sau 5 năm trời đầu tư) hoặc như REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) bình quân giá mã TBC (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TBC) là rõ ạ. Bệnh này hơi hơi giống bệnh tập đoàn, đầu tư dàn trải. Đầu tư chứng khoán không được kiểm soát sẽ làm mất tập trung của ban lãnh đạo đồng thời làm cạn kiệt rất nhanh chóng tài chính của DNNY, gây ảnh hưởng đến hoạt động chính của DN.

Điều sai lầm cơ bản ở đây là DN không hiểu rằng TTCK, đặc biệt là thị trường đầu cơ, là nơi không tạo ra tiền, nó chỉ chuyển tiền từ túi người này sang túi người khác thôi, nên việc kỳ vọng kiếm tiền từ chứng khoán để tài trợ cho hoạt động kinh doanh chính xem như phá sản ngay từ ý đồ. Cái khinh được xem thành trọng, cái trọng bị bỏ mặc thành khinh.

Thế nên mặc dù Dạng 1 về động cơ có thể tha thứ, nhưng về hậu quả thì vẫn nên bị trừng phạt.

*DNNY - Bệnh ghiền chứng khoán dạng 2
(16/08/2011)

Bệnh ghiền chứng khoán dạng 1 với mục tiêu tốt mà còn gây hậu quả thế thì dạng 2 ắt hẳn còn tác hại hơn nhiều.

Một số DNNY dạng vừa đến lớn, tài chính dồi dào thì luôn là đối tượng ve vãn của các CTCK, các quỹ và các đội lái. Thật khó mà từ chối các bác ạ, nên thế là xắn tay áo tham gia cuộc chơi với đầy đủ biến tấu của một sòng bài công khai.

1. Sử dụng tiền của DN để ủn cổ phiếu của mình:
- Giống như tự doanh chứng khoán, một số công ty lớn cũng lập phòng đầu tư tài chính oai như cóc. Phòng này thực tế tương đương với phòng tự doanh ở CTCK, và vì thế nó cũng chả kém cạnh các tự doanh mấy trong cuộc chơi trứng, và thế là các lãnh đạo DNNY nhận ra lợi lộc từ đó.
- Nếu tự doanh DNNY chuẩn bị mua vào khối lượng lớn một loại cổ phiếu xyz nào đó thì lập tức ban lãnh đạo sẽ đi trước một bước, mua vào trước tự doanh (tự doanh nào chả phải báo cáo sếp, thậm chí phím hàng cho sếp) rồi đợi tự doanh cây nhà lá vườn ủn lên hoặc kết hợp với CTCK bạn bè ủn lên. Thế mới có chuyện một số DNNY lập CTCK cũng vì mục đích này, các bác ạ. CTCK và tự doanh DNNY có thể lỗ, nhưng lãnh đạo DNNY cứ gọi là lời phây phây.

2. Sử dụng tiền của DN để mua lại các khoản đầu tư OTC, các khoản kẹp hàng của mình:
- Lãnh đạo DNNY có nhiều tiền sướng ở chỗ: nếu kẹp hàng, có thể bán lại cho tự doanh. Tất nhiên thường người ta không thô đến mức bán trực tiếp, mà khoản đầu tư có thể chạy lòng vòng chút đỉnh, qua vài ba tài khoản cho sạch sẽ trước khi rót về DN. Chơi kiểu này tốt nhất là mua bán cổ phiếu trong ngành, sau này có gì cứ khoác cho nó cái tên đầu tư chiến lược là cực kỳ hợp mốt.

Nhắc đến em mới nhớ một loạt các công ty thủy sản mua bán lẫn nhau và đặc biệt cùng góp vốn vào một quỹ do CTCK hàng đầu thị trường lập ra. Chả biết có liên quan gì đến chiêu này không. Lẽ nào thánh mới biết được.

3. Sử dụng tin và tiền của DNNY để giao dịch nội gián:
- Ở TTCK xứ Việt ta, dường như việc giao dịch theo tin nội gián được xem là chuyện bình thường thì phải.

Thế nên mới có hàng trăm vụ cổ đông nội bộ hoặc liên quan nội bộ mua bán chui cổ phiếu chỉ bị phạt vài chục tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ệu đồng lấy lệ, hoặc cảnh cáo cho vui.

