PDA

View Full Version : EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào?



tintucsukien
19-06-2011, 07:16 AM
EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào?
Hôm 15/6, lãnh đạo Bộ Công Thương đã có buổi họp bàn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về thay đổi phương án cổ phần hóa đối với Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom).
http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=37825
Tuy nhiên, kế hoạch thay đổi phương án cổ phần hóa chi tiết và cụ thể như thế nào thì hiện doanh nghiệp này vẫn giữ bí mật.
Trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo của EVN Telecom cho biết, lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn chưa thống nhất và có kết quả cuối cùng về phương án cổ phần hóa đối với EVN Telecom. Theo vị này, EVN Telecom sẽ phải hoàn thiện thêm các điều khoản về phương án cổ phần hóa, và hy vọng sau khoảng 10 ngày nữa, Bộ sẽ thông qua kết quả cuối cùng, khi đó, EVN Telecom sẽ công bố.
Dù kết quả vẫn còn là một ẩn số, nhưng khả năng tạo ra một tiền lệ “bất ngờ và nhiều hấp dẫn” đối với việc cổ phần hóa trong lĩnh vực viễn thông di động - một lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp lớn đang ăn nên làm ra và đang được các nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi - xem ra vẫn chưa được rõ ràng lắm.
Cuối tháng 1 đầu năm nay, Chính phủ chính thức thông qua phương án cổ phần hóa EVN Telecom theo hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại EVNTelecom cho nhà đầu tư chiến lược và bán ưu đãi cho người lao động.
Theo đó, EVN sẽ nắm giữ là 50,6% vốn điều lệ, cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 0,4% và cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty Cổ phần FPT và Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) là 49% vốn điều lệ. Trong khi trước đó, kế hoạch của FPT là nắm trên 50% cổ phần của EVN Telecom.
Và chưa đầy 3 tháng sau, FPT chính thức công bố rút khỏi kế hoạch đầu tư vào EVN Telecom, với lý do chính là do không đạt được tỷ lệ cổ phần nắm giữ như mong muốn.
Nói về kế hoạch thay đổi phương án cổ phần hóa sắp tới, vị lãnh đạo trên của EVN Telecom phân tích, theo quy định của Chính phủ thì EVN chỉ được bán cổ phần EVN Telecom cho một đối tác trong nước, mà không được bán cho các đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, với các đối tác đầu tư trong nước, việc tìm kiếm của EVN Telecom cũng không phải là quá dễ dàng. Sau khi FPT rút lui khỏi EVN Telecom, một số nguồn tin cho hay, một doanh nghiệp nhà nước khác là Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) đã “nhảy” vào đàm phán và mua cổ phần của doanh nghiệp viễn thông điện lực này, và doanh nghiệp này dự kiến sẽ bỏ khoảng 800 tỷ để mua cổ phần, tương đương với trên 12% tỷ lệ sở hữu tại EVN Telecom, mức tỷ lệ ít hơn rất nhiều so với tham vọng ban đầu của FPT.
“Đến thời điểm hiện tại, EVN và VTC vẫn đang đàm phán về tỷ lệ, giá cả mua bán và những điều khoản liên quan”, vị đại diện trên tiết lộ.
Nếu việc “se duyên” với VTC thành công thì quá trình cổ phần hóa, cơ hội tăng cường sức mạnh tài chính, khả năng củng cố vị trí, tạo dựng thương hiệu và tìm kiếm phương án kinh doanh mới phù hợp hơn có thể tạm coi là “xuôi chèo mát mái” với EVN Telecom. Vì, VTC cũng là một doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực tài chính tương đối tốt và đặc biệt là đơn vị có kinh nghiệm về lĩnh vực thông tin truyền thông, công nghệ và nội dung số.
Nhưng giả sử, việc “se duyên” trên không thành, hành trình tiếp tục đi tìm đối tác đầu tư trong nước của EVN Telecom, trong bối cảnh hiện nay, chắc chắn sẽ là một bài toán không dễ có lời giải.
Mạnh Chung
TBKTVN



Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
19-06-2011, 07:16 AM
Xem xét trách nhiệm cán bộ làm thất thoát tài sản Nhà nước!

