PDA

View Full Version : Cẩm nang cho nhà đầu tư



stockwizard
03-01-2009, 02:20 PM
Bí kíp kiếm tiền tỷ trên
thị trường chứng khoán [/b][/b]



Trên thị trường
mỏ vàng tiềm năng nhưng lại đầy rẫy rủi ro này, người ta có thể đạt đến vinh
quang tột đỉnh chỉ sau một phút nhưng cũng có thể bị rơi xuống tận đáy chỉ
trong chớp mắt.

Tham gia cuộc chơi trên thị trường chứng khoán, ngoài sự thông minh thì một
chiến thuật hợp lý, linh hoạt theo biến động của thị trường và một tâm lý vững
vàng là những điều tối cần thiết.

Các nhà đầu tư phải làm thế nào để chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trên
thị trường và đầu tư thành công? Đáp án duy nhất cho câu hỏi trên là họ cần có
một chiến sách mang đậm bản sắc riêng, được xây dựng dựa trên một chiến lược cơ
bản. Nói cách khác, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu rõ bản thân mình mà trước hết
còn phải có kiến thức cơ bản về các phong cách đầu tư được đúc kết từ kinh
nghiệm thành công của các nhà đầu tư đi trước hay cùng thời.

Ai cũng biết, trong một chừng mực nào đó, giá cổ phiếu có liên quan đến doanh
thu. Nhưng thực tế, giá cổ phiếu tăng hay giảm lại phụ thuộc vào sự thay đổi
nhận thức của thị trường về lợi nhuận của cổ phiếu trong tương lai và mức độ
tin tưởng vào khả năng đạt được doanh thu đó của các nhà đầu tư. Nếu biến động
giá cổ phiếu chỉ phụ thuộc vào việc một công ty có đáp ứng được các mục tiêu
doanh thu hay không thì giá cổ phiếu của một công ty không đạt được mục tiêu
doanh thu trên một cổ phiếu (EPS) dù chỉ là một xu sẽ giảm mạnh theo cùng một
tỷ lệ. Ví dụ, nếu công ty A dự đoán kiếm được 12 xu trong quý hai (mức dự đoán
theo thỏa thuận) nhưng chỉ đạt được 11 xu, thấp hơn 8% so với dự đoán. Như vậy,
giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ giảm xấp xỉ với tỷ lệ phần trăm như vậy. Nhưng
thực tế lại thường khác hẳn.

Khi doanh thu của một công ty thấp hơn dự đoán 1 xu, giá cổ phiếu của công ty
đó sẽ giảm 30, 40 hay thậm chí 50% hoặc hơn nữa. Tại sao vậy? Bởi vì doanh thu
giảm xuống là điềm báo chẳng lành cho những gì sắp diễn ra trong thời gian tới
(chẳng hạn, công ty không đạt được mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu). Nói
cách khác, các nhà đầu tư lo sợ tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng 20% của công ty trong
vài năm tới sẽ chỉ còn là 10 hay 15%. Nhận thức này tuy không hợp lý nhưng vẫn
làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào tiềm năng doanh thu trong tương lai
của công ty, do đó, dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng của giá cổ phiếu.

Bạn có thể cho rằng mức sụt giảm 30, 40 hay 50% giá cổ phiếu mỗi quý là cái giá
quá đắt và không công bằng đối với một công ty chỉ thiếu 1 xu trong kế hoạch,
nhưng nó có ảnh hưởng đến sự thay đổi mức tăng trưởng kỳ vọng trong tương lai.
Với tỷ lệ tăng lợi nhuận 20%, khoản đầu tư của bạn sẽ tăng 16 lần trong hơn một
năm, gấp bốn lần so với mức tăng lợi nhuận 10%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tăng
trưởng của công ty đang giảm từ 20% xuống 10%, tức là giảm một nửa, thì không
có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm 50% hoặc nhiều hơn.

Như bạn thấy, doanh thu hiện tại là nhân tố dễ nhận biết nhất khi định giá cổ
phiếu trên thị trường. Vỏ bọc cấu trúc dễ đổ vỡ này là nhận thức của thị trường
về các khoản doanh thu trong tương lai và niềm tin đạt được chúng của các nhà
đầu tư.

Nhận thức của thị trường bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Một bản báo cáo
nghiên cứu tuyệt vời với các khoản doanh thu cao có thể khiến thị trường bất
ngờ và chú ý đến công ty đó. Điều tương tự cũng diễn ra khi một công ty tung ra
sản phẩm mới hay có sự tham gia của đội ngũ quản lý mới, năng động và tháo vát.
Các yếu tố này đều được coi là động lực tăng doanh thu trong tương lai. Mối
quan hệ này được thể hiện trong tỷ số giá trên thu nhập (P/E). P/E được tính
bằng cách chia giá cổ phiếu của công ty cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu
(EPS) trong năm trước đó. Trên thực tế, P/E là mức thị trường đồng ý trả cho
doanh thu tương lai của công ty và phụ thuộc vào nhận thức của thị trường về
những khoản doanh thu đó. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần xem xét sự
chênh lệch lớn giữa tỷ số P/E của các loại cổ phiếu.



Hãy xem xét ví dụ về Công ty Phần mềm Advent và
Công ty Morgan Stanley. Theo dự đoán, lợi nhuận thu về khi mua cổ phiếu Advent
trong năm tài khóa 2001 là khoảng 0,9 đôla. Cũng trong năm đó, lợi nhuận dự
đoán của Morgan Stanley là 3,88 đôla.

Tháng 8/2001, khi chúng tôi viết chương này, tỷ số P/E của Advent là 51, dựa
trên lợi nhuận dự kiến và giá cổ phiếu là khoảng 46 đôla cho mỗi cổ phiếu. Còn
Morgan Stanley có tỷ số P/E bằng 13, dựa trên lợi nhuận dự kiến và giá cổ phiếu
khoảng 50 đôla một cổ phiếu. Các con số này cho thấy, thị trường sẵn sàng trả
giá cao gấp 51 lần lợi nhuận cho Advent nhưng chỉ cao gấp 13 lần lợi nhuận cho
Morgan Stanley. Tại sao lại như vậy? Tại sao các nhà đầu tư lại trả giá cho
loại cổ phiếu chỉ có lợi nhuận là 90 xu cao gần bằng cổ phiếu đem lại lợi nhuận
xấp xỉ 4 đôla? Đó chính là do nhận thức của thị trường về doanh thu của Advent
trong tương lai!