Thế nên mới có chuyện chủ tịch REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) cam kết giữ giá REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) không dưới 14 ngay tại DHCD (ai nghe theo đua mua REE (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/REE) giá CE hôm đó tha hồ uất) hay lãnh đạo SBA (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBA) đề xuất bán giùm cổ phiếu cho cổ đông được giá tốt:cluebat:.

Thế nên chả lạ gì chuyện lãnh đạo các DNNY dùng vị thế của mình để giao dịch nội gián cả.

Nhưng muốn kiếm lợi từ giao dịch nội gián cũng không phải dễ dàng, nhất là khi TTCK khó khăn, NDT sau một thời gian dài thua lỗ đã trở nên thận trọng thì các chiêu giao dịch nội gián phải làm cực kỳ tinh vi mới có ăn được.

Cũng không ít trường hợp lãnh đạo DNNY mua vào cổ phiếu theo thông tin nội gián với hi vọng xả vào đầu NDT khi tin ra đã bị lỗ nặng do TTCK phản ứng ngược lại với kỳ vọng đấy các bác ạ.

*DNNY - Lợi dụng việc mua cổ phiếu quỹ
(16/08/2011)

Một DN có nhiều lý do để mua lại cổ phiếu quỹ, và lãnh đạo DN cũng có nhiều cơ hội để ăn theo. Thông thường, mua lại cổ phiếu quỹ nghĩa là một lượng cầu lớn được đưa vào thị trường đối với một cổ phiếu cụ thể, từ đó làm lệch cán cầu cung cầu về phía bên mua và hầu hết các NDT sẽ kỳ vọng cổ phiếu tăng giá.

Gặp đúng lúc thị trường đang mạnh thì việc mua cổ phiếu quỹ được ví như thùng thuốc súng được châm lửa, giá cổ phiếu thăng thiên chả biết lúc nào ngừng. Còn lúc thị trường có suy giảm đi nữa thì vẫn có vài phiên tăng giá làm đẹp lòng bà con.

Vì vậy biết và mua trước khi DN công bố mua cổ phiếu quỹ là cơ hội tuyệt vời để kiếm lợi nhuận và ít khi các lãnh đạo DNNY bỏ qua điều này. Họ có thể mua trước khi công bố thông tin (bằng các tài khoản đứng tên cá nhân khác), hoặc cung cấp thông tin cho bạn bè hoặc cao hơn nữa là kết hợp với đội lái để làm hàng cổ phiếu của công ty.

Ấy thế mà trước đây có DN công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ với số lượng lớn kèm theo tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển vọng lợi nhuận hấp dẫn, giá tăng vù vù, NDT tranh nhau nhảy vào mua vì có thông tin rỉ tai rằng sau khi DN mua xong cổ phiếu quỹ thì hầu như hết cửa cho NDT bên ngoài vì số cổ phiếu lưu hành rất ít. Trong thời gian đầu bao nhiêu cổ phiếu tung ra được đội lái mua quét sạch sẽ, đích thân đội lái đẩy lên liên tiếp một thời gian không ngắn làm cho NDT tin chắc thông tin đó là thực và nhảy vào thì đúng lúc DN công bố thông tin giao dịch xong cổ phiếu bằng .... thỏa thuận.

Đội lái, trong đó có lãnh đạo DN, đã thoát hàng nhanh chóng và ngoạn mục, người đổ vỏ là bản thân DN và NDT bên ngoài.

Hết biết!

Đôi lúc, DN mua cổ phiếu quỹ không phải để đánh lên mà để thoát hàng. Năm ngoái là năm làm giá của cổ phiếu vừa và nhỏ, và không ít đội lái, lãnh đạo DN do ham chơi CK kẹp loại cổ phiếu này không phải là ít. Cổ phiếu loại này thanh khoản đã kém thường sẽ kém hơn sau khi hết sóng, trong khi đó thì đội lái và lãnh đạo DN lại ôm hàng với tỷ trọng nhiều tương đối so với vốn điều lệ nên rất khó thoát. Vì vậy sử dụng việc mua cổ phiếu quỹ để cứu bồ, hoặc thậm chí không mua nhưng vẫn công bố mua cổ phiếu quỹ để thoát hàng.

Có cổ phiếu sau khi giảm giá một thời gian thì có thông tin mua cổ phiếu quỹ. Giao dịch lập tức mạnh lên nhưng giá không tăng, thậm chí còn giảm, nhiều NĐT yên tâm bắt đáy vì cho rằng sẽ có giao dịch cổ phiếu quỹ hỗ trợ giá. Đến khi hết thời hạn mua, DN lại công bố đủ lý do abc rằng không mua được (hài nhất là lý do: diễn biến giá thị trường không phù hợp), NĐT ngẩn tò te và đội lái, lãnh đạo DN đã thoát hết hàng. Từ nay trở đi nhỏ lẻ cứ tự đánh phỏm với nhau, còn BBs (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/BBS) đã ung dung rút hết.

