PDA

View Full Version : Kinh tế quốc doanh, chi tiêu và đầu tư công



1000percent
05-08-2011, 04:46 PM
-----------------------------
Nick: Nguyen Quan
Thời gian đăng: 04/08/2011
Thảo luận tại topic:Quán nhỏ ven đường (http://forum.vietstock.vn/threads/156664-Quan-nho-ven-duong)
-----------------------------

Kinh tế quốc doanh

Nhu cầu sàng lọc và tái cấu trúc khu vực kinh tế quốc doanh đã manh nha (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/NHA) từ những năm đầu thời kỳ đổi mới khi nhà nước tiến hành các biện pháp kiềm chế lạm phát như áp dụng lãi suất thị trường và mở cửa phần nào cho khối kinh tế tư nhân.

Chính sách này hỗ trợ mạnh cho nền kinh tế nói chung nhưng lại đặt các doanh nghiệp quốc doanh vào tình trạng dễ phá sản do năng lực quản lý yếu kém, chi phí cao. Đáng tiếc, việc này chỉ tiến hành nửa vời, vì sau đó sự vận động của các nhóm lợi ích đã đưa lại tiếp tục đem trở lại cho doanh nghiệp quốc doanh các lợi thế như độc quyền khai thác tài nguyên (cả thiên nhiên, xã hội và chính trị), thương hiệu và đặc biệt là sự ưu đãi hơn về tín dụng. Do vậy, trừ một số cải cách được tiến hành rất chậm như cổ phần hóa, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn tiếp tục sự trì trệ của mình do cơ chế không minh bạch, quản trị yếu kém và sự lãng phí tài nguyên, lãng phí tín dụng.

Bởi vì chính sách tiền tệ mang tính thị trường cao, nên để cung cấp tín dụng mềm cả ngắn hạn lẫn dài hạn cho các DNQD, nhà nước đã sử dụng một phần chính sách tài khóa để định hướng các luồng vốn ưu đãi cho khu vực này, từ đó không chỉ gây lãng phí nguồn lực tài chính hạn hẹp (đặc biệt là tài chính dài hạn), mà còn gây ra góp phần gây ra cả lạm phát, giảm hiệu quả chung của toàn nền kinh tế, khiến cho chi phí sản xuất tăng cao. Không những thế, chính sách tín dụng mềm dành cho các DNQD còn gây ra một mối đe dọa tiềm ẩn: đó là các khoản nợ xấu ở ngân hàng mà con nợ chính là các DNQD được ưu ái này.

Tất cả những điều này chỉ cần nhìn vào câu chuyện của Vinashin là đủ!

Chi tiêu và đầu tư công

Có lẽ không cần phải nói nhiều về chi tiêu và đầu tư công của Việt Nam. Bên cạnh những điều làm được những năm qua như phát tri (http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/TRI)ển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội thì có quá nhiều điều để nói về sự yếu kém của chi tiêu và đầu tư công ở Việt Nam: Bộ máy cồng kềnh, quản lý yếu kém, tham nhũng tràn lan. Hệ quả là hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí nhiều và đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo ra lạm phát. Của cải xã hội bị lãng phí, vay nợ càng lúc càng cao và áp lực trả nợ, trả lãi bắt đầu xuất hiện khiến cho chính sách tài khóa ngày càng thêm khó nhọc.

Vấn đề kiểm soát và thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng cần gấp rút tiến hành thắt chặt chi tiêu và đầu tư công song song với việc kiểm soát chính sách tiền tệ, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là khu vực quốc doanh và khối BDDS thì chính phủ Việt Nam lúc ấy lại tung ra gói kích cầu lớn khiến cho khối u lạm phát được dịp phình ra và bùng nổ những năm sau này.

Thậm chí trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng không phải chính sách tiền tệ mà chính sách tài khóa mới là thủ phạm chính gây ra lạm phát thì chính sách tài khóa vẫn không được kiểm soát, việc thắt chặt chi tiêu và đầu tư công chỉ được tiến hành lấy lệ. Trong khi chính sách tiền tệ hút tiền về làm khô kiệt nguồn lực sản xuất, tăng chi phí cho các DN sản xuất (làm gia tăng lạm phát chi phí đẩy) thì việc đầu tư công vẫn được tiếp tục với nhiều công trình hoành tráng, với việc tiếp tục ưu đãi tín dụng cho các tập đoàn kinh tế lớn. SBV một mặt phải hút tiền về, một mặt phải bơm tiền ngắn hạn ra cho các NH thương mại để từ đó dùng một phần mua trái phiếu chính phủ, tức là gián tiếp tài trợ cho chính sách tài khóa.

Sự lúng túng trong chính sách quản lý kinh tế chung này khiến cho cuộc chiến lạm phát kéo dài mà không hiệu quả, DN thì kiệt sức, người dân thì khó khăn còn lạm phát thì vẫn hoành hành không biết lúc nào mới ngừng được.