Thị trường nhận thấy tỷ lệ tăng doanh thu tương lai của Advent sẽ cao hơn nhiều
so với tỷ lệ trung bình hiện nay. Trên thực tế, tăng trưởng doanh thu của
Advent trong năm 2002 đạt gần 40%, tăng trung bình 33%/năm trong ít nhất là năm
năm. Ngược lại, kỳ vọng tăng trưởng đối với cổ phiếu của Morgan Stanley lại thấp
hơn nhiều. Tỷ lệ tăng trưởng EPS trong năm năm trước (1995-2000) của công ty là
14%, nhưng người ta dự đoán tỷ lệ này chỉ còn 5% trong hai năm tới. Thực tế, dự
báo doanh thu năm 2001 sẽ giảm khoảng 20% so với năm trước.

stockwizard
03-01-2009, 02:23 PM
Tăng trưởng doanh thu

[/b]Internet là nguồn cung cấp thông tin phong phú về các
khoản doanh thu trong quá khứ và doanh thu dự kiến. Doanh thu trong quá khứ
thường được được xem xét dựa trên tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong một, ba và
năm năm trước. Khoảng thời gian càng dài và tỷ lệ tăng trưởng càng nhanh, niềm
tin của các nhà đầu tư càng được củng cố. Dự đoán doanh thu được đưa ra cho quý
sau, năm hiện tại và những năm tài khóa sắp tới. Một dự đoán rất quan trọng
khác là dự đoán tỷ lệ tăng EPS trong một đến năm năm tới (bạn có thể so sánh tỷ
lệ tăng EPS dự kiến với tỷ số P/E khi muốn xác định xem tỷ số P/E có hợp lý hay
không). Hãy chắc chắn là bạn luôn có trong tay thông tin của một số nhà phân
tích.

Năm nhà phân tích sẽ đáng tin cậy hơn một người. Bạn sẽ thấy tin tưởng hơn khi
cả năm cùng dự đoán một mức doanh thu giống nhau, thay vì xem xét các dự đoán
tràn ngập khắp mọi nơi. Do đó, dự đoán chung này sẽ được coi là mục tiêu thống
nhất hay "chính thức" mà công ty đó cần đạt được.



Khi bạn nhận thức
của thị trường có thể thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, nhưng biến động giá cổ
phiếu cần có thời gian mới trở thành một làn sóng nhận biết tràn ngập khắp thị
trường thì bạn sẽ làm thế nào?

Đầu tiên, sự nhận biết và quan tâm chỉ giới hạn ở một vài người. Chẳng hạn, một
nhà phân tích theo đuổi một loại cổ phiếu quyết định tăng mức dự đoán của mình
về doanh thu trong tương lai. Đầu tiên, thông tin đó chỉ giới hạn trong các nhà
đầu tư thân tín của công ty mà nhà phân tích này làm việc. Làn sóng nhận biết
lan rộng khi thông tin này trở nên phổ biến hơn. Các nhà môi giới cổ phiếu sẽ
thông báo cho một số ít khách hàng thân tín của họ. Rồi sau khi được thêm thắt,
chỉnh sửa, các dự đoán này được đưa lên phương tiện truyền thông. Đến thời điểm
đó, công chúng mới bắt đầu biết được thông tin "mới" này.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy làn sóng thông tin trở nên mạnh hơn là khi giá cổ
phiếu giảm mạnh. Thực tế, giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm. Giá mở cửa có thể
cao hơn hoặc thấp hơn 10-20% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Nhưng sẽ mất
vài tuần hoặc vài tháng để sự thay đổi nhận thức thị trường tác động đến giá cổ
phiếu. Lý do của sự chậm trễ này là các nhà đầu tư theo tổ chức mất nhiều thời
gian để củng cố (hay giảm bớt) vị thế của họ đối với một loại cổ phiếu thông
qua số lượng cổ phiếu họ đang nắm giữ. Do đó, sự thay đổi trong nhận thức của
thị trường chỉ hoàn tất cho đến khi các tổ chức củng cố hoặc giảm bớt vị thế
của họ đối với cổ phiếu.

Niềm tin của các nhà đầu tư cũng là một bức tường chắn trong hệ thống định giá
cổ phiếu. Để duy trì giá trị của một chứng khoán, sự tin tưởng vào doanh thu
tương lai cũng có ý nghĩa quan trọng như khả năng nhận thức tỷ lệ tăng EPS của
thị trường. Hãy suy nghĩ về điều này. Với một chứng khoán mà bạn chắc chắn rằng
giá của nó sẽ tăng 30%/năm, bạn sẽ sẵn lòng trả giá cao hơn một loại cổ phiếu
mà bạn không thực sự tin chắc, đúng không? Dĩ nhiên, càng tin tưởng chắc chắn
vào việc sẽ đạt được doanh thu hay tỷ lệ tăng trưởng, bạn càng sẵn lòng
"đánh cược" rằng điều đó sẽ xảy ra.

Sự tin tưởng thường không đến và đi nhanh chóng. Nếu có một làn sóng nhận biết
làm thay đổi nhận thức của thị trường về một công ty, thì cũng có một làn sóng
tin tưởng thay đổi theo thời gian. Sau khi công ty kế toán Euron phá sản vào
mùa thu năm 2001, tình trạng mất lòng tin tràn ngập thị trường, dẫn tới sự sụt
giảm giá cổ phiếu của hàng loạt công ty gặp rắc rối về tài chính.

Nhận thức của thị trường và sự tin tưởng của nhà đầu tư về mức tăng trưởng
doanh thu trong tương lai của một công ty là những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu và tỷ số P/E. Những thay đổi của một trong hai hoặc cả hai yếu tố sẽ gây
ra sự biến động giá cổ phiếu.

giner
11-02-2009, 10:47 AM
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói với BBC rằng việc chính phủ các nước tăng chi cho tăng trưởng sẽ là cần thiết cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Ông Dominique Strauss-Kahn nói ông e rằng các biện pháp được công bố tại Hội nghị 20 quốc gia trong tháng trước là không đủ.

IMF đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm tới, và ông nói mức dự phóng kế tiếp được đưa ra vào tháng Giêng tới đây, thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa.Ông Strauss-Kahn nói “năm 2009 sẽ thực sự là một năm xấu”.“Tôi đặc biệt quan ngại bởi thực tế là những dự đoán của chúng tôi, đã rất đen tối… sẽ trở nên đen tối hơn… nếu các khoản kích thích tài chính được triển khai không đủ”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC Radio 4.Ông Strauss-Kahn nói một mức kích thích chi tiêu tương đương khoảng 2% tổng Thu nhập Kinh tế Quốc nội toàn cầu, hay khoảng 1,2 nghìn tỉ đô-la sẽ có giá trị tạo ra một sự khác biệt thực sự.Giám đốc IMF bình luận: “Chúng ta đang lâm vào một cuộc khủng hoảng lớn nhất từng trải qua trong 60 hay 70 năm qua, và chúng ta cần tính toán kỹ điều này”.Trong tháng 11, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 2,2% từ 3%.Tuần trước, ông Strauss-Kahn nói IMF có thể cắt giảm mức dự báo tăng trưởng năm 2009 của Trung Quốc xuống khoảng 5% trong một bối cảnh không dự kiến do kinh tế toàn cầu chậm lại. phái đoàn IMF có những đánh giá sơ bộ về triển vọng kinh tế Việt Nam với 3 dự báo chính:

Thứ nhất, do môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế giảm từ 8,5% trong năm 2007 xuống 6,25% trong năm 2008 và sẽ giảm hơn nữa xuống còn 5% trong năm 2009.

Thứ hai, với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào cuối năm 2009, mặc dù lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng) có thể giảm chậm hơn.