*DNNY - Bệnh ghiền chứng khoán và đội lái
(17/08/2011)

Muốn lái một cổ phiếu cần nhiều điều kiện, trong đó tiền, cổ phiếu, uy tín và thông tin là những thứ được xếp hàng đầu. Và mấy cái này thì các lãnh đạo DN thường có nhiều hơn NDT bình thường, nên các đội lái thường chăm sóc, thậm chí rủ rê các DN tham gia làm giá ngay chính cổ phiếu của mình. Đội lái mà gặp đúng lãnh đạo DN ghiền CK thì ôi thôi, chả khác gì cá gặp nước, rồng gặp mây, cổ phiếu cứ thế tạo sóng đến mức NDT kỳ cựu cũng say sóng nhừ tử.

Muốn lái một cổ phiếu cần nhiều điều kiện, trong đó tiền, cổ phiếu, uy tín và thông tin là những thứ được xếp hàng đầu. Và mấy cái này thì các lãnh đạo DN thường có nhiều hơn NDT bình thường, nên các đội lái thường chăm sóc, thậm chí rủ rê các DN tham gia làm giá ngay chính cổ phiếu của mình. Đội lái mà gặp đúng lãnh đạo DN ghiền CK thì ôi thôi, chả khác gì cá gặp nước, rồng gặp mây, cổ phiếu cứ thế tạo sóng đến mức NDT kỳ cựu cũng say sóng nhừ tử.

Cấp độ nhập môn của đội lái + DNNY là cung cấp thông tin độc quyền. Thông tin theo yêu cầu thường phải cung cấp qua đầu mối UBCK trước hết, nhưng chúng ta đang ở xứ Đại Việt (gọi chệch tí là Đàn Vịt) nên thả tin vịt giời quan trọng hơn tin chính thức: buy on rumours sell on facts mà.

Đội lái có thể đề nghị ban lãnh đạo DNNY phím các thông tin về DN trước cả UBCK, hoặc các thông tin ra giới truyền thông. Thế nên mới có chuyện năm 2010, có nhiều topic ở diễn đàn này ở cộng đồng nọ quả quyết là lúc mấy giờ, ngày mấy tháng mấy, thông tin nọ kia sẽ được công bố ở Sở hay ở báo. Và kết quả chả sai chệch tí nào:icecream:

Cấp độ trung cấp là cung cấp cổ phiếu + thông tin. Ban lãnh đạo DN thường có một số lượng cổ phiếu lớn, có thể đứng tên hoặc không đứng tên.

Lái tàu mà kiểm soát được một số lượng cổ phiếu lớn thì thật là tuyệt diệu; đặc biệt là không bị xả vào đầu đúng lúc quan trọng. Các bác cứ thử tưởng tượng xem, nếu đội lái đang hùng hục đẩy lên mà nội bộ lại công bố thông tin bán ra thì chạy đằng giời. Vì vậy nên chuyện dàn xếp để có được số cổ phiếu của nội bộ để tham gia quá trình làm giá là điều tích cực đối với đội lái.

Cấp độ trung cấp là cung cấp cổ phiếu + thông tin. Ban lãnh đạo DN thường có một số lượng cổ phiếu lớn, có thể đứng tên hoặc không đứng tên.

Lái tàu mà kiểm soát được một số lượng cổ phiếu lớn thì thật là tuyệt diệu; đặc biệt là không bị xả vào đầu đúng lúc quan trọng. Các bác cứ thử tưởng tượng xem, nếu đội lái đang hùng hục đẩy lên mà nội bộ lại công bố thông tin bán ra thì chạy đằng giời. Vì vậy nên chuyện dàn xếp để có được số cổ phiếu của nội bộ để tham gia quá trình làm giá là điều tích cực đối với đội lái.

Nếu thấy có lợi ích như bán được giá cao hay chia chác lợi nhuận từ đội lái, ban lãnh đạo DN có thể giao cổ phiếu cho đội lái theo nhiều cách. Nhiều bác sẽ hỏi vậy thì bán ntn?