Vừa qua lãnh đạo Tập đoàn EVN tiền hành kiểm tra cơ sở hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2, cùng đi có lãnh đạo Công ty EVNTelecom, Nhà thầu Huawei. Lãnh đạo Tập đoàn EVN đang xem xét truy tố trách nhiệm một số P.Giám đốc Công ty Điện lực phụ trách công tác viễn thông có dấu hiệu tham ô và cố ý làm sai làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Trước khi triển khai hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2, Tập đoàn EVN đã chỉ đạo phải tính toán chi phí hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh. Nhà thầu Huawei đã tư vấn thiết lập mạng 3G cho EVN. Mạng EVN lắp đặt 10 000 trạm 3G sẽ phủ sóng 80% lãnh thổ và 90% dân số thì EVN có thể cạnh tranh được với Viettel, Vinaphone, Mobifone. Khu vực nào lưu lượng tăng có nguy cơ quá tải sẽ bổ sung thêm trạm 3G một cách hợp lý để san tải. Tuy nhiên một số Công ty Điện lực tự ý di dời trạm về vị trí đất mua được hoặc đất của người quen. Đất mua muốn rẻ thì có diện tích nhỏ và trũng đồng thời nằm ở những chổ không thuận lợi. Ngoài ra kết hợp đầu tư đất cho thuê lắp cột anten kết hợp với đầu cơ đất nên đa số đất đều nằm ở thành phố, thị xã, thị trấn.

Diện tích đất quá nhỏ nên chỉ lắp được cột anten 20m đồng thời khoảng cách giữa các trạm 3G xa hay gần tuỳ theo đất mua được, có vị trí khu vực thưa dân cư nhưng 2 trạm cách nhau 300m, nhưng có vị trí khu vực đông dân cư 2 trạm cách nhau 3000m.

Chính Phó Giám đốc phụ trách viễn thông chỉ đạo giảm chiều cao cột anten để có thể lắp đặt được trên mãnh đất của ông này. Ông P.Giám đốc này đầu tư đến cả chục mãnh đất cho thuê cột anten. Lãnh đạo làm sai tạo điều kiện cho nhanh viên học tập theo và ai mạnh nấy làm. Đã thế vị lãnh đạo này chỉ đạo đầu tư cho một số công ty ngoài sử dụng nhưng không ký hợp đồng thuê tài sản.

Lãnh đạo Tập đoàn EVN kiên quyết xử lý những vị phạm này đã làm thất thoát tài sản Nhà nước và có dấu hiệu tham ô tài sản Nhà nước.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
26-06-2011, 06:53 PM
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có buổi làm việc cởi mở với cán bộ chủ chốt EVNTelecom trước khi ký hợp đồng bán cổ phần chi phối EVNTelecom cho Tập đoàn FPT. Trong buổi làm việc này, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực đã lắng nghe ý kiến của cán bộ EVNTelecom và đã đưa ra quyết định bán cổ phần chi phối EVNTelecom cho Tập đoàn FPT. Mong muốn của các cán bộ có năng lực và tâm huyết tại EVNTelecom là bảo toàn đồng vốn Nhà nước và đảm bảo công ăn việc làm lâu dài cho mỗi cán bộ CNV. Tuy nhiên Chính phủ chỉ cho phép bán 49,4% nên Tập đoàn FPT rút vốn đã làm tinh thần cán bộ CNV EVNTelecom hoang mang.

Trong guồng máy viễn thông điện lực, khâu yếu kém nhất là công tác viễn thông tại các Điện lực nhưng khâu này quan trọng nhất, nó quyết định đến sống còn của viễn thông điện lực. Đa số nhân viên viễn thông tại Điện lực rất yếu kém bên cạnh đó lãnh đạo Trung tâm Viễn thông lại là cán bộ không có chuyên môn, không có trình độ quản trị được cất nhắc từ nhân viên làm công tác điện. Một số lãnh đạo Điện lực có năng lực phụ trách công tác viễn thông đã làm rất tốt nhưng chuyển công tác hoặc xin thôi công tác này vì chán nản.

Viễn thông tại Điện lực ít cán bộ Điện lực biết nên nhân viên viễn thông thích làm gì thì làm. Tuy nhiên khi những sai trái bị phát hiện thì cũng được che dấu vì đều là thân tín.