Thứ ba, thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại dự kiến sẽ giảm với việc nhập khẩu giảm nhiều hơn so với giảm xuất khẩu và kiều hối, nhưng vẫn giữ ở mức cao (9% của GDP) trong năm 2009 và vẫn còn là nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương vì dự trữ quốc tế của Việt Nam tương đối thấp (3 tháng nhập khẩu).

Thông báo của IMF cũng nhận định rằng, với triển vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm hơn nữa trong những tuần tới. Một sự suy giảm của kinh tế toàn cầu kéo dài và sâu sắc hơn có thể có ảnh hưởng đến xuất khẩu và kiều hối và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế và cán cân thanh toán.

“Những áp lực này có thể sẽ trầm trọng hơn nếu những điều kiện tài chính toàn cầu đang xấu đi làm giảm nữa đầu tư trực tiếp và các luồng vốn bên ngoài khác. Và cuối cùng, những hoạt động kinh tế chậm lại làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng”,làm thế nào để chèo lái tốt nhất nền kinh tế Việt Nam vượt qua sự suy giảm kinh tế toàn cầu một cách an toàn.Có một nhất trí chung qua chương trình làm việc nói trên là cán cân rủi ro hiện đã chuyển từ lạm phát sang tăng trưởng và điều này đưa đến việc Chính phủ đã đối phó bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa.[/B]

giner
11-02-2009, 10:49 AM
Sức khỏe của nền kinh tế

Việc nước Mỹ công bố số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ, bán sỉ…có tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ và đương nhiên có tác động đến các yếu tố tác động đến thị trường các nước phát triển ở châu Á, châu Âu.

Tuy nhiên, các yếu tố này gần như chẳng có ý nghĩa hoặc có tác động rất ít đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về mặt lý thuyết, kinh tế Mỹ đi xuống trong giai đoạn hiện nay có thể sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam… dẫn tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thể sẽ không cao như kỳ vọng… Nhưng do đa phần nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đều thiếu kinh nghiệm phân tích đầu tư, những yếu tố sâu xa như thế này có vẻ như hơi xa xỉ để cân đong tính toán.

Ảnh hưởng của quyết định lãi suất

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp đưa ra quyết định lãi suất, lập tức giới đầu tư ở thị trường Mỹ, nhiều thị trường châu Á và châu Âu đã có động thái cầm chừng giao dịch để chờ FED đưa ra quyết định.

Sau khi có quyết định lãi suất, thị trường sẽ có những biến động mạnh. Thường thì nếu tăng lãi suất cơ bản thì thường chứng khoán Mỹ sẽ đi xuống và ngược lại.

Nhưng với thị trường Nhật, hay châu Âu, nếu FED giảm lãi suất, tức là đồng USD sẽ được định hướng yếu hơn so với đồng Yên Nhật và Euro. Như vậy, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn ở Nhật, châu Âu có thể giảm mạnh do lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu vào Mỹ sẽ giảm, thậm chí giảm mạnh.

Và nếu sức ảnh hưởng của cổ phiếu các nhà xuất khẩu ở các thị trường này có sức ảnh hưởng áp đảo thị trường thì có thể khiến chỉ số Nikkei 225, FTSE, DAX, CAC 40… đi xuống. Do đó khi FED hạ lãi suất cơ bản, thị trường Mỹ tăng điểm còn thị trường Nhật, Anh, Đức có thể giảm điểm.

Nhưng với quyết định giảm lãi suất ở Mỹ thì sức ảnh hưởng của nó đối Việt Nam là gần như “vô cảm”, vì thực tế lãi suất USD ở Mỹ liên tục giảm từ 15/9/2007 và duy trì ở mức hiện là 2%/năm, còn ở Việt Nam thì theo hướng ngược lại và đang đứng ở mức hơn 7%/năm.

Chính vì vậy, dù chính sách lãi suất ở Mỹ - hay kể cả châu Âu - có tăng hay giảm thì đang gần như không ảnh hưởng đến chính sách lãi suất ở Việt Nam. Và đương nhiên các yếu tố này cũng không tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hơn nữa, do VND không phải là ngoại tệ có thể chuyển đổi ở các nước phát triển nên các chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra không ảnh hưởng ngược ở các nước phát triển. Và trên thực tế, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất VND thời gian gần đây những tưởng sẽ làm chứng khoán xuống mạnh hơn thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại vừa đi lên nhiều phiên liên tiếp?

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết

Ở thị trường Mỹ, kết quả kinh doanh của một tập đoàn lớn có thể tác động đến cả thị trường chứng khoán Mỹ, thậm chí lan tỏa sang chứng khoán châu Âu và Nhật… nhưng điều này thì quá xa vời với chứng khoán Việt Nam.

Một minh chứng là khi giá dầu tăng mạnh, lợi nhuận của nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ giảm mạnh và đẩy yếu tố vĩ mô bất lợi hơn. Đương nhiên là thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á lãnh hậu quả. Nhưng Việt Nam hiện vẫn duy trì độ trễ của việc tăng giá xăng dầu tương đối lâu, do chính sách trợ giá mặt hàng này. Điều đó cũng tương tự với giá điện và giá than, hay nói ngắn gọn là giá năng lượng.

Do đó, khi giá năng lượng tăng lập tức các lợi nhuận của doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến mặt hàng này sẽ giảm xuống và giá cổ phiếu cũng giảm theo.

Thị trường chứng khoán thế giới đã liên tục giảm mạnh trong 15 ngày qua cũng do tác động một phần từ yếu tố giá năng lượng tăng cao.

Dù giá dầu tăng lên 146 USD, nhưng nếu nói rằng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ giảm xuống (không bao gồm các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu) vì giá năng lượng thế giới tăng thì e rằng chưa đủ cơ sở, vì Việt Nam vẫn duy trì giá xăng dầu ổn định trong nhiều tháng qua.

Dẫu sao, với sự hội nhập kinh tế thế giới, việc giá thép, phân bón… cũng như nhiều mặt hàng khác ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng thị trường thế giới là điều tất yếu.

Ở một góc độ khác, khi giá cả đầu vào tăng cao ở các nước phát triển, lập tức giới phân tích sẽ đưa ra dự báo tương đối chính xác viễn cảnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp và sẽ tác động đến giá chứng khoán. Trong khi đó, ở Việt Nam quy luật giá chứng khoán và kết quả kinh doanh đôi khi lại không đi theo hướng tương đồng, hoặc phản ánh không sát với thực tế.

Lòng tin của giới đầu tư

Ở các nước phát triển, lòng tin của giới đầu tư phản ánh tương đối chính xác thực trạng sức khỏe của nền kinh tế, sự kỳ vọng vào tương lai… bởi việc công bố thông tin và độ tin cậy của nguồn tin được đưa ra tương đối chính xác và được sàng lọc, đón nhận một cách chuyên nghiệp, bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Trong khi đó, ở Việt Nam bản thân việc công bố thông tin còn chưa đầy đủ, thậm chí nhiều thông tin doanh nghiệp đưa ra còn thiếu, độ tin cậy khó kiểm chứng… mà giới đầu tư cá nhân thì dường như thích nghe tin “rỉ tai” hơn là thông tin được công bố đại chúng. Nhiều khi một cổ phiếu nào đó tăng nhiều phiên kịch trần hay giảm kịch sàn thì thông tin giải trình chính thức mới được công bố.

