PDA

View Full Version : Mọi điều về cao su



kiemkhach
14-07-2011, 09:39 PM
Topic trao đổi về ngành cao su hoan nghênh trao đổi của mọi người

Cheers, :D

kiemkhach
14-07-2011, 09:45 PM
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.

Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).

Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.

Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn.

Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh.

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.

Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.

Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.

Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.

Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả.

Theo Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_su_%28c%C3%A2y%29)

kiemkhach
14-07-2011, 10:01 PM
Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoa_%C4%91%C6%A1n&action=edit&redlink=1), hoa đực (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoa_%C4%91%E1%BB%B1c&action=edit&redlink=1) bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_c%E1%BA%A7u), đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%9Bi_%E1 %BA%A9m&action=edit&redlink=1), có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.
Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hi%E1%BA%BFm_kh%C3%AD&action=edit&redlink=1) xảy rất cao.

kiemkhach
14-07-2011, 10:02 PM
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon (http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng_m%C6%B0a_Amazon). Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mainas&action=edit&redlink=1) nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_h%C3%B3a) năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (http://vi.wikipedia.org/wiki/Manaus) (bang Amazonas (http://vi.wikipedia.org/wiki/Amazonas)) và Belém (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bel%C3%A9m) (bang Pará (http://vi.wikipedia.org/wiki/Par%C3%A1)), thuộc Brasil (http://vi.wikipedia.org/wiki/Brasil).
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C6%B0%E1%BB%9Dn_th%E1%BB%B1c_v%E 1%BA%ADt_Ho%C3%A0ng_gia_Kew&action=edit&redlink=1). Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ (http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99) để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%C3%B9ng_Ward&action=edit&redlink=1) tới Ceylon (http://vi.wikipedia.org/wiki/Sri_Lanka), và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore (http://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore). Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bogor), Malaysia năm 1883[1] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_su_%28c%C3%A2y%29#cite_note-winchester-0). Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya (http://vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia_b%C3%A1n_%C4%91%E1%BA%A3o), và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81) và một số tại khu vực châu Phi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_Phi) nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.

kiemkhach
15-07-2011, 10:38 PM
Tiêu thụ cao su theo tháng từ đầu năm tới nay tăng vững, trong khi sản lượng lại đi theo xu hướng ngược lại. Theo ước tính mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới (ANRPC), tổng sản lượng của 9 quốc gia đứng đầu sản xuất cao su thế giới đạt 3,6 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 7,1% so với 3,4 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến ​​đạt 10,06 triệu tấn trong năm nay, tăng 6,2% từ 9,47 triệu tấn trong năm 2010. Sự gia tăng nguồn cung chủ yếu nhờ việc mở rộng diện tích trồng và cải thiện năng suất.
Sản lượng cao su thiên nhiên tăng 9,6% trong tháng 1, tăng 8,2% trong tháng 2, ​​tăng 5,4% trong tháng 3, tăng 5,2% trong tháng 4 và ước tính tăng 5,9% trong tháng 5.
Tiêu thụ cao su thiên nhiên 5 tháng đầu năm đạt tổng 2,5 triệu tấn. Trong tháng 1, tiêu thụ ở mức 469.000 tấn và giảm xuống còn 418.000 tấn trong tháng 2. Từ tháng 3 trở đi, có một số dấu hiệu cải thiện về phía cầu, với lượng sử dụng 510.000 tấn, tiếp đến 546.000 tấn trong tháng 4 và 557.000 tấn trong tháng vừa qua.
Phương Thảo - Theo Business Standard

kiemkhach
15-07-2011, 10:39 PM
AGROINFO - Sản lượng cao su tự nhiên thế giới được điều chỉnh dự đoán lên mức 9,96 triệu tấn trong năm 2011, tăng nhẹ so với mức ước tính trước đó là 9,94 triệu tấn nhờ triển vọng mùa vụ tốt tại Indonesia. Tuy vậy, khả năng điều chỉnh giảm vẫn xảy ra do khu vực cho thu hoạch tại Indonesia giảm 37 ngàn ha trong năm 2011. Đồng thời, giá cao su giảm tại nước này cũng không khuyến khích tăng sản lượng. Năm 2010, sản lượng cao su tự nhiên của ANRPC đạt 9,47 trieeujt ấn.
Giá cao su tự nhiên đã giảm gần 30% từ mức đỉnh do những bất ổn kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ thắt chặt tại Trung Quốc, thảm họa động đất – sóng thần ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô tại Nhật Bản và nguồn cung tăng lên từ các nước sản xuát lớn.
Kim Dung – t Reuters

kiemkhach
17-07-2011, 08:40 PM
Diện tích cao su vùng Tây Nguyên đạt gần 174.720ha

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2009 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới trên 66.400ha cao su đưa tổng diện tích cao su toàn vùng tăng lên gần 174.720ha.
http://ndhmoney.vn/image/image_gallery?uuid=efee7d8e-f4a7-490d-bf53-3710cd8ab857&groupId=10136&t=1310887943847Khai thác mủ cao su ở xã IaDơk, huyện Đức Cơ, Gia Lai. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) Trong đó, diện tích cao su tập trung nhiều nhất là tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. Diện tích cao su trồng mới chủ yếu nằm trên diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng nghèo kiệt chuyển đổi sang.

Theo kế hoạch, mùa mưa năm nay, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục trồng mới thêm 32.000ha.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích đất rừng, rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh Tây nguyên đã tiến hành khảo sát, quy hoạch, lập hàng trăm dự án để chuyển đất lâm nghiệp, rừng nghèo sang trồng cao su, đồng thời, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng...

Phần lớn diện tích rừng nghèo, đất lâm nghiệp đã chuyển sang trồng cao su đều đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cao su.

Riêng tỉnh Đắk Lắk đã quy hoạch, phát triển cây cao su phân bổ trên địa bàn 77 xã, phường, thị trấn, thuộc 12 huyện, thị xã đến năm 2015 tăng lên 41.530 ha (tăng trên 11.530 ha so với hiện nay).

Việc phát triển cao su đại điền, tiểu điền ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động, nhất là lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Tuy nhiên, cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh vùng Tây Nguyên đang xảy ra tình trạng giao đất, cho thuê đất ồ ạt, tràn lan để các doanh nghiệp phát triển cao su. Nguy hại hơn, một số địa phương lại giao đất, cho thuê đất cho một số doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trồng cao su, năng lực tài chính hạn chế (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân) nên xảy ra tình trạng mua đi bán lại dự án.

Thậm chí, có dự án do điều tra, khảo sát không đầy đủ, giao đất trồng cao su cho doanh nghiệp chồng lên đất canh tác của dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến việc tranh chấp, khiếu kiện.



