PDA

View Full Version : Ngân hàng và vấn đề cho vay BĐS - đầu tư tài chính



-BMW-
09-08-2011, 03:55 PM
-----------------------------------
Nick: Nguyen Quan
Topic:Quán nhỏ ven đường (http://forum.vietstock.vn/threads/156664-Quan-nho-ven-duong)
-----------------------------------

Vĩ mô - Ngân hàng
(06/08/2011)

Sau thất bại nặng nề và đỗ vỡ hàng loạt vào đầu những năm 1990 của hệ thống hợp tác xã tín dụng do hậu quả của lạm phát phi mã, sự mất giá nhanh của đồng tiền Việt Nam, sự thiếu vắng một khuôn khổ pháp lý và thiếu cơ chế giám sát hiệu quả của SBV, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và đặc biệt ngân hàng cổ phần thương mại bắt đầu xuất hiện và phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển.

Qua hai mươi năm chúng ta đã có một hệ thống ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh phủ khắp các đô thị và một phần nông thôn và đó là một thành quả đáng tự hào. Các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/ACB), STB (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/STB), EIB (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/EIB), TECH,... sau khi vượt qua khủng hoảng đã dần dần vươn đến tầm vóc khu vực, chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.

Cơn sóng ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng từ đầu thế kỷ đã đem lại sự thịnh vượng cho biết bao nhiêu người và cũng từ đó xuất hiện một lớp đại gia tài chính - ngân hàng đầy thế lực.

Bác nào đã từng đọc qua cuốn Luật Im Lặng của Mario Puzo (tác giả của cuốn Bố Già) sẽ phần nào thấy được sức mạnh chiến lược của việc sở hữu các ngân hàng, và các đại gia ở Việt Nam cũng thế. Sở hữu một ngân hàng không chỉ đem lại lợi ích từ lợi nhuận đầu tư thuần tùy (amen, nếu anh mua được giá tốt, chứ mua STB (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/STB) giá 160,000 đ/CP ngày xưa thì bây giờ toi đặc:death:) mà quan trọng là các lợi ích chiến lược như một nguồn vốn tiềm tàng, một cơ sở khách hàng để khai thác dài lâu, một vị thế trong nền kinh tế, khả năng nhúng tay vào các dự án lớn và vô vàn lợi ích khác.

Vì thế, ngân hàng mọc lên và to lên như nấm sau mưa. Một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam mà ngoài các ngân hàng lớn của nhà nước phủ sóng hầu khắp các tỉnh thành, thì có đến gần bốn chục ngân hàng thương mai, ấy là chưa kể đến các quỹ tín dụng ngân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng
(07/08/2011)

Trong làm ăn thì có người này người khác, có kẻ xây người phá, và trong ngân hàng cũng vậy. Có những ngân hàng được xây dựng với chiến lược rõ ràng, quản trị đúng đắn để trở thành các ngân hàng lớn nhưng cũng có những ngân hàng được mở ra với các toan tính rất riêng như tài trợ cho hoạt động của tập đoàn, như đầu tư chứng khoán, như lũng đoạn một phần khúc thị trường của ngành này nọ. Thậm chí có những ngân hàng được biết tới như của đại gia này, đại gia kia để tài trợ riêng cho dự án của các vị.

Có những ngân hàng của đại gia bán xe máy, của bà bán nông sản, có ngân hàng của chú thợ điện, có ngân hàng của bác thợ may, đúng là nhà nhà làm ngân hàng, người người là chuyên gia tiền tệ. Có không ít ngân hàng được lập ra với các giấc mơ đẹp về hầm vàng hầm bạc, nhưng lại chẳng xây dựng một quy trình đúng đắn để quản lý dòng tiền, quản lý rủi ro vốn không chỉ quan trọng đối với ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế; và điều nguy hiểm hơn, chẳng biết tại sao mà SBV lại rất sẵn lòng đặt bút ký duyệt cho các ngân hàng này thành lập:p

Đi cùng với sóng ngân hàng là sóng nhân sự tài chính. Trong những năm đầu thế kỷ khi các ngân hàng được thành lập ồ ạt, nhân sự có sẵn không thể đáp ứng được nhu cầu tăng vọt này nên nảy sinh hiện tượng giành giật nhân sự giữa các ngân hàng thương mại, giữa thương mại và quốc doanh. Và sau đó đến màn giành giật dự án, giành giật khách hàng.