Tập đoàn FPT sau khi ký hợp đồng mua 60% cổ phần EVNTelecom và được đồng ý của EVNTelecom, Tập đoàn FPT đã cử 30 cán bộ tìm hiểu hoạt động viễn thông điện lực. Cán bộ EVNTelecom thẳng thắn cho biết những yếu kém tồn tại của EVNTelecom nhưng dễ khắc phục và khó nhất là công tác viễn thông tại Điện. Tuy nhiên lãnh đạo FPT cho biết có thể áp dụng mô hình FPTTelecom là thành lập chi nhánh tại các tỉnh và chỉ cần tuyển một số cán bộ chủ chốt còn lại ký hợp đồng ngắn hạn với nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng và tận dụng đội ngũ cộng tác viên sinh viên học sinh, cán bộ đoàn tại phường xã.

Cuộc sống của cán bộ CNV EVNTelecom gắn chặt với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp EVNTelecom. Nhưng đối với nhân viên viễn thông tại Điện lực hưởng lương điện nên Viễn thông Điện lực phá sản thì nhân viên viễn thông chuyển qua làm điện. Do vậy nhân viên viễn thông tại các Điện lực làm cũng được, không làm cũng được và cuối cùng chạy máy phát cũng công nhân điện, phát triển khách hàng cũng công nhân điện, chăm sóc khách hàng cũng công nhân điện, thu cước cũng công nhân điện và xử lý sự cố viễn thông cũng công nhân điện.

Như vậy với mô hình hoạt động viễn thông này có làm cũng vô nghĩa chỉ mang tiền đi đốt.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
03-07-2011, 05:21 PM
EVNTelecom đang đối diện với khoản nợ tài chính khổng lồ gồm 720 tỷ tiền trái phiếu đáo hạn vào năm 2013, hơn 2000 tỷ vay ngân hàng đầu tư cho vào 3G, hơn 1/3 trong tổng số tiền 1800 tỷ tiền thiết bị đầu cuối do EVN phân bổ chưa khâu hao để hoàn trả cho EVN. Trong bối cảnh như vậy, hành trình tìm đối tác đầu tư của EVNTelecom không phải là bài toán dễ có lời giãi.

Thế nhưng không phải mình EVNTelecom mà Điện lực cũng bị kéo vào sa lầy cùng với EVNTelecom. Tổng số tiền Điện lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho EVNTelecom thuê không dưới 4000 tỷ, đó là chưa tính số tiền gần 2000 tỷ do Điện lực đầu tư phục vụ công tác kinh doanh viễn thông công cộng như Showroom, thiết bị đầu cuối … Tuy nhiên doanh thu năm 2010 quá thấp, Điện lực phải hỗ trợ EVNTelecom bằng phương án cộng doanh thu cột điện vào doanh thu viễn thông công cộng, miễn tiền thuê cơ sở hạ tầng cho EVNTelecom…

Thông tin Tập đoàn FPT mua 60% vốn điều lệ EVNTelecom và sẽ đầu tư khoản tiền 4000 tỷ. Tưởng như với khoản đầu tư của FPT thì EVNTelecom được giải cứu khỏi nguy cơ phá sản, tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ chỉ cho phép bán 49,4% vốn điều lệ, Tập đoàn FPT không nắm được cổ phần chi phối như mong đợi đã rút khỏi kế hoạch đầu tư vào EVNTelecom.

Mạng 3G EVNTelecom không có vốn đầu tư mở rộng vùng phủ sóng, do vậy chỉ một số ít khách hàng là người trong ngành điện sử dụng với doanh thu không đáng kể. Thế nhưng mỗi năm Điện lực phải mất vài trăm tỷ tiền thuê vị trí lắp đặt cột anten và nhà trạm.

Năm 2011 cũng là năm suy thoái của điện thoại cố định không dây. Những năm gần đây nông dân và người dân sử dụng viễn thông công ích là khách hàng chính của Viễn thông Điện lực. Tuy nhiên chương trình viễn thông công ích chấm dứt vào năm 2011 nên khách hàng đồng loạt cắt máy, bên cạnh đó cước điện thoại cố định hiện nay có khi còn đắt hơn điện thoại di động, máy điện thoại cố định không dây thấp nhất là 700 000 đồng trong khi chỉ cần 300 000 đồng có thể đã mua được một máy điện thoại di động, nông dân cả ngày phải làm ngoài đồng nên cần điện thoại di động để liên lạc, nhiều vùng làng quê không thấy bóng dáng máy điện thoại cố định do mỗi người dân đều có máy điện thoại di động.

