PDA

View Full Version : Nhấn 'ga' cho cuộc đua lãi suất



tintucsukien
15-06-2011, 12:07 PM
Nhấn 'ga' cho cuộc đua lãi suất
http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=37507
Cứ mỗi lần căng thẳng nguồn vốn trên thị trường là diễn ra một cuộc đua về lãi suất huy động và điều đó làm "khổ" cho cả ngân hàng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người dân. Đâu là nguyên nhân của những cuộc đua về lãi suất này?
Nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay, đầu tư và phần thừa còn lại sẽ được đem ra cho ngân hàng khác vay trên thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện tbình thường, thị trường liên ngân hàng sẽ có tác dụng làm cho lãi suất huy động, cho vay được ổn định.
Một ngân hàng khi thiếu vốn, tức là nguồn cho vay và đầu tư đang lớn hơn huy động và họ phải gõ cửa thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ Ngân hàng Nhà nước. Nếu cửa vay từ NHNN bị đóng chặt thì họ chỉ còn cách tăng huy động từ dân cư, tổ chức hoặc vay liên ngân hàng với lãi cao.
Cuộc đua về lãi suất sẽ xảy ra khi đồng thời nhiều ngân hàng đều rơi vào tình trạng dễ bị mất cân đối, khi mà có một lượng khách hàng rút tiền huy động chuyển sang ngân hàng khác, lập tức họ sẽ lại bị mất thanh khoản, buộc lòng các ngân hàng này phải nâng lãi suất theo để giữ chân khách hàng.
Như vậy, việc xảy ra cuộc chạy đua lãi suất ngân hàng một cách tương đối thường xuyên tại Việt Nam đặt ra một số vấn đề:
- Cơ cấu giữa cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại đã hợp lý chưa? Có vẻ như các ngân hàng thương mai đang cho vay và đầu tư ở những kỳ hạn chưa hợp lý và lệch pha với nguồn huy động nên rất dễ rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản.
- Quy định về việc rút tiền gửi trước hạn: Hiện nay, có sự khác nhau cơ bản mang tính chất nghiệp vụ ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng là khách hàng gửi tiền có quyền rút tiền bất cứ lúc nào khỏi ngân hàng, còn các khoản mà ngân hàng đã cho khách hàng vay hoặc ngân hàng đã đầu tư thì ngân hàng lại không được phép "rút trước hạn".
Nên khi nguồn vốn huy động bị rút mạnh thì ngân hàng thương mại sẽ bị thiếu thanh khoản và buôc phải tăng lãi suất huy động hoặc tìm kiếm nguồn vay từ liên ngân hàng. Như vậy có cần thiết phải có những chế tài mạnh hơn đối với việc rút trước hạn của các khoản tiền gửi để các ngân hàng không bị động trong việc đối phó với tình trạng mất thanh khoản, như thu phí rút tiền trước hạn do "hủy hợp đồng".
- Quản lý lãi suất của Ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước có thể đưa ra các biện pháp hành chính và biện pháp thị trường để quản lý lãi suất, với biện pháp hành chính, ngân hàng nhà nước can thiệp bằng cách quy định lãi suất trần và kiểm tra kiểm soát gắt gao cũng như đưa ra các quy định xử phạt nhưng ngân hàng nào vi phạm.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn phải tìm cách "lách" quy định của NHNN" để tăng cường huy động nhằm tránh rủi ro về thanh khoản xảy ra. Do vậy, cuộc đua về lãi suất chuyển từ trạng thái công khai, sang ngấm ngầm.
Với biện pháp thị trường, khi Ngân hàng trung ương khi ấn định lãi suất cơ bản thì sẽ có những công cụ để bơm tiền ra thị trường, sao cho lãi suất thị trường sẽ xoay quanh lãi suất cơ bản đó. Các ngân hàng thương mại ngoài việc huy động từ dân cư, còn có cửa vay từ ngân hàng trung ương, nên cuộc chạy đua lãi suất sẽ bị dập tắt nếu Ngân hàng Nhà nước dùng biện pháp thị trường để can thiệp.
Nguyễn Hồng Hải
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

tintucsukien
15-06-2011, 12:07 PM
Cần gì phải có nội dung phù hợp.

Nhiều người chỉ quen đọc tít bài báo thôi lên viết thế để hôm nay tiện tay đạp TT xuống ấy mà.

Bài viết không giỏi về chuyên môn nhưng hiệu quả của nó trong việc đạp thị trường thì tốt.
He he he