Làm ăn như thế, môi trường như thế và nhân sự như thế, ngoài trừ một số ngân hàng đã có vị thế tốt, biết đi tiên phong, chủ trọng vào chiến lược, quản trị và nhân sự để bứt phá lên, để tận dụng được những cơ hội vàng của một nền kinh tế đang phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển, rất nhiêu ngân hàng lại níu áo nhau ở lại.

Nợ xấu - đặc biệt từ BĐS - bắt đầu manh nha (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/NHA), ban đầu được khỏa lấp bởi những quả đầu tư (phải nói là đầu cơ mới chính xác) từ chứng khoán, dự án và cổ phần hóa nhưng sau đó lại bị chính các khoản đầu tư này làm trầm trọng thêm khi TTCK và TT BĐS tụt dốc.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào tín dụng ngân hàng, nhưng việc tìm kiếm và duy trì các khách hàng tốt, ít rủi ro không phải là chuyện dễ dàng. Các ngân hàng thương mại lớn, phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển lâu năm, mạng lưới tốt, nhân sự ổn định đã cùng với các ngân hàng quốc doanh, chi nhanh ngân hàng nước ngoài chia hầu hết miếng bánh.

Các ngân hàng nhỏ mới ra sau này hoặc mới lên đời từ quỹ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động lẫn cho vay. Có ngân hàng thành lập cả năm trời còn chưa cho vay hết vốn điều lệ:p.

Túng quá thì sẽ hóa liều, nhiều ngân hàng đẩy mạnh vấn đề sales, hoặc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay trong khi lại tăng khuyến mãi khi huy động để cạnh tranh.

Mật ít ruồi nhiều, lắm lúc ông nhỏ lại làm cho ông to bị động nên việc canh tranh bất kể hậu quả của các ngân hàng nhỏ khiến cho các ngân hàng đôi khi phải chạy theo, rất dễ tạo ra vòng xoáy lãi suất, đặc biệt nếu xảy ra tình hình không thuận lợi về nguồn vốn.

Ngân hàng - Cho vay BĐS và đầu tư tài chính
(08/08/2011)

Đối với các nhà đầu tư chiến lược ngân hàng, việc lời lỗ ngắn hạn có thể không quan trọng bằng việc thực thi thành công chiến lược dài hạn, nhưng đối với nhiều cổ đông ngân hàng khai sinh với những mộng mị về siêu lợi nhuận, thì áp lực lợi nhuận ngắn hạn càng lúc càng khó đỡ.

Nhiều ngân hàng đã tìm đến các doanh nghiệp, các dự án vốn bị các ngân hàng lớn xem như rủi ro, khó tiếp cận nguồn vốn chính thức, để cho vay, hoặc mở rộng chương trình khuyến mãi ra tầng lớp dân cư mà không thẩm định một cách đúng đắn năng lực trả lãi của người vay.

Đặc biệt, nhiều ngân hàng cho vay các dự án BĐS lớn, ưu tiên cho các ông chủ phía sau lưng của ngân hàng khiến cho cấu trúc các khoản vay lệch lạc, đầy rủi ro. Các dự án này thường rất hoành tráng, như các dự án phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển siêu đô thị, dự án phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển siêu cao ốc (nói chung là siêu tất tần tật). Chủ dự án vốn thì ít, nên đành vẽ dự án thật đẹp vào, khai vống giá trị lên rồi tay thì thúc vào mông ngân hàng, tay thì hươ phong bì trước mặt cán bộ tín dụng. Vì thế ra đời các khoản vay khổng lồ được bảo đảm bằng chính giá trị tài sản của dự án. Thế nên mới có những câu chuyện về dự án hàng tỷ U được vẽ trên mặt nước mênh mông và chìm đâu đó dưới làn sương khói sau 5 năm tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển khai.

Đúng như Hàn Mặc Tử đã từng cảm thán:
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh;
Ai biết tiền ai đã tiêu ma

(Xin lỗi hương hồn đại thi sĩ!)