Có nhiều cách lắm các bác ạ, đơn giản thì công bố thông tin rồi bán. Cách hay nhất là bán ở các tài khoản không đứng tên, hoặc nếu đứng tên thì bán cả tài khoản theo dạng thỏa thuận ngầm: đội lái mua ngầm toàn bộ tài khoản của lãnh đạo DN nhưng vẫn để tên cũ, chả phải báo cáo gì.

Nhiều lúc để an toàn, ban lãnh đạo DN không bán cổ phiếu cho đội lái mà cho đội lái mượn tài khoản để đánh lên. Các tài khoản này vẫn nguyên tên của HĐQT, không mua bán gì nhưng được dùng để bảo lãnh margin, dùng tiền margin lái cổ phiếu.

Các bác cứ nhớ lại câu chuyện Axx khi nhiều CTCK bị úp sọt margin bởi các tài khoản VIP (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/VIP) chứa đầy Axx được ủy quyền để sử dụng margin mức cao nhất.

Axx đi ngược thị trường tháng 8 - 9/2010 và sau đó để lại các khoản nợ margin khổng lồ rúng động thị trường cung cấp dịch vụ tài chính chứng khoán. Câu chuyện cụ thể của cổ phiếu này em xin hầu các cụ khi nói về các chiêu làm giá và thoát hàng, còn giờ chỉ xin nhắc lại lời của Chủ Tịch công ty:

Do chúng tôi có dùng cổ phiếu Axx bảo lãnh cho một số nhà đầu tư. Ngày 27/4, khi đó tôi đang ở Mỹ nhận được công văn đề ngày 22/4 của công ty chứng khoán thông báo rằng tình hình giá cổ phiếu trên thị trường xuống rất nhiều. Cho nên, họ (công ty chứng khoán - PV) muốn trong vòng hai ngày phải thanh toán toàn bộ số tiền bảo lãnh nói trên.

Do khi đó tôi đang ở Mỹ nên không thể giải quyết vấn đề này trong vòng hai ngày được. Họ có thống nhất là bất kỳ kiểu gì họ cũng bán:rolleyes:

Chưa kể lời giải trình này đúng sai, lúc này thì em đố các bác là lãnh đạo DN có thể tập trung làm việc được chăng, và thương hiệu của DN còn được đánh giá cao chăng?


Cấp độ cao hơn về việc làm giá cổ phiếu của chính DN mình sẽ là dùng tiền, thông tin và cổ phiếu nội bộ để lũng đoạn hầu như toàn bộ giao dịch cổ phiếu của DN. Bệnh này mà kết hợp với bệnh tập đoàn, bệnh dự án thì thật là hết thuốc chữa.

Mấy hôm nay em tự mình kể chuyện nhiều quá nên sợ các bác chán, giờ xin copy lại một đoạn về DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD), để chốt lại câu chuyện DNNY và bệnh ghiền CK:

Theo Cơ quan ANĐT Bộ Công an, sau khi tốt nghiệp Đại học Dược, làm việc cho một số Cty kinh doanh dược phẩm, năm 2004, Lê Văn Dũng đứng ra thành lập Cty DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD). Ngày 22.12.2009, Cty do Lê Văn Dũng làm chủ tịch kiêm tổng GĐ chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE).
Để giữ và nâng giá, cũng như tăng tính thanh khoản giả cho cổ phiếu DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD), Lê Văn Dũng đã trực tiếp mở tài khoản và mượn tư cách pháp nhân và danh nghĩa của một số tổ chức, cá nhân là người nhà, người thân và bạn của Dũng mở 12 tài khoản tại các Cty chứng khoán để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD). Cụ thể, 3 tài khoản mở tại Cty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC); 6 tài khoản mở tại Cty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS)); 3 tài khoản tại Cty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SHS)).
Sau khi mở các tài khoản trên, trong thời gian từ 1.1.2010 đến ngày 30.9.2010, Lê Văn Dũng đã tiến hành nhiều phiên giao dịch mua bán cổ phiếu DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD), trong đó có 119 phiên với 1.725 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau.
Tại Cty BVSC, 13 phiên, 41 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau; tại Cty SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS) 102 phiên, 1.569 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau; có 28 lần tài khoản bán chuyển tiền sang tài khoản mua (tài sản bán thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán tại Cty SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS), ngay sau đó số tiền này được chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán), với số tiền tổng cộng là 221.571.200.000 đồng...
Về nguồn tiền nộp vào các tài khoản, theo Cơ quan ANĐT, tất cả đều là tiền của cá nhân Lê Văn Dũng. Ngoài ra, Lê Văn Dũng đã cùng các Cty chứng khoán ký các hợp đồng mà trong đó các Cty chứng khoán góp vốn vào các tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng dưới hình thức là hợp đồng hỗ trợ giao dịch ký quỹ chứng khoán giữa Cty chứng khoán và khách hàng (tại Cty SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS)) và hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư chứng khoán niêm yết (tại Cty SHS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SHS)).
Ngoài việc mở các tài khoản để tiến hành các giao dịch ảo, làm tăng tính thanh khoản, tăng giá và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD) để thu hút nhà đầu tư, cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán, theo Cơ quan ANĐT, Lê Văn Dũng cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập một số Cty dược phẩm vào Cty DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD). Trong đó có Cty dược phẩm Hà Tây (DHT (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DHT)) vì Cty này có hệ thống sản xuất, bán hàng tốt và có nhiều bất động sản.
Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc sử dụng 6 tài khoản tại Cty SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS), Lê Văn Dũng trực tiếp, cũng như mượn danh nghĩa cá nhân của người thân gồm vợ, em vợ, em trai... và thông qua Lê Văn Truyền (nhân viên môi giới chứng khoán Cty SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS)) mở thêm 5 tài khoản tại Cty SBS (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/SBS).