Điều này cho thấy hiệu lực và tính bảo mật của thông tin còn thiếu độ tin cậy và thậm chí là thiếu tính công bằng.

Tình trạng nói trên dẫn đến một hệ quả khác là tại Việt Nam, lòng tin có thể thay đổi nhanh chóng trên thị trường chứng khoán mà biểu hiện là màu xanh trên các bảng điện tử từ nhiều ngày qua, bất chấp nhiều yếu tố vĩ mô hiện vẫn tương đối bất lợi cho thị trường chứng khoán.[/B]

giner
11-02-2009, 11:20 AM
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đã suy giảm nghiêm trọng và không loại trừ nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Đó là cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo đánh giá Triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2009 công bố ngày 9/12.Theo WB, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,5% trong năm 2008 và 0,9% trong năm 2009. Mức tăng trưởng của các nước đang phát triển sẽ giảm từ 7,9% trong năm nay xuống 4,5% trong năm sau, trong khi sức tăng trưởng của các nước phát triển tiếp tục có những tín hiệu xấu.Báo cáo của WB khẳng định cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra hồi tháng 9/2008 sau hơn một năm "ủ bệnh" đã làm nghiêm trọng thêm chiều hướng suy giảm kinh tế. Sau sự phá sản của một loạt ngân hàng và thể chế tài chính ở Mỹ, châu Âu và các nước đang phát triển, các điều kiện tài chính được thắt chặt, dòng chu chuyển vốn vào các nước đang phát triển bị chặn lại và một lượng lớn vốn thị trường bị "bốc hơi".Thế nên ngay cả khi các biện pháp mạnh của chính phủ các nước nhằm khôi phục lòng tin trong hệ thống ngân hàng thế giới bắt đầu có hiệu quả, thì nhiều nước đang phát triển vẫn có nguy cơ rơi vào vòng xoáy suy thoái, dưới hình thức khủng hoảng trong ngành ngân hàng, hoặc là khủng hoảng tiền tệ.Trong hoàn cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách của các nước phải ưu tiên hạn chế những rối loạn trong nước bằng cách phản ứng nhanh nhạy và quyết liệt với những khó khăn mới nổi, nếu cần phải tìm kiếm hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).Theo WB, người dân tại các nước đang phát triển phải đối phó với hai cú sốc lớn: giá lương thực và nhiên liệu tăng được tiếp nối bằng cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng sau này làm giảm căng thẳng trên thị trường hàng hóa, nhưng lại đe dọa hệ thống ngân hàng và tạo ra nguy cơ mất việc làm trên toàn cầu.Những bước đi khẩn cấp là cần thiết để giảm khủng hoảng cho các nền kinh tế thực sự và các nước nghèo nhất thế giới, thông qua các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trường học và hệ thống y tế.WB dự báo giá dầu mỏ thế giới trong năm tới ở mức trung bình khoảng 75 USD/thùng và giá lương thực dự kiến giảm 23% so với mức trung bình năm 2008. Về dài hạn, báo cáo cho rằng lượng cung (các loại mặt hàng) sẽ cao hơn cầu trong vòng 20 năm tới.Năm 2009 sẽ là nămcó những thách thức lớn hơn khi thế giới “sống qua” hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng này đã tác động lớn tới kinh tế thế giới và khiến nhiều nước công nghiệp lâm vào cảnh suy thoái.Trong cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn cho hay, tổ chức này sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế.Theo Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay dự báo ở mức 0,9%. Mức tăng thấp nhất sẽ thuộc về những nước thu nhập cao như Mỹ, Nhật và EU, trong khi tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển vào khoảng 4,5%.Nhà kinh tế học Justin Lin của WB trong báo cáo “Viễn cảnh kinh tế toàn cầu” nhấn mạnh: “Kinh tế toàn cầu đang ở ngã ba đường, chuyển dịch từ một giai đoạn phát triển liên tục của những nước đang phát triển dẫn dắt tăng trưởng sang một sự bất ổn lớn khi cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước thu nhập cao làm lung lay các thị trường tài chính toàn cầu”.Hãy nhìn vào một số nền kinh tế lớn trên thế giới khi năm 2009 đã bắt đầu.Mỹ: Trả giá cho thất bạiĐối mặt với sự u ám ngày càng gia tăng, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể đạt mức 8-10% năm nay so với 6,7% thời điểm tháng 11 năm qua. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể phải đối mặt với sự sụt giảm 0,9% theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.Tuy nhiên, với Tổng thống mới Barack Obama - người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, người ta trông chờ và hy vọng vào một sự hồi sinh. Chính quyền mới đã lên kế hoạch phát triển kinh tế, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng và tạo việc làm mới trong dài hạn.*** các cố vấn hàng đầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Obama, David Axelrod và Lawrence Summers, gói kích thích kinh tế mới (dự kiến thực hiện trong hai năm) có thể vượt quá 775 tỉ USD về giá trị. Mục tiêu của kế hoạch này là tạo mới hoặc duy trì 3 triệu việc làm. Thêm vào đó, Obama có thể giới thiệu các chính sách thuế mới thiên về tầng lớp trung lưu để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.Tới thời điểm hiện tại, chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Bush đã áp dụng kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỉ USD tuyên bố tháng 10 năm qua để cứu các tổ chức tài chính gặp khó khăn.Chính phủ Mỹ cũng thông qua gói giải cứu 17,4 tỉ USD với ngành công nghiệp ô tô, lãi suất cho vay cũng cắt giảm kỷ lục còn 0-0,25% để kích thích kinh tế.Nhật: Cảnh chiều tànNgân hàng Nhật Bản (BoJ) tháng trước tuyên bố, tình hình kinh tế đất nước thêm tồi tệ do chỉ số lòng tin kinh doanh giảm, tiêu dùng tư nhân yếu ớt và sản xuất công nghiệp đình trệ, xuất khẩu tiếp tục sụt giảm làm ảnh hưởng lớn tới thu nhập quốc gia.Xuất khẩu của Nhật trong tháng 11 vừa qua giảm 26,7% so với cùng kỳ năm trước khi nhu cầu toàn cầu về ô tô và sản phẩm điện tử giảm mạnh, khiến nhiều nhà máy đóng cửa và thêm nhiều nhân công bị sa thải.Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bước vào suy thoái.Morgan Stanley dự báo, ở viễn cảnh tốt, tăng trưởng GDP của Nhật ở mức 0% trong năm 2008 và giảm 1,2% năm 2009;ở viễn cảnh xấu, con số này sẽ ở mức giảm 0,2% năm 2008 và giảm 3% năm 2009. Sự phục hồi năm 2010 là không lớn.Trong nỗ lực cứu vãn kinh tế đang suy thoái, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso tháng trước đã tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 23 nghìn tỉ Yên. Hơn tất cả, tỉ lệ lãi suất chuẩn của Nhật đã giảm xuống còn 0,1% hiện tại.EU: Một "đế chế" trên con đường gập ghềnhTrong khi viễn cảnh của tổ chức gồm 27 quốc gia này trong năm nay vẫn còn mờ nhạt, một số nước thành viên còn lâm vào suy thoái thì dự báo kinh tế nói chung của đế chế này năm nay còn tốt hơn so với Mỹ và Nhật Bản.Uỷ ban châu Âu dự báo kinh tế 15 nước sử dụng đồng euro tăng trưởng 0,1% trong năm nay và 0,9% năm 2010. Trong số đó, Đức, Pháp và Italy dự báo có mức tăng trưởng bằng 0 trong năm 2009, Tây Ban Nha và Ireland tiếp tục mức tăng trưởng âm. (Slovakia sẽ là thành viên thứ 16 ra nhập câu lạc bộ đồng tiền chung châu Âu tháng này).Với những nước EU khác không dùng euro, nền kinh tế Anh dự báo sẽ sụt giảm 1% trong năm nay, các nước Baltic như Estonia và Latvia có mức tăng trưởng âm. Tháng trước, Thủ tướng Anh Gordon Brown tuyên bố, lãnh đạo EU đã nhất trí một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 200 tỉ euro để cứu vãn khu vực khỏi suy thoái.Thêm vào đó, Ngân hàng đầu tư châu Âu dự kiến sẽ giải ngân khoản cho vay 30 tỉ eurro từ năm nay cho các doanh nghiệp nhỏ và tăng cường cho vay dự án năng lượng thay thế, vận tải sạch, trong khi Ngân hàng trung ương châu Âu dường như sẵn sàng cắt giảm mức lãi suất xuống dưới 2% so với 2,5% hiện tại.Châu Á-Thái Bình Dương: "Hổ" bị thương, "Rồng" tái sinhTheo báo cáo của Morgan Stanley, viễn cảnh kinh tế Trung Quốc trong năm nay được diễn tả tốt nhất bằng cụm từ "tồi tệ hơn trước lúc tốt hơn". Theo đó, kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục giảm tốc mạnh hơn vào nửa đầu năm trước khi bước vào giai đoạn phục hồi nửa cuối năm.Các chính sách kích thích kinh tế được thực hiện từ tháng 10 qua gồm cả cắt giảm lãi suất, gói kích cầu trị giá bốn nghìn tỉ nhân dân tệ hy vọng sẽ hỗ trợ và góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Morgan Stanley dự báo, GDP của Trung Quốc năm nay ở mức 7,5% so với 9,4% năm ngoái.Ấn Độ, con hổ mới về kinh tế của châu Á, cũng được dự báo duy trì độ tăng trưởng trong năm nay nếu nhu cầu nội địa được cải thiện và mối căng thẳng với Pakistan được xoa dịu.Morgan Stanley cho hay, ở viễn cảnh xấu, GDP của Ấn Độ tăng trưởng 4,3%, ở viễn cảnh tốt, con số này là 6,3%. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong suốt năm nay.Trong khi đó, viễn cảnh với bốn con hổ kinh tế châu Á vẫn u ám bất chấp các kế hoạch hỗ trợ tiền tệ và tài chính mà chính phủ của họ đưa ra. Singapore và Hong Kong dự báo vẫn suy thoái trong năm nay trước khi hồi phục vào 2010, Hàn Quốc và Đài Loan có thể có mức tăng trưởng không đáng kể trong năm cho dù gặp nhiều thách thức vào nửa đầu 2009.Malaysia, Indonesia và Thái Lan có thể tăng trưởng chậm hơn so với dự báo (không vượt quá trung bình 2,5%). Thái Lan còn chịu tác động của bất ổn chính trị ảnh hưởng tới ngành công nghiệp chủ chốt của nước này là du lịch. Trong khi thương mại của Malaysia và Indonesia giảm tốc. Giácả hàng hóa sụt giảm cũng ảnh hưởng tới thu nhập của những nền kinh tế này.Australia hy vọng việc cắt giảm lãi suất và gói kích thích tài chính sẽ ngăn chặn nước này rơi vào cuộc suy thoái. Các nhà kinh tế học dự báo, Australia có thể duy trì mức tăng trưởng GDX chưa đầy 1,5% trong năm nay. New Zealand sẽ tiếp tục vật lộn với những vấn đề nổi lên từ suy thoái với mức tăng trưởng chưa đầy 1%.GCC: "Sữa và mật ngọt"Được ưu ái với trữ lượng dầu khổng lồ, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm Ảrập Xêút, Kuwait, Qatar, Bahrain, Oman và các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, có thể mau chóng phục hồi giữa cơn khủng hoảng toàn cầu. Đóng góp chính là lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ vào thời điểm giá dầu vọt kỷ lục vào giữa năm qua.Thêm vào đó, chính phủ các nước GCC đã tiên phong trong việc thực thi những chính sách tài chính và tiền tệ thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế khu vực GCC năm nay dự báo chậm hơn những năm trước.Ngân hàng Thế giới ước tính GCC sẽ tăng trưởng khoảng 4% năm nay so với 7% năm trước và hơn 5% so với ít năm qua.GCC đang tiến tới lịch trình đồng tiền chung và cộng đồng kinh tế năm tới. Nỗ lực này sẽ củng cố hơn nữa vị trí của khối trong nền kinh tế toàn cầu.Những nước khác: "Gấu" tỉnh giấcNgân hàng Thế giới gần đây đã thay đổi dự báo tăng trưởng GDP với Nga từ mức 3% xuống còn 2% trong năm nay. Kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 20 tỉ USD được Thủ tướng Nga Vladimir Putin thông báo trong tháng 11 sẽ thúc đẩy kinh tế nước này trong bối cảnh sụt giảm toàn cầu.Với các nước Mỹ Latin và Caribbe, nền kinh tế khu vực dự báo tăng trưởng chậm khi tỉ lệ thất nghiệp tăng mạnh.Trong khi đó, Morgan Stanley đã vẽ nên bức tranh ảm đạm hơn cho các nước Mỹ Latin khi dự báo kinh tế khu vực sẽ giảm 0,4% trong năm nay. Kinh tế Mexico sẽ giảm 1,5% trong năm, Brazil có mức tăng trưởng 0% và Argentina chịu đựng mức sụt giảm 2,2%.Kinh tế Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, dự báo ở mức tăng trưởng trung bình trong năm nay. Citigroup cho rằng, con số này vào khoảng 2,3% giống với dự báo của Ngân hàng Thế giới./.[/B]

LG-Stock
12-03-2009, 12:58 PM
Đầu tư thông minh trong thời khủng hoảng?


Trong giai đoạn khó khăn bạn sẽ đầu tư thế nào? Đó là
câu hỏi bắt buộc phải tự trả lời, nếu né tránh, bạn rất dễ bị lạc hướng
khi tiếp cận thị trường chứng khoán. Patricia Aburdene - một chuyên gia
kinh tế và tác giả cuốn sách "Đại xu hướng" đã đề xuất một vài cách
thức mẫu để làm theo.