Theo Quang Huy - TTXVN

kiemkhach
20-07-2011, 10:06 PM
Cung cao su thiên nhiên sẽ thắt chặt đến tận 2018



http://testcafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/07/20/cao-su-thien-nhien.jpg (http://testcafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/07/20/cao-su-thien-nhien.jpg)
Lượng cây cao su già cỗi đang chiếm phần lớn và phải chặt đi để trồng mới trong vòng 7 năm tới. Nông dân cũng sẽ chặt cây cao su để trồng các cây khác lợi ích hơn.
Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) dự báo, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ thắt chặt ít nhất 7 năm nữa bởi sản lượng ở các nước sản xuất chủ chốt tăng không kịp nhu cầu của các nhà sản xuất lốp xe và găng tay.
Hiệp hội Cao su Thái Lan trong khi đó nhận định, nguồn cung hạn chế đã đẩy giá cao su tại Tokyo tăng 47% trong năm qua, làm tăng chi phí của các hãng như Bridgestone, Michelin & Cie và Goodyear Tire & Rubber – ba hãng sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới. Giá dự báo sẽ tăng hơn nữa trong thời gian tới bởi thời tiết xấu ở Thái Lan hạn chế sản xuất.
Hiện tại ở Thái Lan, một lượng lớn các cây cao su già cỗi, đã trồng từ những năm 1980. Các cây này phải thay thế trong giai đoạn từ nay đến 2018 và làm giảm sản lượng toàn cầu. Nông dân cũng sẽ chặt phá cây cao su để trồng các cây khác lợi ích hơn.
Giá cao su thiên nhiên từng đạt kỷ lục 535,7 Yên/kg, tức 6.768 USD/tấn hôm 18/2 bởi nhu cầu mạnh từ Trung Quốc trong khi cung yếu từ Thái Lan và Indonesia do mưa và lũ lụt.
Hôm nay 20/7, giá cao su tại Tokyo đang giao dịch ở 390,9 Yên/kg, tăng 3,5% so với cuối phiên hôm qua vì giá dầu thô tăng mạnh.

Theo ANRPC, sản lượng cao su thế giới dự báo đạt 10,3 triệu tấn trong năm tới, so với 9,9 triệu tấn của năm nay. Sản lượng sẽ lên 12,2 triệu tấn vào năm 2015 và 13,4 triệu tấn vào 2018. Thái Lan và Việt Nam sẽ có sự mở rộng diện tích mạnh mẽ trong khi ở Indonesia và Malaysia thì ngược lại. Nhiều nông dân sẽ giữ lại cây già cỗi để tận dụng giá cao.
Thiếu hụt cao su toàn cầu sẽ ở mức 1 triệu tấn vào năm 2020 bởi nhu cầu có thể lên 15,4 triệu tấn khi ấy. Năm nay, nhu cầu cao su toàn cầu khoảng 11,2 triệu tấn, tăng 4,7% so với năm ngoái.
Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ cao su nhiều nhất thế giới, với 3,5 triệu tấn dự kiến trong năm nay, tăng 6,1% so với năm ngoái. Doanh số bán xe ở nước này có thể tăng 5% trong năm nay, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Cung cao su tại Ấn Độ trong khi đó thiếu hụt trầm trọng vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và găng tay. Dự kiến năm nay, Ấn Độ sẽ thiếu 175.000 tấn và lên 840.000 tấn vào năm 2020.

Phương Thảo
Theo Bloomberg

kiemkhach
25-07-2011, 11:09 AM
Thứ 7, 23/07/2011, Giá cao su giảm 2 phiên liên tiếp bất chấp giá dầu tăng




http://testcafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/07/23/cao-su-thien-nhien.jpg (http://testcafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/07/23/cao-su-thien-nhien.jpg)
Dự báo giá cao su sẽ giao dịch trong biên độ hẹp tuần tới bởi những e ngại xung quanh đàm phán nâng trần nợ ở Mỹ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Giá cao su trên thị trường Tokyo giảm 2 ngày liên tiếp và rời xa mức cao 6 tuần vì đồng Yên mạnh lên và các dữ liệu kinh tế yếu kém phát đi từ châu Âu và Trung Quốc làm tăng nỗi lo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Giá dầu tăng cũng không đủ để hỗ trợ cho giá thoát khỏi xu hướng đi xuống.
Đóng cửa phiên 22/7, giá cao su giao tháng 12 trên sàn Tocom hạ 3,8 Yên xuống 381,1 Yên/kg, tương đương mất 1% so với phiên trước. Tính chung cả tuần, giá giảm 0,5% và vẫn trên mức bình quân 50 ngày. Thị trường Tocom chịu sức ép của Yên mạnh, cao nhất 4 tháng so với USD, làm giảm giá hàng hóa trên sàn Tocom. Giá còn giảm bởi hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau phiên 20/7 giá tăng hơn 3% lên cao nhất 6 tháng.
Các thương nhân dự báo, giá cao su sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp tuần tới bởi những e ngại xung quanh đàm phán nâng trần nợ ở Mỹ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1/2011 tăng lên 36.110 NDT/tấn vào cuối phiên hôm qua, tức 5.597 USD/tấn, so với 35.965 NDT của phiên liền trước.

Các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý sẽ đưa ra gói giải cứu lần 2 cho Hy Lạp, đẩy tăng giá dầu Brent lên 118 USD/thùng. Thị trường chứng khoán Nhật cũng ở mức cao nhất 2 tuần trong ngày hôm qua nhờ kết quả kinh doanh lạc quan của Morgan Stanley. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy tăng trưởng của lĩnh vực kinh tế tư nhân ở châu Âu chững lại trong tháng trước và lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc tăng chậm nhất 4 năm đã khiến thị trường e ngại về sự hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ đang hy vọng vào hoạt động quý cuối năm nhờ chính phủ cho phép nhập khẩu 40.000 tấn cao su và hy vọng giá nguyên liệu trong nước sẽ giảm. Tập đoàn sản xuất Toyota thông báo sản xuất có thể lên 7,7 triệu chiếc trong năm nay, cao hơn 4% so với dự báo trước đó bởi sự hồi phục về nguồn cung nguyên liệu sau thảm họa tháng 3.
Phương Thảo
Theo Reuters

kiemkhach
27-07-2011, 04:59 PM
Giá cao su xuất khẩu ngày 27-7-2011 tại Việt Nam

Cao su



Cao su tự nhiên SVR10, đóng bành đồng nhất 33,33 kg/bành
NDT/tấn
28.400
Chi cục HQ Bát Xát Lào Cai
Cao su tự nhiên SVR 10, đã qua sơ chế
USD/tấn
4.820
Chi cục HQ KV IV

thanhpro
28-07-2011, 09:58 PM
Vào úp ủng hộ bác. Các bài viết rất ý nghĩa:guitar::guitar::guitar:

kiemkhach
28-07-2011, 10:12 PM
Giá cao su có thể tăng mạnh vì dự trữ thấp kỷ lục



http://testcafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/07/28/5bbcaosu.jpg (http://testcafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/07/28/5bbcaosu.jpg)
Dự trữ cao su của Trung Quốc đã giảm 72% so với cuối năm ngoái có thể khiến nước này đẩy tăng nhập khẩu.
Theo công ty hàng hoá RCMA Commodities Asia Pte Ltd, dự trữ cao su thiên nhiên thế giới đã rơi xuống mức thấp chưa từng có vì nhu cầu cao trong khi dự trữ tại Trung Quốc lại sụt mạnh. Giá mặt hàng này có thể được đẩy lên mạnh sau khi đã tăng 50% trong vòng 1 năm qua.
Trả lời phỏng vấn báo chí hôm qua tại Singapore, ông Chris Pardey, giám đốc điều hành của RCMA (công ty giao dịch khoảng 6% tổng sản lượng cao su toàn cầu) cho biết, dự trữ cao su thế giới hiện chỉ đủ cho tiêu thụ trong 1 tháng, so với tỷ lệ dự trữ cho tiêu thụ 6,3 tuần cùng kỳ năm ngoái.
Dự trữ tại cảng Thanh Đảo của Trung Quốc hiện chỉ còn 70.000 tấn, thay vì 120.000 tấn trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5. Dự trữ tại các kho của Sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn Thượng Hải chỉ là 18.783 tấn tính tới tuần trước, kém 72% so với cuối năm 2010.
Bà Hu Hui, chuyên gia phân tích của công ty Guotai Junan Futures Co., cho rằng, dự trữ của Trung Quốc lún sâu có thể buộc các nhà máy lốp xe và găng tay phải tăng cường nhập khẩu. Thông thường dự trữ ở nước này tăng cao vào tháng 6 bởi đó là lúc các nước Đông Nam Á đẩy mạnh cạo mủ.
Dự trữ thấp cũng là lý do khiến giá cao su tại Thượng Hải lên tới 43.500 NDT/tấn, tức 6.751 USD/tấn hôm 9/2 và giá tại Tokyo là 535,7 yên/kg, tức 6.890 USD/tấn hôm 18/2. Hiện giá cao su tại Thượng Hải giao dịch quanh 36.000 NDT/tấn, còn cao su tại Tokyo là 392 Yên/kg.

Nguyễn Hằng

Theo Bloomberg

kiemkhach
28-07-2011, 10:20 PM
Xuất khẩu mủ cao su của Campuchia tăng vọt



http://testcafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/07/28/cao-su-thien-nhien.jpg (http://testcafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/07/28/cao-su-thien-nhien.jpg)
Các khách hàng nhập khẩu mủ của Campuchia là Malaysia, Việt Nam và Singapore.
Theo số liệu từ Bộ Thương mại Campuchia, xuất khẩu mủ cao su của nước này trong nửa đầu năm nay đã tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21.511 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 102 triệu USD, tăng tới 234% so với 30,5 triệu USD cùng kỳ vụ trước.
Mỗi tấn mủ cao su loại tốt của nước này hiện có giá 4.475 USD, tăng so với 3.450 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Các khách hàng nhập khẩu mủ của Campuchia là Malaysia, Việt Nam và Singapore.
Hiện Campuchia có khoảng 181.450 hécta cao su, hầu hết trong số đó là cây non và chưa cho thu hoạch.
Các tỉnh trồng cao su chủ chốt là Kampong Cham, Kampong Thom, Mondulkiri, Ratanakiri, Kratie và Preah Vihear.
Cũng theo Bộ Thương mại Campuchia, Việt Nam là nước đầu tư mạnh nhất vào việc trồng cao su ở Campuchia, hiện lên tới 100.000 hécta ở vụ này.

Phương Thảo


Theo Bloomberg

kiemkhach
29-07-2011, 11:35 AM
ANRPC: Cung cao su của Việt Nam sẽ giảm 9,4% trong quý 3



http://testcafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/07/29/cao-su.jpg (http://testcafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/07/29/cao-su.jpg)
ANRPC cho rằng, cung cao su giảm từ Việt Nam khiến cung toàn cầu tăng chậm giữa lúc giá dầu cao có thể đẩy tăng giá mặt hàng này trong thời gian tới.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) nhận định, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng chậm hơn trong quý 3 do tình hình dịch bệnh lá diễn ra “nghiêm trọng” tại Việt Nam làm trì hoãn hoạt động khai thác mủ.

Sản lượng từ các nước thành viên ANRPC, chiếm 92 tổng cung toàn cầu, được dự báo sẽ tăng 3,4%, lên 2,77 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, giảm mạnh so với tốc độ tăng 12,1% cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng nguồn cung trong quý 1 và 2 năm nay là 10,5% và 3,3%.
Trong báo cáo hàng tháng tháng 7 công bố ngày 28/7, ANRPC nêu rõ: “Cung cao su toàn cầu tăng chậm giữa lúc giá dầu cao có thể đẩy tăng giá mặt hàng này”. Trong vòng 1 năm qua, giá cao su đã tăng gần 50%.
Tổ chức này đồng thời nhận định thiếu hụt cao su sẽ kéo dài cho đến tận năm 2018.
Một ngày trước, công ty giao dịch cao su hàng đầu thế giới RCMA Commodities Asia Pte cũng đưa ra nhận xét, giá cao su sẽ tăng mạnh trong thời gian tới vì dự trữ hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử vì các kho của Trung Quốc cạn kiệt. Nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới phải tăng nhập khẩu để làm đầy các kho trong thời gian tới.
ANRPC cho rằng, sản lượng của Việt Nam có thể giảm 9,4% trong quý 3 do nông dân chậm trễ khai thác mủ. Tổ chức tuy nhiên lạc quan về nguồn cung của Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Tổng cung cao su toàn cầu năm nay sẽ tăng trưởng 4,9% lên 9,96 triệu tấn và tăng tiếp lên 10,3 triệu tấn trong năm tới. Nhận định này thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 5,5% mà ANRPC đưa ra trong tháng 6.