http://vietstock.vn/tabid/57/NewsID/...0/Default.aspx (http://vietstock.vn/tabid/57/NewsID/193442/ChannelID/830/Default.aspx)


Bệnh kiểu này thì chỉ có nước nhờ Công An bốc thuốc thôi, chứ quán trà em chỉ ngồi hóng tiếng còi hụ là chủ yếu.


Những ai lỡ mua DVD (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/DVD) ở vùng giá đỉnh 1xx chắc tới giờ không còn gì để nói.


Than ôi!


Để kết thúc loạt chuyện kể về DNNY, em xin được gởi các bác link về bà giám đốc VKP (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/VKP) và những chiêu rút ruột DN điển hình:

http://vietstock.vn/tabid/57/NewsID/...1/Default.aspx (http://vietstock.vn/tabid/57/NewsID/197560/ChannelID/1351/Default.aspx)

Em viết loạt chuyện này không phải là để chê bai mọi thứ (mặc dù nó lý giải phần nào câu hỏi mà NĐT đưa ra là tại sao giá cổ phiếu thấp thế mà còn bị bán tháo), cá nhân em vẫn cho rằng trên TTCK có rất nhiều doanh nghiệp tốt, giá thấp, có thể đầu tư lâu dài nếu ta đầu tư công sức và trí tuệ để tìm hiểu.

Loạt chuyện này do đó chỉ để lưu ý các bác rằng đối với việc phân tích đầu tư, cần thấu hiểu một cách sâu sắc về doanh nghiệp, về con người, về hoạt động ở đó. Cần chấp nhận rằng nếu đầu tư là một công việc đòi hỏi cao, cần có chuyên môn tốt, cần đổ mồ hồi, nghiêm túc và tỉ mỉ trong việc sàng lọc, tìm kiếm doanh nghiệp có tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ển vọng.

Phải đi, phải sống với họ mới hi vọng hiểu được chút gì ở họ. Còn nếu như đầu tư mà chỉ ngồi ở nhà, cần phân tích số liệu, thấy số liệu đẹp là đầu tư kiểu như EPS, PE, Growth,... thì quá dễ dàng. Phàm việc gì dễ dàng thì lại khó đòi hỏi hiệu quả lớn. Làm thế mà có hiệu quả thì quả là thiên tài. Mà thiên tài thì ít, thiên tai thì nhiều, đa số NDT e là không đủ thiên tài chỉ để đọc báo cáo và hiểu mọi thứ được.

Việc đầu tư, đặc biệt đầu tư theo phương pháp phân tích cơ bản, đòi hỏi sự nỗ lực nghiêm túc. Đầu tư CK cần được xem là một nghề có điều kiện, chứ không chỉ đu mua đu bán rồi ăn lồi mồm được.

Thận trọng và cảnh giác khi đi lùng hàng, các bác ạ.

Em mời các bác chén trà chiều và em sẽ chuyển qua loạt chuyện về chính chúng ta, những NĐT của TTCK Việt Nam non trẻ.

Cám ơn các bác đã ghé quán em. Các bác nhớ ủng hộ để em pha trà đều tay nhé;)