PDA

View Full Version : Hy vọng thị trường sớm... tỉnh giấc



tintucsukien
29-06-2011, 04:34 PM
Hy vọng thị trường sớm... tỉnh giấc
Sáu tháng đầu năm 2011, thị trường chứng khoán luôn trong trạng thái… ngủ gật. Các nhà đầu tư hy vọng, trong 6 tháng cuối năm, thị trường có thể tỉnh giấc.
Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số VN-Index đã giảm khoảng 10%. Theo đó, Chỉ số VN-Index phiên đầu tiên của năm (ngày 4/1/2011) khớp lệnh ở mốc 485.97 điểm, nhưng đến cuối tháng 6, chỉ còn khoảng trên 430 điểm.
Cùng với sự đuối dần của chỉ số chứng khoán, khối lượng giao dịch trên sàn TP.HCM trong 6 tháng vừa qua được ghi nhận là trầm lắng. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên tại sàn TP.HCM chỉ đạt khoảng hơn 30 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, với tổng giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ đạt khoảng 600 - 700 tỷ đồng/phiên.
So sánh với nửa cuối năm 2010, thì giao dịch trên thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2011 kém sôi động hơn nhiều.
Trong 6 tháng đầu năm nay, bất chấp sự trầm lắng của thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn so với bán ra. Nếu tính về khối lượng giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5 trong số 6 tháng đầu năm 2011. Chỉ có tháng 6 là nhà đầu tư nước ngoài bán ròng về khối lượng chứng khoán, với sự chênh lệch khá lớn, bán ròng khoảng 20 triệu đơn vị. Mặc dù vậy, nếu tính về giá trị giao dịch, thì tháng 6, giá trị mua và bán của khối ngoại vẫn ở mức tương đương nhau.
Những diễn biến trên thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm đã không đạt như kỳ vọng ban đầu của giới đầu tư. Vào đầu năm 2011, khá nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng rằng, trong năm nay, thị trường sẽ phục hồi tốt, sau năm 2010 vốn đã khá trầm lắng. Thực tế cho thấy, giao dịch trên thị trường còn trầm lắng hơn năm 2010.
Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia đã có những quan điểm thận trọng hơn khi đánh giá về diễn biến thị trường. Chẳng hạn ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư - Tài chính (Đại học Kinh tế TP.HCM) ngay từ đầu năm đã nhận xét rằng, thị trường vẫn chưa có sức bật do những thông tin vĩ mô còn chưa rõ ràng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn còn ở mức cao, lãi suất cho vay chưa thể giảm…
Sau những diễn biến bấp bênh của thị trường trong suốt năm 2010 và nửa đầu năm 2011, sự đánh giá của giới chuyên môn lẫn các nhà đầu tư về diễn biến của thị trường nửa cuối năm 2011 càng tỏ ra thận trọng hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường trong thời gian tới sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất… CPI tháng 6 đã dịu đi so với các tháng trước và động thái này có thể sẽ giúp mặt bằng lãi suất hạ nhiệt. Song hiện tại, các nhà đầu tư vẫn trong tâm lý nghe ngóng và thăm dò.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc lãi suất sẽ giảm nhanh và sớm.
Thực tế, trong thời kỳ cao điểm, mặc dù Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm nhưng một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ vẫn xé rào, “lách” quy định bằng nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn từ dân chúng với lãi suất có lúc lên tới hơn 18%/năm.
Dự đoán, nếu như trong tháng 7 và các tháng tiếp theo, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt theo chiều hướng như đang diễn ra trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua thì lãi suất ngân hàng cũng sẽ hạ nhiệt theo.
Động thái giảm dần của lãi suất sẽ tác động lên thị trường chứng khoán trên cả 2 chiều hướng.
Khi lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn thì nhà đầu tư sẽ không mặn mà với việc gửi tiền ngân hàng để hưởng lãi suất cao, có thể sẽ tìm kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán. Trong khi đó, lãi suất giảm cũng giúp giảm áp lực về chi phí vốn lên các doanh nghiệp niêm yết, giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh hơn.
Chí Tín
đầu tư



Xem bài viết: Hy vọng thị trường sớm... tỉnh giấc (http://vietstock.vn/ChannelID/830/Tin-tuc/193588-default.aspx)

tintucsukien
29-06-2011, 04:34 PM
Tỉnh giấc gì nổi khi chính phủ cứ đẩy chứng khoán vào đường cùng.

1/ Siết chặt tín dụng, đưa ck vào phi sản xuất. Trong khi TTCK vẫn là kênh huy động vốn của doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất.

2/ Tiếp tục siết chặt bằng tỉ lệ Margin, chỉ có phép 30%. Thử hỏi dòng tiền ở đâu?

TTCK VN đã hình thành trên 10 năm, vậy mà vẫn chưa được giao dịch T+2, nói chi T+0. Giao dịch T+4 sẽ rủi ro cao cho những quyết định sai lầm muốn sữa sai. Thử hỏi chúng tôi đóng phí cho UBCK, Sở GDCK để họ làm gì? Mà sao ko nâng cấp cở sở hạ tầng, máy tính để đáp ứng giao dịch T+0?

Nói túm lại: chính phủ chưa nhận định một cách khách quan và sâu sắc vì lợi ích dài hạn của TTCK đối với kinh tế đất nước, doanh nghiệp và NĐT. Tưởng 10 năm có gì khác, ai ngờ càng tệ hơn.


Xem bài viết: Hy vọng thị trường sớm... tỉnh giấc (http://vietstock.vn/ChannelID/830/Tin-tuc/193588-default.aspx)