Phương Thảo
Theo Bloomberg

kiemkhach
04-08-2011, 03:10 PM
Giá cao su tăng hơn 2% vì mưa lớn ở Thái Lan



http://.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/08/04/caosu.jpg (http://.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/08/04/caosu.jpg)
Nỗi lo cung từ Thái Lan sẽ đẩy tăng giá hơn nữa, nhất là trong giai đoạn dự trữ của Trung Quốc hạn hẹp và cung từ Việt Nam không mấy sáng sủa.
Giá cao su trên thị trường châu Á hôm qua tăng mạnh bất chấp giá dầu giảm, bởi mưa lớn ở Thái Lan khiến thị trường e ngại nguồn cung từ nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới sẽ bị gián đoạn.
Trên sở giao dịch hàng hoá Tokyo (Tocom), giá cao su tăng 2% lên 395 Yên/kg, tức 5.113 USD/tấn, trước khi đóng cửa ở 391,1 Yên/kg. Đầu phiên, giá mất hơn 1,3% bởi giá dầu sụt.
Thông báo từ Viện nghiên cứu cao su Thái Lan cho biết, tại khu vực miền Nam Thái Lan, nơi trồng cao su chủ chốt của đất nước, đang có mưa lớn khiến cho người dân không thể cạo mủ.
Theo Gu Jiong, chuyên gia phân tích của công ty môi giới hàng hoá Yutaka Shoji tại Tokyo, nỗi lo nguồn cung từ Thái Lan sẽ đẩy tăng giá hơn nữa, nhất là trong giai đoạn dự trữ của Trung Quốc hạn hẹp, cung từ Việt Nam thì không mấy sáng sủa.
Theo dữ liệu từ Sở giao dịch hàng hoá Thượng Hải, dự trữ cao su tại các kho của sở đã giảm 72% so với cuối năm 2010. Báo cáo tháng 7 của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới thì cho rằng cung của Việt Nam có thể giảm hơn 9% trong quý 3 do bệnh ở lá cây cao su, làm giảm sản lượng mủ.

Giá cao su tăng trong ngày hôm qua còn nhờ báo cáo doanh số bán xe tại Mỹ tăng trong tháng 7, làm tăng hy vọng nhu cầu ở nước nhập khẩu cao su lớn thứ ba thế giới sẽ tăng hơn nữa. Báo cáo cho thấy, doanh số bán xe con và xe tải nhẹ đã tăng 0,9% lên 1.055.905 chiếc trong tháng qua. Tính chung 7 tháng đầu năm, doanh số bán tăng 10,8% lên 7.366.283 chiếc.



Phương Thảo


Theo TTVN/Reuters

kiemkhach
07-08-2011, 06:11 PM
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm gần 70%



http://.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/08/07/cao-su.jpg (http://.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/08/07/cao-su.jpg)
Ngoài ra, sản phẩm cao su tự nhiên của Việt Nam còn được xuất mạnh tới hơn 70 thị trường khác nhau như Ấn Độ, Mỹ, EU, Nhật Bản...
Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cao su của nước ta 7 tháng đầu năm 2011 đạt 349 nghìn tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và 68,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành cao su đặt mục tiêu sẽ đạt kim ngạch 3 tỷ USD trong năm nay. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm gần 70%, chủ yếu là qua đường mậu biên.
Ngoài ra, sản phẩm cao su tự nhiên của Việt Nam còn được xuất mạnh tới hơn 70 thị trường khác nhau như Ấn Độ, Mỹ, EU, Nhật Bản, và hiện nay đang mở rộng sang thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi.
Tiêu thụ cao su trong nước trong khi đó chỉ chiếm 10 – 15% tổng sản lượng mủ sản xuất hàng năm. Do công nghệ chế biến cao su còn thấp nên chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế biến để xuất khẩu.



Phương Thảo



Theo TTVN/SME

kiemkhach
08-08-2011, 11:32 PM
Việt Nam có thị phần lớn thứ 3 thế giới về xuất khẩu cao su



http://.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/08/08/cao-su-thien-nhien.jpg (http://.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/08/08/cao-su-thien-nhien.jpg)
Thái Lan là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên nhiều nhất, với thị phần 40 – 42% tổng xuất khẩu cao su toàn cầu.
Theo báo cáo Thị trường cao su Việt Nam của Công ty cổ phần đầu tư SME trình bày tại Hội thảo Nhận định các kênh đầu tư 2011 diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, Việt Nam hiện đứng thứ 5 về sản lượng cao su thế giới nhưng lại có thị phần lớn thứ 3 về xuất khẩu chỉ sau Thái Lan và Indonesia.

Thái Lan hiện có sản lượng cao su thiên nhiên cao nhất, chiếm khoảng 33% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp đến là Indonesia với 25,3%, Malaysia 8,9%, Ấn Độ 8,5% và Việt Nam là 7,4%.

Thái Lan cũng là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên nhiều nhất, với khối lượng xuất hàng năm chiếm khoảng 40 – 42%, tiếp theo là Indonesia với thị phần 31 – 32%. Việt Nam tuy đứng thứ 5 về sản lượng nhưng lại có thị phần xuất khẩu tới 11,4% và đứng trên cả Malaysia với thị phần 11%.

Với các nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, mặc dù sản lượng cao nhưng tiêu thụ của họ quá mạnh nên phải nhập khẩu nhiều cao su từ nước ngoài. Trung Quốc hiện chiếm 25% tổng lượng nhập của toàn thế giới, Malaysia là 10,2% và Ấn Độ khoảng 2,5%.


Phương Thảo
Theo TTVN/SME

kiemkhach
17-08-2011, 02:18 PM
Giá cao su sẽ tiếp tục hồi phục

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo sẽ tiếp tục hồi phục trong tuần này bởi nhu cầu từ các hãng sản xuất lốp xe tăng mạnh, bù lại cho việc đồng yen tăng giá.
Giá cao su Việt Nam xuất bán sang Trung Quốc cũng tăng vững.

http://ndhmoney.vn/image/image_gallery?uuid=9d35054b-847a-4e7d-b1df-6adb4331fbff&groupId=10136&t=1313483956081
Giá cao su thiên nhiên ngày 15-8 - Nguồn: Thitruongcaosu.net

Tuần qua, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2012 tại Sở Giao dịch kỳ hạn Tokyo (TOCOM) có lúc giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng là 348 yen/kg, sau khi thị trường hàng hoá toàn cầu hoảng loạn bởi sự kiện Mỹ bị S&P hạ bậc tín nhiệm. Tuy nhiên giá đã hồi phục sau đó, và phiên 15/8 lên tới 364,8 yen/kg, nhờ ảnh hưởng tích cực từ thị trường cổ phiếu. Hồi tháng 2 năm nay cao su Tokyo đã từng lập kỷ lục cao 535 yen/kg.

Giá cao su hàng thực (physical) trên thị trường Đông Nam Á cũng đang hồi phục theo xu hướng tại TOCOM. Reuters dẫn lời các thương gia nhận định cao su kỳ hạn tháng 1/2012 sẽ tiếp tục tăng lên 365,1 yen (4,75 đô la) trong tuần này. Mức hỗ trợ tuần này sẽ là 350 yen, còn mức kháng cự sẽ là 380 yen.