Đầu những năm 1980, Amy Domini - một chuyên gia môi
giới chứng khoán trẻ tuổi ở Harvard Square, nhận được một cuộc gọi từ
một nữ khách hàng đứng tuổi được cha để lại một danh mục đầu tư cổ
phiếu rất hấp dẫn. Say mê các loài ***, bà vừa phát hiện ra rằng một
công ty giấy mà bà có cổ phiếu sản xuất một hóa chất gây ngộ độc cho
các loài ***. Amy và vị khách hàng - nhà đầu tư của mình rơi vào tình
thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức: cổ phiếu cho phép người phụ nữ kia
đảm bảo các nhu cầu cơ bản, nhưng bà lại không thể chấp nhận những tổn
hại đi kèm. Cuối cùng, Amy xoa dịu khách hàng bằng một danh mục đầu tư
mới vào những công ty “trân trọng lợi ích của tất cả các tạo vật của
Chúa, chứ không chỉ là các cổ đông”. Nhưng điều Domini không nhận ra là
số phận của chị đã được định đoạt chính trong cơn khủng hoảng này.


Năm 1984, Domini và Peter Kinder, hiện là chủ tịch
KLD Research & Analytics, viết cuốn Ethical Investing (Đầu tư đạo
đức) cuốn cẩm nang đầu tiên về đầu tư xã hội. Sau đó, hai người nghĩ ra
một chỉ số cổ phiếu có trách nhiệm xã hội bằng cách áp dụng một loạt
tiêu chí sàng lọc của S&P 500. Khoảng một nửa cổ phiếu S&P đạt
tiêu chuẩn, Domini và Kinder giữ lại những “phần tử tốt” này, sau đó
phân tích các công ty lớn nhất tiếp theo (không hoàn toàn tuân thủ
S&P 500) cho tới khi tìm được 100 hãng đáng lựa chọn hơn. Cuối
cùng, họ thêm vào danh sách 50 công ty nữa có thành tích xã hội xuất
sắc. Tổng cộng là 400 công ty.


Năm 1990, Chỉ số xã hội Domini 400 một lựa chọn trách
nhiệm xã hội, thay cho Chỉ số S&P 500, ra đời. Nhưng bạn không thể
đầu tư vào một chỉ số, dù đó là S&P 500 hay Domini 400, mà đầu tư
vào một quỹ dựa trên chỉ số ấy. Vì vậy, hiện nay, nhiều công ty đầu tư
bán đi các quỹ tương trợ hình thành từ các cổ phiếu trong danh sách
S&P 500. Tương tự, Domini cũng có Quỹ Công bằng Xã hội Domini phản
ánh chỉ số Domini 400. Hiện nay, Domini Social Investments nắm giữ gần
hai tỷ đôla chứng khoán không tải, trái phiếu và các quỹ tiền mặt. Tuy
nhiên, công ty này được biết đến nhiều nhất nhờ Quỹ Công bằng Xã hội
Domini trị giá 1,5 tỷ đôla ‒ quỹ chỉ số trách nhiệm xã hội đầu tiên. Nó
dung hợp cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu có giá trị. Cổ phần
(holdings) hàng đầu của quỹ, chủ yếu có xu hướng ngả về công nghệ và
tài chính, thuộc về Microsoft, Procter & Gamble, Johnson &
Johnson và Intel.


Trở lại năm 1982, Calvert là quỹ tương trợ đầu tiên
phản đối chủ nghĩa apartheid và là một trong những quỹ tương trợ đầu
tiên tái đầu tư vào Nam Phi năm 1994, sau thắng lợi của Nelson Mandela.
Với hơn 30 năm kinh doanh, Calvert quản lý 13 tỷ đôla tài sản thuộc 25
danh mục đầu tư cho hơn 400.000 khách hàng và có triết lý rất đơn giản:
“Những vấn đề xã hội hôm nay... có cách trở thành những vấn đề kinh tế
ngày mai”. Vì thế, đầu tư vào những công ty có “quan điểm rộng mở” về
trách nhiệm xã hội “làm cho kinh doanh có ý nghĩa".


Calvert thường xuyên được báo chí nhắc đến nhờ Social
Investment Equity Fund. Từ 1998, cổ phần của quỹ do Dan Boone thuộc
công ty Quản lý Vốn Atlantic (Atlantic Capital Management) điều hành.
Với Quỹ đầu tư cổ phiếu Xã hội Calvert (Calvert Social Equity Fund),
Boone thích những cổ phiếu phục vụ “tăng trưởng chất lượng cao với mức
giá hợp lý”. Những lựa chọn của ông trước tiên được phân tích tài chính
kỹ càng, được đưa vào kinh doanh ít nhất 10 năm và chứng tỏ:


- Tiền lãi trên trung bình và tăng trưởng cổ tức.
- Một bản quyết toán mạnh
- Lãi cao trong 2-5 năm.


Boone và các nhà quản lý danh mục đầu tư khác trình
những lựa chọn của họ lên một nhóm nghiên cứu nội bộ của Calvert gồm 18
thành viên, nơi chúng được kiểm chứng về “quản trị, đạo đức, môi
trường, nhân viên và cộng đồng”. Các công ty không tuân thủ các tiêu
chuẩn xã hội và môi trường của Calvert sẽ bị loại.


Tăng trưởng Xanh Winslow (Winslow Green Growth) ‒ một
quỹ đầu tư cổ phiếu OTC có lẽ là bước nghiên cứu tiếp theo của bạn. Do
người sáng lập Winslow Management là Jack Robinson khởi xướng, Quỹ có
thâm niên mười năm đầu tư vào các công ty Mỹ vốn nhỏ đến trung bình,
vừa cách tân vừa có ý thức môi trường. Trong mười năm, tính đến ngày
30/11/2004, Quỹ công bố mức lãi 18,02% so với 5,11% cho chỉ số tăng
trưởng Russell 2000 và 13,75% cho chỉ số Russell 2500. Trong năm kỷ lục
2003, Green Growth tăng mạnh 91,7%.


Chắc chắn, 2003 là một năm tuyệt vời của chứng khoán.
Dù vậy, S&P 500 cũng chỉ tăng 28,2%. Và đó không phải là điều duy
nhất khiến quỹ thắng lớn năm đó. Bí mật thành công của Quỹ là gì? Theo
lời Robinson, các công ty thân thiện với trái đất đánh bại các đối thủ
khác nhờ “chi phí cắt giảm, chất lượng cải thiện, lợi nhuận gia tăng và
sự tiếp cận với những thị trường đang lên”. Các công ty xanh “ít phải
đối mặt với nguy cơ môi trường, yếu tố có thể tác động lớn đến giá cổ
phiếu tương lai”.


Điểm căn bản nhất là "lời nói đi đôi với việc làm". Bạn muốn tìm ra một quỹ có nề nếp quản trị mẫu mực? Bridgeway Funds:


- Đóng góp 50% lợi nhuận cho hoạt động từ thiện;
- Duy trì mức lệ phí thấp;
- Đóng cửa các quỹ trước khi chúng phình ra quá lớn;
- Nêu tên những cổ phiếu kém nhất và tốt nhất;


Còn thêm điều này nữa: Quỹ Bridgeway Aggressive
Investors 2 (Nhà đầu tư tích cực Bridgeway 2) thu lệ phí “dựa trên
thành tích”, dao động từ 0,2-1,6%, tùy vào thành tích của Bridgeway so
với S&P 500. John Montgomery, người sáng lập quỹ, cho biết: “Đây là
ưu đãi lớn cho chúng tôi thành công trên thị trường và không kém thế”.