Những năm giữa của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, tiền bạc ở xứ Việt ta đang rất dồi dào. Lạm phát vẫn thấp và tiền cung ra đều đều, doanh nghiệp đang căng tràn nhựa sống sau nhiều năm tích lũy làm giàu, người dân đang hạnh phúc vì tăng trưởng cao mà lạm phát chưa cao:786:, thế nước thì đang lên nên các ngân hàng cũng mong chờ được hái những quả vàng của nền kinh tế.

Ai cũng hi vọng sự thịnh vượng sẽ kéo dài lâu và sự thịnh vương đó thể hiện rõ nhất ở sự ra đời và phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển của nền kinh tế.

Làm sản xuất phải một nắng hai sương mới có tiền, mà tiền đâu có nhiều, kiếm cực lắm. Và cho mấy ông sản xuất này vay cũng thế, giải ngân dần dần đến sốt cả ruột. Làm một dự án 10 tỷ có thể mất hàng năm, còn chơi CK thì dễ lắm, vung tay lên là tiền bay cái vù, mà ngân hàng thì thiếu gì tiền, chỉ có lo tiêu tiền thôi.

Vì thế nên việc đầu tư tài chính là một mục tiêu, một lựa chọn tuyệt vời. Đằng thẳng ra thì quy định pháp lý hạn chế rất nhiều việc đầu tư của ngân hàng, nhưng ở Việt Nam, vẫn nói lại câu: Thiếu gì cách lách. Ủy thác qua công ty con, rót tiền cho quỹ, đẩy tiền chạy lòng vòng quanh các ngân hàng lớn nhỏ một hồi là chạy ra TTCK. Nên TTCK tăng trưởng mạnh những năm 2005 - 2007 có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó không thể thiếu nguồn tiền từ ngân hàng cho vay và cả đầu tư trực tiếp.

TTCK càng lên, các ngân hàng càng máu, tiền bơm ra càng nhiều, nhiều đến mức rủi ro.

Cái gì quá ắt sẽ có vấn đề. Việc thúc đẩy cho vay BĐS và tiêu dùng đầy rủi ro đã bắt đầu đem lại nợ xấu cho các ngân hàng, nhất là các ngân hàng quản trị kém, tay ngang như các ngân hàng do các tập đoàn kinh tế thành lập hoặc ngân hàng phục vụ cho các ông chủ riêng.

Các khoản nợ xấu này lại trầm trọng thêm khi TTCK suy thoái. Các khoản đầu tư thoạt đầu chỉ giảm lãi rồi sau đó ăn nhanh vào vốn.

Chưa từng được trang bị và vận hành một quy trình quản lý rủi ro đầy đủ, các ngân hàng như các anh tân binh chưa được luyện tập mà bị đẩy ra những điểm nóng chiến trường khốc liệt nhất.

Thế là thay cho việc nhanh chóng xử lý các khoản cho vay, các khoản đầu tư có vấn đề, nỗi lo sợ về việc bị khui ra các khuất tất từ hoạt động của mình đã ép các ngân hàng vào thế lúng túng và các ngân hàng lại ứng xử như một nhà đầu tư cá nhân, không chuyên: Gồng, bình quân giá.

Các khoản cho vay thì được đảo như rang lạc còn các khoản đầu tư thì được rót vốn tiếp để bình quân giá với hi vọng sự sụt giảm là tạm thời và mọi việc sau đó sẽ trở lại vòng quay sinh lãi.

Hi vọng đó có thể ổn nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục con đường đi thịnh vượng của mình. Nhưng (chữ Nhưng đầy nguy hiểm) cú sốc từ khủng hoảng tài chính thế giới đúng điểm khiến cho đà tăng trưởng kinh tế chậm lại và các mặt xấu lộ ra cùng thời điểm: sự bất cập trong chính sách phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển, sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước, sự tham lam vô độ của các công ty đại chung, sự ngờ nghệch của NĐT, bóng bóng BĐS và CK đồng loạt nổ khiến cho hàng chục ngân hàng rơi vào cảnh lao đao, mất thanh khoản.

Căn bệnh của ngân hàng bắt đầu ngay từ thời con sóng ngân hàng khởi phát, nhưng nó trở nên ngày càng trầm kha (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/KHA) và khối u nổi rõ hơn khi TT BDS và CK suy giảm đưa đến yêu cầu tái cấu trúc các khoản cho vay và đầu tư. Và căn bệnh này thuộc loại truyền nhiễm. To dính theo kiểu to, nhỏ nhiễm theo kiểu nhỏ.