Số liệu kinh tế của Nhật khả quan hơn dự kiến và thị trường chứng khoán hồi phục tích cực sẽ nâng đỡ giá cao su Tokyo. Cổ phiếu châu Á tăng giá vào phiên đầu tuần 15/8, sau khi biến động dữ dội tuần qua, song lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới sa sút có thể ngăn giá tăng mạnh.

GDP của Nhật Bản trong quý 2/2011 giảm 0,3% so với quí trước và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, số liệu này vẫn khả quan hơn so với các mức dự đoán giảm 2,6% so với cùng kỳ và giảm 0,7% so với quý trước. Điều này cho thấy sản xuất của Nhật đang hồi phục mạnh mẽ sau thảm họa động đất hồi tháng 3. Tuy nhiên đồng yen tăng giá và kinh tế thế giới chậm lại có thể ảnh hưởng tới đà hồi phục này.

Yen tăng giá mạnh sẽ gây bất lợi cho những hàng hóa tính theo tiền yen tại TOCOM như cao su và vàng, song các thương gia cho rằng các hãng sản xuất lốp xe và nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới là Trung Quốc đang săn tìm cao su nguyên liệu sau khi giá giảm mạnh gần đây.

Dự trữ cao su tại kho ở Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã tăng 6% trong tuần qua, lên 21.988 tấn. Giá rẻ như hiện nay là thời điểm thích hợp để Trung Quốc lấp đầy kho dự trữ trống rỗng của mình.

Cao su STR20 của Thái lan và SMR20 của Malaysia kỳ hạn tháng 9/tháng 10 giao dịch ở mức 4,67 đô la/kg FOB trong tuần qua. Cao su SIR20 của Indonesia giá rẻ hơn.

Cao su SVR3L (chưa bao gồm thuế) của Việt Nam tại thị trường cửa khẩu Móng Cái – Đông Kinh ngày 15/8 được giao dịch ở mức giá vào khoảng 30.000 - 30.200 NDT/tấn, tăng nhẹ so với mức 29.900 - 30,100 NDT/tấn phiên cuối tuần trước.

Trung Quốc đang làm đầy kho dự trữ của mình và đã nhập khẩu khoảng 874.000 tấn cao su trong nửa đầu năm nay, tăng 4,57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thương gia ở Indonesia, nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan, cho biết Trung Quốc đang mua cao su qua các nhà môi giới Singapore. Hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới là Bridgetone Corp cũng mua một số cao su SIR20 với giá 207,75 xu/lb, kỳ hạn giao tháng 10.

Đầu tuần trước, cao su STR20 của Thái Lan được bán cho Trung Quốc với giá 4,63-4,66 đô la/kg, gồm cả cước phí vận tải, mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng. Sản xuất của các hãng sản xuất lốp xe phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng của những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ, bởi ngành ô tô Mỹ còn lâu mới trở lại thời kỳ hoàng kim của một thập kỷ trước đây – khi tiêu thụ tới 17 triệu ô tô mỗi năm.

Ấn Độ, nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới, chắc chắn sẽ nhập khẩu kỷ lục 200.000 tấn cao su thiện bởi các hãng sản xuất lốp xe được giảm thuế nhập khẩu.



Theo Reuters, TBKTSG

TaiChinhViet
18-08-2011, 11:17 AM
Xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 7 tháng đầu năm 2011 đạt 1,6 tỷ đô-la

http://tpex.vn/Uploads/Images/HR3TNFPS1natural_rubber_svr3l%5B1%5D_thumb%5B1%5D. jpg (http://tpex.vn/Uploads/Images/HR3TNFPS1natural_rubber_svr3l%5B1%5D_thumb%5B1%5D. jpg)
18/08/2011 10:47:49

Đến cuối tháng 7 năm 2011, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu ước đạt 369 ngàn tấn, trị giá 1,6 tỷ đô-la và đơn giá bình quân khoảng 4.344 USD/tấn. Xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 11,5 % về lượng, tăng 77 % về trị giá và tăng 58 % về giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7/2011, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu ước đạt 80 ngàn tấn, trị giá 340,4 triệu đô-la, giá bình quân đạt 4.254 USD/tấn, tăng 42,8 % về lượng và tăng 38,7 % về trị giá nhưng giảm 2,7 % về giá so với tháng trước.
Riêng về thị trường châu Âu, trong tháng 7 lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt 6,51 ngàn tấn, trị giá 29,9 triệu đô-la, tăng mạnh về lượng 71,7 % và 61,7 % về trị giá so với tháng trước. Tính trong 7 tháng đầu năm, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này đạt khoảng 28,5 ngàn tấn, trị giá 137,95 triệu USD, tăng 21,7 % về lượng và tăng 102,4 % về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ lệ 7,5 % trong tổng lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của cả nước. Thị trường Đức vẫn dẫn đầu với lượng là 13,8 ngàn tấn, trị giá 68,1 triệu USD, tăng 5,5 % về lượng và tăng 71 % về trị giá so 7 tháng năm 2010.
Source: Hiep hoi Cao su Viet Nam

kiemkhach
18-08-2011, 04:41 PM
Đến lượt “vàng trắng” bị pha tạp chất bí ẩn



http://.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/08/18/cao-su-thien-nhien.jpg (http://.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/08/18/cao-su-thien-nhien.jpg)
Có khoảng trên dưới 10 DN xuất khẩu cao su lớn vừa bị bạn hàng nước ngoài trả hàng lại, kèm theo nhiều bức xúc cho rằng chất lượng cao su qua sơ chế không đúng như hợp đồng.
“Vàng trắng” chính là mủ cao su - loại sản phẩm nông nghiệp có giá nhất hiện nay.

Theo Hiệp hội Caosu Việt Nam (VRA), thời gian gần đây “vàng trắng” bị pha một loại bột lạ không thể phát hiện nhưng làm giảm chất lượng mủ khiến nhiều DN bị trả hàng về, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường 70 nước.

Cần lưu ý, ngành cao su có thu kim ngạch lớn, chỉ sau lúa gạo, cà phê và năm nay đang đặt mục tiêu sẽ đạt kim ngạch 3 tỉ USD.