Hiện nay Điện lực cũng như EVNTelecom còn tồn đọng một số lượng lớn thiết bị đầu cuối không dây, nhưng phải đành lòng thu hồi một phần vốn theo phương án bán thiết bị đầu cuối giá 300 000 đồng kèm điều kiện sử dụng một năm chỉ cần thuê bao.

Năm 2011 doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Doanh thu giảm sút một phần do ngầm hoá cáp viễn thông, một phần do giá thuê quá cao nên các nhà mạng đang đầu tư cột để tách cáp ra.

Như vậy năm 2011, Điện lực phải đối mặt với doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông giảm sút đồng thời phải trích một phần doanh thu cột điện trả tiền thuê vị trí lắp đặt cột anten và nhà trạm, bên cạnh đó với khoản lãi suất vay đầu tư hạ tầng 3G giai đoạn 2 nên có thể Điện lực sẽ mất đi khoản doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông. Vì vậy EVNTelecom hãy tự cứu lấy mình.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
03-07-2011, 09:16 PM
Mạng viễn thông EVN rất phức tạp, đa số thiết bị trên mạng và 30% cơ sở hạ tầng cột anten, cáp quang là của EVN Telecom đầu tư còn lại là do các Công ty Điện lực và Công ty Truyền tải đầu tư. Tất cả các vấn đề tài chính như tỷ lệ hưởng hoa hồng, giá thuê tài sản đều do Tập đoàn EVN quy định.

Tài sản do Công ty Điện lực và Công ty Truyền tải đầu tư thì có tài sản cho EVNTelecom thuê, có tài sản thì cho EVNTelecom mượn sử dụng.

Giá thuê tài sản theo quy định của EVN nên không nói lên đúng giá trị thực như giá trị đầu tư, lãi suất ngân hàng và các Công ty Điện lực cũng như Công ty Truyền tải chấp nhận chịu đầu tư thua lỗ hoặc khấu hao tài sản theo dự án điện.

Do vậy Điện lực cắm cột anten ở đâu thì EVNTelecom phải lắp thiết bị ở đấy không có ý kiến gì.

Công ty Điện lực là Tổng Đại lý của EVNTelecom và phục vụ cho công tác kinh doanh, Công ty Điện lực phải đầu tư vật lực như Showroom, hệ thống hoà mạng, thiết bị đầu cuối và nhân lực.

Tỉ lệ hoa hồng do EVN quy định như tỉ lệ hoa hồng khi Điện lực đầu tư thiết bị đầu cuối, tỉ lệ hoa hồng khi EVNTelecom đầu tư thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên tỉ lệ này chưa nói lên được như khấu hao thiết bị đầu cuối, nhân công… và doanh thu ích thì Tập đoàn EVN điều chỉnh cho Điện lực hưởng tỉ lệ hoa hồng ít đi hoặc cộng doanh thu cột điện vào doanh thu viễn thông công cộng.

Hiện nay giá trị tài sản EVNTelecom đã đầu tư là bao nhiêu và tài sản phải thanh lý là bao nhiêu. EVNTelecom gồm các khoản nợ nào và tất cả là bao nhiêu. Doanh thu thực của EVNTelecom là bao nhiêu nếu không tính doanh thu cột điện của Điện lực.

Tổng số khách hàng hiện có của EVNTelecom là bao nhiêu. Nói chung là EVNTelecom phải có báo cáo tài chính minh bạch chứ không khơi khơi như bán bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ, giá trị cổ phiếu là bao nhiêu...

Nhà đầu tư khi đầu tư không quan trọng tỉ lệ cổ phần nhưng phải có báo cáo tài chính minh bạch để xác định đầu tư có hiệu quả không. Ngược lại khi không có báo cáo tài chính minh bạch, tuy nhiên Nhà đầu tư xác định đây là lĩnh vực đầu tư có tiềm năng thì họ phải nắm cổ phần chi phối để cải tổ doanh nghiệp.