Và kết quả hoạt động của quỹ thế nào? Các quỹ
Bridgeway đạt mức tăng trưởng trung bình 54,3% vào năm 2003 (xin nhớ
rằng S&P 500 chỉ tăng trưởng 28,69%). Cũng năm đó, quỹ Ultra-Small
Company (công ty S\siêu nhỏ) của Bridgeway đạt mức tăng trưởng phi
thường: 88,2%.


Một số trong chúng ta rất độc lập, thích tự nghiên
cứu đầu tư; chúng ta đã có những quan điểm mạnh mẽ về việc đâu là những
công ty tốt (và xấu) và kiên quyết theo sát cổ phiếu của họ. Chúng ta
thích thú theo dõi cổ phần của mình và tham dự cuộc họp thường niên của
các công ty mà chúng ta tin tưởng. Nhưng làm thế nào chúng ta tìm hiểu
được hết “thế giới” SRI và tập hợp được một danh mục đầu tư theo ý
mình?


1. Công ty môi giới của bạn và “100 công ty tốt nhất”.
Nếu bạn có một đơn vị môi giới, hãy so sánh danh mục đề xuất của họ với
danh mục 100 công ty tốt nhất trên danh sách “100 công dân doanh nghiệp
tốt nhất” của Business Ethics. Môi giới của bạn có thích những công ty
không có tên trong danh sách công dân tốt nhất không? Hãy làm tương tự
với danh sách “100 công ty tốt đáng đầu quân nhất” của Fortune. Công ty
nào hiện diện trong các danh sách trên và, trong những lựa chọn hàng
đầu của bên môi giới, chắc chắn đều xứng đáng.


2. Lựa chọn của các chuyên gia.
Xin lấy ví dụ: Dan Boone người quản lý Calvert Social Investment Fund
(CSIF), có một viên ngọc nhỏ trong quỹ đầu tưlớn của mình: EOG
Resources Inc. ‒ một hãng sản xuất dầu thô và khí đốt, một trong mười
cổ phần đứng đầu của quỹ (3,86% trong danh mục đầu tư đầu năm 2005).
Quy mô huy động vốn thị trường của công ty khiến nó chỉ là một lựa chọn
nhỏ đối với quỹ của Boone, nhưng cổ phiếu của nó lại có kết quả phi
thường: tăng 58% trong năm 2004, tính đến hết 30 tháng 9; bắt đầu 2005
với mức giá 33 đôla và đến cuối năm 2006 được giao dịch ở mức gần 70
đôla. Đây là một công ty con cũ của Enron nhưng nó đã vượt qua với kết
quả mỹ mãn tất cả các quản trị và môi trường nghiêm ngặt của Calvert!


3. Danh sách “20 doanh nghiệp bền vững”. Hàng
năm, The Progressive Investor (Nhà đầu tư cấp tiến) ‒ bản tin trực
tuyến rất năng động của Rona Fried, đều khảo sát các cố vấn SRI hàng
đầu về những công ty nào nổi lên như thủ lĩnh cả về sức mạnh tài chính
và tính bền vững. Kết quả sẽ là bản danh sách thường niên 20 doanh
nghiệp bền vững hàng đầu, gọi tắt là “SB20”.


(Trích cuốn sách "Đại xu hướng" do Công ty Alpha Books phát hành)

stockwizard
24-03-2009, 11:37 AM
Giữ niềm tin trong giai đoạn khủng
hoảng









Nền
kinh tế toàn cầu đang ngày càng lâm vào tình trạng suy yếu. Điều đó ảnh hưởng
không nhỏ tới công việc kinh doanh của các công ty. Nhưng ngay trong thời điểm
khó khăn cũng vẫn tiềm ẩn những cơ hội lớn. Quan trọng là bạn phải biết giữ
niềm tin trong giai đoạn khủng hoảngCàng ngày càng có nhiều sự kiện cho
thấy nền kinh tế đang trong tình trạng suy yếu. Chỉ số đơn đặt hàng của các nhà
máy đang đi xuống, tiêu dùng cũng giảm sút. Những hoạt đông nhằm chấn chỉnh
tình trạng khủng hoảng (Sub-prime[1] (http://www.tuanvietnam.net/vn/harvard/3974/index.aspx#_edn1" target="_blank))vẫn đang tiếp tục diễn ra. Lạm phát đang tiến đến điểm
cao nhất một cách đáng sợ. Chừng đó cũng đủ cho bất kỳ một nhà quản lý nào phải
rùng mình.

Nhưng hãy hít một hơi thật sâu! Chúng ta đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng nền
kinh tế của chúng ta đã từng vượt qua những đợt khủng hoảng cũng như rất nhiều
thời điểm tồi tệ hơn rất nhiều. Hãy tin rằng công việc kinh doanh của bạn sẽ
không bao giờ thất bại. Hoặc có thể thất bại ở một khía cạnh nào đó, nhưng phần
rất lớn còn lại thì không.

Đây chính là thời điểm cần thiết để làm cho niềm tin tràn đầy tổ chức của bạn.
Điều mà những nhà lãnh đạo phải làm là: Hãy làm cho nhân viên có thể tin tưởng
vào bản thân cũng như tổ chức của mình.

Sau đây là một số gợi ý:

Hãy luôn mở rộng cánh cửa. Mọi người sẽ hỏi dồn ông chủ của
mình về những tin sốt dẻo mà họ nghe được. Ngân sách của chúng ta có đang bị
cắt giảm? Phòng này đang bị tinh giảm biên chế? Nghề nghiệp của tôi có an toàn?
Có một số câu hỏi bạn có thể trả lời khá dễ dàng. Nhưng có những câu hỏi mà bạn
sẽ không thể trả lời được ngay.

Tuy vậy, bạn cần phải lắng nghe và thể hiện với họ rằng: Bạn sẽ chia sẻ
những điều bạn biết khi bạn có quyền chia sẻ những điều đó. (Bạn có thể
phải trình bày lại điều này đến hàng trăm lần, nhưng không sao, mọi người cần
được nghe điều đó)

Khuyến khích sự sáng tạo. Tương lai luôn luôn chứa đựng
nhiều điều không lường trước được. Hãy xác định những gì trong tầm tay mà bạn
có thể chắc chắn. Bạn sẽ cần đến các sáng kiến đối với những điều này để làm
lợi cho những người liên quan như: Khách hàng, nhà đầu tư, người lao động…

Một số ý tưởng có thể trở thành hiện thực, một số có thể giúp cải thiện hiệu
quả làm việc. Kết quả là công ty bạn sẽ tập trung được nguồn lực để làm tăng
thêm giá trị.