Chưa có công nghệ phát hiện

Tìm hiểu của PV, có khoảng trên dưới 10 DN xuất khẩu cao su lớn vừa bị bạn hàng nước ngoài trả hàng lại, kèm theo nhiều bức xúc cho rằng chất lượng cao su qua sơ chế không đúng như hợp đồng. Quá bức xúc, các DN đã cắt cử người theo dõi và té ngửa khi phát hiện: Thương lái sau khi thu gom mủ nước ở các vườn cao su tiểu điền về rồi pha trộn với một loại bột trắng có giá cực rẻ trước khi mang đến bán cho các nhà máy chế biến.
Ông Nguyễn Quang Hợp (GĐ Cty TNHH Hưng Thịnh) phải nhờ thương lái mua cho một ít chất đó để nhờ phân tích. Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu cao su VN cho thấy chất bột trắng này không bị đốt cháy ngay khi ở nhiệt độ cao đến 550 độ C. Bột này rất mịn, khó lọc qua rây quy định, khi cán rửa trong quá trình sơ chế, có thể rửa trôi bớt, nhưng hàm lượng tro, chất bẩn còn lại vẫn quá cao so với tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép, làm giảm khả năng chống chịu với sự ôxy hóa, do đó làm giảm chất lượng caosu sau khi sơ chế.

Nếu như các loại tạp chất khác như thạch cao, bột trét tường, đất sét trắng, đường, muối... chỉ làm tăng khối lượng hoặc hàm lượng caosu, thì loại bột trắng này làm cho mủ caosu bị sống ở bên trong và làm cho màu mủ caosu bị biến dạng. Ngược lại, chất bột này có thể chống đông mủ thay cho hóa chất ammoniac (rất đắt) và làm tăng hàm lượng mủ, tức là tăng thêm khoản lời rất lớn cho kẻ bán.

Điều đáng lo hơn, trước đây, việc pha trộn tạp chất khác có thể phát hiện được bằng biện pháp kiểm tra truyền thống như nướng mẫu mủ, lọc qua rây mịn. Tuy nhiên, những biện pháp này hiện không thể phát hiện bột trắng lạ nêu trên. Để phát hiện ra chất bột này, phải đưa mẫu mủ vào trong phòng lab và cần nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, để việc mua bán, tiếp nhận “vàng trắng” trong thời buổi tranh mua hiện nay, các nhà máy thường chỉ áp dụng những cách kiểm tra thông thường, không phát hiện.

Nguy cơ lớn cho thương hiệu caosu Việt

Hiện tượng trên mới xuất hiện từ mùa cạo mủ năm nay (từ tháng 5.2011), đặc biệt thời gian gần đây, khi xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc đến các tỉnh có diện tích caosu lớn như Bình Phước, Tây Ninh v.v... bằng mọi giá thu gom tất cả các loại mủ caosu... Ông Hợp cho hay, thương lái “hé lộ” rằng chất bột trắng này do người Trung Quốc đưa sang và lén lút bán cho các thương lái, chủ vườn caosu có nhu cầu.

Theo VRA, bị trả hàng, nhiều DN buộc phải giảm giá bán hoặc chậm kế hoạch giao hàng. Điều này đồng nghĩa thương hiệu, uy tín DN tụt giảm, chưa nói kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng. Nguy hại hơn, không chỉ một mà có nhiều DN lớn cùng bị hiện tượng này, nếu kéo dài, sẽ dẫn tới mất tuy tín lớn cho thương hiệu caosu Việt Nam.

Do khó phát hiện chất bột lạ, nhiều DN đã “cực đoan” tự cứu mình bằng giải pháp tẩy chay mua mủ caosu tiểu điền. Tuy nhiên việc tẩy chay này sẽ dẫn tới nguy hại khác. Bởi caosu đại điền chỉ chiếm 1/3 sản lượng mủ caosu cả nước, 2/3 còn lại là caosu tiểu điền. Nếu tiểu điền bị tẩy chay, thì thương lái Trung Quốc (đang đổ sang mua ồ ạt) sẽ thao túng được tới 2/3 sản lượng mủ caosu VN. Cần lưu ý, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu caosu lớn nhất của nước ta, chiếm gần 70%, chủ yếu là qua đường mậu biên.

Theo Ngô Sơn

Lao động

kiemkhach
07-09-2011, 10:49 PM
Xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt tới gần 2 tỷ USD
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, tính đến cuối tháng Tám, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam đạt 454.000 tấn, trị giá 1,959 tỷ USD, với giá bán bình quân khoảng 4.315 USD/tấn, tăng 5,6% về lượng, tăng 66% về trị giá và tăng 58% về giá bán so với tám tháng năm 2010.
Riêng trong tháng Tám, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu ước đạt 85.000 tấn, trị giá 356 tri (http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/TRI)ệu USD, giá bán bình quân khoảng 4.190 USD/tấn, so với tháng trước, tăng 6,2 % về lượng và tăng 4,6 % về trị giá nhưng giá bán giảm khoảng 1,5%.

Hiện tại, cao su xuất khẩu sang Trung Quốc dù giá đã tăng khoảng 400 NDT lên 29.000 NDT/tấn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn xuất sang vì giá thấp.

Trong khi đó, xuất khẩu gỗ cao su được đẩy mạnh xuất nhờ lợi nhuận cao.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2011 nhu cầu về cao su thiên nhiên vẫn tiếp tục tăng, tuy không mạnh như năm 2010 nhưng xu hướng tăng nhẹ này vẫn có thể duy trì đến cuối năm, trong trường hợp giá giảm do thời vụ nguồn cung dồi dào thì mức biến động cũng sẽ ít hơn so với đầu năm./.

NhocLikeStock
09-09-2011, 07:53 PM
Anh kiemkhach đang đầu tư ở sàn giao dịch hàng hóa ? :animal_rooster:

kiemkhach
13-09-2011, 11:22 PM
Đà tăng giá cao su bị hạn chế bởi lo ngại về kinh tế
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo tăng vào sáng nay 13/9, nhưng lo ngại về tình trạng khủng hoảng nợ khu vực đồng euro hạn chế đà tăng.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 2 tại Tokyo giá tăng 2,3 yen hay 0,6% lên 365,3 yen/kg.
Thị trường tài chính Trung Quốc hôm nay mở cửa giao dịch trở lại sau phiên nghỉ lễ. Hợp đồng kỳ hạn tháng 1 tại Thượng Hải gí 34.095 NDT/tấn.
Nhu cầu từ Trung Quốc đang hậu thuẫn giá. Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su thiên nhiên vào nước này tháng 8 đạt 200.000 tấn, tăng 70.000 tấn so với tháng 7 và 40.000 tấn so với tháng 8/2010. Dự trữ cao su thiên nhiên tăng 3.558 tấn lên 33.376 tấn trong tuần đến ngày 9/9 - cao nhất từ tháng 3, số liệu theo khảo sát các kho tại Thượng Hải, Sơn Đông, Vân Nam, Hải Nam và Thiên Tân. Doanh số bán xe của Trung Quốc tháng 8 cũng đã tăng 3,3% lên 1,04 triệu chiếc.
Tại Thái Lan, mưa trên diện rộng ở khu vực phía Nam làm gián đoạn hoạt động khai thác mủ cao su.
Tuy nhiên, lo ngại khủng hoảng nợ khu vực đồng euro kéo tụt kinh tế toàn cầu ngăn giá cao su hồi phục mạnh.
Các quan chức Đức đang tìm cách vực dậy các ngân hàng nước này trong trường hợp Hy Lạp không có khả năng trả nợ. Các ngân hàng lớn nhất của Pháp là BNP Paribas SA, Societe Generale SA và Credit Agricole SA cũng đối mặt với nguy cơ mất xếp hạng tín nhiệm do hãng Moody's đánh giá do nắm giữ quá nhiều trái phiếu Hy Lạp.
VINANET

kiemkhach
17-09-2011, 10:51 PM
Dự trữ cao su của Nhật lên mức cao nhất trong hai năm

Dự trữ cao su thô của Nhật Bản tính đến 31/8 tăng lên mức cao nhất trong hai năm, tăng 11% so với dự trữ tính đến ngày 20/8, phản ánh nguồn cung cấp được nới lỏng do cầu yếu hơn.