Do vậy thương vụ M&A giữa EVN và FPT thất bại nguyên nhân là do EVN chưa chỉ đạo EVNTelecom quyết liệt trong quá trình cổ phần hoá như báo cáo tài chính doanh nghiệp.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
06-07-2011, 05:18 PM
Tập đoàn EVN áp dụng quy chế “người đứng đầu” đối với công tác viễn thông đã có nhiều lãnh đạo các đơn vị Điện lực có tham gia công tác viễn thông rất bức xúc phản đối quy chế này. Đơn vị Điện lực sinh ra để làm điện chứ không phải làm viễn thông, các lãnh đạo Điện lực cũng được đào tạo làm điện chứ không phải làm viễn thông. Theo quy chế “người đứng đầu” nếu có làm tốt công tác điện nhưng không làm tốt công tác viễn thông cũng vô nghĩa.

Điện thoại cố định không dây rất ít người sử dụng và dịch vụ này chỉ thích hợp với vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Tuy nhiên hiện nay điện thoại di động rẻ hơn điện thoại cố định, máy điện thoại di động cũng rẻ hơn điện thoại cố định và chỉ cần 300 000 đồng đã có một máy di động có chất lượng tốt, trong khi đó mua một máy điện thoại cố định không dây rẻ cũng mất 700 000 đồng. Nhiều vùng làng quê, làng bản người dân đã bỏ điện thoại cố định không dây chuyển sang di động hoặc chuyển sang có dây để sử dụng dịch vụ Internet ADSL. Về nông thôn nhiều làng xã không thấy bóng dáng điện thoại cố định.

Điện lực cũng đã ép khách hàng xin sử dụng điện mua máy không dây điện lực. Tuy nhiên khách hàng không sử dụng vẫn bắt máy điện thoại chỉ trả tiền thuê bao và sử dụng trong thời gian ngắn nên tiền thuê bao chưa thể bù lỗ tiền khuyến mãi thiết bị đầu cuối. Nhiều khách hàng là mối làm ăn của Điện lực trước đây sử dụng máy điện thoại không dây điện lực với doanh thu rất cao nhưng khi nghe thông tin sóng di động gây ung thư nảo khách hàng đã chuyển qua sử dụng máy điện thoại có dây.

Dịch vụ 3G vùng phủ sóng hẹp nên chỉ có một số ít người trong ngành điện sử dụng, trong khi đó Điện lực phải vay gần 30 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2 nhưng bỏ không gần cả năm trời. Đối với 3G, Điện lực phải trả lãi vay ngân hàng hơn 5 tỷ đồng mỗi năm và gần 2 tỷ đồng tiền thuê vị trí xây dựng trạm 3G, trong khi doanh thu viễn thông chỉ đạt 5 tỷ đồng/năm.

Điện lực doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông khoảng 8 tỷ đồng/năm nhưng phải cộng doanh thu cột điện vào doanh thu viễn thông thì tổng doanh thu là 13 tỷ đồng/năm và được chia lại 30% tổng doanh thu thì chỉ được khoảng 4 tỷ/năm.

Do vậy làm viễn thông càng phát triển khách hàng càng lỗ, càng đầu tư vào viễn thông càng lỗ và đây là điều tối kỵ nhất trong quy chế “người đứng đầu”. Vì vậy rất nhiều lãnh đạo Điện lực bức xúc với quy chế “người đứng đầu” đã đề nghị không làm viễn thông nữa, chuyển nhân viên làm công tác viễn thông qua quản lý cột điện và doanh thu cột điện dùng để trả lãi vay ngân hàng đầu tư vào viễn thông.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
11-07-2011, 01:41 PM
FPT là cái phao lớn cứu con thuyền EVNTelecom đang trong cơn hấp hối của bão tố. Tuy nhiên có khả năng 708 tỷ tiền đặt cọc của FPT cũng chìm theo con thuyền EVNTelecom.

Mô hình hiện nay tiền của EVNTelecom nhưng do người khác kinh doanh chứ không phải do EVNTelecom kinh doanh. Chiến lược kinh doanh, chính sách khuyến mãi, giá cước do EVN quyết định; còn người thực hiện là Điện lực địa phương.

