PDA

View Full Version : Những bài văn có thật của học sinh Việt Nam!



phamgia
08-07-2008, 09:20 PM
"Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh:

Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
Bà cụ ngoài 40 tuổi.
Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.

Em hãy tả con lợn nhà em:
"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
Commentaire: Thời buổi này, mấy nhà nào có lợn đâu mà tả.

Em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. Bạn em KO gầy, KO béo, trung bình. Bạn em KO đen KO trắng, trung binh. Bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
Commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.


Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!
Commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!

Em hãy tả con gà trống nhà em
"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái” !?
Commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật

Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật. “
Commentaire: Không hiểu là xem cái gì nhi?


Miêu tả hình dáng cô giáo em: "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".
Hay "cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"

Miêu tả về bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm doạ nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay

Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"! .

phamgia
08-07-2008, 09:24 PM
Vova năm nay 6 tuổi học lớp 1.
Học được một tuần thì Vova chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì Vova nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của Vova và Vova xin cô cho lên học bậc trung học.
Cô giáo dẫn Vova lên văn phòng ông hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiểu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi Vova một số câu hỏi về Khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Vova về kiến thức tổng quát, nếu Vova trả lời đúng ông sẽ cho Vova lên lớp.
Sau gần 1 tiếng "tra tấn" Vova bằng những câu hỏi về khoa học, câu nào Vova cũng đáp đúng hết, ông hiệu trưởng rất hài lòng và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát.
- Cô giáo : Con gì càng lớn càng nhỏ?
Ông hiệu trưởng hết hồn
- Vova : Dạ con cua có càng lớn và càng nhỏ.

- Cô giáo : Cái gì trong quần em có mà cô không có?
Ông hiệu trưởng xanh cả mặt.
- Vova : Dạ là 2 cái túi quần.

- Cô giáo : Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?
Ông hiệu trưởng run lên.
- Vova : Dạ ở Phi Châu.

- Cô giáo : Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?
Ông hiệu trưởng chết điếng người.
- Vova : Dạ là cái đầu gối.

- Cô giáo : Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?
Ông hiệu trưởng há hóc mồm ra.
- Vova : Dạ là cái lưỡi.

- Cô giáo : Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?
Ông hiệu trưởng ra dấu không cho Vova trả lời nhưng Vova đáp ngay.
- Vova : Dạ là cái giường ngủ.

- Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng lại?
Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo.
- Vova : Dạ là dầu sơn móng tay.

- Cô giáo : Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?
Ông hiệu trưởng gần xỉu.
- Vova : Dạ là cây cà lem.
Ông hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với Vova :
- Thầy cho con lên thẳng đại học vì nãy giờ thầy đáp không trúng được câu nào hết !!!

phamgia
09-07-2008, 11:43 AM
"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ". Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

phamgia
09-07-2008, 11:47 AM
Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng ***, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

hoanglong010
15-11-2008, 08:41 PM
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".[img]http://forum.vietstock.com.vn/forums/images/smilies/icon_e_surprised.gif" alt=":o" title="Nhạc nhiên" style="border-style: none; margin: 0px; padding: 0px;">Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".