Con số của Hiệp hội Giao dịch Cao su của Nhật Bản chỉ ra dự trữ cao su thô tính đến 31 tháng 8 đứng ở mức 9.559 tấn, tăng từ 8.623 tấn vào ngày 20/8.
Đó là mức cao nhất từ 20/6/2009, khi các các kho dự trữ ở mức 9.765 tấn. Thời tiết bất thường làm gián đoạn công việc khai thác ở Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, cho đến tận khi mưa dừng ở khu vực phía nam của nước này vào giữa tháng 7
vinanet/Reuters

kiemkhach
27-09-2011, 10:53 PM
Ngành cao su loay hoay “tạm nhập, tái xuất”

Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) thừa nhận, từ đầu năm đến nay, biến động về giá cao su thế giới đã làm doanh nghiêp xuất nhập khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn và rủi ro về giá vẫn là bài toán nan giải của ngành. Nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm nhập, tái xuất để xoay trở tình thế.

http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=45611 Khắc phục được “tạm nhập, tái xuất” ngành Cao su Việt Nam mới có thể làm chủ thị phần xuất khẩu.

“Quên” đầu tư công nghệ
Theo VRA, thời gian gần đây, diện tích cao su tiểu điền và tư nhân phát triển khá nhanh, năm 2010 đạt hơn 400.200ha, chiếm hơn 54% diện tích cao su cả nước. Kéo theo đó, nhiều nhà máy sơ chế cao su được thành lập. Vài địa phương như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh… công suất nhà máy đã vượt năng lực nguồn nguyên liệu dẫn đến nhiều tiêu cực trong việc tranh mua, tranh bán. Một số doanh nghiệp chấp nhận nhập cao su với chất lượng kém với hy vọng kiếm lời ngắn hạn.
Theo kết quả điều tra năm 2010 của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT), cả nước có 155 nhà máy sơ chế cao su với tổng công suất là 978.950 tấn, vượt gần 30% so với năng lực sản suất tại thời điểm đó (754.500 tấn). Dự báo của VRA cho thấy, năm 2011 sản lượng cao su cả nước đạt 780.000 tấn và cả năm 2012 cũng chỉ dừng lại ở con số 810.000 tấn. Như vậy, các doanh nghiệp có nhà máy sơ chế cao su buộc phải “đóng băng” phần lớn công suất của mình ít nhất là hai năm nữa, gây lãng phí không nhỏ cho ngành.
Chính vì quá chú trọng vào sản lượng cao su sơ chế để mong nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu mà nhiều doanh nghiệp đã “quên” đầu tư nâng cao công nghệ chế biến và quy trình kiểm soát chất lượng. Do vậy, hiện tại ngành cao su đang phải đối mặt với tình trạng danh sách chủng loại cao su sơ chế còn rất sơ sài, chưa đáp ứng được thị trường tiêu thụ trọng điểm. Theo các chuyên gia, đây là điều bất cập khi sản lượng cao su Việt Nam không ngừng gia tăng.
Kết quả khảo sát một số nhà máy sơ chế cho thấy, hiện tại phần lớn dây chuyền công nghệ thiết bị sơ chế cao su chủ yếu là áp dụng công nghệ trong nước (chiếm 92% tổng vốn đầu tư). Rất nhiều thiết bị của các nhà máy chế biến đã đầu tư quá lâu, máy móc cũ kỹ và lạc hậu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, trình độ lao động và khâu quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất không đồng đều, điều này tất yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu luôn bị động vào giá từ các đối tác, tính rủi ro của ngành ngày càng gia tăng.
Đối phó bằng “tạm nhập, tái xuất”
Bà Trần Thị Thúy Hoa nhận định, nếu ngành cao su Việt Nam được quy hoạch bài bản, các doanh nghiệp đầu tư máy móc hiện đại sẽ tránh được khâu tạm nhập tái xuất tràn lan như hiện nay. Giải thích về nguyên nhân các doanh nghiệp phải tạm nhập tái xuất, bà Hoa cho biết, do ngành Cao su Việt Nam chưa đáp ứng được chủng loại sản phẩm, nguồn nguyên liệu trong nước còn chưa ổn định nên biện pháp tạm nhập tái xuất được xem là biện pháp tình thế giúp doanh nghiệp đảm bảo được các đơn hàng xuất khẩu.
Được biết, thuế nhập khẩu cao su hiện nay là 30%, doanh nghiệp vẫn chấp nhận tạm nhập tái xuất bởi chi phí đầu tư ban đầu không cao. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ cũng có cơ hội “kiếm chác” khi các thị trường nhập khẩu có nhu cầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này cho thấy tuy Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới nhưng ngành cao su vẫn chưa xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững, nguy cơ mất uy tín, mất thương hiệu, mất thị trường là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điều đáng nói là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Trung Quốc, Hoa Kỳ lại cần những chủng loại cao su mà ngành sản xuất cao su trong nước chưa đáp ứng. Cụ thể, thị trường Trung Quốc cần nhiều cao su khối (chủ yếu là chủng loại TSR 20) nhằm phụ vụ cho ngành sản xuất lốp xe ô tô. Điều này cũng lý giải, chủng loại cao su được Việt Nam tạm nhập nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây là cao su khối (chiếm 55,5%) và có xu hướng nhập ngày càng tăng trong những năm tới.
Có thể nói, nguồn nguyên liệu cao su của các doanh nghiệp xuất khẩu bị lệ thuộc phần lớn vào nước ngoài, trong khi tiềm năng của ngành cao su trong nước đã được khẳng định từ lâu. Có “vật liệu” nhưng chưa biết “xây nhà” là hạn chế cố hữu mà nhà sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam cần khắc phục. Hấp tấp kiếm lời trong ngắn hạn đã đưa ngành cao su từ chỗ có thể chủ động về thị phần, giá cả trở thành một trong những ngành phải chấp nhận tạm nhập, tái xuất. “Quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch nhà máy sơ chế, tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chất lượng… là những gì mà ngành Cao su Việt Nam cần phải làm trong thời gian tới”, bà Hoa nhận định.