Do không phải tiền của mình nên Điện lực địa phương cho Đại lý phát triển thuê bao không có mục tiêu để lấy hoa hồng, bắt tay với Đại lý phát triển hàng loạt thuê bao khống lấy hoa hồng sau đó lấy máy bán cho các công ty sản xuất thiết bị đầu cuối CDMA, Điện lực tháo máy của EVNTelecom lấy linh kiện.

Trong công tác quy hoạch thiết kế BTS, Điện lực không cần xem chất lượng vùng phủ sóng như thế nào mà quan trọng ở đâu đất rẻ có thể mua được và thuê với giá cao ngất ngưỡng.

Một Công ty Điện lực thuê bao luỹ kế là 70 000 nhưng doanh thu chỉ đạt 4 tỷ/năm. Như vậy số thuê bao thực là bao nhiêu.

Trong mô hình hiện nay EVNTelecom không có một quyền hành gì cả đó là nguyên nhân EVNTelecom bị dồn vào chân tường với các khoản nợ khổng lồ không có phương án chi trả.

Nghe tin FPT muốn tham gia thị trường di động, EVNTelecom vội vàng chào mời với giá ưu đải ngang giá vốn bỏ ra và bán đến 60% vốn điều lệ.

Một người kém cỏi mấy cũng hiểu được rằng một đồng gửi vào ngân hàng chỉ cần lải suất 10% sau 5 năm là một đồng rưởu. Tuy nhiên với một đồng vốn của EVNTelecom sau 5 năm vẫn chào mời với giá một đồng.

Tập đoàn FPT là tập đoàn mạnh về tài chính, có mô hình quản trị tiến tiến. Do vậy EVNTelecom mong muốn bán cổ phần chi phối cho FPT để doanh nghiệp này thực hiện cuộc cách mạng thay đổi toàn diện phương thức hoạt động của doanh nghiệp EVNTelecom. Bên cạnh đó cũng chính là cứu lãnh đạo EVNTelecom khỏi quy chế “nghiêm trị người đứng đầu nếu doanh nghiệp thua lỗ”

Như vậy với 49,4% cổ phần thì FPT không thể thực hiện cuộc cách mạng thay đổi phương thức hoạt động của doanh nghiệp EVNTelecom như mong muốn, đã thế FPT có nguy cơ sa lầy hàng ngàn tỷ đồng vào doanh nghiệp này.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)

tintucsukien
19-07-2011, 11:51 AM
Trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam dẫn đầu trong việc hoàn thành xây dựng hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2 chính là Tổng Công ty Điện lực miền Trung (CPC). Trước khi bước qua năm 2011, các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty đã hoàn thành xây dựng mạng 3G giai đoạn 2, các đơn vị hoàn thành quyết toán trước 30/5/2011 và giải ngân trước 30/6/2011.



Dẫn đầu trong việc cho thuê hạ tầng viễn thông trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng chính là Tổng Công ty CPC. Sau khi hoàn thành xây dựng hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2, các đợn vị thuộc thực thuộc Tổng Công ty CPC đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa tối ưu chi phí đầu tư. Các đơn vị cũng đã làm việc với các nhà mạng về việc cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông.



Tiêu chuẩn hạ tầng viễn thông của các Công ty Điện lực đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng như cột ăngten tại thành phố, thị xã, thị trấn có chiều cao so với mặt đất là 42m, tại nông thôn có chiều cao so với mặt đất là 48m, phòng máy có kích thước 4mx3m, hệ thống tiếp đất Rđ < 1Ω, dây tiếp đất dây đồng M95, hệ thống cắt lọc sét nguồn…



Nhiều Công ty Điện lực trực thuộc đã cho các nhà Mạng S-fone, Đông Dương Telecom thuê hạ tầng cột ăngten, phòng máy…Bên cạnh đó các Công ty Điện lực cũng đang nhắm tới các khách hàng tiềm năng như Beeline, VietNammobile.



Để khắc phục thua lỗ trong kinh doanh viễn thông, chủ trương kinh doanh hạ tầng viễn thông là một quyết sách đúng đắn trong thời điểm hiện nay.


Xem bài viết: EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào? (http://vietstock.vn/ChannelID/746/Tin-tuc/192451-default.aspx)