Hãy cổ vũ tinh thần mọi người. Mọi người đều cần được cổ vũ
tinh thần. Hãy tìm nhiều cách để nhân rộng niềm vui. Chẳng hạn: Bánh pizza
trong phòng nghỉ, vé tham gia những sự kiện thể thao hoặc nghệ thuật, hoặc nhắc
tới những thành tích tốt đẹp mà mọi người đã hoàn thành.

Hãy luôn thận trọng trong xử sự. Không ai thích bị giễu cợt như
một kẻ ngốc. Đùa cợt khi có ai đó bị buộc thôi việc không chỉ là một việc ***
ngốc mà còn thật nhẫn tâm. Hãy chọn thời điểm thích hợp để thể hiện sự vui vẻ.
Bởi vì trước khi trở nên tốt hơn, nền kinh tế có thể sẽ xảy ra những điều tồi
tệ.

Như vậy, các nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội hơn để truyền đến mọi người sự tự
tin của mình. Cách xử lý của một người trong những giai đoạn khó khăn chính là
thước đo hiệu quả cách giải quyết công việc của người đó.

Làm việc trong điều kiện mọi thứ đều trôi chảy sẽ không có được những thử thách
như khi công việc kinh doanh phải đối mặt với bất ổn. Nhưng trong những giai
đoạn tốt đẹp lẫn khó khăn đều có thể xảy ra sai lầm.

Việc nhìn ra những người có năng lực trong thời điểm này sẽ giúp bạn phát triển
doanh nghiệp của mình khi môi trường kinh tế được cải thiện. Hãy để những người
đó giữ vị trí lãnh đạo ngay bây giờ hoặc từ rất sớm. Điều đó sẽ giúp bạn không
chỉ vượt qua được những đợt biến động của thị trường mà còn dự đoán được những
xu hướng mới khi chúng tác động làm thay đổi cách hoạt động của công ty bạn.

Bạn đã đưa công ty của mình vượt qua giai đoạn khủng hoảng này như thế nào?











Dù trong hoàn cảnh
khó khăn nhất, cũng phải biết luôn

động viên cổ vũ tinh thần mọi người



- Trích chuyên mục “HBR Editor’s Blog” của John Baldoni trên trang Harvard
Business Online -

hogiatu
01-04-2009, 02:01 PM
Lựa chọn nhà tư vấn: ông Bụt hay thần Đèn



Phương pháp phân tích và năng lực lập luận vận dụng trong
lựa chọn nhà tư vấn





Bàn về vai trò của yếu tố văn hoá và giá trị của phương pháp trong
phát triển doanh nghiệp sẽ là chuyện "nói mãi không hết." Dẫu vậy, xu
hướng vận động tích cực của nhân sinh quan và phương thức làm giàu hướng tới văn
minh và công bằng đang thể hiện ngày một rõ nét trong đời sống.





Có yếu tố tưởng chừng như nhỏ nhặt và mơ hồ nhưng tác động liên tục và lâu
dài lại có thể tạo ra ảnh hưởng lớn tới cách nhìn nhận cuộc sống, rồi từ đó thể
hiện qua hành vi học tập, làm việc, kinh doanh, giao tiếp xã hội... của mỗi
người. Kết luận cuối cùng còn phải đợi các nhà nghiên cứu văn hoá-xã hội học. Ở
đây lăng kính phân tích được vận dụng để có một cách nhìn thú vị về hai nhân
vật quen thuộc trong thế giới cổ tích: ông Bụt và thần Đèn. Gần như có thể đoan
chắc những ai mê truyện cổ tích đều quen thuộc và yêu mến hai nhân vật này.
Niềm tin vào các giá trị và giải pháp của chuyện cổ tích có quan hệ tới hành xử
kinh doanh không?



Về cách hiện diện, Bụt phải già, râu tóc phải bạc, khuôn mặt phải hiền từ,
gay phải chống gậy trúc. Điều gì xảy ra nếu bụt trẻ hơn chút, râu tóc đen,
khuôn mặt có lúc cau có, giận dữ hay thiểu não. Điều gì xảy ra nếu Bụt đứng
thẳng, ưỡn ngược nghiêm trang, vạm vỡ? Thần Đèn hơi khác chút. Vẫn phải vạm vỡ,
nhưng trong nhiều phim hoạt hình có sử dụng hình ảnh Thần Đèn, họ vẫn có thể
làm nhân vật này lúc cau có, lúc cười hiền lành, khi thì ủ rũ, có lúc tươi tỉnh.



Trong các câu chuyện cổ tích, ông Bụt xuất hiện vào những lúc nhân vật chính
tuyệt vọng, hay ở tình thế khốn quẫn nhất. Sau khi lắng nghe và "luôn luôn
thấu hiểu'' sự tình, ông Bụt sẽ cho một lời khuyên, hoặc chỉ cho một mẹo mực
thần kỳ. Vậy là mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Thật tuyệt vời! Lắm khi đang lúc
làm ăn khó khăn, nhiều sự trắc trở, đầu óc mộng mị vô thường, lại thầm mong có
Bụt hiện ra. Câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao con khóc?'' thường thì là
"Bụt ơi, con xin ít vốn...'' Là ước vậy thôi, chứ cũng biết chả bao giờ có
chuyện ấy.



Ông Bụt hiện ra như một "ngài cố vấn,'' cùng với kế sách diệu kỳ. Và nhân
vật trong chuyện ngay sau đó sẽ làm chính xác những lời Bụt dặn, không bao giờ
chần chừ hay hoài nghi. Điều gì xảy nếu câu thần chú của Bụt không có hiệu lực?
Câu hỏi này thật khó trả lời. Quyết định vâng lời Bụt hoàn toàn do trực giác.
Không thể rõ Bụt là ai, xuất thân thế nào, tất cả chỉ là hình ảnh một ông lão
phúc hậu, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy. Vậy là đủ tin tưởng? Gặp được Bụt
cũng rất không chắc chắn. Ngoài cách khóc lóc thảm thiết và chờ đợi thì không
thấy còn cách nào khác gặp Bụt cả. Nhưng Bụt rất tài và chỉ giúp người tốt thôi.



Thần Đèn nổi tiếng tài giỏi và hay giúp đỡ người khó khăn. Cách làm việc của
thần Đèn không giống Bụt. Giải pháp thần Đèn đưa ra sẽ do chính thần Đèn thực
hiện. Có lẽ do lường trước sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ "vất vả'' nên
thần Đèn xuất hiện là một gã khổng lồ, vạm vỡ, đầy sinh lực. Thần Đèn có thành
tích quá khứ được ghi nhận: do cậy tài năng nên phạm lỗi và bị nhốt trong đèn.
Thần Đèn luôn xuất hiện ngay khi cần sự giúp đỡ bằng cách cọ xát cây đèn. Để
được thần Đèn phục vụ, phải là chủ nhân của đèn thần và có công giải phóng cho
thần Đèn. Đây cũng là điều nguy hiểm, ai có cây đèn thần sẽ ngay lập tức có
quyền ra lệnh cho thần Đèn đầy tài phép.



Câu hỏi dành cho chúng ta là sẽ lựa chọn nhà tư vấn nào: Bụt "cố vấn''
hay thần Đèn "phục vụ?''