Các ngân hàng lớn, các ngân hàng quốc doanh thì xoay trở nặng nề với những khoán tín dụng ưu đãi, tín dụng định hướng cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Các khoản nợ của nắm đấm thép Vinashin, của Vinalines, của Sông Đà và nhiều ông kẹ khác nổi lên và nằm lại ở đó, bởi vì với hiệu quả hoạt động của các ông kẹ này thì còn lâu lắm mới trả hết:rolleyes:.

Các ngân hàng nhỏ thì vướng víu với các khoản đầu tư bị kẹp cả giá lẫn thanh khoản, bị dính vào các dự án được định giá cao hơn giá thị trường hoặc các dự án không hiệu quả, có ngân hàng huy động vốn rồi cho đại gia vay đến mức mất thanh khoản.

Những cú sốc lãi suất xuất hiện năm 2008 như một sự cảnh báo về thanh khoản và sức khỏe của ngân hàng. Tuy nhiên, với các mối quan hệ chồng chéo, lợi ích nhóm và quan trọng hơn, sự lo sợ về ảnh hưởng xã hội khi các ngân hàng phá sản đã khiến cho các ngân hàng không thể phá sản được.

Thay vào đó là các dàn xếp hậu trường về mua bán nợ, liên kết ngân hàng.

Khi Việt Nam đối diện với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, nhiều chuyên gia kinh tế đã kêu gọi chính phủ nên tận dụng cơ hội để tiết hành tái cấu trúc nền kinh tế, thắt chặt tiền tệ để kiểm soát và xử lý hệ thống ngân hàng. Nhưng làm thế thì có bằng chết, vì cháy nhà lỡ đâu ra mặt chuột:shock: nên thay cho giải pháp thắt chặt, chính phủ lại chọn giải pháp kích cầu với lời hứa với Quốc Hội là sẽ tiến hành các biện pháp sau này để kiểm soát giá cả cũng như xử lý hệ thống ngân hàng.

Khối u ngân hàng, vì vậy không được phẫu thuật một cách đúng đắn, lại được bơm máu để phình ra. Các ngân hàng lại trổ tài để chế biến các khoản nợ xấu thành trái phiếu, thành đầu tư dài hạn, ... nên nhìn bảng cân đối tài sản của ngân hàng, nếu không có sự hiểu biết sâu thì thấy vẫn vô cùng hào nhoáng. Ấy thế cho nên những NĐT đầu tư vào CP ngân hàng 2010 đa phần chết không hiểu vì sao mình chết:p:

Các khoản nợ xấu còn nằm trong vòng khống chế những năm 2007 - 2008 đã được tiếp sức để sống thêm 3 năm nữa và phình lên đến mức nguy hiểm, vượt ra ngoài khả năng của nền kinh tế.

Qua 3 năm vừa rồi, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam yếu hẳn đi, các điều kiện kinh tế vĩ mô trở nên tiêu cực thì các khoản nợ xấu càng lúc càng bộc lộ. Thanh khoản của các ngân hàng kém đi, các ngân hàng phải huy động tiết kiệm với lãi suất ngày càng cao để bù đắp thanh khoản, đồng thời tăng lãi suất cho vay để kiếm thêm lợi nhuận bù cho các khoản nợ xấu đang cố che đi. Vì thế các ngân hàng dù báo cáo lợi nhuận cao vẫn bị TTCK chiết khấu phần nợ xấu vào trong thị giá và thanh khoản của cổ phiếu. Và đồng thời, mặc dù DN và người dân kêu trời như bọng thì lãi suất cho vay vẫn cao, cho đến khi các ngân hàng cảm thấy đủ an toàn để xử lý nợ xấu cái đã. Vì thế nếu các bác có muốn chửi SBV vì tội không kiềm chế được lãi suất, thì cũng xin dành ít mắm tôm cho các đại gia ngân hàng.

Đồng thời, để bảo đảm cho bản cân đối tài sản được an toàn, các ngân hàng phải bằng mọi giá thu tiền về khiến cho cả BĐS và CK đều suy yếu rồi dần đi vào hôn mê.