Cây cao su hiện có diện tích lớn nhất trong số các cây công nghiệp dài ngày của Việt Nam, đạt 740.000ha năm 2010. Sản lượng cao su tăng nhanh với tốc độ bình quân khoảng 10%/năm, đạt 754.500 tấn năm 2010 và dự kiến đạt 780.000 tấn năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD năm 2010 và dự kiến đạt từ 3 – 3,3 tỷ USD trong năm 2011. Việt Nam hiện là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 5 và xuất khẩu đứng thứ 4 trên thế giới.
Lê Nguyễn
tổ quốc

kiemkhach
21-01-2012, 10:12 PM
Với 5 phiên tăng liên tục, giá cao su hiện đã lên trên 4.000 USD/tấn - cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Giá cao su trên thị trường châu Á tăng liên tục trong các phiên giao dịch của tuần này, có chuỗi thời gian tăng mạnh nhất trong 3 năm bởi lạc quan vào kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ đưa ra các dữ liệu kinh tế tốt lành.
Trên sàn giao dịch Tocom ở Tokyo, giá cao su giao sau 6 tháng tăng 2,6% lên 313 Yên/kg, tương đương 4.060 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá cao su giao tháng 5 tăng 2,6% lên 27.650 NDT/tấn tức 4.378 USD/tấn. Tại Thái Lan, giá cao su giao tiền mặt cũng tăng xấp xỉ 3% lên 118,05 baht/kg.
Trong tuần này, giá đã tăng 13% - tuần tăng nhiều nhất kể từ tuần đến ngày 19/12/2008.
Thị trường chứng khoán châu Á phiên cuối tuần cũng tăng mạnh sau báo cáo của Mỹ về tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần thấp nhất 4 năm, trong khi doanh số bán trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Pháp kỳ hạn gần tăng vượt dự đoán, xoa dịu những lo lắng về khủng hoảng nợ công châu Âu.
Trong tuần này, thị trường được hỗ trợ bởi kế hoạch chi 17 tỷ baht hay 539 triệu USD của chính phủ Thái Lan để mua cao su của nông dân với giá cao hơn thị trường nhằm đẩy giá lên. Tuần tới, Nội các chính phủ Thái sẽ thông qua kế hoạch này.
Ngoài ra, những thông tin kinh tế phát đi từ Trung Quốc hồi đầu tuần cũng làm tăng hy vọng nước này sẽ nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ cao su số 1 thế giới.


Phương Thảo


Theo TTVN

kiemkhach
21-05-2012, 11:05 PM
Giá cao su tăng vọt bởi Thái Lan sắp nhập khẩu

Thông tin Thái Lan sắp mua cao su cũng đẩy giá trên thị trường hàng thực (physical) tăng vọt trong phiên sáng nay...
http://ndhmoney.vn/image/image_gallery?uuid=6da9416c-1714-4fca-b67f-5c34c1d5c092&groupId=10136&t=1337612010982 Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử sẽ phải nhập khẩu cao su để đáp ứng nhu cầu giao hàng khi mà nguồn cung trong nước khan hiếm bởi mưa thất thường.

Thông tin này đẩy giá cao su trên thị trường Tokyo (TOCOM) – định hướng thị trường cao su toàn châu Á – tăng vọt lên 279,9 yen/kg vào sáng nay, 21-5, tăng 10 yen so với mức đóng cửa cuối tuần trước (18-5).

Chủ tịch Hiệp hội cao su Thái, Prapas Uernontat, cho biết: “Chúng tôi sẽ nhập khẩu cao su tấm từ sàn TOCOM để thực hiện những hợp đồng giao gần”.

Ông không nói chính xác khối lượng nhập khẩu sẽ là bao nhiêu, nhưng cho biết sẽ tương đương lượng dự trữ của Nhật hiện nay, tức là khoảng 15.000 tấn, và thêm rằng giá cao su tại TOCOM gần đây giảm mạnh đã xuống đến mức đáng để nhập khẩu.

Thông tin Thái Lan sắp mua cao su cũng đẩy giá trên thị trường hàng thực (physical) tăng vọt trong phiên sáng nay, với loại RSS3 của Thái Lan vọt lên 3,8 đô la/kg, từ mức 3,55 đô la phiên cuối tuần trước.

Hồi tháng 2/2011, giá cao su physical đã đạt mức cao kỷ lục lịch sử 6,4 đô la/kg, nhưng từ đó liên tục giảm, phiên 18-5 xuống chỉ 3,55 đô la/kg, do lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc. Cùng ngày, cao su tại Tokyo cũng xuống mức thấp nhất 4 tháng bởi không chắc chắn về tương lai cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Nông dân Thái lan đã khôi phục việc thu hoạch mủ từ cuối tháng 4, khi mùa khô kết thúc. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn khan hiếm bởi mưa trái mùa ở phía Nam – khu vực trồng cao su chính của nước này – làm gián đoạn việc thu hoạch mủ.

“Rất hiếm khi thấy các nhà xuất khẩu Thái Lan nhận cao su qua TOCOM, vậy nên thông tin bất ngờ này thúc đẩy hoạt động mua khi thị trường cao su vừa mở cửa trở lại sáng nay”, Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng về hàng hóa thuộc Công ty thương mại Fujitomi Co cho biết.

Nhà xuất khẩu Thai Hua Rubber Pcl – hãng xuất khẩu lớn thứ 3 của Thái lan - cho biết: “Một số nhà xuất khẩu Thái lan đã phải hoãn giao hàng vì không đủ cao su và không giao kịp thời hạn do mưa khiến nguồn cung mủ giảm sút”.

Các thương gia và các quan chức trong ngành cao su Thái Lan dự đoán giá cau su physical sẽ ổn định trong những tuần tới bởi chương trình can thiệp của chính phủ Thái và hoạt động mua từ TOCOM của các nhà xuất khẩu nước này.

"Chính phủ sẽ duy trì mua cao su để hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, còn việc các nhà xuất khẩu Thái sẽ mua trên sàn TOCOM sẽ gián tiếp hỗ trợ giá”, Tổng giám đốc Tổ chức Cấp vốn Trồng lại Cao su, Wit Pratuckjai, (ORRAF), cho biết.

Chính phủ Thái đã thông qua ngân sách 15 tỉ baht (478 triệu đô la) cho Tổ chức Quỹ đất Cao su (REO) để mua 200.000 tấn cao để đẩy giá tăng từ tháng 1 tới nay.



Theo Reuters, Bloomberg, TBKTSG